Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã sầm sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.66 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN SƠN TRUNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN
TẠI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

TRẦN SƠN TRUNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN
TẠI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HĨA

Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH ĐỨC THUẬN

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, chưa từng cơng bố. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Tài liệu tham khảo
và số liệu thống kê trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Sơn Trung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn “ Nghiên cứu thực trạng dịch vụ
du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa” tơi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ sự
cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong học tập và nghiên cứu.
Để hoàn thành việc nghiên cứu luận văn, tôi xin trân trọng cảm ơn sự

giúp đỡ và cộng tác của các quý cơ quan: Sở Tài nguyên mơi trường tỉnh
Thanh Hóa; Phịng Kinh tế, Phịng Thống kê, phịng Văn hóa, Phịng thể thao
và du lịch trực thuộc UBND thị xã Sầm Sơn; Ban Tổ chức – Thị ủy Sầm Sơn;
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong q trình học tập, nghiên cứu để
tơi hồn thành bài luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu
của các thầy cô giáo trong Khoa kinh tế - Trường Đại Học Lâm Nghiệp, đặc
biệt là Thầy giáo hướng dẫn: Tiến Sĩ. Đinh Đức Thuận, đã giúp tơi hồn
thiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Sơn Trung


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục .............................................................................................................. v
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. iii
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5

1.1.2. Dịch vụ du lịch ........................................................................................ 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
1.2.1. Lịch sử ngành du lịch Việt Nam ........................................................... 10
1.2.2. Vai trò của dịch vụ du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị
xã Sầm Sơn ...................................................................................................... 11
1.2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thị xã Sầm Sơn về phát
triển dịch vụ du lịch......................................................................................... 14
1.2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch biển của một số địa phương ... 15
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 20
2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội và các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch
vụ du lịch biển ở thị xã Sầm Sơn – Thanh Hóa. ............................................. 20
2.1.1. Tài nguyên du lịch................................................................................. 20
2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch biển ........................................................ 32
2.1.3. Các loại hình dịch vụ du lịch ở Thị xã Sầm Sơn .................................. 34
2.2. Thực trạng ngành du lịch biển sầm sơn – thanh hóa. .............................. 37


iv

2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển
du lịch biển Sầm Sơn ...................................................................................... 37
2.2.2. Hiện trạng lao động du lịch ở Sầm Sơn ................................................ 39
2.2.3. Các hoạt động dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn ....................................... 41
2.2.4. Công tác lập quy hoạch ......................................................................... 45
2.2.5. Quản lý Nhà nước về du lịch ................................................................ 46
Chương 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BIỂN.................................................................................. 50
3.1. Kết quả đạt được. ..................................................................................... 50
3.1.1. Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn ................................. 50
3.2. Một số đề xuất giải pháp phát triển bền vững dịch vụ du lịch biển Sầm

Sơn................................................................................................................... 64
3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch ......................................................................................................... 64
3.2.3. Tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ............................. 65
3.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã ................................................. 67
3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin quảng bá và xúc tiến du lịch....... 68
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ....................................... 72
3.2.7. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đi đôi với việc bảo vệ môi trường,
đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững .......................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ngun nghĩa

Viết tắt
BQ

Bình qn

CN

Cơng nghiệp

CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CSLT


Cơ sở lưu trú

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân



Lao động

MTĐT

Mơi trường đầu tư

NXB

Nhà xuất bản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên của Sầm Sơn

23

2.2

Cơ cấu ngành kinh tế của thị xã Sầm Sơn qua các năm

27

2.3

Thực trạng nguồn nhân lực dịch vụ du lịch Sầm Sơn (2009 2013)

39

2.4


Chất lượng LĐ ngành dịch vụ du lịch Sầm Sơn 2009 – 2013

40

2.5

Hiện trạng cơ sở lưu trú của Sầm Sơn ( 2009 - 2013)

41

2.6

3.1

Phân loại cơ sở lưu trú du lịch Sầm Sơn giai đoạn
2009 – 2013
Tổng hợp lượng khách du lịch đến Sầm Sơn thời kỳ
2009 – 2013

42

51

3.2

Khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn giai đoạn 2009 – 2013

52


3.3

Khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn (2009 - 2013)

52

3.4

Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn

53

3.5

Doanh thu từ du lịch của Sầm Sơn (2009 - 2013)

54

3.6

Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Sầm Sơn
(2009 - 2013)

55

3.7

Ý kiến khách hàng về số lượng các dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn

57


3.8

Ý kiến khách hàng về chất lượng các dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn

58

3.9

Ý kiến khách hàng về giá cả các dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn

62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu
trong đời sống văn hố - xã hội. Du lịch được xem là một trong những ngành
kinh tế quan trọng hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó
đem lại. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã coi phát triển du lịch là một
chiến lược quan trọng để phát triển đất nước và hội nhập vào kinh tế thế giới.
Thanh Hố là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi nằm dọc theo quốc lộ 1A,
cách Hà Nội 154 km, được đánh giá là tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển
du lịch. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định: “Đẩy mạnh
phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó tập trung phát
triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trong những năm
qua, nhờ có chủ trương và chính sách đúng đắn, kinh tế Thanh Hóa ngày một
được cải thiện, trong đó có một phần đóng góp của kinh tế du lịch.

Cùng với một số khu du lịch đã được phát hiện, xây dựng và khai thác
từ nhiều năm nay như Lam Kinh, Suối cá Cẩm Lương, thành nhà Hồ… Thanh
Hoá cịn có một bãi biển đẹp tuyệt vời của khu vực miền Bắc với bãi cát
phẳng, đều và mịn, nước trong xanh, sóng vỗ rì rào với nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài
nước như núi Trường Lệ, đền Độc Cước, hịn Trống Mái và đền Cơ Tiên, ...
đó là khu du lịch nghỉ mát tắm biển Sầm Sơn.
Những năm gần đây, Sầm Sơn luôn xác định ngành kinh tế du lịch là
trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội thị xã, đóng vai trị thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ
phận lớn người lao động. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo
sâu sát và quyết liệt, với nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm khai thác
có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên. Khơi dậy và phát huy tốt các


2

giá trị văn hoá, lịch sử và huy động được nhiều nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ
tầng; kinh tế du lịch đã có bước phát triển vượt bậc cả quy mô, cơ cấu, chất
lượng và hiệu quả với mức tăng trưởng hàng năm đạt 18,2%.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ du lịch của thị xã còn bộc lộ những hạn
chế yếu kém như: sản phẩm du lịch nghèo nàn, tính hấp dẫn chưa cao.
Doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã quy mơ cịn nhỏ, sức
cạnh tranh thấp, nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh mang tính chất hộ gia đình,
đang xuống cấp trầm trọng. Tính chuyên nghiệp trong phục vụ còn thấp, cơ
sở đào tạo chun ngành cịn thiếu và yếu, văn hố ứng xử và giao tiếp với
du khách của những người kinh doanh còn rất nhiều hạn chế. Các dịch vụ
vui chơi giải trí chưa đa dạng, mức đầu tư thấp, mặt khác còn thường
xuyên ép giá, thái độ phục vụ thiếu văn minh gây mất niềm tin của du
khách đến với du lịch Sầm Sơn.

Xuất phát từ thực tiễn du lịch Sầm Sơn hiện nay, với tiềm năng lợi thế
và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Đồng thời, trước yêu cầu
phát triển du lịch trong điều kiện nền kinh tế của thị xã là lấy du lịch làm mũi
nhọn tạo đà cho các ngành kinh tế khác phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn Thanh hoá”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn giai đoạn
2010 – 2013
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn –
Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ du lịch biển tại Thị xã Sầm Sơn, các
dịch vụ ăn uống, khách sạn, vui chơi giải trí ,hoạt động lữ hành thăm quan …


3

4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu 1 số dịch vụ du lịch như lưu trú, dịch vụ ăn uống,
dịch vụ tắm biển, dịch vu vui chơi giải trí, dịch vụ thắng cảnh.
Số liệu dịch vụ nghiên cứu mùa hè 2013
Nghiên cứu được tiến hành tại khu du lịch biển Sầm Sơn tỉnh thanh hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập qua việc trao đổi lấy
ý kiến của 100 khách hàng. Phát phiếu điều tra ý kiến đánh giá của khách du
lịch về thực trạng các dịch vụ du lịch tại khu du lịch biển Sầm Sơn.
* Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế, xã
hội của tỉnh Thanh Hóa, của các sở, ban ngành và của thị xã Sầm Sơn, các
khu du lịch, niên giám thống kê của tỉnh và cả nước, các tài liệu, cơng trình

nghiên cứu đã cơng bố, các chủ trương chính sách về khai thác tiềm năng du
lịch của Đảng và Nhà Nước, các Websites.
5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel.
5.3 Phương pháp phân tích số liệu
5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân kết hợp
với độ lệch chuẩn và phương sai để để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả
của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến khu du lịch, doanh thu
từ dịch vụ du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch,…Từ đó rút
ra nhận xét và kết luận chính xác về đối tượng nghiên cứu.
5.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để so sánh, đánh giá kết quả kinh doanh du
lịch qua các năm; so sánh chất lượng dịch vụ giữa các nhóm cung cấp dịch vụ


4

du lịch.
5.3.3. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của các nhà nghiên
cứu về du lịch tại địa phương, doanh nghiệp về du lịch, các hướng dẫn viên
du lịch, các nhà quản lý, lãnh đạo trên địa bàn thị xã Sầm Sơn …
5.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá thực trạng phát triển du lịch và dịch vụ du lịch chúng tôi
dùng một số chỉ tiêu sau đây:
* Chỉ tiêu biểu hiện q trình tăng về qui mơ (chỉ tiêu biểu hiện về số lượng)
+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách
+ Biến động về doanh thu.
+ Biến động về số lượng cơ sở lưu trú.

+ Biến động về số lao động...
* Chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi cơ cấu (chỉ tiêu biểu hiện về chất lượng)
+ Đánh giá của người dân về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ: ăn uống, thông tin liên
lạc, dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển,...
+ Đánh giá về chất lượng môi trường du lịch...
6. Cấu trúc Luận văn
- Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
- Chương II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp
- Chương III: Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Theo Tổ chức du lịch thế giới, một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề, và mục đích chính là
kiếm tiền, du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
sống khác hẳn nơi định cư.
1.1.1.2. Khách du lịch
Các tổ chức Du lịch Thế Giới định nghĩa khách du lịch như những người
đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
trong hơn 24h và không quá 1 năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các

mục đích khác khơng liên đến những hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực
hiện những việc di lịch đó.
1.1.1.3. Các loại hình du lịch
Có nhiều tiêu thức để phân ra các loại hình du lịch khác nhau như căn cứ
vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, căn cứ vào đối tượng khách du lịch, căn
cứ vào hình thức tổ chức, phương tiện giao thông hay cơ sở lưu trú được sử
dụng nhưng phổ biến hơn là căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du
lịch, có thể phân ra các loại hình du lịch sau (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hịa, 2004).
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch
này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con


6

người. Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa
dạng và giải thốt con người ra khỏi công việc hàng ngày.
- Du lịch thể thao: Du lịch thể thao chủ động: khách đi du lịch để tham gia
trực tiếp vào các hoạt động thể thao như leo núi, săn bắn, câu cá, chơi golf,
trượt tuyết, lặn biển…
- Du lịch thể thao thụ động: những cuộc hành trình đi du lịch để xem các
cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic, v.v…
- Du lịch chữa bệnh: Khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể
xác và tinh thần của họ. Để tổ chức loại hình du lịch này phải có tài nguyên thiên
nhiên điều trị những loại bệnh đặc biệt: suối nước khống, suối nước nóng có đủ
hàm lượng các chất hóa học điều trị bệnh nhưng khơng gây tác dụng phụ.
- Du lịch văn hố: Mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân về
mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống
của người dân cùng các phong tục tập quán của đất nước du lịch
- Du lịch cơng vụ là loại hình du lịch kết hợp với công tác như đàm phán

kinh tế, ngoại giao, giao dịch, nghiên cứu cơ hội đầu tư…
- Du lịch chuyên đề: Kết hợp du lịch với nghiên cứu khoa học. Đối tượng
tham gia loại hình du lịch chuyên đề là những nhà khoa học, những chuyên gia
nghiên cứu sâu về lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, bảo vệ môi trường…
- Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín
ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau.
- Du lịch thăm thân: Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu
của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen,
đi dự lễ cưới, lễ tang, v.v…


7

1.1.2. Dịch vụ du lịch
1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ du lịch
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là từ 1950 - khi nền
kinh tế thế giới được khơi phục và phát triển, thu nhập bình quân đầu người
trên thế giới tăng không ngừng, đã làm cho nhu cầu giao lưu tham quan học
tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí…cũng khơng ngừng tăng lên. Nhất là trong
thời đại ngày nay, khi nhịp sống đại công nghiệp đưa con người vào những
vịng xốy hối hả của những toan tính bận rộn, thì nhu cầu được nghỉ ngơi,
giải trí, thư giãn kết hợp với giao lưu quốc tế của cộng đồng càng trở nên bức
thiết. Nhờ đó, một số nước đã coi du lịch là ngành kinh tế chủ lực tạo nguồn
thu nhập đáng kể cho ngân sách, như Thái Lan, Pháp, Tây Ban Nha … Từ đó
nhiều nước đề ra những quốc sách hữu hiệu cho đầu tư và phát triển dịch vụ
du lịch.
Khi điều kiện kinh tế chưa phát triển, người ta coi du lịch như một hiện
tượng xã hội mang tính nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức con
người và dịch vụ du lịch là thoả mãn nhu cầu cho tầng lớp trên của xã hội
kiếm được tiền ở một nơi và đi tiêu tiền ở một nơi khác. Điều kiện kinh tế

phát triển hơn, người ta nhận thức được du lịch không còn là một hiện tượng
xã hội đơn thuần mà còn là một hoạt động kinh tế, trong đó những hoạt động
dịch vụ phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Khi kinh doanh du lịch phát triển, trở thành một hệ thống mang tính tổng
hợp trên phạm vi vùng miền khơng chỉ của một quốc gia thì người ta coi du
lịch là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết
hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ,
hàng hoá để tạo ra sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Theo Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống (Tiếng Anh, Nxb
Butterworth Heinemann 1993) thì: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt


8

động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hố
vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thơng tin liên lạc, y tế và
các dịch vụ cá nhân khác.
Theo điều 4, chương I của Luật du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là
việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch”. Tác giả luận văn tán thành với khái niệm này về
dịch vụ du lịch.
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch có những đặc điểm chung của dịch vụ: là kết quả mang lại
nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng và khách hàng và
thông qua việc đáp ứng nhu cầu khách hàng đó mang lại lợi ích cho tổ chức
cung ứng dịch vụ đó. Ngồi ra, dịch vụ du lịch cịn có các đặc điểm mang tính
đặc thù (Đỗ Thế Tùng, 2009).
Thứ nhất: Tính phi vật thể - đây là đặc điểm quan trọng nhất của dịch vụ
du lịch. Người sử dụng dịch vụ không thể tiêu dùng trực tiếp dịch vụ đó trước

khi mua nó, nói cách khác q trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liền với q
trình tiêu thụ nó. Dịch vụ đồng hành với sản phẩm vật chất nhưng nó lại tồn
tại dưới dạng phi vật chất nên người sử dụng chỉ có thể đánh giá được chất
lượng của dịch vụ khi trực tiếp sử dụng nó. Đặc điểm quan trọng này buộc
các nhà cung cấp phải có trách nhiệm trong việc tạo dựng thương hiệu thông
qua cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, chân thực và khách quan về
những tiện ích và ưu việt của dịch vụ đối với du khách để họ thực sự yên tâm
và hài lòng về quyết định mua sản phẩm dịch vụ. Về phía du khách: phải thận
trọng và cần có sự nhìn nhận, lựa chọn nhà cung cấp căn cứ trên uy tín thương
hiệu, quảng cáo sản phẩm và tham khảo thêm những người đã sử dụng dịch
vụ trước khi quyết định mua dịch vụ cho mình.


9

Thứ hai: Tính đồng thời trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.
Khác với các hàng hố thơng thường có q trình sản xuất và tiêu dùng
diễn ra ở từng thời gian và địa điểm khác nhau, dịch vụ du lịch được sản
xuất và tiêu dùng thường diễn ra cùng lúc. Chính đặc điểm này quy định
tính thời vụ trong loại hình kinh doanh du lịch và nó làm cho công tác dự
báo của ngành du lịch thực sự trở thành một khoa học giúp các nhà hoạch
định chiến lược nắm được cung - cầu trên thị trường mà có hướng đầu tư
phù hợp. Trên thực tế có nhiều bất cập xảy đến trong quá trình quản lý và
kinh doanh du lịch, ngun nhân sâu xa chính vì chưa nắm thấu đáo tính
chất đặc thù này.
Thứ ba: Khách hàng là một bộ phận của cả quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Tính đặc thù này được quy định bởi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định nên không tạo ra
khoảng cách giữa người tiêu dùng và người sản xuất dịch vụ. Nói cách khác,
người tiêu dùng không chỉ hưởng thụ một cách thụ động sản phẩm dịch vụ

được cung ứng, mà họ còn trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất thơng qua
việc phản hồi của họ với nhà cung cấp về chất lượng và mức độ hồn thiện
của sản phẩm. Thậm chí bằng kinh nghiệm và trình độ cảm nhận của mình, du
khách còn là người trực tiếp sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ giúp cho nhà
cung cấp tạo ra những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của
người tiêu dùng.
Thứ tư: Quyền sở hữu không được chuyển giao khi mua và bán. Đây là
một đặc thù riêng có của loại hình sản phẩm dịch vụ khi đem trao đổi trên thị
trường. Vì là sản phẩm khơng thể di chuyển trong không gian, là sản phẩm
phi vật thể và có tính đồng nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên
khách hàng chỉ đang mua quyền sử dụng sản phẩm chứ không hề mua được


10

quyền sở hữu sản phẩm dịch vụ đó. Khi quyền sử dụng của du khách khơng cịn
thì cũng là lúc nhà cung cấp toàn quyền sở hữu đối với sản phẩm dịch vụ đó.
1.1.2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch
- Dịch vụ vận chuyển, nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch,
từ các điểm du lịch này đến điểm du lịch khác hoặc trong phạm vi một điểm du
lịch nào đó, bằng phương tiện nhất định.
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách nghỉ ngơi,
thư giãn và lấy lại sức khoẻ trong hành trình du lịch của mình thơng qua hệ
thống các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng … nơi khách dừng chân (Trần Văn
Mau, 2001).
- Dịch vụ vui chơi giải trí: là loại hình giúp du khách đạt được sự thoả mãn
cao trong mỗi chuyến đi. Bởi vậy, nên thời gian của du khách phần lớn được
các nhà tổ chức chuyên nghiệp hướng đến là đưa khách tham quan các khu du
lịch, các khu di tích, xem múa hát…thậm chí đến các sịng bạc, qn bar,
café, sàn nhảy…

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Lịch sử ngành du lịch Việt Nam
Ngành du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại
cho lập Sở Du Lịch Quốc Gia ngày 5/6/1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt
Nam Cộng Hòa, Nha Quốc Gia du lịch điều hành các việc phát triển tiện nghi
du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế
như việc gửi phái đoàn tham dự Hội Nghị Du Lịch Quốc Tế ở Brussel năm
1958. Năm 1961 Nha du lịch cổ động du lịch “ Thăm viếng Đông Dương” với
3 chỉ điểm: Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh
ngành du lịch bị hạn chế nhưng Chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch
như việc phát hành bộ tem “Du lịch” ngày 12/7/1974. Đối với miền Bắc thì
ngày Thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 9/7/1960.


11

1.2.2. Vai trò của dịch vụ du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
thị xã Sầm Sơn
1.2.2.1. Dịch vụ du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế trên địa bàn
Ngành du lịch có tác động tích cực đến kinh tế thị xã thông qua việc
tiêu dùng của khách du lịch. Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh đến
lĩnh vực lưu thơng phân phối sản phẩm hàng hố được sản xuất và lưu thơng
trên địa bàn, nhờ đó có tác động sâu sắc đến những lĩnh vực khác của quá
trình tái sản xuất xã hội. Đồng thời khách du lịch là người nước ngoài hay
trong nước đến, với số lượng tiền tệ tiêu dùng đem theo, tất yếu sẽ làm cho
cán cân thanh tốn tại địa phương có sự đổi thay và nhờ đó góp phần làm
sống động kinh tế vùng du lịch.
Mặt khác, thông qua lĩnh vực lưu thơng mà dịch vụ dụ du lịch có ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển của những ngành kinh tế như công nghiệp,

nông lâm ngư nghiệp. Khách du lịch luôn địi hỏi hàng hố được phục vụ với
chất lượng cao, chủng loại phong phú và hình thức, mẫu mã đẹp. Như vậy,
chính du khách đã giúp cho phần định hướng sản phẩm sản xuất ra không chỉ
đảm bảo về chất lượng, chủng loại mà cịn cả hình thức, bao bì, nhãn mác…
Từ đó khuyến khích chun mơn hố ngày càng sâu sắc và rộng rãi trong các
ngành kinh tế của thị xã.
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cần địi hỏi có sự hỗ trợ liên
ngành: Giao thơng vận tải, công nhiệp, nông nghiệp, các ngành thuộc lĩnh vực
dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, hải quan … Mặc khác, sự phát triển
của dịch vụ du lịch tác động trực tiếp đến nền sản xuất xã hội, mở ra thị
trường rộng lớn về nhiều mặt cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Xu
hướng hiện nay nói chung ln hình thành cơ cấu kinh tế cơng nghiệp - nông


12

nghiệp - dịch vụ, trong đó cơng nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong GDP.
1.2.2.2. Dịch vụ du lịch góp phần làm tăng thu ngân sách và giải quyết việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân
Vấn đề bội chi và cân đối thu - chi trong ngân sách của mỗi quốc gia
cũng như mỗi địa phương luôn đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển. Trong q trình cơng nghiệp hố, địi hỏi nguồn vốn
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân xét về lâu dài là nguồn vốn chủ yếu, có
vai trị quyết định. Tích luỹ vốn, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
cũng như ngân sách địa phương phải được thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu
quả sản xuất, kinh doanh mà nguồn vốn của nó chính từ lao động thặng dư
thuộc tất cả các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế. Phát triển dịch vụ du
lịch hiện nay đang là một trong những con đường, bước đi cơ bản để giải
quyết vấn đề tăng thu ngân sách, đặc biệt đối với những địa phương như thị

xã Sầm Sơn có tiềm năng về du lịch.
Cũng như các ngành kinh tế khác, dịch vụ du lịch phát triển sẽ tạo điều
kiện cho một số ngành kinh tế phát triển theo; như việc hình thành các làng
nghề: Làng Hới có đặc sản mực Hới, mắm chua, làng thêu Sơn Thắng, hàng
lưu niệm Sơn Lợi…Ngồi ra cịn có các khu ẩm thực, phố đêm, các trung tâm
thương mại…cũng được phát triển. Có thể nói du lịch là ngành “xuất khẩu tại
chỗ” nhờ chính nguồn thu nhập ngoại tệ trực tiếp do nó mang lại cho thị xã và
sản phẩm xuất khẩu đó mang tính đặc thù khơng thể xuất theo cái cách thông
thường mà trực tiếp được chuyển tới người tiêu dùng dưới dạng vật thể (thông
qua mua sắm, ăn uống, vui chơi …) hoặc phi vật thể (thưởng thức một
chương trình ca nhạc, đua thuyền…). Tính đặc thù đó chính là yếu tố giúp cho
việc “xuất khẩu” của du lịch giảm thiểu các khoản chi phí tốn kém do vận
chuyển, kho bãi… như các thương vụ xuất khẩu thông thường khác. Ở một


13

góc độ mang tính độc quyền, có thể nói trong nền kinh tế thị trường hiện đại,
du lịch là ngành “xuất khẩu” có cái đặc quyền mà nhiều ngành kinh tế khác
khơng có được; đó là việc tổ chức bán cái mà mình có và thu lợi nhuận cao từ
người tiêu dùng là du khách. Trong khi các ngành chỉ bán được cái mà thị
trường cần và nhờ đó ngành dịch vụ du lịch góp phần tăng thu ngân sách, cải
thiện đời sống nhân dân trên địa bàn thị xã.
Việc phát triển du lịch cịn tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho nhân
dân, giúp chuyển đổi nghề nghiệp từng bước cho lực lượng lao động nông
nghiệp chuyển sang lao động có tay nghề, được đào tạo gắn với tính chuyên
nghiệp cao, trong lĩnh vực hoạt động mới - ngành cơng nghiệp khơng khói.
1.2.2.3. Dịch vụ du lịch phát triển đóng góp phần quan trọng trong việc nâng
cao đời sống văn hoá, xã hội
Đối với một quốc gia, du lịch là điều kiện để mọi người hiểu nhau hơn,

tăng thêm tình đồn kết cộng đồng, điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh
niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc
căng thẳng theo dây chuyền … Du lịch còn là phương tiện giáo dục lịng u
đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến
thăm quan nghỉ mát giúp con người có điều kiện chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh
quan, tìm hiểu lịch sử văn hố dân tộc để từ đó thêm u đất nước mình hơn.
Hoạt động du lịch con người sẽ có thêm động lực mới trong học tập, rèn luyện
và xác định mục tiêu cho cuộc sống. Cũng nhờ sự giao lưu mà mỗi người tự
nhận thức được giá trị vật thể và phi vật thể trong nền văn hoá dân tộc mình
để từ đó có suy nghĩ đóng góp vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn
tài nguyên thiên nhiên đất nước, đồng thời cũng gìn giữ, tơn tạo bản sắc văn
hố dân tộc mình.
Dịch vụ du lịch sẽ là động lực trực tiếp và gián tiếp nhằm bảo tồn và
phát triển những tài sản văn hoá quốc gia, bao gồm các di sản văn hoá vật thể


14

và phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các nghề thủ công mỹ
nghệ … Thực tiễn ở địa phương cho thấy, nhờ du lịch phát triển mà một số
cơng trình kiến trúc như đền, miếu, chùa được cứu khỏi sự sụp đổ, được khôi
phục và phát triển như đền Độc Cước, Cô Tiên và Tô Hiến Thành …
1.2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thị xã Sầm Sơn về
phát triển dịch vụ du lịch
Pháp lệnh du lịch 1999 và luật du lịch được thông qua tại kỳ họp thứ 7
Quốc hội nước CHXHCNVN khoá 11 (ngày 14 tháng 6 năm 2004) đã khẳng
định tính pháp lý của sự nghiệp phát triển du lịch: “Du lịch là một ngành kinh
tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hố sâu sắc, có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hố cao, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát
triẻn kinh tế - xã hội của đất nước …” (Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, 2007))

Ngày 11/7/2010 Đảng bộ và nhân dân Sầm Sơn long trọng tổ chức Đại
hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015), xác định
ngành kinh tế du lịch là trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội thị xã, phấn
đấu đến năm 2015 doanh thu ngành dịch vụ du lịch đạt 3.972 tỷ đồng, tốc độ
tăng bình quân 30%.
Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc thu hút đầu tư từ nội lực, ngoại lực,
của tất cả các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch theo
quy hoạch, là chủ thể trực tiếp kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội để phát triển du lịch bền vững. Không ngừng
nâng cao trình độ, trách nhiệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch; tiếp tục
thực hiện cải cách hành chính, tạo mơi trường thơng thống để phát triển
mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ du lịch. Tăng cường hợp tác phát triển du lịch
với các đô thị trong Hiệp hội du lịch, trước hết với các đô thị du lịch trong
vùng.


15

Phát triển đa dạng các loại hình vận tải, tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải cả đường bộ, đường thuỷ,
hình thành các tuyến vận tải hành khách đến các điểm, tour du lịch trong tỉnh,
trong nội bộ thị xã.
Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại, xây dựng Sầm Sơn trở thành
điểm hội tụ hàng hoá của tỉnh để phục vụ du lịch. Tiếp tục xây dựng, củng cố,
nâng cấp hệ thống chợ, các trung tâm mua bán ở các xã, phường … thoả mãn
nhu cầu mua sắm của khách du lịch và nhân dân thị xã.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thơng phục vụ
nhân dân; ứng dụng công nghệ thông tin, phổ cập Internet đến các trường học,
cơ quan và các nhà hàng, khách sạn phục vụ quản lý hoạt động dịch vụ du
lịch (Sở văn hóa, thể thao và du lịch Thanh Hóa, 2009, 2010).

1.2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch biển của một số địa phương
1.2.4.1. Kinh nghiệm của khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà (Hải Phòng)
Hải Phòng là thành phố lớn trong tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh) của miền Bắc, với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội thuận lợi nên từ lâu Hải Phòng trở thành thành phố du lịch với khu du lịch
nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà … Trong thời gian qua, khu nghỉ mát Đồ Sơn không
ngừng được cải tạo và nâng cấp để trở thành một trung tâm du lịch và giải trí
quốc tế với các thắng cảnh nổi tiếng như: đảo Cô Tiên, nhà nghỉ Vạn Hoa,
rừng thông… Khu quần đảo đá vơi nằm trong vịnh Bái Tử Long có diện tích
trên 200 km2 đã được Chính phủ cho phép lập vườn quốc gia với tên gọi:
Vườn quốc gia Cát Bà, có cảnh quan và hệ sinh thái: rừng, biển, hang động
thiên nhiên, suối nước nóng… khá hấp dẫn được coi là một tiềm năng du lịch
hàng đầu của khu vực Bắc bộ, và hiện nay đã trở thành vườn quốc gia thứ
1000 của thế giới được công nhận (Tổng cục du lịch Việt Nam, 2005).


16

Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chiến lược kinh tế mở, du lịch Hải
Phòng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2005 - 2009, tốc độ
tăng trưởng khách tăng lên rõ rệt, cả khách du lịch quốc tế và nội địa; theo
báo cáo của Tổng cục du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của du lịch Hải
Phịng đạt con số bình qn năm là 23,2%, năm 2005 đạt 1.676.900 lượt, năm
2009 đón hơn 3 triệu lượt khách. Theo đó doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng
đáng kể từ 1.435,2 tỷ đồng năm 2005 lên đến 2.500 tỷ đồng năm 2009.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thời gian qua ngành du lịch
Hải Phịng phải vượt qua rất nhiều khó khăn từ công tác lập quy hoạch, định
hướng phát triển, xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch… Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và Chính
quyền các cấp, với chính sách thu hút đầu tư trong nước, du lịch Hải Phịng đã
thu được những thành cơng do những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, thành phố đã quan tâm đầu tư cho các cơ sở vật chất phục vụ
kinh doanh dịch vụ từ nhiều nguồn vốn huy động được trong xã hội và từ
nước ngoài, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách. Trong
đó tập trung xây dựng các khu điểm tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,
hệ thống nhà hàng, cảng biển, kết hợp với việc bảo vệ và phát huy các giá trị
các điểm du lịch sinh thái trong vùng.
Thứ hai, thường xuyên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xúc tiến
quảng bá du lịch thông qua việc tham gia và phối hợp tổ chức các hội chợ xúc
tiến du lịch do ngành tại địa phương hoặc Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức.
Trong đó có thể nói sự phối hợp quảng bá mang tính liên vùng đã thực sự
giúp cho du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm trong tuyến du lịch Đồ Sơn Cát Bà - Hạ Long, từ đó phát triển được cả thị trường khu vực Hải Phòng,
Quảng Ninh. Mặc khác, nhờ phát huy tốt nội lực của các doanh nghiệp do
ngành quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội về thị trường, khách hàng, nhất


17

là tranh thủ nguồn khách du lịch Trung Quốc được vào Việt Nam bằng giấy
thơng hành mà Hải Phịng đạt tốc độ tăng trưởng cao về du lịch.
1.2.4.2. Kinh nghiệm của khu du lịch Cửa Lò (Nghệ An)
Nghệ An là tỉnh có nhiều ưu việt về vị trí địa lý, nằm dọc theo quốc lộ
1A, trung tâm của miền Trung và là quê hương của danh nhân văn hoá thế
giới, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên có sức
thu hút lớn đối với du khách đến từ nhiều vùng miền của đất nước. Bờ biển
Nghệ An dài 82 km với hai cảng Cửa Lị và Cửa Hội có điều kiện tốt để phát
triển dịch vụ du lịch. Hiện nay, bãi biển Cửa Lò của Nghệ An được coi là bãi
biển sạch đẹp nhất khu vực Nam Bắc bộ, hàng năm thu hút một lượng lớn
khách du lịch trong nước và quốc tế.
Thị xã Cửa Lò đã ban hành đề án phát triển du lịch giai đoạn 20072012 (nhân dịp lễ kỷ niệm 100 năm du lịch Cửa Lò 1907 - 2007), với mục
tiêu tăng trưởng khách du lịch đạt trên 25%/năm, tăng thời gian lưu trú của

khách lên 2 ngày. Đề án đã xác định các chỉ tiêu cụ thể nhằm đẩy nhanh tốc
độ phát triển dịch vụ du lịch, góp phần xố đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm cho người lao động, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư.
Để đạt được mục tiêu trên, thị xã đã năng động, biết tập trung mọi
nguồn lực cho phát triển các dịch vụ du lịch nhằm tạo sức hút đối với du
khách của du lịch thị xã, các nhà nghiên cứu đã sơ kết kinh nghiệm trong
công tác này như sau:
Thứ nhất, tranh thủ mọi cơ hội, tập trung sức và lực cho việc đầu tư vào
cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khi
đến với Nghệ An nói chung và Cửa Lị nói riêng: Từ sân bay Vinh, đến các
trục lộ giao thông, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ… Những năm qua, đã
tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng,


×