Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới tại địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HỒNG NGỌC KIM

GIẢI PHÁP GĨP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HỒNG NGỌC KIM

GIẢI PHÁP GĨP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HĨA


Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số
liệu thu thập và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong q trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

Hoàng Ngọc Kim


ii


LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc khóa đào tạo cao học Kinh tế Nơng nghiệp, được sự nhất trí
của Khoa sau Đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp và sự đồng ý cho phép của
Giảng viên hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Giải pháp góp phần đẩy
nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng Nông thôn mới tại địa
bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
Trong q trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo Khoa kinh tế của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và các đồng
chí cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Đông sơn, tập thể nhân dân các xã thuộc địa bàn
huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa và nhiều đồng nghiệp trong và ngồi tỉnh.
Nhân dịp này tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS- Nguyễn Văn Tuấn đã trực
tiếp hướng dẫn khoa học, các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, các
đồng chí cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Đông sơn, tập thể nhân dân các xã thuộc
địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa và nhiều đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh
Đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn
thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

Hoàng Ngọc Kim


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. v
Danh mục các bảng .................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn .................. 5
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 5
1.1.2. Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn ........................................................ 7
1.1.3. Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam ......................................... 9
1.1.4. Nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nơng thôn mới. ..... 14
1.1.5. Đă ̣c điể m của công tác xây dựng, phát triển hạ tầng nông thôn ..................... 14
1.2. Kinh nghiệm trong đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn .................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài............................................................... 17
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về XD CSHT ở mô ̣t số điạ phương nước ta. .............. 23
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 33
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa .................................... 33
2.1.1. Khái quát chung về huyện Đông Sơn. ............................................................ 33
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên của huyện Đông Sơn. ....................................................... 34
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 45
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát: .............................................. 45

2.2.2. Tình hình thực hiện tại các xã nghiên cứu, khảo sát: ...................................... 49
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu. ............................................................ 51
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 52
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu của Luận văn. ........................................................... 52


iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 53
3.1. Kết quả thực hiện chương trình XD NTM của huyện Đơng Sơn . .................... 53
3.1.1. Nơ ̣i dung chương trình XD NTM của huyện Đông Sơn ................................. 53
3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM của tồn huyện. .................. 55
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn
mới của huyện Đông Sơn .......................................................................................... 60
3.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển CSHT ..................... 60
3.2.2. Tình hình khai thác huy động nguồn vốn cho xây dựng CSHT ..................... 62
3.2.3. Tiến độ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng .................................................... 63
3.3. Thực trạng tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM tại các xã
nghiên cứu. ................................................................................................................ 65
3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghiên cứu: ...... 65
3.3.2. Tình hình thực hiện khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghiên cứu: .... 66
3.3.3. Tình hình thực hiện huy động các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM tại
các xã nghiên cứu: ..................................................................................................... 70
3.3.4. Tiến độ thực hiện các cơng trình CSHT tại các xã nghiên cứu: ..................... 74
3.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng tại các xã
nghiên cứu ................................................................................................................. 76
3.4. Các thành công, tồn tại, nguyên nhân trong tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng
trong xây dựng NTM tại huyện Đông Sơn ............................................................... 83
3.4.1. Những thành công: .......................................................................................... 83
3.4.2. Những tồn tại ................................................................................................... 84

3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại:................................................................................. 85
3.5. Các giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây
dựng NTM tại huyện Đông Sơn ................................................................................ 87
3.5.1. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:............................................................... 87
3.5.2. Công tác đào tạo cán bộ: ................................................................................. 87
3.5.3. Giải pháp về chính sách vốn: .......................................................................... 87
3.5.4. Giải pháp về thu hút đầu tư: ............................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên Nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo.

BCH TW

Ban chấp hành Trung ương.

CSHT NT

Cơ sở hạ tầng nơng thơn.


CSHT

Cơ sở hạ tầng.

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

CTMTQG

Chương trình mục tiêu Quốc gia.

GTVT

Giao thơng vận tải.

HĐND

Hội dồng nhân dân.

HTX

Hợp tác xã.

KH

Kế hoạch

LĐLĐ


Liên đoàn lao động

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NTM

Nông thôn mới.

NSNN

Ngân sách Nhà nước.

PTNT

Phát triển nông thôn.

SX-KD

Sản xuất kinh doanh.

THCS

Trung học cơ sở.

TPCP

Trái phiếu Chính phủ.


TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp.



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân.

VH – TT

Văn hóa thể thao

VH-TTDL

Văn hóa thể thao du lịch.

XD NTM

Xây dựng nơng thơn mới.

XD

Xây dựng.

XD CSHT


Xây dựng cơ sở hạ tầng.

XD CSKT

Xây dựng cơ sở kỹ thuật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa.

XDCB

Xây dựng cơ bản.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn (2013)

38


2.2

Đặc điểm dân số lao động huyện Đông Sơn

40

2.3

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Đông Sơn

45

3.1

Thống kê kết quả thực hiện các tiêu chí trong XD NTM huyện
Đơng Sơn (đến 12/2013)

59

3.2

Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư

61

3.3

Tình hình huy động vốn cho XD CSHT

63


3.4

Tình hình đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng

64

3.5

Kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tư của các xã điều tra

71

3.6

Thực trạng huy động nguồn vốn đầu tư của các xã điều tra

72

3.7

Các cơng trình xây dựng của các xã nghiên cứu tính đến năm 2013

75

3.8

3.9

3.10


3.11

Người dân được tuyên truyền phổ biến trong việc XD CSHT tại
địa phương
Người dân được tham gia thảo luận bàn bạc trong việc XD CSHT
tại địa phương
Vấn đề công khai minh bạch cho người dân được biết về XD
CSHT tại địa phương
Việc người dân được kiểm tra giám sát việc thực hiện XD CSHT
tại địa phương

78

79

80

81


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang


2.1

Bản đồ hành chính huyện Đơng Sơn

36

3.1

Sơ đồ bộ máy quản lý chương trình XD NTM của huyện

65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp, nơng thơn nước ta cịn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác
một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm
vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
tồn xã hội.
Xây dựng nơng thơn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội hiện
đại ở nông thôn. Xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh Công nhân - Nông dân - Trí thức
vững mạnh, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông

thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều
khó khăn, nơng dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên
tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục
tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng nơng thơn mới
trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước
[2]. Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm
lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh
tổng hợp xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ về
xây dựng nơng nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới.


2

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là chương trình
mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung tồn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng. Mục tiêu chung của chương
trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông
thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thơn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Thực hiê ̣n chủ trương về xây dựng nông thôn mới của Nhà nước và của
UBND tin̉ h Thanh Hóa, huyện Đông Sơn đã triể n khai đồ ng bô ̣ chương triǹ h này từ
năm 2009. Qua gầ n 5 năm thực hiê ̣n, nông thôn của huyê ̣n Đông Sơn đã có nhiề u
thay đổ i quan tro ̣ng, đă ̣c biê ̣t là cơ sở ha ̣ tầ ng kinh tế xã hô ̣i đã có những bước cải

thiê ̣n đáng kể .
Tuy nhiên cũng còn nhiề u bấ t câ ̣p phát sinh chưa đươ ̣c giải quyế t đúng mức
làm cho quá triǹ h xây dựng NTM của huyê ̣n không đa ̣t đươ ̣c tiế n đô ̣ theo kế hoa ̣ch,
trong đó có nhiề u công triǹ h đầ u tư phát triể n cơ sở ha ̣ tầ ng bi ̣ châ ̣m tiến đô ̣, gây
lañ g phí và ảnh hưởng không tố t đế n đời số ng và sản xuấ t ta ̣i điạ phương.
Xuất phát từ yêu cầu trên sau khi học xong chương trình cao học chuyên
nghành Kinh tế Nông nghiệp, tác giả ma ̣nh da ̣n thực hiê ̣n đề tài: “Giải pháp góp
phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng Nông thơn mới
tại địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp góp phần khai thác các nguồn lực, cải tiến công tác tổ
chức quản lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở
hạ tầng trong chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Đơng Sơn
tỉnh Thanh Hóa.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong
xâu dựng nông thôn mới.
- Đánh giá được thực trạng và tiế n đô ̣ công tác đầu tư phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng trong chương trình XD NTM của huyện Đơng Sơn
- Đề xuất được giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng hệ thống
cơ sở hạ tầng trong XD NTM tại huyện Đơng sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nội dung luận văn là hiê ̣n tra ̣ng, kế t quả và tiế n đô ̣
thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng NTM

thuộc địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề có liên quan đến nội dung
xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng NTM theo nội dung Thông tư
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn
thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới [3] và Quyết định số: 800/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
về nông thôn mới [12], bao gồm:
-

Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

-

Hệ thống giao thông nội địa

-

Hệ thống trường học, văn hóa giáo dục

-

Hệ thống điện chiếu sáng.

-

Hệ thống thủy lợi

3.2.2. Phạm vi về không gian:

Nghiên cứu và đánh giá việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây
dựng Nông thôn mới trên địa bàn tồn huyện Đơng Sơn, trong đó cho ̣n 3 xã để
nghiên cứu điể n hiǹ h.


4

3.2.3. Phạm vi về thời gian:
Hê ̣ thố ng số liê ̣u thứ cấ p đươ ̣c thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009
đến năm 2013.
Các số liê ̣u sơ cấ p đươ ̣c thu thâ ̣p trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng
12 năm 2013.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây
dựng NTM.
- Thực trạng và kế t quả xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng Nông thôn mới
trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tiế n đô ̣ xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng
Nông thôn mới ta ̣i địa phương.
- Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn
1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng
Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng trong lĩnh vực khác nhau như: giao
thơng, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật được hình thành
theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trị “nền tảng” cho các hoạt động diễn ra
trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “ cơ sở hạ tầng” được mở rộng ra cả các lĩnh vực
hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường học, bệnh viện, rạp hát, văn
hoá phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và
kiến trúc đóng vai trị nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn
ra một cách bình thường.
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: Cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế là những cơng trình phục vụ sản xuất như bến cảng,
điện, giao thông, sân bay…
+ Cơ sở hạ tầng xã hội là toàn bộ các cơ sở thiết bị và cơng trình phục vụ cho
hoạt động văn hóa, nâng cao dân trí, văn hố tinh thần của dân cư như trường học,
trạm xá, bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí…
1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng nơng thơn
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một bộ phận của tổng thể cơ sở hạ tầng vật chất
- kỹ thuật nền kinh tế quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và là những cơng
trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập phân bố, phát triển trong các vùng nông thôn
và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp, tạo thành cơ sở, điều kiện chung cho
phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của cơ sở hạ tầng nơng thơn có thể bao gồm những hệ
thống cấu trúc, thiết bị và cơng trình chủ yếu sau:


6

+ Hệ thống và các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ nơng, phịng chống thiên tai,
bảo vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như:

đê điều, kè đập, cầu cống và kênh mương thuỷ lợi, các trạm bơm…
+ Các hệ thống và cơng trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống,
đường xá, bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hoá, giao lưu đi lại
của dân cư.
+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thơng tin liên lạc…
+ Những cơng trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho
dân cư nông thôn.
+ Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật
liệu,…mà chủ yếu là những cơng trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
+ Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kỹ
thuật. Trạm trại sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.
Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố, cấu trúc
trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng
như giữa các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát triển, cơ sở
hạ tầng nơng thơn cịn bao gồm cả các hệ thống, cơng trình cung cấp gas, khí đốt,
xử lý và làm sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân nghiệp
vụ khuyến nông.
1.1.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là một bộ phận của cơ sở hạ tầng nông
nghiệp, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sơng, đường mịn, đường đất phục vụ sự đi lại
trong nội bộ nông thôn, nhằm phát triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế, văn
hoá xã hội của các làng xã, thơn xóm. Hệ thống này nhằm bảo bảm cho các phuơng
tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.
Trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cần phân
biệt rõ với hệ thống giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn bao gồm: Cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn, phương tiện vận tải và người sử dụng.


7


* Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thơn gồm:
+ Mạng lưới đưịng giao thơng nơng thơn, đường huyện, đường xã và
đường thơn xóm, cầu cống, phà trên tuyến giao thơng.
+ Đường sơng và các cơng trình trên bờ.
+ Các cơ sở hạ tầng giao thông ở mức độ thấp (các tuyến đường mòn,
đường đất và các cầu cống không cho xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép nguời đi bộ,
xe đạp, xe máy...vv đi lại). Các đường mòn và đường nhỏ cho người đi bộ, xe đạp,
xe thồ, xe súc vật kéo, xe máy và đơi khi cho xe lớn hơn, có tốc độ thấp đi lại là một
phần mạng lưới giao thông, giữ vai trị quan trọng trong việc vận chuyển hàng hố
đi lại của người dân.
1.1.2. Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn gắn liền với mọi hệ thống kinh tế, xã hội. Cơ sở hạ
tầng nông thôn là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, vừa phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nông thôn.
So với các hệ thống kinh tế, xã hội khác, cơ sở hạ tầng nơng thơn có những
đặc điểm sau:
1.1.2.1. Tính hệ thống, đồng bộ:
Cơ sở hạ tầng nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên
toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp
khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và của
làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình
hoạt động, khai thác và sử dụng.
Do vậy, việc quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phối
hợp, kết hợp giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và
tăng tối đa cơng dụng của các cơ sở hạ tầng nông thôn cả trong xây dựng cũng như
trong q trình vận hành, sử dụng.
Tính chất đồng bộ, hợp lý trong việc phối, kết hợp các yếu tố hạ tầng khơng
chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà cịn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các cơng trình
thường là các cơng trình lớn, chiếm chỗ trong khơng gian. Tính hợp lý của các cơng

trình này đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực đến các
sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.


8

1.1.2.2. Tính định hướng
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống
nơng thơn: Đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động kinh
tế, xã hội phát triển …
Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phải chú
trọng những vấn đề chủ yếu:
Cơ sở hạ tầng của tồn bộ nơng thơn, của vùng hay của làng, xã cần được
hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế, xã
hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội để quyết định việc xây dựng
cơ sở hạ tầng nơng thơn. Đến lượt mình, sự phát triển cơ sở hạ tầng về quy mô, chất
lượng lại thể hiện định hướng phát triển kinh tế, xã hội và tạo tiền đề vật chất cho
tiến trình phát triển kinh tế – xã hội.
Thực hiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển cơ sở hạ tầng của tồn bộ
nơng thơn, tồn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán
triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động
vốn đầu tư do chỉ tập trung vào những cơng trình ưu tiên.
1.1.2.3. Tính địa phương, tính vùng và khu vực
Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển … Do địa bàn nông thôn rộng, dân cư
phân bố không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa
khác biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái.
Vì thế, hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn mang tính vùng và địa phương rõ
nét. Điều này thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức
quản lý, sử dụng chúng.

Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống nông thôn, thiết kế,
đầu tư và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, vừa
phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.


9

1.1.2.4. Tính xã hội và tính cơng cộng cao
Tính xã hội và cơng cộng cao của các cơng trình ở nông thôn thể hiện trong
xây dựng và trong sử dụng.
Trong sử dụng, hầu hết các cơng trình đều được sử dụng nhằm phục vụ
việc đi lại, buôn bán giao lưu của tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ.
Trong xây dựng, mỗi loại cơng trình khác nhau có những nguồn vốn khác
nhau từ tất cả các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc xây
dựng, quản lý, sử dụng các hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn có kết quả cần lưu ý.
+ Đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử
dụng đối với các cơng trình cụ thể. Ngun tắc cơ bản là gắn quyền lợi và nghĩa vụ.
+ Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lý sử dụng cơng
trình cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể để khuyến khích việc phát
triển và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng.
1.1.3. Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban
Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ: “Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
phải được giải quyết đồng bộ, gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là
chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển tồn diện,
hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt” [2].

Hiện nay, chương trình xây dựng Nơng thơn mới (XD NTM) được coi là
một chương trình quốc gia, được chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới các địa
phương.
Mục tiêu của chương trình XD NTM ở nước ta là: “Xây dựng nơng thơn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,


10

đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc, dân
trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nơng thơn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính
phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng
nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Năng suất, chất
lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững;
hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ
thống cơ sở hạ tầng đường bộ đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm
trước.
Tuy nhiên, đứng trước cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng thơn
nhiều thách thức được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là u cầu cấp thiết
và có tính chất sống cịn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nơng
thơn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nơng
thơn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển.
Nông dân và nông thơn ln có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.
Hiện nay, ở nước ta trên 70% dân số sống ở nông thôn với khoảng 70% lực lượng
lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản
phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu

dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp
cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã
hội phát triển.
Trong mỗi giai đoạn phát triển, do điều kiện và bối cảnh khác nhau vị trí, vai
trị của nông nghiệp, nông thôn cũng dần thay đổi và xuất hiện những yếu tố mới.
Giai đoạn tới nông nghiệp, nông thôn sẽ được mở rộng và nâng cao hơn so với
trước, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp các dịch vụ cơ bản, giúp duy trì
lạm phát ở mức thấp cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống tối thiểu
cho người lao động, kiểm sốt mơi trường và sinh thái.


11

Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương xây
dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng NTM có kết
cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển cơng nghiệp, lấy nơng dân là vị trí then chốt trong mọi
sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy
mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Thực tiễn đã ghi nhận sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời
kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Tiếp
sau đó, nhiều Nghị quyết của Đảng và các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và
Chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực hiện vấn đề này,
cụ thể như: Ngày 5/8/2008 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số
26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP
của Chính phủ bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nơng nghiệp, nơng thơn. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020.
Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới, đây là những mục tiêu và tiêu chí

mà địi hỏi phải có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao
thơng nơng thơn tuy đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. [11]
Bộ tiêu chí quốc gia về XD NTM bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5
nhóm cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp, hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.


12

Tiêu chí 2: Giao thơng
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
2.2. Tỷ lệ km đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT.
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa.
2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện.
Tiêu chí 3: Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
Tiêu chí 4: Điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xun, an tồn từ các nguồn.
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật

chất đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TTDL.
6.2. Tỷ lệ thơn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VHTTDL.
Tiêu chí 7: Chợ nơng thơn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Tiêu chí 8: Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thơng.
8.2. Có Internet đến thơn.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
9.1. Nhà tạm, dột nát.


13

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
Tiêu chí 10: Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tồn tỉnh.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Tiêu chí 14: Giáo dục
14.1. Phổ biến giáo dục trung học.
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, học nghề).
14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Tiêu chí 15: Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.
15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 16: Văn hóa.
Xã có từ 70% số thơn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định
của Bộ VH-TTDL.
Tiêu chí 17: Mơi trường
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về mơi trường.
17.3. Khơng có các hoạt động gây suy giảm mơi trường và có các hoạt động
phát triển mơi trường xanh, sạch, đẹp.
17.4. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn.


14

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh.
18.4. Các tổ chức đồn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng
vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sơng Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên
hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù
hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng.
Trong 19 tiêu chí đó thì tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao
thông nông thôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ
tiêu cụ thể đối với từng xã để được công nhận đạt xã nông thôn mới.

1.1.4. Nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng nơng thơn mới.
Trong 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về xây
dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình xây dựng NTM được xác định rõ từng nội
dung là:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội;
5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn;
6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nơng thơn;
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn;
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng nơng thơn;
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
1.1.5. Đă ̣c điểm của công tác xây dựng, phát triển hạ tầng nơng thơn
Đầu tư trong nơng nghiệp nói chung và trong đầu tư cơ sở hạ tầng nơng thơn
nói riêng thông thường đều trực tiếp hay gián tiếp chịu ảnh của các đặc điểm sau:


15

1.1.5.1. Thời gian thu hồi vốn dài
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nơng thơn thường có thời gian thu hồi vốn
dài hơn trong đầu tư các ngành khác. Những nguyên nhân chủ yếu của thời gian thu
hồi vốn dài bao gồm:
+ Số tiền chi phí cho một cơng trình XD thường khá lớn và phải nằm ứ đọng
khơng vận động trong qúa trình đầu tư. Vì vậy, khu vực tư nhân khơng tích cực
tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là chính phủ.
+ Thời gian kể từ khi tiến hành đầu tư một cơng trình cho đến khi cơng trình
đưa vào sử dụng thường kéo dài nhiều tháng thậm chí tới vài năm.
+ Tính rủi ro và kém ổn định của đầu tư cao do phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự

nhiên.
1.1.5.2. Hoạt động đầu tư:
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhất là trong cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn, thường tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn, trải dài theo vùng địa lý
và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm địa lý của vùng. Điều này làm tăng thêm tính phức
tạp của việc quản lý, điều hành các cơng việc của thời kỳ đầu tư xây dựng cơng
trình cũng như thời kỳ khai thác các cơng trình giao thơng nông thôn.
Các thành quả của hoạt động đầu tư là các cơng trình xây dựng sẽ ở ngay nơi
mà nó được tạo dựng, phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất và đời sống dân cư.
Do đó, khi xây dựng các cơng trình phải cân nhắc, lựa chọn cơng nghệ kỹ thuật tiên
tiến nhất để phục vụ lâu dài cho nhân dân.
1.1.5.3. Tính hiệu quả:
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó
có yếu tố đầu tư tới hạn, là đầu tư đưa cơng trình xây dựng nhanh tới chỗ hồn bị.
Nếu chậm đạt tới chỗ hồn bị, các cơng trình sẽ chậm đưa vào vận hành.
Tại nước ta trong thời gian qua, ngân sách Nhà nước đã dành một số vốn
đáng kể đầu tư cơ bản cho nông nghiệp (thuỷ lợi, khai hoang, xây dựng các vùng
kinh tế mới, cơ sở hạ tầng…), nếu tính theo giá năm 1990, vốn đầu tư của Nhà nước
cho nông nghiệp và phát triển nơng thơn bình qn mỗi năm giai đoạn 1976-1985 là


16

732 tỷ, giai đoạn 1976-1980 là 704 tỷ, giai đoạn 1981-1985 là 7.323 tỷ, giai đoạn
1986 -1990 là 673 tỷ, trong đó đầu tư dành cho phát triển giao thơng nông thôn là
103 tỷ đồng trong giai đoạn 1986- 1990.
Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu đầ u tư cho nơng nghiệp nơng thơn nói chung
thì mức đầu tư là q thấp. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng nơng nghiệp nông thôn lạc
hậu, nhất là các tỉnh trung du và miền núi. Do vậy, đây là những vấn đề bức xúc địi
hỏi Chính Phủ và các cấp chính quyền địa phương cần phải xem xét đầu tư và giải

quyết một cách thoả đáng.
1.1.5.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển
Ở mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư trước hết và chủ yếu là từ tích luỹ của nền
kinh tế, tức phần tiết kiệm không tiêu dùng đến (gồm tiêu dùng của cá nhân và tiêu
dùng của Chính Phủ) từ GDP. Nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, xét về lâu dài là
nguồn bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách ổn định, là điều
kiện đảm bảo tính độc lập và tự chủ của đất nước trong lĩnh vực kinh tế cũng như
các lĩnh vực khác. Ngồi nguồn vốn tích luỹ từ trong nước, các quốc gia cịn có thể
và cần huy động vốn đầu tư từ nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Từ đây, ta có thể chỉ ra các hướng chính trong nguồn đầu tư phát triển :
+ Nguồn trong nước: Bao gồm tích luỹ từ ngân sách, vốn tích luỹ của các
doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư.
+ Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở: Bao gồm vốn ngân sách cấp, viện trợ
không hồn lại, vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết.
+ Nguồn vốn từ nước ngồi.
Trong cả ba nguồn trên thì vốn huy động từ nước ngồi đóng vai trị quan
trọng trong những bước đi đầu tiên, nó chính là những cái “hích” đầu tiên cho sự
phát triển, tạo tích luỹ cho nền kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng nếu xét về lâu
dài, nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước
đến sự phồn thịnh một cách chắc chắn và không phụ thuộc lại là nguồn vốn trong
nước. Đây chính là nền tảng để tiếp thu và phát huy tác dụng của nguồn vốn đầu tư


×