Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ứng dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn âu lạc quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

BÙI THỊ CÁNH XUYẾN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ÂU LẠC QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ NGÀNH: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THANH AN

Hà Nội, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc


chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Tác giả

Bùi Thị Cánh Xuyến


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh, đặc
biệt các cán bộ nhân viên quản lý trực tiếp tại La Paz Resort Hạ Long đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ tác giả trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh An, Giảng viên Khoa
Quản lý tài nguyên Rừng và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam đã có những định hƣớng và chỉ bảo tận tình giúp tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Do thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi
những sai sót. Tơi rất mong sự quan tâm góp ý của các thầy cô để đề tài
nghiên cứu của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Tác giả

Bùi Thị Cánh Xuyến


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Tổng quan về phƣơng pháp sản xuất sạch hơn....................................... 3
1.1.1. Định nghĩa về sản xuất sạch hơn (SXSH) ........................................ 3
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan đến sản xuất sạch hơn .............................. 4
1.1.3. Lịch sử phát triển của sản xuất sạch hơn ........................................ 6
1.1.4. Các giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn ..................................... 7
1.1.5. Lợi ích của sản xuất sạch hơn ........................................................ 10
1.2. Tổng quan của việc ứng dụng sản xuất sạch hơn ................................. 11
1.2.1. Tình hình ứng dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới ..................... 11
1.2.2. Tình hình ứng dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam ..................... 15
1.2.3. Trở ngại của việc áp dụng SXSH ................................................... 21
1.2.4. Tình hình SXSH trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn ..... 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 31
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 31
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 31
2.1.2. Mục tiêu cụ thế ............................................................................... 31
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 31
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 32
2.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 32
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 32
2.5.1. Phương pháp luận .......................................................................... 32
2.5.2. Phương pháp phân tích vịng đời năng lượng (LCEA) .................. 34
2.5.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu........................................... 36



iv

Chƣơng 3. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ÂU LẠC
QUẢNG NINH ............................................................................................... 42
3.1. Lịch sử phát triển của công ty............................................................... 42
3.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 44
3.3. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh ....... 45
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 48
4.1. Hiện trạng kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Cơng ty TNHH Âu Lạc
Quảng Ninh .................................................................................................. 48
4.1.1. Tình hình kinh doanh khách sạn tại công ty TNHH Âu Lạc Quảng
Ninh .......................................................................................................... 48
4.1.2. Giới thiệu về khách sạn tại công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh ... 48
4.1.3. Khu vực hoạt động kinh doanh của La Paz Resort Hạ Long ............ 50
4.2. Tình hình tiêu thụ và quản lý điện năng trong các khâu sản xuất kinh
doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn nghiên cứu ..................................... 52
4.2.1. Lượng điện tiêu thụ của khách sạn và lượng khí phát thải trong
năm 2017 và năm 2018 ............................................................................ 52
4.2.2. Tình hình tiêu thụ điện năng trong các khu vực của khách sạn .... 54
4.2.3. Nhận xét chung vê hệ tình hình sử dụng điện trong khách sạn ..... 64
4.3. Cơ hội áp dụng SXSH tại Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh.......... 65
4.3.1. Các khâu trong quản lý sử dụng năng lượng điện ......................... 65
4.3.2. Xác định các thiết bị tiêu thụ năng lượng chủ yếu......................... 66
4.3.3. Nghiên cứu tính khả thi cho giải pháp đầu tư................................ 70
4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện SXSH của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng
Ninh.............................................................................................................. 71
4.4.1. Giải pháp quản lý ........................................................................... 71
4.4.2. Thay thế nguyên vật liệu ................................................................ 74

4.4.3. Tối ưu hố q trình tiêu thụ điện ................................................. 75
4.4.4. Bổ sung thiết bị và thay đổi công nghệ .......................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80


v

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
BVMT

Bảo vệ mơi trƣờng

BMS

Hệ thống quản lý tịa nhá

CIS

Cộng đồng các quốc gia độc lập

CBTBS

Chế biến tinh bột sắn

ĐMT


Điện mặt trời

GHG

Khí nhà kính

GTCT

Giảm thiểu chất thải

LCA

Đánh giá vịng đời

KSX

Khách sạn xanh

OPA

Năng suất Châu Á

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


UBND

Uỷ ban nhân dân

UNEP

Chƣơng trình mơi trƣờng liên hợp quốc

VNCPC

Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Lƣợng phát thải tính cho 1 kWh giờ điện tiêu thụ ......................... 40
Bảng 4.1. Diện tích chủ yếu ở các khu vực trong khách sạn .......................... 50
Bảng 4.2. Tổng lƣợng điện tiêu thụ và khí GHG tƣơng ứng của các năm ..... 54
Bảng 4.3. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong
khu vực phòng nghỉ ......................................................................................... 55
Bảng 4.4. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong
khu vực nhà ăn ................................................................................................ 57
Bảng 4.5. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong
khu vực nhà bếp .............................................................................................. 58
Bảng 4.6. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong
khu vực nhà kho .............................................................................................. 58
Bảng 4.7. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong

khu vực văn phòng làm việc ........................................................................... 59
Bảng 4.8. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong
khu vực sảnh lễ tân .......................................................................................... 60
Bảng 4.9. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong
khu vực hội nghị .............................................................................................. 61
Bảng 4.10. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị
trong khu vực phòng kỹ thuật ......................................................................... 62
Bảng 4.11. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị
trong khu vực massage .................................................................................... 63
Bảng 4.12. Bảng thống kê số lƣợng và điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị
trong khu vực giặt là........................................................................................ 64
Bảng 4.13. Giá trị sử dụng diện bình qn tồn khách sạn qua các năm ....... 64
Bảng 4.14. Thống kê hệ thống chiếu sáng sử dụng trong khách sạn .............. 67
Bảng 4.15. Thống kê hệ thống điều hòa sử dụng trong khách sạn ................. 68
Bảng 4.16. Thống kê hệ thống nóng lạnh sử dụng trong khách sạn ............... 69


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bốn bƣớc cơ bản của đánh giá vịng đời sản phẩm ........................ 35
Hình 2.2. Sơ đồ 3 giai đoạn của chu trình phân tích năng lƣợng (LCEA) .... 36
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của khách sạn ........................................ 46
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức khu kinh doanh khách sạn ............................ 47
Hình 4.1. Sảnh khách sạn La Paz Resort Hạ Long ......................................... 49
Hình 4.2. Sơ đồ các khu vực hoạt động của khách sạn La Paz Resort Hạ Long ........50
Hình 4.3. Thống kê lƣợng tiêu thụ điện năng của mơ hình kinh doanh khách
sạn năm 2017, 2018......................................................................................... 53
Hình 4.4. “Thơng điệp" về tiết kiệm năng lƣợng đƣợc treo tại nhiều khu vực

trong khách sạn Rex - Sài Gòn........................................................................ 73


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuần Châu là một phƣờng thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đây là một hịn đảo có dân cƣ sinh sống lâu đời trên vịnh Hạ Long nhƣng chỉ
cách đất liền 2 km. Trƣớc đây đảo là khu nghỉ mát của cán bộ Nhà nƣớc cao
cấp nay đã trở thành một khu du lịch nghỉ dƣỡng sang trọng và hiện đại. Tuần
Châu có địa thế vàng cho phát triển, thứ nhất nó có vị trí thuận lợi về đƣờng
thuỷ và cả đƣờng bộ, tiếp đến là huyết mạch quan trọng kết nối tam giác tăng
trƣởng kinh tế, du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nếu đi theo đƣờng
bộ đến Tuần Châu có thể đi từ Hà Nội đến và từ Móng Cái vào. Cịn nếu đi
theo đƣờng thuỷ thì có tuyến tàu cánh ngầm đi từ Móng Cái đến Hạ Long và
từ Hải Phịng sang. Hiện nay đã có đƣờng nhựa chạy thẳng từ đất liền ra đảo
(trƣớc đây dùng đò) và bến phà kết nối với đảo Cát Bà. Phà đi từ bến phà
Tuần Châu sang bến phà Gia Luận của đảo Cát Bà. Ngồi ra du khách có thể
đến Tuần Châu bằng thủy phi cơ theo tuyến Hà Nội - Hạ Long. Từ những
phân tích trên cho thấy Tuần Châu có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.
Song song với việc phát triển du lịch thì ngành kinh doanh dịch vụ khách
sạn phục vụ cho nhu cầu tham quan, nghỉ mát của du khách cũng tăng theo.
Hiện nay tại Tuần Châu càng có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách
du lịch, cùng nhiều sự kiện du lịch khác đƣợc tổ chức sẽ tiếp tục thu hút thêm
nhiều du khách đến với Tuần Châu, mang thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho
lĩnh vực khách sạn. Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh là công ty kinh
doanh bất động sản, dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ khách
sạn...là cơng ty giữ vị trí quan trọng sở hữu Khu du lịch vui chơi và giải trí
quốc tế Tuần Châu đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách tứ phƣơng tại Khu du
lịch vui chơi và giải trí quốc tế Tuần Châu.

Kinh doanh khách sạn là một hoat động kinh doanh dựa trên cơ sở cung
cấp các dịch vụ lƣu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp


2

ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch thu lời. Chính
vì vậy có thể nói rằng một điểm du lịch mà việc chất thải quá nhiều, hay vấn
đề sử dụng điện năng và nƣớc lãng phí, vấn đề sử dụng hóa chất tẩy rửa
không đúng cách, sẽ tác động nhiều đến nền du lịch, bởi một điểm du lịch mà
có các vấn đề về môi trƣờng sẽ không thu hút đƣợc khách du lịch. Các vấn đề
chính đƣợc đặt ra là làm thế nào để hạn chế tối đa nguồn tài nguyên tiêu thụ,
tiết kiệm năng lƣợng, chất thải phát sinh và tổng thể tác động đến môi trƣờng
trong khi vẫn duy trì cao nhất có thể chất lƣợng dịch vụ. Cùng sự phát triển về
kinh doanh dịch vụ thì các vấn đề môi trƣờng cũng nảy sinh kèm theo nhƣ
vấn đề nƣớc thải, chất thải, khí thải.
Trƣớc đây trong việc giải quyết ô nhiễm môi trƣờng vẫn tập trung sử
dụng các phƣơng pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến
nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy chi phí quản lý chất thải ngày một
tăng lên. Bên cạnh đó khi xem xét việc sử dụng diện năng cũng cần cân nhắc
phƣơng án cung cấp điện sạch hơn, ví dụ pin năng lƣợng mặt trời để giảm chi
phí và góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trƣờng. Các vấn đề về sử dụng tài
nguyên nƣớc, vấn đề về sử dụng hóa chất khi tẩy rửa khách sạn cũng cần
đƣợc cân nhắc và xem xét. Bên cạnh đó vấn đề về nhận thức và ý thức của
chính cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc sử dụng điện năng,
nƣớc, các hóa chất cũng cần đƣợc xem xét và nâng cao. Để thực hiện đƣợc
vấn đề này, đối với ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng, cần phải xem xét
tiếp cận và ứng dụng về vấn đề sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn đƣợc nhận thức là sự cần thiết của thời đại, chủ động
ngăn ngừa giảm thiểu chất thải tại nơi phát sinh, là một cách tiếp cận chủ

động, toàn diện, sự yêu cầu phát triển bền vững về mặt sinh thái. Vì vậy, tơi
chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực kinh
doanh khách sạn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Âu Lạc Quảng Ninh”
đề thực hiện luận văn tốt nghiệp.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về phƣơng pháp sản xuất sạch hơn
1.1.1. Định nghĩa về sản xuất sạch hơn (SXSH)
1.1.1.1. Định nghĩa
Theo chƣơng trình mơi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) sản xuất sạch
hơn đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục
chiến lược phịng ngừa tổng hợp về mơi trường vào các quá trình sản xuất,
sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro
cho con người và môi trường”.
- Đối với các q trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên
liệu, nƣớc và năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lƣợng và
tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
- Đối với các sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hƣởng tiêu
cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Đối với các dịch vụ: SXSH đƣa các yếu tố về môi trƣờng vào trong thiết kế
và phát triển các dịch vụ. (Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012)
Nhƣ vậy theo cách tiếp cận này SXSH có nghĩa là:
- Tránh hoặc giảm phát sinh chất thải.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng và nguyên vật liệu.
- Sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.

- Giảm bớt lượng chất thải xả vào môi trường, giảm chi phí và tăng
lợi nhuận.
1.1.1.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các quá trình
Đối với quá trình sản xuất:
- Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lƣợng cho một đơn vị sản phẩm.
- Loại bỏ tối đa các vật liệu và năng lƣợng cho một đơn vị sản phẩm.


4

- Giảm lƣợng và độc tính của tất cả các dịng thải trƣớc khi chúng ra
khỏi q trình sản xuất.
Đối với sản phẩm:
SXSH làm giảm tác động tiêu cực trong chu trình sống (vịng đời) của
sản phẩm, tính từ khi khai thác nguyên liệu đến khi thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ:
SXSH làm giảm các tác động tới môi trƣờng của dịch vụ cung cấp trong
suốt vòng đời của sản phẩm từ thiết kế và sử dụng hệ thống dịch vụ đến tiêu
thụ toàn bộ nguồn hàng dịch vụ.
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan đến sản xuất sạch hơn
Công nghệ sạch (Clean technology): Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào đƣợc
các ngành công nghiệp áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ q trình phát sinh
chất thải hay ơ nhiễm tại nguồn và tiết kiệm đƣợc nguyên liệu và năng lƣợng
đều đƣợc gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ thuật này có thể đƣợc áp
dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là các áp dụng trong
các dây chuyền sản xuất nhằm tái sử dụng sản phẩm phụ để tránh thất thoát
(OCED, 1987).
Cơng nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT): Là cơng
nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ mơi trƣờng nói
chung, có khả năng triển khai trong các điều kiên thực tiễn về kinh tế, kỹ

thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai
bao gồm thiết kế, xây dựng, bảo dƣỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ
(UNIDO, 1992).
Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency): Hiệu quả sinh thái (HQST) chính là
sự phân phối hàng hố và dịch vụ có giá cả rẻ hơn trong khi giảm đƣợc
nguyên liệu, năng lƣợng và các tác động đến môi trƣờng trong suốt cả quá
trình của sản phẩm và dịch vụ (WBCSD, 1992). Hiệu quả sản xuất bắt nguồn


5

từ các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà những hiệu quả này có tác
động tích cực đến mơi trƣờng.
Phịng ngừa ơ nhiễm (Pollution prevention): Hai thuật ngữ SXSH và
phịng ngừa ơ nhiễm thƣờng đƣợc sử dụng thay thế lẫn nhau, chúng khác
nhau về mặt địa lý. Cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ (USAPA) đã định nghĩa
phịng ngừa ơ nhiễm là việc sử dụng ngun vật liệu, quy trình hoặc quy
chuẩn cho phép làm giảm bớt phát sinh chất ô nhiễm hoặc chất thải ngay tại
nguồn gốc của chúng. Phịng ngừa ơ nhiễm bao gồm cả những hoạt động giúp
làm giảm bớt việc sử dụng các nguyên liệu độc hại, giảm tiêu thụ năng lƣợng,
nƣớc và các nguồn khác và các hoạt động bảo vệ tài nguyên nhƣ bảo tồn và
sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation): Khái niệm này (GTCT)
đƣợc cơ quan bảo vệ môi trƣờng Mỹ đƣa vào sử dụng năm 1988. Theo đó
cách tiếp cận theo kiểu phịng ngừa chất thải và các biện pháp của nó đƣợc
coi là biện pháp giảm bớt ô nhiễm tại gốc, thông qua việc tạo ra các thay đổi
trong việc sử dụng đầu vào, thay đổi công nghệ, cải tiến quy trình vận hành
và đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên, GTCT tập trung vào việc tái chế rác thải và
các phƣơng tiện khác để giảm thiểu lƣợng rác bằng việc áp dung nguyên tăc
3P (Polluter Pay PrincipleL: Nguyên tắc trả tiền cho ngƣời gây ô nhiễm) và

3R (Reduction, Reuse, Recycle: Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).
Năng suất xanh (Green productivity): Năng suất xanh đƣợc bắt nguồn từ
phong trào sản xuất sạch nhằm giảm lƣợng chất thải và ô nhiễm ra mơi trƣờng
trong q trính sản xuất và dịch vụ sao cho vẫn đảm bảo đƣợc năng suất. Khát
niệm về năng suất xanh đƣợc tổ chức Năng Suất Châu Á (OPA) đƣa ra nhƣ
sau: “Năng suất xanh là một chiến lƣợc nhằm nâng cao năng suất mà vẫn bảo
vệ môi trƣờng để phát triển bền vững”.


6

Kiểm sốt ơ nhiễm (Pollution control): Sự khác nhau cơ bản của kiểm
sốt ơ nhiễm và SXSH là vấn đề thời gian. Kiểm sốt ơ nhiễm là 1 cách tiếp
cận từ phía sau (chữa bệnh), giống nhƣ xử lý cuối đƣờng ống, trong khi
SXSH là cách tiếp cận từ phía trƣớc, mang tích chất dự đốn và phịng ngừa.
Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology): Việc quảng bá và nâng cao
nhận thức về SXSH đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ đáng kể ở nhiều nơi trên thế
giới. Tuy nhiên các nỗ lực về SXSH thƣờng chỉ tập trung vào các quá trình
sản xuất đơn lẻ, các sản phẩm cụ thể hoặc các vật liệu độc hại mang tính cách
cá nhân hơn là một bức tranh toàn cảnh về các tác động môi trƣờng do một hệ
thống sản xuất công nghiệp gây ra. Do vậy song song với sự phát triển của
SXSH các nhà khoa học các kỹ sƣ và các nhà quản lý công nghiệp đa nhận ra
rằng cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất cơng nghiệp mang tính chất tuần
hoàn dẫn đến việc tất cả các đầu ra của quá trình sản xuất này trở thành các đầu
vào của các quá trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lƣợng chất thải.
1.1.3. Lịch sử phát triển của sản xuất sạch hơn
Trong vòng hàng chục năm qua, các cách thức ứng phó với sự ơ nhiễm
cơng nghiệp gây nên suy thối mơi trƣờng thay đổi theo thời gian:
1. Phớt lờ ơ nhiễm (Ignorance of pollution)
2. Pha lỗng và phát tán (Dilute and disperse)

3. Xử lý cuối đƣờng ống (EOP = end-of-pipe treatment)
4. Phòng ngừa phát sinh chất thải (Waste prevention)
Trƣớc đây, với lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm
môi trƣờng vẫn tập trung sử dụng các phƣơng pháp truyền thống xử lý chất
thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy, chi phí
quản lý chất thải ngày càng tăng nhƣng ô nhiễm ngày càng nặng. Các ngành
công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị
trƣờng. để thốt khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp càng ngày càng
trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH.


7

Nhƣ vậy, từ phớt lờ ơ nhiễm, rồi pha lỗng và phát tán chất thải, đến
kiểm soát cuối đƣờng ống và cuối cùng là SXSH là 1 quá trình phát triển
khách quan, tích cực có lợi cho mơi trƣờng và kinh tế cho các doanh nghiệp
nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Vào năm 1989, UNEP (Chƣơng trình mơi trƣờng Liên Hợp Quốc) khởi
xƣớng “chương trình sản xuất sạch hơn” nhằm phổ biến khái niệm SXSH và
đẩy mạnh việc áp dụng chiến lƣợc sxsh trong công nghiệp, đặc biệt ở các
nƣớc đang phát triển. Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP (Chƣơng trình
mơi trƣờng Liên Hợp Quốc) về lĩnh vực này đƣợc tổ chức tại Canterbury
(Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã đƣợc tổ chức cứ 2 năm một: tại Paris
(Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn
quốc, 1998); Montreal (Canada, 2000), Prague (ChSéc, 2002),. . . (Phạm
Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012). Năm 1998, thuật ngữ sxsh đƣợc chính thức
sử dụng trong "tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn" (International
Declaration On Cleaner Production) của UNEP (Chƣơng trình mơi trƣờng
Liên Hợp Quốc). Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn quốc tế về SXSH
khẳng định cam kết của việt nam với chiến lƣợc phát triển bền vững.

“Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng
đến năm 2020” của việt nam đã xác định quan điểm “coi phòng ngừa là
chính, kết hợp với xử lý và kiểm sốt ô nhiễm…”. Một trong 36 chƣơng trình,
đề án, dự án ƣu tiên cấp quốc gia trong chiến lƣợc số 28 liên quan đến SXSH.
1.1.4. Các giải pháp thực hiện sản xuất sạch hơn
1.1.4.1. Quản lý nội vi tốt
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Quản lý nội vi thƣờng khơng địi hỏi chi phí đầu tƣ và có thể đƣợc thực hiện
ngay sau khi xác định đƣợc các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải


8

tiến thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến cơng tác
kiểm kê ngun vật liệu và sản phẩm. Ví dụ:
- Phát hiện rị rỉ, tránh các rơi vãi;
- Bảo ôn tốt đƣờng ống để tránh rị rỉ;
- Đóng các van nƣớc hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất…
Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhƣng vẫn cần có sự quan tâm của ban
lãnh dạo cũng nhƣ việc đào tạo nhân viên.
1.1.4.2. Thay thế nguyên vật liệu
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu
khác thân thiện với môi trƣờng hơn. Thay đổi ngun liệu cịn có thể là việc
mua ngun liệu có chất lƣợng tốt hơn để đạt đƣợc hiệu suất sử dụng cao hơn.
Ví dụ:
- Thay thế mực in dung mơi hữu cơ bằng mực in dung môi nƣớc.
- Thay thế acid bằng peroxit (Ví dụ: H2O2, Na2O2) trong tẩy rỉ ...
1.1.4.3. Tối ưu hóa q trình sản xuất
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất đƣợc tối ƣu hoá về mặt tiêu thụ
nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thơng số của q trình sản

xuất nhƣ nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần đƣợc giám sát, duy trì
và hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ƣu càng tốt, làm cho quá trình sản
xuất đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ:
- Tối ƣu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của
máy màng co.
- Tối ƣu hóa q trình đốt nồi hơi ...
Cũng nhƣ quản lý nội vi, việc kiểm sốt q trình tốt hơn dòi hỏi các
quan tâm của ban lãnh đạo cũng nhƣ việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
1.1.4.4. Bổ sung thiết bị
Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Ví dụ:


9

- Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn.
- Lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm điện, nƣớc. VD:
thiết bị cảm biến thời gian (time sensor), thiết bị cảm biến chuyển động
(motion sensor),...
1.1.4.5. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử
dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:
Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nƣớc thải,
Thu hồi nƣớc ngƣng để dùng lại cho nồi hơi...
1.1.4.6. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:
- Sản xuất cồn từ rỉ đƣờng phế thải của nhà máy đƣờng;
- Sử dụng lignin trong nƣớc thải sản xuất giấy làm phụ gia pha chế
thuốc trừ sâu.
1.1.4.7. Thiết kế sản phẩm mới
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện q trình sản xuất và làm

giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. Ví dụ:
- Sản xuất pin không chứa kim loại độc nhƣ Cd, Pb, Hg...
- Thay nắp đậy kim loại có phủ sơn bằng nắp đậy nhựa cho một số sản
phẩm nhất dịnh sẽ tránh đƣợc các vấn đề về môi trƣờng cũng nhƣ các chi phí
để sơn hồn thiện nắp đậy đó.
1.1.4.8. Thay đổi cơng nghệ
Chuyển đổi sang một cơng nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm
tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lƣợng chất thải và nƣớc thải. Thiết bị mới
thƣờng đắt tiền, nhƣng có thể thu hồi vốn rất nhanh. Ví dụ:
- Rửa cơ học thay vì rửa bằng dung mơi,
- Thay cơng nghệ sơn ƣớt bằng sơn khô (sơn bột)...


10

1.1.5. Lợi ích của sản xuất sạch hơn
Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế,
công cụ bảo vệ môi trƣờng và là công cụ nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
SXSH giúp:
- Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm chi phí
do việc sử dụng nƣớc, năng lƣợng, nguyên liệu hiệu quả hơn, chi phí xử lý
cuối đƣờng ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải.
- Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy.
- Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lƣợng sản phẩm.
- Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi
và tái sử dụng chất thải.
- Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị.
- Cải thiện mơi trƣờng làm việc có liên quan đến sức khoẻ và an tồn lao
động cho cơng nhân.
- Giảm ơ nhiễm.

- Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trƣờng, giúp các ngành công
nghiệp xuất khẩu đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế về mơi trƣờng.
- Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.
- Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về mơi
trƣờng trong nội bộ doanh nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách
nhiệm của công nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của họ vào quá trình
thực hiện SXSH.


11

1.2. Tổng quan của việc ứng dụng sản xuất sạch hơn
1.2.1. Tình hình ứng dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới
Vào năm 1989, UNEP (Chƣơng trình mơi trƣờng Liên Hợp Quốc) khởi
xƣớng “Chƣơng trình sản xuất sạch hơn” nhằm phổ biến khái niệm SXSH và
đẩy mạnh việc áp dụng chiến lƣợc SXSH trong công nghiệp, đặc biệt các
nƣớc đang phát triển. Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP (Chƣơng trình
mơi trƣờng Liên Hợp Quốc) về lĩnh vực này đƣợc tổ chức tại Canterbury
(Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã đƣợc tổ chức cứ 2 năm một: tại Paris
(Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn
Quốc, 1998); Montreal (Canada, 2000), Prague (CH Séc, 2002) (Phạm Khắc
Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012). Nhìn chung các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Hà
Lan, Đan Mạch... khái niệm SXSH đƣợc biết đến từ những năm 1985. Các
nƣớc Châu Á nhƣ Ấn Độ, Singapore, Thái Lan,.., thực hiện từ năm 1993 đến
nay.
SXSH tại Thái Lan: Tại Thái Lan, kế hoạch tổng thể quốc gia đƣợc xây
dựng và thông qua năm 2000, với mục tiêu chung là đƣa SXSH vào thực tiễn
và áp dụng hiệu quả tại tất cả các ngành nhằm ngăn ngừa, giảm và giải quyết

các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tăng cƣờng bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi
trƣờng song song với phát triển kinh tế. Kế hoạch này có 3 mục tiêu cụ thể:
Giới thiệu các nguyên tắc của SXSH có thể áp dụng và thực hiện tại tất cả các
ngành (Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Dịch vụ, Tài chính và Ngân
hàng, Giáo dục, nghiên cứu và phát triển); Xác định các giải pháp và công cụ
để hỗ trợ thực hiện SXSH; và Tạo cơ cấu tổ chức thực hiện để các hoạt động
của các cơ quan khác nhau đƣợc đồng bộ và tổng thể. (Trung tâm sản xuất
sạch hơn, 2000).
SXSH tại Australia: Tại Australia Hội đồng Bảo tồn và Môi trƣờng
Australia, NewZealand (ANZECC) đã xây dựng một chiến lƣợc để thúc đẩy


12

SXSH. Họ đã tổ chức các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan chính nhƣ
chính phủ, doanh nghiệp cơng nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các bên quan
tâm khác và áp dụng SXSH. Chính phủ Liên bang đã cho triển khai chƣơng
trình SXSH trên tồn nƣớc Australia. Hầu hết các Bang đều có chƣơng trình
SXSH, các nhóm/đội SXSH đã tiến hành các chƣơng trình trình diễn bao gồm
10 cơng ty trên khắp đất nƣớc, với sự hỗ trợ của chính quyền, các hoạt động
này khá thành cơng. Ngồi ra họ rất tích cực trong việc tổ chức hội thảo, xuất
bản tạp chí và nâng cao nhận thức cộng đồng, làm việc với các ngành công
nghiệp để thúc đẩy SXSH. (Trung tâm sản xuất sạch hơn, 2000).
SXSH tại Trung Quốc: Tại Trung Quốc, xúc tiến SXSH đã đƣợc đƣa
thành Luật vào tháng 6 năm 2002. Luật thúc đẩy SXSH của Trung Quốc bao
gồm 6 chƣơng, 42 điều với nội dung khuyến khích thúc đẩy sản xuất sạch
hơn, tăng cƣờng hiệu quả sử dụng các tài nguyên quý hiếm, giảm và tránh
thải các chất ô nhiễm nhằm bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, đảm bảo sức khoẻ
con ngƣời và thúc đẩy phát triển bền vững. Luật Thúc đẩy SXSH của Trung
Quốc quy định Uỷ ban Nhà nƣớc và các chính quyền nhân dân địa phƣơng

cấp huyện trở lên phải đƣa SXSH vào các chƣơng trình phát triển kính tế và
xã hội quốc gia, các kế hoạch và chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng, sử dụng tài
nguyên, phát triển công nghiệp và phát triển vùng. Luật này cũng quy định
các chính sách ƣu đãi về thuế, ƣu đãi và cho vay vốn tại các cấp đối với doanh
nghiệp thực hiện SXSH. Trong Luật cũng quy định cụ thể các doanh nghiệp
phải làm gì khi xây mới, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp công nghệ. Các nội dung
khác bao gồm quy định về sản phẩm, đóng gói sản phẩm, tiết kiệm năng lƣợng,
sử dụng hố chất, thăm dị khai thác khống sản, việc loại bỏ theo hạn định các
công nghệ, sản phẩm lạc hậu, các biện pháp tổ chức thực hiện cũng nhƣ trách
nhiệm của các cơ quan liên quan; quy định việc xử phạt, mức phạt v.v… cũng
đƣợc quy định chặt chẽ trong luật. (Trung tâm sản xuất sạch hơn, 2000).


13

SXSH tại Nhật Bản: Tại Nhật Bản, công nghệ SXSH đƣợc chia thành
làm hai loại hình chính, loại hình cơng nghệ thơng thƣờng cho mỗi biện pháp
hay cịn gọi là “công nghệ cứng” và công nghệ quản lý “công nghệ mềm”,
dựa trên các ý tƣởng về giảm tác động môi trƣờng của tất cả các công đoạn từ
khai thác nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ hoặc tái chế các sản phẩm sau khi
dụng SXSH. Hình thức SXSH phổ biến nhất đƣợc thể hiện thơng qua các
chính sách về tiết kiệm năng lƣợng, với mục tiêu làm giảm phát thải khí nhà
kính. Hiện nay đã có 190 cơng nghệ SXSH của Nhật Bản đƣợc Trung tâm
Công nghệ môi trƣờng Liên hợp quốc xây dựng thành một cơ sở dữ liệu mà
có thể chuyển giao vào các nƣớc đang phát triển (đƣợc đánh giá và tổng hợp
bởi “Uỷ ban xúc tiến Cơng nghệ SXSH” của Trung tâm Mơi trƣờng tồn cầu).
Cơng nghệ SXSH đƣợc chia theo loại hình cơng nghệ (các loại hình cơng
nghệ khác nhau nhƣ thay đổi ngun liệu đầu vào, đơn giản hố quy trình, cải
tiến kiểm sốt q trình, thay đổi cơng nghệ v.v.) cho các loại hình cơng nghiệp
khác nhau nhƣ ngành cơng nghiệp dệt, ngành cơng nghiệp hố chất, ngành

cơng nghiệp chế biến thực phẩm… Thực tế cho thấy, SXSH là một hƣớng đi
đúng đắn đã đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới triển khai để đảm bảo sự phát
triển bền vững, cũng nhƣ nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, tăng tính
cạnh tranh trên thị trƣờng. (Trung tâm sản xuất sạch hơn, 2000).
SXSH Tại Newzealand: Tại Newzealand các công ty đã tiết kiệm đƣợc
từ 50 - 100% chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và nơi nào tái sử
dụng chất thải còn thu đƣợc lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số
trƣờng hợp chỉ vài ngày hoặc vài tuần. (Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn,
2012)
Các nƣớc Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cũng đang
bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới sản xuất sạch. Ở Lithuania, vào những
năm 1950 chỉ có 4% các Cơng ty triển khai sản xuất sạch, con số này đã tăng


14

lên 35% vào những năm 1990. Ở cộng hoà Séc, 24 trƣờng hợp nghiên cứu áp
dụng sản xuất sạch đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần
22000 tấn một năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nƣớc thải đã
giảm 12.000 m3 một năm. Lợi ích kinh tế ƣớc tính khoảng 2,4 tỷ đơ la Mỹ
hàng năm. (Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012)
Ở khu vực châu Phi, với sự giúp đỡ của các chƣơng trình UNEP, 4 lĩnh
vực tiêu thụ và sản xuất bền vững cho khu vực đã đƣợc xác định và các hành
động cụ thể đã bắt đầu. Các lĩnh vực ƣu tiên đó chính là năng lƣợng, nƣớc và
vệ sinh; sự phát triển đô thị và nơi cƣ trú; và công nghiệp dựa vào năng lƣợng
tái tạo. Các biện pháp SXSH và các trung tâm SXSH là nhân tố chủ chốt
trong việc thực thi kỹ thuật tại các khu vực. Một khía cạnh quan trọng đó là
African Roundtable on SCP và Marrakech Task Force on Cooperation for
Africa, những tổ chức hỗ trợ cho việc thực hiện chƣơng trình khung 10 năm
của châu Phi (African 10YFP). (Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012)

Một số kết quả áp dụng SXSH tiêu biểu:
- Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệp tại 51 công ty trong 11 ngành
công nghiệp cho thấy SXSH đã giảm đƣợc ơ nhiễm từ 15 – 31% và có hiệu
quả gấp 5 lần so với các phƣơng pháp truyền thống. (Phạm Khắc Liệu, Trần
Anh Tuấn, 2012)
- Tại Hy Lạp: Công Ty Germanakos SA thuộc ngành Thuộc da, sản xuất
các loại da thuộc chất lƣợng từ trâu bị. Cơng ty đã tiến hành SXSH với vốn
đầu tƣ ban đầu 40.000 USD nhƣng mang lại lợi ích kinh tế lớn, tiết kiệm đƣợc
khoảng 193.000 USD/năm và hoàn vốn sau 11 tháng.
- Một nhà máy ở Indonexia bằng việc áp SXSH đã tiết kiệm 35.000 USD
một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tƣ không đến một năm. (Phạm Khắc
Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012)
- Tại Ba Lan: Công ty M Sosnowies là một công ty thuộc ngành Mạ
điện, chuyên sản xuất các loại đèn, khóa, cửa ơ tơ. Với tổng vốn đầu tƣ cho


15

các giải pháp SXSH là 36.000 USD mang lại hiệu quả kinh tế tiết kiệm đƣợc
193.000 USD/năm, với thời gian hoàn vốn sau 2 tháng.
- Ở Ấn Độ: Áp dụng SXSH cũng rất thành cơng, điển hình cơng ty liên
doanh Hero Honda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi
áp dụng SXSH đã giảm đƣợc hơn 50% nƣớc tiêu thụ, giảm 26% năng lƣợng
tiêu thụ, giảm 10% lƣợng hơi nƣớc tiêu thụ,… Với tổng số tiền tiết kiệm trên
500.000 USD. (Phạm Khắc Liệu, Trần Anh Tuấn, 2012)
- Tại Bangladesd:
+ Abul Khải steel Products Ltd (AKSP) là một nhà máy hoàn thiện kim
loại kớn tại Bangladesh, Mà sản xuất một loạt các sản phẩm thép, chẳng hạn
nhƣ CR cuộn nguội, mạ kẽm thép (GS) và tấm mạ sắt (CGI) tấm lợp. Công ty
tiến hành SXSH tiết kiệm 249.000 USD/năm, tiết kiệm điện 48 MWH

điện/năm, tiết kiệm gas tự nhiên là 66.360 NM3, giảm phát thải khí nhà kính
khoảng 163 tấn CO2. (UNEP,2006a)
+ TK Chemical Complex Limited là một công ty tự nhân, nhà máy giấy
hạt trung nằm trong Chor Khyderpur gần Chittagong và sản xuất giấy văn
phòng cung cấp cho thị trƣờng Bangladesh. Sau khi tham gia dự án Giảm phát
khí nhà kính trong các ngành cơng nghiệp ở châu Á và Thái Bình Dƣơng
(GERIAP) cơng ty đã tiết kiệm đƣợc khoảng 2.600 USD hàng năm, hoàn vốn
ngay lập tức, tiết kiệm đƣợc 20.000 lít nhiên liệu thải dầu mỗi năm và khí nhà
kính hang năm giảm đƣợc 53 tấn CO2. (UNEP, 2006a)
Nhƣ vậy, các kết quả áp dụng SXSH trên thế giới đã cho thấy tính ƣu
việt của sản xuất sạch hơn vừa mang lại hiệu quả về kinh tế cũng nhƣ mang
lại hiệu quả cho môi trƣờng.
1.2.2. Tình hình ứng dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam
Với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, năm 1998, Việt Nam đã có Trung
tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) đặt tại Viện Khoa học Công nghệ &
Môi trƣờng, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.


16

Trung tâm sản xuất sạch đã có những hoạt động nhƣ đào tạo các giảng
viên tiềm năng, tiến hành thí điểm trình diễn sản xuất sạch hơn tại một số cơ
sở sản xuất, đào tạo nâng cao trình độ về SXSH cho các cán bộ kỹ thuật. Thông
qua các hoạt động thực tế, trung tâm đã đánh giá các doanh nghiệp Việt Nam có
tiềm năng lớn trong việc áp dụng SXSH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
đồng thời bảo vệ mơi trƣờng. Ngồi ra, trung tâm cịn có chƣơng trình trình diễn
các dự án SXSH tại 15 cơng ty đồng thời đào tạo cho cán bộ của cơ sở trong quá
trình thực hiện. (Trung tâm sản xuất sạch hơn, 2013).
Từ năm 2000, Bộ Cơng Thƣơng cũng đã có những hoạt động triển khai
thực hiện SXSH. Bộ Công Thƣơng đã tham gia vào dự án “Những chiến lƣợc

và cơ chế khuyến khích đầu tƣ SXSH tại các nƣớc đang phát triển “của UNEP
và là đầu mối tổ chức hợp phần “Quá trình đầu tƣ cho SXSH”. (Trung tâm
sản xuất sạch hơn, 2013).
Bộ Cơng Thƣơng cũng đã tổ chức 5 khố đào tạo cho các cán bộ chủ
chốt của ngành công nghiệp trong cả nƣớc về SXSH, cách lập dự án đầu tƣ và
khai thác nguồn vốn. Một số cơ quan khoa học trong Bộ đó tổ chức nghiên
cứu và tham gia các hoạt động đào tạo, phổ biến thông tin, điều tra, khảo sát
tiềm năng SXSH của số cơ sở đƣợc lựa chọn.
Đến năm 2005, đã có khoảng 180 doanh nghiệp công nghiệp tại 34 tỉnh
thành đã tham gia vào các hoạt động đánh giá/trình diễn SXSH, tập trung chủ
yếu tại các thành phố lớn nhƣ: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng,
Nam Định, Phú Thọ, Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Nội…
Ngày 07 tháng 9 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến
lƣợc Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (Chiến lƣợc SXSH)
tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg. Chiến lƣợc đã xác định mục tiêu “Sản xuất
sạch hơn đƣợc áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;


17

giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện
chất lƣợng môi trƣờng, sức khoẻ con ngƣời và bảo đảm phát triển bền vững”.
Sau 10 năm thực hiện, Chiến lƣợc SXSH đã đƣợc triển khai trên khắp cả
nƣớc, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, chƣơng trình
triển khai Chiến lƣợc SXSH. Sau 10 năm thực hiện, công tác triển khai áp
dụng SXSH tại Việt Nam đã có những thành công. (Sản xuất sạch hơn, 2018).
Tại cấp Trung ƣơng, Bộ Cơng Thƣơng với vai trị là đơn vị chủ trì thực
hiện Chiến lƣợc SXSH đã thành lập Ban điều hành do một đồng chí Thứ
trƣởng của Bộ làm trƣởng Ban. Hàng năm, điều hành chỉ đạo việc xây dựng,

phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc. Năm 2012, Thơng tƣ liên tịch số
22/2012/TTLT-BTC-BCT của liên Bộ Tài chính và Công Thƣơng hƣớng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc thực hiện Chiến lƣợc
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 đã đƣợc ban hành. Đồng
thời, Bộ Công Thƣơng đã xây dựng và ban hành trên 20 hƣớng dẫn kỹ thuật
về SXSH cho các ngành dệt, giấy, tinh bột sắn, bia, mạ điện, đúc, xi măng,
tấm lợp, sơn, dừa, NPK..., và đang tiếp tục hoàn thiện các hƣớng dẫn kỹ thuật
về SXSH cho các ngành khác nhƣ chế biến thủy sản, mây tre lá, nhựa tái chế,
đƣờng... Song song đó, Bộ cũng đã phối với các tỉnh, các tổ chức tƣ vấn tiến
hành tƣ vấn kỹ thuật dƣới dạng đánh giá nhanh cho trên 400 các cơ sở sản
xuất, đánh giá chi tiết cho hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Trong đó,
2/3 số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này đã đƣợc nhận hỗ trợ đầu tƣ. (Sản xuất
sạch hơn, 2018)
Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp (CPI) đã thực hiện khảo
sát số liệu nền cho các mục tiêu trong chiến lƣợc sản xuất sạch hơn với 63 Sở
Công Thƣơng và 9012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc và
thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


×