Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Van dung day hoc du an vao cac tiet tu chon lop10 nham cung co kien thuc chuong Dong luc hocchat diem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.85 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>1.</b> <b>Lý do chọn đề tài</b>


Nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và tiến vào hội nhập
quốc tế. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải được
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, khoa học công nghệ phát triển
nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ, thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết,
thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh.
Bản thân đối tượng học tập cũng được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng phong
phú; học sinh ngày nay linh hoạt, chủ động hơn, cho nên các em cũng có địi hỏi cao
hơn từ nhà trường. Giáo dục cần tập trung vào đào tạo học sinh trở thành những con
người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi với sự phát triển khơng ngừng của
xã hội. Chính vì vậy mà nước ta đang thực hiện cải cách tồn diện giáo dục phổ thơng.
Cùng với xu thế chung của đổi mới giáo dục, dạy học vật lý cũng cần có những đổi
mới nhất định về hình thức và phương pháp. Chương trình, sách giáo khoa mới,
những đổi mới trong quản lý và đánh giá đang là những thuận lợi cho giáo viên thực
hiện cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm hướng vào tổ chức hoạt động học
tập tích cực sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế triển khai chương trình và SGK
mới cho thấy còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nội dung kiến thức với thời
gian học chính khóa. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực vốn thường yêu cầu thời gian nhiều để tổ chức các hoạt động
học tập sáng tạo cho học sinh. Để giải quyết khó khăn đó, tơi đã suy nghĩ về việc vận
dụng phương pháp dạy học dự án vào trong hệ thống các tiết tự chọn vật lý của các
lớp hệ cận chuyên của trường THPT chuyên Nguyễn Du.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>chương “Động lực học chất điểm” và phát triển năng lực làm việc tích cực, sáng</b></i>
<i><b>tạo của học sinh”</b></i>


<b>2.</b> <b>Mục đích nghiên cứu:</b>


Vận dụng dạy học dự án nhằm củng cố, ôn tập kiến thức chương “Động lực học


chất điểm” lớp 10 ban nâng cao nhằm phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập,
đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày
vấn đề…) cho học sinh.


<b>3.</b> <b>Giả thuyết khoa học:</b>


Muốn phát huy tính tích cực tự chủ, bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh thì
tốt nhất là tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, giúp họ tự lực chiếm lĩnh kiến
thức. Dựa trên cơ sở lí luận của dạy học dự án, dựa trên việc phân tích các nội dung
kiến thức cần dạy, có thể tổ chức dạy học dự án thơng qua các tiết tự chọn để củng cố
kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK Vật lí 10 nâng cao, qua đó, khơng
những làm cho học sinh nắm vững kiến thức Vật lí mà cịn phát huy tính tích cực, tự
chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho người học.


<b>4.</b> <b>Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:</b>


- Nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” lớp 10
ban nâng cao.


- Các hoạt động học và hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên qua việc trong
các tiết tự chọn lớp 10A2 trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Daklak.


<b>5. Nh iệm vụ nghiên cứu:</b>


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Soạn thảo tiến trình dạy học dự án trong các tiết tự chọn để
củng cố kiến thức chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng cao nhằm
phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng
sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh.


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo tại


trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Daklak để đánh giá hiệu quả và tính khả thi
của dự án. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt
mơ hình này vào thực tiễn.


<b>6.</b> <b>Phương pháp nghiên cứu:</b>


- Nghiên cứu lý luận.


- Điều tra, nghiên cứu thực tiễn.


- Thực nghiệm sư phạm.


<b>7.</b> <b>Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của SKKN :</b>


- SKKN đề xuất hướng khắc phục khó khăn của việc vận dụng
dạy học dự án vào thực tiễn giáo dục Việt Nam (mâu thuẫn giữa đòi hỏi quỹ thời
gian nhiều cho việc triển khai dự án với quy định về thời lượng hạn chế dành cho
học tập kiến thức vật lý).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>I. Cơ sở lý luận về dạy học dự án</b>


<b>1.1.Khái niệm dạy học dự án</b>


Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm
vụ học tập phức hợp, giải quyết một vấn đề gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với
thực hành. Trong dạy học dự án, học sinh tự đề xuất dự án (vấn đề cần giải quyết), tự
lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là


theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được


<i><b>1.2.Các giai đoạn của dạy học dự án</b></i>


Trong dạy học dự án, tính tự chủ của người học thể hiện rất rõ. Có thể mô tả các
giai đoạn của học theo dự án (đối với học sinh) bằng sơ đồ sau:


<b>Quyết định chủ đề</b>


Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đề xuất chủ đề, xác định mục đích dự án.


<b>Xây dựng kế hoạch</b>


Học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công lao động.


<b>Thực hiện</b>


Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch,
Kết hợp lí thuyết với thực hành, tạo ra sản phẩm.


<b>Giới thiệu sản phẩm</b>


Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm của dự án.


<b>Đánh giá</b>


Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình. Rút ra kinh nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>1.3.Đặc điểm của dạy học dự án</b></i>



Dạy học dự án có những đặc điểm sau:


<i> * Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án gắn với thực tiễn, kết quả dự án có ý nghĩa</i>
thực tiễn xã hội. Dạy học dự án tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút người học vào
những dự án phức tạp trong thế giới thực và người học sẽ dựa vào đó để phát triển và
ứng dụng các kĩ năng và kiến thức của mình.


Ví dụ: Chủ đề về sự cân bằng của các vật gắn với sự cân bằng của các cơng trình
xây dựng,...


<i> * Định hướng hứng thú: Chủ đề và nội dung của dự án phù hợp với hứng thú của</i>
người học, thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tăng cường năng lực hồn
thành những cơng việc quan trọng và mong muốn được đánh giá. Khi người học có
cơ hội kiểm sốt được việc học của chính mình, giá trị của việc học đối với họ cũng
tăng lên. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp cũng làm tăng hứng thú học tập của
người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

* Tính tự lực cao của người học: Người học tham gia tích cực và tự lực vào các tất
cả các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề,
giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện.


<i> * Định hướng hành động: Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều</i>
giác quan. Người học khám phá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách ý nghĩa.
<i> * Định hướng sản phẩm: Đó là những sản phẩm hành động có thể cơng bố, giới</i>
thiệu được. Dạy học dự án yêu cầu người học tiếp thu kiến thức theo cách học và trình
diễn kiến thức. Kết quả của dự án có thể là bài báo, bài trình bày, các mơ hình vật
chất, thí nghiệm…


<i> * Có tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc</i>
các môn học khác nhau. Dạy học dự án yêu cầu người học sử dụng thông tin của


nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề. So với dạy học theo chủ đề thì sự tích
hợp liên mơn trong dạy học dự án thể hiện rõ ràng hơn.


<i> * Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, việc học</i>
mang tính xã hội. Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa người học với GV và giữa
người học với nhau. Nhiều khi, sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng. Sự làm việc
mang tính cộng tác của người học có tầm quan trọng như phương tiện làm phong phú
hơn và mở rộng sự hiểu biết của người học về những điều họ đang học.


<b>1.4.Ý nghĩa của dạy học dự án</b>
1.4.1. Ưu điểm:


- Làm cho việc học tập ở nhà trường gần với học tập trong thế giới thật hơn.
- Giúp cho học sinh có những cách khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề.
- Thúc đẩy học sinh suy nghĩ sâu hơn khi họ gặp các vấn đề khác nhau.


- Phát triển ở học sinh kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.


- Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình thơng
qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, thông qua trao đổi, tranh luận,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau cùng có
thể được phát triển, tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập của
học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện.


- Làm cho nhiệm vụ tới được tất cả mọi học sinh.


- Khắc phục được tình trạng nhồi nhét kiến thức nên giảm căng thẳng, áp lực,
tạo hứng thú cho người học (Tạo điều kiện tốt cho cả học sinh thuận não phải và não
trái cùng hoạt động).



1.4.2. Nhược điểm:


- Địi hỏi nhiều thời gian, khơng thích hợp cho việc truyền thụ những tri thức
lí thuyết có tính hệ thống


- Địi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.


- Địi hỏi giáo viên phải có trình độ chun mơn cao và nghiệp vụ vững vàng.
- Dự án khơng khuyến khích thực hiện vào phần kiến thức then chốt được chỉ
định phải truyền đạt chính xác, đầy đủ cho người học. Vì vậy giáo viên có thể chọn
một vài nội dung học có ý nghĩa thực tiễn cao để dạy theo mơ hình này.


- Dự án cần sự tích hợp cơng nghệ thơng tin địi hỏi người học cần có kiến
thức cơ bản về tin học.


Khơng có phương pháp nào là tối ưu, nên trong dạy học, chúng ta cần sử dụng kết
<i>hợp nhiều phương pháp sao cho có thể phát huy những ưu điểm, hạn chế những</i>
<i>nhược điểm. giáo viên cần lựa chọn những nội dung kiến thức thích hợp để áp dụng</i>
<i>hình thức dạy học dự án.</i>


<b>II. Tổ chức dạy học dự án kiến thức thuộc chương Động lực học chất điểm lớp</b>
<b>10 ban nâng cao qua hoạt động ngoại khoá</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Hệ thống kiến thức của chương “Động lực học chất điểm” trình bày khá rõ ràng và
chặt chẽ, gồm:


- Cơ sở lý thuyết của cả chương là ba định luật Newton. Ba định luật này được rút ra
từ hàng loạt các quan sát và thực nghiệm, sau đó khái qt hố và trừu tượng hoá để
xây dựng nên các định luật. Ba định luật Newton đặt nền móng cho sự phát triển của


cơ học và là cơ sở cho việc học các kiến thức vật lí sau này, vì vậy đây là kiến thức cơ
bản quan trọng nhất của chương.


- Một trong những đại lượng vật lý quan trọng được đề cập đến trong các định luật
Newton là khái niệm lực. Để vận dụng được các định luật này nghiên cứu các hiện
tượng vật lý cần có những hiểu biết về các đặc trưng của các lực. Vì vậy, một phần tất
yếu của chương là phần nghiên cứu về các lực cơ học: lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực
ma sát.


- Sau khi đã có những kiến thức về các định luật Newton cần vận dụng chúng để giải
thích và tiên đốn các định luật vật lí, do đó trong chương có một số bài vận dụng các
kiến thức về các định luật Newton và các lực cơ học để nghiên cứu một số hiện tượng
vật lý quan trọng.


<i><b>1.2.Các kiến thức cơ bản và các kỹ năng cần thiết</b></i>


Trong quá trình dạy học chương này, học sinh cần có được những kiến thức cơ bản và
kỹ năng cần thiết sau:


- Các kiến thức cơ bản:


Học sinh phát biểu được định luật 1 Newton, phân biệt được khái
niệm quán tính và mức quán tính, nêu được mối quan hệ giữa khối lượng và
mức quán tính.


Học sinh phát biểu được khái niệm lực, viết được biểu thức của định
luật 2 Newton, nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức và đơn vị đo
các đại lượng đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Học sinh nêu được các loại lực trong cơ học, điều kiện xuất hiện các


lực và nêu được đặc điểm của từng loại lực (về phương, chiều, điểm đặt và độ
lớn).


- Các kỹ năng:


Học sinh vận dụng được các định luật Newton và đặc điểm của các lực cơ học để giải
bài toán Động lực học, vận dụng để giải thích các hiện tượng trong thực tế và kỹ thuật,
cụ thể:


Biết cách lập phương trình định luật 2 Newton cho vật (hoặc hệ vật)
đang xét. Biết cách chọn chiều trục toạ độ để “chiếu” phương trình vecto xuống
các trục toạ độ thích hợp để giải bài tốn.


Có kỹ năng phân tích lực, biểu diễn lực, kĩ năng tổng hợp lực bằng
quy tắc hình bình hành.


Kỹ năng cũng rất quan trọng là vận dụng các định luật để giải thích
các hiện tượng trong thực tế và kỹ thuật.


Kỹ năng diễn đạt các đại lượng vật lý bằng hình vẽ.


Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải các bài tập trắc nghiệm.


<i><b>2.</b></i> Tổ chức học theo dự án trong tiết học tự chọn để củng cố kiến thức chương “Động
lực học chất điểm” SGK Vật lí 10 nâng cao


<i><b>2.1.Ý tưởng của chủ đề </b></i>


Dựa trên cơ sở nội dung các kiến thức trọng tâm chương “Động lực học chất điểm”



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

sinh khắc phục những khó khăn thường gặp khi học tập chương “Động lực học chất
điểm” là vận dụng kiến thức để thấy được ứng dụng của kiến thức vật lý trong kỹ
thuật, và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các kiến thức học được trong cuộc sống, đồng
thời qua đó, phát triển ở học sinh khả năng làm việc hợp tác khả năng giao tiếp và có
rèn năng lực giải quyết vấn đề.


<i><b>2.2.Sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề </b></i>


Từ chủ đề chính “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế cuộc sống”,
giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng các tiểu chủ đề bằng cách sử dụng sơ đồ tư
duy. Quá trình hướng dẫn học sinh cần định hướng để các em tập trung vào khai thác
nhánh ứng dụng các định luật trong thực tế và kỹ thuật. Học sinh qua thảo luận nhóm
có thể thiết lập các ý tưởng mới mẻ, các chủ đề cụ thể để nhóm chọn lựa triển khai
thành vấn đề nghiên cứu.


Dưới đây là một số gợi ý tiểu chủ đề:


- Vận dụng các định luật Newton để phân tích nguyên nhân, hậu quả và cách phịng
tránh một số tai nạn giao thơng.


- Thiết kế một số thiết bị chuyển động trên cơ sở tác dụng của lực và phản lực.


Khai thác ý tưởng từ hai gợi ý chính này, các nhóm học sinh có thể triển khai thành rất
nhiều tiểu chủ đề nhỏ hơn để xây dựng thành dự án.


<i><b>2.3.Xác định mục tiêu dự án</b></i>


Thông qua việc thực hiện các dự án, học sinh cần:


- Củng cố, ôn tập lại được nội dung, phạm vi áp dụng, ý nghĩa các định luật Newton.


- Vận dụng được các định luật để giải thích các hiện tượng thực tế thường gặp trong
cuộc sống và kỹ thuật


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Hình thành và phát triển các kỹ năng qua sinh hoạt ngoại khoá và học theo dự án:
 Khám phá các ý tưởng theo sở thích


 Tìm hiểu và xây dựng kiến thức
 Học liên môn


 Giải quyết vấn đề


 Thực hiện nghiên cứu: thu thập thông tin, thực hiện điều tra, xử lý thông tin...
 Tổng hợp kết quả: tổng hợp các kết quả, xây dựng thành sản phẩm, trình bày


kết quả, tổng kết, nhìn lại quá trình học tập.


 Cộng tác, làm việc với các thành viên trong nhóm


 Phát triển các kỹ năng sống và giao tiếp: phân tích, tổng hợp, phản biện, thuyết
trình...


 Phát triển sự đam mê, thái độ u thích mơn học.
<i><b>2.3.3. Lập kế hoạch thực hiện dự án</b></i>


Kế hoạch triển khai dạy học dự án bao gồm việc hướng dẫn, giúp đỡ các em làm quen
với học theo dự án, làm việc nhóm, sử dụng internet, kết hợp triển khai dạy học dự án.
Dưới đây là kế hoạch cụ thể triển khai các dự án theo chủ đề “Các định luật Newton
và những ứng dụng trong thực tế cuộc sống” trong các tiết học tự chọn.


Thời gian Công việc



Tiết 1 Nội dung : hướng dẫn sơ bộ cho HS


- Phương pháp lập sơ đồ tư duy (Mind map), kỹ thuật đặt câu hỏi
5W1H


- Giới thiệu về học theo dự án
- Sử dụng sổ theo dõi dự án.


(Các nội dung cụ thể và hướng dẫn chi tiết sẽ được gửi qua email cho HS
để tự tham khảo thêm)


Yêu cầu lớp tự chia nhóm làm việc, các nhóm nhận tài liệu và nghiên cứu
tài liệu về cách học theo dự án.


Tiết 2 Tổ chức học tập qua dự án các kiến thức chương “Động lực học chất
điểm” lớp 10 nâng cao _ thực hiện bước 1 trong tiến trình học theo dự án:


“Lập kế hoạch”


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Xây dựng tiểu chủ đề
- Khơi gợi hứng thú


- Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập


Tiết 3 - Các nhóm HS trình bày kế hoạch về dự án của nhóm. Các nhóm
khác nghe, thảo luận và góp ý. GV cho ý kiến và thơng qua kế hoạch
để các nhóm thực hiện.


- GV hướng dẫn HS tiến hành bước thực hiện nghiên cứu


Tiết 4 - Các nhóm báo cáo kết quả các bước tiến hành nghiên cứu.


- Các nhóm báo cáo dự định, kế hoạch về tổng hợp kết quả nghiên
cứu của nhóm.


- HS thảo luận, góp ý kiến và GV thơng qua, hướng dẫn các nhóm
tiến hành tổng hợp kết quả nghiên cứu.


Tiết 5_6 - Các nhóm giới thiệu bước đầu các dự án của mình.


- HS thảo luận nhận xét, góp ý và đánh giá sơ lược các dự án.


- GV nhận xét, đánh giá sơ bộ, góp ý để các nhóm hồn thiện dự án,
chuẩn bị cho buổi báo cáo dự án.


Tiết 7-8 - Các nhóm lần lượt báo cáo các dự án, các nhóm khác đánh giá theo
bộ cơng cụ đánh giá đã có


- GV thu lại sổ theo dõi dự án của các nhóm để đánh gía q trình
tham gia vào dự án của từng cá nhân cũng như q trình làm việc của
nhóm.


<i><b>2.4.Các tài liệu hỗ trợ dạy học dự án: (xem thêm phụ lục_“nhấn Ctrl+ click chuột”</b></i>
để xem file qua đường link)


- Nội dung hướng dẫn và các tài liệu về học theo dự án gồm:


 Giới thiệu về phương pháp học theo dự án.


 Tiêu chí đánh giá dự án.



 Mẫu kế hoạch dự án.


 Mẫu sổ theo dõi dự án.


 Cách thức xây dựng dự án .


 Bản đánh giá dự án các nhóm bạn.


 Mục tiêu dự án “Các định luật Newton và những ứng dụng trong thực tế cuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Các sản phẩm mẫu học theo dự án của các khóa học sinh trước:


 Sản phẩm dự án “Định luật Newton” của thành viên CLB vật lý trường Nguyễn


Du năm học 2008-2009. (Xem thư mục sản phẩm dự án mẫu)


Các tài liệu hỗ trợ này được gửi trực tiếp cho các HS có địa chỉ mail trong lớp để
các em tự tìm hiểu. Các thắc mắc của HS được GV tư vấn hỗ trợ trực tiếp qua gặp
gỡ ở trường, điện thoại, qua email và chat Yahoo Messenger


<i><b>2.5.Thực hiện dự án</b></i>


Thực hiện dự án theo kế hoạch đã triển khai (thực hiện trong phần thực nghiệm sư
phạm).


<b>III. Thực nghiệm sư phạm</b>
<i><b>1.</b></i> <b>Mục đích thực nghiệm</b>


- Đánh giá giả thiết khoa học đã đặt ra: Muốn phát huy tính tích cực tự chủ,


bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh thì tốt nhất là tổ chức hoạt động học tập
cho học sinh, giúp họ tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Dựa trên cơ sở lí luận của dạy
học dự án và dựa trên việc phân tích các nội dung kiến thức cần dạy, có thể tổ chức
dạy học dự án thông qua các tiết học tự chọn để củng cố kiến thức chương “Động
lực học chất điểm” SGK Vật lí 10 nâng cao, qua đó, khơng những làm cho học sinh
nắm vững kiến thức Vật lí mà cịn phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng
lực sáng tạo cho người học.


- Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng dạy học dự án vào
các tiết học tự chọn môn vật lý. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm để có
thể vận dụng linh hoạt mơ hình này vào thực tiễn.


<i><b>2.</b></i> <b>Đối tượng thực nghiệm</b>


Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành với lớp 10A2 trường THPT chuyên Nguyễn


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i><b>3.</b></i> <b>Tổ chức thực nghiệm và thu thập dữ liệu thực nghiệm</b>
<i><b>3.1.</b></i> <i><b>Nội dung tiến trình tổ chức thực nghiệm</b></i>


Thời gian thực nghiệm sư phạm (triển khai dạy học dự án) được tiến hành trong 6
tuần, từ 29/10/2009 đến 4/12/2009 thông qua 8 tiết học. Nội dung cụ thể từng tiết học
như đã xây dựng trong kế hoạch (mục 2.3.3).


<i>3.1.1.</i> Tiết 1 _ 29/10/2009: Triển khai học theo dự án


Mục tiêu của tiết học là giới thiệu sơ bộ với học sinh về dạy học dự án, phương
pháp làm việc giữa giáo viên và học sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án.


Nội dung :



 GV thuyết trình, hướng dẫn sơ bộ cho HS


- Phương pháp lập sơ đồ tư duy (Mind map), kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H để tìm
kiếm ý tưởng giải quyết một vấn đề, phương pháp làm việc nhóm cho hiệu quả.
- Giới thiệu sơ lược về học theo dự án


- Cách thức sử dụng, yêu cầu khi làm sổ theo dõi dự án của các nhóm. (là cơ sở
để giáo viên đánh giá quá trình thực hiện dự án, làm việc nhóm của các em)
(Các nội dung cụ thể và hướng dẫn chi tiết sẽ được gửi file qua email cho HS để tự
tham khảo thêm)


 GV yêu cầu lớp tự chia nhóm làm việc thành 6 nhóm, bầu nhóm trưởng, lấy danh


sách, điện thoại, địa chỉ mail các thành viên. Qua địa chỉ mail, GV sẽ gửi tài liệu
(các tài liệu hỗ trợ, giới thiệu về phương pháp, yêu cầu học theo dự án và báo cáo
dự án mẫu để các em tham khảo) cho các nhóm để các em làm việc nhóm tại nhà,
nghiên cứu tài liệu, tự học, tự tìm hiểu thêm về cách học theo dự án.


<i>3.1.2.</i> Tiết 2 (ngày 4/11/2009): Tổ chức học tập qua dự án các kiến thức chương


“Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao _ thực hiện bước 1 trong tiến trình học
theo dự án: “Lập kế hoạch”


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

luật III Newton. Bắt đầu từ tiết học thứ 2 này, các em tham gia học tập qua dự án
kiến thức chương “Động lực học chất điểm”.


Mục tiêu của tiết học này là giúp các nhóm học sinh lựa chọn dự án và lập kế
hoạch cho dự án của mình.


Nội dung:



 Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng tham gia lập sơ đồ tư duy để tìm kiếm ý tưởng


cho dự án học tập về các định luật Newton. GV định hướng để hướng các em vào
hai định hướng tiểu chủ đề về áp dụng các định luật Newton vào an tồn giao
thơng và chế tạo các sản phẩm áp dụng các định luật Newton.


 Trên cơ sở làm việc chung cả lớp đó, GV yêu cầu các nhóm về nhà thảo luận, tìm


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Why…? Vì sao lại chọn lựa dự án này?


- What…? Dự án này sẽ giúp mỗi thành viên và cả nhóm học tập được gì? Dự án
cần nghiên cứu vấn đề gì? Để thực hiện dự án, cần làm những việc gì?...


- When…? Thời gian thực hiện dự án (thời điểm bắt đầu, thời gian các cuộc họp
nhóm, làm việc nhóm, thời hạn hồn thành dự án của cả nhóm, thời hạn hồn
thành cơng việc của mỗi thành viên)


- Who…? Với nội dung công việc đã vạch ra, ai là người thực hiện nhiệm vụ đó?
Có thể tham khảo ai?...


- Where…? Địa điểm thực hiện các cơng việc của nhóm ở đâu? Sản phẩm dự án
có cần biểu diễn khơng, thực hiện ở đâu?...


- How…? Triển khai các công việc cụ thể như thế nào? Mỗi thành viên cần làm
việc cá nhân như thế nào? Tập hợp công việc của mỗi cá nhân lại thành sản
phẩm của nhóm ra sao? Báo cáo các kết quả như thế nào?…


 Sau phần hướng dẫn, GV đặt ra nhiệm vụ cụ thể để chuẩn bị cho buổi học sau: đại



diện tất cả các nhóm sẽ trình bày trước lớp kế hoạch dự án của nhóm mình. (Mẫu
nội dung của kế hoạch dự án đã phát dưới dạng file cho HS). Các em có thể lựa
chọn cách thức trình bày sao cho hiệu quả nhất, có thể sử dụng cơng nghệ thơng
tin để hỗ trợ trình chiếu một cách tốt nhất.


<i>3.1.3.</i> Tiết 3 (ngày 11/11/2009):


 Các nhóm HS trình bày kế hoạch về dự án của nhóm. Các nhóm khác nghe, thảo


luận và góp ý. GV cho ý kiến và thơng qua kế hoạch để các nhóm thực hiện.
Kết quả, 6 nhóm đã lựa chọn được dự án như sau:


 Nhóm 1: Vệ tinh Vinasat 1: sản phẩm báo cáo powerpoint.


 Nhóm 2: Tên lửa nước: sản phẩm báo cáo powerpoint và mơ hình tên lửa nước.
 Nhóm 3: Vệ tinh nhân tạo: sản phẩm báo cáo powerpoint.


 Nhóm 4: Xuồng máy: sản phẩm báo cáo powerpoint và mơ hình canơ.


 Nhóm 5: Chuyển động của máy bay trên đường băng: sản phẩm là báo cáo


powerpoint.


 Nhóm 6: Tai nạn tàu hỏa và định luật Newton: sản phẩm là báo cáo powerpoint


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

 GV thuyết trình hướng dẫn HS tiến hành bước thực hiện nghiên cứu:


- Cách thức tìm kiếm tư liệu từ sách vở, internet…
- Cách tổng hợp tư liệu.



- Cách trình bày một bài báo cáo bằng file trình chiếu (vì đa số các nhóm đều
lên kế hoạch sản phẩm dự án có báo cáo powerpoint)


<i>3.1.4.</i> Tiết 4 (18/11/2009): Các nhóm báo cáo kết quả các bước tiến hành
nghiên cứu.


 Các nhóm báo cáo dự định, kế hoạch về tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm.
 HS thảo luận, góp ý kiến và GV thơng qua, hướng dẫn các nhóm tiến hành tổng


hợp kết quả nghiên cứu.


<i>3.1.5.</i> Tiết 5_6 (25/11/2009):


 Các nhóm giới thiệu bước đầu các dự án của mình.


 HS thảo luận nhận xét, góp ý và đánh giá sơ lược các dự án.


 GV nhận xét, đánh giá sơ bộ, góp ý để các nhóm hoàn thiện dự án, chuẩn bị cho


buổi báo cáo dự án.


<i>3.1.6.</i> Tiết 7_8 (4/12/2009):


 Các nhóm lần lượt báo cáo các dự án, các nhóm khác đánh giá theo bộ cơng cụ


đánh giá đã có.


 GV nhận xét sản phẩm dự án của các nhóm.


 GV thu lại sổ theo dõi dự án của các nhóm để đánh gía q trình tham gia vào dự



án của các nhóm. Kết quả của các nhóm là tổng hợp các tiêu chí theo bảng tiêu chí
đánh giá. Điểm số được sử dụng thay một bài thực hành 1 tiết (vì thời gian học tập
tương đối dài và học sinh đầu tư rất nhiều cơng sức).


<i><b>3.2.Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

bài học, các em đã xuất hiện ý tưởng về đề tài cho nhóm mình. Sản phẩm của mỗi
dự án khơng thể tốt lên câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trong bộ câu hỏi định
hướng. Tuy vậy, học sinh lại thu nhận được các câu trả lời trong quá trình làm dự
án: qua thảo luận trong nhóm, xem và nhận xét sản phẩm của nhóm khác… các em
ln phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi bài học “Các định luật Newton được ứng
dụng như thế nào?” Kết thúc dự án, khi nhìn lại dự án các em đã có thể phần nào
trả lời cho câu hỏi khái quát (thấy được ứng dụng của các kiến thức học được ở
trường vào khoa học và cuộc sống).


- Các em học được cách tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, chọn lọc thơng tin và
trình bày thơng tin một cách hợp lý, mạch lạc. Các em đã biết sử dụng ngôn ngữ
viết khoa học, biết cách trình bày một bài báo cáo bằng powerpoint tương đối khoa
học: về cấu trúc một báo cáo,về những sai lầm nên tránh khi lựa chọn màu nền,
font chữ…


- Các sản phẩm thể hiện các em đã biết làm việc nhóm, biết thực hiện dự án
một cách khoa học: các em đã biết phân công công việc cho nhau phù hợp với sở
trường của từng thành viên, công việc tiến hành theo kế hoạch, lộ trình rõ ràng.
Điều này có thể minh họa rất rõ nét các hoạt động của học sinh thông qua sổ theo
dõi dự án của nhóm 3_(xem phụ lục (Nhấn Ctrl_click vào đường dẫn) : “file sổ
theo dõi dự án nhóm 3”)


- Các em biết vận dụng kiến thức sách vở được học vào thực tế, cụ thể là qua


dự án, một cách linh động sáng tạo. Các em không chỉ củng cố kiến thức chương
“Động lực học chất điểm” mà còn cả chương trình vật lý phổ thơng. Để thực hiện
dự án, học sinh cũng phải kết hợp kiến thức liên môn: sử dụng kiến thức về tin học
để tìm kiếm thơng tin trên mạng, soạn bài báo cáo, kiến thức hóa học để vận dụng
trong làm tên lửa (tìm kiếm vật liệu), xuồng máy (tìm vật liệu chịu nước, nhẹ…)…


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Phụ lục kèm theo có các sản phẩm dự án dưới dạng báo cáo powerpoint của tất cả 6
nhóm (Xem thư mục: “Sản phẩm dự án”)


Có 2 nhóm có sản phẩm dưới dạng mơ hình vật chất: một mơ hình tên lửa nước và
một mơ hình cano. Hai mơ hình này được vận hành ngồi trời. Mơ hình tên lửa nước
có hoạt động nhưng sau khi phóng xong thì hư hỏng, khơng thể bắn lại được. Cịn mơ
hình xuồng máy khá đẹp về hình thức, vận hành tốt (trong chậu nước lớn của căntin!).
Mơ hình đã được giữ lại làm kỷ niệm trong phòng trưng bày của câu lạc bộ vật lý
trường.


 Kết quả điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>PHẦN KẾT LUẬN</b>


Qua việc thực hiện tìm hiểu lý luận và thực nghiệm tổ chức dạy học theo dự án qua
tiết tự chọn ở lớp cận chuyên, tôi nhận thấy:


- Thực tế dạy và học chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 nâng cao tồn
tại mâu thuẫn giữa yêu cầu nặng nề về kiến thức với phân phối thời gian hạn hẹp
để thực hiện các chuẩn kiến thức, kỹ năng. Do đó, đề xuất đưa dạy học dự án vào
các tiết tự chọn là phù hợp, vừa giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện các kỹ
năng, hoạt động tích cực, sáng tạo ở HS; vừa thực hiện được tiêu chí của giờ tự
chọn: hỗ trợ các giờ học chính khóa và đem lại cho HS sự u thích bộ mơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


<b>1.</b> Chương trình dạy học cho tương lai của Intel _ Phiên bản VN 2.1-1.0


<b>2.</b> PGS-TS Đỗ Hương Trà (2007), “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí
<i>Giáo dục, (157), 12-14.</i>


<b>3.</b> Th.S Lại Thùy Phương (2009) , Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt
<i>động ngoại khóa một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK vật</i>
<i>lý lớp 10 nâng cao, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học sư</i>
phạm TPHCM.


<b>4.</b> Th.S Đào Thị Thu Thủy (2006), Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức
<i>chương “Cảm ứng điện từ” sách giáo khoa vật lý 11 THPT nhằm phát triển hoạt</i>
<i>động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập, Luận văn thạc sĩ</i>
khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.


<b>5.</b> Th.S Phùng Việt Hải (2007), Tổ chức hoạt động dạy học chương <i>“Chuyển động</i>
<i>của hạt mang điện trong điện trường và từ trường”- học phần điện và từ đại</i>
<i>cương, nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của người học, Luận văn thạc sĩ</i>
khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.


<b>6.</b> TS. Hồ Văn Liên, Th.S Vũ Thị Sai (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán
<i>trường THPT mơn Hoạt Động Ngồi Giờ, tài liệu lưu hành nội bộ trường</i>
ĐHSP TPHCM, TPHCM.


<b>7.</b> Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
<i>trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lý, NXBGD.</i>


<b>8.</b> Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo khoa lớp 10 nâng cao môn Vật lý,


NXBGD.


<b>9.</b> Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Báo cáo đánh giá chương trình dạy học của
<i>Intel tại Việt Nam, Hà Nội.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22></div>

<!--links-->
Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khóa kiến thức chương động lực học chất điểm
  • 80
  • 4
  • 23
  • ×