Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thành phần loài và thử nghiệm trị bệnh do ký sinh trùng gây ra trên cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản

Số 4/2013

THÔNG BÁO KHOA HỌC

THÀNH PHẦN LỒI VÀ THỬ NGHIỆM TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
GÂY RA TRÊN CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch 1790)
NI TẠI KHÁNH HỊA
PARASITE SPECIES COMPOSITION AND THE TREATMENT TRIALS FOR PARASITIC
DISEASES OF SEABASS (Lates calcarifer Bloch 1790)
CULTURED IN KHANH HOA
Phan Văn Út1
Ngày nhận bài: 21/6/2012; Ngày phản biện thơng qua: 03/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013

TĨM TẮT
375 mẫu cá chẽm (Lates calcarifer), chiều dài < 15cm, được thu từ 32 đàn cá ni trong khu vực Khánh Hịa đã
được kiểm tra và phát hiện 14 loài ký sinh trùng, trong đó có 9 lồi ngoại ký sinh và 5 loài nội ký sinh. Bệnh do trùng bánh
xe (giống Trichodina) và do sán lá đơn chủ (Monogenea) thường xuyên xuất hiện và gây tác hại ở cá chẽm nuôi. Formalin
với các nồng độ từ 150-250 ppm và chiết xuất từ củ tỏi với nồng độ 700-900ppm đã được sử dụng để trị hai bệnh này ở
cá chẽm. Kết quả trị bệnh đã xác định rằng, formalin 250ppm hoặc chiết xuất từ tỏi 900ppm đã đạt hiệu quả cao trong trị
bệnh do trùng bánh xe hoặc sán lá đơn chủ ký sinh ở cá chẽm.
Từ khóa: cá chẽm, ký sinh trùng, trùng bánh xe, sán lá đơn chủ, Formalin

ABSTRACT
Three hundred seventy five seabass (Lates calcarifer), < 15cm in length, sampled from 32 fish farms in Khanh
Hoa province were used to examine the infestation of parasites. The result revealed the presence of 14 species, including
9 ecto- and 5 endo-parasites. Trichodinosis and Monogeneasis were found frequently, causing serious impacts on the fishes.
Trials for the control of two diseases were conducted by using formalin at 150-250 ppm and garlic extract at 700-900ppm.
Treatments used formalin at 250ppm and garlic extract at 900ppm showed highly effective against diseases caused by
Trichodina and Monogenean on the fish.


Keywords: Seabass, parasite, trichodinidae, monogenean, Formalin
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chẽm (Lates calcarifer) là đối tượng ni có
giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, được
nuôi chủ yếu ở một số nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển
nghề nuôi cá chẽm là nguy cơ bùng phát dịch bệnh,
đã có rất nhiều báo cáo trên thế giới về ký sinh trùng
gây bệnh trên đối tượng này.
Leong Tak Seng và Wong See Young đã có
một thời gian dài nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
chẽm tại nhiều nước Đông Nam Á. Năm 1986, đã
kiểm tra 149 con cá chẽm tại Thái Lan và 43 con tại
Malaysia, tìm thấy 17 lồi ký sinh trùng. Năm 1990, đã
kiểm tra 642 con cá chẽm từ Thái Lan và Malaysia,
xác định 16 loài ký sinh trùng, trong đó cá ở Thái Lan
1

bị cảm nhiễm nặng bởi Trichodina sp., Cryptocaryon
irritans,
Pseudorhabdosynochus
latesi

Diplectanum sp. Năm 1992, Leong và Wong kiểm
tra 141 con cá chẽm tại Malaysia đã phát hiện được
6 loài ký sinh trùng thuộc 4 lớp gồm: 2-Monogenea,
2-Trematoda, 1-Nematoda và 1-Acanthocephala.
Năm 1994 Leong Tak Seng đã chỉ ra rằng có nhất 4 loài
sán lá đơn chủ ký sinh trên da cá Lates calcarifer gồm
Pseudorhabdosynochus latesi; P. monosquamodiscus
và 2 loài thuộc giống Diplectanium. Năm 2008,

Rückert và ctv đã nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng trên
cá chẽm tại La pung (Indonesia), kết quả xác định 19
loài ký sinh trùng, bao gồm: 1-Protozoa, 1-Myxozoan,
3-Digenea, 5-Monogenea, 3-Cestoda, 5-Nematoda và
1-Acanthocephala.

ThS. Phan Văn Út: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55


Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản
Do vậy nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh
do chúng gây ra sẽ là cơ sở khoa học cho các biện
pháp phòng và trị bệnh trong thực tiễn sản xuất.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
375 mẫu thuộc 32 đàn cá chẽm từ các ao, lồng
ni tại Khánh Hịa đã được thu và kiểm tra, chiều dài
trung bình của cá là 7-12cm. Cá được vận chuyển hở
từ vùng nuôi về phịng thí nghiệm có sục khí.
Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng trên cá
của Dogiel 1929 và được mô tả lại bởi Hà Ký (1993)
đã được sử dụng trong nghiên cứu này với các bước
chính: Các cơ quan bên ngồi và bên trong của cá
đều được kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng bằng
kính lúp tay và kính hiển vi; Ký sinh trùng được thu
và cố định, đồng thời xác định mức độ cảm nhiễm
trên cá; Phương pháp làm các tiêu bản lưu giữ và
xác định kích thước ký sinh trùng theo Margolis et
al (1982); Ký sinh trùng được định danh dựa vào

các tài liệu Kabata (1992); Lom và Dykova (1992);
Williams và Jones (1994) và nhiều tài liệu khác.
Trong quá trình nghiên cứu, một số bệnh do ký
sinh trùng gây ra ở cá chẽm nuôi đã được phát hiện,
các bệnh này đã gây tác hại đáng kể cho người ni
cá chẽm ở Khánh Hịa, đặc biệt là giai đoạn cá nhỏ.
Do vậy, một số thí nghiệm trị bệnh bằng hóa chất hoặc
dịch chiết rút từ tỏi đã được thực hiện. Thí nghiệm
được thực hiện trong các xơ nhựa 60 lít, cá thí nghiệm
được bắt từ ao hoặc lồng đang có hiện tượng chết và
bị nhiễm ký sinh trùng ngoại ký sinh như sán lá đơn
chủ (Monogenea) hoặc trùng bánh xe (Trichodinidae)
với mức độ cảm nhiễm cao (tỷ lệ nhiễm 100%;
cường độ nhiễm 18.8 trùng/cá đối với sán lá đơn chủ
ở da và 47.5 trùng/TTK 10X đối với trùng bánh xe),

Số 4/2013
15 con cá/1 xô. Formalin ở các nồng độ 150ppm,
200ppm, 250ppm và dịch chiết rút từ củ tỏi trong cồn
etylic (tỷ lệ là 100g tỏi tươi trong 100ml cồn etylic, sau
đó làm bay hơi hồn tồn cồn) với nồng độ 700ppm,
800ppm, 900ppm (chỉ dùng sau khi dung môi đã bay
hết) đã được dùng để trị hai bệnh nêu trên. Mỗi thí
nghiệm có 1 nghiệm thức đối chứng, trong đó cá bệnh
không được chữa trị bằng formalin hoặc dịch chiết rút
từ tỏi. Tất cả các loại hóa dược đều được xác định
liều gây chết 50% (LC50) theo công thức của Reed và
Muench (1983). Cá đã được xác định cường độ nhiễm
ký sinh trùng trước mỗi thí nghiệm (tỷ lệ nhiễm 100%),
tắm 1 lần duy nhất trong 30 phút với formalin hoặc dịch

chiết xuất từ tỏi, sau đó tiếp tục ni trong xô nhựa 24h
để theo dõi, xác định mức độ cảm nhiễm sau khi tắm
hóa dược, thí nghiệm được lặp lại cùng thời điểm 2
lần. Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm trị bệnh
được ghi nhận là nhiệt độ, độ mặn và pH.
Mức độ nhiễm ký sinh trùng trên cá thí nghiệm
được xác định theo hai chỉ tiêu: Tỷ lệ nhiễm (%)
= số cá bị nhiễm/số cá kiểm tra x 100; Cường độ
nhiễm, đối với sán lá đơn chủ được xác định bằng
số trùng/1 con cá, với trùng bánh xe được xác định
bằng số trùng/thị trường kính 10X.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần loài ký sinh trùng ký sinh ở cá
chẽm
Trên 375 con cá chẽm được kiểm tra, có 14 lồi,
thuộc 10 giống ký sinh trùng đã được phát hiện ký sinh
ở cá chẽm ni tại Khánh Hịa và trong đó có 8 lồi
đã được định danh. Tên loài ký sinh trùng, cơ quan ký
sinh và mức độ nhiễm được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Thành phần loài ký sinh trùng trên cá chẽm ni tại Khánh Hịa (n=375)
STT

Lồi ký sinh trùng

1
2
3
4
5


Trichodina rostrata
Cryptocaryon sp.
Ceratomyxa sp.
Henneguya cerebralis
Goussia sp.

6
7
8
9
10

Diplectanum latesi
Diplectanum papaverensis
Diplectanum nenue
Diplectanum querni
Neobenedenia melleni

11

Lecithochirium neopacificum

12

Proteocephalus sp.

13

Piscicola sp.


14

Caligus epidemicus

(TTK 10X: Thị trường kính 10X)

56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Cơ quan ký sinh

Tỷ lệ nhiễm (%)

Protozoa
Da, mang
50,70
Da, mang
16,13
Mật
17,76
Mang
10,43
Dạ dày
1,24
Metazoa
Lớp Monogenea

Cường độ nhiễm trung bình
Số lượng
Đơn vị


35,26
3,60
55,80
12,30
19,78

Trùng/TTK 10X
Trùng/TTK 10X
Bào tử/TTK 40X
Bào nang/cá
Trùng/lam

Mang

59,84

35,76

Trùng/cá

Da

47,45

8,50

Trùng/cá

4,50


6,50

Trùng/cá

4,68

1,50

Trùng/cá

37,87

25,63

Trùng/cá

39,52

7,56

Trùng/cá

Lớp Digenea
Dạ dày, ruột
Lớp Cestoida
Ruột
Lớp Hirudinea
Da, mang
Lớp Crustacea

Da


Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản

Số 4/2013

Ký sinh trùng tìm thấy đa phần là thuộc nhóm
ngoại ký sinh trùng (Ectoparasite), chỉ có 5 lồi nội ký
sinh (Endoparasite) là Lecithochirium neopacificum;
Proteocephalus sp.; Ceratomyxa sp.; Goussia sp.
và Henneguya cerebralis. Ký sinh trùng nội ký sinh
ở cá chẽm có thành phần loài và mức độ cảm nhiễm
thấp do các mẫu cá này được thu từ các ao lồng

nuôi bằng thức ăn viên. Tuy nhiên, hầu hết các đàn
cá nuôi điều bị nhiễm ngoại ký sinh trùng với mức
độ cao, đặc biệt là trùng bánh xe (Trichodinidae)
và sán lá đơn chủ (Monogenea), đây là 2 ký sinh
trùng thường gặp với tỷ lệ và cường độ cao ở cá
chẽm, đã gây chết trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá
chẽm ni.

Hình 1. Động vật đơn bào ký sinh trên cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa
(1) Henneguya cerebralis ký sinh dạng bào nang ở mang (Mẫu tươi, độ phóng đại 400 lần)
(3) Trichodina rostrata ký sinh ở mang (Hình vẽ)
(5) Goussia sp. Ký sinh dạ dày (Mẫu tươi, 100 lần)

(2) Ceratomyxa sp. Ký sinh ở mật (Mẫu tươi, 400 lần)
(4) Cryptocaryon sp. Ký sinh ở mang (Mẫu tươi, 100 lần)


Hình 2. Sán lá song chủ (Digenea), sán dây (Cestoda), giáp xác (Copepoda) và đỉa ký sinh trên cá chẽm ni tại Khánh Hịa
(1) Lecithochirium neopacificum ký sinh trong dạ dày
(3) Caligus epidemicus ký sinh trên da, mang và khoang miệng

(2) Proteocephalus sp. ký sinh trong ruột
(4) Piscicola sp. ký sinh trên da, mang và khoang miệng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57


Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản

Số 4/2013

Hình 3. Sán lá đơn chủ ký sinh trên cá chẽm ni tại Khánh Hịa
(1) Neobenedenia melleni ký sinh trên da (Mẫu tươi)
(3) Diplectanium papaverensis ký sinh ở mang: (3a) Móc giữa (Vẽ: Thanh Nga)
(4) Diplectanium querni: (4a) Móc giữa; (4b) Giác bám kitin (Vẽ: Thanh Nga)

Trùng bánh xe (Trichodinidae) đã đượ c phát
hiện nhiễm cao và phổ biến ở da, mang và vây
củ a cá chẽm nhỏ (< 12 cm) ni trong ao đìa ở
Cam Lâm, Cam Ranh và Ninh Hịa, trong khi đó
sán lá đơn chủ lại thường xun xuất hiện trong
các đàn cá chẽ m nuôi lồng ở Ninh Hịa và Vịnh
Nha Trang. Chính các tác nhân này đã gây chết
nhiều loài cá biển ở giai đoạn nhỏ khi chất lượng
nước nuôi kém và độ mặn tăng cao (Yaowanit
Danayadol, 1994). Ngoài ra, các loài ký sinh

trùng thuộc giáp xác như Caligus epidemicus và
đỉa như Piscicola sp có thể gây thương tổn ở bề
mặt cơ thể cá nuôi, là m cá mấ t má u và mẫ n cả m
vớ i các tá c nhân thứ cấ p, tuy nhiên cá c tá c nhân
này thườ ng xuấ t hiệ n vớ i tỷ lệ và cườ ng độ cao
theo mùa vụ.

(2) Diplectanium latesi ký sinh trên mang: (2a) Móc giữa; (2b) giác bám kitin
(2c) gai giao cấu (Vẽ: Thanh Nga)
(5) Diplectanium nenue: (5a) Móc giữa (Vẽ: Thanh Nga)

Kết quả thử nghiệm LC50 của 2 loại hóa dược
đối với cá chẽm có chiều dài 10 – 15 cm, tắm 30
phút, theo dõi trong 24h là formalin 894 ppm và chiết
xuất tỏi 2531 ppm.
2. Kết quả trị một số bệnh ký sinh trùng ở cá chẽm
2.1. Trị bệnh trùng bánh xe
Cá bị bệnh do trùng bánh xe ký sinh đã được tiến
hành trị với formalin (150ppm; 200ppm; 250ppm) và
dịch chiết xuất từ tỏi (700ppm; 800ppm; 900ppm)
trong điều kiện môi trường nước có nhiệt độ
28 – 30oC; pH = 7.6; S‰ = 32‰. Sau 30 phút tắm
bằng hóa chất, cá bệnh được ni trong mơi trường
nước bình thường và kiểm tra mức độ nhiễm ký sinh
trùng sau 2 ngày. Tỷ lệ (%) ký sinh trùng giảm sau trị
bệnh được trình bày ở hình 4.

Hình 4. Phần trăm (%) trùng bánh xe giảm đi so với trước khi trị bằng formalin và dịch tỏi
ở các nồng độ khác nhau


Sau khi tắm, hai loại hóa dược đã dùng đều
có khả năng tiêu diệt >80% trùng bánh xe ký
sinh trên da, vây và mang của cá chẽm, cá hồn
tồn khỏe và khơng có dấu hiệu bị sốc. Mức độ
nhiễm trùng bánh xe ở nghiệm thức đối chứng
đã khơng giảm mà cịn tăng cao hơn so với trước

58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

khi thí nghiệm. Tuy nhiên với các nồng độ sử
dụng trong thí nghiệm này chưa tiêu diệt được
100% trùng bánh xe ký sinh. Do vậy, có thể tăng
nồng độ hoặc tăng thời gian tắm cho cá chẽm
bằng dịch chiết xuất từ củ tỏi để hiệu quả trị bệnh
triệt để hơn.


Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản
Trên thế giới, đã có nghiên cứu dùng chiết xuất
tỏi để trị bệnh trung bánh xe (Trichodina). Chanagun
Chitmanat et al, 2005 thử nghiệm trên cá rô phi
trong 2 tuần với nồng độ 800ppm ở điều kiện nhiệt
độ là 260C và pH là 7-7.2 đã tiêu diệt triệt để ký sinh
trùng này.
2.2. Kết quả trị bệnh sán lá đơn chủ ký sinh trên da
Cá chẽm bị bệnh và chết rãi rác do sán lá đơn
chủ Neobenedenia melleni ký sinh ở da gây ra

Số 4/2013
(với tỷ lệ nhiễm 100%, cường độ nhiễm 18.8 trùng/cá)

đã được chữa trị bằng formalin (150ppm; 200ppm;
250ppm) và chất chiết xuất từ tỏi (700ppm; 800ppm;
900ppm), ở điều kiện nhiệt độ nước 29-300C,
pH = 7,9-8,1, độ mặn 32‰. Sau 30 phút tắm hóa
chất, cá thí nghiệm được ni trong mơi trường
nước sạch, kiểm tra mức độ nhiễm sán lá đơn chủ
sau 48h. Tỷ lệ % ký sinh trùng giảm sau thí nghiệm
được trình bày ở hình 5.

Hình 5. Phần trăm (%) sán đơn chủ giảm so với trước khi tắm cho cá chẽm bằng formalin
và dịch tỏi ở các nồng độ khác nhau

Sau khi tắm formalin, ở nồng độ 250 ppm,
100% Neobenedenia melleni ký sinh ở cá thí
nghiệm đã bị tiêu diệt, trong khi đó dịch chiết xuất
từ củ tỏi ở nồng độ cao nhất trong thí nghiệm
(900ppm) chỉ tiêu diệt được 86,3% loài sán này.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước
đây của nhiều tác giả (Yaowanit Danayadol, 1994;
Do Thi Hoa et al, 2007) khi dùng Formalin để trị
sán lá đơn chủ ký sinh trên các loài cá biển. Do
đó có thể khẳng định rằng, formalin rất hiệu quả
khi dùng để trị sán lá đơn chủ ký sinh trên da của
cá biển.
Trong kết quả thử nghiệm này đã chứng tỏ rằng
dịch tỏi có thể dùng để trị sán lá đơn chủ N. melleni,
nhưng để có hiệu quả hơn thì cần phải nâng cao
nồng độ tắm, vì LC50 của cá chẽm đối với thảo
dược này là rất cao (2531ppm), do đó có thể dùng
nồng độ cao hơn mà vẫn an toàn cho cá. Mặt khác,

theo nhiều nghiên cứu trước đây thì tỏi cịn có thể

phịng được các bệnh do vi khuẩn, nấm và virus,
nên dùng dịch tỏi có thể kiểm soát được sự cảm
nhiễm của các tác nhân thứ cấp.
IV. KẾT LUẬN
14 loài ký sinh trùng đã được phát hiện ký sinh
trên cá chẽm nuôi (7-12cm), đa phần là ký sinh
trùng ngoại ký sinh. Ngồi ra, có 4 bệnh do ký sinh
trùng gây ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá
chẽm ni, đó là: bệnh do trùng bánh xe, bệnh do
sán lá đơn chủ, bệnh do đỉa cá và bệnh do giáp xác
ký sinh.
Dùng formalin 250ppm hoặc dịch chiết từ tỏi
nồng độ 900ppm để tắm cho cá bị bệnh do trùng
bánh xe Trichodina sp. hoặc bệnh sán lá đơn chủ ký
sinh ở da của cá chẽm bằng cách tắm trong 30 phút
đã tiêu diệt được từ 86 - 100% hai loại ký sinh trùng
này trong điều kiện nhiệt độ 28 – 30oC; pH = 7.6-8.1;
S‰ = 32‰ mà vẫn an toàn cho cá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Hà Ký, 1992. Phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh ký sinh trùng ở cá. Bộ Thủy sản, 112 trang.

2.

Ankri, S. and Mirelman, D., 1999. Antimicrobial properties of allicin from garlic. Microbes Infect 1: 125-129.


3.

Balasuriya, L. K.S.W. & Leong, T.S., 1995. Pseudorhabdosynochus monosquamodiscus n. sp. (Monogenea: Diplectanidae)
from Lates calcarifer cultured in floating cages in Malaysia. Journal of Bioscience 6(1): 30-34.

Tiếng Anh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59


Tạp chí Khoa học - Cơng nghệ Thủy sản

Số 4/2013

4.

Chanagum Chitimanat, Kitiwan Tongdonmuan and Wichan Nunsong, 2005. The use of crude extracts from traditional
medicinal plants to eliminate Trichodina sp. in tilapia (Oreochromis niloticus) fingerlings. Songklanakarin J. Sci. Technol.,
2005: 359 – 364.

5.

Do Thi Hoa, Phan Van Ut, 2007. Monogenea disease in cultured grouper (Epinephelus spp.) and snapper (Lutjanus
argentimaculatus) in Khanh Hoa province, Vietnam. Aquaculture Asia, volume XII, No. 4, October – December 2007.

6.

Kabata Z., 1992. Copepods parasitic on Fishes. Synopses of the British Fauna. Universal book service No.47. 262 pp.


7.

Leong T. S. and Wong S. Y., 1986. Parasite Fauna of Seabass, Lates calcerifer, Bloch culture in ponds and floating cage
culture in Penang, Malaysia. The First Asia Fisheries Forum: 251-254.

8.

Leong Tak Seng and Wong See Yong, 1990a. Parasites of Seabass, Lates calcarifer Bloch cultured in ponds and floating net
cages in Thailand. The second Asia Fisheries Forum: 705-707.

9.

Leong Tak Seng and Wong See Yong, 1990b. Parasites of healthy and Diseased juvenile Grouper (Epinephelus malabaricus,
Bloch) and Sebass (Lates calcarifer, Bloch) in floating cages in Penang, Malaysia . School of Biological sciences, University
Sains Malyasia.

10. Leong Tak Seng and Wong See Yong, 1992. The Parasites fauna of cultured Seabass, Lates calcarifer Bloch from Kelantan
and Penang, Malaysia. Journal of Bioscience Vol.3 Issue 1&2: 27-29.
11. Leong Tak Seng, 1994. Parasites and diseases of cultured marine finfishes in South East Asia. School of Biologycal Science,
Unversiti Sain Malaysia, 1180 Minden Pulau Pinang, Malaysia: 1-25.
12. Leong, T.S., 1997. Control of parasites in cultured marine finfishes in Southeast Asia - an overview. International Journal for
Parasitology 27(10): 1177-1184.
13. Lom & Dykova, 1992. Protozoan parasites of Fishes. Elsevier. 315pp.
14. Marty R. Deveney, Leslie A. Chisholm, Ian D, 2001. Fish published record of the pathogenic Monogenean parasite
Neobenedenia melleni (Capsalidea) from Australia.
15. Margolis L. et al, 1982. The use of ecological terms inparasitology. Journal of parasitology, 68: 131-133.
16. Reed, L.J. and H.A. Muench, 1983. A simple method of estimating fifty percent end points. American J. Hygiene., 27:
493-497.
17. Rückert S., H. W. Palm and S. Klimpel, 2008. Parasites fauna of seabass (Lates calcarifer Bloch) under mariculture
conditions in Lampung Bay, Indonesia. J. Appl. Ichthyol. 24: 321 – 327.

18. Stefano Cecchini, 1994. Influence of temperature on the hatching of eggs of Diplectanum aequans, a parasite of seabass.
Aquaculture International 2:249-253.
19. Yaowanit Danayadol, 1994. Culture Grouper Diseases in Thailand. National Institute of Coastal Aquaculture, Kaoseng,
Songkhla 90000, Thailand .
20. William H.H. & Jones A., 1994. Parasitic worms of Fish. Taylor & Francis Ltd. 593pp.

60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



×