Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lạm phát và tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.07 KB, 11 trang )

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

THÔNG BÁO KHOA HỌC

LẠM PHÁT VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯ DÂN
TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
INFLATION AND POVERTY STATUS OF HOUSEHOLD FISHERMEN
IN SOUTHERN COASTAL CENTRAL AREAS
Phạm Hồng Mạnh
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của lạm phát tới tình trạng nghèo đối với cộng đồng ngư
dân nghề khai thác ven bờ tại các địa phương ven biển khu vực Nam Trung bộ. Trên cơ sở phân tích sự biến
động về chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 để xác định mức chuẩn nghèo và thu
nhập thực tế của hộ gia đình ngư dân tại khu vực này để tính tốn các chỉ số đo lường nghèo đói, như tỉ lệ đếm
đầu người, khoảng cách nghèo và độ sâu của tình trạng nghèo. Kết quả phân tích cho thấy lạm phát là nguyên
nhân gây ra sự biến động về tình trạng nghèo đối với hộ gia đình ngư dân hoạt động trong nghề khai thác ven
bờ tại khu vực Nam Trung bộ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm kìm chế lạm phát và
hỗ trợ những ngư dân nghèo tại khu vực này.
Từ khóa: lạm phát, ngư dân, nghèo, nghề khai thác ven bờ
ASTRACTS
This study aimed to evaluate the effect of inflation to the poor condition of the fisheries communities
inshore fishing in coastal locals South Central region. Based on analysis of the variation in Consumer Price
Index (CPI) in Vietnam period 2006 - 2010 to determine the actual poverty line and actual income of the
fishermen households in this region to calculate the indicators measuring poverty, such as: head count ratio,
poverty gap and depth of poverty. Analysis results show that inflation is the cause of the variation in poverty
status for fisheries communities inshore fishing in South Central areas. On that basis, the study suggests some
solutions to curb inflation and support the poor fishermen in this area.
Keywords: inflation, poverty, fishermen, inshore fishing.



I. ĐẶT VẤN ĐỀ

chiều hướng tích cực… Tuy nhiên, trong những

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã

năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng

đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều

với nới lỏng các chính sách vĩ mơ như chính

lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ năm 1990 - 2009, tốc

sách tiền tệ, v.v… đã làm cho chỉ số giá tiêu

độ tăng trưởng kinh tế liên tục trung bình ở mức

dùng tăng cao. Đặc biệt, từ cuối năm 2010 và

7,44%/năm, năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP

rõ nhất từ đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế

ước đạt 6,78% [1], [19]. Tỉ lệ nghèo đói đã giảm

giới diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu

đáng kể từ 60% năm 1990 xuống cịn 9,45% vào


thơ, giá ngun vật liệu cơ bản đầu vào của sản

năm 2010 [16], cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường

138 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Cùng với

kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệ tăng của

thiên tai, thời tiết bất lợi đã ảnh hưởng xấu đến

mức giá cả nói chung trong nền kinh tế trong một

sản xuất và đời sống của người dân; một số mặt

khoảng thời gian nhất định. Một trong những

hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như

thước đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá


điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo

cả nói chung đó là chỉ số giá tiêu dùng [18].

cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng,

Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá

v.v… [20]. Điều này vừa tác động xấu đến việc

cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua các năm

ổn định môi trường kinh tế vĩ mô phục vụ cho

khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó

q trình tăng trưởng, vừa ảnh hưởng tới phúc

trong một năm được chọn là năm gốc. Tuy chỉ số

lợi của hộ gia đình. Tăng trưởng kinh tế và nâng

giá tiêu dùng khơng hồn tồn phản ảnh chính

cao thu nhập cho cộng đồng dân cư là mục tiêu

xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh

của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, do vậy tập


sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng

trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,

trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự

bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ

thay đổi giá cả các hàng hóa tiêu dùng mà cịn là

xun suốt trong các chính sách của Chính phủ.

sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa khác

Từ nhiều năm qua, vấn đề lạm phát và tình

mà người tiêu dùng khơng trực tiếp mua hoặc

trạng nghèo đã có nhiều tổ chức và nhà nghiên

khơng được đưa vào tính toán. Mặc dù vậy, giá

cứu đề cập tới dưới nhiều khía cạnh và góc độ

tiêu dùng là một thước đo của lạm phát, giá tiêu

khác nhau, như: ADB [7], Nguyen Viet Cuong

dùng tăng cao, một điều tất yếu sẽ dẫn đến lạm


[8], Hyun H. Son và đồng nghiệp [11], William

phát [6], [18].

Easterly [12], hay của Siyanbola Tomori và đồng

Lạm phát có thể tác động tiêu cực tới tăng

nghiệp v.v… Những nghiên cứu này đã tạo nền

trưởng kinh tế [17], [18] như: dấu hiệu bất ổn

tảng cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận trong

kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các

việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và

hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả

tình trạng nghèo.

tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn

Để đánh giá sự ảnh hưởng của lạm phát tới

lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế

tình trạng nghèo của hộ gia đình tại Việt Nam,


đánh vào nền kinh tế. Bên cạnh đó, lạm phát

trong bài viết này, tác giả tập trung xem xét tác

tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu

động của lạm phát tới tình trạng nghèo của hộ

cực đến toàn bộ nền kinh tế. Những tác động

gia đình ngư dân tại khu vực Nam Trung bộ để

chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng

tìm kiếm những bằng chứng thực nghiệm và đề

chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả

xuất một số gợi ý chính sách nhằm kìm chế lạm

năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn

phát để giúp người nghèo ổn định cuộc sống

bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị

trong bối cảnh gia tăng lạm phát nhanh như hiện

đồng tiền trong nước. Người dân ngày càng lo


nay.

lắng về việc sức mua trong tương lai của họ bị

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát

giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy
mà kém đi. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt
động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là

Khái niệm về lạm phát được hiểu như là sự

đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Lạm phát

gia tăng liên tục của giá cả nói chung trong nền

cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 139


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả,

Tuy nhiên, trong những năm qua đặc biệt

đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố


là giai đoạn 2006 - 2010, sự tăng trưởng kinh tế

định như là những người hưởng lương hưu hay

nhanh đã làm cho các biến số vĩ mơ có những

cơng chức. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị

thay đổi lớn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã

giảm đi.

làm cho chuẩn nghèo tuyệt đối khơng cịn phù

2. Nghèo đói - phương pháp tiếp cận và đo

hợp trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của

lường
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) nghèo là
tình trạng khơng có khả năng có mức sống tối

hộ gia đình [15], [18], [20]. Điều này, một lần
nữa Chính phủ phải có chỉ thị điều chỉnh chuẩn
nghèo mới để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội

thiểu. Với cách đánh giá này thì điểm khởi đầu

hiện nay. Theo Quyết định của Thủ Tướng Chính


để xác định ranh giới đói nghèo là nhu cầu kcalo

phủ số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn

(năng lượng) tối thiểu được dùng cho mỗi người

hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn

mỗi ngày [13].

2011 - 2015, mức chuẩn nghèo áp dụng cho giai

Tại Việt Nam, khái niệm về đói nghèo được

đoạn 2011 - 2015: ở khu vực nơng thơn những

sử dụng chính thức trong chiến lược giảm

hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/

nghèo của Chính phủ trên cơ sở khái niệm được

người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở

đưa ra tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy

xuống là hộ nghèo; khu vực thành thị, những hộ

Ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình


có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/

Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan vào tháng

người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở

09 năm 1993 và được các quốc gia trong khu

xuống là hộ nghèo [4].

vực thống nhất, đó là: “Nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục
tập quán của địa phương” [2].
Để phục vụ cho các chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, Chính phủ đã xây dựng chuẩn
nghèo tuyệt đối cho từng giai đoạn. Kể từ 1993
đến nay Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh mức
chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo đã được điều chỉnh
năm lần vào các năm 1993, 1997, 1998, 2001,
2005 [15]. Chuẩn nghèo được áp dụng cho giai

Để đo lường tình trạng nghèo, các nhà
nghiên cứu sử dụng một số chỉ tiêu thống kê
phản ánh quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng
của nghèo đói [14]. Những chỉ tiêu thống kê này
bao gồm (i) chỉ số đếm đầu người (headcount

index) - xác định tỷ lệ nghèo đói theo số lượng
trong dân số, (ii) khoảng cách nghèo đói (poverty
gap) - xác định độ sâu của nghèo đói và (iii) bình
phương khoảng cách nghèo đói, phản ánh phân
phối trong thu nhập giữa các nhóm nghèo - xác
định tính nghiêm trọng của nghèo đói. Trong đó:
Chỉ số đếm đầu người (Headcount index)

=

đoạn 2006 - 2010 đối với khu vực nông thôn,

(1)

những hộ có mức thu nhập bình qn từ 200.000

Trong đó:

đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)

n là quy mô dân số (tổng số người trong dân số)

trở xuống là hộ nghèo, còn ở khu vực thành thị

q là số người dưới chuẩn nghèo

những hộ có thu nhập bình qn từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/
năm) trở xuống là hộ nghèo [3].


140 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

- Khoảng cách nghèo đói (Poverty gap)
Nếu gọi

là thu nhập trung bình của người

nghèo, và z là chuẩn nghèo thì I = z -

là khoản


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

thu nhập thiếu hụt trung bình. Chỉ tiêu này đo lường mức tiền thiếu hụt cần gia tăng từ mức nghèo
đến mức chuẩn nghèo. Hạn chế chủ yếu của chỉ số khoảng cách nghèo đói là thất bại trong việc
phản ánh số lượng người nghèo trong tổng dân số.
Mức độ nghiêm trọng của nghèo đói (Bình phương khoảng cách nghèo đói)
Chỉ số này đo lường khoảng cách từ mức nghèo đến mức chuẩn nghèo cùng với sự bất bình
đẳng giữa các nhóm nghèo.
Foster, Greer và Thorbecke [9] đã tìm ra một cơng thức để đo lường sự nghèo đói bao gồm sự
thay đổi trong tổng số người nghèo, thay đổi trong tình trạng thiếu hụt thu nhập và sự nhạy cảm của
nghèo đói như sau:
hay
Trong đó:

(2)


α> 0
n : là tổng số hộ nghèo trong cộng đồng dân cư
q : là số hộ nghèo dưới mức chuẩn nghèo
gi : là khoảng cách nghèo đói của hộ gia đình thứ i

yi : là thu nhập của hộ nghèo thứ i
z : là chuẩn nghèo
Khi α

> 0 thì P0 chính là chỉ số đếm đầu người (Headcount index). Chỉ số này phổ biến nhất

và dễ tính nhưng khơng phản ảnh mức độ nghiêm trọng từ thu nhập (chi tiêu) của người nghèo so
với ngưỡng nghèo.
=
Khi α

(3)

= 1, P1 là chỉ số đo lường khoảng cách nghèo đói (Poverty gap)
(4)

=

Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trung bình trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo
và nó biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong tổng thể. Có thể xem đây là chi phí
tối thiểu để xóa bỏ nghèo đói trong giả định mọi khoản chi chuyển nhượng đều đến đúng đối tượng.
Tuy nhiên trong thực tế việc chuyển giao thường có hao hụt và chi phí hành chính cho nên chi phí
thực tế để xóa bỏ nghèo đói thường là bội số của khoảng cách nghèo đói trung bình.

Khi α = 2, P2 là chỉ số đo lường mức độ nghiêm trọng của nghèo đói. Đây là chỉ số khoảng cách


đói nghèo bình phương (Squared poverty gap index) hay chỉ số nhạy cảm nghèo (Sensitive gap ratio
of poverty). Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của nghèo đói và làm tăng
thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo.
=

(5)

α là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo.
TRƯỜNG ĐẠI HOÏC NHA TRANG ❖ 141


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

III. ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
1. Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010 đã có sự gia tăng nhanh chóng.
Ngoại trừ năm 2000, chỉ số CPI của Việt Nam giảm 1,6% so với năm 1999 thì từ năm 2001 đến nay,
chỉ số CPI đã tăng liên tục. Đặc biệt trong năm 2008, chỉ số CPI đã tăng tới 23% so với năm 2007
[23]. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất giai đoạn 2000 - 2010, trong đó tăng cao nhất
là các mặt hàng về lương thực - thực phẩm. Diễn biến về chỉ số giá tiêu dùng được thể hiện qua
Hình 1.

CPI (%)

Hình 1. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê [23]


Trong 3 tháng đầu năm 2011, những tác

tăng 1,74% so với thời điểm cuối năm 2010,

động bất lợi của thị trường thế giới đã làm cho

tháng 2/2011 tiếp tục tăng cao ở mức 2,69%

chỉ số CPI của Việt Nam tiếp tục có những diễn

so với tháng 01/2011 và tăng 4,77% so với

biễn phức tạp. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 đã

tháng 12 năm 2010; trong đó tăng mạnh nhất

142 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

là nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống

thấp so với trung bình của cả nước, chỉ ở mức

tăng 5,03% so với tháng trước, nhóm đồ uống


1,3% khi áp dụng chuẩn nghèo được Chính phủ

tăng 4,42% [21]. Tại hội nghị giao ban trực tuyến

ban hành cho giai đoạn 2006 - 2010 ở mức 200

báo cáo việc triển khai thực hiện Nghị quyết số

nghìn đồng/ người/ tháng đối với khu vực nơng

11/NQ-CP [5], Chính phủ và Bộ Kế hoạch & Đầu

thơn.

tư cho rằng mặc dù đã có những biện pháp tích

2.2. Ảnh hưởng của lạm phát tới tình trạng

cực để kiềm chế nhưng chỉ số giá tiêu dùng

nghèo của hộ gia đình

trong quý một vẫn tăng tới 6,1% so với thời điểm

Giả sử rằng thu nhập của hộ gia đình là

cuối năm 2010 và riêng trong tháng 3, giá tiêu

tương đối ổn định trong giai đoạn này. Do vậy,


dùng đã tăng đến 2,2% [22].

để đánh giá ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng

Như vậy, có thể thấy rằng những diễn biến

[23] đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình,

bất lợi của chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian

tác giả sử dụng các chỉ số đo lường tình trạng

qua không những gây ra những tác động bất lợi

nghèo như: tỉ lệ đếm đầu người, khoảng cách

đối với nền kinh tế mà còn làm cản trở nỗ lực

nghèo và độ sâu của tình trạng nghèo, trong

giảm nghèo của Chính phủ và các địa phương

đó:

trong giai đoạn mới này.
2. Ảnh hưởng của lạm phát tới tình trạng
nghèo tại khu vực Nam Trung bộ
2.1. Khái quát về mẫu điều tra

Sử dụng mức chuẩn nghèo do Chính phủ

quy định (tại thời điểm ban hành vào năm 2005)
cho giai đoạn 2006 - 2010 là 200 nghìn đồng/
người/tháng cho khu vực nơng thơn.

Nghiên cứu đã thực hiện việc thu thập thông

Mức chuẩn nghèo thực sẽ được điều chỉnh

tin từ các hộ gia đình ngư dân với 1.200 phiếu

theo chỉ số giá tiêu dùng CPI trong từng năm

được điều tra trong giai đoạn cuối năm 2010.

trong giai đoạn 2006 - 2010.

Sau khi loại những phiếu không đạt yêu cầu

Thu nhập hộ gia đình tại thời điểm điều

như: khơng có đủ thơng tin cần thiết cho nghiên

tra vào cuối năm 2010 sẽ được tính tốn theo

cứu, kiểm tra số liệu thống kê khơng có tính đại

thu nhập thực tế của từng năm trong giai đoạn

diện trong mẫu, v.v… số phiếu đạt chất lượng sử


2006 - 2010.

dụng cho phân tích là 876 mẫu.

Theo Tổng Cục Thống Kê, chỉ số giá tiêu

Từ kết quả điều tra cũng cho thấy, mức thu

dùng đã cao trong giai đoạn 2006 - 2010 đặc biệt

nhập bình quân đầu người trong gia đình đa

trong năm 2008, trung bình CPI của năm này đã

số nằm trong khoảng thu nhập từ 400 đến 700

tăng tới 23%. Điều này đã làm cho chuẩn nghèo

nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, số hộ có

thực tế tăng nhanh so với thời điểm ban hành.

mức thu nhập bình quân đầu người dưới 400

Mặt khác sự tăng CPI đã làm cho thu nhập thực

nghìn đồng/người/tháng cũng là trên 30% và chỉ

tế của các hộ gia đình giảm đáng kể so với thời


có tỉ lệ nhỏ hộ gia đình có mức thu nhập bình

điểm điều tra. Diễn biến về chỉ số CPI trung bình

quân đầu người/ tháng trên một triệu đồng. Tỉ lệ

và thu nhập thực tế của hộ gia đình trong giai

hộ nghèo trong cộng đồng ngư dân này là khá

đoạn này được thể hiện trong Bảng 1.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 143


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

Bảng 1. Diễn biến của lạm phát và tình trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân
Khu vực Nam Trung bộ
Năm

2006

2007

2008

2009


2010

7,5

8,3

23

6,9

9,19

Chuẩn nghèo thực tế (nghìn đồng/người/hộ)**

215,00

232,85

286,40

306,16

334,30

Thu nhập thực tế bình quân
(nghìn đồng/người/hộ) **

361,09

388,17


420,39

517,08

552,76

19,3

19,9

32,2

19,9

20,9

Khoảng cách nghèo (lần) **

0,0389

0,0401

0,0676

0,038

0,0414

Độ sâu của tình trạng nghèo (lần) **


0,0109

0,0114

0,0208

0,0106

0,0118

Chỉ số lạm phát bình quân năm (%)*

Tỉ lệ hộ nghèo (%)**

Nguồn:

*

Số liệu từ Tổng Cục Thống Kê [23]
Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

**

Từ Bảng 1 cho thấy rằng, tỉ lệ nghèo của
hộ gia đình ngư dân đã tăng lên rất nhanh. Nếu

nghèo và hộ khơng nghèo là 0,0389; độ sâu của
tình trạng nghèo là 0,0109.


như trong năm 2006, ở mức chuẩn nghèo và

Trong năm 2007, khoảng cách giữa hộ

thu nhập thực tế đã được điều chỉnh theo chỉ số

nghèo và hộ không nghèo là 0,0401; độ sâu của

tăng giá tiêu dùng thì tỉ lệ hộ nghèo là 19,3%. Tỉ

tình trạng nghèo là 0,0114.

lệ này tăng cao trong năm 2008 ở mức 32,2%

Năm 2008 khoảng cách nghèo và độ sâu

mặc dù có sự giảm đáng kể vào các năm 2009

của tình trạng nghèo đối với hộ gia đình đã tăng

và 2010. Điều này có thể thấy rằng, tỉ lệ hộ gia

lên nhanh chóng. Khoảng cách giữa hộ nghèo

đình ở mức cận nghèo là khá lớn và có biên độ

và hộ khơng nghèo là 0,0676; độ sâu của tình

dao động cao. Những hộ này có nguy cơ cao


trạng nghèo là 0,0208.

rơi vào diện nghèo trước những thay đổi bất

Khoảng cách nghèo và hố sâu ngăn cách

thường của các yếu tố kinh tế - xã hội như lạm

của tình trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân

phát, v.v…

tại khu vực này đã giảm đáng kể trong năm 2009

Bên cạnh đó, khoảng cách nghèo và độ sâu

khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, với khoảng cách

của tình trạng nghèo trong cộng đồng này cũng

nghèo là 0,038 và độ sâu của tình trạng này là

có những thay đổi đáng kể khi điều chỉnh chuẩn

0,0106. Sự thay đổi các chỉ số nghèo đói trong

nghèo và thu nhập thực tế theo từng năm của

điều kiện tác động của chỉ số giá tiêu dùng qua


giai đoạn này. Cụ thể:

các năm giai đoạn 2006 - 2010 được thể hiện

Trong năm 2006, khoảng cách giữa hộ

144 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

trong Hình 1.


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

Hình 2. Sự thay đổi các chỉ số nghèo đói trong điều kiện tác động của lạm phát
Nguồn: Tính tốn từ số liệu điều tra của tác giả

Như vậy, từ các chỉ số đo lường trên cho

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

thấy tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề tại

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng

khu vực này là thấp khi áp dụng mức chuẩn

của lạm phát là rõ nét đối với cộng đồng ngư


nghèo của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn
2006 - 2010. Tuy nhiên, các chỉ số này lại tăng
cao khi thực hiện việc điều chỉnh chuẩn nghèo
và thu nhập của hộ gia đình theo mức tăng của
chỉ số giá tiêu dùng. Điều này cho thấy mức
độ ảnh hưởng của lạm phát đối với tình trạng

dân nghèo tại khu vực Nam Trung bộ. Sự gia
tăng chỉ số giá tiêu dùng đã ngăn cản những nỗ
lực giảm nghèo của các địa phương tại khu vực
này. Do vậy, thực hiện các giải pháp kìm chế
lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội cho những
người có thu nhập thấp, đặc biệt là những hộ
nghèo và hộ cận nghèo trở nên cấp bách trong

nghèo là rõ ràng. Sự gia tăng chỉ số giá tiêu dùng

giai đoạn hiện nay. Thực hiện tốt được vấn đề

trong những năm qua đã làm cho tỉ lệ đói nghèo,

này sẽ là một giải pháp quan trọng trong việc

khoảng cách nghèo cũng như độ sâu của tình

nâng cao chất lượng của cơng tác giảm nghèo,

trạng nghèo tại các hộ gia đình ngư dân tại khu

góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu phát


vực này tăng lên nhanh chóng. Nói khác đi, lạm
phát gia tăng là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến
đời sống của hộ gia đình. Những hộ nghèo và
hộ cận nghèo là những đối tượng có nguy cơ dễ
bị tổn thương cao. Khoảng cách giàu nghèo có
xu hướng ngày càng rộng và sâu, càng làm trầm
trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

triển Thiên niên Kỷ mà Việt Nam đã cam kết. Một
số vấn đề cần quan tâm thực hiện, đó là:
Thứ nhất, có các giải pháp hữu hiệu để giám
sát việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính Phủ
trong việc kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
và đảm bảo an sinh xã hội. Sự đồng thuận của
các cơ quan, chính quyền các địa phương cũng
như sự chia sẻ trách nhiệm với xã hội của người
TRƯỜNG ĐẠI HOÏC NHA TRANG ❖ 145


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

dân là rất quan trọng để thực hiện nghị quyết

chính sách trong việc bình ổn giá những mặt

thơng qua các hành động cụ thể như: (i) tuyên


hàng thiết yếu giúp người nghèo vượt qua khó

truyền thường xuyên để người dân và toàn xã

khăn đảm bảo ổn định đời sống và xã hội. Bên

hội ý thức sâu sắc được tác động của lạm phát

cạnh đó, cần chú ý đa dạng hóa các kênh phân

đối với đời sống xã hội, để mọi người, mọi nhà

phối, đảm bảo được hàng bình ổn đến được

tiết kiệm trong sử dụng và chi tiêu hàng hóa và

với hộ nghèo tại các vùng nông thôn là rất quan

dịch vụ; (ii) giám sát việc tuân thủ đồng thời kiên

trọng. Trong những trường hợp cần thiết, xuất

quyết xử lý các sai phạm trong việc thực hiện

gạo dự trữ quốc gia để cấp khơng thu tiền cho

các quy định của Chính Phủ đối với các tổ chức

hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói.


tín dụng, hoạt động chi tiêu cơng. Cần thiết phải

Thứ tư, thực hiện các hình thức hỗ trợ khác

có cam kết bằng những con số cụ thể của các

để những hộ nghèo ổn định cuộc sống như: (i)

cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng ngân

giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và việc

sách nhà nước trong việc cắt giảm chi tiêu cơng

rà sốt để cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho hộ

trong giai đoạn hiện nay.

nghèo; (ii) tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại

Thứ hai, cần có những chính sách thúc đẩy

học, cao đẳng, học nghề trong các hộ nghèo,

sản xuất và giải quyết việc làm, ưu tiên hỗ trợ để

hộ có hồn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để

thúc đẩy sản xuất trong khu vực nông nghiệp,


học tập.

thủy sản. Để thực hiện được điều này, Chính

Thứ năm, cần chú ý là phải xây dựng cơ

Phủ và chính quyền các địa phương nên quan

chế và kiểm tra việc thực thi các chính sách

tâm vào các vấn đề, như: (i) hỗ trợ đầu vào cho

của Chính Phủ, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà

các hoạt động sản xuất tại các khu vực nơng

nước đến đúng đối tượng, khơng bị thất thốt,

thơn như giống, điện… và đặc biệt là các giải

tham nhũng.

pháp kỹ thuật để đối phó với những bất lợi của

Thu nhập là chỉ báo kinh tế phản ánh khía

thời tiết hiện nay; (ii) chính sách hỗ trợ vốn đối

cạnh phúc lợi của con người. Trong điều kiện


với hoạt động khai thác hải sản, thực hiện việc

lạm phát tăng cao so với mức tăng thu nhập của

giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng

người dân thì điều tất yếu sẽ làm cho phúc lợi

dầu trên địa bàn để đảm bảo ngư dân tránh

của hộ gia đình giảm đáng kể. Từ kết quả phân

được những thiệt hại từ yếu tố đầu vào quan

tích này cũng cho thấy một vấn đề tiềm ẩn cho

trọng này; (iii) thúc đẩy tìm kiếm thị trường và hỗ

việc áp dụng chuẩn nghèo mới của giai đoạn

trợ xuất khẩu đối với mặt hàng có thế mạnh như

đoạn này khi chỉ số giá tiêu dùng đã tăng cao

thủy sản trên thị trường quốc tế.

trong những tháng đầu năm 2011 chắc chắn sẽ

Thứ ba, đảm ổn định an ninh lương thực


làm cho tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam nói chung

góp phần giảm các chỉ số giá cả của các mặt

và cộng đồng ngư dân của khu vực này nói riêng

hàng lương thực thực phẩm là một trong những

sẽ có những thay đổi lớn. Đây sẽ là yếu tố làm

biện pháp cần được ưu tiên. Trong những tháng

cản trở những nỗ lực giảm nghèo của Chính

đầu năm 2011, chỉ số các mặt hàng về lương

Phủ và chính quyền các địa phương nếu không

thực thực phẩm tăng cao đã tác động xấu tới

có những giải pháp hữu hiệu và kịp thời để kìm

người nghèo. Do vậy, tiếp tục việc thực hiện

chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay.

146 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HOÏC NHA TRANG


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản


Số 3/2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Cành và đồng nghiệp (2011), “Các nhân tố tác động đến tăng trưởng Kinh tế Việt Nam”, Tạp
chí Cơng nghệ Ngân hàng, số 1+2/2011.
2. Chính phủ (2002), Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010,
Hà Nội.
3. Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg (Quyết định ban hành mức chuẩn nghèo được Chính
phủ phê duyệt giai đoạn 2006 - 2010), Hà Nội.
4. Chính phủ (2011), Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
5. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Hà Nội.
6. Lưu Văn Nghiêm (2008), “Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế
và dự báo.
TIẾNG ANH
7. ADB (2008), Food Price and Inflation in Developing Asia: Is Poverty Reduction Coming to an End?,
Economics and Research Department, Asia Development Bank.
8. Nguyen Viet Cuong (2006), “Can Vietnam Achieve Millennium Devopment Goal on Poverty Reduction in
High Inflation and Economic Stagnation?”, Vietnam Development Forum (sẵn có tại website: www.vdf.
org.vn/Doc/2009/112WS15July09NVCuongPaper.pdf).
9. Foster, J., Greer, J. and Thorbecke, E. (1984) “A Class of Decomposable Poverty Measures”,
Econometrica 52, No.3, p.761-766.
10. Siyanbola Tomori, Olasupo Akano, Adebayo Adebiyi, Wakeel Isola, Olukemi Lawanson and Omolara
Quadri (2005), Protecting the poor from macroeconomic shocks In nigeria: an empirical investigation and
policy Options, (A study commissioned by the Global Development Network (GDN) under the auspices of
an international research project on Macroeconomic Policy Challenges of Low Income Countries).
11. Hyun H. Son, Nanak Kakwani (2006), Measuring The Impact Of Price Changes On Poverty, International

Poverty Centre, United Nations Development Programme.
12. William Easterly, Stanley Fischer (2004), “Inflation and the Poor” (This paper was prepared for the
Annual World Bank Conference on Development Economics, April 1999), World Bank, Washington, D.C.
13. World Bank (1990), World Development Report 1990: Poverty, World Bank, Washington, D.C.
14. World Bank (2005), Introdution to poverty analysis, World Bank, Washington D.C.
15. Tài liệu từ Internet
16. Chuẩn nghèo cần phù hợp với thực tế, cập nhật ngày 11/08/2010.
17. Chương trình giảm nghèo Quốc gia bước sang giai đoạn mới, cập nhật ngày
16/02/2011.
18. Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, />cập nhật 02/06/2010.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ❖ 147


Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản

Số 3/2011

19. Lạm phát cao và những tác động đến đời sống kinh tế, />APP.UTILS.print_preview?p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fpo
rtal%2Fmof_vn%2F1370586&p_itemid=2658923&p_siteid=33&p_persid=2177079&p_language=vi,
cập nhật ngày 16/12/2004
20. Một số chỉ tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia, />ItemID=9897, cập nhật ngày 20/03/2011.
21. Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, />Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30638&cn_id=447395, cập nhật ngày 24/02/2011.
22. Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2011, />2&ItemID=10918, cập nhật ngày 01/03/2011.
23. Tình hình thực hiện cơng tác tháng 02 năm 2011 và chương trình cơng tác tháng 3 năm 2011, cập nhật ngày 16/03/2011.
24. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đơ la Mỹ bình qn năm, />d=393&idmid=3&ItemID=10359, cập nhật ngày 22/03/2011.

148 ❖ TRƯỜNG ĐẠI HOÏC NHA TRANG




×