Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn quy mô hộ trên địa bàn thị trấn xuân mai, chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 112 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả các tài liệu trích dẫn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Túc


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế của mình, ngồi sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô giáo ở
khoa Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm Nghiệp đã giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, phịng ban chun mơn của thị trấn Xuân Mai, cán bộ
chuyên môn và các hộ nông dân trồng bưởi tại các khu, thị trấn của thị trấn


Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Hà, người
đã trực tiếp dướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn cao học của mình.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia
đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và hồn thiện luận văn.
Tơi xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Túc


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÂY BƯỞI DIỄN ............................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp ...................................... 6
1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất .............................................................. 6
1.1.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp ............................................................ 11
1.2. Tình hình hoạt động sản xuất bưởi trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho sản xuất bưởi Diễn ở Việt Nam ................................................................ 20
1.2.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới .................................................... 20
1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam..................................................... 23
1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển sản xuất bưởi ...................... 31
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 33
2.1. Đặc điểm cơ bản của thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội ............... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 33
2.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 35
2.1.3. Dân số - lao động – việc làm và thu nhập ............................................. 36
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của thị trấn Xuân Mai ...... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39


iv

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 39
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 40
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 42
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 46
3.1. Thực trạng phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai ...... 46
3.1.1. Diện tích trồng cây bưởi Diễn ............................................................... 46
3.1.2. Về công tác phát triển giống cây bưởi Diễn ......................................... 48

3.1.3. Năng suất, sản lượng của cây bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn .............. 49
3.1.4. Các chương trình, dự án phát triển bưởi Diễn ở thị trấn Xuân Mai ..... 51
3.1.5. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất bưởi Diễn . 53
3.1.6. Tình hình tổ chức sản xuất của các hộ trồng bưởi Diễn ....................... 53
3.1.7. Tình hình tiêu thụ bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai ............... 55
3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi Diễn của hộ điều tra trên địa bàn thị
trấn Xuân Mai ................................................................................................. 59
3.2.1. Đặc điểm chung về hộ điều tra.............................................................. 59
3.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra ............ 61
3.2.3. Chi phí sản xuất bưởi Diễn của hộ ........................................................ 63
3.2.4. Kết quả và hiệu quả của hộ trồng bưởi Diễn ........................................ 67
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn thị
trấn Xuân Mai.................................................................................................. 73
3.3.1. Yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 73
3.3.2.Yếu tố về kinhh tế - tổ chức ................................................................... 74
3.3.3. Yếu tố kỹ thuật ...................................................................................... 76
3.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển
sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai ......................................... 79


v

3.5. Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn quy mô hộ trên địa bàn thị trấn
Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội ..................................................................... 80
3.5.1. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất bưởi Diễn ........................ 80
3.5.2. Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................... 81
3.5.3. Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn quy mô hộ ở thị trấn Xuân Mai
......................................................................................................................... 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BVTV :

Bảo vệ thực vật

DĐĐT:

Dồn điền đổi thửa

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP:

Tổng sản phẩm quốc dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HTX:


Hợp tác xã

KTCB:

Kiến thiết cơ bản

LĐ:

Lao động

NN&PTNN:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ:

Tài sản cố định

UBND:

Ủy ban nhân dân


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1.1

Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi và bưởi trên thế
giới

Trang
21

2.1

Tình hình dân số và lao động của thị trấn Xuân Mai

37

2.2

Số lượng các hộ nơng dân được chọn điều tra

40

3.1

3.2

3.3
3.4

3.5
3.6
3.7

3.8
3.9
3.10

Diện tích cây bưởi Diễn phân theo các khu ở thị trấn Xuân
Mai giai đoạn 2012 – 2014
Sản lượng của cây bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai
giai đoạn 2012-2014
Năng suất bưởi Diễn năm 2014 trên địa bàn thị trấn Xuân
Mai
Giá bán bưởi Diễn trên thị trường Hà Nội
Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi tại 03 khu điều tra khảo
sát
Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi phân theo nhóm hộ
Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều
tra theo khu năm 2015
Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều
tra theo nhóm hộ năm 2015
Chi phí trồng mới 1 ha bưởi Diễn thời kỳ KTCB
Chi phí sản xuất bình 1 ha bưởi Diễn trong giai đoạn
SXKD năm 2015

47

50


51
57
59
61
62

62
64
66

3.11

Kết quả và hiệu quả của hộ trồng bưởi

67

3.12

So sánh năng suất quả giữa 2 giống bưởi ghép và chiết

77


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Nội dung

STT
1.1

1.2

3.1

Bưởi sản xuất trong 10 nước hàng đầu (2013)
Bản đồ diện tích, năng suất, sản lượng bưởi ở các vùng miền
năm 2010 trên đất nước ta.
Đồ thị cơ cấu các loại mơ hình thâm canh sản xuất của các
hộ trồng bưởi Diễn

Trang
21
24

54


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Các tỉnh, thành miền Bắc là một trong những khu vực có sản lượng cây
ăn quả lớn thứ hai của cả nước (sau khu vực miền Tây Nam Bộ), một số tỉnh
miền Bắc Việt Nam như Hà Nội, Hưng Yên (nằm trong khu vực đồng bằng
sông Hồng) và Bắc Giang (nằm trong khu vực trung du miền núi phía Bắc) có
nhiều loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng như Hồng xiêm Xuân Đỉnh (Hà Nội),
chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), Lục
Ngạn (Bắc Giang), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), đặc biệt bưởi Diễn (Hà Nội).
Bưởi Diễn là một trong nhiều loại trái cây có múi đặc sản nổi tiếng của
Hà Nội. Bưởi Diễn có đặc trưng là quả vừa phải, vỏ mỏng, múi dầy, căng,

mọng nước, và ngọt đậm mát nên người tiêu dùng rất ưa thích. Bưởi Diễn này
có nguồn gốc từ xã Phú Diễn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội.
Diện tích trồng bưởi Diễn hiện nay chủ yếu là quy mô gia đình, sản
xuất nhỏ và manh mún, diện tích trồng phân tán. Hơn nữa, cũng giống như
các loại cây ăn quả khác bưởi Diễn cũng có tình trạng được mùa thì mất giá,
được giá thì mất mùa. Chính vì vậy, các câu hỏi sản xuất như thế nào, tiêu thụ
ở đâu và tiêu thụ như thế nào đối với người nông dân vẫn cịn rất nan giải đặc
biệt là khi thơng tin thị trường và truyền thông cho nông dân về kiến thức thị
trường, giá cả, chất lượng sản phẩm và hình thức tiêu thụ cịn rất hạn chế.
Trên thực tế, thị trường bưởi hiện nay vẫn trong giai đoạn phát triển tự
phát, hồn tồn chưa có sự quản lý và định hướng, người mua thì khơng phải
ai cũng biết phân biệt đâu là bưởi Diễn đặc sản, đâu là các giống bưởi khác.
Vì lợi nhuận, người bán thu mua nhiều loại bưởi rồi trà trộn với nhau dẫn đến
người tiêu dùng mất dần niềm tin khi lựa chọn mua bưởi Diễn. Hộ trồng bưởi
thì lại khó khăn do năng suất, chất lượng bưởi không ổn định.


2

Những năm qua đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển cây ăn trái
nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng như đầu tư vốn, khoa học cơng nghệ, hỗ
trợ xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, sản lượng bưởi
Diễn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị
trường thế giới bởi nguyên nhân như sau:
Một là: Sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, phân tán, thiếu quy hoạch
thành các vùng sản xuất tập trung;
Hai là: Các tiến bộ kỹ thuật như chọn giống, lai, ghép và chăm sóc
chưa được chú ý, nên chất lượng bưởi Diễn ở các địa phương rất khác nau;
Ba là: Sản xuất và tiêu thụ chủ yếu là hộ nông dân, tự phát, các kênh
phân phối nhỏ và hẹp đôi khi chưa tới được người tiêu dùng, một số thị

trường tiêu thụ bưởi Diễn theo liên kết chuỗi mới bắt đầu được thiết lập.
Bốn là: Người sản xuất vẫn bị thiệt do tư thương ép giá, người tiêu
dùng thì chưa chọn đúng được loại bưởi cần mua,
Năm là: Sản lượng bưởi Diễn xuất khẩu ra nước ngoài chưa nhiều, chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã chưa thực sự đẹp, hấp dẫn nên
chưa chưa thu hút được sự quan tâm của thị trường quốc tế.
Sáu là: Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu có liên quan
đến sản xuất bưởi Diễn, nhưng các nghiên cứu này mới tập trung vào qui trình
kỹ thuật trồng, chăm sóc, chứ chưa chú trọng nghiên cứu sâu về lý luận phát
triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn.
Cây bưởi có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi và
tạo nên những vùng quả đặc sản cho từng vùng sinh thái như bưởi Diễn,
bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch. Mỗi
loại có hương vị riêng đặc trưng cho các vùng miền của đất nước và ngày
càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Cây bưởi đang trở thành cây ăn quả
có ưu thế trong sản xuất quả tươi của các vùng kinh tế. Do được trồng trọt


3

lâu đời cùng với kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc mang tính kinh nghiệm, sự
phát sinh của sâu bệnh hại, sự biến đổi của điều kiện thời tiết nên các vùng
trồng bưởi của nước ta trong đó có vùng bưởi của Đồng bằng sông Hồng
đang đặt ra các vấn đề cần được quan tâm như suy thoái giống, năng suất,
chất lượng giảm quả bưởi sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của
một loại quả hàng hóa.
Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội nằm trong vành đai thực
phẩm phục vụ nhu cầu của thủ đô Hà Nội, là một huyện thuộc Đồng bằng
châu thổ Sơng Hồng, có nhiều tiềm năng để phát triển những cây ăn quả
cao cấp, trong đó có cây bưởi Diễn. Thực tế, trong những năm gần đây trên

địa bàn thị trấn Xuân Mai đã hình thành nên các khu sản xuất bưởi Diễn
nhưng cịn manh mún, chưa hình thành các khu sản xuất tập trung và cũng
chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Năng suất còn thấp, chất lượng quả
bưởi còn chưa đồng đều, chưa đáp ứng được với yêu cầu của người tiêu
dùng...
Phát triển cây bưởi Diễn là một giải pháp tốt cho việc giải quyết các
vấn đề kinh tế xã hội, phát triển sản xuất một cách lâu dài ổn định, phù hợp
với quy mô phát triển nông nghiệp của thị trấn. Với ý nghĩa đó tơi lựa chọn
và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn
quy mô hộ trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội” làm
luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn ở thị trấn Xuân
Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu phát
triển sản xuất bưởi Diễn quy mô hộ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.


4

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất bưởi Diễn.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn
Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn trên
địa bàn thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất
bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình và hoạt động sản xuất
bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Cụ
thể:
- Các luận điểm, quy luật, quy trình kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng và
các giải pháp để phát triển sản xuất bưởi Diễn.
- Những vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý, mơ hình sản xuất có liên quan
đến phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn nghiên cứu.
- Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách, vấn đề kinh tế, liên
doanh, liên kết trong sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Thời gian:
Số liệu thu thập trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2014.
3.2.2. Phạm vi nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu, luận giải, hệ thống và phát triển những
lý luận cơ bản và thực tiễn phát triển sản xuất bưởi Diễn.


5

4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây bưởi
- Thực trạng phát triển cây bưởi Diễn trên địa bàn thị trấn Xuân MaiChương Mỹ- Hà Nội;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây bưởi Diễn trên địa bàn
thị trấn Xuân Mai- Chương Mỹ- Hà Nội;
- Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn
thị trấn Xuân Mai- Chương Mỹ - Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÂY BƯỞI DIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển
*Phát triển: Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm
cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard
Crellet, phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã
hội đó coi là cơ bản (Gerard Crellet, 1993),[11]. Ở đây, phát triển được xem
là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả mãn
các nhu cầu cơ bản. Định nghĩa này khơng chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà
cịn có nội dung xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức
sản xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử
dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã
hội ấy coi là cơ bản.
Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raman Weitz – Rehovot, 1995),[12].
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả
những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị con người, phát
triển là : “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do

công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối
quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng…”.
Khi nghiên cứu phát triển ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng,


7

phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người
dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mức sống, cải thiện các điều kiện giáo dục,
sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội. Ngồi ra, việc đảm bảo các quyền về
chính trị và cơng dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Tăng trưởng
kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa đầy đủ của sự phát triển.
Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, theo chúng tôi cho rằng,
phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi đâu đều
được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ
tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng
những thành tựu về văn hố và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường
sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm
bảo an ninh lương thực, an tồn, khơng có bạo lực.
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy
mơ sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao
chất lượng mọi mặt của cuộc sống.
Các quá trình phát triển đã thể hiện một dấu hiệu tốt là sự tăng thu
nhập, tăng vốn, tăng năng suất; tuy nhiên phải trả giá cao cho sự phát triển,
tăng trưởng trong quá trình thay đổi cơ cấu, hiện đại hoá, quốc tế hoá và phát
triển rộng khắp do có xung đột giữa các khu vực. Ví dụ, nông nghiệp phải mất
đất cho công nghiệp và dịch vụ; xung đột giai cấp công nhân, nông dân và các
chủ đất với các nhà kinh doanh tư bản, các chủ sở hữu các công ty công
nghiệp và dịch vụ. Năng suất này có được là do những biến đổi cơ bản về

công nghệ nhưng chỉ đưa lại lợi cho những người này và mất mát cho những
người khác (J.B.Nugent, 1991),[13].
Phát triển bền vững: Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bền
vững”. Theo Ủy ban Quốc tế về phát triển và Mơi trường năm 1987 thì phát


8

triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó, sự khai thác và
sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật
và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu
hiện tại và tương lai của con người.
Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp
ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ
tương lai. Phát triển bền vững lồng ghép các hoạt động kinh tế, hoạt động xã
hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu mơi trường sinh thái. Nó đáp ứng
nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ
mai sau.
Trước những vấn đề của phát triển, vào nửa cuối thế kỉ 20, Liên Hợp
quốc đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững. Theo quan điểm của Liên Hợp
Quốc thì một thế giới phát triển bền vững là thế giới không sử dụng các nguồn
tài nguyên có thể tái tạo (nước, đất đai, sinh vật) nhanh hơn khả năng sự tái tạo
của chúng. Một xã hội bền vững sẽ không sử dụng các nguồn tài ngun khơng
thể tái tạo (khống sản, nhiên liệu…) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại
thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá
trình trái đất hấp thụ và đồng hoá chúng.
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janero đã
đưa ra đĩnh nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả
mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Đỗ Kim Chung, 2009)[9].

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng tựu
chung lại các ý kiến đều cho rằng, phát triển bền vững là phạm trù về hệ
thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các
quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do cơng dân của
mọi người dân.
Như vậy, để đạt được phát triển bền vững cần phải đạt đồng thời 3
mục tiêu:


9

+ Phát triển có hiệu quả kinh tế;
+ Phát triển hài hồ các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp
dân cư;
+ Cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc
cho thế hệ hơm nay và mai sau.
“Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có
một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng,
quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là
áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội.
Để chuyển hoá khái niệm phát triển bền vững từ cấp độ lý thuyết áp
dụng vào thực tiễn, khái niệm cần được làm sáng tỏ sau đó áp dụng trực tiếp
đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
1.1.1.2. Sản xuất và phát triển sản xuất
Sản xuất là một q trình hoạt động có mục đích của con người để tạo
ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời
sống, tích lũy và xuất khẩu).
Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong

sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn
có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác
phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc khai thác
và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là chủ yếu.
Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn đầu vào được kết hợp theo các cách
thức nhất định nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích (đầu ra) theo nhu cầu của xã hội.
Trong phạm vi nền kinh tế, sản lượng đầu ra đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).


10

Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của
quá trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
lên về quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ
về mặt cơ cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất
theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật
mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra
những mặt hàng mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ mới, công nghiệp hố, hiện đại hố, chun mơn hố, hiệp
tác hố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng
các nguồn lực.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của
bất kì nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh
nghiệp, mỗi thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của
các nước cũng như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển

thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu
phát triển theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng.
Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do
nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện
đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh
nghiệp. Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích
luỹ vốn.
Như vậy, bất kì một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển
thì địi hỏi phải phát triển toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng nhưng chú
trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.


11

1.1.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm phát triển sản xuất nông nghiệp
a. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực
nông nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi
trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học
kỹ thuật, kỹ thuật canh tác cịn lạc hậu, trình độ lao động thấp. Người nông
dân ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là những người tiêu thụ sản
phẩm của chính bản thân họ làm ra. Bởi vậy tính phối hợp liên ngành như
cung ứng vật tư, chế biến , tiêu thụ sản phẩm cịn ở mức độ thấp, đóng góp từ
khu vực nông nghiệp và thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.
Việt Nam là một nước đang phát triển, đất nước có nhiều thuận lợi về
phát triển nơng nghiệp, nhiều tài ngun, có thảm thực vật phong phú, đa
dạnh có tiềm năng sinh khối lớn, nhiều lồi vật có giá trị kinh tế cho phép
phát triển một nền nơng nghiệp đa dạng và có thể đi vào chuyên canh nhiều

loại cây, con.
Nước ta đất chật, dân số không ngừng tăng lên khả năng mở rộng quy
mô sản xuất nông nghiệp hạn chế. Việc chuyển nền nông nghiệp sang sản
xuất hàng hố gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, trình độ lao động, khả
năng quản lý.
Đây là những đặc điểm nổi bật cần phải khắc phục nhanh chóng tạo
tiền đề cho nhiệm vụ cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn
nước ta theo hướng bền vững, tiến lên một nền nông nghiệp mà:
- Đi vào sản xuất hàng hoá
- Năng suất cây trồng và gia súc cao
- Năng suất lao động cao
- Sử dụng hệ thống thuỷ canh


12

Và cần phải khắc phục những hạn chế:
- Sử dụng năng lượng lãng phí
- Chất lượng nơng sản kém
- Mơi trường bị ơ nhiễm
b. Vai trị, vị trí của sản xuất nơng nghiệp
Nơng nghiệp giữ một vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này đa số người dân
sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân
dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nơng nghiệp nhằm
nâng cao năng suất cây trồng và tạo nhiều việc làm ở nông thôn.
Các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu
dùng của dân số nơng thơn cũng như thành thị. Nơng nghiệp cịn cung cấp các
yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát
triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ đáp ứng. Cùng

với việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở
nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn lực đáp ứng nhu cầu nơng nghiệp hố đất
nước. Bên cạnh đó, nơng nghiệp cịn là ngành cung cấp ngun liệu cho công
nghiệp chế biến [2].
Phát triển nông nghiệp một cách tồn diện nhằm tích luỹ cho cho cơng
nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế.
1.1.2.2. Đặc điểm sản xuất của cây bưởi Diễn
Bưởi Diễn là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng
trong y học cổ truyền của dân tộc. Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh
dầu. Ngoài ra, vỏ quả bưởi cịn có pectin, naringin (một loại glucozid), men
tiêu hố peroxydaza và amylaza, đường ramoza, vitamin A và C... Dịch ép múi
bưởi có 8 - 10% đường, 9% acid citric, 50% vitamin C, vitamin A và B1, cùng
nhiều loại men tiêu hóa amylaza, peroxydaza... Chính vì vậy mà cây bưởi cịn
là thứ dược liệu quan trọng trong đời sống con người.


13

Cây bưởi Diễn có phổ thích nghi rộng nên được trồng ở nhiều điều kiện
sinh thái khác nhau. Trước đây Phú Diễn là quê hương của giống bưởi Diễn,
một loại quả đặc sản quý của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay bưởi Diễn được trồng
ở khắp nơi và tên gọi bưởi Diễn gắn với nơi trồng như “bưởi Diễn Vĩnh
Phúc”, “bưởi Diễn Phú Thọ”, “bưởi Diễn Hải Dương”, “bưởi Diễn Bắc
Giang”, “bưởi Diễn Hoài Đức”, “bưởi Diễn Thái Nguyên”, “bưởi Diễn Đan
Phượng”, “bưởi Diễn Quốc Oai”…..thương hiệu bưởi Diễn chưa được chú ý
đúng mức nhiều khi khơng cịn đúng in đăng ký thương hiệu. Vì vậy, độ đồng
đều về chất lượng quả rất bấp bênh ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quả bưởi
Diễn tại nơi nguyên bản của nó. Thương hiệu “bưởi Diễn” được gắn với nhiều
nơi trồng khác nhau trong khi đó số lượng sản xuất ra tại xã Phú Diễn, Xuân
Phương và xã Minh Khai - huyện Từ Liêm rất hạn chế. Có thể giống cây ăn

quả đặc sản vô cùng quý báu của Thủ đô Hà Nội ngày càng mai một.(Nguyễn
Thị Ngọc Anh, 2010) [1].
Do mỗi vùng trồng bưởi Diễn có loại đất, kỹ thuật canh tác, chăm sóc
và nhân giống, năng suất, chất lượng quả và thương hiệu bưởi Diễn khơng
cịn giữ được đúng nhà đăng ký thực hiện của nó. Vấn đề đặt ra hiện nay là
làm thế nào để cây bưởi Diễn không chỉ có năng suất cao, vẫn giữ vững
thương hiệu và bảo tồn được giống bưởi quý cho thế hệ sau. Do đó, việc chọn
lọc bình tuyển cây mẹ đầu dịng để xây dựng vườn mẹ gốc có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo tồn và phát triển giống cây ăn quả quý này.
Nhu cầu cây giống tốt, mắt cành ghép là rất lớn. Hiện nay, chưa có đơn vị
nào trong ngành nông nghiệp đứng ra để bảo đảm giống cây cây ăn quả đạt tiêu
chuẩn là cây đầu dòng đã được chọn lọc bình tuyển kỹ càng, mà chủ yếu người
nông dân mua giống cây thông qua truyền miệng. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến chất lượng quả khơng đồng đều, năng suất giảm.
Chính vì vậy cơng tác bình tuyển giống ưu tú tạo ra cây đầu dịng nhằm


14

xây dựng những vườn cây mẹ cung cấp cành, mắt ghép cho việc phát triển và
quản lý cây giống theo hệ thống một cách chặt chẽ. Đây là một hướng đi đúng
của công tác chọn giống ở Việt Nam.
Để sinh trưởng, phát triển và giữ được các đặc tính nơng sinh học, năng
suất và phẩm chất của giống cây trồng, hầu như tất cả các quá trình hoạt động
của cây đều có sự tham gia của các chất điều hồ sinh trưởng. Tùy thuộc vào
từng loại chất mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: điều
khiển quá trình sinh trưởng (ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao, đường kính
thân); điều khiển q trình phát triển như (ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ)
và điều chỉnh q trình hóa già của các bộ phận trên cây (Boun Keua Vong
salath ,2005) [3].

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất, phẩm chất thì
các chất dinh dưỡng có vai trị quan trọng đối với cây trồng. Các chất này
được người trồng cung cấp cho cây vào đất qua rễ hấp thụ cung cấp cho cây,
người trồng vẫn có thể cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây bằng cách
phun qua lá. Biện pháp này có tác dụng bổ sung nhanh chóng một vài yếu tố
cần thiết cho cây nhằm hạn chế kịp thời tác động xấu do thiếu chúng gây ra.
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cây bưởi Diễn
Phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và của cây bưởi Diễn nói
riêng chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố sau:
a. Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên: Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của
điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc sản xuất loại sản
phẩm gì, chất lượng ra sao và từ đó hình thành các vùng sản xuất chun canh
và chun mơn hóa. Vị trí địa lý cũng là nhân tố quan trọng trong việc phát
triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng. Vị trí địa lý
thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú, đa dạng của mỗi vùng lãnh
thổ là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những nơi


15

có điều kiện khơng thuận lợi như diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu
người thấp, đất kém màu mỡ, thiếu nước sản xuất, bão lụt,...đương nhiên việc
phát triển kinh tế nơng nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Yếu tố đất đai: Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
với sản xuất nơng nghiệp nói chung và với sản xuất bưởi nói riêng. Đất đai,
các yếu tố về vị trí địa lý có ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cũng như
phẩm chất bưởi.
- Thời tiết khí hậu: Cùng với đất đai thì yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm,
lượng mưa, thời gian chiếu sáng, sự thay đổi mùa (xn, hạ, thu, đơng) đều có

ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng cũng như phẩm chất bưởi.
b. Yếu tố về kinh tế
- Vốn sản xuất: Là nhân tố cần thiết trong q trình sản xuất. Trong
nơng nghiệp vốn tác động gián tiếp thông qua cây trồng, vật ni, đất đai,..Nó
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: trâu, bị, máy móc thiết bị, ...và
những hộ có vốn sẽ chủ động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất đem lại hiệu
quả cao hơn những hộ thiếu vốn. Một nghịch lý là các hộ thiếu vốn để đầu tư
phát triển sản xuất lại khơng có tài sản để thế chấp.
c. Yếu tố con người
- Yếu tố đội ngũ lao động trực tiếp: Sản xuất bưởi khơng địi hỏi nhiều
lao động cả về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động dùng trong sản
xuất bưởi đối với hộ thì chủ yếu là lao động gia đình, cịn với trang trại, xí
nghiệp thì có lao động đi th và cũng chỉ mang tính mùa vụ. Vì vậy chất
lượng lao động trong sản xuất bưởi ở nước ta còn thấp, hầu hết lao động phổ
thông chưa qua đào tạo. Điều đó dẫn đến năng suất chất lượng thấp trong khi
bưởi lại đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
- Yếu tố lao động tổ chức và quản lý gián tiếp: Dù quy mô sản xuất nhỏ
hay lớn, để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có mơ hình tổ chức cụ thể


16

hợp lý. Một mơ hình được xem là hợp lý khi nó vừa mang tính khoa học vừa
mang tính thực tiễn, các mơ hình sản xuất bưởi được coi là phát triển theo mơ
hình trang trại. Về vấn đề quản lý là phải thường xuyên quan tâm đến đổi mới
quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó mới có được mơ hình kinh tế
phù hợp phù hợp. Do đó tổ chức sản xuất và quản lý có ảnh hưởng đến việc
phát triển sản xuất bưởi.
d. Yếu tố kỹ thuật
- Yếu tố về giống: Giống đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình sản

xuất. Giống tốt cho năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chất
lượng sản phẩm cao. Trong những năm gần đây trong nước đã áp dụng lai tạo
giống (do một số cơ quan nghiên cứu tạo ra) và nhập khá nhiều giống mới để
đưa vào sản xuất. Việc nhập giống mới đáng được khích lệ nhưng cần lưu ý là
khi đưa giống mới vào địa phương cần chú ý đến điều kiện đất đai thổ
nhưỡng, thời tiết khí hậu, tính chất đất của từng vùng.[4]
- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác: Yếu tố này đóng vai
trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất bưởi nói
riêng. Ngày nay khoa học kỹ thuật và cơng nghệ giữ vài trị quyết định đối với
việc nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, cũng như năng suất lao
động của con người. Vì vậy, việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào sản xuất là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nước ta nói
chung, của sự phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.[4]
- Yếu tố phân bón: Phân bón là một trong những nhân tố đầu vào quan
trọng đối với sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất bưởi nói riêng. Thị
trường phân bón hóa học truyền thống trong nước rất đa dạng như: đạm, lân
và kali đã rất phát triển. Việc bón phân hóa học cho tăng năng suất cao, rút
ngắn thời gian canh tác và dễ dàng tiếp cận dẫn đến bị lạm dụng loại phân bón
này nhằm tăng thu nhập. Chính quyền địa phương cần có biện pháp giám sát


17

chặt chẽ về kỹ thuật sử dụng phân bón. Tuy nhiên việc mua bán và bón phân
thế nào đang phụ thuộc vào ý thức của người dân là chủ yếu.
Như vậy, việc sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất bưởi nói
riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do vậy vấn đề đặt ra là người nông
dân sản xuất cần phải xem xét yếu tố nào là cơ bản, yếu tố nào là cần phải
khắc phục ngay để có giải pháp giải quyết hợp lý, kịp thời và khoa học.
- Trình độ khoa học cơng nghệ và các chủ trương chính sách của nhà

nước cũng ảnh hưởng khá lớn đến q trình sản xuất. Đây chính là kết quả
của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về tiến bộ kỹ thuật, quản
lý kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản xuất
Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển bao gồm 3 nhóm: nhóm chỉ tiêu đánh
gía phát triển kinh tế (phát triển sản xuất); nhóm chỉ tiêu đánh giá về phát triển
xã hội và nhóm chỉ tiêu đánh giá về bảo vệ môi trường.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phát triển sản xuất,
nên các chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế như sau:
* Các chỉ tiêu đo sự tăng trưởng kinh tế
- Sản lượng sản phẩm: Khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ mà các
cơ sở sản xuất tạo ra trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm, thường được ký
hiệu là Q.
- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là giá trị các sản phẩm vật chất
và dịch vụ của tất cả các ngành sản xuất mà cơ sở sản xuất tạo ra trong một
thời kỳ, thường tính là 1 năm. Nó được tính bằng cơng thức:
GO = ∑PiQi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm từng loại
Pi là giá tiêu thụ của từng sản phẩm
Trong phạm vi toàn nền kinh tế các chỉ tiêu đo giá trị sản phẩm và dịch


×