Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 112 trang )

i
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả của các thầy cơ, cán bộ trong Trường Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy
ban nhân dân các xã và đông đảo bà con nhân dân của huyện Vân Đồn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cô giáo của Trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Tiến sỹ Trần Hữu Dào, người đã
nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong việc hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban của
Huyện ủy, các Phịng, Ban chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Vân
Đồn; xin cản ơn Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân đã giúp
đỡ, cộng tác để Đề tài được thực hiện kịp tiến độ theo kế hoạch./.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2014
Tác giả

Trương Phi Long


ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii


Danh mục các bảng ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng thủy sản và PTBV trong nuôi
trồng thủy sản ................................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ................................................ 15
1.1.3. Vai trị ngành ni trồng thủy sản ............................................... 16
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản ....................... 20
1.1.5. Các tiêu chí ni trồng thủy sản bền vững .................................. 25
1.2. Tình hình phát triển ni trồng thủy sản ở một số nước trên thế giới và
thực tiễn phát triển NTTS ở Việt Nam........................................................ 25
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 25
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 30
1.3. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................. 32
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN
ĐỒN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ..................... 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................... 34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 43
2.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự
phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở huyện Vân Đồn .................... 46


iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................. 47
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 47
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ....................... 48
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................... 49

Chương 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH ............................................... 50
3.1. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn – Tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................................. 50
3.1.1. Thực trạng diện tích NTTS trên địa bàn huyện ............................ 50
3.1.2. Thực trạng sản lượng và năng suất NTTS trên địa bàn huyện ..... 42
3.1.3. Giá trị sản xuất NTTS trên địa bàn huyện .................................... 46
3.1.4. Hình thức và đối tượng NTTS trên địa bàn huyện Vân Đồn ........ 48
3.1.5. Lao động tham gia nuôi trồng thủy sản ........................................ 50
3.1.6. Các quy hoạch phát triển NTTS trên địa bàn huyện Vân Đồn ......... 52
3.1.7. Công tác khuyến ngư .................................................................... 53
3.1.8. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nuôi trồng ................. 53
3.1.9. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật .................................................... 55
3.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại nhóm HGĐ điều tra ...................... 56
3.2.1. Đặc điểm chung các HGĐ ............................................................ 56
3.2.2. Năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản ................................. 62
3.2.3. Thu nhập và chi phí tại các HGĐ NTTS ...................................... 64
3.2.4. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 71
3.2.5. Dịch vụ trong nuôi trồng thủy sản ................................................ 74
3.2.6. Rủi ro trong NTTS ........................................................................ 77
3.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong NTTS huyện Vân Đồn .............. 80
3.3.1. Những tồn tại................................................................................. 80


iv
3.3.2. Nguyên nhân những tồn tại ........................................................... 81
3.4. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững
tại huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 82
3.4.1. Định hướng phát triển bền vững việc nuôi trồng thủy sản ........... 82
3.4.2. Các giải pháp chủ yếu ................................................................... 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 92
1. Kết luận ................................................................................................... 92
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích ni trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 – 2012 .. 41
Bảng 3.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 – 2012 . 43
Bảng 3.3: Năng suất nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 – 2012 ... 45
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2008 – 2012 47
Bảng 3.5: Thực trạng lao động tham gia NTTS huyện Vân Đồn năm 2012 .. 51
Bảng 3.6: Thực trạng nhân khẩu – lao động tại các HGĐ điều tra ................. 56
Bảng 3.7: Trình độ văn hóa của lao động tham gia NTTS trực tiếp ............... 59
Bảng 3.8: Hiện trạng sử dụng diện tích theo mục đích sử dụng các HGĐ ..... 61
Bảng 3.9: Năng suất và sản lượng NTTS tại các HGĐ điều tra ..................... 63
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân trên 01 ha của HGĐ NTTS .......................... 65
Bảng: 3.11: Chi phí bình qn trên 01 ha của HGĐ NTTS ............................ 67
Bảng: 3.12: Hiệu quả kinh tế HGĐ NTTS ...................................................... 69
Bảng 3.13: Thực trạng chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS ......................... 72
Bảng 3.14: Thực trạng tiêu thụ thủy sản tại các HGĐ .................................... 73
Bảng 3.15: Cơ sở sản xuất con giống thủy sản năm 2012 .............................. 75


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thuỷ sản xuất hiện và có q trình phát triển từ rất lâu đời với

xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Thời kỳ đầu đánh
bắt thuỷ sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ
sản. Vì vậy, ở thời điểm đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức
được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các
loài thuỷ sản. Những thập kỷ gần đây, khi sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày
càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, tràn làn trong
điều kiện nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng phát triển và trở nên quan
trọng.
NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nơng nghiệp nhằm duy trì bổ
sung, tái tạo, và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các sản phẩm thuỷ sản được
cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi
trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau,
bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
NTTS.
Nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn trong thời gian qua được khẳng
định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thay
đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng
thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều
thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, NTTS huyện Vân Đồn đang phải đối mặt với nhiều thách
thức và khó khăn như: i) thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch chạy theo thực tế
sản xuất; các vấn đề xã hội nảy sinh trong q trình chuyển đổi đất nơng, lâm
nghiệp sang NTTS; ii) các vấn đề môi trường trong và xung quanh các khu
vực nuôi tập trung do hoạt động của các ngành kinh tế khác gây ra (công


2

nghiệp hóa, du lịch, đơ thị hóa, di dân,....), hoặc do chính hoạt động NTTS
gây ra; iii) hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS chưa được đầu tư đồng bộ;

iv) tình hình sử dụng các loại thuốc thú y phục vụ NTTS diễn ra tràn lan, công
tác kiểm tra, giám sát gặp nhiều bất cập; v) tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp mà chưa có các giải pháp phịng trị triệt để; tình trạng con giống
khơng đảm bảo chất lượng, tình trạng thiếu vốn cho sản xuất và đặc biệt là
diễn biến phức tạp của thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài
nước đang là những yếu tố gây cản trở cho việc phát triển tiếp theo của ngành
thủy sản.
Với thực tế nêu trên, đề tài: “Một số giải pháp phát triển bền vững
nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh” được tác giả lựa
chọn nhằm tìm hiểu thực trạng NTTS của huyện Vân Đồn, làm rõ những
thách thức và cơ hội, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát
triển cho lĩnh vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm phát triển bền vững việc nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn –
tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển bền vững nuôi
trồng thủy sản.
- Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững nuôi
trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động NTTS ở huyện Vân Đồn,
xem xét các yếu tố có liên quan đến phát triển như: nguồn lao động, vốn, khoa

học cơng nghệ, tài ngun mơi trường và đánh giá tính hiệu quả của việc sử
dụng các nguồn lực để phát triển bền vững NTTS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
của huyện Vân Đồn
- Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu trong giai đoạn từ năm 20082012.
4. Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng thủy sản và phát triển bền vững
nuôi trồng thủy sản.
Tình hình phát triển ni trồng thủy sản ở một số nước trên thế giới và
thực tiễn phát triển NTTS ở Việt Nam.
Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn - tỉnh
Quảng Ninh.
Thực trạng ni trồng thủy sản tại nhóm HGĐ điều tra.
Những tồn tại và nguyên nhân trong NTTS huyện Vân Đồn.
Đề xuất một số giải pháp phát triển NTTS theo hướng bền vững tại
huyện Vân Đồn.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng thủy sản và PTBV trong nuôi
trồng thủy sản
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Nuôi trồng thủy sản[16]
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa
tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sơng ngịi, ao hồ, ruộng

trũng, sơng cụt, đầm phá, khí hậu..) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu
là cá, tôm và các thủy sản khác..) có sự tham gia trực tiếp của con người. Hoạt
động này ở Việt Nam bao gồm nuôi, trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước
lợ và nước mặn với các hình thức ni chủ yếu là:
+ Ni theo phương pháp thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC),
quảng canh (QC) và quảng canh cải tiến (QCCT);
+ Nuôi trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm,ven biển;
+ Nuôi nhuyễn thể;
+ Ni thủy sản ao hồ, đìa, đầm;
+ Ni thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa;
+ Trồng rong biển.
- Phát triển bền vững [15]
Thuật ngữ PTBV lần đầu tiên được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn
thế giới” của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) năm 1980 với mục
tiêu tổng quát là đạt được sự PTBV thông qua bảo tồn các nguồn tàinguyên
sống. Khái niệm về PTBV đang phổ biến nhất được trình bày trong báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về mơi trường và phát
triển (WCED) năm 1987, theo đó thừa nhận mối liên kết chặt chẽ giữa môi
trường và phát triển: “PTBV là sự phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp


5

ứng các yêu cầu của họ, đồng thời còn tạo điều kiện và bảo đảm cho các thế
hệ có cuộc sống tốt hơn”.
Điều đáng lưu ý là trong khi IUCN nhấn mạnh đến sự thống nhất các
giá trị, các vấn đề mơi trường và bảo tồn trong q trình phát triển thì WCED
lại tập trung vào tính bền vững về KT – XH: “Phát triển bền vững là sự phát
triển hài hồ cả về kinh tế, xã hội, mơi trường và tài nguyên thiên nhiên để

đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của các thế hệ hiện tại
mà không làm tổnhại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát
triển kinh tế – xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng sống của các thế hệ
tương lai”.Việc thừa nhận khái niệm về PTBV của WCED đã góp phần làm
giàu thêm tư liệu về PTBV và có lẽ đây thực sự là một khái niệm rõ ràng nhất
và được sử dụng rộng rãi nhất. Khái niệm này đã đưa ra khuôn khổ để lồng
ghép giữa các chính sách mơi trường và các chiến lược phát triển, và các
chiến lược này cần có tầm nhìn dài hạn.
Trong cuốn “Cứu lấy trái đất - Chiến lược vì sự sống bền vững”, khái
niệm PTBV tiếp tục được hồn thiện. Theo đó việc bảo tồnmơi trường, các
khía cạnh kinh tế và xã hội được lồng ghép với nhau, và các nguyên tắc lồng
ghép cũng được cụ thể hoá. Như vậy, nếu trước đây, PTBV thường được gắn
với bảo vệ mơi trường, thì ngày nay, khái niệm PTBV đã vượt khỏi khuôn
khổ bảo vệ môi trường đơn thuần, trở nên bao quát và toàn diện hơn. Khái
niệm PTBV thể hiện một sự thừa nhận rằng những nhu cầu về xã hội, môi
trường và kinh tế phải được lồng ghép với nhau một cách cân đối và hài
hòa,chỉ có như vậy đất nước mới có thể PTBV trước mắt cũng như lâu dài.
Phát triển kinh tế, xã hội, quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường là 03 trụ cột
của phát triển bền vững.
Phát triển bền vững hiện đang được toàn thế giới cùng quan tâm chung,
là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, là nhu cầu


6

cấp bách và sự lựa chọn có tính chiến lược, đã được các quốc gia đồng thuận
xây dựng thành Chương trình Nghị sự cho từng thời kỳ và cùng đề ra các mục
tiêu phát triển thiên nhiên kỷ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất được tổ
chức tại Rio de Janerio (Braxin) năm 1992, cộng đồng quốc tế đã thông qua
tuyên bố Rio về môi trường và phát triển, bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và

Chương trình Nghị sự 21 về các giải pháp phát triển bền vững chung của toàn
thế giới trong thế kỷ 21. Cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa môi trường và
phát triển được hội tụ tại Nguyên tắc 04 củaTuyên bố Rio: “ để đạt được sự
phát triển bền vững, bảo vệ môi trường phải là một phần không thể tách rời
của quá trình phát triển và khơng thể tách biệt khỏi q trình đó”. Uỷ ban của
Liên hợp quốc về phát triển bền vững (CDS) đã bổ sung một khía cạnh thứ tư
của phát triển bền vững, đó là thể chế. Bốn khía cạnh này hiện đang là khn
khổ báo cáo về thực hiện Chương trình Nghị sự 21. Hội nghị Thượng đỉnh thế
giới về Phát triển bền vững (Jonhanesburgs - Nam Phi, năm 2002), quan điểm
về phát triển bền vững được chú trọng với nội dung cụ thể là “thu hẹp khoảng
cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới, xố bỏ nghèo đói,
nhưng khơng làm ảnh hưởng đến môi sinh; thực hiện phát triển kinh tế trong
tương quan chặt chẽ với bảo vệ môi trường và bảo đảm công bằng xã hội ở tất
cả các quốc gia, khu vực và toàn cầu”. Đây là tiền đề và nền tảng bảo đảm sự
phát triển bền vững.
Từ sau Hội nghị Rio 1992 đến nay đã có 113 nước trên tồn thế giới
xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp
quốc gia và Chương trình Nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước
này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình
này.
Một số tiêu chí về tính bền vững kinh tế – xã hội và các phương
thức phát triển


7

Theo tình hình hiện nay, để đánh giá tính bền vững của sự phát triển
KT - XH là hết sức khó khăn. Ngay thuật ngữ về thước đo tính bền vững, hiện
nay còn nhiều ý kiến tranh cãi và sử dụng khác nhau như: “tiêu chí”, “chỉ
tiêu”, “độ đo”,... về phát triển bền vững. Rất nhiều tài liệu trong lĩnh vực này

đều chấp nhận tiền đề “cái gì đo được sẽ quản lý được”, và xét trên quan điểm
kế hoạch hóa thì thuật ngữ “chỉ tiêu” là phù hợp vì thể hiện thước đo kết quả
và mục tiêu của phát triển. Nhưng hiện nay đang thiếu những chỉ tiêu có thể
sử dụng để định lượng. Nếu không xem xét tổng thể và tồn diện thì khó có
thể đánh giá và so sánh được một quốc gia, một vùng, một ngành hay một địa
phương có phát triển bền vững hay khơng, do vậy, rất cần có những nghiên
cứu bổ sung để xác định cácmục tiêu và mục đích phát triển một cách khoa
học bằng việc xác định những giới hạn và những ngưỡngthiết yếu nhất để bảo
đảm cuộc sống của con người, vừa bảotồn thiên nhiên và nguồn lợi cho mai
sau.
Trên thế giới hiện đang sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận kỹ thuật
khác nhau để xây dựng các hệ thống xác định các đặc tính và đo lường sự bền
vững. Việc đánh giá định tính và địnhlượng sự bền vững liên quan đến sự lựa
chọn cách xác định và định lượng những gì đang được phát triển, những gì
đang được duy trì và trong khoảng thời gian bao lâu. Trên thực tế, các nhóm
và các tổ chức nghiên cứu về phát triển bền vững đều có xu hướng thừa nhận
rằng muốn phát triển bền vững chúng ta cần phải duy trì và phát triển nhiều
mục tiêu khác nhauvà giải quyết các mâu thuẫn khác nhau, nhưng họ lại
khơng nhất trí được trong việc nên xác định phần nào chỉ nên duy trì và phần
nào sẽ được phát triển, mơi trường sẽ gắn kết với phát triển như thế nào và
trong bao lâu thì lại có rất nhiều quan niệm khác nhau.
Trước đây, có nhiều tài liệu chỉ tập trung vào kinh tế vớicác ngành sản
xuất cung cấp việc làm, của cải và sức tiêu thụ. Theo họ, nền kinh tế đã thúc


8

đẩy và cung cấp mọi phương tiện để đầu tư cũng như cấp ngân sách cho việc
duy trì và phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự
tậptrung đã chuyểnsang con người với sự nhấn mạnh vào phát triển con người

như tăng tuổi thọ, tăng giáo dục, tạo sự cơng bằng và cơ hội. Cuối cùng, cũng
có cả những lời kêu gọi phát triểnxã hội tập trung vào sự thịnh vượng và an
ninh của các quốc gia, các khu vực, cácthể chế và các nguồn đầu tư tạo nên
mối quan hệ và liên kết cộng đồng. Mặc dù vậy, cũng đã có rấtnhiều hoạt
động và nghiên cứu nhằmxây dựng nên các tiêu chí định lượng cho PTBV
(của các nhóm và các tổ chức như: Uỷ ban phát triển bền vững của Liên Hợp
Quốc (CSD), của Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững (CGSDI),
Phương án Chỉ số thịnh vượng, Phương án Chỉ số Bền vững mơi trường,
Nhóm Bối cảnh tồn cầu, Phương án Các bước sinh thái, Nhóm Tiêu chí Tiến
bộ đích thực (GPI), Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kì về các tiêu chí phát
triển bền vững (IWGSDI), Hệ thống tiêu chí của Costa Rica về PTBV, Dự án
các tiêu chí Boston, Nhóm đánh giá các thất bại, Sáng kiến thơng báo tồn
cầu). Ngồi ra đã có một số nỗ lực đề cập đến các phạm trù và phương pháp
xây dựng các tiêu chí. Bản Tóm tắt các tiêu chí phát triển bền vững đã liệt kê
hơn 500 tiêu chí. Trong số này có 67 tiêu chí có qui mơ tồn cầu, 103 qui mơ
quốc gia, 72 có qui mơ bang hoặc tỉnh và 289 có qui mơ địa phương hay
thành phố.
Vai trị chủ yếu của các tiêu chí là chỉ ra các tiến trình hướng tới hoặc
để cụ thể hố các mục tiêu với lộ trình cụ thể của sự PTBV nhằm tư vấn cho
công chúng, cho các nhà ra quyết định và các nhà quản lý. Sự kiểm soát quản
lý này cũng có hàm ý sử dụng hàng loạt các đápứng về chính sách và dùng
các tiêu chí để xác định các cơ hội cho những đáp ứng nói trên, chọn ra các
hành động ưu tiên và đánh giá hiệu quả của chúng.


9

Mặc dù hầu hết các Nhóm đều có các phương pháp rõ ràng, nhưng các
thuật ngữ thường không nhất quán và những ưu điểm và nhược điểm của các
phương pháp hầu như ít được bàn đến. Cách lựa chọn phươngpháp chủ yếu là

dựa vào các số liệu về qui mô không gian và thời gian, vào sự lựa chọn các
tiêu chí và sự kết hợp các tiêu chí.
Về tổng thể phát triển, phát triển bền vững kinh tế - xã hội phải đạt tới
sự hài hòa, cân đối về kinh tế, xã hội và môi trường. Từ các khái niệm cơ bản
về phát triển bền vững nêu trên, có thể hệ thống các tiêu chí cơ bản để đánh
giá tính bền vững của sự phát triển, cụ thểlà những tiêu chí: thịnh vượng về
kinh tế; dân chủ, cơng bằng và tiến bộ về xã hội; bền vững về môi trường sinh
thái. Các địa phương và các Ngành - trong đó có ngành thủy sản huyện Vân
Đồn, có thể căn cứ vào các chỉ tiêu chung nêu trên để cụ thể hố, đánh giá và
so sánh tính bền vững của Ngành. Trong PTBV mà hiện nay các quốc gia đều
theo đuổi, có ba nội dung cơ bản là:
1. Bền vững về kinh tế: bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, và duy trì
tốc độ ấy trong một thời gian dài. Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia
phải đảm bảo cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực,
sử dụnghiệu quả tài nguyên thiên nhiên, và việc phát triển công nghệ sạch,
thân thiện với môi trường,... Một quốc gia được coi là phát triển bền vững về
kinh tế phải đạt được những yêu cầu sau đây: Có tốc độ tăng trưởng GDP cao
và ổn định; GDP/đầungười cao và thườngxuyên tăng lên; có cơ cấu GDP hợp
lý, các ngành – thành tố của GDP phải ổn định và phát triển để làm cho tổng
GDP của quốc gia ổn định và tăng lên; Tránh được sự suy thối và đình trệ
trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau. Cần
phải phân biệt rõ giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với việc bảo đảm, duy trì sự
tăng trưởng đó trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh thường đi liền với
việc đầu tư lớn, khai thác TNTN nhiều không giới hạn, chinh phục thị trường


10

bằng mọi cách để tăng sản lượng, tăng doanh thu và tăng lợinhuận. Và như
thế thường mâu thuẫn với PTBV, với xu hướng muốn duy trì sự tăng trưởng

đó một cách bềnbỉ và dài lâu, nghĩa là tăng trưởng hôm nay phải không được
làm ảnh hưởng đến tương lai.
2. Bền vững về xã hội: Phát triển kinh tế sẽ không bền vững nếu không
gắn với phát triển xã hội. Bởi phát triển xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của phát triển kinh tế, phù hợp với đường lối kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Xã hội bền vững phải là mộtxã hội có nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, chính trị ổn định và
an ninh quốc gia được bảo đảm. Biểu hiện tổng hợp nhất của phát triển kinh
tế và phát triểnxã hội là chỉ số phát triển con người (Humen Development
Index - HDI) phải ngày càng tăng lên. Một trong những mục tiêu xã hội cần
ưu tiên là kiểm soát thường xuyên mức tăng dân số, mọi người được thụ
hưởng cácthành quả của sự tăng trưởng kinh tế, việc làm và đời sống được
cải thiện, thu nhập tăng cao, các tầng lớp dân cư trên cácvùng lãnh thổ có
cùng cơ hội hưởng thụ phúc lợi xã hội: y tế, giáo dục, các hoạt động văn hố,
đào tạo nghề,… Xã hội của một nước khơng thể tồn tại bền vững nếu để
mộttầng lớp người hay nhóm người bị gạt ra ngồi lề tiến trình phát triển của
quốc gia. Thế giới cũng khơng thể có phát triển bền vững nếu cuộc sống và
tính mạng của một bộ phận nhân loại hay một số quốc gia đang bị đe doạ vì
nhiều lý do: chiến tranh, xung đột, bệnh tật, nghèo nàn và thiếu các điều kiện
sống tốithiểu như: nước sạch, khơng khí sạch, nhà ở, ăn uống, thuốc men…
3. Bền vững về môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên,
môi trường là đầu vào cơ bản có tầm quan trọng đối với sự phát triển ổn định
KT- XH của mỗi nước.
- Bền vững về môi trường cần bảo đảmcác chỉ tiêu, chức năng cơ bản
là:


11

+ Bền vững về môi trường tự nhiên phải bảo đảm số lượng và chất

lượng trong sạch về khơng khí, nguồn nước, đất, khơng gian về lý hóa và sinh
học, cảnh quan... Q trình khai thác và sử dụng khơng được phép làm giảm
số lượng và chất lượng của các yếu tố đó dưới giới hạn cho phép theo tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế.
+ Bền vững về môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe,
môi trường sống, lao động, học tập của con người,…), không bị các hoạt động
của con người làm ô nhiễm, suy thối và tổn hại.
+ Với chức năng mơi trường là nơi chứa đựng và xử lý phế thải cần
quán triệt là lượng phế thải tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất của con người
phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng, tái chế và phân hủy của tự nhiên, không
để ảnh hưởng của cácđiều kiện này tới sự sống của con người và mn lồi.
- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên phả i bảo đảm:
+ Đối với các loại tài nguyên tái tạo được, chỉ khai thác và sử dụng
trong giới hạn những tài ngun đó được khơi phục lại về số lượng và chất
lượng do thiên nhiên tạo ra hoặc bằng phương pháp nhân tạo thay thế.
+ Các loại tài nguyên không tái tạo được, chỉ khai thác, sử dụng ít hơn,
bằng số lượng và chất lượng do thiên nhiên tạo rahoặc bằng phương pháp
nhân tạo thay thế. Như vậy, môi trường sinh thái phải được bảo vệmột cách
tốt nhất. Phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các
nguồn lực một cách khơng lãng phí, làm cho hệ sinh thái đượctái sinh thường
xuyên. Cáchoạt động kinh tế và mưu sinh của con người phải được coi là một
bộ phận cấuthành của hệ sinh thái, và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân
bằng của hệ sinhthái, nếu khơng thì khơng thể bảo đảm bền vững.
Những nội dung chung nhất ấy đang được hiểu và thực thi trong những
mơ hình kinh tế và thể chế chính trị rất khác nhau. Và vì vậy, kết quảđem lại
cũng không giống nhau. Trong lúc nhiều quốc gia cam kết cắt giảm lượng


12


phát thải cơng nghiệp theo Nghị định thư Kyoto, thì Mỹ - nước đang phát thải
trên dưới 30% toàn cầu, lại tìm mọi lý do để từ chối, thậm chí đòi “mua lại”
tiêu chuẩn phát thải của các nước nghèo, “xuất khẩu” nhà máy có lượng phát
thải lớn ra ngồi lãnh thổ…
Thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới đã làm rõ một nguyên lý cơ bản
là: muốn tăng trưởng kinh tế nhanh phải có phương thức huy động tối đa mọi
tiềm năng, nguồn lực hiện có cho đầu tư phát triển. Do sự thúc ép về kinh tế,
chủ yếu là sự đối đầu với đói nghèo và lạc hậu, nên trong thời kỳ cơng nghiệp
hố, hầu như tất cả các nước đều coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu số một
với quan điểm: tạm thời chưa chú trọng đến công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Từ đây hình thành quan điểm“Phát
triển với bất cứ giá nào”. Như vậy, phải chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã
hội và sự suy thối mơi trường. Sau khi đạt được trình độ phát triển kinh tế
cao, sẽ có điều kiện để khắc phục dần dần sự bất bình đẳng về phân phối thu
nhập trong xã hội và làm sạch lại môi trường. Kết quả, nhiều nước đã đạt
được tốcđộ tăng trưởng cao nhờ đầu tư lớn, nhờ khai thác mạnh các nguồntài
nguyên thiên nhiên.
Thế nhưng, với phương thức pháttriển như trên, đã làmnẩy sinh nhiều
vấn đề môi trường và biến đổi xã hội – nhân văn ở nhiềunước. Cái giá phảitrả
để tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinhtế là sự mất cân bằng về xã hội, sự đói
nghèo của một bộ phận nhân dân, sự thất học của một số trẻ em, sự mở rộng
các khu nhà ổ chuột ở đô thị, tỷ lệ thất nghiệp cao. Tăng trưởng kinh tế khơng
có kiểm sốt như trên sẽ khuyến khích hoạt đơng khai thác dẫn đến cạn kiệt
các nguồn TNTN, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng cao, sự cố môi
trường, thiên tai lũ lụt ngày càng gia tăng (sóng thần, động đất, bão
Katrina,…), đất, các dịng sơng bị ơ nhiễm vì nước thải, bầutrời bị ơ nhiễm vì
khói bụi cơng nghiệp,… là những tác nhânlàm gia tăng dịch bệnh (SARS,


13


H5N1,…) càng làm nghiêm trọng thêm các vấn đề xã hội, nhất là những quốc
gia nghèo và đang phát triển.
Trong những trường hợp đó, những nỗ lực đầu tư cho phát triển sẽ trở
nên “vơ nghĩa” khơng thể có hiệu quả cao, hoặc chí ít thì cũng bị ảnh hưởng
nặng nề, thu nhập quốc dân tăng lên do kinh tế phát triển sẽ bị hạn chế và suy
giảm bởi những chi phí đè nặng để xử lý những hậu quả trên nhiều lĩnh vực
thiên nhiênvà xã hội. Phải phát triển đến một trình độ nàođó mới xem xét giải
quyết vấn đề môi trường là “một sự nhân đôi sai lầm”, là quanđiểm khơng cịn
phù hợp với tình hình phát triển KT – XH và thực trạng môi trường hiện nay.
Việc chạy theo những chỉ tiêu về tốc độ thường kéo theo đầu tưtràn lan,
tạo ra tình trạng thiếu hiệu quả, thiên nhiên bị tàn phá,… dẫn đến mất cân đối
trong phát triển, đến một mức nào đó khi khủng hoảng xảy ra sẽ làm “tiêutan
rất nhanh chóng những gì đã đạt được”. Vào đầu những năm 70 của thế kỷ
XX, cácquốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển, thi nhau khai thác
TNTN, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tìm kiếm thị trường đểlàm giàu. Điều
đó khơng chỉ nhìn thấy được ở các mơ hình kinh tế của các nước công nghiệp
phát triển ở phương Tây, mà có cả trong mơ hình kinh tế các nướctrong phe
xã hội chủ nghĩa, nhất là ở Liên Xô (cũ). Cơ chế kế hoạch hoá tậptrung đã
làm nảy sinh một kiểu làm việc “càng chi phí nhiều càng có lợi” đã triệt tiêu
cácđộng lực ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để giảm giá
thành, tăng năng suất và chất lượng, cho dù trên thực tế đã phát động nhiều
phong trào thi đua với nhiều khẩu hiệu về tiết kiệm và hiệu quả. Chẳng hạn,
chi phí sản xuất càng cao, tổng sản phẩm càng lớn. Tổng sản phẩm lớn mới có
quỹ tiền lương nhiều và trích thưởng lớn (vì được quy định tỷ lệ thuận
vớitổng sản phẩm).
Bởi vậy, phát triển kinh tế thị trường ngày nay không thể khơng có bàn
tay can thiệp của con người với ý thức, trách nhiệm cao trong việc bảo đảm



14

lợi ích cho cả trước mắt và lâu dài. Từ những bài học thực tiễn đó, con người
đã cảnh giác và tìm chiến lược phát triển mới: coi các vấn đề tăng trưởng kinh
tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường là ba yếu tố cấu thành của phát
triển xã hội. Sự phát triển lâu dài và ổn định chỉ có thể đạt được dựa trên một
sự cân bằng nhất định của ba mặt: Kinh tế – Xã hội – Môi trường. Trong một
thời kỳ cụ thể, người ta có thể ưu tiên phát triển một mặt nào đó, song mức độ
và thời hạn của sự ưu tiên đó chỉ có giới hạn và phải được lồng ghép với các
vấn đề khác. Cần thống nhất quan điểm từ các phía “bảo vệ mơi trường phải
vì phát triển, thúc đẩy phát triển”, và ngược lại phải khắc phục tư tưởng “chỉ
chú trọngphát triển kinh tế mà ít quan tâm hoặc coi nhẹ vấn đề tài nguyên môi
trường và xã hội”.
Đối với Việt Nam, khi quy mô nền kinh tế còn nhỏ, cơ sở hạ tầng KT –
XH chưa phát triển, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp,… thì các điều
kiện ban đầu cho PTBV là phải tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và hoàn
thiện dần chất lượng của sự phát triển để củng cố sức mạnh quốc gia, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chỉ khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thì mới có thể xố
đói giảm nghèo, đời sống nhân dân mới được cải thiện và mới có được những
điều ki ện và nguồn lực cho PTBV.
Qua gần hai mươi năm thực hiện đổi mới, Việt Nam nói chung và tỉnh
Quảng Ninh nói riêng đã đạt được những kết quả to lớn trong phát triển KT –
XH và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được,
trong kế hoạch phát triển KT – XH của đất nước, của các ngành và địa
phương, tính bền vững của sự phát triển vẫn chưa được quan tâm đúng mức
và vẫn còn một số tồn tại lớn. Là nước nghèo với GDP bình qn đầu người
cịn thấp và đang trong quá trình CNH, HĐH, phát triển KT – XH ở nước ta
trong những năm qua vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác TNTN; năng suất



15

lao động cịn thấp; cơng nghệ sản xuất, mơ hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều
năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các
loại tệ nạnxã hội chưa được ngăn chặn triệt để,… đang là những vấn đề bức
xúc. Nhiều nguồn TNTN bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu
quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơibị phá hoại nghiêm trọng, ơ nhiễm và
suy thối đến mức báo động. Phương thức khai thác và sử dụng kém hiệu quả
tài nguyên như hiện nay sẽ là mối đe dọa lớn tới khả năng sử dụng lâu dài các
TNTN. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để kết hợp
một cách có hiệu quả giữa 03 mặt của sự phát triển: KT, XH và bảo vệ môi
trường.Trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT– XH của đất
nước cũng như các ngành và địa phương, 03 mặt quan trọng trên của sự phát
triển chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau.
- Sản xuất bền vững [5]
Sản xuất bền vững bao gồm việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới,
sáng tạo trong thiết kế và cải tiến sản phẩm, cũng như chú trọng đến các q
trình sản xuất như khuyến khích áp dụng sinh thái cơng nghiệp, các tiếp cận
vịng đời sản phẩm, sản xuất sạch hơn, sản xuất xanh...
- Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững[5]
Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững là sự phát triển đáp ứng các
nhu cầu khai thác và nuôi trồng thủy sản ở hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.
1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản[16]
- NTTS là một ngành phát triển trên phạm vi cả nước và có đối tượng
phức tạp so với các ngành sản xuất khác.
- Trong NTTS thì đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ
yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế.



16

- NTTS có tính thời vụ cao.
- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống, chúng sinh
trưởng, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học.
- Một số sản phẩm thủy sản được giữ lại làm giống để tham gia vào quá
trình tái sản xuất vụ sau. Do đó, trong q trình NTTS phải quan tâm đến việc
sản xuất, nhân ra các loại giống tốt.
Ngồi ra, NTTS Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng:
- Ngành NTTS Việt Nam còn nhỏ, phân tán, lao động chủ yếu là thủ
công, cơ sở vật chất kỹ thuật cịn thấp, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và
quản lý của cán bộ còn yếu kém và tâm lý của người sản xuất còn lạc hậu.
- Trong NTTS, đất đai, diện tích mặt nước phân bố khơng đều giữa các
vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý NTTS.
- Nghề NTTS Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm có
pha trộn ít khí hậu vùng ơn đới.
1.1.3. Vai trị ngành ni trồng thủy sản [17]
1.1.3.1. Ngành ni trồng thuỷ sản có vai trị quan trọng trong việc duy trì,
tái tạo các nguồn lợi thuỷ sản
Các nguồ n lơ ̣i thủy sản là nguồ n lơ ̣i tự nhiên với tính chấ t có ha ̣n, khan
hiế m khi khai thác đánh bắ t mô ̣t cách tràn lan không có kế hoa ̣ch thì nguồ n
lơ ̣i này la ̣i càng trở nên khan hiế m, thâ ̣m chí mô ̣t số loài gầ n như tuyê ̣t chủng.
Chiń h vì vâ ̣y, để đảm bảo nguồ n lơ ̣i này đươ ̣c duy trì và tiế p tu ̣c mang la ̣i lơ ̣i
ích cho con người thì cầ n có những kế hoa ̣ch khai thác hơ ̣p lý, khai thác kết
hơ ̣p với viê ̣c bảo vê ̣, bổ sung tái ta ̣o mô ̣t cách thường xuyên thông qua hoa ̣t
đô ̣ng đánh bắ t và NTTS là 2 bô ̣ phâ ̣n cấ u thành nên ngành thuỷ sản nhưng
mang 2 sắ c thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau ta ̣o nên sự phát triển
chung của toàn ngành.



17

1.1.3.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản và thương
mại quốc tế thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số
ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa
mà một số đối tượng thuỷ sản ni trồng cịn là nguồn ngun liệu phục vụ
chế biến xuất khẩu.
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản ln giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4
trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất
nước. Ngành Thuỷ sản Việt Nam là ngành đứng thứ 6 trong 10 nước xuất
khẩu thuỷ sản mạnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trên thế giới.
Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả
nước.
Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu thủy sản vượt ngưỡng 1 tỉ USD và đến
năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt hơn 2 tỉ USD. Năm 2005 kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam đã
trở thành một nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực Đơng Nam á. Có
được kết quả này là nhờ trong những năm qua, ngành Thủy sản đã tích cực
đẩy mạnh công tác nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Trong những năm qua, sản lượng NTTS liên tục tăng năm 2002 là
976.100 tấn, trong đó khoảng 40% dành cho cơng nghiệp chế biến xuất khẩu.
Đến năm 2005, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản là 2.030.000 tấn và
năm 2010 là 2.650.000 tấn. Để đáp ứng đủ nhu cầu, ngành Thủy sản phải chủ
động được nguồn nguyên liệu. Bởi nguyên liệu là khâu rất quan trọng trong
tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh thủy sản. Có một nguồn nguyên liệu ổn
định, giá cả có sức cạnh tranh thì ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản mới có

cơ hội phát triển.


18

Trong xu thế ngày càng ha ̣n chế khai thác thủy sản nhằ m bảo vê ̣ môi
trường như hiê ̣n nay thì NTTS đóng vai trò chủ đa ̣o trong viêc̣ cung cấ p
nguyên liêụ cho chế biế n xuất khẩ u. Viê ̣c cung cấ p từ NTTS cũng đảm bảo ổ n
đinh
̣ và phù hơ ̣p với nhu cầ u của thế giới nhờ thực hiê ̣n tố t công tác khuyế n
ngư và phát triể n giố ng mới.
Nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp
chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu và đã đóng góp phần quan trọng vào việc
tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
thủy sản Việt Nam, tôm chiếm tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 43,7%
(năm 2001), 46,9% (năm 2002), trong đó tơm ni chiếm phần lớn.
1.1.3.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
NTTS là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng
đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những
năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã
tập trung vào hoạt động trình diễn các mơ hình khai thác và ni trồng thuỷ
sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mơ hình kinh tế hộ gia đình
được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển.
Bên cạnh đó, mơ hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần
giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông
nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề NTTS ở sơng Cửu Long được
duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở ven sơng.
Đến năm 2005 do chuyển đổi diện tích sang ni trồng thuỷ sản đã góp
phần đưa số lao động nuôi trồng thuỷ sản là 2.550.000 lao động (bao gồm cả
lao động thời vụ).

Bên ca ̣nh đó, do hiêụ quả của NTSS cao hơn nhiề u so với các liñ h vực
nông nghiêp̣ khác, nên cùng với viê ̣c thực hiêṇ chuyể n đổ i kỹ thuâ ̣t sản xuấ t,


19

chuyể n đổ i diêṇ tích từ trồ ng lúa sang NTTS đã ta ̣o ra nguồ n thu nhâ ̣p lớn góp
phầ n nâng cao mức số ng cho người dân.
1.1.3.4. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa
Cùng với mức sống của người dân dần được cải thiện, nhu cầu về thực
phẩm chất lượng cao, giàu protein ngày một tăng thì ngành NTTS ngày càng
trở thành nguồ n cung cấ p nguyên liê ̣u quan tro ̣ng cho thị trường nội địa .
Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung
cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế
quốc dân, Ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm,
đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có
thể nói Ngành NTTS đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm
cho người dân.
1.1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiê ̣p
Ngày nay, xu hướng chuyể n đổ i diêṇ tích trồ ng kém hiê ̣u quả như trồ ng
lúa ruộng trũng 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm muối kém
hiệu quả và đất cát, đất hoang hoá sang sử du ̣ng có hiêụ quả hơn cho ngành
NTTS . Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế
giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất
khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu
diện tích giữa ni trồng thủy sản và nơng nghiệp càng trở nên cấp bách. .
Q trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng
thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện
tích được chuyển đổi sang ni trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy
sản. Ttuy nhiên, từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh,

năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói NTTS đã phát
triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước


20

góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nơng thơn, góp phần
xố đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
Hơn nữa, NTTS cũng đã thu hút sự tham gia của nhiề u thành phầ n kinh
tế như Doanh nghiêp̣ nhà nước, doanh nghiê ̣p liên doanh, doanh nghiêp̣
TNHH, doanh nghiêp̣ cổ phầ n ...NTSS phát triể n cũng kép theo sự phát triể n
của các ngành Dich
̣ vu ̣ – Công nghiê ̣p . Vì vâ ̣y, phát triể n NTSS đã góp phầ n
đưa nề n kinh tế VN ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản[17]
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố thuỷ sản.
Mỗi loại thuỷ sản chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện
tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước,
khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng ni trồng các lồi thuỷ sản trên từng
lãnh thổ, khả năng áp dung các quy trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng
lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.


×