Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.79 KB, 10 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
I.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực

khác
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa
Trong mục đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 - 1943) lần đầu tiên Hồ
Chí Minh có nêu một định nghĩa về văn hố: "Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"
Quan niệm văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh xuất hiện trong một bối cảnh thời gian
và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho
nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng. Từ
sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp,
với ý nghĩa là kiến trúc thượng tần, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội
Như vậy văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Đó là tồn bộ những giá trị vật
chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng lẽ sinh
tồn, đồng thời cũng là mục đích của cuộc sống lồi người. Và muốn xây dựng nền văn
hố dân tộc, thì phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm
lý con người.
Người còn ghi thêm: "Năm điểm lớn xây dựng nền văn hoá dân tộc
Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội
Xây dựng chính trị: dân quyền
Xây dựng kinh tế"




b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác

Văn hố có tác dụng sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ xây
xã hội mới. Văn hoá tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng ngoại xâm theo tinh thần
"Văn minh thắng tàn bạo". Kinh tế nâng cao đời sống vật chất, văn hố có tác dụng
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Văn hố như một động lực thúc đẩy các
dân tộc đồn kết và hiểu biết lẫn nhau.
Văn hố cịn được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về
kiến trúc thượng tầng của xã hội. Văn hố được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế,
xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Trong công cuộc kiến thiết
nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một bộ phận kiến trúc thượng tầng.
Theo Hồ Chí Minh, bốn vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tác động lẫn
nhau.
Quan hệ giữa văn hóa với chính trị: Chính trị xã hội có được giải phóng thì văn hố
mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hố phát triển.
- Khi đất nước cịn bị nơ lệ thì văn hố cũng chung số phận nơ lệ, tuyệt đại bộ phận
nhân dân bị đoạ đầy trong cảnh tối tăm, dốt nát. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã vạch ra một
đường lối mới: phải tiến hành cuộc cách mạng chính trị trước mà cụ thể là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc để giành lấy chính quyền, nhân dân làm chủ đất nước, để
giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hố, mở đường cho văn
hố phát triển. Người chỉ ra rằng, "Xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hố của ta vì
thế khơng thể nảy sinh được","dân tộc bị nơ lệ thì văn nghệ cũng mất tự do".
Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế: Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây
dựng và phát triển văn hoá.
- Kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, xây dựng
kiến trúc thượng tầng. Do đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ
sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hố. Văn hoá là một bộ phận

kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hố mới
kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội


thì phải phát triển kinh tế và văn hố. Vì sao khơng nói phát triển văn hố và kinh tế ?
Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước"
Văn hố khơng thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phục vụ cho
nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy cho kinh tế phát triển.
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội: Xã hội thế nào văn hóa thế ấy
- Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều
kiện phát triển. Văn học, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng
trong chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nơ lệ, bị tồi tàn khơng thể phát
triển được. Vì vậy phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay
nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên
địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa.
Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại:
- Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa
bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là thành quả của quá trình lao động,
sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa
a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

Trước hết Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá là động lực, là mục tiêu của sự nghiệp cách
mạng. Theo Người, văn hố nói chung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đóng vai trị quan
trọng tạo bước nhảy vọt trong tư duy, hành động của con người và của các dân tộc bị áp
bức, bị tha hoá đến vương quốc của con người phát triển tự do
- Văn hóa là mục tiêu: Mục tiêu của Cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của tồn bộ tiến trình cách mạng
- Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Di sản Hồ Chí Minh

cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm động lực vật chất
và tinh thần, động lực cộng đồng và cá nhân, nội lực và ngoại lực.
Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng HCM, động lực có thể
nhận thức ở các các phương tiện chủ yếu như sau


Văn hóa chính trị: là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi,
lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Tư duy biện chứng, độc lập,
tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn dẫn đến tư tưởng và hành
động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng
Văn hóa văn nghệ: góp phần nâng cao lịng u nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự
lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng
Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển
của xã hội. Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo con người mới, cán bộ
mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng.
Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người,
hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo
đức là gốc của người cách mạng. Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có
thấm nhuần đạo đức cắch mạng hay là không. Nhận thức như vậy để thấy văn hóa đạo
đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.
Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ , trật tự , kỷ cương , phép nước .
b. Văn hóa là một mặt trận

Văn hố có tác dụng sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ xây xã
hội mới. Văn hoá tạo sức mạnh vật chất, tinh thần thắng ngoại xâm theo tinh thần "Văn
minh thắng tàn bạo". Kinh tế nâng cao đời sống vật chất, văn hố có tác dụng nâng cao
đời sống tinh thần của nhân dân. Văn hoá như một động lực thúc đẩy các dân tộc đồn
kết và hiểu biết lẫn nhau.
c. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân


Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân . Tư tưởng văn hóa
của Người cũng vì nhân dân , phục vụ nhân dân . Theo Người , mọi hoạt động văn hóa
phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng phản ánh được tư tưởng và khát vọng
của quần chúng .
3. Quan điểm Hồ CHí Minh về xây dựng nền văn hóa mới

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra quan niệm
về ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc
với năm nội dung. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường. Xây dựng luân lý: Biết


hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến
phúc lợi của nhân dân . Xây dựng chính trị : dân quyền. Xây dựng kinh tế.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến
trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ năm 1943 trong
Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới. Đó là một nền
văn hóa có tính chất dân tộ , khoa học và đại chúng.
“Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi
cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ lên
chủ nghĩa xã hội , Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ
nghĩa và tính chất dân tộc.
Năm 1923, trong bài “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc” được đăng
trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ - Liên Xơ, nhà báo Liên Xơ Ơxip Mandenxtan đã nhận xét rằng:
“Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, khơng phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là
một nền văn hóa của tương lai... Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua
cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai,
như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái tồn thế giới bao la như đại
dương”(1).
Tóm lại, quan điểm của HCM về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam đó là nền văn hóa

tồn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và
nhân văn Có thể nói, trong suốt cuộc đời, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa
chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Theo Người, văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to lớn và
giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều
dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
II. Xây dựng văn hóa ứng cử nơi cơng cộng của con người Việt Nam trong thời kì hội
nhập quốc tế.
Các biện pháp để xây dựng văn hóa ứng xử nơi cơng cộng:
-

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mỗi người dân về tầm quan trọng của văn hóa
ứng xử nơi cơng cộng. Không gian, môi trường công cộng chỉ thực sự trong sạch,


lành mạnh với những giá trị nhân văn, tiến bộ khi có sự chung tay, góp sức của
mỗi người với tinh thần, ý thức tự giác, trách nhiệm.
-

Thứ hai, để hình thành lối ứng xử văn minh, lịch sự, cần nâng cao chất lượng giáo
dục trong mỗi gia đình, nhà trường và xã hội, nhất là giáo dục đạo đức, hình
thành nhân cách, trang bị những kỹ năng và lối sống đẹp cho trẻ em và thanh
thiếu niên. Trong các cơ sở giáo dục, cần thực hiện nhất quán, đồng bộ việc đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29NQ/TW khóa XI; trong đó, chú trọng đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân cho người học.

-

Thứ ba, song song với việc học tập tinh hoa văn hóa truyền thống với những bài
học về đối nhân xử thế của cổ nhân; hình thành những chuẩn mực, giá trị đạo

đức mới qua q trình tiếp biến văn hóa, văn minh nhân loại thì cần xây dựng, bổ
sung và hồn thiện hệ thống quy phạm pháp luật với những điều khoản quy định
chặt chẽ về cách ứng xử của mỗi người khi giao tiếp ở nơi cơng cộng; có chế tài
xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy tắc xã hội,
tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để vừa giáo dục, vừa răn đe, giúp mỗi người biết
điều chỉnh hành vi, suy nghĩ để sống và làm việc tốt hơn.

1. Mặt tích cực:
-

Khoảng 17h chiều 30/4, phát hiện 3 bạn nữ trong nhóm bị đuối nước, sóng
cuốn xa bờ. Ngay lập tức nam sinh tên NH đã không ngại xả thân, nhảy xuống
ứng cứu.

-

Việc cử xử khi ở trên xe bus, những hành động nhỏ nhặt như đứng lên người
ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đỡ nhưng người đó lên,
xuống xe bus cũng thể hiện được những giá trị văn hóa tốt đẹp của người
Việt.

-

Hành động dắt tay người già, trẻ em, người tàn tật qua đường, …

-

Văn hóa xếp hàng.

-


Thực hiện những chiến dịch tình nguyện như sơn tường, nhặt rác, trồng cây
của học, sinh viên,..


-

Vứt rác đúng nơi quy định.

-

Đi nhẹ, nói khẽ ở bệnh viện, không ồn ào ở những nơi công cộng,…

-

Biết nói “cảm ơn”, “xin lỗi” khi ở nơi cộng cộng (tuy chỉ là một câu nói nhưng
nó cũng thể hiện mình là một con người văn minh, biết cảm ơn khi nhận giúp
đỡ và xin lỗi khi phạm lỗi ở nơi cơng cộng)

Xây dựng văn hóa ứng xử là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, bắt đầu từ vấn đề giáo dục,
nhận thức của mỗi người. Để kiến tạo không gian, mơi trường văn hóa cơng cộng lành
mạnh với cung cách ứng xử văn minh, lịch sự của mỗi người cần tạo dựng nền tảng văn
hóa với những giá trị, chuẩn mực đạo đức và hệ thống pháp luật đủ mạnh, được thực
thi một cách tự giác, nghiêm minh. Cần lên án và loại trừ những biểu hiện “lệch chuẩn”
trong hành vi giao tiếp, ứng xử của một số người ở nơi công cộng; đồng thời thường
xuyên thực hành và lan tỏa những giá trị, hình ảnh đẹp để xây dựng, phát triển con
người Việt Nam toàn diện - động lực quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay.

Nhường ghế


Xếp hàng khoảng cách 2m trong tình hình Covid19

dắt tay


Cứu người chết đuối
2. Mặt tiêu cực


Khơng khó để bắt gặp những hành vi tiêu cực trong ứng xử nơi công cộng như: chen
lấn, xô đẩy trong bệnh viện, rạp chiếu phim; nói tục, chửi thề; phóng nhanh, vượt ẩu,
khi tham gia giao thơng; phóng uế tùy tiện; xả rác bừa bãi ra đường, kênh rạch, bến
xe, nhà ga; ăn mặc phản cảm đi vào chốn tôn nghiêm...
Trong bất kỳ hoạt động nào của đời sống, mỗi người đều cần thể hiện nếp sống văn
minh. Thế nhưng, khơng ít người chỉ vì sự tiện lợi, thoải mái, nhanh chóng cho mình
mà có những hành vi khơng chuẩn mực. Điều này thấy rất rõ ở hoạt động giao thơng.
Vào các giờ cao điểm trong ngày, tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe diễn ra ở nhiều
nơi ở TP.Biên Hòa. Theo các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân chính
gây kẹt xe trên các tuyến đường này là do người đi đường không đi đúng làn đường
của mình.
Anh Phạm Quốc Vinh, một kỹ sư điện tử (ngụ phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) làm
việc tại một cơng ty ở Khu cơng nghiệp Biên Hịa 2 cho hay, vào giờ đi làm hay tan
tầm, ở một số giao lộ, rất dễ bắt gặp hình ảnh người đi đường khơng chấp hành tín
hiệu đèn giao thơng, khơng đi đúng làn đường của mình. Cứ chỗ nào trống là họ lấn
tới, bất chấp cả vỉa hè, chen vào làn đường ngược chiều khiến cho nút thắt càng chặt
hơn, khó gỡ hơn và cuối cùng là “rối nùi” không bên nào đi được.
Đặc biệt, ở những khu chung cư, vẫn có khơng ít người chỉ quan tâm đến lợi ích của
mình mà khơng nghĩ đến người khác xảy ra rất phổ biến. Bà Nguyễn Thị Lành sống
trong khu chung cư ở xã Hóa An (TP.Biên Hịa) than thở: “Cùng sống với nhau trong

một chung cư, đòi hỏi mọi người cùng giữ gìn vệ sinh mơi trường sạch sẽ, an tồn
cháy nổ cho dân cư cả tịa nhà, nhưng vẫn có người thích làm gì thì làm khi gần nửa
đêm vẫn còn khoan đục tường khiến cho người già, trẻ nhỏ thức giấc; từ tầng cao tự
tiện vứt rác, hất nước rửa xuống sân hay tận dụng hành lang để nấu củi lửa gây nguy
cơ về cháy, nổ. Nói ra thì mất lịng, khơng nói thì bực bội vì lối sống thiếu văn hóa,
thiếu ý thức của một số người”.




×