Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ảnh hưởng của mức bổ sung bã sắn ủ chua đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hoá và một số chỉ số môi trường dạ cỏ của cừu được nuôi bằng rơm lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.07 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC BỔ SUNG BÃ SẮN Ủ CHUA
ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỶ LỆ TIÊU HOÁ VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ
MÔI TRƯỜNG DẠ CỎ CỦA CỪU ĐƯỢC NUÔI BẰNG RƠM LÚA
Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TĨM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trên hai cừu mổ lỗ dò đặt canulla dạ cỏ và được tiến hành 2
đợt, mỗi đợt được thiết kế theo ô hình chữ nhật. Khẩu phần 1: rơm khơ 100%. Khẩu phần 2, 3, 4:
rơm khô + bổ sung 20%, 40%, 60% bã sắn ủ chua có 2% urea (theo vật chất khơ). Kết quả thí
nghiệm cho thấy khi tăng tỷ lệ bã sắn ủ từ 0% lên 60% khẩu phần đã không ảnh hưởng đến lượng
chất khô thu nhận (P>0,05) song có ảnh hưởng đáng kể đến lượng chất hữu cơ ăn vào (P<0,05).
Tăng lượng bã sắn ủ đã cải thiện tỷ lệ tiêu hóa cả chất khơ, chất hữu cơ và ni tơ tổng số một cách
đáng kể (p<0,001). Giá trị pH dịch dạ cỏ diễn biến từ 5,4 đến 6,6 ở các khẩu phần và ở các thời
gian khác nhau. pH có xu hướng giảm nhanh sau khi ăn bữa thứ nhất từ 6 đến 14 giờ ở khẩu
phần có tỷ lệ bã sắn ủ cao. Nồng độ N-NH 3 trong dịch dạ cỏ ở tất cả khẩu phần khá thấp so với
giá trị tối ưu ở gia súc nhai lại. Hàm lượng N-NH 3 ở các khẩu phần có bổ sung bã sắn ủ tăng
nhanh sau khi ăn 2 giờ và giảm xuống cũng một cách nhanh chóng sau đó. Bã sắn ủ là nguồn
thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại có ý nghĩa khi nuôi khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng và
không nên vượt quá mức 40% so với tổng chất khô khẩu phần. Bổ sung các loại thức ăn giàu
protein thực là rất cần thiết khi sử dụng bã sắn ủ làm thức ăn gia súc.
Từ khóa: Bã sắn ủ, bổ sung, cừu mổ lỗ dị, dịch dạ cỏ, tiêu hóa,

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bã sắn công nghiệp là phụ phẩm của quá trình sản xuất tinh bột, chiếm khoảng
45% so với khối lượng sắn nguyên củ. Trong bã sắn chứa khoảng 8% tinh bột, 15- 20%
xơ thô (Bùi Quang Tuấn, 2005). Bã sắn ủ chua là nguồn thức ăn bổ sung có giá trị cho gia
súc nhai lại (Ba, et al., 2006). Phương pháp ủ chua đã làm giảm hàm lượng HCN và kéo
dài thời gian sử dụng (Ba, et al., 2006; Mai Thị Thơm và Bùi Quang Tuấn, 2006; Bùi


Quang Tuấn, 2005; Danh and Preston, 1993). Cừu là gia súc thường được dùng để xác
định tỷ lệ tiêu hóa in vivo cho lồi nhai lại, bởi chúng có khả năng tiêu hóa tương tự như
bị (Aerts và CS., 1984). Nghiên cứu hệ sinh thái dạ cỏ, các chỉ số về môi trường dạ cỏ có
giá trị rất lớn trong đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn hoặc khẩu phần khác nhau
(Preston và Leng, 1991; Trịnh Văn Trung và Mai Văn Sánh, 2004). Xuất phát từ những
vấn đề trên chúng tôi triển khai nghiên cứu này nhằm (i) đánh giá ảnh hưởng của các mức


bổ sung bã sắn ủ chua đến lượng ăn vào, tỷ lệ tiêu hố và một số chỉ số mơi trường dạ cỏ
của cừu và (ii) xác định lượng bã sắn ủ thích hợp trong khẩu phần gia súc nhai lại.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, đới tượng nghiên cứu
+ Gia súc: Thí nghiệm được tiến hành trên hai cừu mổ lỗ dò đặt canulla dạ cỏ và
được ni cá thể trong cũi tiêu hóa.
+ Thức ăn: Rơm lúa thu hoạch vụ đông xuân năm 2006 tại xã Thuỷ An, thành phố
Huế. Sau khi thu hoạch, rơm được phơi nắng và bảo quản trong kho dự trữ. Bã sắn tươi
thu mua trong túi ny lon có khối lượng 45-50 kg/túi. Bã sắn ủ sau 21 ngày tiến hành cho
gia súc thí nghiệm ăn. Bã sắn ủ chua được trộn 2% urea (theo vật chất khô) trước khi cho
ăn.
+ Địa điểm: Trung tâm Thực hành Thí nghiệm Thuỷ An, Khoa Chăn nuôi Thú Y,
Trường Đại học Nông Lâm Huế
2.2. Thiết kế thí nghiệm và khẩu phần
Thí nghiệm được tiến hành 2 đợt và mỗi lần được thực hiện theo sơ đồ ở bảng 1.
Bảng 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Giai đoạn
I
II
III
IV
V

VI
VII
VIII

Cừu A
Khẩu phần 1 (0BSU)
Khẩu phần 2 (20BSU)
Khẩu phần 3 (40BSU)
Khẩu phần 4 (60BSU)
Khẩu phần 1
Khẩu phần 2
Khẩu phần 3
Khẩu phần 4

Cừu B
Khẩu phần 2
Khẩu phần 1
Khẩu phần 4
Khẩu phần 3
Khẩu phần 2
Khẩu phần 1
Khẩu phần 4
Khẩu phần 3

Khẩu phần 1: rơm khô 100%. Khẩu phần 2, 3, 4: rơm khô + bổ sung 20%, 40%,
60% bã sắn ủ chua (theo vật chất khô). Mỗi giai đoạn kéo dài 15 ngày gồm 10 ngày thích
nghi và 5 ngày thu mẫu.
2.3. Thu mẫu phân và dịch dạ cỏ
Mẫu phân được thu hàng ngày, cân toàn bộ cho vào túi nylon buộc kín và được
bảo quản trong tủ lạnh ở 40C. Cuối mỗi giai đoạn trộn thật đều các túi ở từng nghiệm thức

trong 5 ngày và lấy khoảng 10% sấy khô ở nhiệt độ 600C để phân tích các thành phần hóa
học. Vật chất khơ của phân thải ra được phân tích hàng ngày.
Mẫu dịch dạ cỏ được thu bằng ống hút có màng lọc qua lỗ dò dạ cỏ bắt đầu từ
ngày thứ 10, mỗi ngày thu 2 lần cách nhau 12 giờ. Mỗi lần lấy 20 – 30 ml/con và cho
thêm 20% dung dịch H2SO4 (10%) để tránh mất mát ni tơ và được bảo quản ở nhiệt độ
-200C.
2.4. Tính lượng ăn vào và phân tích thành phần hóa học


Lượng ăn vào được tính bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn hàng ngày, cân
lượng thức ăn dư thừa sau mỗi lần cho ăn, xác định hàm lượng chất khô (DM) của thức
ăn cho vào và thức ăn dư thừa để tính tốn tổng vật chất khơ thu nhận.
Mẫu thức ăn, mẫu phân, được phân tích vật chất khơ (DM), vật chất hữu cơ
(OM), Protein tổng số (CP) theo AOAC (1990). Mẫu dịch dạ cỏ được xác định pH bằng
pH kế (Sension 3, HACH Company, USA) ngay sau khi lấy ra khỏi dạ cỏ. Hàm lượng
NH3 được phân tích theo phương pháp hấp phụ của Preston, 1995.
2.5. Xử lý sớ liệu
Số liệu được phân tích trên phần mềm Excel và Minitab version 13, theo phương
pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên hàm GLM
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của mức bã sắn ủ đến lượng ăn vào của cừu
Kết quả theo dõi lượng ăn vào của cừu được ni các khẩu phần khác nhau được
trình bày trên bảng 2.
Bảng 2: Lượng thức ăn thu nhận của cừu ở các khẩu phần khác nhau
Chỉ tiêu
Kg
DM/ngày
Kg
OM/ngày
Kg

DM/100kgP

Khẩu phần

SEM

P

0,78

0,039

0,094

0,64ab

0,73b

0,035

0,032

0,020

0,024

0,001

0,166


0BSU

20BSU

40BSU

60BSU

0,63

0,69

0,69

0,56a

0,63ab

0,019

0,021

a # b # c: Trong cùng một hàng với P < 0,05
Lượng chất khô khẩu phần thu nhận của cừu dao động 0,63 – 0,78 kg/con/ngày
(mức 1,9 - 2,4% so với khối lượng cơ thể). Khi tăng tỷ lệ bã sắn ủ từ 0% lên 60% khẩu
phần đã không ảnh hưởng đến lượng chất khơ thu nhận (P>0,05) song có ảnh hưởng đáng
kể đến lượng chất hữu cơ ăn vào (P<0,05). Tăng lượng bã sắn trong khẩu phần có xu
hướng tăng lượng chất hữu cơ thu nhận của gia súc. Điều này là do hàm lượng chất hữu
cơ trong bã sắn ủ (95,6%) cao hơn so với chất hữu cơ trong rơm (89,32%).
3.2. Ảnh hưởng của mức bã sắn ủ đến tỷ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng trong

khẩu phần
Kết quả phân tích tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần có các mức
bã sắn ủ khác nhau được trình bày trên bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng khẩu phần (%)


Khẩu phần thí nghiệm
SEM
P
0BSU
20BSU
40BSU
60BSU
Vật chất khơ
42,1a
45,4a
59,6b
59,6b
1,9
0,001
Chất hữu cơ
45,5a
49,2a
65,6b
66,2b
1,6
0,001
a
a
b

b
Protein thơ
21,7
31,3
53,8
58,6
2,6
0,001
a # b # c: Trong cùng một hàng với P < 0,05
Tỷ lệ tiêu hố của vật chất khơ diễn biến từ 42,1 đến 59,6%, chất hữu cơ từ 45,5 –
66,2% và protein thô từ 21,7 – 58,6% ở các khẩu phần có tỷ lệ bã sắn ủ khác nhau và có
sự khác nhau đáng kể (p<0,001) giữa các khẩu phần. Tăng lượng bã sắn ủ đã cải thiện tỷ
lệ tiêu hóa cả chất khơ, chất hữu cơ và ni tơ tổng số. Khi nuôi cừu ở mức 40% bã sắn ủ
dựa trên khẩu phần là rơm khơ thì đã tăng có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tiêu hóa chất dinh
dưỡng. Điều này có thể là do giá trị dinh dưỡng của bã sắn ủ đã làm cải thiện tỷ lệ tiêu
hoá khẩu phần và làm cân bằng các chất dinh dưỡng cho quá trình lên men trong dạ cỏ.
Đặc biệt khi tăng lượng bã sắn ủ trong khẩu phần cừu thì đã làm tăng tỷ lệ protein thơ
khẩu phần.
Sử dụng thức ăn bổ sung thơng thường có ảnh hưởng âm tính đến tiêu hố khẩu
phần, tỷ lệ tiêu hố biểu kiến khẩu phần thấp hơn giá trị tính toán từ các giá trị tiêu hoá ở
các thành phần riêng lẻ (Hultanen, 1991). Ảnh hưởng âm tính thường xẩy ra khi mức bổ
sung thức ăn tinh cao, dẫn đến giảm tỷ lệ tiêu hố thức ăn xơ thơ (Hultanen, 1991). Thực
chất ảnh hưởng âm tính chỉ có thể thấy trong các nghiên cứu khi khẩu phần ăn cao hơn
nhu cầu duy trì (Mould, 1998). Ảnh hưởng kích thích, xúc tác cũng có thể xẩy ra khi
năng lượng trao đổi ăn vào cao hơn dự đoán từ các thành phần riêng lẻ (Dixon và
Stockdale, 1999) và xẩy ra khi protein bổ sung kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn
phân giải celluloza trong dạ cỏ, dẫn đến tăng tỷ lệ tiêu hoá và tăng lượng ăn vào
(Hultanen, 1991). Tuy vậy, ảnh hưởng dương tính thường do bổ sung sự thiếu hụt dinh
dưỡng hơn là ảnh hưởng kích thích, xúc tác (Mould, 1998).
3.3. Ảnh hưởng của mức bã sắn ủ trong khẩu phần đến giá trị pH và nồng độ

N-NH3 dịch dạ cỏ
Gia súc được cho ăn thức ăn 2 lần trong ngày vào lúc 8 giờ sáng và 2 giờ chiều và
dịch dạ cỏ được thu cách nhau 2 giờ trong ngày để xác định giá trị pH và nồng độ N-NH 3.
Kết quả phân tích pH và nồng độ N-NH3 được trình bày trên bảng 4, 5 và sơ đồ 1 và 2.
Chỉ tiêu

Bảng 4: Ảnh hưởng của các khẩu phần đến giá trị pH dịch dạ cỏ
Giờ
trong
ngày

Sau ăn
bữa 1
(giờ)

Sau ăn
bữa 2
(giờ)

Khẩu phần thí nghiệm
0BSU

20BSU

40BSU

60BSU

SEM


P


8*
10
12
14**
16
18
20
22
24
2
4
6

0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22

18

20
22
0
2
4
6
8
10
12
14
16

6,52
6,38
6,42
6,36a
6,52a
6,40a
6,29a
6,30a
6,31
6,39
6,41
6,41

6,51
6,16
6,18
6,19ab
5,89b

5,78b
5,85b
6,20ac
6,24
6,303
6,35
6,57

6,52
6,12
6,09
5,88ab
5,53c
5,38c
5,46c
5,70b
6,23
6,23
6,27
6,42

6,28
6,11
6,19
5,91b
5,45c
5,50bc
5,43c
5,99c
6,24

6,305
6,31
6,33

0,131
0,099
0,113
0,970
0,053
0,083
0,062
0,073
0,243
0,035
0,341
0,074

0,501
0,229
0,239
0,011
0,001
0,001
0,001
0,001
0,100
0,093
0,092
0,213


SEM: sai số của giá trị trung bình. P: xác suất. a # b # c: Trong cùng một hàng với
P < 0,05
* Giờ cho ăn bữa 1, ** Giờ cho ăn bữa 2

Sơ đồ 1: Diễn biến giá trị pH dịch dạ cỏ trong ngày
Qua bảng 4 và đồ thị 1 cho thấy: Giá trị pH dịch dạ cỏ diễn biến 5,4 đến 6,6 ở các
khẩu phần và ở các thời gian khác nhau. pH có xu hướng giảm sau khi ăn bữa thứ nhất từ
6 đến 14 giờ tương ứng sau khi ăn bữa thứ hai từ 0 đến 8 giờ ở tất cả các khẩu phần, đặc
biệt là ở khẩu phần có tỷ lệ bã sắn ủ cao. Điều này có thể giải thích là do lượng tinh bột
cao trong khẩu phần dẫn đến quá trình lên men carbohydrates diễn ra nhanh và dẫn đến
pH dịch dạ cỏ thấp. Mặt khác, pH của bã sắn ủ cũng thấp nên có ảnh hưởng đến pH dịch


dạ cỏ. Tuy vậy, ở mức 20% bã sắn ủ giá trị pH diễn biến từ 6 - 6,6 thì không ảnh hưởng
đến hoạt động vi sinh vật phân giải chất xơ.
Bảng 5: Ảnh hưởng của các khẩu phần đến nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ (mg/l)
Giờ trong Sau ăn bữa 1
ngày
(giờ)
8*
10
12
14**
16
18
20
22
24
2
4

6

0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22

Sau ăn
bữa 2
(giờ)
18
20
22
0
2
4
6
8
10
12
14
16


Khẩu phần thí nghiệm
0BSU

20BSU

40BSU

60BSU

26,02
29,75a
15,52a
21,36a
12,37a
16,72a
18,77a
15,24
16,66
20,47
18,55
36,47

30,92
137,20b
35,60a
17,02a
64,18ab
21,78a
18,03a

36,30
18,06
23,25
21,52
36,24

40,46
295,46c
136,51b
38,86b
212,96c
187,66b
156,04b
28,63
18,18
22,59
24,14
30,62

39,01
137,88b
85,54ab
16,26a
129,84bc
121,85b
105,25b
22,63
15,71
25,64
18,83

25,45

SEM

P

4,483
16,949
23,078
3,675
23,651
22,363
19,570
6,251
3,155
1,822
2,324
4,576

0,127
0,001
0,013
0,003
0,001
0,001
0,001
0,161
0,934
0,340
0,328

0,315

SEM: sai số của giá trị trung bình. P: xác suất. a # b # c: Trong cùng một hàng với P < 0,05

* Giờ cho ăn bữa 1, ** Giờ cho ăn bữa 2

Sơ đồ 2:Diễn biến nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ trong ngày (mg/l)

Nồng độ N-NH3 trong dịch dạ cỏ ở tất cả khẩu phần khá thấp so với giá trị tối ưu
ở gia súc nhai lại là từ 5-25 mg% (Preston và Leng, 1991). Hàm lượng N-NH 3 ở các khẩu
phần có bổ sung bã sắn ủ tăng nhanh sau khi ăn 2 giờ và giảm nhanh sau đó. Điều này rất
dễ hiễu là hàm lượng protein thô của bã sắn ủ và rơm khô rất thấp (<5%) và ni tơ tổng số


trong khẩu phần phụ thuộc vào lượng urea bổ sung. Mặt khác, urea rất dễ bị phân giải
trong môi trường dạ cỏ cừu. Đặng Thái Hải và Nguyễn Trọng Tiến (1995) cho biết nồng
độ N-NH3 thấp dưới mức 50 mg/l dịch dạ cỏ khi khẩu phần nghèo nitơ và cao đến 370 –
380 mg/l dịch dạ cỏ khi khẩu phần giàu nitơ.
Nồng độ N-NH3 trong dịch dạ cỏ là chỉ số quan trọng đánh giá quá trình trao đổi
các hợp chất chứa ni tơ trong dạ cỏ và ảnh hưởng sâu sắc đến tỷ lệ tiêu hoá và lượng ăn
vào của con vật. Leng (1990) cho rằng nồng độ NH3 trong dạ cỏ ở mức 200 mg/lít đã cho
kết quả ăn vào cao nhất và ở mức 150 mg/lít cho kết quả tiêu hoá in sacco cao nhất. Từ
kết quả trên cho thấy khi sử dụng khẩu phần cơ bản là rơm lúa có bổ sung bã sắn ủ thì
việc bổ sung các loại thức ăn giàu protein thực là rất quan trọng để cải thiện các chỉ tiêu
sản xuất của gia súc.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Bổ sung bã sắn ủ chua từ 0 - 60% chất khô vào khẩu phần cơ bản là rơm lúa đã
không ảnh hưởng đến tổng lượng chất khô thu nhận song đã làm tăng lượng chất hữu cơ
ăn vào, tỷ lệ tiêu hoá chất khô, chất hữu cơ và protein khẩu phần. Bổ sung ở mức trên
40% có ảnh hưởng đến giá trị pH dạ cỏ, đặc biệt giảm mạnh sau 4 - 6 giờ sau khi ăn bữa

2. Nồng độ N-NH3 dịch dạ cỏ cừu được nuôi bằng khẩu phần rơm lúa và bã sắn ủ khá
thấp vì vậy việc bổ sung các loại thức ăn giàu protein thực là rất cần thiết. Bã sắn ủ là
nguồn thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại có ý nghĩa khi ni khẩu phần giàu xơ, nghèo
dinh dưỡng và không nên vượt quá mức 40% so với tổng chất khô khẩu phần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aerts, J. V., De Boever, J. L., Cottyn, B. G., De Brander, D. L. and Buysse, F. S.
Comparative digestibility of feedstuffs by sheep and cows. Anim. Feed Sci. Technol.
12(1984) 47.
2. AOAC. Association of Official Analytical Chemists, Official methods of Analysis, 15th
edn. Vol 1. AOAC. Washington, DC. (1990).
3. Ba NX, Van NH, Ngoan LD, Leddin CM, Doyle PT. Cassava bagasse silage can be used
as a supplement for cattle fed rice straw. XIIth AAAP Animal Science Congress 2006,
Congress Proceedings - Abstracts pp. 671, Hosted by Korean Society of Animal Science
& Technology, Federation of Korean Societies of Animal Science in Busan Korea (2006)
4. Danh LD and Preston TR. Use of urea-ensiled cassava starch residue for intensive
fattening of male cross bred dairy calve. In: Sustainable livestock production on local
feed resources Proceeding of a National workshop-siminar held in the cities of Ha Noi
and Ho Chi Minh, Viet Nam, november 22-27 (1993) 61-63.
5. Dixon, R.M., Stockdale, C.R. Associative effects between forages and grains:
Consequences for feed utilisation. Australian Journal of Agricultural Research, 50 (1999)
757-773.


6. Đặng Thái Hải, Nguyễn Trọng Tiến. Ảnh hưởng của xử lý rơm bằng urê tới tỷ lệ tiêu hoá
các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ bò. Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y
1991 – 1995, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội (1995)
7. Huhtanen, P. Associative effects of feeds in ruminants. Norwegian Journal of Agricultural
Sciences, Supplement, 5 (1991) 37-57
8. Leng, R.A. Factors affecting the utilisation of poor quality forages by ruminants
particularly under tropical conditions. Nutr. Res. Rev., 3 (1990) 277-303

9. Mould, F.L. Associative effects of feeds. In: Feed Science (Ed. E.R. Orskov), World
Animal Science: B4, (1998) 279-292 (Elsevier: Amsterdam, The Netherlands).
10. Preston, T.R., Leng, R.A. Các hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn tài
nguyên sẵn có ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (1991)
11. Mai Thị Thơm, Bùi Quang Tuấn. Sử dụng bã sắn ủ chua với cám đỗ xanh để vỗ béo bị
thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ tht Nơng nghiệp số 2 (2006).
12. Trịnh Văn Trung, Mai Văn Sánh. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột lá sắn trong khẩu phần ăn đến
hệ vi sinh vật, môi trường dạ cỏ và tỷ lệ phân giải thức ăn của trâu. Báo cáo khoa học
Chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội (2004)
13. Bùi Quang Tuấn. Ủ bã sắn làm thức ăn dự trữ cho trâu bị. Tạp chí chăn nuôi số 7
(2005).

THE EFFECT OF SUPPLEMENT LEVELS OF CASSAVA BAGGASE SILAGE
ON FEED INTAKE, DIGESTIBILITY AND pH, N-NH3 CONTENT
IN RUMEN FLUID OF SHEEP FED WITH RICE STRAW
Nguyen Hai Quan, Nguyen Xuan Ba
College of Agriculture and Forestry, Hue University

SUMMARY
A feeding experiment was conducted to test the hypothesis that feed intake, digestibility
of sheep given different levels of cassava baggase silage would be increased when increasing the
amount of cassava baggase silage and the characteristics of rumen fluid would not be
significantly affected. Fistula sheep were fed with rice straw ad libitum, and 1 of 4 supplements,
namely: T1 (0BSU) 0% of cassava baggage silage (DM based), T2, 20% of cassava baggage
silage (20BSU), T3, 40% of cassava baggage silage (40BSU) and T4, 60% of cassava baggage
silage (60BSU) added with 2% of urea in the concentrate supplement before feeding animals. The
total dry matter intake was not different between the treatments but there were significant
differences in organic matter intake. There were significant differences between treatments in
apparent digestibility of dry matter, organic matter or crude protein (P<0.05). The pH of rumen
fluid tended to be reduced when increasing the amount of cassava baggase in the ration and

significantly reduced after 4 hours of the second feeding. The content of N-NH 3 in rumen fluid
was rather low in all treatments and higher in the ration which has the higher amount of cassava


bagasse. It was concluded that cassava bagasse silage was a potentially useful supplement for
ruminants and a supply of true protein to the feed sourse was necessary to get more efficiency.
(Key Words: Cassava bagasse, Digestibility, Fistula sheep, Rumen fluid, Supplement)



×