Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho các nhà tâm lí, giáo dục và nhân viên công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.06 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 44-51
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0030

HỖ TRỢ TÂM LÍ XÃ HỘI CHO TRẺ SAU THIÊN TAI THẢM HỌA:
THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH
TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC NHÀ TÂM LÍ,
GIÁO DỤC VÀ NHÂN VIÊN CƠNG TÁC XÃ HỘI
Trần Thành Nam
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này giới thiệu về mục đích, nội dung và thiết kế của chương trình hỗ trợ
tâm lí xã hội và sức khỏe tâm thần tập trung vào trẻ em tại Việt Nam được trường Đại học
Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai. Mục tiêu của chương trình tập huấn nhằm
thúc đây sự an toàn và khả năng hồi phục của cộng đồng thông qua nâng cao năng lực của
cán bộ y tế ở nhiều cấp khác nhau trong việc ứng phó với các tác động về tâm lí của tất cả
các loại tình huống khẩn cấp hay thảm hoạ, từ đó có thể nâng cao được tỉ lệ sống sót của
nạn nhân thảm hoạ. Sau khóa tập huấn, phần lớn học viên đều nắm vững kiến thức và kĩ
năng làm việc với trẻ. Hiểu được các triệu chứng của chấn thương và các nguyên tắc tiến
hành trị liệu hành vi nhận thức. Học viên cũng thể hiện sự hào hứng và tự tin trong việc
vận dụng kiến thức mình được học để tổ chức các khóa tập huấn tương tự. Khuyến nghị để
cải thiện hiệu quả của khóa tập huấn được đề xuất tích hợp và phát triển nội dung khóa tập
huấn này trở thành một chuyên đề đào tạo sau đại học cho các ngành Tâm lí học lâm sàng;
Cơng tác xã hội và Y tế cơng cộng.
Từ khóa: Hỗ trợ tâm lí xã hội, sức khỏe tâm thần, chấn thương; thảm họa; hiệu quả tập
huấn.

1.

Mở đầu



Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới
và trở thành mối lo ngại toàn cầu trong thế kỉ XXI. Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
đang có xu hướng cực đoan hơn cả về tần suất, cường độ và khơng theo quy luật. Khu vực châu
Á-Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai. Theo số liệu thống kê từ năm
1970 đến nay, khu vực này đã xảy ra trên 5.000 vụ thiên tai khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng và
ảnh hưởng tới khoảng 6 tỉ người [1].
Việt Nam là một quốc gia chịu nhiều tác động của thiên tai. Với đường biển kéo dài khoảng
3,400 km, Việt Nam là một trong những nước dễ có thiên tai bao gồm lũ lụt, bão, hạn hán, lở đất.
Khoảng 71% dân số và 59% vùng đất dễ tổn thương với lũ lụt và bão - là loại thiên tai dẫn đến số
lượng thương vong và thiệt hại kinh tế cao nhất. Trung bình trong 10 năm trở lại đây, hàng năm
có hơn 750 người thiệt mạng và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1,5% GDP mỗi năm. Trong
Ngày nhận bài: 10/1/2016. Ngày nhận đăng: 27/4/2016.
Liên hệ: Trần Thành Nam, e-mail:

44


Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình...

bảy vùng khí hậu của Việt Nam gồm Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thì hai khu vực: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, gọi chung
là miền Trung thường xuyên phải gánh chịu những tổn thất do thiên tai gây ra nặng nề nhất. Bên
cạnh thảm họa tự nhiên, các loại thảm họa khác (sập cơng trình xây dựng, sập hầm lị, sập cầu, tai
nạn giao thông, thương vong hàng loạt trong các sự kiện văn hóa thể thao và chính trị, khủng bố,
chiến tranh...) cũng gây thiệt hại lớn đến sức khỏe và kinh tế của cộng đồng bị ảnh hưởng [2].
Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi thảm họa còn
chịu tác động về tâm lí xã hội và sức khỏe tâm thần. Những tác động này xuất hiện ngay khi thảm
họa xảy ra, ở nhiều mức độ khác nhau và có thể kéo dài rất lâu khi thảm họa đã kết thúc. Đánh giá
tỉ lệ người dân có triệu chứng rối loạn tâm lí và sức khỏe tâm thần một tuần sau vụ sập cầu treo

Chu Va (Lai Châu) cho thấy tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm, lo lắng và căng thẳng lần lượt là 46.7%;
56.4% và 42.1%. Tỉ lệ có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng và căng thẳng cao nhất ở nhóm 36-45 tuổi.
Tương tự, chịu tác động của hạn hán ở Ninh Thuận, tỉ lệ người dân có biểu hiện trầm cảm, lo âu,
stress và PTSD là 46.8%, 69.3%, 50.4% và 73.4%. Do vậy, hỗ trợ tâm lí xã hội và sức khỏe tâm
thần cho cộng đồng chịu tác động của thảm họa là một nhu cầu thực tế và cần được triển khai [5].

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tổn thương tâm lí ở trẻ trải nghiệm thiên tai, thảm họa và tình huống
khẩn cấp

Khi thiên tai, thảm họa xảy ra, trẻ em là một trong những đối tượng yếm thế, dễ bị tổn
thương và phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thảm họa so với những nhóm người khác trong
cộng đồng. Trải nghiệm thiên tai, thảm họa có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lí cho trẻ. Sau khi trải
nghiệm hoặc chứng kiến thiên tai thảm họa hoặc sự ra đi của người thân, trẻ thường lo lắng, căng
thẳng, sợ hãi. Chúng sợ những tiếng động lớn, và có những trường hợp sợ đến nỗi khơng dám ra
đường. Một vài em khác có xu hướng thu mình và trầm cảm, chúng rất dễ khóc và thất vọng về
những việc nhỏ nhặt. Các em mất đi hứng thú trong những việc chúng đã từng làm. Một số khác
trở nên dễ nổi nóng, bồn chồn và khơng thể tập trung ở trường. Một số em có vấn đề với giấc ngủ.
Các em thức dậy lúc nửa đêm khóc và nói rằng các em gặp ác mộng về những điều đã xảy ra. Có
rất nhiều trẻ đã báo cáo những kí ức khủng khiếp về những việc trẻ đã chứng kiến hay trải qua
trở lại liên tục một cách cưỡng bức. Những kí ức ấy trở lại rất sống động và khó kiểm sốt khiến
chúng như thể đang sống lại những trải nghiệm kinh hồng đó một lần nữa. Chính vì vậy, nhiều
em đã cố gắng đẩy các kí ức đó khỏi tâm trí và khơng muốn nói về nó cũng như là đi đến những
nơi gợi nhớ về thảm họa. Khi đối diện với những kí ức này, đa số trẻ nói rằng chúng cảm thấy lo
lắng và bồn chồn hơn cả lúc trước khi xảy ra thảm họa, cảm giác rằng trẻ đang mất kiểm sốt và
khơng biết phải làm gì.
Tất cả những tình tiết trên là những biểu hiện/triệu chứng của rối loạn stress sau sang chấn.

Có thể tóm tắt lại thành 3 nhóm triệu chứng chính là (i) Tái trải nghiệm các sự kiện gây chấn
thương (bao gồm các đoạn hồi tưởng hoặc ác mộng tái diễn); (ii) Lo lắng gia tăng và trở nên nhạy
cảm quá mức (đặc trưng như dễ bị giật mình, kích động, bùng nổ giận dữ, rối loạn giấc ngủ); và
(iii) Né tránh các kích thích liên quan đến biến cố gây sang chấn (né tránh suy nghĩ, cảm xúc, cuộc
nói chuyện liên quan đến sang chấn; các hoạt động địa điểm hoặc những người khơi dậy kí ức về
sang chấn) [3].
Bằng chứng từ các nghiên cứu trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ em trong thảm hoạ cho thấy càng
sớm trợ giúp trẻ em đương đầu với những căng thẳng do thảm hoạ gây ra sẽ mang lại nhiều lợi ích
và có thể ngăn chặn các hậu quả tiêu cực khác nảy sinh [3]. Ngay sau khi thiên tai, thảm họa xảy
ra, cơng tác sơ cứu tâm lí cần được lập tức triển khai; công tác đánh giá và sàng lọc đối tượng tổn
45


Trần Thành Nam

thương tâm lí cần được tiến hành ngay sau đó để xác định và tiếp tục can thiệp cho đối tượng bị tổn
thương nặng. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có những hướng dẫn chính thức trong
cơng tác hỗ trợ sức khỏe tâm thần (SKTT) và tâm lí xã hội (TLXH) trong thảm họa cũng như chưa
có những đội ngũ cán bộ có thể thực hiện công tác này.
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong hai đơn vị đầu tiên ở
Việt Nam triển khai và phát triển chương trình nâng cao năng lực về hỗ trợ SKTT và TLXH trong
thảm họa và tình huống khẩn cấp. Hợp tác với Trung tâm Phòng chống Thảm họa châu Á (ADPC),
trường Y tế công cộng Hà Nội, dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Na uy, cho đến nay Trường Đại
học Giáo dục với đầu mối là Trung tâm Thơng tin hướng nghiệp Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lí
(CRISP) đã triển khai 4 khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động
thương binh xã hội, ở các cơ quan khác nhau như Bộ LĐTBXH, Bộ GD-ĐT, các bệnh viện của
Bộ Y tế, viện, trường ĐH và các tổ chức phi chính phủ như UNICEF, Tổ chức cựu chiến binh Mỹ
(VVAF). v.v trong các năm 2013, 2014 và 2016. Bài viết này sẽ đề cập ngay sau đây mục đích,
nội dung và thiết kế khung cho chương trình tập huấn nâng cao năng lực hỗ trợ SKTT và TLXH
cho các nhà tâm lí, giáo dục, bác sĩ tâm thần và nhân viên công tác xã hội đã được triển khai cho

4 khóa đào tạo đã nêu ở trên. Tài liệu tham khảo chính để thiết kế nội dung chương trình này là tài
liệu Trẻ em và thảm họa – Hướng dẫn các kĩ thuật phục hồi được phát triển bởi các tác giả Patrick
Smith đến từ Học viện Tâm thần, London, Anh; Atle Dyregrov và William Yule Trung tâm Tâm lí
học Khủng hoảng, Bergen, Na Uy với sự cho phép của tác giả [4]. Bên cạnh đó, chương trình cũng
có tham khảo một số tài liệu do Bộ Y tế ban hành [5].

2.2.

Mục đích, nội dung và thiết kế chương trình tập huấn nâng cao năng lực
hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa

Mục đích của chương trình tập huấn nhằm (i) giới thiệu những kiến thức cơ bản về thiên tai,
thảm họa, tình huống khẩn cấp, tính dễ bị tổn thương, các vấn đề SKTT và TLXH thường gặp phải
sau thảm họa; (ii) Quy trình, nguyên tắc và kĩ thuật sơ cứu tâm lí; (iii) Quy trình sử dụng cơng cụ
đánh giá nhu cầu hỗ trợ tâm lí và SKTT sau thiên tai, thảm họa và tình huống khẩn cấp; (iv) Một
số kĩ thuật can thiệp trị liệu cho nhóm trẻ và cha mẹ tập trung làm giảm thiểu các triệu chứng xâm
nhập/tái trải nghiệm, né tránh và cảm xúc tiêu cực; (v) đào tạo tập huấn viên nguồn (TOT) để tiếp
tục lan tỏa nội dung của khóa tập huấn này.
Nội dung và thiết kế của chương trình. Căn cứ trên từng mục đích, nội dung chính của
chương trình tập huấn được triển khai tương ứng. Những nội dung trên được thiết kế thực hiện
trong 45 giờ chuẩn, tương đương với 3 tín chỉ.
(i) Giới thiệu những kiến thức cơ bản về thiên tai, thảm họa, tình huống khẩn cấp, tính dễ
bị tổn thương, các vấn đề SKTT và TLXH thường gặp phải sau thảm họa. Nội dung phần này (a)
cung cấp thông tin bức tranh chung về thiên tai, thảm họa trên thế giới, khu vực và Việt Nam và
mơ hình quản lí thiên tai thảm họa; (b) thảo luận các khái niệm thiên tai, thảm họa, tình huống
khẩn cấp; (c) phân loại thiên tai, thảm họa; (d) xác định những đối tượng dễ bị tổn thương trong
thiên tai, thảm họa; (e) tỉ lệ dịch tễ những vấn đề TLXH và SKTT thường gặp sau thiên tai thảm
họa. Nội dung này được thiết kế để giảng dạy trong 7 giờ chuẩn.
(ii) Quy trình, nguyên tắc và kĩ thuật sơ cứu tâm lí. Nội dung phần này (a) thảo luận về vị
trí của sơ cứu tâm lí trong tồn bộ mơ hình hỗ trợ TLXH và SKTT; (b) thảo luận về 3 nguyên tắc

của sơ cứu tâm lí (quan sát, lắng nghe và kết nối); (c) thảo luận và thực hành các nguyên tắc giao
tiếp khi tiếp cận với đối tượng ngay sau thảm họa; (d) xác định các nội dung hỗ trợ tức thời (như
an ủi và chia sẻ; bảo vệ sự an tồn; trang bị chăm sóc đặc biệt là nơi trú ẩn; hỗ trợ gắn kết đoàn tụ
người thân; chia sẻ trải nghiệm; cung cấp thông tin đúng. . . ). Nội dung này được thiết kế để giảng
dạy trong 8 giờ chuẩn.
46


Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình...

(iii) Quy trình sử dụng cơng cụ đánh giá nhu cầu hỗ trợ tâm lí và SKTT sau thiên tai, thảm
họa và tình huống khẩn cấp. Nội dung này đề cập tới việc (a) xác định mục tiêu đánh giá và công
cụ đánh giá; (b) xác định các đối tượng ưu tiên trong đánh giá; (c) tiến hành đánh giá, tính điểm
và diễn giải các vấn đề tâm lí và SKTT bằng các thang đo có hiệu lực và độ tin cậy phù hợp; (d)
các hoạt động sau đánh giá (phân loại, hỗ trợ chuyển tuyến). Nội dung này được thiết kế để giảng
dạy trong 6 giờ chuẩn.
(iv) Một số kĩ thuật can thiệp trị liệu cho nhóm trẻ và cha mẹ tập trung làm giảm thiểu các
triệu chứng xâm nhập/tái trải nghiệm, né tránh và cảm xúc tiêu cực. Nội dung này gồm việc giảng
lí thuyết và làm mẫu đóng vai thực hiện (a) các kĩ thuật giảm kí ức và suy nghĩ xâm nhập (gồm kĩ
thuật bảng hiệu chỉnh, kĩ thuật màn hình; phương pháp bàn tay; phương pháp chú ý kép; kĩ thuật
dừng suy nghĩ, dành thời gian riêng để lo lắng, kĩ thuật sao lãng tự gây mất tập trung. . . ); (b) các
kĩ thuật điều chỉnh cảm xúc (gồm nhận diện cảm xúc, tranh luận để đưa ra các suy nghĩ tích cực;
kĩ thuật thư giãn tĩnh và thư giãn cơ tuần tiến; kĩ thuật tưởng tượng một địa điểm an tồn; kĩ thuật
kiểm sốt ác mộng. . . ); (c) các kĩ thuật giảm hành vi né tránh (bao gồm kĩ thuật phơi nhiễm, xác
định và đương đầu từ từ với các kí ức gây chấn thương trong thực tế hoặc tưởng tượng; phơi nhiễm
thông qua viết; trị liệu giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu; trị liệu dòng tư duy. . . ). Nội dung
này được thiết kế để giảng dạy trong 18 giờ chuẩn trong đó trung bình mỗi nhóm kĩ thuật sẽ được
giảng dạy và thực hành trong khoảng 6 giờ chuẩn.
(v) Đào tạo tập huấn viên nguồn (TOT). Nội dung này là một môđun kiến thức riêng biệt
với mục tiêu giúp những người tham gia tập huận có khả năng chuẩn bị và lập kế hoạch đào tạo

những khóa học hỗ trợ TLXH và SKTT cho các đối tượng khác. Nội dung trong phần này chủ yếu
cung cấp kiến thức và kĩ năng về 5 giai đoạn (a) Lượng giá nhu cầu và cách tuyển lựa học viên; (b)
Xây dựng mục tiêu học tập cho khóa học; (c) Thiết kế và phát triển chương trình; (d) Triển khai
thiết kế và thực hiện chương trình; (e) Đánh giá hoạt động và thiết kế công cụ đo lường hiệu quả
hoạt động. Nội dung này được thiết kế để giảng dạy trong 6 giờ chuẩn.
Để đánh giá việc triển khai các nội dung trên có phù hợp với mục đích và đạt được các kết
quả như mong đợi, trong mỗi đợt tập huấn chúng tôi đều thiết kế bảng hỏi đánh giá kết quả tiếp
thu kiến thức của người học trên các phương diện nhớ và hiểu với các nội dung lí thuyết; nhớ quy
trình và có thể thực hành đối với các nội dung liên quan đến kĩ năng. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng
thiết kế một số câu hỏi đánh giá về quá trình tổ chức tập huấn và khả năng tiếp tục triển khai tại
cơ sở cho các học viên. Những nội dung này sẽ được đề cập chi tiết ngay sau đây.

2.3.

Hiệu quả của chương trình tập huấn, ý kiến của học viên

Đặc điểm của học viên tham gia khóa tập huấn. Cho đến nay, đã có tổng cộng 132 thành
viên đã hồn thành các khóa tập huấn hỗ trợ TLXH và SKTT đến từ 26 tỉnh thành của Việt Nam.
Theo phân tích ban đầu, số lượng tập huấn có tỉ lệ nữ chiếm đến hơn 70%. Về đặc điểm nghề
nghiệp; có khoảng 17% học viên có bằng cấp về ngành cơng tác xã hội; 32% có bằng cấp liên
quan đến các ngành y tế cơng cộng hoặc bác sĩ tâm thần và 47% có bằng cấp liên quan đến tâm lí
lâm sàng, giáo dục, tham vấn và tâm lí nói chung. Ngồi ra có 4% học viên có bằng cấp thuộc các
lĩnh vực khác (Lưu ý số liệu % đã được tác giả làm tròn). Xem chi tiết Biểu đồ 1.
Hiệu quả tập huấn qua so sánh kết quả bài kiểm tra khác quan trước và sau khóa tập huấn.
Để đánh giá được hiệu quả của tập huấn, chúng tôi đã thiết kế một bài kiểm tra đánh giá năng lực
gồm 20 câu hỏi cho các học viên liên quan đến những kiến thức hỗ trợ TLXH và SKTT cũng như
quy trình thực hiện các kĩ thuật quan trọng. Điểm tối đa cho bài kiểm tra này là 35 điểm. Sự khác
biệt điểm số trung bình giữa đánh giá trước và sau khóa học cho biết mức độ hiệu quả của khóa
tập huấn. Số liệu dưới đây được tổng kết từ phản hồi của học viên một số khóa tập huấn đã được
tiến hành.

47


Trần Thành Nam

Biều đồ 1: Đặc điểm về ngành học của học viên
Số liệu trong Bảng 1 cho thấy có sự tiến bộ đáng kể trước và sau khi tập huấn về mặt định
lượng điểm số của bài kiểm tra. Trước khi tiến hành khóa tập huấn, điểm số kiến thức và kĩ năng
của học viên về lĩnh vực hỗ trợ TLXH và SKTT cho trẻ sau thiên tai thảm họa là 16,1. Sau khi
được tập huấn mức độ kiến thức là 28,5. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với giá trị t = 37,43
và độ tin cậy p<0,0001. Nói một cách khác, khóa tập huấn cung cấp có hiệu quả về mặt kiến thức
và kĩ năng cho học viên.
Bảng 1. Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị kiểm định t
Trước khi
Nhóm
Sau khi tập huấn
Giá trị t
Độ tin cậy p
tập huấn
Điểm trung bình
16,1
28,5
t = 37,4353
0,0001
Độ lệch chuẩn
3,25
1,98
df = 262
Sai số chuẩn
0,2829

0,1723
Hiệu quả tập huấn dựa trên nhận xét chủ quan của học viên tham gia tập huấn. Bên cạnh số
liệu định lượng bài kiểm tra được thiết kế theo dạng đánh giá năng lực, chúng tôi cũng yêu cầu học
viên tự đánh giá và cho nhận xét về kết quả tiếp thu qua lớp tập huấn dựa trên mục đích của khóa
học. Kết quả cụ thể được trình bày trong Bảng 2 như dưới đây.
Bảng 2. Tỉ lệ % học viên tự đánh giá mức độ tiếp thu các khối kiến thức của khóa tập huấn
Đã
Đã
Chưa
Đã
nắm
nắm
Nội dung
nắm
nắm
được
được
được
được
tốt
vững
1. Khái niệm thiên tai, thảm họa, tình huống khẩn cấp,
0,00
56,06 37,88
6,06
tính dễ bị tổn thương, các vấn đề SKTT và TLXH
thường gặp phải sau thảm họa.
2. Quy trình, nguyên tắc và kĩ thuật sơ cứu tâm lí; những
6,82
62,12 27,27

3,79.
nội dung hỗ trợ TLXH tức thời cho nạn nhân.
48


Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình...

3. Các tiến hành, tính điểm, diễn giải và đưa ra khuyến
nghị dựa trên một số công cụ đánh giá nhu cầu hỗ trợ
tâm lí và SKTT sau thiên tai, thảm họa và tình huống
khẩn cấp.
4. Cách thực hiện các kĩ thuật giảm kí ức và suy nghĩ
xâm nhập (gồm kĩ thuật bảng hiệu chỉnh, kĩ thuật màn
hình; phương pháp bàn tay; phương pháp chú ý kép; kĩ
thuật dừng suy nghĩ, dành thời gian riêng để lo lắng, kĩ
thuật sao lãng tự gây mất tập trung. . . ).
5. Cách thực hiện các kĩ thật điều chỉnh cảm xúc (gồm
nhận diện cảm xúc, tranh luận để đưa ra các suy nghĩ
tích cực; kĩ thuật thư giãn tĩnh và thư giãn cơ tuần tiến;
kĩ thuật tưởng tượng một địa điểm an tồn; kĩ thuật kiểm
sốt ác mộng. . . ).
6. Cách thực hiện các kĩ thuật giảm hành vi né tránh
(bao gồm kĩ thuật phơi nhiễm, xác định và đương đầu
từ từ với các kí ức gây chấn thương trong thực tế
hoặc tưởng tượng; phơi nhiễm thông qua viết; trị liệu
giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu; trị liệu dòng tư
duy. . . ).
7. Thực hiện được quy trình 5 giai đoạn từ (a) Lượng
giá nhu cầu và cách tuyển lựa học viên; (b) Xây dựng
mục tiêu học tập cho khóa học; (c) Thiết kế và phát

triển chương trình; (d) Triển khai thiết kế và thực hiện
chương trình; (e) Đánh giá hoạt động và thiết kế công
cụ đo lường hiệu quả hoạt động.

13,64

48,48

35,61

2,27.

14,39

52,27

28,79

4,55.

12,88

58,33

24,24

4,55.

12,12


59,09

27,27

1,52.

11,36

61,36

24,24

3,03

Theo số liệu Bảng 2, có thể thấy rằng với nội dung mang tính lí thuyết như các khái niệm
thiên tai, thảm họa, tình huống khẩn cấp, tính dễ bị tổn thương, các vấn đề SKTT và TLXH thường
gặp phải sau thảm họa thì tất cả học viên đều nắm được, nắm được tốt hoặc nắm vững. Khơng có
học viên nào đánh giá rằng mình chưa nắm được. Với nội dung lí thuyết phức tạp hơn như nội dung
2 (Quy trình, nguyên tắc và kĩ thuật sơ cứu tâm lí; những nội dung hỗ trợ TLXH tức thời cho nạn
nhân) thì có tới 6,82% học viên cho rằng chưa nắm được kiến thức. Với các nội dung thực hành
(từ nội dung 3 đến nội dung 6, tỉ lệ chưa nắm được kiến thức dao động trong khoảng từ 12-14%).
Riêng nội dung thứ 7 liên quan đến 5 giai đoạn phát triển khóa học, tỉ lệ chưa nắm được kiến thức
là 11,36%. Tỉ lệ những người cho rằng chưa nắm được kiến thức tuy nhỏ nhưng cũng phản ánh một
số hạn chế của khóa tập huấn đó là thời gian tập huấn trong vòng 1 tuần; đối tượng được lựa chọn
có mặt bằng kiến thức và chuyên mơn khác nhau. Những hạn chế này sẽ được xóa bỏ nếu những
nội dung này được đưa trở thành một chuyên đề đào tạo sau đại học cho các ngành Tâm lí học lâm
sàng hoặc Cơng tác xã hội vì thời gian học sẽ kéo dài hơn trong 15 tuần để học viên có nhiều điều
kiện nghiên cứu tài liệu và thực hành. Trở thành một chuyên đề sau đại học cũng sẽ đảm bảo về
nền tảng kiến thức các môn tiên quyết cần phải học trước khi tham dự chuyên đề này.
Hiệu quả của tập huấn dựa trên mức độ tự tin khi trình bày lại cho đồng nghiệp. Một kênh

khác để đánh giá hiệu quả tập huấn là đánh giá mức độ tự tin của học viên khi trình bày lại các nội
dung đã được tập huấn cho các thành viên khác trong lớp trên thang Likert từ 1-10 với 1: Không tự
49


Trần Thành Nam

tin và 10: Hoàn toàn tự tin. Kết quả cho thấy mức độ tự tin trung bình là 6,18. Tỉ lệ đánh giá điểm
tự tin từ 6 trở lên chiếm 71%; từ 7 trở lên chiếm 41% và từ 8 trở lên chiếm 17%.
Đánh giá công tác tổ chức lớp tập huấn. Một trong những nội dung quan trọng đóng góp
vào thành cơng của mỗi khóa tập huấn là cơng tác tổ chức lớp học. Với các khóa tập huấn đã được
tổ chức, phản hồi của học viên về các nội dung như tài liệu, phương pháp thực hiện, chất lượng
tương tác giữa giảng viên và học viên cũng được thu thập và xử lí. Số liệu được nêu trong Bảng 3
dưới đây.
Bảng 3. Tỉ lệ % đánh giá mức độ hài lịng về cơng tác tổ chức lớp học
Nội dung đánh giá
Chưa đáp ứng
Khá
Tốt
Xuất sắc
5,30
36,36
40,91
17,42
Tài liệu/ Slide phục vụ tập huấn
Phương pháp/Quá trình thực hiện
5,30
35,61
42,42
16,67

Chất lượng tương tác giữa GV - HV
0,76
32,58
49,24
17,42
Phương tiện phục vụ cho lớp
0,76
30,30
49,24
19,70
Công tác tổ chức lớp học
0,76
27,27
55,30
16,67
Theo số liệu, học viên cho rằng công tác tổ chức về cơ bản làm hài lòng người học. Những
vấn đề băn khoăn lớn nhất tập trung vào tài liệu phục vụ tập huấn và phương pháp/ quá trình truyền
tải những kiến thức của chương trình tập huấn cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ là 7 người chiếm 5,30%
ý kiến học viên cho rằng chưa đáp ứng được mong đợi của học viên.

3.

Kết luận

Biến đổi khí hậu và thiên tai thảm họa gia tăng trong thời gian gần đây gây ra những tổn
thương không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần nặng nề đối với cộng đồng chịu ảnh hưởng. Trong
cộng đồng, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai, thảm họa và các tình huống
khẩn cấp; là đối tượng cần trợ giúp về TLXH để vượt qua những trải nghiệm khó khăn. Trong bối
cảnh Việt Nam chưa có bất kì một chương trình hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thảm họa nào được
chính sách hóa; chương trình tập huấn của nâng cao năng lực về hỗ trợ SKTT và TLXH trong thảm

họa và tình huống khẩn cấp của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội với đầu mối
là Trung tâm Thơng tin hướng nghiệp Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lí (CRISP) phối hợp với Trung
tâm phòng chống thảm họa châu Á (ADPC) dưới sự hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao Na Uy là
một chương trình có nhiều ý nghĩa và mang tính thời sự. Tuy bước đầu mới chỉ tổ chức được một
số khóa tập huấn nhưng với kết quả đạt được cũng như nhận xét phản hồi của học viên cho thấy
nội dung của khóa học này có tính thiết thực; đã trang bị được các kiến thức và kĩ năng cơ bản cho
người học. Số đông người học sau khi hồn thành khóa đào tạo đã cảm thấy tự tin để truyền đạt lại
nội dung khóa học cho những người khác.
Với những phản hồi tích cực từ những người học chủ yếu có kiến thức nền tảng về tâm lí, y
tế và cơng tác xã hội. Chúng tơi cho rằng có thể đưa chun đề này trở thành một chuyên đề cho
học viên sau đại học các ngành Tâm lí học lâm sàng, Y tế cơng cộng hoặc Cơng tác xã hội. Mục
đích, nội dung và thiết kế của khóa tập huấn đã nêu trong bài viết có thể được tham khảo và phát
triển cho phù hợp. Hơn nữa, nếu có thể phát triển thành một chuyên đề sau đại học, sẽ khắc phục
được một số hạn chế của khóa học đã được nêu như (a) mặt bằng kiến thức không đều; (b) cần
thêm thời gian thực hành.

50


Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình...

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

World Health Organization, 2010. Mental Health in Emergencies: Mental and Social Aspects
of Health of Populations Exposed to Extreme Stressors. World Health Organization Geneva.

Trần Thành Nam, 2015. Nguy cơ tổn thương SKTT do bão và các yếu tố có liên quan. Bài
giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản: Thảm họa và Phục hưng. NXB Thế giới 2015; ISBN:
978-604-77-1312-7.
Atle Dyregrov, William Yule, 2006. A Review of PTSD in Children. Child and Adolescent
Mental Health Volume 11, No. 4, 2006, pp. 176–184.
Patrick Smith, Atle Dyregrov, William Yule, 2013. Children and Disaste: Teaching Recovery
Techniques. Children and War Foundation, Bergen, Norway (1999, revised 2002, 2008,
2010). ISBN 82-996615-2-8.
Bộ Y tế, 2016. Sổ tay Hướng dẫn đánh giá nhu cầu và hỗ trợ tâm lí, sức khỏe tâm thần sau
thảm họa, sử dụng cho các cán bộ y tế cơ sở.
ABSTRACT
Psychosocial Support for children after a disaster: The design and effectiveness
of an evaluation to be used by psychologists, educators and social workers

This paper introduces the objective, content and design of Mental health and psychosocial
support training in Vietnam with a child-focus approach conducted by the University of Education
– VNUH as well as trainee evaluation regarding training effectiveness. The goal of the training is
to strengthen community safety and resilience by improving health personnel’s ability to manage
psychosocial impacts of all types of emergencies and disasters in order to increase the survival
rate of disaster victims. After training, most trainees had fair knowledge and skills regarding
treatment methods and a reasonable understanding of trauma symptoms and principles for CBT.
The trainees showed eagerness and confidence to apply what they have learned to roll-out the
training activities through the action plans that they prepared. Suggestions for further improvement
of the training including integrate and modify the content of this training into a master course for
Clinical Psychology, Social work or Public Health programs.
Keywords: Psychological support, mental health, trauma, disaster, training effectiveness.

51




×