Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.65 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 81-88
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0199

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM XÚC THẨM MĨ
CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC
Nguyễn Thị Hồng Vân
Phòng Quản lí Khoa học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt. Cảm xúc thẩm mĩ là một phương diện biểu hiện của phẩm chất, năng lực người
học mà chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn tới cần hướng đến. Môn Ngữ văn, thông
qua việc dạy học tác phẩm văn học có ưu thế trong việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm
mĩ cho học sinh. Bài viết trình bày: quan niệm về cảm xúc thẩm mĩ; vai trò của tác phẩm
văn học trong việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ; một số biện pháp nhằm phát triển
năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học.
Từ khóa: Năng lực, cảm xúc thẩm mĩ, tác phẩm văn học.

1.

Mở đầu

Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông vừa là môn học công cụ, vừa là mơn học nghệ
thuật, có chức năng giáo dục thẩm mĩ, vì thế nó có vai trị quan trọng trong việc phát triển năng lực
cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh (HS). Thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt và đặc biệt là những
hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học (TPVH), các em được bồi dưỡng năng lực tưởng
tượng, sáng tạo, được làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh nhằm hồn
thiện nhân cách của mình.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến quan niệm về cảm xúc và cảm xúc thẩm mĩ
như: Giải mã trí tuệ cảm xúc của Andrea Bacon & Ali Dawson [3]; Một tư duy hoàn toàn mới –
bán cầu não phải sẽ thống trị tương lai của Daniel H.Pink [7]; một số nghiên cứu về tác phẩm văn


học và phát triển năng lực trong dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào bàn một
cách hệ thống về năng lực cảm xúc thẩm mĩ và phát triển năng lực này trong dạy học tác phẩm văn
học.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Năng lực cảm xúc thẩm mĩ và tác phẩm văn học

2.1.1. Cảm xúc và cảm xúc thẩm mĩ
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, cảm xúc (hay xúc cảm) là: “Phản ứng tình
cảm chủ quan mạnh của con người và động vật cấp cao phát sinh khi nhận được kích thích từ bên
ngồi và bên trong cơ thể. Cảm xúc là một hình thức phản ảnh thực tế khách quan trong bộ não và
Ngày nhận bài: 10/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/10/2016.
Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Vân, e-mail:

81


Nguyễn Thị Hồng Vân

được biểu hiện bằng thái độ của người và động vật với sự vật và các hiện tượng xung quanh. Cảm
xúc thường kèm theo biểu hiện sinh lí (thay đổi sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở, hoạt động các tuyến
nội tiết, trạng thái cơ thể...) và trạng thái tâm lí. Cảm xúc đơn giản nhất là cảm giác bẩm sinh do
tác nhân có ý nghĩa quan trọng đối với tồn tại của cơ thể (thức ăn, nhiệt độ, đau...)” [1]. Từ điển
Tiếng Việt (2000) nêu ngắn gọn: Cảm xúc là những “rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc
gì” [2]. Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì cảm xúc/xúc cảm là một trạng thái tinh thần, một
“cung bậc” tình cảm, thể hiện những rung động của con người trước cuộc sống... có khi là những
rung động với chính mình. Sự hình thành cảm xúc là một yếu tố quan trọng và cũng là điều kiện

tất yếu đối với sự phát triển của mỗi người, góp phần hình thành và phát triển một nhân cách.
Cảm xúc thẩm mĩ được hiểu là trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các hiện
tượng thẩm mĩ khách quan trong thế giới tự nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật. Sắc thái
cảm xúc thẩm mĩ hết sức phong phú, đa dạng như chính hiện tượng thẩm mĩ khách quan đa sắc đa
diện. Đó là cảm giác sảng khoái trước cái đẹp, ngưỡng mộ trước cái cao cả, đau xót trước cái bi,
khinh bỉ trước cái hài, ghê tởm trước cái thấp hèn, buồn rầu trước cái xấu, căm ghét trước cái ác,
mến phục trước cái thiện. . . Nói cách khác, đó là biểu hiện trực quan nhận thức của con người về
những giá trị của cuộc sống.
Trong văn học nghệ thuật, nói đến cảm xúc chính là nói đến cảm xúc thẩm mĩ. Đó là những
tình cảm, thái độ và niềm rung động mà nhà văn muốn khơi dậy ở người đọc trước những hình
ảnh, hình tượng thiên nhiên, con người, những sự việc, sự kiện, hành động, thể hiện các phương
diện thẩm mĩ: bi - hài, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, thiện - ác,.. Trong nghệ thuật, xu hướng cảm
xúc thẩm mĩ luôn gắn với sự khám phá các giá trị thẩm mĩ và quan điểm, thái độ do luôn được sự
soi chiếu bởi tư tưởng, cảm xúc của nhà văn.

2.1.2. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ
Theo Andrea Bacon & Ali Dawson [3], bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lí học Peter Salovey ở
ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí tuệ cảm xúc hay Trí thơng
minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient ). Ngày nay, trí tuệ cảm xúc được
đánh giá bằng chỉ số EQ (Emotional Quotient). Steve Mcshane và Mary Ann Von Glinow cho rằng
trí tuệ cảm xúc chính là “khả năng của con người có thể nhận thức và biểu lộ cảm xúc, đồng hóa
cảm xúc trong tư tưởng thơng suốt, lí luận với cảm xúc và điều tiết cảm xúc cho bản thân và những
người xung quanh” [3]. Bằng việc phân tích cấu tạo của bộ não, người ta đã chứng minh được lí
trí, đại diện là trí thông minh không ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính
phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các
cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa. Theo Daniel H.Pink [7], năng lực cảm xúc khác
với những cảm xúc bất chợt, ngẫu hứng, thống qua ở chỗ nó mang tính định hướng và được chi
phối bởi nhận thức, ý thức của mỗi người trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội
xung quanh.
Theo cách hiểu trên, năng lực cảm xúc thẩm mĩ được dùng với hàm nghĩa nói về chỉ số cảm

xúc của mỗi cá nhân đối với những hiện tượng thẩm mĩ trong đời sống. Chỉ số này mô tả khả năng
tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp của con người
và thế giới xung quanh. Khi nêu ra các biểu hiện của năng lực cảm xúc thẩm mĩ có nhiều cách
trình bày khác nhau, song nhìn chung các quan điểm đều thống nhất như sau: 1/Nhận thức được
các cảm xúc của bản thân trước cái đẹp của con người và cuộc sống; 2/ Nhận biết các xúc cảm của
người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mĩ; 3/Đề xuất được ý tưởng,
sáng tạo được các sản phẩm có tính thẩm mĩ; 4/Làm chủ những liên hệ, những giá trị thẩm mĩ của
con người và cuộc sống.

82


Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học

2.1.3. Tác phẩm văn học và việc phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ
Theo ”Từ điển Thuật ngữ văn học”, TPVH là ”cơng trình nghệ thuật ngơn từ do một cá nhân
hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người,
biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại” [4].
Với người sáng tạo, TPVH là nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lí tưởng thẩm mĩ. Với
hiện thực khách quan, TPVH là hình ảnh phản ánh sống động, là tấm gương ghi giữ diện mạo lịch
sử của một thời kì một đi khơng trở lại và dự báo tương lai. Với người đọc, TPVH là đối tượng tích
cực của cảm thụ thẩm mĩ.
TPVH mang đến cho người đọc những khối cảm thẩm mĩ trước mỗi hình ảnh, hình tượng
của thiên nhiên, con người, cuộc sống được phản ánh thơng qua q trình hư cấu nghệ thuật. Đến
với TPVH, người đọc sẽ khám phá thế giới hình tượng được thể hiện bằng ngơn ngữ nghệ thuật,
từ đó nhận ra tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Do vậy, người
ta thường nhắc tới những đặc trưng cơ bản của TPVH là: tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính đa
nghĩa, tính giáo dục.
Trong CT môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, tiếp nhận các văn bản văn học là một
trong những nội dung học tập quan trọng được thực hiện ở tất cả các cấp học. Q trình tiếp xúc

với TPVH cũng chính là quá trình hình thành và phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ của HS,
với tư cách là người thưởng thức, người đồng sáng tạo cùng tác phẩm; là quá trình người đọc bước
vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn
của mình. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ do đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú và tinh
tế. Trong q trình người học tiếp nhận TPVH, năng lực cảm xúc thẩm mĩ được thể hiện ở những
phương diện chính sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình tượng
được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong TPVH: cái đẹp, cái xấu, cái hài,
cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,... từ đó cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ
thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.
- Nhận thức được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu TPVH; hình thành và nâng
cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội;
hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận TPVH.
Như vậy, từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết
sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình tượng, biểu hiện không đẹp
trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dạy học TPVH cho HS trước hết là giúp HS có niềm u thích, say mê văn chương, mong
muốn tìm tịi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thế giới nghệ thuật, từ đó để hình thành và phát triển
các năng lực không chỉ cần thiết đối với việc đọc TPVH mà còn là những năng lực cần thiết trong
cuộc sống và hướng tới hình thành nhân cách (năng lực và phẩm chất) của mỗi cá nhân. Bên cạnh
việc tiếp thu các tri thức của nhiều môn khoa học trong nhà trường để phát triển các năng lực trí
tuệ thì các mơn học nghệ thuật (âm nhạc, mĩ thuật, văn học) sẽ giúp cho tâm hồn mỗi người trở
nên đẹp hơn, phong phú hơn, biết sống hịa hợp với mơi trường sống của mình. Đó cũng chính là
mục tiêu mà CT giáo dục phổ thông cần hướng đến trong giai đoạn tới.

83



Nguyễn Thị Hồng Vân

2.2.

Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh
qua dạy học tác phẩm văn học

2.2.1. Đọc diễn cảm văn bản tác phẩm
Hoạt động đọc là hoạt động quan trọng và là bước đi đầu tiên khi tiếp xúc với TPVH, cũng
là khâu đầu tiên của quá trinh giải mã tác phẩm. Có hai hình thức đọc tác phẩm là đọc thầm và đọc
thành tiếng. Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân người tiếp nhận, quá trình tiếp
nhận diễn ra ở bên trong người đọc. Đọc thành tiếng là một cách đọc để thưởng thức, để chia sẻ
những cảm nhận về văn bản trong một nhóm người đọc, biến câu chữ thành âm thanh, giai điệu.
Đọc diễn cảm là mức độ cao của hình thức đọc thành tiếng, đó là q trình đọc khơng chỉ
đảm bảo đọc đúng hình thức câu chữ mà cịn thể hiện được linh hồn của thế giới ngơn từ tác phẩm,
có nghĩa là thể hiện được qua việc đọc những tình cảm, cảm xúc của nhân vật, giọng điệu cảm xúc
của tác giả và những cảm nhận của cá nhân người đọc về tác phẩm.
Yêu cầu đọc diễn cảm có thể được thể hiện ở nhiều cấp độ. Đó là, biết nhấn mạnh vào những
từ then chốt, những câu văn giàu hình ảnh, thể hiện ý chính của văn bản; thể hiện được tính cách,
tình cảm, thái độ của nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại; tái hiện được giọng điệu cảm xúc của tác
giả qua giai điệu, nhịp điệu của câu văn, câu thơ; tái hiện được khơng khí, bước đi của văn bản; và
cao nhất là qua giọng đọc và cách đọc chuyển tải được hình tượng nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của
tác phẩm đến với người nghe, lúc đó người đọc đã thể hiện với tư cách nghệ sĩ.
Có nhiều cách luyện cho HS đọc diễn cảm. Tuy nhiên, trước khi đọc diễn cảm, HS cần đọc
thầm, đọc lướt để có cảm nhận chung về văn bản, để nhận biết những thơng tin chung, những hình
ảnh, câu chữ quan trọng, nhận biết cách đọc văn bản. Khi đọc diễn cảm, HS sẽ biết cần đọc như
thế nào, cần nhấn vào từ ngữ nào, cần thay đổi giọng điệu như thế nào cho phù hợp với ngơn ngữ,
tính cách, tâm trạng của nhân vật, mạch cảm xúc của tác phẩm. Tùy vào thể loại văn bản, có thể
đọc theo giọng kể, giọng ngâm, giọng kịch. Chẳng hạn, bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Ngữ văn 11)
đọc lên như thấy có tiếng reo vui của một tâm hồn thanh niên bừng tỉnh trước lí tưởng cách mạng

chói lồ, cảnh vật tươi vui, rộn ràng, chan hoà ánh sáng, nhịp điệu hăm hở, dồn dập, say sưa; với
bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (Ngữ văn 8) cần thể hiện qua giọng đọc cảm giác vừa hào sảng da
diết của nỗi nhớ, vừa bức bối, ngột ngạt của sự giam cầm tù túng trong lời tâm sự của một con hổ.
Bên cạnh đó, GV có thể cho HS nghe hoặc xem những băng ghi âm hoặc ghi hình việc thể hiện
các văn bản qua những giọng đọc tạo nên được sức truyền cảm đặc biệt để khơi gợi, tạo độ lan tỏa
tình cảm, cảm xúc của mọi người về văn bản (nghe nghệ sĩ đọc các bài thơ trữ tình, diễn kịch,...).
HS có thể đọc trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm hoặc từng nội dung của tác phẩm (có thể tập đọc
trước ở nhà), để tạo tâm thế cảm xúc của người đọc đối với tác phẩm, có thể đọc diễn cảm sau khi
đã tiếp nhận những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, như một sự thưởng thức, làm sống
động thế giới nghệ thuật của văn bản qua thế giới âm thanh ngôn ngữ.
Như vậy, đọc diễn cảm và đọc hiểu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, qua việc đọc diễn cảm,
người nghe có thể nhận ra, đánh giá được sự cảm, hiểu của người đọc về tác phẩm và sự hịa nhập
tâm hồn của người đọc vào hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Điều này cũng góp phần khẳng
định mối liên hệ giữa hoạt động đọc và đọc hiểu TPVH trong nhà trường.

2.2.2. Khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng trong việc phân tích, khám phá hình tượng thẩm
mĩ của tác phẩm
Liên tưởng là một hoạt động tâm lí, từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này nghĩ đến
người khác; cơ chế liên tưởng là dựa trên những mối quan hệ gần gũi của sự vật, hiện tượng, con
người (liên tưởng tương đồng, tương cận). Tưởng tượng là hoạt động tâm lí của con người, nhằm
tái hiện, biến đổi các biểu tượng (hình ảnh) trong trí nhớ và sáng tạo ra những hình tượng mới, cơ
84


Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học

chế của tưởng tượng là hình thành trong trí óc những biểu tượng. Trong sáng tác và cảm thụ văn
học, người ta thường nói đến tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
Trong việc tiếp nhận TPVH, liên tưởng và tưởng tượng sẽ giúp người đọc khám phá vẻ đẹp
thẩm mĩ của tác phẩm, từ vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật đến vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật và

những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm bằng những trải nghiệm, cảm xúc, niềm say mê và nhạy cảm
riêng của mỗi người đọc. Trong q trình dạy học TPVH, có thể qua liên tưởng, tưởng tượng để
khơi gợi những rung động, hứng thú, cảm xúc của người đọc đối với vẻ đẹp của tác phẩm, tạo cơ
hội để HS thể hiện trường liên tưởng thẩm mĩ phong phú, qua đó bộc lộ và làm giàu thêm vốn
sống, vốn văn hóa và cảm xúc thẩm mĩ của mỗi người.
Văn học là nghệ thuật của ngơn từ, TPVH xây dựng những hình tượng nghệ thuật thông
qua ngôn ngữ nghệ thuât. Bước đầu tiên của việc chiếm lĩnh tác phẩm chính là chiếm lĩnh thế
giới ngôn từ (ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa), từ những câu chữ vô hồn, người đọc bằng cảm nhận,
bằng rung động và trí tưởng tượng sẽ thổi hồn vào ngơn ngữ, làm cho chúng trở nên sống động.
Khi hướng dẫn HS cảm nhận TPVH, GV cần dẫn dắt để khơi gợi những liên tưởng, tưởng tượng
của HS trong việc tái hiện hình tượng nghệ thuật của văn bản/tác phẩm. Với các tác phẩm thơ trữ
tình, GV cần hướng dẫn HS huy động trí tưởng tượng của cá nhân để tái hiện trong tâm trí mình
những hình ảnh được gợi lên qua ngơn ngữ, từ đó huy động vốn sống, vốn văn hóa và những trải
nghiệm của cá nhân để cảm hiểu được những gì nhà thơ gửi gắm qua những hình ảnh đó. Với các
tác phẩm văn xi, ngơn ngữ văn xi (tự sự, kịch) là ngơn ngữ biến hóa, đa dạng, giàu tính cách
vì gắn với nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, GV cần hướng dẫn HS thâm nhập vào không
gian, thời gian, nhân vật và câu chuyện, huy động trí tưởng tượng, liên tưởng để tái hiện vẻ đẹp
của ngơn ngữ nghệ thuật, hình tượng nhân vật, tình cảm thái độ của tác giả. Chẳng hạn, để tái hiện
vẻ đẹp của hình tượng người lái đị sông Đà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân (Ngữ văn
12), GV hướng dẫn HS huy động các giác quan và cảm nhận của cá nhân, từ thế giới ngôn ngữ
của Nguyễn Tuân, để từ những câu chữ đầy biến hóa đó trong tâm trí mỗi người đọc đều hiện lên
sừng sững giữa sóng thác hình tượng một con người phóng khống và tự do. Những cảm nhận đó
chỉ có thể có được bằng những liên tưởng, tưởng tượng, bằng vốn sống và sự trải nghiệm của cá
nhân, đồng thời cũng qua việc tiếp cận với từng tác phẩm, HS sẽ làm giàu thêm vốn sống, năng
lực cảm thụ thẩm mĩ của cá nhân. GV cũng có thể hướng dẫn HS liên tưởng, so sánh những hình
ảnh, hình tượng tương đồng hay tương phản trong cảm nhận TPVH. Thông qua so sánh để sẽ kết
nối những hình ảnh, hình tượng được thể hiện bởi những phong cách nghệ thuật khác nhau, thể
loại khác nhau, không gian, thời gian khác nhau, nhưng đều gặp nhau ở thế giới của cái đẹp, của
những suy nghĩ, ý tưởng giàu chất nhân văn và giá trị thẩm mĩ.
Trong tiếp nhận TPVH, HS cũng cần liên tưởng, liên hệ, nhập vai vào nhân vật, sự kiện...

để đồng cảm với các số phận, biết xúc động trước những biểu hiện của con người, sự kiện được thể
hiện trong văn học và trong cuộc sống từ góc độ thẩm mĩ. Bởi văn học là bức tranh phản ánh cuộc
sống thơng qua lăng kính nghệ thuật của người nghệ sĩ. Đọc văn là quá trình giao tiếp của người
đọc với tác phẩm. Người đọc khi đến với tác phẩm để rung động với vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình
ảnh, để đồng cảm với từng số phận, mỗi nỗi niềm, mỗi dòng tâm tư của nhân vật, để vui buồn trong
mỗi câu chuyện, mỗi cảnh đời trong tác phẩm. Khi biết hịa nhập tâm hồn, tình cảm của người đọc
vào thế giới tác phẩm, người đọc sẽ bị lôi cuốn một cách thú vị vào niềm căm giận, nỗi mừng vui
hay cái bâng khuâng man mác gợi nên từ tính cách, số phận của một nhân vật, màu sắc, đường nét
của một hình ảnh, âm điệu réo rắt, véo von hay trầm hùng của một vần thơ, giọng sơi nổi, hùng
tráng hay thì thầm, nhỏ nhẹ của một áng văn. Đó cũng chính là lúc người đọc được sống cùng tác
phẩm và nhận ra được những buồn vui, những u thương mong nhớ của chính mình trong đó.
Khi hướng dẫn HS đọc tác phẩm, GV cần khơi gợi những tình cảm thẩm mĩ của HS khơng
chỉ đối với những gì được thể hiện trong tác phẩm mà từ tác phẩm để liên hệ, kết nối tác phẩm với
hiện thực cuộc sống. Với những TPVH quá khứ (văn học dân gian, văn học trung đại), HS đến với
85


Nguyễn Thị Hồng Vân

mỗi trang văn trang thơ để thêm trân trọng cuộc sống, con người, thêm tự hào về truyền thống văn
hóa của dân tộc. Với văn học hiện đại, HS được tiếp xúc với những câu chuyện, những con người,
những cảnh sắc thiên nhiên được viết nên từ chính cuộc sống, từ đó mà nhận ra được cái đẹp, cái
xấu, cái bi, cái hùng,...và biết sống, biết hành động vì những điều đẹp đẽ cao cả.

2.2.3. Tạo cơ hội, tình huống để học sinh được trải nghiệm CXTM trong việc đọc hiểu tác
phẩm văn học
Văn học là sự thể hiện hiện thực cuộc sống thơng qua lăng kính nghệ thuật của nhà văn.
Bằng việc tái hiện những hình ảnh, nhân vật, những câu chuyện của cuộc sống, nhà văn gửi gắm
trong đó cảm xúc, suy tư, ý tưởng, thông điệp để chuyển tải tới người đọc. Khi hướng dẫn HS đọc
hiểu các TPVH, GV cần giúp HS cảm nhận được, những giá trị thẩm mĩ đươc khơi gợi từ TPVH

cũng là những vẻ đẹp từ chính cuộc sống, gần gũi, thân thiết với các em, một cuộc sống chứa đựng
biết bao điều bí ẩn và cuốn hút diệu kì. Từ đó đề xuất được các tình huống từ văn bản tác phẩm
gắn với những vẻ đẹp của cuộc sống thực, nhằm khơi gợi những cảm nhận, trải nghiệm mang sắc
thái cá nhân của người đọc với tư cách người đồng sáng tạo tác phẩm.
Bên cạnh đó, năng lực cảm xúc thẩm mĩ cũng như các năng lực khác, gắn với từng cá nhân
người học. Mỗi người đọc với tuổi đời khác nhau, hoàn cảnh sống và điều kiện vật chất, văn hoá
khác nhau; sự từng trải và kinh nghiệm sống, trí thơng minh cũng như vốn văn hố khác nhau...
sẽ có một cách tiếp nhận khác nhau ở cùng một tác phẩm. Cùng đến với một văn bản/tác phẩm,
nhưng mỗi HS sẽ thu nhận cho mình một ý nghĩa, một nội dung và những cảm nhận riêng biệt về
tác phẩm ấy. Tuy nhiên, những khám phá và cảm nhận riêng biệt của cá nhân cũng phải theo đúng
quy luật tiếp nhận nghệ thuật, đúng với bản chất của hình tượng nghệ thuật, chứ khơng phải là sự
suy diễn tuỳ tiện, cứng nhắc. Trong dạy học, GV cần tập trung hình thành cho HS phương pháp
đọc và học phương pháp học. Các phương pháp dạy học phải tạo cho HS tính hiếu kì, tị mị và sự
đam mê để tự họ tự tìm hiểu và tự lí giải những gì mình phát hiện, trăn trở, qua đó mà hình thành
năng lực. Yêu cầu trước hết của một giờ Ngữ văn dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS
phải là giúp HS có niềm u thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tịi, tìm hiểu cái hay, cái
đẹp của thế giới nghệ thuật. HS phải trở thành một bạn đọc tích cực, chủ động, là một chủ thể tiếp
nhận.
GV cũng có thể tạo nhiều hình thức dạy học tương tác để HS được làm giàu cảm xúc thẩm
mĩ của cá nhân. Chẳng hạn, tạo khơng khí học tập giàu chất cảm xúc để hình thành tâm lí tiếp
nhận cho HS; tạo các diễn đàn, sinh hoạt để HS có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, nhận xét, cảm
nhận, đánh giá khen, chê về vẻ đẹp của TPVH; Tổ chức một số hình thức sinh hoạt ngoại khóa văn
học để đa dạng hóa hình thức và phương thức tổ chức dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc tạo môi trường học tập tương tác, không gian thân thiện trong mối quan hệ gắn bó, thân tình
giữa GV và HS; khơng gian học tập mở. . . . Tất cả những hình thức trên nhằm tạo ra một khơng
gian nghệ thuật để HS có thể hịa nhịp vào cùng tác phẩm, và cảm xúc thẩm mĩ được thăng hoa.

2.2.4. Đa dạng hóa phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá giúp HS phát huy năng
lực cảm xúc thẩm mĩ và khả năng sáng tạo trong tiếp nhận TPVH
Đánh giá năng lực cảm xúc thẩm mĩ của HS thông qua việc chú trọng cách suy nghĩ, biểu

lộ tình cảm, cảm xúc trước các tình huống của đời sống, cách ứng xử và thái độ yêu ghét đối với
những con người, sự việc cụ thể. . . từ TPVH. Đây là yêu cầu nội dung trong đánh giá cảm xúc thẩm
mĩ của HS trong cảm nhận TPVH. Cần chú ý đánh giá các phương diện thể hiện năng lực cảm xúc
thẩm mĩ của HS như: năng lực cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, sự thể hiện những rung
động của cá nhân trước những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên,
con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật; khả năng tiếp nhận những giá trị thẩm mĩ được
thể hiện trong TPVH (cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,....), từ đó cảm nhận
86


Phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học tác phẩm văn học

được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm; sự
thể hiện những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu TPVH để hình thành và nâng cao xúc cảm
thẩm mĩ của cá nhân; thể hiện được thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận TPVH.
GV cần đánh giá tình cảm, thái độ của chính người học trong q trình tiếp nhận TPVH.
Thơng qua việc quan sát HS trong quá trình học tập, GV sẽ nhận biết được những diễn biến tình
cảm, cảm xúc của HS trong việc tiếp nhận văn bản để có sự chia sẻ, khuyến khích hoặc điều chỉnh
kịp thời. Để thực hiện nội dung đánh giá này, GV cần tạo ra các tình huống trong giờ học để HS có
nhu cầu được bộc lộ, được thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân trước những hình ảnh,
những nhân vật, những sắc màu cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm; Cần tạo các cơ hội để
HS được trải nghiệm và thể hiện mình trước mỗi cuộc đời, mỗi số phận, mỗi cảnh sắc thiên nhiên,
mỗi câu chuyện, mỗi cách ứng xử,. . . để qua đó nhận ra được cách cảm, cách nghĩ, cách biểu lộ
tình cảm của từng HS khi đến với TPVC; Cần khuyến khích HS trình bày cảm nhận của cá nhân
qua ngôn ngữ, qua nét mặt, cử chỉ, giọng điệu,. . . .
Bên cạnh đó, GV nên chú trọng đánh giá năng lực cảm xúc thẩm mĩ của HS qua các bài
kiểm tra. Nội dung kiểm tra cần đa dạng, không chỉ hướng đến những giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm mà cần khơi gợi, kết nối tác phẩm với cuộc sống để HS bộc lộ được những tình
cảm, thái độ, cách ứng xử trong những tình huống của cuộc sống từ góc độ thẩm mĩ. Để đánh giá
được năng lực cảm xúc thẩm mĩ và khả năng sáng tạo của HS trong việc cảm nhận TPVH, câu

hỏi, bài tập hoặc một đề văn trước hết cũng phải tạo ra được hiệu ứng cảm xúc, tác động mạnh mẽ
đến trái tim và khơi gợi được những cảm hứng mạnh mẽ của HS, để những gì HS thể hiện trong
bài viết phải xuất phát từ trái tim nồng nhiệt của mình. Do vậy, một đề văn cần phải có chất văn,
tạo cảm xúc và rung động cho người viết. Chất văn thể hiện ở cách dùng câu chữ, ở cách dẫn dắt,
cách nêu vấn đề, ở nội dung và chất lượng của phần trích dẫn. Đề văn cũng cần phân hóa được đối
tượng; đề văn hay phải giúp cho HS giỏi có cơ hội bộc lộ năng lực, năng khiếu cá nhân, đồng thời
cũng giúp cho HS cịn yếu kém thấy được những gì mình chưa vươn tới được.
GV cũng có thể yêu cầu HS tái hiện lại tác phẩm bằng các hình thức: đóng vai, chuyển thể
thành tranh, tiểu phẩm,... để làm phong phú cảm xúc thẩm mĩ của các em. Việc khuyến khích HS
tái hiện lại những TPVH bằng các hình thức nghệ thuật khác, chẳng hạn: tưởng tượng và vẽ lại
hình tượng nhân vật (Thánh Gióng, Tấm, Sơn Tinh, Thủy Tinh,...) hoặc thể hiện nội dung của một
TPVH bằng tranh vẽ; chuyển thể một số tác phẩm tự sự bằng sân khấu kịch, chuyển thể thơ thành
bài hát,... sẽ tạo ra một không gian rộng mở cho sự sáng tạo trong cảm xúc và tư duy, giúp các em
cảm nhận tác phẩm đa chiều hơn, khuyến khích các tài năng sáng tác văn học của HS, đồng thời
giúp HS có cơ hội được trải nghiệm mình ở vị trí người sáng tác để cảm hiểu rõ hơn quy luật sáng
tạo văn chương chính là quy luật của tình cảm, cảm xúc.

3.

Kết luận

Định hướng đổi mới CT GDPT đã xác định mục tiêu giáo dục hướng tới mơ hình nhân cách
của người học trong bối cảnh xã hội hiện đại và hội nhập quốc tế. Đó là những phẩm chất và năng
lực mà mỗi người học cần có để bước vào xã hội tương lai. Nói đến năng lực, người ta thường đề
cập đến các năng lực chung-cốt lõi và các năng lực chuyên biệt. Năng lực cảm xúc thẩm mĩ nếu
nhìn nhận từ phương diện tình cảm thẩm mĩ và giá trị thẩm mĩ, thì có năng lực này khơng chỉ là
năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn cần hướng tới mà phải trở thành năng lực chung, phổ quát mà
mọi người công dân của thế giới hiện đại cần đạt được, trong đó mơn học Ngữ văn là mơn học có
thế mạnh trong việc hình thành và phát triển năng lực này thông qua việc tiếp nhận TPVH.
Để đạt được mục tiêu này, cần có sự đổi mới trong việc lựa chọn văn bản, trong phương

pháp dạy học và đánh giá theo hướng tinh lọc những văn bản thực sự hấp dẫn, có khả năng khơi
gợi những tình cảm thẩm mĩ đa chiều của người đọc theo những mức độ khác nhau, phù hợp với
87


Nguyễn Thị Hồng Vân

từng cấp học, lớp học. Cần tạo được môi trường để HS cảm thấy tự tin, hào hứng trong lớp học,
biết rung động trước cái đẹp và khát khao sống đẹp, qua đó sẽ thực hiện được sứ mệnh cao cả của
môn học là giáo dục tâm hồn, tư tưởng, lịng nhân ái, xây đắp những tình cảm, lối sống tốt đẹp cho
HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Từ điển Bách khoa toàn thư, 1995. Tập 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam.

[2]

Wikipedia tiếng Việt.

[3]

Andrea Bacon & Ali Dawson, 2012. Giải mã trí tuệ cảm xúc. Nxb Trẻ.

[4]

Nhiều tác giả, 1999. Từ điển Thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[5]


Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.

[6]

Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể.

[7]

Daniel H.Pink, 2009. Một tư duy hoàn toàn mới – bán cầu não phải sẽ thống trị tương lai.
Nxb Lao động – Xã hội

[8]

Nguyễn Đăng Mạnh, 2005. Văn - bồi dưỡng HS giỏi trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
ABSTRACT
Developing learners’ competencies of aesthetic emotionthrough teaching
and learning literature works

Nguyen Thi Hong Van
Research Management Division, Vietnam Institute of Educational Sciences
Aesthetic emotion manifests learners’ qualities and competencies that should be oriented to
in the new general education program. Literature and art subjects have advantages in growing
aesthetic emotion capacity for learners through teaching literature and arts works. The paper
presents: the concepts of aesthetic emotion; the role of literature and art in nurturing learners’
aesthetic emotion competencies; some measures to develop learners’ competencies of aesthetic
emotion through teaching literature and art works.
Keywords: Competencies, aesthetic emotion, literature works.


88



×