Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.46 KB, 11 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0037
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 195-205
This paper is available online at

THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN PHẨM CHẤT NHÂN ÁI Ở HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1

Trương Thị Bích, 1Đào Thị Oanh
2
Phạm Thị Thu Hương và 3Nguyễn Thị Thế Bình
1

Viện Nghiên cứu Sư Phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Phẩm chất nhân ái là một giá trị cốt lõi làm nền tảng cho việc giáo dục các
phẩm chất đạo đức khác ở con người. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện phẩm chất này
ở học sinh trung học phổ thông hiện nay là hết sức cần thiết để xác định những cách
thức phù hợp nhằm giáo dục lòng nhân ái cho học sinh. Kết quả thu được bằng các
phương pháp nghiên cứu “Điều tra viết”, “Phỏng vấn sâu”, “Quan sát” (dự giờ),
“Thống kê toán học” trên mẫu lựa chọn từ 02 trường trung học phổ thông thuộc
thành phố Hà Nội cho thấy biểu hiện nhân ái ở học sinh trong mẫu nghiên cứu chủ
yếu đạt mức “trung bình” và “khá” với độ phân tán cao. Đó là những gợi ý quan
trọng đối với cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung, cách thức tổ chức giáo dục
phẩm chất nhân cách cho học sinh.
Từ khóa: Phẩm chất nhân ái, học sinh trung học phổ thơng, tiêu chí, tiêu chí nhân ái,


biểu hiện phẩm chất nhân ái học sinh trung học phổ thông.

1.

Mở đầu

Trong thời đại số hóa và kinh tế tri thức, mối quan hệ nhân ái giữa người với người là
một giá trị được đề cao hơn bao giờ hết. Nền giáo dục ngày nay được mệnh danh là nền
giáo dục khoa học kĩ thuật - công nghệ, cũng đồng thời luôn ln nhấn mạnh tính chất
nhân văn, nhân đạo, nhân ái. Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới của Việt Nam,
“Nhân ái” là phẩm chất cần được hình thành, phát triển ở học sinh [1]. Học sinh trung học
phổ thông (THPT) sẽ gia nhập vào lực lượng lao động xã hội trong nay mai, vì vậy việc
phát triển những phẩm chất của người lao động như: thế giới quan nhân văn; lịng u
chuộng hịa bình; xót thương đồng loại, vị tha, sẻ chia,… là mục tiêu hướng đến của giáo
dục hầu hết các quốc gia trên thế giới [2]. Các nghiên cứu khẳng định, cho dù mỗi con
người khi sinh ra đã có sẵn tiềm năng phát triển lịng nhân ái, song để giá trị đó được phát
huy trong suốt cuộc đời thì rất cần sự quan tâm trau dồi rèn luyện. Giáo dục tốt lòng nhân
Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.
Tác giả liên hệ: Trương Thị Bích. Địa chỉ e-mail:
195


Trương Thị Bích, Đào Thị Oanh, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Thế Bình

ái sẽ giúp giảm thiểu bạo lực trường học; tăng khả năng hiểu biết, chấp nhận lẫn nhau
giữa học sinh; nâng cao tình cảm biết ơn con người; giúp học sinh vui vẻ đến trường;
nâng cao kết quả học tập và rèn luyện nhân cách,… [2, 11, 12]. Do đó, tìm hiểu thực trạng
biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh làm cơ sở đưa ra những cách thức giáo dục hiệu
quả về phẩm chất này cho học sinh trong nhà trường Việt Nam hiện nay là hết sức cần
thiết, góp phần đạt mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.


2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp và mẫu khách thể nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp và kĩ thuật sử dụng trong nghiên cứu thực trạng
Với cách tiếp cận được sử dụng là tiếp cận năng lực, nhân ái được coi là một phẩm
chất nhân cách được chủ thể biểu hiện ra ở những hành động cụ thể trong mối quan hệ
người - người, gọi là những hành động tốt. Kết quả giáo dục phẩm chất nhân ái được đánh
giá thông qua những việc làm tốt của học sinh. Cách tiếp cận này được thể hiện ở tiêu chí
lịng nhân ái và cơng cụ đánh giá thực trạng biểu hiện lòng nhân ái ở học sinh.
Các phương pháp Nghiên cứu, hồi cứu tư liệu, Điều tra viết, Phỏng vấn sâu, Quan sát
(dự giờ), Thống kê tốn học đã được phối hợp sử dụng thơng qua các công cụ: Phiếu
Trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên, Phiếu Trưng cầu ý kiến dành cho học sinh, Dàn ý
phỏng vấn bán cấu trúc, Biên bản dự giờ, Phần mềm SPSS 16.0.
2.1.2. Mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng
Mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng gồm 27 giáo viên, 88 học sinh (khối lớp 12) và
04 cán bộ quản lí thuộc trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy) và THPT Minh
Quang (Ba Vì), thành phố Hà Nội.

2.2. Vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản
* Định nghĩa “nhân ái”
Từ những khái quát rút ra được qua nghiên cứu các tài liệu liên quan tham khảo được
[4, 5, 7, 9, 1, 2, 13], có thể đưa ra cách hiểu: “Phẩm chất nhân ái là một giá trị nhân cách
phổ quát, hướng cá nhân tin tưởng vào bản chất lương thiện của con người, luôn suy nghĩ
làm những điều tốt, tin rằng con người có thể được giáo dục để trở nên tốt. Lòng nhân ái
của một người được biểu hiện ra trong mối quan hệ với những người xung quanh ở sự
yêu thương, chia sẻ; đồng cảm, nhân từ; vị tha, khoan dung; đoàn kết, trách nhiệm; biết
ơn, tơn trọng [4, 6]. Lịng nhân ái ln gắn với một cá nhân cụ thể. Một người có lịng
nhân ái là người u thương đồng loại; có cái nhìn bao dung, độ lượng với những người
xung quanh mình, có sự đồng cảm quan tâm tới những hồn cảnh khác nhau, nêu cao tinh

thần trách nhiệm, lòng biết ơn, sự tin cậy trước con người, đồn kết, tơn trọng con người.
* Định nghĩa “Học sinh trung học phổ thông”
Học sinh trung học phổ thông là những học sinh ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi, đang
theo học tại các trường trung học phổ thông, là đối tượng được hưởng sự giáo dục chính
quy từ phía nhà trường, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình kế hoạch
giáo dục của nhà trường và tuân thủ các quy định của nhà trường phù hợp đạo đức, lối
sống của lứa tuổi học sinh trung học [1].
196


Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trường trung học phổ thông

Lứa tuổi HS THPT là thời kì quan trọng của sự phát triển thể chất và nhân cách.
Những kết quả nghiên cứu sự phát triển tâm, sinh lí của HS lứa tuổi này cho thấy đó là sự
thay đổi có gia tốc, sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn hồn thiện, có sự ổn định
và cân bằng trong các hoạt động của hệ thần kinh (hưng phấn, ức chế) cũng như các mặt
phát triển khác về thể chất. Đây là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển trẻ em để chuyển
sang tuổi trưởng thành, kết thúc giai đoạn học tập trong nhà trường phổ thông và chuẩn bị
bước vào cuộc sống nghề nghiệp.
Quan hệ bạn bè và xúc cảm, tình cảm ở lứa tuổi HS THPT có những nét riêng rất
độc đáo, đặc thù. Có thể nói, đây là lứa tuổi có đời sống xúc cảm, tình cảm rất phong phú,
đa dạng do các mối quan hệ giao tiếp của HS ngày càng phát triển, mở rộng về phạm vi
và đặc biệt là chất lượng. Ở lứa tuổi THPT, một số tình cảm đạo đức như “lịng kính
trọng”, “lịng khâm phục” những con người dũng cảm, “coi trọng lương tâm”, “coi
trọng các giá trị đạo đức”… được bộc lộ rõ. Các em HS thường muốn làm một điều gì đó
để mang lại lợi ích cho nhiều người, mà ở đó các em có thể bộc lộ được sức mạnh của
mình. Khi đến tuổi 18, HS đã có sự trưởng thành về cả thể chất lẫn tinh thần và ý thức
công dân, trở thành người cơng dân thực thụ có quyền lợi và có nghĩa vụ đối với đất nước,
dân tộc, quốc tế. Mọi hành vi, hoạt động của HS đều phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Kế thừa và phát triển các yếu tố nhân cách đã hình thành trước đó, HS THPT còn thể

hiện sự tự ý thức về nhu cầu nhận thức, rèn luyện, tự đánh giá các phẩm chất, năng lực
trong nhân cách của mình khơng chỉ theo yêu cầu hiện tại mà cả trong tương lai. Như vậy,
HS THPT có đầy đủ các điều kiện chủ quan để tiếp nhận q trình giáo dục để hồn thiện
những phẩm chất thể hiện lòng nhân ái của một người và hơn thế nữa, HS THPT còn sẵn
sàng cho việc tác động giáo dục lòng nhân ái đến những người xung quanh.
* Định nghĩa “Tiêu chí và tiêu chí phẩm chất nhân ái học sinh trung học phổ thông”
Theo Từ điển nhà tâm lí học thực hành [5]: Tiêu chí là dấu hiệu để dựa vào đó người
ta đánh giá, định nghĩa hoặc phân loại một cái gì đó [5].
Từ đây có thể hiểu, tiêu chí phẩm chất nhân ái ở học sinh THPT là những dấu hiệu,
dựa vào đó để nhận diện, đánh giá mức độ biểu hiện phẩm chất nhân ái ở cá nhân từng
học sinh THPT, đó là: yêu thương, chia sẻ; đồng cảm, nhân từ; vị tha, khoan dung; đồn
kết, trách nhiệm; biết ơn, tơn trọng.
* Định nghĩa “Biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trung học phổ thông”
Theo cách tiếp cận nghiên cứu đã được trình bày ở phần trên, biểu hiện lịng nhân ái
ở học sinh THPT được hiểu là những hành động/hành vi đặc trưng của lứa tuổi có thể
quan sát thấy trong mối quan hệ hàng ngày giữa học sinh với những người xung quanh,
thể hiện sự yêu thương, chia sẻ; sự đồng cảm, nhân từ; lòng vị tha, khoan dung; tinh thần
đồn kết, trách nhiệm; lịng biết ơn, tơn trọng.
2.2.2. Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trung học phổ thơng
2.2.2.1. Kết quả tìm hiểu nhận thức của học sinh và giáo viên trung học phổ thơng
trong mẫu nghiên cứu về lịng nhân ái
Nhận thức dẫn dắt hành động của cá nhân, người ta sẽ hành động đúng khi có được
nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Cho nên, kết quả tìm hiểu nhận thức của học sinh và giáo
viên về lòng nhân ái là cơ sở quan trọng để tổ chức giáo dục lòng nhân ái trong nhà
trường một cách sát hợp (chẳng hạn, nếu học sinh đã có nhận thức tốt rồi thì sẽ chỉ phải
197


Trương Thị Bích, Đào Thị Oanh, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Thế Bình


tập trung vào giáo dục hành vi cho các em hoặc ngược lại). Ở nội dung này, có 3 khía
cạnh cần làm rõ thơng qua câu hỏi mở được đặt ra cho các đối tượng nghiên cứu: (1) Viết
ra cách hiểu của mình về lịng nhân ái; (2) Liệt kê ra những nội dung cơ bản của lòng
nhân ái (dấu hiệu cơ bản và những biểu hiện đặc trưng của một người có lịng nhân ái); (3)
Viết ra suy nghĩ của mình về ý nghĩa của giáo dục lòng nhân ái đối với việc giáo dục các
phẩm chất nhân cách ở cá nhân. Các câu trả lời được xử lí % rồi tổng hợp riêng theo từng
nhóm khách thể (giáo viên và học sinh) để phân tích, so sánh.
* Quan niệm về lịng nhân ái của học sinh và giáo viên
Kết quả thu được cho thấy sự khá nhất quán giữa ý kiến của giáo viên với ý kiến của
học sinh, giữa ý kiến của học sinh với nhau và giữa ý kiến của giáo viên với nhau:
[“Lòng nhân ái là biết yêu thương, đồng cảm, vị tha cho những lỗi lầm của người
khác” - HS trường THPT N.T.T; “là sự cảm thông với những cuộc đời khó khăn hơn
mình” - HS trường THPT M.Q; “Là tình u thương, là những gì con người trao đi
khơng tính tốn, vụ lợi” - GV trường THPT N.T.T; “Là cảm xúc yêu thương của con
người dành cho nhau” - GV trường THPT M.Q…].
Ngoài ra, cách hiểu của giáo viên và học sinh trong mẫu nghiên cứu là khá nhất quán
với quan niệm học thuật chung hiện nay về lòng nhân ái khi nhìn nhận lịng nhân ái như là
bản chất của con người; là phẩm chất tốt đẹp có nền tảng là tình yêu thương chia sẻ giữa
con người với con người; là khi con người sống vì con người, trao đi mà khơng toan tính
vụ lợi; là một thứ tình cảm khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn [3]; [4]; [5]; [7]; [12];
[13]. Đây là điều hết sức thuận lợi đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, bởi
như đã nói ở trên, nhận thức đúng đắn là nền tảng tốt để giáo dục hành vi ở các em.
* Về dấu hiệu/tiêu chí và biểu hiện để nhận diện một người có lịng nhân ái, tổng hợp
các câu trả lời của giáo viên và học sinh thông qua câu hỏi mở cho thấy, ý kiến của giáo
viên và học sinh khá nhất quán, mặc dù cách diễn đạt của giáo viên khái quát hơn và bao
quát phạm vi rộng hơn so với ý kiến của học sinh. Các dấu hiệu của lòng nhân ái được thể
hiện qua những thuật ngữ sau: “Yêu thương”, “Chia sẻ”, “Đồng cảm”, “Nhân từ”, “Vị
tha”, “Khoan dung”, “Đoàn kết”, “Trách nhiệm”, “Biết ơn”, “Tôn trọng”. Mức độ chấp
nhận đối với từng dấu hiệu có khác nhau giữa giáo viên và học sinh về tỉ lệ % và thứ bậc,
song nhìn chung tất cả các dấu hiệu đó đều được chấp nhận. Điều này một lần nữa cho

thấy sự nhất quán giữa học sinh và giáo viên trong quan niệm chung về lịng nhân ái.
Dựa trên các tiêu chí đã được xác định và những đặc điểm phát triển tâm lí cơ bản lứa
tuổi THPT, danh mục các biểu hiện lòng nhân ái ở học sinh THPT đã được xây dựng và
yêu cầu giáo viên, học sinh cho ý kiến. Sau khi tính tốn, so sánh và phân tích, có 25 biểu
hiện đã được giữ lại bởi vì nhận được sự lựa chọn nhiều nhất từ phía học sinh, giáo viên,
đặc biệt nhóm chuyên gia thẩm định. Danh mục đó là cơ sở để xây dựng phiếu đánh giá
thực trạng biểu hiện lòng nhân ái ở học sinh THPT (như ở bảng 2).
Theo các giáo viên trong mẫu nghiên cứu, các biểu hiện là những gợi ý quan trọng về
nội dung giáo dục lịng nhân ái có thể khai thác từ môn học mà họ phụ trách hoặc từ các
hoạt động khác có liên quan trong nhà trường. Đặc biệt, mỗi cá nhân học sinh có thể căn
cứ vào đó để tự rèn luyện bản thân trở thành con người nhân ái như là kết quả của quá
trình giáo dục hiệu quả về lịng nhân ái (biến q trình giáo dục thành tự giáo dục).
198


Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trường trung học phổ thơng

* Về vai trị của giáo dục lịng nhân ái đối với sự hình thành và phát triển các phẩm
chất đạo đức khác:
Ở câu hỏi liên quan đến vấn đề này, các đối tượng được hỏi cho rằng, lòng nhân ái là
giá trị cốt lõi, có vai trị là điều kiện quyết định đối với sự hình thành và phát triển các
phẩm chất đạo đức khác hướng con người đến các giá trị “Chân”, “Thiện”, “Mỹ”, như:
tương thân tương ái, bao dung, trách nhiệm, đồng cảm, sẻ chia, cởi mở, khoan dung, tin
tưởng vào chính nghĩa, suy nghĩ và hành động tích cực. Có thể thấy, những câu trả lời nêu
trên về ý nghĩa của lòng nhân ái cũng đồng thời đã khẳng định nội dung bao hàm trong đó:
muốn giáo dục lịng nhân ái phải bắt đầu từ giáo dục các nội dung đó. Tuy rằng chưa thật
đầy đủ song điều này cũng khá phù hợp với quan niệm chung về nội dung lòng nhân ái
được đề cập đến trong các tài liệu chuyên môn hiện nay [2, 5, 12].
[“Rất quan trọng, giúp con người sống hướng thiện” - GV trường THPT N.T.T; “Là
điều kiện để phát triển các phẩm chất đạo đức, hướng con người đến Chân, Thiện, Mĩ” GV trường THPT N.T.T; “Mở mang tâm hồn con người, tinh thần thương người, cởi mở,

khoan dung, thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa,
cái đẹp trước cái phi nghĩa, cái xấu” - CBQL trường THPT M.Q; “Đoàn kết, yêu thương
nhau hơn; mở mang tâm hồn con người, bớt sự ganh ghét, hận thù; Tinh thần tương thân,
tương ái nâng đỡ nhau cùng phát triển”; “Giúp con người hướng đến cái thiện trong
cuộc sống, khiến con người suy nghĩ và hành động tích cực, sống có tình người, không đố
kị, ganh ghét, sẽ bớt đi những mâu thuẫn trong xã hội” - GV trường THPT M.Q…].
2.2.2.2. Kết quả thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trung học phổ
thông trong mẫu nghiên cứu
Danh mục các biểu hiện lòng nhân ái được gửi tới học sinh và giáo viên và yêu cầu
đánh giá theo 4 mức độ là “Yếu”; “Trung bình”; “Khá”; “Tốt” tương ứng với điểm định
lượng là “1 điểm”; “2 điểm”; “3 điểm”; “4 điểm”. Tính điểm trung bình cộng cho mỗi
nhóm khách thể để so sánh, phân tích. Kết quả tự đánh giá của học sinh và đánh giá của
giáo viên về mức độ biểu hiện lòng nhân ái ở học sinh THPT được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh thông qua từng tiêu chí
Mức độ biểu hiện
(Điểm trung bình)
TT

Tiêu chí

Mức độ hiệu quả (%)
(Ý kiến GV)

Học sinh Giáo viên Khơng Khơng Ít
biết
hiệu hiệu
(n = 88)
(n = 27)
quả
quả


Hiệu
quả

1

Yêu thương, chia sẻ

3,50

3,33

0

0

17,6

82,4

2

Đồng cảm, nhân từ

3,25

3,02

0


0

37,5

62,5

3

Vị tha, khoan dung

3,23

3,14

0

0

25,0

75,0

4

Đồn kết, trách nhiệm

3,30

3,21


0

0

18,8

81,2

5

Biết ơn, tơn trọng

3,33

3,20

0

6,2

25,0

68,8

(Chú thích: Điểm trung bình cao nhất là 4, thấp nhất là 1)

Kết quả Bảng 1 cho thấy:
199



Trương Thị Bích, Đào Thị Oanh, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Thế Bình

- Đánh giá chung của học sinh và giáo viên đối với biểu hiện lòng nhân ái ở cả 5 tiêu
chí đều nằm ở mức “khá” với điểm trung bình dao động từ 3,02đ đến 3,50đ. Trong đó,
tiêu chí “u thương, chia sẻ” đạt thứ bậc cao nhất (thứ bậc 1); tiêu chí “Đồng cảm, nhân
từ” và “Vị tha, khoan dung” nằm ở các thứ bậc thấp nhất (thứ bậc 4 và 5); cịn tiêu chí
“Biết ơn, tơn trọng” nằm ở mức “trung bình”/“trung bình khá” (thứ bậc 2 và 3).
- Có sự khác biệt về điểm định lượng giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của
học sinh theo hướng giáo viên cho điểm thấp hơn ở tất cả các tiêu chí. Tuy nhiên nếu xét
theo thứ bậc thì sự khác biệt là khơng đáng kể. Ví dụ, cả học sinh và giáo viên đều nhất trí
về mức độ biểu hiện lịng nhân ái ở tiêu chí “yêu thương, chia sẻ” là cao nhất - đứng thứ
bậc 1; ở tiêu chí “đồng cảm, nhân từ”, nếu giáo viên cho điểm thấp nhất (3,02đ) và nằm ở
thứ bậc cuối cùng - bậc 5, thì học sinh cũng xếp tiêu chí này ở thứ bậc 4 và cho điểm số là
3,25đ. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các tiêu chí 3; 4; 5.
- Có thể quan sát thấy, trong đánh giá của giáo viên có sự nhất quán tương đối giữa
mức độ biểu hiện lòng nhân ái của học sinh trung học phổ thông với mức độ hiệu quả giáo
dục các nội dung đó trong trường THPT hiện nay. Theo đó, tiêu chí 1 đạt mức độ biểu
hiện ở học sinh là cao nhất (đứng thứ bậc 1) thì đồng thời cũng được giáo viên cho là tiêu
chí đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất (82,4%). Trong khi đó, tiêu chí “biết ơn, tôn
trọng” được giáo viên đánh giá đạt mức độ hiệu quả thấp nhất (62,5%) cũng là tiêu chí có
mức độ biểu hiện thấp nhất (thứ bậc 5) và tương tự với các tiêu chí cịn lại. Tuy mới chỉ là
những số liệu ban đầu, phạm vi bao quát còn hạn hẹp, song những đánh giá đó của giáo
viên đã gợi ra cho các nhà giáo dục thấy rằng, dường như cịn có những vấn đề cần phải
được xem xét sâu sắc hơn nữa nằm ở sự quan tâm hay cách thức tổ chức giáo dục lòng
nhân ái cho học sinh trong nhà trường hiện nay.
Qua đây cũng có thể hiểu rằng, kết quả giáo dục lòng nhân ái trong nhà trường sẽ thể
hiện trực tiếp lên những hành vi, hành động ứng xử hàng ngày của học sinh. Nhận thức
này của giáo viên hoàn toàn phù hợp với quan điểm tiếp cận nghiên cứu của đề tài này.
Theo đó, giáo dục lòng nhân ái phải bắt đầu từ việc nhỏ đến việc lớn. Nói như Mạnh Tử
thì, muốn giáo dục lòng nhân ái cần phải bắt đầu từ giáo dục lòng trắc ẩn ở con người:

“Cảm giác về lòng trắc ẩn là khởi đầu của Nhân” [dẫn theo 3]. Bảng 2 giúp có được cái
nhìn đầy đủ, cụ thể hơn về biểu hiện lòng nhân ái ở học sinh THPT.
Bảng 2. Mức độ biểu hiện lòng nhân ái ở học sinh THPT
TT

Biểu hiện

Ý kiến học sinh Ý kiến giáo viên
(n = 88)
(n = 27)
ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

(1)Yêu thương, chia sẻ
1

Quan tâm đến những người xung quanh
3,48
khơng vì vụ lợi

0,67

3,48

0,50


2

Xót thương những cuộc đời bất hạnh

3,55

0,60

3,37

0,62

3

Giúp đỡ mọi người khi cần thiết

3,52

0,64

3,25

0,81

4

Gần gũi thân thiện với tất cả mọi người

3,81


0,63

3,33

0,67

5

Đùm bọc những người khó khăn hơn mình

3,14

0,80

3,22

0,80

200


Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trường trung học phổ thông

6

(2) Đồng cảm, nhân từ
Hiểu về hồn cảnh của những người xung
3,26
quanh mình


7

Đặt mình vào vị trí của người khác

0,72

3,18

0,68

3,19

0,87

2,92

0,87

8

Cảm thơng với những người thiệt thịi hơn
3,50
mình

0,60

3,18

0,87


9

Tận tình, bền bỉ vì lợi ích của người khác

3,10

0,60

2,88

0,97

10

Nhìn thấy giá trị trong những người xung
3,24
quanh

0,76

2,96

0,80

0,85

3,03

0,70


11

(3) Vị tha, khoan dung
Không định kiến trong ứng xử với người
3,26
khác

12

Tha thứ lỗi lầm của người khác

3,25

0,82

3,18

0,68

13

Yêu quý đúng mức đối với cái thiện

3,33

072

3,33


0,67

14

Căm ghét loại trừ cái ác

3,06

0,81

3,22

0,69

15

Đấu tranh với thái độ thờ ơ, vô lương tâm
3,27
trước số phận và quyền lợi của người khác

0,63

2,96

0,89

0, 80

3,29


0,72

16

(4) Đoàn kết, trách nhiệm
Phối hợp với các bạn hồn thành tốt cơng
việc được giao (khơng bè phái, gây gổ với 3,80
nhau)

17

Đơn đốc các bạn hồn thành công việc
3,01
được giao

0,86

3,22

0,69

18

Nghĩ tới hậu quả liên quan đến bạn bè
3,15
trước khi làm một việc gì đó

0,81

3,22


0,69

19

Bảo vệ quyền lợi chính đáng, tự nhiên mà
3,34
con người được hưởng

0,75

3,18

0,78

20

Nhận trách nhiệm về mình khơng để bạn
3,24
khác bị trách oan

0,80

3,18

0,78

(5) Biết ơn, tơn trọng
21


Tiếp nhận lịng tốt của người khác

3,48

0,66

3,40

0,69

22

Tin cậy ở mọi người

2,90

0,91

3,18

0,73

23

Tôn trọng ý kiến của người khác

3,53

0,64


3,29

0,60

24

Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác

3,52

0,60

3,03

0,64

25

Chấp nhận thiếu sót ở người khác

3,24

0,76

3,14

0,71

(Chú thích: Điểm trung bình mức độ biểu hiện cao nhất là “4”, thấp nhất là “1”)
201



Trương Thị Bích, Đào Thị Oanh, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Thế Bình

Có thể rút ra một số nhận xét chung như sau:
- Tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên về biểu hiện của học sinh THPT
đối với hành động nhân ái cùng thể hiện khuynh hướng chung: hầu hết nằm ở mức “khá”
(nằm trong khoảng từ 2,88đ đến 3,80đ). Kết quả đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của
học sinh đều có độ phân tán lớn, cho thấy sự phân hóa trong thực trạng hành vi nhân ái
của học sinh, tức là, trong khi một số người tự đánh giá/đánh giá cao thì lại có một số
khác tự đánh giá/đánh giá thấp.
- Kết quả đánh giá của giáo viên thấp hơn so với tự đánh giá của học sinh ở hầu hết
các biểu hiện (chỉ có 4 biểu hiện có điểm cao hơn là “5”, “17”, “18”, “22”). Chênh lệch
rõ nhất về điểm số giữa giáo viên và học sinh thể hiện ở tiêu chí 2 và 3 (“đồng cảm,
nhân từ”; “vị tha, khoan dung”). Trong 10 biểu hiện ở 2 tiêu chí này thì có tới một nửa
nhận được kết quả nằm ở mức “trung bình khá” từ đánh giá của giáo viên. Điều này khá
nhất quán với ý kiến của giáo viên khi cho rằng, đây là những biểu hiện của lòng nhân
ái mà họ chưa cảm thấy hài lịng ở học sinh vì trong nhà trường vẫn có hiện tượng học
sinh đố kị lẫn nhau, chưa thẳng thắn trong thể hiện thái độ bản thân trước những sự việc
khơng phù hợp trong học đường, thậm chí cịn có những hành vi bạo lực với nhau (chủ
yếu về tinh thần). Giáo viên cho rằng, một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó
là cách thức giáo dục lịng nhân ái trong nhà trường chưa hiệu quả và phải được quan
tâm nhiều hơn nữa.
- Trong kết quả tự đánh giá/đánh giá của học sinh và giáo viên còn cho thấy mức độ
đạt được trong hành vi nhân ái ở học sinh là không như nhau. Cụ thể, học sinh tự cho rằng
mình đã thực hiện tốt hơn ở tiêu chí “u thương, chia sẻ”, “biết ơn, tơn trọng”, “đồn kết,
trách nhiệm” nhưng kém hơn ở các tiêu chí “đồng cảm, nhân từ” và “vị tha, khoan dung”.
Khuynh hướng này cũng thể hiện một phần ở kết quả đánh giá của giáo viên, theo đó có
thứ tự từ cao đến thấp như sau: “yêu thương, chia sẻ”; “đoàn kết, trách nhiệm”; “biết ơn,
tôn trọng”; “vị tha, khoan dung”; “đồng cảm, nhân từ”.

2.2.2.3. Kết quả tìm hiểu về yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện phẩm chất
nhân ái như là kết quả giáo dục lòng nhân ái ở học sinh trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
trong giáo dục lòng nhân ái cho học sinh THPT (n = 27)
TT

Yếu tố liên quan đến giáo dục lịng nhân
ái

Khơng
quan
trọng
(%)

Ít
quan
trọng
(%)

Quan
trọng
(%)

Rất
quan
trọng
(%)

1


Nội dung chương trình mơn học

0

3,80

38,5

57,7

2

Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh

0

7,70

42,3

50,0

3

Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức học sinh

0

7,70


30,8

61,5

4

Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện đạo
đức của học sinh

0

7,70

34,6

57,7

5

Môi trường vật chất trong nhà trường

0

11,5

61,5

26,9

6


Môi trường tâm lí xã hội trong nhà trường

0

7,70

42,3

50,0

202


Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trường trung học phổ thơng

7

Đặc điểm tâm lí học sinh

0

7,70

42,3

50,0

8


Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong
nhà trường

0

3,80

38,5

57,7

9

Niềm tin của giáo viên vào bản chất tính
thiện của con người

0

7,70

15,4

76,9

10

Cơ sở lý thuyết vững chắc để vận dụng

0


7,70

38,5

53,8

11

Phương tiện, trang thiết bị dạy học

0

7,70

65,4

26,9

12

Môi trường để học sinh trải nghiệm về lòng
nhân ái

0

3,80

53,8

42,3


13

Khả năng của giáo viên trong khai thác tiềm
năng mơn học, qua đó khơi gợi học sinh bộc
lộ bản tính thiện

0

3,80

46,2

50,0

Trong nhiều yếu tố nêu ra, yếu tố có mức độ quan trọng nhất là thuộc về bản thân
giáo viên: “Niềm tin của giáo viên vào bản chất tính thiện của con người” (76,9% ý
kiến) và liên quan đến yếu tố này là “Cơ sở lý thuyết vững chắc để vận dụng” (53,8%).
Ở đây bao hàm cả kiến thức lẫn thái độ của giáo viên đối với công tác giáo dục phẩm
chất nhân cách cho học sinh. Một số giáo viên cho biết, điểm yếu ở một bộ phận giáo
viên hiện nay trong giáo dục học sinh là họ vẫn làm nhưng khơng hiểu tại sao mình phải
làm như vậy, thậm chí họ khơng tin tưởng vào việc mình đang làm. Khi giáo viên thiếu
cả hai điều này thì khơng thể làm tốt giáo dục lịng nhân ái cho học sinh. Các yếu tố còn
lại chủ yếu liên quan đến kĩ năng giáo dục đều có mức độ quan trọng nhất định (hình
thức tổ chức, phương pháp đánh giá kết quả, sự phối hợp, khả năng khai thác tiềm năng
môn học…) và các điều kiện vật chất phục vụ công tác giáo dục học sinh (phương tiện
dạy học, môi trường trải nghiệm, môi trường vật chất).
Bên cạnh những thuận lợi nhất định trong giáo dục lòng nhân ái cho học sinh như:
sự nhất trí trong nhận thức của giáo viên và học sinh về bản chất, dấu hiệu, biểu hiện,
vai trò của lòng nhân ái; nhận thức của giáo viên về những ưu thế đa dạng của một số

môn học xã hội đối với việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh; vốn hiểu biết và khả
năng khai thác nội dung kiến thức mơn học,… thì giáo viên cũng phải đối mặt với
những khó khăn xuất phát từ bản thân. Chẳng hạn, khó khăn được nhiều giáo viên đề
cập đến là liên quan đến “đánh giá kết quả giáo dục lịng nhân ái thơng qua mơn học”
(61,5% ý kiến), “Sự vênh lệch giữa hoạt động giáo dục lịng nhân ái trong mơn học với
thực tiễn đời sống hàng ngày của học sinh” (57,7% ý kiến), “Lựa chọn được các
phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học phù hợp, sáng tạo nhằm khơi dậy và bộc lộ
xúc cảm nhân ái trong trái tim học sinh” (53,8% ý kiến)… Đánh giá là vấn đề hiện đang
được các cấp quản lí hết sức quan tâm. Tối ưu là sẽ có một bộ cơng cụ chuẩn hóa đối
với từng mơn học và sẽ được sử dụng thống nhất trong toàn Ngành. Tuy nhiên, để làm
được điều đó địi hỏi nhiều thời gian, kinh phí, trình độ giáo viên. Cịn các khó khăn
khác có thể khắc phục thơng qua việc tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về năng
lực bộ môn và nghiệp vụ.
203


Trương Thị Bích, Đào Thị Oanh, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Thế Bình

3.

Kết luận

Lịng nhân ái ở học sinh THPT được biểu hiện ra ở những hành động đặc trưng của
lứa tuổi trong mối quan hệ hàng ngày giữa học sinh với những người xung quanh, thể
hiện sự yêu thương, chia sẻ; sự đồng cảm, nhân từ; lòng vị tha, khoan dung; tinh thần
đồn kết, trách nhiệm; lịng biết ơn, tôn trọng.
Theo tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên, biểu hiện của học sinh
THPT đối với hành động nhân ái hầu hết nằm ở mức “khá” và có độ phân tán lớn, cho
thấy sự phân hóa trong thực trạng hành vi nhân ái của học sinh.
Có sự khác biệt rõ rệt giữa kết quả đánh giá của giáo viên và kết quả tự đánh giá của

học sinh ở hầu hết các biểu hiện lòng nhân ái được nghiên cứu. Khác biệt rõ nhất nằm ở
tiêu chí “đồng cảm, nhân từ” và “vị tha, khoan dung” theo hướng đánh giá của giáo viên
thấp hơn tự đánh giá của học sinh, phù hợp với mức độ chưa hài lòng ở giáo viên đối với
kết quả giáo dục các nét nhân cách này trong nhà trường hiện nay.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả giáo dục lòng nhân ái cho học sinh là
thuộc về bản thân giáo viên: “Niềm tin vào bản chất tính thiện của con người” và “Có cơ
sở lý thuyết vững chắc để vận dụng”. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện phẩm chất
nhân ái của học sinh trung học phổ thông là gợi ý quan trọng cho các nhà quản lí về các
nội dung bồi dưỡng sát hợp giúp giáo viên thực hiện hiệu quả giáo dục lòng nhân ái cho
học sinh. Đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo
dục phổ thơng nói riêng.
Lời cảm ơn: Bài báo là kết quả nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp trường, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội: Vận dụng thuyết Tính Thiện của Mạnh Tử trong giáo dục lịng
nhân ái cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học các môn khoa học xã hội,
mã số: SPHN 17 - 3 VNCSP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
[2] Deanna M. Kaplan, Madeleine de Blois, Violeta Dominguez, Michele E. Walsh, 2016.
Studying the teaching of kindness education programs in schools, Evaluation and
Program Planning, volume 58, October 2016, Pages 160-170 (online).
[3] Phạm Tất Dong, 2014. Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn của đổi mới căn bản toàn diện
nền giáo dục theo Nghị quyết TW XI. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Kim Dung, 1999. Một số biện pháp xây dựng quan hệ nhân ái giữa học sinh
trong tập thể lớp ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 12, tr.3-4.
[5] Golovin X.Iu., 2001. Từ điển nhà tâm lí học thực hành. Nxb “Minxcơ”, Kharvest (Bản
tiếng Nga).
[6] Phạm Minh Hạc, 1998. Văn hóa và giáo dục. Giáo dục và văn hóa. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

204


Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ở học sinh trường trung học phổ thông

[7] Phạm Minh Hạc, 2015. Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với Tâm lí học và Giáo dục
học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8] Hồ Chí Minh, 2016. Tư cách và đạo đức cách mạng. Sửa đổi lối làm việc. Nxb Trẻ, TP
Hồ Chí Minh.
[9] Đào Thị Oanh, 2016. Mối quan hệ giữa phẩm chất với năng lực của nhân cách. Tạp chí
Khoa học Giáo dục, số 124 - tháng 1/2016, Tr.5-6-57.
[10] Đào Thị Oanh (chủ biên), 2007. Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[11] Đào Thị Oanh, Lê Quang Hưng, 2017. Biểu hiện văn hóa cơng nghiệp ở học sinh trung
học phổ thơng hiện nay. Tạp chí Tâm lí học, Số tháng 4-2017, tr.31-43.
[12] Vũ Thị Ngọc Tú, 2018. Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh
trung học phổ thơng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vol.63, Issue
2A, tr.198-205.
[13] Mạnh Tử, 2011. Sách Mạnh tử, Cáo Tử, trong bộ Tứ Thư. Nxb Văn hóa Thơng tin (Biên
dịch Quốc Trung).
ABSTRACT
The current status of expressing kindness in high school students
1

Truong Thi Bich, 1Dao Thi Oanh
2
Pham Thi Thu Huong and 3Nguyen Thi The Binh
1

Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education

2
Faculty of Philology, Hanoi National University of Education
3
Faculty of History, Hanoi National University of Education
Kindness is a core value that forms the foundation for the education of other moral
qualities in human beings. Research on the current state of kindness in high school
students is now essential to determine the appropriate way to educate the students about
kindness. The results were obtained by research methods: “Survey questionaire”, “Indepth interviews”, “Observations”, “Mathematical statistics” on selected samples from 02
high schools in Hanoi showed that the kindness behaviours of students in the sample was
average with high dispersion. These are important suggestions for managers and teachers
about the content, as well as the way to organize the education about kindness for
students.
Keywords: Kindness, high school students, criteria, criteria of kindness, expressing
kindness of high school students.

205



×