Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỒNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ LAI LUẬT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỒNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ LAI LUẬT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Ở HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN DƯ


Hà Nội, 2011


1

MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá tồn diện và to
lớn: từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực trong những năm cuối thập kỷ 70,
đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, bằng “Khoán 10” cùng chính sách đổi mới tồn
diện đã đưa nơng nghiệp nước ta vươn lên đủ ăn và trở thành một trong những nước
hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới.
Năm 2010, giá trị gia tăng (GDP) của nông nghiệp đạt 90.613 tỷ đồng (giá cố
định 1994), tăng 2,78% so với năm 2009 và chiếm 16,43% tổng sản phẩm trong
nước. Những năm gần đây, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu, hạt điều thứ nhất
thế giới, xuất khẩu gạo, cà phê đứng thứ nhì thế giới; chiếm lĩnh và khẳng định vị
trí trên thị trường thế giới về thanh long, hạt điều; có thứ hạng cao trong xuất khẩu
cá ba sa, cá tra, tôm, cao su, chè…
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
và chưa đồng đều giữa các vùng. Nơng nghiệp phát triển cịn kém bền vững, tốc độ
tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn
lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào
tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách
thức sản xuất trong nơng nghiệp cịn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán;
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Các hình thức tổ chức
sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa.
Nơng nghiệp và nơng thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội cịn yếu kém, mơi trường ngày càng ơ nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với
thiên tai còn nhiều hạn chế.
Cũng như cả nước, trong những năm qua, nông nghiệp của huyện Quốc Oai

đã đạt được những thành tựu lớn, có những bước tiến nhanh về số lượng, chất lượng
và hình thức tổ chức sản xuất: giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng bình qn
trên 4%, sản lượng hàng hóa ngày càng cao, số trang trại ngày càng nhiều; đời sống
nông dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, nông nghiệp của Quốc Oai vẫn là
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu


2

hướng giảm dần: chỉ đạt 2,5 % trong những năm gần đây, sức cạnh tranh thấp; ứng
dụng khoa học - cơng nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cịn hạn chế; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nơng nghiệp cịn chậm, nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu
quy hoạch, kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn yếu kém, mơi trường ngày càng ơ
nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai cịn nhiều hạn chế; đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp và bị bỏ hoang do thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp..;
Mặt nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm, bị san lấp..; các loại dịch bệnh như lở
mồm long móng, cúm gia cầm, ngập úng, hạn hán… thường xuyên xảy ra.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011, Quốc Oai nằm trong vùng đơ thị hóa với đơ thị sinh thái Quốc Oai và
một phần đơ thị vệ tinh Hịa Lạc, khoảng 1.500 ha đất nông nghiệp (chiếm 16 %
tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện) sẽ dành cho phát triển đô thị, hạ tầng kỹ
thuật và xã hội trong khi nông dân vẫn chiếm đại bộ phận dân số.
Từ đó, một yêu cầu đặt ra là: Làm thế nào để sản xuất nơng nghiệp Việt Nam
nói chung, của huyện Quốc Oai nói riêng được ổn định, dần đi vào bền vững theo
tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
(khóa X) về Nơng nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây không chỉ là đề tài nghiên
cứu của các nhà khoa học mà đã trở thành mục tiêu trong chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước. Điều đó địi hỏi phải có bước đột phá về chính sách để giải
quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống sang

sản xuất hàng hoá gắn với thị trường hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế; thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nông thôn, xây
dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Để nông nghiệp Quốc Oai phát triển bền vững, cung cấp nơng sản hàng hóa
cho Thủ đơ, góp phần cùng Huyện ủy - HĐND- UBND huyện Quốc Oai giải quyết
các vấn đề về Kinh tế - Xã hội – Môi trường, đưa Nghị quyết của Đảng về vấn đề
“tam nông” vào cuộc sống trên địa bàn huyện, em chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển nông nghiệp bền vững ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”


3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nhà Xuất bản Đà Nẵng)
“phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp
đến cao, đơn giản đến phức tạp”.[5]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra
tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính
của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái
bất biến mà trải qua một loạt các trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu
vong. Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập.[5]
1.1.1.2. Khái niệm về nông nghiệp
Theo Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Bảy, khóa X
của Ban Tuyên giáo Trung ương – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - năm

2008 thì: “Nơng nghiệp là tên chung chỉ những ngành sản xuất lấy đất đai, mặt
nước, đồng cỏ, quy trình sinh học …làm đối tượng và là tư liệu sản xuất chủ yếu.
Nơng nghiệp có đặc điểm riêng, nổi bật là quá trình sản xuất chịu sự chi phối khá
nhiều của các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên, thời tiết, khí hậu…Nơng nghiệp là sản
nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệp thứ hai (công nghiệp) và sản nghiệp thứ
ba (dịch vụ); là sản nghiệp chính của nông dân và là sản nghiệp đầu tiên cần thiết
cho sự sinh tồn của xã hội”.
1.1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp
Nơng nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các cây trồng và
vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng đồng thời lại chịu


4

tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, mơi trường. Các quy luật
sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con
người. Sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ. Trong nông nghiệp, khối lượng đầu
ra không tương ứng về cả số lượng và chất lượng so với đầu vào [7].
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong nông nghiệp, đất đai là tư
liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất
đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Khơng có đất đai thì
khơng có sản xuất nơng nghiệp. Do đó, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai để vừa làm
tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai [7].
- Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn. Tích tụ và tập trung cao
là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được phân bố trên
phạm vi không gian rộng lớn. Đặc điểm này do tính chất đất đai qui định. Tính chất
này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống ở đó và điều
kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng đất có một hệ thống kinh tế- sinh thái riêng. Vì vậy,
cần phải bố trí sinh vật phù hợp với lợi thế của mỗi vùng, thực hiện chun mơn hóa

gắn liền với phát triển tổng hợp [7].
- Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi trên
thị trường. Khác với công nghiệp, trong nông nghiệp sản phẩm sản xuất ra vừa
được người sản xuất tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường. Sản phẩm tiêu
dùng nội bộ đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của gia đình nơng dân, để làm
giống. Sản phẩm bán ra trên thị trường bao gồm các sản phẩm cho người tiêu dùng,
các ngành công nghiệp chế biến và các sản phẩm xuất khẩu. Vì thế, nơng sản có thể
tham gia vào rất nhiều kênh thị trường nên cần có chiến lược sản xuất tiêu thụ sản
phẩm hiệu quả. Đó là yêu cầu tất yếu của một nền nơng nghiệp hàng hóa [7]
- Cung về nơng sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nơng sản mang tính thời
vụ. Do sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ nên cung nơng sản hàng hóa và cầu
về đầu vào của nơng nghiệp mang tính thời vụ. Vì vậy địi hỏi phải có cơ sở hạ tầng
để dự trữ, bảo quản nơng sản sau thu hoạch, có cơ chế thị trường linh hoạt mềm dẻo
với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự điều tiết của Nhà nước. [7]
- Nơng nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ.


5

Sự liên quan này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp nguyên vật
liệu, vốn, lao động...cho công nghiệp mà nơng nghiệp cịn là thị trường rộng lớn của
cơng nghiệp và dịch vụ. Vì thế mọi chiến lược phát triển đều phải tính tốn đến mối
quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ [7].
1.1.1.4. Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Theo GS.TS Đỗ Kim Chung: “Phát triển nông nghiệp thể hiện q trình thay
đổi của nền nơng nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở
mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản
xuất vật chất khơng những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng
hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế,
thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp khác

với tăng trưởng nông nghiêp: “Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời
điểm nào đó, nền nơng nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản
ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông
nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông
nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nơng nghiệp, số lượng diện tích, số đầu
con vật ni. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát
triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay
đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nơng nghiệp với
hồn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự
phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nơng nghiệp và
giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả
kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường. Tăng trưởng và phát triển nơng
nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng do chiến lược phát triển nông nghiệp chưa hợp lý
mà có tình trạng ở một quốc gia có tăng trưởng nơng nghiệp nhưng khơng có phát
triển nơng nghiệp” [7]
1.1.1.5. Phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo


6

"Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển
(WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát
triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát

triển bền vững" là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa
3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát
triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội; xố đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi
và cải thiện chất lượng môi trường;
Ở Việt Nam, phát triển bền vững bắt đầu được nghiên cứu từ khoảng cuối
thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỉ XX. Thể hiện cụ thể nhất là Quyết định số 153
ngày 17-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
1.1.1.6. Phát triển nông nghiệp bền vững
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 quan niệm rằng
“Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và
kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện
tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp
tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được
chấp nhận về phương diện xã hội” [5].
Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO nền nơng nghiệp bền vững bao gồm việc
quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên.


7

Theo định nghĩa của TAC/CGIARC (Ban cố vấn kĩ thuật thuộc nhóm chun
gia quốc tế về nghiên cứu nơng nghiệp của Liên hợp quốc): Nông nghiệp bền vững
phải bao hàm sự quản lí thành cơng tài ngun thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu
con người đồng thời cải tiến chất lượng mơi trường và giữ gìn được tài ngun thiên

nhiên.v.v.
Theo Tiến sỹ Vũ Văn Nâm: Phát triển nông nghiệp bền vững (bao gồm cả
lâm nghiệp và ngư nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lí các nguồn tài ngun thiên
nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở
đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã
hội chấp nhận.
Từ việc kế thừa các định nghĩa trên, tôi cho rằng: Phát triển nơng nghiệp bền
vững là xây dựng nền nơng nghiệp có năng suất, chất lượng sản phẩm không ngừng
nâng cao, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường trong
nông nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sinh thái.
1.1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
Theo Báo cáo đề tài: Ảnh hưởng của chính sách nơng, lâm nghiệp và ni
trồng thủy sản tới phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam của Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương, nội dung phát triển bền vững trong nông nghiệp
được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất: Sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn lực tự nhiên;
Thứ hai: Phát triển sản xuất gắn với thị trường;
Thứ ba: Đẩy mạnh công tác chế biến hàng nông sản, gắn vùng nguyên liệu
với cơ sở chế biến và các tác nhân tham gia tiêu thị sản phẩm trên thị trường dựa
trên cơ sở kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế và các lợi ích xã hội.
Thứ tư: Tăng cường dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản, tạo cơ hội cho người nghèo được tham gia sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị
trường.
Theo Tiến sĩ Vũ Văn Nâm, phát triển nông nghiệp bền vững gồm bốn nội
dung cơ bản sau:


8


Một là: Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định
Chỉ có tăng năng suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của
con người về sản phẩm nông nghiệp. Việc tăng năng suất này phải được thực hiện
một cách ổn định, bền vững, nông nghiệp không bị chao đảo trước các “cú sốc” của
kinh tế thị trường. Tăng năng suất nông nghiệp trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng
đất đai, lao động và vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp.
Hai là: Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp
Sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm biện pháp thực hiện sự công
bằng về phân phối, chia sẻ sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên nông nghiệp. Một
hệ thống nông nghiệp càng công bằng bao nhiêu thì sự phân bố tài nguyên trong cư
dân, trong cộng đồng, vùng và quốc gia càng công bằng bấy nhiêu… Vì vậy, chiến
lược phát triển thuỷ lợi, phân bón, giống phải tính đến yếu tố cơng bằng cho sự phát
triển của nền nông nghiệp.
Ba là: Sử dụng hợp lý tài ngun thiên nhiên
Nơng nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên, đất,
nước, rừng, biển được sử dụng đúng đắn không bị giảm cấp, không bị tàn phá bởi
những kỹ thuật canh tác không phù hợp. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp
cần phải có các nội dung bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc
phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Bốn là: Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng
cuộc sống
Sự phát triển nông nghiệp được gọi là bền vững khi mà các hoạt động hiện tại
về nông nghiệp không ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển
của thế hệ mai sau. Thực trạng nghèo đói là nguyên nhân cơ bản của sự tàn phá và
giảm cấp tài nguyên rừng và đất. Vì thế, cần có chiến lược giải quyết tốt những khó
khăn, nhất là những vùng điều kiện sản xuất khó khăn. Để làm được điều này, sự
tham gia của nhóm người hưởng lợi, sự phân bố cơng bằng lợi ích và khả năng tự
lập là những yếu tố cơ bản của mọi chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.



9

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững
Đúc kết từ lý luận và thực tế thấy rằng có năm nhóm yếu tố cơ bản sau đây
ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp bền vững.
1.1.3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp
Với sản xuất nơng nghiệp, cơ chế chính sách về đất đai có vai trị chủ đạo.
Từ sau khi cả nước thống nhất 4/1975 đến 1985, chính sách tập thể hố đất
đai, làm ăn tập thể, bao cấp đã hạn chế lực lượng sản xuất, nước ta rơi vào khủng
hoảng lương thực thiếu đói trầm trọng... Thấy được nhược điểm của cơ chế chính
sách này, Đảng và Nhà nước ta đã có sự điều chỉnh, mạnh dạn bắt đầu bằng:
“Khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động” theo Chỉ thị 100-CT/TW ngày 1301-1981 của Ban Bí thư Trung uơng Đảng, người nơng dân đã có quyền được
hưởng phần sản phẩm tăng lên trên diện tích khốn của mình, nhờ đó mà nơng
nghiệp có sức sống mới, hồi sinh trở lại, lượng lương thực được từng bước nâng lên
15- 16 triệu tấn/năm, thiếu đói được đẩy lùi đáng kể.
Sau năm 1986, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về nơng nghiệp ban hành
ngày 5-4-1988 là một Nghị quyết có những nội dung có tính đột phá, tạo bước phát
triển mới rất quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Ngay
năm 1988, sản lượng lương thực cả nước đã đạt đến 17,6 triệu tấn, đủ cho nhu cầu
ăn trong nước và có xuất khẩu 30 vạn tấn gạo, một thành tựu làm thế giới phải ngạc
nhiên. Những năm gần đây, sản lượng lương thực luôn đạt trên dưới 40 triệu tấn,
nhiều loại cây trồng khác cũng đạt kết quả rất cao như Điều, Cà phê, Ca cao, Mía
đường, trồng rừng... Ngành chăn ni cũng rất phát triển, đủ cho nhu cầu thực phẩm
trong nước và còn xuất khẩu với khối lượng khá lớn ở một số loại: Thịt lợn đơng
lạnh, thuỷ sản cá, tơm.
Có thể nói, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp là yếu tố
quan trọng nhất bởi cũng đất đai ấy, nguồn lực ấy, con người ấy, bằng một chủ
trương mới, phù hợp đã đưa nước ta từ thiếu đói, nghèo nàn đến đủ ăn, khá, xuất
khẩu nông sản chiếm thứ hạng cao trên thế giới;

1.1.3.2. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp
Thủy lợi: Trong nông nghiệp, đối với cây trồng các loại, nước quan trọng sau


10

đất: “thủy sinh mộc” hay “ nhất nước nhì phân”. Để có sản xuất nơng nghiệp theo
nghĩa đầy đủ, nghĩa là cây trồng và vật ni có sự tác động của con người từ đầu
đến cuối của chu trình sản xuất (từ hạt, con giống, đến thu hoạch) phải có thuỷ lợi
cung cấp nước, vì nước chiếm từ 70- 90% trong các cá thể cây con. Mặt khác, thiên
tai bão úng có thể gây hại cho sản xuất nơng nghiệp với mức độ ngày một gia tăng.
Vì vậy, quá trình phát triển của nơng nghiệp gắn liền với việc hình thành và xây
dựng hệ thống thuỷ lợi. Từ xưa, cha ông ta đã làm hạ tầng thuỷ lợi như: Đắp đê thời
Lý; Kênh nhà Lê (Thanh Hoá); đắp đê bao ngăn mặn ở Hải Phịng, Thái Bình của
Nguyễn Cơng Trứ triều Nguyễn... Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định thuỷ
lợi là mặt trận hàng đầu.
Điện: Điện là năng lượng mạnh của sản xuất, đã trở thành một yêu cầu quan
trọng, là vật tư thiết yếu của nông nghiệp. Điện dùng vận hành các trạm bơm tưới,
tiêu, sấy khô nông sản, bảo quản hạt, củ giống, làm đông lạnh hàng xuất khẩu. Sản
xuất kỹ thuật càng cao thì càng đòi hỏi nhu cầu về điện. Các vùng sản xuất rau an
tồn, trồng hoa, các trang trại chăn ni gia súc, gia cầm... thường xuyên cần điện
để bơm, cấp nước tưới, cho gia súc, gia cầm uống, tắm, thắp sáng, điều chỉnh sinh
trưởng của cây, cho gia súc ăn, sưởi ấm, sục khí cho mơi trường thuỷ sản, làm lạnh
kho lạnh bảo quản nông sản. ..
Cơ sở hạ tầng giao thơng: Đường xá có vai trị rất quan trọng, “muốn làm
giầu phải làm đường”; Trong nông nghiệp giao thông, nhất là giao thơng nội đồng
có đảm bảo thì sản xuất và đi lại của người sản xuất, của các phương tiện máy nông
cụ làm đất, vận chuyển sản phẩm mới thuận lợi. Trái lại, cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn và đồng ruộng mà thấp kém sẽ gây khó khăn, tốn kém sức lao động của
nơng dân, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, giảm khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy,

đầu tư cho giao thơng nơng thôn, giao thông đồng ruộng là một nội dung quan trọng
của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển nông nghiệp bền vững.
1.1.3.3. Nguồn lực lao động và vốn với nông nghiệp
- Nguồn lực lao động
Nguồn lực lao động thể hiện trên 3 khía cạnh: Sức lao động; kinh nghiệm và
trình độ kỹ thuật sản xuất; khả năng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường.


11

Trong giai đoạn sản xuất tự cấp, tự túc thì yêu cầu sức khoẻ để lao động và
kinh nghiệm là chính. Ngày nay, nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố với
trình độ ngày một cao, thì 3 u cầu trên địi hỏi lại càng cao, vì máy móc, phương
tiện... chưa thể thay thế hoàn toàn được sức lao động của con người, vẫn cịn những
cơng đoạn, cần trực tiếp sức lao động con người. Liền với đó, để tăng năng suất lao
động, con người phải đúc kết được kinh nghiệm. Kinh nghiệm càng nhiều, trình độ
khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất càng cao thì sản xuất có năng suất, chất lượng
càng cao.
- Vốn cho sản xuất nông nghiệp
Nơng nghiệp nhìn chung khơng có u cầu vốn lớn và đầu tư tập trung như
công nghiệp. Song, vốn với sản xuất nơng nghiệp hiện nay có u cầu cao hơn trước
nhiều: Vốn để đầu tư giống cây, con chất lượng đảm bảo, giống mới, thậm chí
giống quý hiếm, vốn cho các vật tư đầu vào khác như: Phân bón các loại, thuốc
BVTV, thuốc thú y, công làm đất... Sản xuất quy mơ vừa và lớn thì nhất thiết phải
có vốn đủ mức yêu cầu mới làm được. Nguồn vốn cho nền nơng nghiệp phát triển
cịn cao hơn nữa trong đầu tư cơ sở vật chất hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng giao thông, ở
đào tạo nhân lực, hệ thống kho tàng, trợ giá, dự trữ nông sản.
1.1.3.4. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, nhờ có khoa học kỹ
thuật mà đã đạt được những thành tựu kỳ diệu, rõ nhất là mấy thập niên thế kỷ

trước, cách mạng xanh đã làm cho Ấn Độ đủ lượng thức ăn, bắt đầu từ những năm
cuối thập niên 60. Cách mạng giống lúa đã đưa Trung Quốc, nước đông dân nhất
thế giới, từ thiếu đói đến đủ ăn, có lương thực xuất khẩu từ thập niên 80.
Ngày nay quá trình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh với nông nghiệp
diễn biến với mức độ năm sau thường phức tạp và cao hơn năm trước. Vì vậy, chỉ
có KHKT tiên tiến, bộ giống thích nghi phù hợp, và phịng trừ có hiệu quả dịch
bệnh... mới đáp ứng được yêu cầu của nông nghiệp hiện nay cũng như trong giai
đoạn tới.
1.1.3.5. Giá cả nông sản
Trong nền kinh tế thị trường, sự biến động của giá cả tới quy mô sản xuất là


12

quy luật tất yếu. Khi có biến động, giá bán thấp, lãi dưới mức bình thường hoặc
khơng có lãi, thì sản xuất không tăng hoặc sẽ bị thu hẹp; khi giá cao, có lãi lớn thì
lại được tập trung phát triển hơn.
Ngồi 5 yếu tố trên, tại Quốc Oai cịn một yếu tố riêng mới xuất hiện: đó là
đi làm thuê trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng công cao hơn nhiều so với sản
xuất nông nghiệp nên nhiều nông dân bỏ ruộng hoang đi làm th. Vì thế, có thể
nói, thu nhập từ nơng nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.
1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nước trong khu vực
Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước đã tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc,
Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan…trong đó có những quốc gia có nhiều
điều kiện về kinh tế - xã hội – khí hậu có những nét tương đồng với Việt Nam như
Trung Quốc, Thái Lan.
1.2.1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc
Từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, nền nông nghiệp và kinh tế đã

đạt được những thành tựu nhất định, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của khoa
học cơng nghệ. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, các khu phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện đại hóa nơng nghiệp… được xây dựng ở hầu hết
các tỉnh, thành phố và sử dụng công nghệ cao để cải tạo nông nghiệp truyền thống.
Trung Quốc đã chọn công nghệ cao làm khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp.
Tiến bộ khoa học – công nghệ nâng cao đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển
ổn định liên tục của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc. Trung Quốc chỉ sử
dụng 7% đất canh tác của thế giới nhưng đã nuôi sống 22% dân số thế giới.
Trung Quốc đã chọn được 7 lĩnh vực nông nghiệp lấy công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin làm trọng điểm, tổ chức lực lượng khoa học - công nghệ nịng
cốt thúc đẩy khoa học- cơng nghệ nơng nghiệp cao trong toàn quốc và giành được
những tiến triển quan trọng và đột phá:
- Lĩnh vực công nghệ sinh học: đã xây dựng được công nghệ sản xuất của
hơn 60 loại hoa, lúa gạo, lúa mỳ, khoai tây, táo …đã được áp dụng thành công trên


13

diện rộng về kỹ thuật cấy mô khử virut vào sản xuất theo kiểu cơng xưởng hóa,
nhân bản vơ tính gen hàng trăm loại, ứng dụng công nghệ chuyển ghép di truyền và
thu được nhiều loại gen có các tính trạng khác nhau; Trong lĩnh vực chăn nuôi,
Trung Quốc đã thực hiện cấy ghép phôi thai đông lạnh đã áp dụng vào bị, cừu …
- Lĩnh vực cơng nghệ thơng tin: đã xây dựng được nhiều ngân hàng dự trữ
thông tin nông nghiệp như ngân hàng dự trữ nông nghiệp, ngân hàng tài nguyên
giống cây trồng, ngân hàng dữ liệu kết quả khoa học công nghệ nghề cá, ngân hàng
dữ liệu thống kê kinh tế nông nghiệp. Theo đà phát triển nhanh chóng của mạng
Internet, Trung Quốc đã khởi động chương trình: Kim nơng, Mạng thơng tin nơng
nghiệp Trung Quốc, Mạng thông tin khoa học công nghệ nông nghiệp Trung Quốc
và đã bắt đầu cung cấp những thơng tin có liên quan để phục vụ cho nông nghiệp và
nông thôn. Cơng nghệ viễn thám (RS) kết hợp với máy tính để điều tra tài nguyên

đất đai, đồng cỏ, rừng … giám sát động thái gây hại của sâu bệnh
- Lĩnh vực vật liệu, phân hóa học, thuốc trừ sâu mới: Các loại phân bón,
thuốc trừ bệnh sinh vật và các hóa chất loại mới đã phát triển khá mạnh. Loại phân
bón hỗn hợp do Trung Quốc tự chế tạo đã chiếm 20% số lượng phân bón hóa học,
các loại phân bón hữu cơ dùng trong sản xuất rau, cây ăn quả, cây cảnh đã khá phổ
biến: phân hóa học nồng độ cao, phân hóa học hiệu quả lâu dài và phân tan chậm..
dần thay thế loại phân đơn nguyên tố, nồng độ thấp, làm tăng sản lượng từ 8-15%,
- Lĩnh vực thiết bị nơng nghiệp. Diện tích ứng dụng thiết bị đồng bộ năm
1996 là 698.000 ha đã phát triển lên 1.340.000 ha trong đó có 20.000 ha là kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc phù hợp với các cấu trúc, kỹ thuật
trồng trọt, khống chế môi trường khác nhau, tiết kiệm năng lượng và sử dụng ánh
sáng mặt trời, nghiên cứu chế tạo ra các loại phòng ấm hiện đại điều khiển tự động.
1.2.1.2. Phát triển nông nghiệp bền vững của của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có điều kiện tự
nhiên, kinh tế – xã hội gần giống như Việt Nam. Việc Thái Lan phát triển mạnh mẽ
ngành nông nghiệp đang là một bài học kinh nghiệm rất quý báu đối với Việt Nam
trong tiến trình đổi mới đất nước, phát triển ngành nông nghiệp.


14

Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua phát triển tương
đối ổn định. Thái Lan đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp nhưng
phần đóng góp của nơng nghiệp trong GDP của Thái Lan vẫn rất quan trọng (18%).
Trong quá trình phát triển nông nghiệp, Thái Lan đưa ra các chiến lược:
- Thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế
toàn diện và ổn định. Ngay từ năm 1999, chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương
trình phát triển nơng nghiệp, trong đó tập trung vào một số giải pháp như:
+ Đẩy mạnh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cải cách đất đai.
+ Phân vùng sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất, phân canh diện

tích đất nhất định cho một số loại cây địi hỏi tưới tiêu tốt.
+ Cung cấp cho nơng dân các loại giống cây khác nhau để cải thiện chất
lượng cây trồng.
+ Quản lý sau thu hoạch một cách hiệu quả.
+ Thúc đẩy và cơng bố các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực nơng
nghiệp,.
+ Cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất với các
chính sách lãi suất ưu đãi.
- Thực hiện chiến lược lúa gạo quốc gia 5 năm 2004-2008. Thái Lan tập
trung nâng cao sản lượng thóc gạo thơng qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
mới tăng năng suất, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, quảng bá thị trường thóc gạo,
tăng giá trị xuất khẩu, nâng cao đời sống cho nông dân.
- Phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. Thái lan tổ chức các vùng
sản xuất vệ tinh xen kẽ nông nghiệp với các khu công nghiệp và dân cư: Tại những
vùng nông nghiệp gần Băng Cốc, nông dân phát triển sản xuất rau quả an tồn. Tại
các vùng cách thủ đơ hàng trăm km, các mơ hình nơng nghiệp tổng hợp được xây
dựng, trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả, cây lương thực với nuôi
trồng thủy sản nhằm giải quyết vấn đề mơi trường và an tồn thực phẩm. Đặc biệt,
Chính phủ Thái Lan rất quan tâm tới các chính sách tín dụng, khuyến nơng, xây
dựng kết cấu hạ tầng… nhằm thúc đẩy phát triển các vùng nông nghiệp bền vững.


15

1.2.1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các quốc gia trên
thế giới có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong
tiến trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thứ nhất, xác định đúng mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong
q trình cơng nghiệp hóa đất nước. Cơng nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh

tế xương cốt của nền kinh tế quốc dân. Trong chiến lược phát triển kinh tế của
mình, quốc gia nào cũng có đặt vấn đề công nghiệp lên hàng đầu. Ngành công
nghiệp sẽ là ngành tạo ra được bước đột phá, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển. Đây là một quan niệm đúng, tuy nhiên trong khi phát triển ngành cơng nghiệp
thì yêu cầu chúng ta phải coi trọng cả ngành nông nghiệp. Nếu khu vực nơng nghiệp
khơng phát triển thì trước hết nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tồn bộ dân cư sống trong
khu vực nơng nghiệp, nơng thơn, sau đó ảnh hưởng tới sự ổn định về kinh tế, xã hội
trên phạm vi toàn xã hội. Kinh nghiệm của các quốc gia đã cho thấy việc xác định
đúng mối quan hệ giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp trong q trình cơng nghiệp
hóa đất nước có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Dù cho nền khoa học công nghệ của
thế giới có phát triển như thế nào thì cũng khơng thể xóa bỏ vai trị của ngành nơng
nghiệp. Nơng nghiệp và cơng nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Do vậy, trong chiến lược phát
triển kinh tế nói chung cần phải chú trọng phát triển cả cơng nghiệp và nông nghiệp.
Riêng đối với Việt Nam, việc xác định đúng mối quan hệ trong phát triển
công nghiệp và nơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát điểm phát triển kinh
tế của Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 70% dân cư sống ở khu vực nơng
nghiệp. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình nếu chúng ta khơng
phát triển hài hịa được giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp thì nền kinh tế cịn nguy
cơ rơi vào tình trạng mất ổn định, thiếu tính cân bằng tổng thể. Thực tiễn đã chứng
minh điều này, khi trước đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, Việt Nam chỉ
chú trọng vào phát triển công nghiệp nặng, khu vực nơng nghiệp ít được quan tâm
đã dấn tới tình trạng thiếu lương thực – thực phẩm, đời sống của tồn dân cư vơ
cùng khó khăn. Hiện nay trong việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp cũng đang


16

đẩy một bộ phận dân cư bị mất đất sản xuất nơng nghiệp rơi vào tình trạng thiếu
việc làm, đời sống khó khăn, làm nẩy sinh những vấn đề xã hội rất khó giải quyết.

Thứ hai, cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Khu vực nông nghiệp, nông thôn là khu vực kém phát triển nhất so với các
khu vực khác về mọi mặt. Từ trước tớí nay, do u cầu của q trình tăng trưởng
kinh tế hầu hết các quốc gia đều giành phần lớn các nguồn vốn đầu tư cho công
nghiệp và dịch vụ. Phần vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thơn là rất hạn
chế. Trong khi đó đây lại là ngành đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài. Việc
thiếu công bằng trong đầu tư phát triển đã làm cho nông nghiệp vốn lạc hậu lại càng
trở lên lạc hậu hơn. Do vậy, từ những bài học kinh nghiệm của các nước rút ra cho
Việt Nam bài học: cần phải có những cơ chế chính sách đầu tư một cách hợp lý,
hiệu quả cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng
kinh tế – xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên môi
trường. Ngành nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài
nguyên môi trường như đất, nước, rừng, thủy hải sản… Bên cạnh đó khu vực nơng
nghiệp, nơng thơn là khu vực có trình độ dân trí thấp. Do trình độ khoa học – kĩ
thuật cịn lạc hậu, trình độ nhận thức của người sản xuất cịn hạn chế nên trong q
trình sản xuất, các yếu tố đầu vào của sản xuất đã bị sử dụng một cách thiếu tổ
chức, thiếu khoa học dẫn đến ơ nhiễm nguồn nước, sự suy thối của đất nơng
nghiệp do lạm dụng hóa chất, diện tích rừng giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây
công nghiệp, sự cạn kiệt của các nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với
những phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt. Hậu quả của những vấn đề trên
đang tác động trực tiếp ngay tới toàn bộ khu vực nơng nghiệp, nơng thơn: Diện tích
đất hoang hóa, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải
sản gần bờ có xu hướng giảm. Chính vì vậy việc phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài ngun mơi
trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thứ tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao mức sống của cư dân nông thôn. Đối với Việt Nam, khu vực nông



17

nghiệp, nông thôn là khu vực tập trung tới 70% dân cư. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, khu vực nơng thơn đang rơi vào tình trạng “nghèo đi tương đối”. Đời
sống khó khăn, cùng với sự gia tăng của hàng loạt các tệ nạn xã hội các tệ nạn xã
hội gây mất ổn định không chỉ khu vực nơng nghiệp, nơng thơn mà nó tạo ra áp lực
đè nặng lên nền kinh tế quốc dân. Để giải quyết được vấn đề đó thì khơng cịn con
đường nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu
vực nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn
phải nhằm thực hiện được mục tiêu cao nhất đó là xóa đói giảm nghèo, nâng cao
mức sống của dân cư. Chỉ khi đó sự phát triển mới thực sự bền vững.
Thứ năm, phát triển nền nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị
trường.
Trung Quốc và Thái Lan đã thương mại hóa các sản phẩm nơng nghiệp rất
thành cơng. Việc đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sản
xuất nơng nghiệp ra thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát
triển. Trong nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân theo quy
định của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thơng các sản
phẩm nơng nghiệp phát triển. Ngồi ra nó cịn góp phần thúc đẩy việc nâng cao
năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
Trước những vấn đề thực tiễn đó, một trong những bước phát triển đột phá trong
chiến lược phát triển kinh tế của mình, Việt Nam đã phát triển và đưa ngành nông
nghiệp dần dần trở thành nền nông nghiệp mang tính chất hàng hóa và đã mang lại
nguồn ngoại tệ lớn để làm cơ sở thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên về cơ bản sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam vẫn cịn mang tính chất
thủ cơng, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô nên giá trị xuất khẩu không cao.
Hoạt đống sản xuất chưa thực sự tuân theo các quy luật của thị trường. Do đó, việc
xác định bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp phải gắn với các quy
luật của thị trường là bài học có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nền nông

nghiệp bền vững.


18

1.2.2. Tình hình phát triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam
1.2.2.1. Những kết quả phát triển nông nghiệp bền vững
Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nông nghiệp bền vững ở
Việt Nam đạt được những thành tựu lớn sau:
Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cao và liên tục
Trong 20 năm đổi mới, thắng lợi rõ rệt nhất của nông nghiệp Việt Nam là
tạo ra và duy trì được một quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh, trong
thời gian dài. Từ năm 1986 đến 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/năm.
Bảng 1.1. Sản lượng cây có hạt giai đoạn 2006-2010
Đơn vị

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm

2010

1000 ha

8.359,7

8.304,7

8.542,2

8.562,0

8.470,0

1000 tấn

39.706,2

40.247,4

43.305,4

44.200,0

44.465,0

-Diện tích

1000 ha


7.324,8

7.207,4

7.414,3

7.392,0

7.270,0

-Năng suất

Tạ/ha

48,9

49,9

52,2

53,0

53,7

-Sản lượng

1000 tấn

35.849,5


35.942,7

38.725,1

39.169,6

39.185,0

1000 ha

2.995,5

2.988,4

3.013,1

3.059,0

3.000,0

58,7

57,0

60,8

60,9

62,6


Chỉ tiêu

Tổng diện tích
- Tổng sản lượng
- Lúa cả năm

- Lúa đơng xn -Diện tích

- Lúa hè thu

- Lúa mùa

- Ngơ

-Năng suất

Tạ/ha

-Sản lượng

1000 tấn

17.588,2

17.024,1

18.325,5

18.638,7


18.785,0

-Diện tích

1000 ha

2.317,4

2.203,5

2.368,7

2.513,0

2.370,0

-Năng suất

Tạ/ha

41,8

46,0

48,2

48,9

50,0


-Sản lượng

1000 tấn

9.693,9

10.140,8

11.414,2

12.288,6

11.850,0

-Diện tích

1000 ha

2.011,9

2.015,5

2.032,4

1.820,0

1.900,0

-Năng suất


Tạ/ha

42,6

43,6

44,2

45,5

45,0

-Sản lượng

1000 tấn

8.567,4

8.777,8

8.985,4

8.367,5

8.550,0

-Diện tích

1000 ha


1.033,1

1.096,1

1.125,9

1.170,0

1.200,0

-Năng suất

Tạ/ha

37,3

39,3

40,2

43,0

44,0

-Sản lượng

1000 tấn

3.854,6


4.303,2

4.531,2

5.031,0

5.280,0

Nguồn: Bộ NN&PTNT.

Nhờ đó, nâng cao thu nhập cho đa số dân cư nông thôn, tạo nền tảng vững
chắc cho đổi mới kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng một cách bền bỉ trước
mọi xáo trộn của thị trường. Trong các giai đoạn khủng hoảng trong và ngoài nước.


19

sự tăng trưởng của nông nghiệp như một tấm đệm che đỡ cho những biến động, tạo
thăng bằng cho nền kinh tế. Trong 5 năm 2006 - 2010, nền kinh tế nước ta đã vượt
qua một giai đoạn phát triển với nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng của nơng
nghiệp bình qn đạt 3,36%/năm, vượt mức mục tiêu 3-3,2%/năm của Đại hội Đảng
X đề ra và kế hoạch phát triển 5 năm của ngành.
Thứ hai: Đảm bảo an ninh lương thực, sản phẩm của nông nghiệp đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân.
Năm 1988 ở miền Bắc, khoảng 39,7% số hộ nông nghiệp ở 21 tỉnh thành bị
nghéo đói. Năm 1989 ( thực hiện khốn 100) sản lượng lương thực tăng lên hơn 21
triệu tấn, Việt Nam bắt đầu tiền hành xuất khẩu gạo với sản lượng 1,4 triệu tấn và
trong suốt 10 năm sau đó, sản lượng lương thực mỗi năm tăng lên 1 triệu tấn, lượng
gạo xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, tổng sản lượng

lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn và tăng 2,9% so
với năm 2009. Trong đó, sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 2,74% so với
năm 2009, sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 5,4% so với năm 2009.
Thứ ba: Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng nhanh xuất khẩu.
Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hình thành như các vùng lúa ở
đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; cà phê ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ; chè ở miền núi phía Bắc,cao su Đơng Nam Bộ; cây ăn quả ở Đông Nam
Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền núi phía Bắc; vùng rau Lâm
Đồng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng…tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ
thuật để thâm canh, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm
ra.
Hiện Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ nhất về hồ tiêu ( chiếm
23% thị phần thề giới), thứ nhất về cà phê vối (chiếm 40% thị phần cà phê vối), thứ
hai về lúa gạo (chiếm 13% thị phần), thứ hai về hạt điều (chiếm 9,5% thị phần);
nhiều loại nông sản khác cũng chiếm thứ hạng cao như: cao su, thủy sản, rau quả…


20

Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu nơng, lâm, thủy sản
Đơn vị tính: Lượng 1000 tấn, Giá trị: triệu USD

Năm 2007
TT

Chỉ tiêu
Lượng
Tổng

Giá

trị

Năm 2008
Lượng

Giá
trị

Năm 2009
Lượng

Giá
trị

Năm 2010
Lượng

Giá
trị

13.235

16.475

14.030

15.174

6.831


8.894

7.075

7.257

I

Nông sản

-

Gạo

4.560

1.489

4.741

2.894

5.500

2.475

5.000

2.400


-

Cà phê

1.230

1.911

1.060

2.111

1.000

1.500

1.000

1.550

-

Cao su

715

1.392

658


1.604

600

870

700

1.120

-

Chè

115

131

105

147

105

137

115

151


-

Hạt điều

153

654

165

911

150

693

160

736

-

Hạt tiêu

83

271

90


311

100

250

100

280

-

Rau quả

-

Sắn, SP từ sắn

-

Các loại khác

II
III

306

407

400


420

450

300

677

509

300

300

Lâm sản và đồ gỗ

2.641

3.071

2.705

3.012

Thủy sản

3.763

4.510


4.250

4.905

4787

Nguồn: Bộ NN&PTNT.

Thứ tư: Đời sống của cư dân nông nghiệp được nâng lên, giảm bớt khoảng
cách chênh lệch mức sống giữa thành thị với nông thôn.
Hiện nay các hoạt động kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
tạo ra hầu hết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho phần lớn nhân dân. Trong
những năm trước mắt, nông nghiệp tiếp tục là nguồn tạo việc làm quan trọng cho
phần lớn lao động tăng thêm hàng năm của nước ta.
Dựa trên cơ sở việc làm, thu nhập của người nông dân cũng không ngừng
tăng lên qua các năm. Sau nhiều năm tiến hành cải cách, thu nhập bình quân đầu
người một năm của người dân Việt Nam nói chung năm 2006 tăng cao gấp 2,8 lần
năm 1996. Cùng với xu hướng gia tăng thu nhập cả nước, thu nhập bình qn của
cư dân nơng thơn cũng tăng gần 300% trong vòng 10 năm (1996-2006). Xu hướng
giảm nghèo đã có bước chuyển biến rõ rệt, từ 66% năm 1993 xuống còn 36% năm
2002 và theo chuẩn nghèo mới 2005 thì hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của chúng ta là


21

21,85% tổng số hộ cả nước. Điều này đã phản ảnh chất lượng cuộc sống của người
dân nông thôn đã có được một bước chuyển biến tích cực.
Thứ năm: Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ
cho việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

Đầu tư thuỷ lợi đang hướng sang phục vụ đa mục tiêu. Đến 2008, diện tích
lúa được tưới chủ động là 6,92 triệu ha (đạt 84,8%), rau màu và cây công nghiệp 1,5
triệu ha (đạt 41,3%); đảm bảo tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp;
ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; góp phần đáng kể vào việc
tăng năng suất, sản lượng và chất lượng các loại cây trồng. Nhiều cơng trình thuỷ
lợi kết hợp với phòng chống, tránh lũ được đầu tư xây dựng góp phần tích cực vào
cơng tác phịng chống giảm nhẹ thiên tai.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thơng nơng thơn
có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 1999 đến nay làm mới
được 24.167 km đường; sửa chữa, nâng cấp 150.506 km đường. Năm 2007 có tới
96,7% xã có đường ôtô đến khu trung tâm, trong đó 42,6% xã có đường liên thơn
được nhựa, bê tơng hố trên 50%. Năm 2007, 98% huyện, 96,8% xã và 93,3% hộ
nơng thơn có điện lưới quốc gia.
Điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện, đạt 98%, 10.522 xã
phường, đạt 97%; và 93% hộ. Hầu hết các xã (98,9%) có giá điện thấp hơn 700
đ/kwh. Cả nước có 47 tỉnh, thành phố có 100% số xã có điện; 6 tỉnh, thành phố có
100% số thơn, bản có điện lưới (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh
Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang).
Năm 2008, tỷ lệ số hộ nơng thôn được cấp nước hợp vệ sinh lên tới 75%. Từ
2006- 2008 tổng đầu tư cho chương trình nước sạch là 7.127 tỷ đồng; trong đó vốn
dân đóng góp khoảng 47,1%, ngân sách 17%, tài trợ của quốc tế 14%.
Chương trình 135 đã tập trung xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng cơ
bản phục vụ dân sinh cho các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Mặc dù chất lượng
của các cơng trình kết cấu hạ tầng ở nơng thơn cịn thấp so với đơ thị nhưng những
nỗ lực của Nhà nước và nhân dân thời gian qua đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn.


22

Thứ sáu: Những thành tựu về nghiên cứu và ứng dụng khoa học- cơng nghệ

trong q trình phát triển nơng nghiệp và nông thôn.
Trong những năm qua việc áp dụng cơng nghệ sinh học vào q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giông cây
trồng và vật nuôi. Những thành tựu khoa học – công nghệ trong sản xuất, lai tạo và
nhập nội giống cây trồng, vật nuôi đã được áp dụng vào nông nghiệp và nông thôn
một cách rộng khắp và ở mức độ cao.
Từ những thành tựu trong quá trình nghiên cứu và triển khai các thành tựu
khoa học – cơng nghệ đã đóng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, nhờ những thành tựu đó Việt Nam không ngừng nâng cao chủng loại các
mặt hàng nơng sản xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập bình quân cho nhân dân.
1.2.2.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên, trong quá trình phát triển theo xu
hướng bền vững, ngành nơng nghiệp nước ta cịn 5 hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất: Tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh
tranh nhiều loại nơng sản cịn thấp.
Do những đặc điểm riêng, ngành nơng nghiệp ln có tốc độ tăng trưởng
thấp nhất trong các ngành của nền kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên tăng trưởng của
ngành mới chỉ tăng trưởng theo chiều rộng, nghĩa là sử dụng nhiều hơn các yếu tố
đầu vào để cho ra một đơn vị sản lượng. Điển hình, đối với ngành trồng trọt sản
lượng tăng có được là do việc tăng cường khai hoang nhằm tăng diện tích gieo
trồng. Đối với ngành ngư nghiệp, sản lượng tăng chủ yếu là do hoạt động đánh bắt
mang tính khai thác cạn kiện. Đối với ngành lâm nghiệp, diện tích rừng hiện nay
chủ yếu là diện tích rừng trồng mới, rừng tái sinh, rừng tạp ... Việc khai thác và sử
dụng không hợp lý trong một thời gian dài sẽ làm cho các nguồn lực ngày càng trở
lên cạn kiệt. Khi các nguồn lực cạn kiệt, để đảm bảo cho sự gia tăng của sản lượng
thì việc sử dụng các loại hóa chất vào sản xuất được coi là biện pháp hữu hiệu và
nhanh nhất mà người nông dân thường xuyên áp dụng. Tuy nhiên việc lạm dụng
hóa chất một cách quá mức sẽ làm cho các nguồn tài nguyên vốn đã suy kiệt lại
càng suy kiệt hơn.



23

Một yếu kém nưa trong quan lý là mâu thuẫn giữa nhà máy chế biến và vùng
nguyên liệu: một bên là nơng dân sản xuất ngun liệu nhưng khơng có người mua,
bên kia là các nhà máy sản xuất cầm chừng hoặc “ đắp chiếu” khơng hoạt động vì
khơng có nguyên liệu, vùng nguyên liệu thường quá nhỏ, giá nguyên liệu quá đắt
đối với người mua, quá rẻ đối với người bán, chất lượng nguyên liệu không đạt yêu
cầu cho chế biến …
Với phương thức canh tác thủ công, lạc hâu, hoạt động sản xuất manh mún
đã làm gia tăng thêm phần chi phí nên khả năng canh tranh của hàng hóa nơng
nghiệp Việt Nam rất thấp, rất khó cạnh tranh. Ngay tại thị trường trong nước, các
mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam cung đang mất dần thị phần vì sự có mặt của
các sản phẩm nhập khẩu với giá rẻ hơn từ các nước bên ngoài.
Thứ hai: Quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm.
Cho đến nay, cây lương thực- trước hết là lúa vẫn chiếm phần lớn diện tích
đất gieo trồng, các nguồn vốn đầu tư cho nơng nghiệp. Năm 1996, diện tích cây
lương thực chiếm 75,2% diện tích đất gieo trồng và 87% diện tích gieo trồng cây
hàng năm thì đến năm 2004, hai tỷ lệ tương ứng là 56,2 và 78,7%. Cịn diện tích cây
lâu năm phi lương thực trong thời gian trên chỉ tăng từ 11,6% lên 17,8%. Như vậy
trong 10 năm, tỷ lệ diện tích cây lương thực chỉ giảm 12%- mỗi năm giảm 1,2% còn
tỷ lệ cây lương thực trong hằng năm chỉ giảm 8,3%. Nếu như năm 1990, tỷ lệ giá trị
sản xuất ba nhóm ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp là 82,5%, 6,6% và 10,9% thì đến năm 2005, tỷ lệ trên lần lượt là 76,8%,
3,6% và 19,6%.
Trong những năm vừa qua, tỷ lệ ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông
nghiệp chỉ dao động từ 18-20%. Năm 1996, tỷ lệ trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp, trong tổng giá trị sản xuất nông trong tổng giá trị sản xuất nơng
nghiệp lần lượt là 79,9%, 19,3% và 2,8% thì đến năm 2005 các tỷ lệ tương ứng là
76,3%, 21,6% và 2,1%. Như vậy trong 10 năm tỷ lệ ngành chăn ni chỉ tăng có

2,3%. Cho đến nay, chăn ni vẫn là ngành phụ ở nhiều địa phương.


×