Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành bao bì nhựa Việt Nam 2007-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.78 KB, 51 trang )

Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Chiến lược xuất khẩu ngành
Ngành bao bì nhựa Việt Nam
2007-2010
Người thực hiện:
Nguyễn Đăng Cường
Pierre Picot
Trương Chí Bình
Trần Thị Huyền Trang
1
Theo yêu cầu của Cục Xúc tiến Thương mại (Dự án VIE 61/94)
Dự thảo 2.0
Hà Nội, Tháng 04 năm 2006 – Tháng 01 năm 2007
1
Ông Nguyễn Đăng Cường, chuyên gia ngành nhựa, thành viên của Hiệp hội Nhựa Việt nam (). Ông Pierre
Picot, chuyên gia quốc tế ngành bao bì nhựa (). Bà Trương Chí Bình, cán bộ
Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược, Bộ Công nghiệp (). Bà Trần Thị Huyền Trang Trang, trưởng nhóm,
chuyên gia phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty Nâng cao năng lực tổ chức (OCD) ().
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 1
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Mục lục
1
Các cụm từ viết tắt
Tóm tắt
Lời cảm ơn
Giới thiệu
1.1 Cơ sở
1.2 Các nguyên tắc phân tích


1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành
1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược
1.2.3 Áp dụng chuỗi giá trị vào hoạt động đánh giá năng lực
cạnh tranh
2 Tầm nhìn
3 Đánh giá thực trạng ngành
3.1 Sự phân khúc của ngành
3.1.1 Đóng gói mềm
3.1.2 Đóng gói cứng
3.1.3 Phân khúc theo nhóm thị trường-sản phẩm
3.2 Hoạt động xuất khẩu
3.2.1 Xuất khẩu nhựa
3.2.2 Xuất khẩu bao bì nhựa
3.2.3 Thị trường xuất khẩu theo nước
3.2.3.1 Các nền kinh tế phát triển
3.2.3.2 Các nền kinh tế đang nổi của ASEAN
3.2.3.3 Các nền kinh tế chuyển đổi
3.3 Cạnh tranh
3.3.1 Các đối thủ cạnh tranh
3.3.2 Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam
3.3.2.1 Sản phẩm và quy trình sản xuất
3.3.2.2 Cạnh tranh trên cơ sở chi phí
3.3.2.3 Cạnh tranh về khác biệt sản phẩm
3.3.2.4 Những mối liên kết ngược – xuôi và các ngành phụ trợ
3.3.2.5 Sự hiển thị của các nhà xuất khẩu Việt Nam trên các
trang web mua bán
3.3.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu
3.4 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành
3.5 Chính sách và chiến lược hỗ trợ của nhà nước đối với
ngành

3.5.1 Các chính sách phát triển chiến lược
3.5.2 Các chính sách khác của nhà nước - thuế
3.6 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành
3.6.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại
3.6.2 Dịch vụ thông tin thương mại
3.6.3 Tài chính thương mại
3.6.4 Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu
3.6.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác
4 Phân tích SWOT
4.1 Phân tích SWOT tổng thể ngành
4.2 Phân tích SWOT theo phân ngành
4.2.1 Màng mỏng và túi PE
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 2
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
4.2.2 Túi và bao bì dệt
4.2.3 Nhựa cán mỏng
4.2.4 Màng “BOPP”
4.2.5 Ép đùn các tấm nhựa và thùng chứa theo định dạng
4.2.6 Các sản phẩm khuôn
4.2.7 Các sản phẩm khuôn thổi HDPE
4.2.8 Chai PET
4.2.9 Tuyp đóng gói mềm
5 Các giải pháp chiến lược
5.1 Chuỗi giá trị tương lai của ngành
5.2 Chiến lược ưu tiên cho phát triển trong tương lai
6 Phụ lục 1: Hồ sơ ngành nhựa Việt Nam
7 Phụ lục 2:
8 Phụ lục 3:

8.1 Thị trường EU
8.2 Thị trường Hoa Kỳ
9 Phụ lục 4: Các trang web tham khảo
9.1 Các trang web thương mại toàn cầu
9.2 Các trang web ngành nhựa
Hình 1 Mô hình chuỗi giá trị ngành
Hình 2 Ví dụ về chuỗi giá trị hiện tại của ngành bao bì nhựa
Hình 3 Chuỗi giá trị tương lai về phân khúc đối với ép đùn
màng mỏng PE
Biểu đồ 1 xuất khẩu nhựa theo nước 1H-2006
Biểu đồ 2 Quy mô thị trường bao bì dẻo – đánh giá năm 2006
Biểu đồ 3 Quy mô thị trường bao bì cứng – đánh giá năm 2006
Biểu đồ 4 Xuất khẩu nhựa sang các nước Châu Âu -1H-2006
Biểu đồ 5 Số lượng sản phẩm bao bì loại vừa và mềm (FIBC) và
túi PP dệt mà các nhà sản xuất đăng ký trên trang mua
bán “alibaba”
Bảng 1 Phân khúc về thị trường-sản phẩm bao bì nhựa
Bảng 2 Sản phẩm nhựa xuất khẩu theo nước
Bảng 3 Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2005 -2006
Bảng 4 Phân tích SWOT về ngành
Bảng 5 Những sáng kiến mang tính chiến lược
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 3
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Các cụm từ viết tắt
SES Chiến lược xuất khẩu ngành
Vietrade Cục Xúc tiến Thương mại
VPA Hiệp hội Nhựa Việt nam
TPO Tổ chức xúc tiến thương mại

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VSPA Hiệp hội Nhựa khu vực phía Nam
AFPI Liên đoàn ngành Nhựa ASEAN
AFP Diễn đàn Nhựa Châu Á
ITC Trung tâm Thương mại quốc tế
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MOI Bộ Công nghiệp
MOT Bộ Thương mại
MOF Bộ Tài chính
MOLISA Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội
MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
AFTA Khu vực tự do thương mại ASEAN
GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
MPDF Chương trình phát triển dự án Mêkông
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
QMS Hệ thống quản lý chất lượng
TQM Quản lý chất lượng toàn diện
STAMEQ Cục tiêu chuẩn chất lượng
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn
PE Polyolefin
PET Polyethylene terephthalate
PP Polypropylene
PS Polystyrene
PVC Polyvinyl Chloride
HDPE High density Polyolefin
BOPP Biaxially oriented polypropylene film
FIBC Bao bì loại vừa và mềm
ECVN Cổng thương mại điện tử Việt nam ()

B2B Doanh nghiệp với doanh nghiệp
SWOT Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức
LC Thư tín dụng
D/A Nhờ thu trả chậm
D/P Nhờ thu kèm chứng từ
Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 4
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Tóm tắt
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 5
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Lời cảm ơn
Nhóm chuyên gia xin chân thành cảm ơn ông Pierre Picot, Chuyên gia tư vấn quốc tế về những
đóng góp của ông cho chiến lược thông qua những kiến thức chuyên sâu về ngành ở cấp độ
quốc tế và những phân tích quan trọng đối với ngành bao bì nhựa Việt Nam.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi nhận được những sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ
Dự án VIE 61/94 - Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội Nhựa Việt Nam – Văn phòng Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi đánh giá cao các doanh nghiệp và đại diện các bộ ngành, mặc dù quỹ thời gian có
hạn, nhưng mọi người đều tích cực dành thời gian tìm hiểu và có những đóng góp quan trọng
cho chiến lược.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ mà mọi người đã dành cho chúng tôi trong thời gian
tham gia khóa học về xây dựng chiến lược.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn ông Jacky Charbonneau, cố vấn cao cấp về lĩnh vực bao bì của
Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) về những đóng góp bước đầu, tạo đà cho chiến lược
hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 6
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
1 Giới thiệu
1.1 Cơ sở
Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu về tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu đến năm
2010, Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu” do Cục Xúc tiến
thương mại (Bộ Thương mại) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đồng thực hiện) đã tiến
hành xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành đối với một số ngành có tiềm năng tăng trưởng
xuất khẩu. Các chiến lược xuất khẩu ngành này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung của
nhà nước.
Chính phủ Việt Nam đã xác định nhựa là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong
Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Sau mặt hàng than và gạo, nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
nhanh nhất trong năm 2005. Trong khuôn khổ ngành nhựa, ngành sản xuất bao bì nhựa là lĩnh
vực có tiềm năng xuất khẩu do tầm quan trọng của ngành đối với xuất khẩu. Bên cạnh đó,
ngành bao bì nhựa còn là ngành phụ trợ quan trọng cho các ngành khác trong quá trình xuất
khẩu. Ví dụ, cung ứng các loại bao bì nhựa xốp để đóng gói các sản phẩm công nghiệp như
linh kiện điện tử, ti vi, tủ lạnh, đồ gỗ… giúp giảm thiểu hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Những ứng dụng khác gồm có sản phẩm bao bì nhựa dùng cho ngành may mặc, hàng thủ công,
nông sản và thực phẩm chế biến.
Chiến lược xuất khẩu ngành (SES) là cơ sở để triển khai các kế hoạch hành động của Chương
trình xuất khẩu quốc gia đến năm 2010.
1.2 Các nguyên tắc phân tích
1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành
Chiến lược xuất khẩu đối với sản phẩm bao bì nhựa (gọi tắt là Ngành) là chiến lược cấp ngành
được xây dựng cho giai đoạn 2007-2010. Đây là chiến lược xuất khẩu trung hạn nhằm thực
hiện các hoạt động mang tính sáng kiến, hỗ trợ ngành củng cố và tối ưu hóa khả năng xuất
khẩu, đồng thời tạo đà phát triển xuất khẩu bền vững cho giai đoạn sau năm 2010.

Khách hàng của chiến lược là những nhà sản xuất/xuất khẩu hiện tại và tiềm năng của sản
phẩm bao bì nhựa ở Việt Nam.
1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa được xây dựng dựa trên phương pháp xây dựng chiến
lược xuất khẩu ngành của ITC. Phương pháp này có 3 nguyên tắc cơ bản là vai trò chủ đạo của
các doanh nghiệp trong ngành, vai trò hỗ trợ, điều phối của Nhà nước và phương pháp phân
tích chuỗi giá trị. Quy trình xây dựng chiến lược bao gồm 13 bước và cơ bản gồm những nội
dung sau:
• Vị thế xuất khẩu hiện nay của Ngành trong tương quan với các hoạt động và năng lực
cạnh tranh quốc tế;
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 7
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
• Vị thế xuất khẩu tương lai của Ngành so với hoạt động và năng lực cạnh tranh trong 4
năm tới; và
• Làm thế nào để Ngành có thể đạt được vị thế tương xứng trong tương lai.
Việc đánh giá hiện trạng Ngành đã được thực hiện thông qua quá trình rà soát kỹ lưỡng các
nguồn thông tin thứ cấp về Ngành, các quy định và chính sách của Nhà nước. Nhóm chuyên
gia xây dựng chiến lược đã đi thăm 15 cơ sở sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh – nơi tập trung
phần lớn các các cơ sở sản xuất bao bì nhựa và thăm một số cơ sở khác ở các tỉnh ven Hà Nội.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Nhựa đã tập hợp và đưa ra danh sách 45 cơ sở sản xuất bao bì nhựa để
tiến hành khảo sát (thông qua bảng câu hỏi). Đây là những công ty sản xuất/xuất khẩu năng
động, hoạt động trong cùng nhóm ngành. Ngoài ra còn có một số nhà cung ứng cho thị trường
nội địa. Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thêm về năng lực cạnh tranh của ngành bao bì nhựa Việt
Nam và phương thức hoạt động hiện nay đối với thị trường xuất khẩu mục tiêu trên thế giới.
Và cuối cùng, hai cuộc tọa đàm đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thành
phần chính của hai cuộc họp này là các nhà sản xuất/xuất khẩu trong ngành nhựa. Các cuộc
họp này nhằm mục đích xác nhận cụ thể các thông tin thu được qua cuộc khảo sát và thu thập ý
kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, phục vụ hoạt động xây dựng chiến lược, đặc biệt là tìm

hiểu rõ hơn nhu cầu của họ đối với những hỗ trợ của nhà nước trong khuôn khổ chiến lược
Chuyên gia quốc tế đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng những hoạt động của Ngành trên thế giới
và xu hướng thị trường quốc tế nhằm xác định rõ vị thế của ngành bao bì nhựa Việt Nam tại
thời điểm hiện tại và cách thức để đạt được mục tiêu đến năm 2010.

1.2.3 Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh
Chuỗi giá trị biểu thị một loạt các hoạt động tạo giá trị và các mối liên kết của chúng với
những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Một mô hình chuỗi giá trị cơ bản như sau:
Hinh 1: Mô hình chuỗi giá trị ngành
Những hoạt động này được tiến hành thuận lợi hơn nhờ các hoạt động phụ trợ, trong đó có
khâu mua nguyên liệu thô và trang thiết bị máy móc; nghiên cứu phát triển công nghệ và phát
triển sản phẩm/dịch vụ, tự động hóa quy trình; phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, năng lực
quản lý; và phát triển cơ sở hạ tầng như luật pháp, quy định, quản lý chất lượng và tài chính.
Phân tích chuỗi giá trị để hiểu rõ hơn các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiềm
năng, giúp xác định những khâu giá trị được tạo ra lớn hơn so với chi phí sản xuất và dịch vụ,
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 8
- Dịch vụ khách hàng
Ví dụ:
-Nhà cung cấp nguyên
liệu thô
- Nhà cung cấp máy
móc
- Ép đùn màng nhựa
- phủ ngoài màng và
in ấn
- Dệt
- May túi
Hậu cần
trong nước

Hoạt động
SX/dịch vụ
Hậu cần
ngoài nước
Marketing
và bán hàng
Dịch vụ
- kho bãi
- vận chuyển

- Giá cả
- Quảng cáo
- Phân phối
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
những điểm có thể đạt được sự tối ưu hóa cũng như điều hoà được các liên kết hoạt động. Mặc
dù được mô tả như những yếu tố về chi phí, nhưng những hoạt động bổ trợ cũng có nhiều đóng
góp trong việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngành và của công ty, chẳng hạn như việc áp
dụng hệ thống thông tin trong sản xuất và quản lý, lao động có chuyên môn và phát triển sản
phẩm và dịch vụ có tính sáng tạo
2
Chuỗi giá trị của ngành sản xuất bao bì nhựa xuất khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ
sử dụng công nghệ sản xuất và việc sử dụng nguồn lực đầu vào trong nước như nguyên liệu
thô, máy móc sản xuất và dịch vụ hỗ trợ.
2
Khái niệm chuỗi giá trị- />Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 9
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
2 Tầm nhìn

Ngành xuất khẩu bao bì nhựa Việt Nam có tầm nhìn như sau:
Ngành phấn đấu trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy cho thị trường Nhật Bản, EU và
Hoa Kỳ trên cơ sở tập trung vào một số dòng sản phẩm xuất khẩu chọn lọc có giá trị gia
tăng cao đồng thời cung ứng tích cực cho các ngành phục vụ xuất khẩu trong nước khác,
thông qua tối ưu hóa năng lực sản xuất hiện có, củng cố liên kết ngành hiệu quả và nâng
cao kỹ năng và tay nghề làm việc tổng thể.
Tầm nhìn này ghi nhận những nỗ lực của các bên liên quan nhằm tập trung sự phát triển hướng
tới các quốc gia hay các nhóm quốc gia, là những thị trường khó tính nhất đối với các sản
phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm phải có chất lượng cao hơn và đòi hỏi các nhà sảnxuất
Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Sản phẩm cần tập
trung vào khâu tạo sự khác biệt, đặc biệt là khác những sản phẩm từ Trung Quốc.
Về bản chất, tầm nhìn này tối ưu hoá những năng lực sản xuất hiện có, những công nghệ, thiết
bị hiện đang sử dụng.. Tầm nhìn cũng nhấn mạnh sự gắn kết và các liên kết ngành nhằm tới
mục đích mang lại lợi ích thực tế cho tất cả các bên, ví dụ như các hoạt động mua nguyên liệu
thô theo nhóm; những nỗ lực chung trong xúc tiến xuất khẩu, các chương trình đào tạo chung
về công nghệ sản xuất bao bì nhựa; và đào tạo kỹ năng quản lý nhằm phát triển kỹ năng của
người lao động và năng lực làm việc chung.
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 10
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
3 Đánh giá hiện trạng Ngành
3.1 Sự phân khúc của Ngành
Do ngành bao bì nhựa rất đa dạng, nếu chỉ đơn thuần phân tích chung về Ngành thì vẫn chưa
thể phản ánh đầy đủ mọi yếu tố. Giống như bất kỳ lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa khác,
ngành bao bì nhựa Việt Nam có thể được phân khúc theo các loại nguyên liệu nhựa được sử
dụng, các loại công nghệ sản xuất, các loại sản phẩm và các loại thị trường. Theo những tiêu
chí này, 09 nhóm dưới đây đã được phân khúc trong khuôn khổ ngành bao bì nhựa ở Việt
Nam:
3.1.1 Bao bì mềm

o Ép đùn màng mỏng nhựa polyolephin và gia công màng mỏng tiếp theo như in ấn và làm
quai cho túi xách (túi và màng mỏng PE)
o Dệt bao bì dạng ống hay dệt bao bì phẳng và gia công tiếp theo như in ấn, sản xuất bao bì
(túi và bao bì dệt)
o Ép đùn, cán tấm, in ấn cho màng mỏng mềm đựng thực phẩm đa vật liệu và đa lớp (cán
tấm); và
o Ép đùn - sản xuất màng mỏng PP định hướng hai chiều
3.1.2 Bao bì cứng
o Ép đùn sản xuất tấm mỏng dùng làm nguyên liệu nhựa cho công nghệ nhiệt định hình (ép
đùn tấm mỏng và các thùng chứa có định dạng)
o Vận hành công nghệ ép phun (sản phẩm ép phun)
o Vận hành công nghệ thổi đúc thổi chai PEHD và các thùng chứa khác (các sản phẩm thổi
đúc HDPE)
o Vận hành công nghệ thổi đúc thổi chai PET (chai PET); và
o Bao bì dạng ống (tuýp)
3.1.3 Phân khúc theo nhóm sản phẩm-thị trường
Bảng 1 dưới đây phân nhóm sản phẩm thị trường như sau:
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 11
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Bảng 1: Phân khúc theo nhóm sản phẩm-thị trường
màng mỏng polyolephin
• Hàng tiêu dùng (SP xuất khẩu hàng
đầu: các loại túi siêu thị và túi đựng
rác);
• SP cho công nghiệp ( các loại màng
mỏng căng dãn); và;
• SP cho nông nghiệp & xây dựng (mặc
dù không trực tiếp là bao bì nhưng lại

có liên hệ mật thiết)
Sản phẩm từ công nghệ ép phun
• Nắp ngoài và nút trong
• Xô và thùng xách nước
• Thùng chứa có thành bao mỏng
• Phôi thổi chai PET
• Két đựng vỏ chai
• Pallet (tấm kê hàng hoá)
Màng đơn lớp và bao dệt phẳng hoặc
bao dệt dạng ống
• SP tiêu dùng (chủ yếu là các túi xách
siêu thị dùng nhiều lần, có băng dọc
chịu tải);
• SP cho công nghiệp: Túi đựng 25 kg,
túi Leno & Rachel, FIBC (Túi
container mềm);
• SP cho nông nghiệp; và:
• SP cho xây dựng: vải bạt.
Sp từ công nghệ thổi đúc HDPE
• Thùng chứa nhỏ/chai
• Thùng chứa từ 3-50 lít
• Thùng chứa lớn 200 lít
Những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thường có xu hướng vận hành năng động, , tạo ra
nhiều nhà sản xuất nhỏ sẵn sàng nắm lấy mọi cơ hội kinh doanh và sản xuất trên thị trường.
Chỉ khi sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận giảm đi thì việc tập
trung vào những năng lực nòng cốt mới trở nên cấp thiết và các hoạt động sáp nhập, củng cố
ngành mới xảy ra.
Nguyên tắc 80/20 áp dụng cả trong khối lượng sản xuất và xuất khẩu, điều đó có nghĩa là 20%
các nhà sản xuất/xuất khẩu ở Việt Nam tạo ra 80% khối lượng sản xuất/xuất khẩu. Do vậy,
những số liệu sản xuất và xuất khẩu (khối lượng theo tấn và kim ngạch theo nhóm) của những

nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nên được thu thập và cập nhật thường xuyên nhằm xác định xem
liệu nguyen tắc này có ứng dụng trong các phân nhóm nghành cụ thể hay không.
3.2 Hoạt động xuất khẩu
3.2.1 Xuất khẩu nhựa
Sản xuất nhựa phục vụ rộng rãi trên thị trường nội địa, chỉ khoảng 10% tổng sản lượng được
xuất khẩu vào năm 1997. Hiện nay, xuất khẩu đã tăng nhẹ, sơ bộ đánh giá chiếm khoảng 15%
tổng lượng sản xuất. Trong thời kỳ 2001-2005, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng
năm của ngành nhựa là 21%. Sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước như
Campuchia, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Đài Loan, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 12
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Bảng 2: Sản phẩm nhựa xuất khẩu theo nước
(Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam)
Đơn vị: triệu USD
Nước 2001 2002 2003 2004 2005
Tỉ lệ tăng
trưởng hàng
năm (%)
EU 27.798 28.455
26.8
26
3
3.273
54.
238 14,3
ASEAN 20.521 32.729 45.757 64.654 62.995 25,1
Nhật Bản 28.372 30.165 42.069 61.287 98.431 28,2
Hoa Kỳ 1.485 4.612 8.475 24.789 47.965 100,4

Khác 56.154 56.696 63.176 76.891 86.116
Tổng 134.330 152.657
186.3
03
26
0.894
349.
745 21,1
Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được hơn 400 triệu USD từ sản phẩm nhựa xuất khẩu trong năm
2006, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ hải quan, Việt Nam có thể đạt được
212 triệu USD trong nửa năm đầu. Giá nguyên liệu thô tăng phần nào có thể lý giải hiện tượng
tăng lên này. Tỉ lệ vận chuyển hàng hoá xuất khẩu của toàn ngành nhựa được thể hiện trong
biểu đồ 1 dưới đây.
Để đạt được mục tiêu, Bộ Công nghiệp đã kêu gọi các doanh nghiệp nhựa trong nước thúc đẩy
hơn nữa các sản phẩm cũng như các hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Các doanh
nghiệp cũng được khuyến cáo là nên tiến hành sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn như
bao bì và sản phẩm nhựa có chất lượng cao. Quá trình xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành
bao bì nhựa này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm ra các biện pháp đạt các mục tiêu trên.
Biểu đồ 1: xuất khẩu nhựa theo nước 1H-2006
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
Split Europe export - 1st H 2006 Plastics
0 2 4 6 8 10
Denmark
Finland
Belgium
Sweden
France
Germany
million US$
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu

Vie 61/94 13
XK nhựa sang Châu Âu
Đan Mạch
Phần Lan
Bỉ
Thuỵ Điển
Pháp
Đức
Triệu đôla Mỹ
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
3.2.2 Xuất khẩu bao bì nhựa
Hình 2 và 3 ở dưới biểu thị quy mô thị trường bao bì nhựa ở Việt Nam năm 2006, bao gồm cả
sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
3
. Mặc dù dữ liệu riêng về bao bì nhựa xuất khẩu
không có sẵn, nhưng Hiệp hội Nhựa Việt Nam đã ước tính được rằng 80% kim ngạch xuất
khẩu nhựa là xuất khẩu sản phẩm bao bì, chiếm 500.000 tấn và 320 triệu USD trong tổng
doanh thu năm 2006. Tương tự như vậy, 80% khối lượng bao bì nhựa sản xuất là dành cho
xuất khẩu.
Đối với bao bì mềm, xuất khẩu tập trung vào hai phân khúc lớn là màng phim PE và bao dệt,
chiếm 86% tổng khối lượng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu loại bao bì cứng lại ở mức thấp
hơn với 75% tổng lượng xuất khẩu từ hai phân khúc lớn nhất là sản phẩm ép phun và chai
PET. Con số này trên thực tế có thể thấp hơn do không phải tất cả sản phẩm ép phun là bao bì
và số liệu thống kê không đầy đủ đã làm cho việc phân tách giữa hai nhóm SP chỉ ở mức độ
tương đối.. Việc xuất khẩu bao bì mềm chiếm tỉ trọng lớn hơn bao bì cứng là thực tế chung
trên thế giới, do lợi thế vận chuyển tự nhiên của loại bao bì mềm.
Biểu đồ 2: Quy mô thị trường bao bì mềm – dự kiến năm 2006
(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
Biểu đồ 3: Quy mô thị trường bao bì cứng – dự kiến năm 2006

(Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
3
Các chuyên gia ngành nhựa chỉ xác định và dự tính một cách xác đáng được 80% khối lượng thị trường từ các
nhà sản xuất chính.
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 14
- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000
injection mold
PET bottle
HDPE blow
sheet
Tube
tons

- 50,000 100,000 150,000 200,000
PE Film
Woven w eb
Lamination
bopp
tons
Thổi HDPE
Ống
Chai PET
Phun đúc

Tấn
Tấm
Màng PE
Dệt


Tấn
Dệt Dệt
Cán mỏng
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
3.2.3 Thị trường xuất khẩu theo nước
Việt Nam cam kết tuân theo mục tiêu dài hạn về hội nhâp kinh tế toàn cầu khi tham gia vào
APEC, Khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh này, Nhật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ vẫn là những thị trường lớn nhất của
Việt Nam về sản phẩm nhựa. Sản phẩm nhựa xuất khẩu được kỳ vọng sẽ có sức tăng trưởng
lớn ở Campuchia, Đài Loan và Philippines và giảm nhịp độ ở các nước ASEAN khác, ở Trung
Quốc và Hàn Quốc.
Thị trường xuất khẩu có thể được phân loại theo các cấp độ khác nhau:
• Các nền kinh tế phát triển: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Australia, New
Zealand
• Các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á (ASEAN)
• Các nền kinh tế chuyển đổi: Châu Phi/Trung Đông và Nga
• Các nước gần kề: Hai nước láng giềng Lào & Campuchia, Myanmar.
Các nước phát triển, Hoa Kỳ/ Canada, Nhật Bản/Hàn Quốc và EU luôn quan tâm đến những
quy phạm và tiêu chí khác nhau đối với sản phẩm bao bì nhựa, đặc biệt là những vấn đề môi
trường và liên quan đếnthực phẩm. Tuy nhiên, mỗi nhóm nước đều có những đặc trưng riêng
mà Việt Nam, tùy điều kiện cụ thể có thể phát huy lợi thế cạnh tranh. Có thể tiếp cận với các
nước gần kề (phát triển chậm hơn) trên cơ sở lợi thế tương đối về chi phí hậu cần, vận chuyển,
thậm chí cho phép xuất khẩu một số sản phẩm kích cỡ lớn, hay một số sản phẩm đòi hỏi công
nghệ không cao như ở những quốc gia phát triển.
Các doanh nghiệp xuất khẩu bao bì nhựa, trong các buổi tọa đàm cũng khẳng định rằng Nhật
Bản và Châu Âu là hai thị trường chủ yếu để phát triển xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở yêu
cầu sản phẩm đặc thù, chất lượng cao, với khối lượng nhỏ, để tránh sự cạnh tranh trực tiếp từ
Trung Quốc.
Nhật Bản và Châu Âu cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm chất lượng cao hơn so với các thị

trường khác, hơn cả Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất sản phẩm bao bì của Việt Nam cần hiểu rõ về
những yêu cầu về chất lượng này.
Sự thăng trầm trong quan hệ lịch sử giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể sẽ lại là cơ hội cho
Việt Nam, nghĩa là Việt Nam sẽ thay Trung Quốc cung ứng một phần sản phẩm bao bì nhựa
cho Nhật Bản. Tương tự như vậy, những liên kết văn hóa giữa Việt Nam và Châu Âu cũng nên
được phát huy một cách hiệu quả để củng cố hoạt động xuất khẩu.
3.2.3.1 Các nền kinh tế phát triển
Những cam kết thương mại thông qua đàm phán đã tạo cho Việt Nam có được vị thế thuận lợi.
Như đã nêu ở trên, đặc biệt là trường hợp của Nhật Bản, hiện Nhật Bản đang có kế hoạch triển
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 15
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
khai Hiệp định tự do mậu dịch với Australia và Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định song
phương lớn trong những năm gần đây với Nhật Bản. Hơn nữa, những rào cản thương mại dưới
những hình thức chống bán phá giá (Hoa Kỳ đối với túi siêu thị) đối với những đối thủ cạnh
tranh của Việt Nam ở Châu Á có thể tạm thời mang đến cơ hội kinh doanh cho các nhà sản
xuất của Việt Nam.
Những sản phẩm nhắm đến xuất khẩu là những SP có lợi thế cạnh tranh về chi phí và lao động
rẻ như túi may hoặc túi mua sắm chất lượng cao. Những sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với
việc vận chuyển bằng container, phương tiện vận chuyển tầm xa hiệu quả duy nhất.
.
Biểu đồ 4: xuất khẩu nhựa sang các nước Châu Âu -1H-2006
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
Split Europe export - 1st H 2006 Plastics
0 2 4 6 8 10
Denmark
Finland
Belgium
Sweden

France
Germany
million US$
3.2.3.2 Các nền kinh tế ASEAN đang nổi lên
Đông Nam Á thực sự là một đối tác và cũng là một đối thủ cạnh tranh mạnh của sản phẩm bao
bì nhựa Việt Nam. Một số cơ sở xuất khẩu chính là kết quả của hoạt động đầu tư của các nước
ASEAN vào Việt Nam. Các cơ sở khác cũng có mối liên hệ nhất định thông qua các mối quan
hệ kinh doanh
3.2.3.3 Các nền kinh tế chuyển đổi
Nga, Trung Đông và Châu Phi không phải hoàn toàn tương đồng về giai đoạn phát triển.
Thông thường, nhu cầu về sản phẩm cho tiêu dùng và phân phối thì ít hơn so với bao bì công
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 16
Pháp
Thuỵ Điển
Thuỵ Điển
Đan Mạch
Triệu đôla Mỹ
XK nhựa sang Châu Âu
Phần Lan
Phần Lan
Bỉ
Thuỵ Điển
Đức
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
nghiệp như loại túi 25 kg hoặc túi container FIBC để vận tải những hàng hoá chưa chế biến
hoặc sản phẩm sơ chế.
3.2.3.4 Các nước gần kề
Một số nước gần với Việt Nam và có thể được coi là thị trường tiêu thụ tự nhiên, khi trình độ

phát triển trong ngành của họ còn thấp hơn so với Việt Nam. Các nước này là Lào, Campuchia
và Myanmar.
Số liệu cụ thể về xuất khẩu bao bì nhựa Việt Nam sang những nước này vẫn chưa được biết
đến.
3.3 Cạnh tranh
3.3.1 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất của Việt Nam là từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm
Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trung Quốc và Ấn Độ cũng là đối thủ cạnh tranh nhưng lại
ở góc độ khác, và Pakistan thì ở mức độ thấp hơn. Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ mạnh đối với sản
phẩm túi container (FIBC).
Tham vấn với các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam cho thấy rằng Trung Quốc có vẻ không
phải là đối thủ hàng đầu. Trung Quốc, với năng suất sản xuất cao, thường nhắm vào các thị
trường có quy mô lớn chứ không phải là các thị trường ngách nhỏ với những yêu cầu chất
lượng cao mà các nhà sản xuất của Việt Nam đang hướng tới.
Các nhà sản xuất ở Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ không phải là những đối thủ cạnh tranh trực
tiếp mặc dù họ sẽ bảo vệ vị trí của họ bằng cách yêu cầu những động thái can thiệp của chính
phủ khi có bằng chứng rằng họ đang bị cạnh tranh không công bằng tại sân nhà.
3.3.2 Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam
Năng lực cạnh tranh của Ngành đã được đánh giá từ nhiều góc độ:
- Sản phẩm và quy trình sản xuất;
- Cơ sở chi phí,
- Khác biệt về sản phẩm
- Những liên kết thượng nguồn và hạ nguồntrong ngành ra(backward and forward
linkages) và những ngành bổ trợ
- Mức độ hiển thị của các nhà sản xuất, đặc biệt là ở các trang web mua bán trên
mạng.
3.3.2.1 Sản phẩm và quy trình sản xuất
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 17
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam

Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Một quy trình sản xuất hiệu quả có nghĩa là công nghệ SX hiện đại (hoặc ít nhất là đáp ứng
được tiêu chuẩn quốc tế) và đơn vị chi phí lao động thấp (tương đương với năng suất cao và
chi phí sản xuất thấp). Quy trình sản xuất càng hiệu quả và chất lượng sản phẩm càng cao thì
tiềm năng xuất khẩu càng có triển vọng.
Các chuyên gia, sau khi đi khảo sát các cơ sở SX đã có thể đưa ra một thẩm định khá xác đáng
về các “quy trình và sản phẩm” liên quan đến năng lực cạnh tranh, cho rằng bao dệt là sản
phẩm cạnh tranh nhất, với yêu cầu lao động thủ công lớn (đặc biệt đối với túi container FIBC),
hoặc yêu cầu in ấn cao (túi mua sắm loại sang) , tiếp theo là sản phẩm tấm PET. Ngược lại, chỉ
số cạnh tranh lại ở mức thấp hơn đối với những sản phẩm tiêu dùng thuần túy như túi siêu thị
đơn giản.
3.3.2.2 Cạnh tranh trên cơ sở chi phí
• Sử dụng nguyên liệu thô

Khối lượng sử dụng nguyên liệu hạt hạt nhựa hàng nămlà một chỉ số công suất SX tin cậy và là
yếu tố liên quan chặt chẽ với công nghệ sản xuất. Chỉ số này cho phép có những so sánh khá
thú vị phản ánh sức mua và tiềm năng của lợi thế SX số lượng lớn. . Chỉ số này rất quan trọng
đối với các nhà sản xuất có thành phần nguyên liệu thô lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, bị
phụ thuộc vào giá cả nguyên liệu thô. Đặc biệt là các nhà sản xuất màng và tấm nhựa mỏng
dùng công nghệ ép đùn định hướng.
Cơ cấu chi phí điển hình của ngành sản xuất bao bì là nguyên liệu thô chiếm đến 70% tổng giá
thành, đặc biệt là với các quy trình sản xuất đơn công nghệ như ép đùn màng mỏng chưa in ấn,
ép đùn tấm và ống nhựa. Ở Việt Nam, cơ cấu giá thành sản phẩm khoảng từ 80% đối với sản
phẩm màng mỏng đơn giản cho đến 30% đối với các tuýp đựng mỹ phẩm nhiều lớp và in 8
màu. Tuy nhiên, phần lớn cơ cấu chi phí sản xuất bao bì nhựa nằm trong khoảng 70-80%.
Những tỉ lệ này sẽ giảm đi phần nào trong bối cảnh giá dầu thô cũng đang giảm đi, tuy nhiên,
cũng khó có thể xuống thấp hơn mức 65-75% đối với sản phẩm bao bì nhựa có giá trị gia tăng
thấp.
• Chi phí nhân công
Chi phí lương thấp và phụ cấp khiêm tốn phổ biến ở một nước đang phát triển như Việt Nam

sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tự nhiên về chi phí sản xuất đối với các sản phẩm có yêu cầu nhiều
về nhân công lao động so với cùng loại sản phẩm đó nhưng lại được sản xuất ở các nước phát
triển. Đây cũng là trường hợp đặc trưng trong sản xuất túi liên quan đến nhiều bước và thao tác
bằng tay tương tự như trong ngành dệt may, ví dụ như lắp ráp thủ công hoặc may các phần gia
cố và quai xách của túi container hoặc túi siêu thị dùng nhiều lần.
• Thiết bị
Thiết bị ở đây được phân loại theo những phương pháp sản xuất hoặc là sản xuất sản phẩm sơ
chế (tấm, phiến, định dạng, ống tuýp…) và các cấu phần máy móc (phun) hoặc để đóng gói
(khuôn thổi, ép ra nhiệt, phun). Thường thì suất đầu tư thay đổi theo những yếu tố sau:
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 18
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
• Kiểu qui trình sản xuất;
• Thiết bị mới hay đã qua sử dụng;
• Mức độ tự động hóa;
• Sự hiện diện của các thiết bị phụ trợ (thiết bị tự động cung cấp hạt nhựa, xilô…)
• Kích cỡ và công suất theo đơn vị, và;
• Thu gom, nhóm lại và đóng gói sản phẩm cuối cùng
Việt Nam đang chủ yếu dựa vào các trang thiết bị được nhập khẩu, từ các nhà cung ứng thiết bị
sản xuất bao bì nhựa o châu Á như Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản và ở Châu Âu
là Đức, Pháp và Italia. Việc nhập khẩu này có thể nảy sinh một số khó khăn khi các thiết bị bị
hỏng. Tuy nhiên, dịch vụ sửa chữa các thiết bị này nhìn chung đã sẵn có ở Đông Nam Á và
việc thông tin nhanh chóng có thể khắc phục được yếu tố giảm thời gian ngừng máy
Ở Việt Nam, cho dù các dây chuyền sản xuất điển hình được lắp ráp từ nhiều thiết bị có xuất
xứ khác nhau nhưng một số nhà sản xuất hàng đầu về túi dệt đang sở hữu những dây chuyền
thiết bị tự động cao và hiện đại hang đầu. Tuy nhiên, thiết bị sản xuất liên tục và thiết bị in ấn
trong sản xuất màng mỏng (film) cần phải được nâng cấp. Bên cạnh đó, thiết bị cho công nghệ
ép phun cũng cần phải được nâng cấp.
• Khả năng xử lý phế liệu sản xuất

Định mức về phế liệu trong dây chuyền sản xuất chính là một điểm mấu chốt về năng suất sản
xuất. Cần có thiết bị tái chế trong nhà máy để xử lý phế liệu của qúa trình sản xuất..
Khảo sát thực địa cho thấy rằng việc tái chế phế liệu tại nhà máy dường như đều đã được thực
hiện. Một số công ty đã đầu tư vào công nghệ hiện đại nhập từ Châu Âu để giải quyết vấn đề
này (Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến, Công ty Nhựa NANYA và Công ty Nhựa Sài Gòn). Các
công ty khác cũng đã trang bị các dây chuyền tái chế, tuy rằng có thể chưa hiệu quả nhưng
cũng có khả năng tiến hành tái chế phế liệu.
3.3.2.3 Năng lực cạnh tranh từ khác biệt hóa sản phẩm
• Chứng nhận
Việt Nam đã thành lập cơ quan cấp chứng nhận () và nhiều nhà sản
xuất sản phẩm nhựa đến nay đã được cấp giấy chứng nhận. Do đó, khách hàng có thể trực tiếp
kiểm tra giấy chứng nhận của nhà cung cấp.
Các nhà sản xuất sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam đều nhận thức được rằng cần củng cố
niềm tin của khách hàng. Chính từ lòng tin của khách hàng mà hình ảnh và lợi thế cạnh tranh
trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa của công ty cũng sẽ được nâng cao, khách hàng sẽ
tin cậy và họ thấy sẽ không cần thiết phải đánh giá về hệ thống chất lượng của công ty. Hơn
nữa, chứng chỉ ISO 9000 là chứng chỉ thông thường và bắt buộc ở nhiều khu vực thị trường.
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 19
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Tuy nhiên, cho đến nay dường như chưa có nhà sản xuất bao bì nhựa nào được chứng nhận
ISO 14000. Chứng chỉ ISO 14000 dành cho các lĩnh vực như quản lý môi trường, đánh giá môi
trường, đánh giá chu trình sản phẩm, cấp nhãn hiệu môi trường và thực thi chính sách về môi
trường. Chứng chỉ cho tiêu chuẩn này không phải là một đỏi hỏi bức thiết nhưng là yếu tố phải
tính đến trong thời gian tới.
Về bao bì nhựa dùng cho thực phẩm, thực tế cho thấy dường như không có nhà sản xuất nào
quan tâm đến hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát giới hạn (HACCP). Đây là một
hệ thống cho phép đánh giá mối nguy hại và đo lường được điểm kiểm soát nhằm xác định sự
an toàn về thực phẩm. HACCP cũng có một số nội dung hàm ý dành cho sản phẩm bao bì dùng

cho thực phẩm. Đây là một hệ thống phòng ngừa trên cơ sở hoạt động kiểm tra truyền thống
đối với các sản phẩm cuối cùng. Hệ thống này đã được thừa nhận rộng rãi như là một cơ chế
quản lý an toàn thực phẩm có hiệu quả bởi nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực lương
thực.
• Năng lực thiết kế và sáng tạo
Hiện tại ở Việt Nam có xu thế là mọi người thường sao chép sản phẩm thay vì tiến hành đổi
mới hay sáng tạo ra sản phẩm mới. Tuy nhiên, mọi người cũng đều cho rằng các nhà sản xuất
bao bì nhựa của Việt Nam có khả năng phát triển những năng lực về thiết kế, đặc biệt là về đồ
họa và trang trí. Những năng lực này cần phải được thúc đẩy hơn nữa.
3.3.2.4 Liên kết thượng nguồn, hạ nguồn trong ngành và các ngành công
nghiệp phụ trợ
Các ngành hội nhập mạnh vào nền kinh tế quốc dân thông qua những mối liên kết thượng
nguồn(backward linkages) và hạ nguồn (forward linkages) trong ngành và có các ngành phụ
trợ hiệu quả dường như có tiềm năng xuất khẩu cao hơn.
Một số ngành hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân (thông qua những mối liên hệ
thượng nguồn đối nhà cung cấp và những liên hệ hạ nguồn đối với khách hàng trong hoạt động
gia công) trong khi những ngành khác lại không. Cũng như vậy, những ngành hội nhập mạnh
có thể tạo ra các tác động kéo và đầy đối với những ngành nội địa khác. Tuy nhiên, tác động
cũng có thể đi theo chiều hướng ngược lại, nghĩa là các ngành có liên hệ thượng nguồn cao sẽ
có lợi hơn nếu các ngành phụ trợ thực sự có hiệu quả. Do đó, trong điều kiện thông thường,
nếu những liên kết thượng nguồn, hạ nguồn và các ngành phụ trợ càng mạnh thì nền kinh tế
càng có sức hấp dẫn, khi các uyên.
Trong ngành sản xuất nhựa của Việt Nam, liên kết thượng nguồn liên quan đến cung ứng
nguyên liệu hạt nhựa thường, hạt nhựa đặc biệt và nguyên liệu hỗn hợp. Các nhà sản xuất
màng film được cung ứng nguyên liệu một cách thỏa đáng. Trong khi đó cung ứng nguyên
liệu mới và đặc thù như nguyên liệu tự hủy sinh học còn yếu. Các thiết bị sản xuất cũng có
sẵn, do đó không nhất thiết phải thiết kế lại cho phù hợp với những yêu cầu về thích ứng để
đáp ứng nhu cầu hoặc điều kiện trong nước.
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 20

Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Ngành thiết kế khuôn mẫu phụ trợ có ý nghĩa quan trọng hơn cả trong hoạt động hỗ trợ. Đối
với sản phẩm bao bì, điều này có nghĩa là khả năng thiết kế nhằm đảm bảo độ dày tối ưu của
sản phẩm ép thổi (blow molding), ép phun nhiều lỗ (multi-cavity in injection molding) và thiết
kế nhãn mác trang trí. Trên thực tế năng lực này còn rất yếu so với yêu cầu, mặc dù đã có
những nỗ lực cải thiện..
Có được dây chuyền sản xuất đa sản phẩm, chẳng hạn như sản phẩm thùng/container có thành
bao che mỏng và đồ gia dụng, cũng chưa hẳn là tối ưu, do nhu cầu của khách hàng khác nhau
sẽ rất khác nhau..
Thực tế là ngành bao bì nhựa Việt Nam cũng cung ứng bao bì cho những ngành sản xuất nội
địa khác cũng là một động lực để cải thiện sản phẩm do có sự giao thoa giữa các ngành khác
nhau, đặc biệt đối với lĩnh vực thiết kế bao bì cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phục
vụ các thị trường phát triển.
3.3.2.5 Hiển thị trên các chuyên trang mua bán trên internet của các nhà
kinh doanh Việt Nam.
Mặc dù nhiều nhà sản xuất bao bì nhựa ở Việt Nam đã xây dựng được website của riêng mình
nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được biết đến tại các trang web thương mại trên internet. Đây
là thực tế đối với sản phẩm túi dệt và vải bạt, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đã tận dụng
kênh này khá hiệu quả. Các trang web của các nhà kinh doanh Việt Nam vẫn chưa tạo dựng
được vị trí thích hợp, ngay cả khi dùng vào mục đích truy cập để tìm nguồn thông tin về các
loại hình sản phẩm được sản xuất.
Các website tiếng Anh của một số nhà sản xuất đã mang lại những ấn tượng tốt về năng lực
sản xuất, đặc biệt là đối với những dòng sản phẩm của họ, chứng nhận chất lượng và trang
thiết bị tại chỗ. Trong tương lai, các nguồn tham khảo thông tin về các nhà sản xuất nên được
cải thiện tốt hơn.
Cổng Thương mại điện tử quốc gia Việt Nam - Bộ Thương mại là một công cụ có thể sử dụng.
Biểu đồ 5: Số lượng các nhà sản phẩm bao bì container (FIBC) và túi PP dệt đăng ký
trên trang mua bán “alibaba”
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu

Vie 61/94 21
0 10 20 30 40 50
Ấn Độ
Thổ Nhĩ Kỳ
In-đô-nê-xia
Pakistan
Xinh-ga-po
Đài Loan
I-ta-lia
Đức
Việtna
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
3.3.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Đối với phần lớn các nhà sản xuất của Việt Nam, tiếp cận với thị trường xuất khẩu trước tiên
được thực hiện thông qua các trang web và thư từ trao đổi với khách hàng nước ngoài trên cơ
sở những yêu cầu của họ. Những nhà xuất khẩu nhỏ thường thiết lập quan hệ với một vài
khách hàng nước ngoài khi đối tác cung cấp những tư vấn về công nghệ, những tham khảo về
cung cấp nguyên liệu và trang thiết bị cùng với các đơn hàng của họ, điều này đặc biệt thường
hay thực hiện với thị trường Nhật Bản. Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm bao bì nhựa của
Việt Nam được xuất khẩu thông qua các đại lý/nhà phân phối thuộc bên thứ ba. Các nhà sản
xuất của Việt Nam thường tìm hiểu nhu cầu và xu hướng của khách hàng thông qua lăng kính
của các đại lý/nhà phân phối và rất thụ động với những biến đổi của thị trường. Xuất khẩu qua
trung gian rõ ràng sẽ giảm lợi nhuận cho sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam. Bên cạnh đó,
hình ảnh của sản phẩm Việt Nam cũng sẽ không được thừa nhận và vẫn sẽ không có những
chú dẫn về nguồn gốc sản xuất trên sản phẩm. Kết quả là, sản phẩm bao bì nhựa của Việt Nam
thường mang thương hiệu riêng của khách hàng.
Trong vài trường hợp, việc mua hàng được thực hiện thông qua đấu giá trên internet nhờ
những công cụ tìm kiếm chuyên môn. Để đáp ứng những hoạt động mua bán theo phương thức
này, cần có sự giám sát thường xuyên trong thời gian tới. Hiện nay, các nhà sản xuất bao bì

nhựa ở Việt Nam vẫn còn yếu trong bán đấu giá trên thị trường (thông qua Internet).
Các nhà sản xuất bao bì nhựa của Việt Nam thường không có mối liên hệ trực tiếp với những
nhà sản xuất ở các nước phát triển. Trong khi đó, những doanh nghiệp này đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh mạnh về giá cả và họ chưa thể tổ chức sản xuất ở những nước mà chi phí lao
động rẻ. Điều này dẫn đến kết cục là các nhà sản xuất Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội
xây dựng quan hệ đối tác với họ..
Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã xây dựng được trang web của
mình nhưng chất lượng của những trang web này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về
bán hàng hiệu quả qua internet do thiếu thông tin về giá cả và kỹ thuật, số lượng giao hàng tối
thiểu, thiếu những điều kiện đối chiếu và số lượng hàng theo tải trọng container. Những thông
tin đó thường lại chỉ có bằng tiếng Việt. Một số trang web lại không thường xuyên cập nhật
thông tin.
Trong một số trường hợp, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam lại trực thuộc (như một chi
nhánh) của một đơn vị điều hành toàn cầu có mạng lưới phân phối hoặc kênh bán hàng của
riêng mình. Do đó, mức độ bao quát về thị trường xuất khẩu trong những trường hợp này được
đảm bảo khá tốt.
Tóm lại, cách tiếp cận với những thị trường xuất khẩu để tạo ra lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam
vẫn còn ở mức độ rất khiêm tốn.
3.4 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 22
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị sản xuất nhựa chính là khâu ép đùn đơn nhất màng
mỏng. Trong trường hợp này, 70-80% chi phí dành cho nguyên liệu thô. Máy móc, máy đùn
chất dẻo với các khuôn dập và những thiết bị cắt và tạo rãnh và các thiết bị chuyên dụng khác
được nhập khẩu từ các nước phát triển, đặc biệt là từ Đài Loan, Đức, Italia và Nhật Bản.
Những hoạt động sản xuất tiếp theo sau như dệt, phủ ngoài, in, pha chế và ráp nối thông qua
đóng kín và khâu lại cũng có tác dụng bổ sung thêm khá nhiều giá trị cho sản phẩm. Việc pha
chế và ráp nối thông qua hàn kín và khâu do lao động tay nghề cao đảm nhiệm. . Bên cạnh đó,

thiết kế sản phẩm độc quyền sẽ làm tăng thêm giá trị, tuy nhiên chưa xảy ra nhiều lắm trừ một
số ngoại lệ. Việc đáp ứng những yêu cầuquy chuẩn phức tạp cũng làm tăng thêm giá trị. Một
khả năng khác nhằm tăng giá trị là cải thiện sản phẩm màng mỏng làm từ nguyên liệu nhựa
thường sang màng mỏng làm từ những nguyên liệu nhựa chuyên biệt hơn như loại nhựa tự
phân huỷ sinh học.
Hình 2 biểu thị những ví dụ về chuỗi giá trị của ngành bao bì nhựa đối với các loại túi đựng
rác, túi mua sắm và bao bì container (FIBC).
Hình 2: Ví dụ về chuỗi giá trị hiện tại của ngành bao bì nhựa
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 23
Thị trường chính # 1 - Túi đựng rác XK
Cung cấp
máy móc
Bí quyết
kỹ thuật
Phủ
ngoài
màng
In ấn
Lắp ráp
Hàn kín
Vận tải
quốc tế
Cung
cấp
công cụ
Cung cấp
phụ gia,
mực
Nhập

khẩu/phân
phối
Bán lẻ
Khách
hàng
Chất thải/tái
chế
Nhập
khẩu/b
án lẻ
Khách
hàng
Chất thải/tái
chế
Nhập
khẩu/bán
buôn
Đơn vị
điều
hành
Chất
thải/tái
chế
Thông qua
các tiêu chí
Nhãn
hiệu
Thị trường chính # 2 - Túi đựng hàng mua sắm
Thị trường chính # 3 -
Thùng đựng mềm cỡ

vừa
Cấu phần giá trị mang tính quốc gia
Cung cấp
nguyên
liệu thô
Ép
đùng
màng
mỏng
nhựa
Cung cấp
nguyên liệu
masterbatch
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
3.5 Chiến lược và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với Ngành
3.5.1 Các chính sách phát triển chiến lược
Ngành nhựa hiện đang được Việt Nam quan tâm phát triển. Mục đích của nhà nước là có
phương thức cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu thô cho sản xuất trong nước thông
qua các cơ sở sản xuất chất dẻo. Song song với hoạt động này, chính phủ đã có kế hoạch phát
triển các ngành phụ trợ như tạo khuôn, tái chế nhựa, cung cấp máy móc và hoá chất. Bộ Công
nghiệp đã có một số chương trình trọng điểm cho ngành giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành
nhằm thúc đẩy sản xuất sản phẩm nhựa công nghệ cao, sản phẩm nhựa xuất khẩu và phát triển
ngành công nghiệp tái chế nhựa. Tuy nhiên, trước khi những nhà máy sản xuất nguyên liệu
nhựa đầu tiên đi vào vận hành thì có thể dự đoán ràng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một nửa
lượng nguyên liệu cần thiết đến năm 2010.
Đầu tư lớn thuộc về hoạt động xây dựng với số vốn đầu tư lên đến 16,337 nghìn tỉ dành cho
các nhà máy sản xuất PS, PE và PP ở Khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất và Dự án Hoá dầu
Nghi Sơn. Bên cạnh đó, Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và Tổng Công ty hoá chất Việt Nam
đã hợp tác với các doanh nghiệp ngành nhựa để đầu tư vào các nhà máy nhằm liên kết hoạt

động sản xuất nguyên liệu nhựa và ngành hoá dầu. Liên doanh giữa các công ty trong nước và
các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sản xuất nguyên liệu thô rất được nhà nước quan
tâm và khuyến khích.
VINAPLAST, một công ty sản xuất nhựa từng là doanh nghiệp nhà nước, đang xây dựng năm
nhà máy với tổng vốn đầu tư là 393 triệu đôla Mỹ để sản xuất PVC và PP (polypropylene
foam). Những nhà máy này được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2010 và có khả năng
đáp ứng 50-60% nhu cầu nguyên liệu thô của ngành. Các chương trình khuyến khích đầu tư
dành cho các hoạt động thiết lập các nhà máy như mức thuê đất thấp hơn và thủ tục đầu tư đơn
giản hơn được áp dụng tại các khu công nghiệp Đức Hoa Hà I và II ở tỉnh Long An, gần thành
phố Hồ Chí Minh
4
.
3.5.2 Các chính sách khác của nhà nước - Thuế
Thuế giá trị gia tăng 10% được áp dụng cho tất cả sản phẩm nhựa nhập khẩu thành phẩm, trong
khi đó lại không hề có loại thuế nào áp cho polime ở dạng thô như polyethylene, polystyrene,
polypropylene, vinyl và acrylics. Bên cạnh đó, mức thuế 35% áp cho việc nhập khẩu đồ phế
thải nhựa gồm có phế liệu polymers của ethylene, styrene và vinyl chloride.
Sản phẩm nhựa sản xuất trong nước vẫn được hưởng 5-10% thuế bảo hộ nhằm hỗ trợ ngành
sản xuất trong nước. Tuy nhiên, vẫn chưa cụ thể là thuế này được phép áp dụng trong thời gian
bao lâu cho dù hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.

3.6 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành
3.6.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại
4
Bộ Công nghiệp
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 24
Chiến lược xuất khẩu ngành bao bì nhựa Việt Nam
Tháng 4/2006-Tháng 1/2007
Cũng như một số ngành khác, ngành nhựa là một trong những ngành trọng tâm của Chương

trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005. Đây là chương trình đã có những hỗ
trợ tích cực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa lên 34%, từ 259
triệu USD năm 2004 đến 350 USD năm 2005
5
. Đối với thời kỳ 2006 – 2010, chính phủ đã
quyết định tiếp tục hỗ trợ tài chính cho chương trình xúc tiến thương mại quốc qua nhằm
khuyến khích các ngành xuất khẩu lớn nhằm:
• Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường xuất khẩu;
• Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu;
• Nâng cao kiến thức về xuất khẩu và kỹ năng tiếp thị của các doanh nghiệp;
• Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu cũng như cơ cấu xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường
xuất khẩu; và
• Xây dựng hình ảnh về sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới.
Nhờ có các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là hoạt động tham gia vào các hội chợ
thương mại và triển lãm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm
2005 – 2006, ngành nhựa đã thiết lập được nhiều mối liên hệ với khách hàng quốc tế. Thông
qua các hoạt động tiếp thị này, hoạt động ngoại thương đã được các nhà sản xuất của Việt Nam
nhận thức tốt hơn và xây dựng năng lực đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ về các hoạt động
xúc tiến thương mại của ngành nhựa được biểu thị trong bảng 3 dưới đây
6
:
Bảng 3: Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2005 -2006
ST
T
Sự kiến/hoạt động Nhà tổ chức Thời gian Địa điểm
1
Hội chợ thương mại quốc tế Aseanplas
và khảo sát thị trường Singapore
Hiệp hội
Nhựa Việt

Nam (VPA)
25/4 -
5/5/2005
Singapore
2
Hội chợ thương mại quốc tế Interpack
2005 ở Đức
Khảo sát thị trường Tây Ban Nha và
Pháp
VPA 19/4 -
8/5/2005
Đức
Tây Ban Nha
Pháp
3
Triển lãm thương mại ngành Nhựa
Quốc tế tại Việt Nam
VPA 1/8 - 5/8/2005 Thành phố
Hồ Chí Minh
4
Khảo sát thị trường Ba Lan VPA 19/5 -
26/5/2005
Ba Lan
5
Khảo sát thị trường Trung Quốc VPA 20/6 -
27/6/2005
Trung Quốc
6
"IPF 2005" Hội chợ thương mại quốc tế
tại Chiba, Nhật Bản.

VPA 23/9
-30/9/2005
Nhật Bản
7
Xây dựng Bản tin về Xuất Nhập khẩu
Nhựa của Việt Nam
VPA 2005 Thành phố
Hồ Chí Minh
8
Sưu tập tạp chí ngành nhựa VPA 2005 Thành phố
Hồ Chí Minh
9
Đào tạo về nâng cao năng lực và kỹ VPA 6 & 10/2005 Thành phố
5
Tổng Cục thống kê
6
Cục Xúc tiến Thương mại, danh mục các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia ngắn hạn năm
2005
Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu
Vie 61/94 25

×