Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giáo dục cách ứng xử văn hóa trên mạng xã hội cho học sinh lớp 10b4 trường THPT nông cống 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC CÁCH ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO
HỌC SINH LỚP 10B4 TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Cơng tác chủ nhiệm

THANH HĨA NĂM 2021

0


MỤC LỤC
Trang
1.Mở đầu
2
1.1.Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiện cứu
3
1.3.Đối tượng nghiên cứu
3
1.4.Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


4
2.1.Cơ sở lí luận
4
2.2.Thực trạng vấn đề
5
2.3. Các cách thức thực hiện:
6
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung, xác định nguyên tắc và thời gian
giáo dục
6
2.3.2.Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tâm lí sử dụng MXH của học sinh7
2.3.3. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp thông tin về mạng xã hội, về cách ứng xử
văn hóa trên MXH, phổ biến Luật an ninh mạng.
9
2.3.4. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập
thể15
2.3.5.Giáo viên chủ nhiệm đưa cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội vào bộ
tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua hạnh kiểm học sinh
16
2.3.6.Kết hợp với gia đình trong việc giáo dục cách ứng xử cho học sinh
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3.Kết luận và kiến nghị
18
3.1.Kết luận
18
3.2.Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo

20

1


1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật khiến con người đến gần với
nhau hơn, nói lên suy nghĩ của mình nhiều hơn. Với đặc thù nhanh, cập nhật đa dạng,
phong phú, nó đã trở thành một cơng cụ truyền thơng và giải trí được sử dụng nhiều
nhất hiện nay. Đây là một tiến bộ của khoa học mang đến lợi ích to lớn về mặt tinh
thần và văn hóa cho cộng đồng dân cư ở khắp thế giới. Bên cạnh những lợi ích vượt
trội thì trên mạng xã hội nảy sinh nhiều vấn đề gây ra những tác động xấu khó lường
như những biểu hiện lệch chuẩn mực đạo đức, ứng xử thiếu văn hóa, dùng mạng xã
hội để lợi dụng vào những mục đích khơng lành mạnh… địi hỏi cần được nhận thức
một cách đầy đủ khách quan và phải có cách ứng xử có văn hóa trên mạng.
Việc sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) trên internet đã trở nên thơng dụng
ở nhiều độ tuổi, giới tính, nhất là ở giới trẻ. Tuy nhiên, với sự tương tác mạnh mẽ, tự
do trong thế giới ảo gần đây xuất hiện những câu chuyện không hay ở lứa tuổi học
đường. Vì vậy, việc kêu gọi xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đang trở nên
hết sức cấp thiết.
Thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp 10B4 tôi nhận thấy việc sử dụng mạng xã
hội của các em rất bừa bãi, một số học sinh đã có xích mích, gây gổ vì cách ứng xử
thiếu văn minh trên facebook. Việc các em không định hướng về lượng thông tin mà
các em đọc hoặc xem trên mạng dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, sai lầm và xa rời thực tế,
sao nhãng học tập; lãng phí thời gian với những việc vơ bổ rất phổ biến. Chính việc
chìm đắm trong thế giớ ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có, suy thối đạo đức
tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực.
Trong khi đó cơng tác tun truyền về văn hóa mạng ở trường học mới có tính
chất nhắc nhở, cảnh báo mà chưa đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực, chưa đáp

ứng được nhu cầu hiểu biết của học sinh cũng như yêu cầu đặt ra của xã hội.
Sử dụng mạng xã hội thế nào để hữu ích cho bản thân, tạo sự lan tỏa những
điều tốt đẹp trong xã hội vẫn là vấn đề đặt ra nhiều thử thách trong bối cảnh xã hội
2


hiện nay? Tôi nghĩ các em phải được trang bị đầy đủ những kiến thức và kĩ năng cần
thiết để có cách ứng xử đúng đắn trước cơn lốc của mạng xã hội. Đó chính là lí do tơi
muốn chia sẻ với đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm về việc “ Giáo dục cách ứng xử
văn hóa trên mạng xã hội cho học sinh lớp 10B4”. Qua sáng kiến kinh nghiệm này,
tôi muốn giúp các em biết cách khai thác lợi thế mạng xã hội, hạn chế những tác hại
xấu đồng thời tăng hiểu biết kiến thức luật để không vi phạm pháp luật, phát triển kĩ
năng giao tiếp, rèn luyện kĩ năng sống và có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống.
1.2.Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục cách ứng xử văn hóa trên mạng xã hội cho học sinh lớp 10 B4
1.3. Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về : Mạng xã hội
- Giáo dục học sinh cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội, rèn luyện kĩ
năng ứng xử văn minh khi giao tiếp.
- Góp phần bồi dưỡng lối sống trong sáng, lành mạnh cho học sinh
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận : Sử dụng các phương pháp giáo dục học
sinh trong công tác chủ nhiệm để hình thành kĩ năng ứng xử có văn hóa trên mạng xã
hội cho các em.
- Phương pháp thực nghiệm, phân tích: Tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết
sinh hoạt lớp cụ thể, trực tiếp triển khai các hoạt động ngoại khóa để khẳng định tính
khả thi, hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi triển khai thực hiện vấn đề, tôi tổng hợp đánh
giá kết quả cuối cùng để thấy được thành công của đề tài.Từ đó áp dụng phổ biến
trong những năm học tiếp theo.

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
So với sáng kiến kinh nghiệm trước cũng đề tài này tôi đã phát triển thêm một
số giải pháp mới sau:
3


- Tìm được thêm 1 số giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đó là:
Tìm hiểu tâm lí sử dụng MXH của học sinh; tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ
đề “ Ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội”; Phối hợp với gia đình để giáo dục cách
ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội; Bổ sung tiêu chí xếp loại thi đua hàng tuần.
- Làm phong phú nội dung sinh hoạt lớp ngồi những nội dung thơng thường:
nhận xét, đánh giá các hoạt động của học sinh hàng tuần, triển khai các kế hoạch
trong tuần.
2.NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
2.1.1. Văn hóa ứng xử:
Văn hóa là thể tổng hịa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong q trình lịch sử.
Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người
trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể
hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt
trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử chính là những đặc
điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của
từng cá nhân trong giao tiếp xã hội.
2.2.2.Mạng xã hội:
Dịch vụ mạng xã hội, tiếng Anh: social networking service là dịch vụ nối kết
các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
khơng phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã
hội còn được gọi là cư dân mạng.
Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice

chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã
hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và
Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình
Dương.
4


Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao
lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngồi những giới hạn về địa lý
và thời gian; Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu
cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng; Nâng cao vai trị của mỗi cơng
dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung
trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.
Mạng xã hội chính là một thế giới ảo, khơng có thật nhưng nhiều người sử
dụng nó quá lâu sẽ gây ra hội chứng cho rằng mọi điều trên mạng xã hội là thật, lúc
đó, ở một số người chính sự hưng phấn có khi khơng kiềm chế được hành vi mà dẫn
đến dễ dãi trong suy nghĩ, trong lời nói; nhưng ở một số bộ phận khác lại cố ý nhận
định, lên án lệch lạc, bóp méo thơng tin với ý đồ truyền cảm hứng cho những đối
tượng cùng quan tâm, gây nên phản ứng lan tỏa trong cộng đồng với những suy nghĩ,
những quan điểm sai trái, quá đà…
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thuận lợi:
Là một giáo viên ln trăn trở với nghề, nhiệt tình trách nhiệm trong cơng
việc, có tinh thần cầu tiến vì thế khi làm cơng tác chủ nhiệm tơi thường tìm tòi các
giải pháp phù hợp, hiệu quả để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh lớp chủ
nhiệm.
Mặt khác, từ khi nhận chủ nhiệm lớp 10B4 tơi đã tìm hiểu kĩ và xác định đây
là lớp học có nhiều học sinh cá biệt nên tôi đã xây dựng một bộ tiêu chí thi đua làm
thước đo tương đối hiệu quả trong việc đánh giá nề nếp học sinh.
Đa số học sinh trong lớp đã thấm nhuần và thực hiện tương đối tốt bộ tiêu chí

thi đua nề nếp.
Đảng bộ nhà trường, BGH luôn quan tâm giúp đỡ; phụ huynh học sinh sẵn
sàng phối hợp để giáo dục học sinh khi cần thiết.
2.2.2.Khó khăn:
5


Lớp 10B4 có 44 học sinh trong đó có 11 học sinh bố mẹ li hôn, 5 học sinh mồ
côi cha, 21 học sinh bố mẹ làm ăn xa nhà các em phải ở với ông bà hoặc các chú,
bác. Trong hoàn cảnh sống như thế các em vừa thiếu thốn tình cảm của bố mẹ vừa
thiếu sự quan tâm, giáo dục toàn diện.
Là lớp cuối khối lực học chỉ đạt mức trung bình và yếu vì thế tinh thần học tập
của các em rất kém.
Học sinh trường THPT Nông Cống 4 nói chung và học sinh lớp 10B4 nói riêng
hầu hết là đã được tiếp cận với công nghệ thơng tin nhưng chưa có khả năng chọn lọc
những thơng tin có giá trị. Bên cạnh đó các em lại phải chịu ảnh hưởng những yếu tố
tiêu cực từ cơn lốc mạng xã hội, kĩ năng sống yếu kém nên không tránh khỏi sao
nhãng học tập, lệch chuẩn về đạo đức, sa vào thế giới ảo.
Nhà trường đã lồng ghép giáo dục văn hóa mạng xã hội trong giờ sinh hoạt tập
thể trước cờ vào nhiều môn học nhưng mới chỉ dừng lại ở bước nhắc nhở chung
chung nên hiệu quả chưa cao.
Một số giáo viên đã ý thức được sự cần thiết về việc giáo văn hóa mạng cho
học sinh nhưng chưa có giáo viên nào tổ chức giảng dạy một cách bài bản đầy đủ,
quy mô mà chủ yếu chỉ là những lời nhắc nhở có tính chất răn đe. Hơn nữa, giáo dục
văn hóa ứng xử địi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng và nhiều kinh nghiệm khi
giảng dạy.
2.3.Các cách thức thực hiện
2.3.1.Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn nội dung, xác định nguyên tắc và thời
gian giáo dục
*Nội dung giáo dục văn hóa mạng cho học sinh

- Mạng xã hội : Mục đích sử dụng, Lợi ích, mặt trái của mạng xã hội
- Cách ứng xử văn hóa trên mạng xã hội
- Luật an ninh mạng
* Nguyên tắc giáo dục:
- Không sử dụng biện pháp cấm đốn thơ bạo
6


- Trình bày nội dung phải khách quan, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ hiểu
- Lựa chọn thời gian, địa điểm cung cấp thơng tin có tính chất định hướng cho
học sinh.
- Nội dung giáo dục phải phù hợp tâm sinh lí đối tượng tiếp thu
- Phát huy vai trị và tính tự giáo dục của học sinh
* Thời gian thực hiện:
- Giờ sinh hoạt đầu tuần; Thực hiện thường xuyên hàng tuần
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể
2.3.2.Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu đặc điểm tâm lí sử dụng MXH của học
sinh.
Mục đích: Nắm bắt được mức độ hiểu biết của học sinh về mạng xã hội để từ
đó giáo viên có cơ sở để biên soạn nội dung giáo dục phù hợp.
Đối tượng tìm hiểu: Học sinh lớp 10B4
Hình thức tổ chức:
- Gv chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với mục đích khảo sát của GV
- Phát phiếu cho học sinh làm và thu phiếu, đánh giá kết quả, phân loại.
- Từ kết quả thu được tôi biên soạn nội dung cụ thể để giáo dục học sinh
Thời gian thực hiện: Giờ sinh hoạt tuần 1
PHIẾU TÌM HIỂU TÂM LÍ SỬ DỤNG MXH CỦA HỌC SINH
Lớp: 10B4
Họ tên HS:


Giới tính:

Câu hỏi

Trả lời

Em có thích dùng mạng xã hội khơng?
Loại mạng xã hội mà em đã và đang dùng là gì
Em thường dùng mạng xã hội vào lúc nào? Thời
gian sử dụng trong 1 ngày là bao lâu?
Mục đích sử dụng mạng xã hội của em là gì?
7


Em nhận thấy mạng xã hội có những lợi ích nào?
Việc sử dụng mạng xã hội có ảnh hưởng đến việc
học tập của em không?
Em đã từng gặp rắc rối nào khi sử dụng mạng xã
hội?
Em khơng hài lịng điều gì về facebook?
Khi đang online facebook, tình cờ, em nhìn thấy
1 hình ảnh phản cảm hặc gây sốc em sẽ làm gì?
Em có sẵn sàng làm những hành động phản cảm
khiến dư luận lên án, phẫn nộ hoặc những phát
ngôn gây sốc nhằm mục đích nổi tiếng trên
facebook khơng?
Em có biết đến Nghị định 97/2008/NĐ – CP về
quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin điện tử trên internet khơng?
Liệu em có thể khơng sử dụng bất kì loại mạng

xã hội nào khơng?
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương sáng cho học sinh
Giáo viên chủ nhiệm trong thời đại 4.0 phải bắt nhịp được với xu thế phát triển
của xã hội. Vì vậy việc sử dụng mạng xã hội cũng là điều phù hợp với thời cuộc. Tuy
nhiên, để giáo dục được học sinh trước tiên giáo viên phải gương mẫu trong mọi
hành động lời nói, trong đó phải kể đến việc ứng xử trên mạng xã hội phải chuẩn
mực; chia sẻ những thông tin chính thống có giá trị giáo dục, lan tỏa những điều tốt
đẹp trong đời sống; tham gia bình luận có văn hóa những vấn đề nổi cộm của xã hội.
Chính cách ứng xử ấy đã giúp học sinh học hỏi được cách phản ứng đúng đắn trước
thông tin phức tạp trên mạng xã hội.

8


2.3.3.Giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
mạng xã hội, về ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội, phổ biến Luật an ninh
mạng
Mục đích:
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, toàn diện về mạng xã hội,
Luật an ninh mạng.
+ Giáo dục cho các em hiểu được lợi ích của mạng xã hội, biết cách khai thác
những lợi thế từ mạng xã hội để phục vụ việc học tập và đời sống.
+ Hiểu được hậu quả của việc chìm đắm vào thế giới ảo trên mạng xã hội.
+ Có kĩ năng xử lí các tình huống thực tế, ứng xử văn minh trên mạng xã hội;
từ đó hình thành được kĩ năng giao tiếp tốt hơn.
Hình thức : Thảo luận, trao đổi kết hợp thuyết trình qua hình ảnh.
Thời gian: Giờ sinh hoạt tuần 2
Địa điểm: Lớp học 10B4.
Đối tượng tham gia : Học sinh lớp 10B4
Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu, bảng phụ

* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thảo luận một nội dung sau đó đại
diện nhóm trình bày.
Tổ 1: Mạng xã hội: Mạng xã hội là gì? Lợi ích của mạng xã hội? Mặt trái của
mạng xã hội là gì?
Tổ 2: Trình bày thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay?
Tổ 3: Kể tên những trào lưu tích cực và tiêu cực trên mạng xã hội hiện nay?
Tổ 4: Nêu giải pháp xây dựng văn hóa mạng xã hội?
Hình ảnh học sinh thảo luận và trình bày, giáo viên nhận xét

9


Bước 2: Sau khi học sinh thảo luận giáo viên thuyết trình những nội dung cơ
bản trên máy chiếu kèm những hình ảnh về mạng xã hội, nhấn mạnh những nội
dung quan trọng. Dưới đây là những nội dung Gv chuẩn bị trên Powerpoil
I. MẠNG XÃ HỘI LÀ GÌ?
- Là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau. Có
đầy đủ các tính năng thuận tiện.
- Mỗi tháng ở Việt Nam có 30 triệu người dùng Facebook, mỗi người dùng
khoảng 2,5 giờ/ngày, cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình trên
tồn cầu.
II.LỢI ÍCH CỦA MẠNG XÃ HỘI
- Dễ dàng kết nối; Nắm bắt thơng tin nhanh chóng; có quyền biểu đạt suy nghĩ,
10


tiếng nói của mình; ghi lại sinh động những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia
trong cuộc sống hàng ngày .
- Tính lan tỏa nhanh, mang tính “Hiệu ứng đám đông” ; Công cụ hữu hiệu

trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành
tinh…
III. THỰC TRẠNG VĂN HÓA MẠNG XÃ HỘI ĐANG XUỐNG CẤP TRẦM
TRỌNG:
1. Thực trạng chung
- Theo tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến hết 6/2015, Việt nam
có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số.
- Mỗi tháng ở Việt Nam có 30 triệu người dùng Facebook, mỗi người dùng
khoảng 2,5 giờ/ngày, cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình trên
toàn cầu.
- Hiện nay ta đang phải đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng về văn hóa ứng xử trên
mạng xã hội. Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật,
thậm chí độc hại gây ảnh hưởng xấu quốc gia, tập thể, cá nhân. Có những kẻ đã lợi
dụng Facebook để bôi xấu chế độ, lãnh tụ, bơi nhọ, xúc phạm người khác; Có những
đứa con bất hiếu biến Facebook thành nơi trút giận cả với cha mẹ - nhục mạ đấng
sinh thành…
- Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra : học sinh tự tử sau khi bị bạn bè bêu rếu trên
Facebook, thanh niên đâm chết người vì bị hại bêu rếu người u trên Facebook;
Khơng ít người hàng ngày có thói quen thích đùa cợt, chê bai ác ý trên mạng xã hội;
Nhiều người làm báo đã bóp méo sự thật nhằm tạo thêm lượt truy cập cho bài viết –
cái “ác tâm” của nhà làm báo
- Hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
- “Ném đá” trên mạng xã hội là 1 biểu hiện rất rõ của thói a dua theo đám
đơng. Nhiều người like, chia sẻ một cách vô thức mà không cân nhắc hậu quả.
11


Theo thống kê của lực lượng công an, từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19 đến
giữa tháng 3/2020, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăng trên các
trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn, và gần 600.000 tin, bài, video, clip liên quan

đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội. Trong số đó có rất nhiều tin, bài có nội dung
chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia
sẻ. Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với 654
trường hợp đưa tin sai sự thật; xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người.
Dưới đây là các hình ảnh học sinh bình luận trên mạng xã hội ( nguồn
internet)

Chủ nhân facebook Nam Hồi Nguyễn Trọng đăng thơng tin sai sự thật bị xử lý

Anh hùng bàn phím – 1 bộ phận dân mạng “giấu mặt” sau màn hình máy tính,
dùng lời lẽ, con chữ của mình để tranh cãi, phản biện, … cơng kích, chửi bới người
khác để “bộc lộ cá tính’’ của mình.
2. Thực trạng ở mơi trường học đường.
Tại trrường THPT Nguyễn Trãi, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa áp
hình thức kỷ luật 8 học sinh (3 em bị đình chỉ học 1 năm, 4 em bị đình chỉ học 1 tuần
và 1 em bị cảnh cáo trước tồn trường), vì sử dụng facebook (mạng xã hội) và lập

12


"nhóm kín" có tên "Động Cơ Bích" để nói xấu, xúc phạm danh dự một số giáo viên
trong trường trở thành bài học gần gũi cho học sinh trong khu vực.
Qua thăm dị thực tế tại trường THPT Nơng Cống 4 đã cho thấy 100% học
sinh đã và đang sử dụng MXH cụ thể là facebook.
Theo thống kê từ năm học 2017 đến 2020, tại trường THPT Nông Cống 4 đã
có hơn 10 vụ việc học sinh nữ xích mích vì tin nhắn, bình luận trên mạng xã hội.
Trong số đó có 1 vụ 5 học sinh nữ kéo đến nhà bạn để đe dọa vì nhắn đểu trên
facebook. Sự việc đã bị chính quyền địa phương và hà trường xử lí nghiêm. Số học
sinh vì sa đà vào thế giới ảo mà sa sút học tập thì khơng thể kể hết. Đó là thực trạng
đáng buồn của học sinh hiện nay. Từ mạng xã hội mà nhiều học sinh đã quên đi

nhiệm vụ học tập, lối sống trở nên hư hỏng…
V. NÂNG CAO Ý THỨC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI.
1.Nhận rõ những lợi ích thiết thực phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thơng tin kịp
thời, chuẩn xác với việc đề phịng và cảnh giác với những thơng tin độc hại, bịa đặt,
giả tạo. Kiểm chứng trước khi đưa thơng tin trước khi bình luận.
2.Cần đưa nội dung giáo dục về ứng xử văn hóa trên mạng xã hội vào từng
trường học, từng cơ quan, từng tổ chức xã hội, từng cộng đồng dân cư và từng gia
đình nhằm tăng cường giáo dục, xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, đúng mực cũng
như bồi dưỡng những kỹ năng ứng phó thích ứng với thơng tin đa chiều trên mạng xã
hội
3. Cần được tuyên truyền, phổ biến Luật an ninh mạng đến tận mọi người để
hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi
bị cấm liên quan đến văn hoá ứng xử trên mạng xã hội.
4. Tổ chức các hoạt động văn hóa tham gia trào lưu:
+ Tích cực tham gia những phong trào: Giờ Trái đất, mùa hè xanh, xuân tình
nguyện,…
+ Tránh xa những trào lưu tiêu cực như “Đủ like thì đốt trường”, “Đủ like thì
cởi’’, ‘’trào lưu Việt Nam nói là làm’’,…
13


Qua Facebook, nhiều người biết và tham gia sự kiện dọn rác tại năm tỉnh, thành
nhân Ngày trái đất 22-4-2017 ( nguồn internet)
5.Cần có cơ quan chuyên trách về quản lý truyền thơng nghiên cứu, tìm kiếm,
kịp thời phát hiện những tin đăng tải sai sự thật, phương hại đến an ninh, xúc phạm
người khác, những hình ảnh phản cảm... để yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ.
Bước 3: Giáo viên phổ biến kiến thức pháp luật: Luật An ninh mạng
- Mục đích: Gv lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để phổ biến cho học
sinh. Trong sáng kiến này tôi đã lựa chọn vấn đề Luật an ninh mạng qua một tình
huống phổ biến trong đời sống để tuyên truyền pháp luật cho các em. Thông qua việc

giải quyết tình huống học sinh có kiến thức pháp luật về Luật An ninh mạng giúp các
em tránh được hành vi vi phạm pháp luật đồng thời các em có thể tuyên truyền đến
mọi người cùng chấp hành tốt pháp luật.
- Nội dung cụ thể như sau:
Luật An ninh mạng gồm 7chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an
ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an tồn xã hội trên khơng gian mạng; trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tại Điều 101 quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ MXH: Khoản 1 Điều
này quy định, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng MXH để thực
hiện một trong các hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của
cá nhân; Cung cấp, chia sẻ thơng tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi
trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Cung cấp, chia sẻ thông tin
miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ
14


thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn
xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)
2.3.4.Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập
thể theo chủ đề “ Ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội”.
Phần 1: Giải quyết tình huống thực tế.
- Hình thức : GV đưa ra tình huống và học sinh giải quyết tình huống, giáo
viên nhận xét.
- Thời gian: giờ sinh tuần 3
- Đối tượng tham gia : Học sinh lớp 10B4 chia làm 4 tổ tham gia
- Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu, phần câu hỏi thiết kế trên Power
Point.

- Quá trình thực hiện:
+Giáo viên đưa ra 4 tình huống 4 tổ phải thi giải quyết tình huống trong
thời gian 15phút.
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng
Tình huống 1: Thấy trên tường facebook của bạn đăng những dòng Status thể
hiện sự bức xúc về việc giận người yêu bằng những lời lẽ rất thô tục, em xử sự như
thế nào?
Tình huống 2: Tình cờ thấy hình ảnh xấu rất đáng xấu hổ về một người bạn
cùng lớp của mình đang được chia sẻ trên facebook , em sẽ làm gì?

15


Tình huống 3: Một bạn trong nhóm chơi thân với em không hỏi ý kiến em đã tự
ý đăng ảnh của em trên facebook (dù em rất ghét việc đăng ảnh cá nhân trên mạng
xã hội), phản ứng của em là gì?
Tình huống 4: Trước một thơng tin khơng đúng sự thật ( em đã kiểm chứng)
được lan truyền trên mạng xã hội, em có like và coment k?
Phần 2: Học sinh rút ra thông điệp về những điều nên tránh trong việc sử
dụng mạng xã hội: Các nhóm lần lượt rút ra và trình bày thơng điệp từ các tình
huống đã giải quyết.
Thơng điệp học sinh rút ra:
-Người sử dụng mạng xã hội : Hãy là người có văn hóa khi ứng xử trên mạng
xã hội. Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng lên mạng xã hội để tìm hiểu về ứng viên
trước khi quyết định nhận hay không
- Hãy biến mạng xã hội thành công cụ hỗ trợ con người trong việc tìm kiếm, chia sẻ
thơng tin. Tránh biến mạng xã hội thành những trò đùa, phương tiện bơi nhọ hình
ảnh, xúc phạm người khác
-Khi khơng phải người trong cuộc thì khơng nên phán xét người khác.

2.3.5. Giáo viên chủ nhiệm đưa việc ứng xử trên mạng xã hội vào bộ tiêu
chí đánh giá thi đua, xếp loại hạnh kiểm của học sinh.
Ngay từ đầu năm giáo viên phải xây dựng tiêu chí thi đua cho học sinh căn cứ
vào đó để thực hiện, phấn đấu thi đua rèn luyện đạo đức. Trong đó việc xây dựng tiêu
chí “ứng xử văn hóa trên mạng xã hội” là tiêu chí bắt buộc. Bộ tiêu chí thi đua của
lớp 100 điểm trong đó tiêu chí ứng xử văn hóa trên mạng xã hội là 30 điểm.Tuy
nhiên, xây dựng tiêu chí phải thiết thực, ngắn gọn, cụ thể, dễ thực hiện.
Thời gian thực hiện: Xếp loại hàng tuần
( Bảng phụ lục Tiêu chí thi đua)
2.3.6.Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh để giáo dục cách ứng xử
văn hóa trên MXH cho học sinh
16


Việc phối hợp với phụ huynh trong giáo dục học sinh là việc hết sức quan
trọng và cần thiết. Trong đó, việc giáo dục cách ứng xử văn hóa trên MXH là vấn đề
đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay.
Giáo viên chủ nhiệm phải kịp thời cung cấp thông tin và trao dổi kịp thời với phụ
huynh về các biểu hiện lệch lạc của học sinh khi sử dụng MXH. Có rất nhiều cách
phối hợp với phụ huynh như: cập nhật thông tin qua vnedu, gọi điện trực tiếp, nhắn
tin, gặp trực tiếp để chia sẻ thông tin…Tuy nhiên, để giải pháp này hiệu quả giáo
viên chủ nhiệm phải trao đổi thật tinh tế, tránh phê bình gay gắt khiến phụ huynh bức
xúc về học sinh hoặc hiểu vấn đề không thấu đáo sẽ dẫn đến hành động can thiệp thô
bạo…
Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm học
2.4. Hiệu quả của đề tài:
- Hoạt động giáo dục văn hóa mạng có hiệu qủa rõ rệt tới nhận thức của học
sinh, giúp cho học sinh lớp 10 B4 có hiểu biết hơn về kiến thức về mạng xã hội, hệ
lụy của việc sống ảo, Luật an ninh mạng … Từ đó, các em sẽ có những hành vi, cách
ứng xử đúng đắn; giữ gìn lối sống trong sáng, phấn đấu học tập, hoàn thiện bản thân,

đặc biệt là trang bị được cho các em những kĩ năng quan trọng sau khi các em tốt
nghiệp có thể vững vàng hơn trong cuộc sống.
+ Đối với giáo viên:
Hiểu rõ học sinh lớp chủ nhiệm; điều chỉnh các biện pháp giáo dục học sinh sát
sao hơn, phù hợp hơn.
+ Đối với học sinh :
- Khắc sâu được kiến thức cơ bản về mạng xã hội, Luật an ninh mạng và bước
đầu định hướng được các giá trị cuộc sống mình lựa chọn.
- Hình thành được các kĩ năng giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn, nhất là
những vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.
- Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %) : Sĩ số: 44 học sinh
17


BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ HAI NĂM HỌC 2020- 2021
Tiêu chí
Năm học

HS vi phạm tiêu chí văn hóa MXH
Kì 1
Kì 2
30hs (68%)
0 hs ( 0%)

2020 -2021
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được viết với mục đích trình bày những kinh nghiệm
thực tế đã giáo dục giới tính cho học sinh lớp chủ nhiệm năm học 2020 -2021.
Qua SKKN này quan điểm của tôi không phải là cấm học sinh không sử dụng

mạng xa hội một cách cực đoan. Vấn đề đặt ra là: chúng ta muốn các em nhận thức
đúng đắn, khách quan các nội dung đăng tải trên mạng xã hội và ứng xử có văn minh
trước những luồng thơng tin phong phú như hiện nay. Là giáo viên chủ nhiệm theo
tôi chúng ta cần phải là người cung cấp thông tin Luật an ninh mạng để khi đối mặt
với thực tế, các em biết cách tự bảo vệ mình và tự chịu trách nhiệm về việc mình làm.
3.2. Kiến nghị
- Đề tài này có khả năng áp dụng cho tất cả các khối lớp trong trường trung
học phổ thông.
- Thông qua đề tài tôi cũng xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Cần tổ chức tập huấn hoặc có chương trình đào tạo ngắn hạn cho giáo viên
chủ nhiệm về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Tổ chức các câu lạc bộ , đào tạo những tư vấn viên trong trường học để công
tác giáo dục thường xuyên và hiệu qủa hơn.
+ Tổ chức sinh hoạt đầu tháng chuyên đề “Văn hóa mạng học đường” với hình
thức giống như sinh hoạt dưới cờ.
+ Nhà trường và xã hội cần tạo ra những sân chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ vào
đó để họ khơng chỉ biết ‘’ôm” Facebook
18


+ Tổ chức các hoạt động văn hóa trào lưu nhằm lan truyền những hành động
đẹp, ý nghĩa cho học sinh như các câu lạc bộ âm nhạc, khiêu vũ, gặp gỡ giao lưu các
cựu học sinh thành đạt…

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT – BGD ĐT 2011
2.Hiệu ứng facebook. NXB Văn hóa thơng tin 2017 - David Kirkpatrick

3.Nghệ thuật câu like. NXB Trẻ - 2018 - Ana Handleyy
4.Những điểu giáo viên chủ nhiệm cần biết. NXB Lao động, TP Hồ Chí Minh



2000- Nguyễn Lê Vân, Nguyễn Xuân Hương, Vũ Huỳnh
5. Lên mạng cũng là một nghệ thuật. NXB – 2019 - Guy Kawasaki & Peg Fitzpatrick
6.Nguồn tư liệu từ internet

XÁC NHẬN CỦA HIỆU

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2021

TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hoa

20


THANG ĐIỂM XẾP LOẠI THI ĐUA HỌC SINH LỚP 10B4
NĂM HỌC 2020-2021
A. ĐIỂM CỘNG
STT
1


NỘI DUNG
Học sinh tham gia và đạt được kết quả tốt trong

ĐIỂM CỘNG

GHI
CHÚ

+50đ/ lần

các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao do Đoàn
trường tổ chức.
2 Đaạt điểm tốt (từ 8 điểm trở lên)
3
Không vi phạm văn hóa mạng xã hội
B. ĐIỂM TRỪ
STT

NỘI DUNG

1 Vắng khơng phép (Buổi học sáng; buổi học chiều;

+10đ/1 con
điểm
+ 15 đ/tuần

ĐIỂM TRỪ
- 30 đ/ lần


buổi tập trung tồn trường; lao động)

GHI
CHÚ
Thơng báo
cho phụ
huynh

2 Vắng có phép.
3 Bỏ tiết; Ra ngồi trong giờ sinh hoạt 15’; Đi xe

- 3đ/lần
-50đ/tiết, lần

trong trường.
4 Đi học muộn; Vào lớp sau giáo viên; Ở ngoài lớp

-30đ /1 lần

khi trống đã đánh vào lớp; Ổn định chỗ ngồi chậm;
Xếp hàng chào cờ chậm.
5 Đồng phục (quần áo; giày dép; trang điểm; nhuộm - 20đ/1
tóc)
7 Nói chuyện, làm việc riêng, gây mất trật tự trong

trường
hợp/lần
-20đ/ 1 lần

giờ học, giờ sinh hoạt 15’,chào cờ.

nhắc nhở
8 Bị ghi tên vào sổ đầu bài; Ăn quà vặt trong lớp; Xả -30đ/ lần
21


rác ra lớp
10 Không sinh hoạt 15’; Không ghi bài; Ngủ trong giờ -30đ/lần
học.
11 Không học bài cũ, không làm trực nhật
13 Sử dụng điện thoại trong giờ học, giờ sinh hoạt

- 5đ/1lần
- 50đ/ lần

15’,giờ chào cờ, buổi tập trung tồn trường.

Thu điện
thoại
Trừ điểm
tháng

14 Khơng tham gia các hoạt động do lớp, nhà trường, -30đ/lần
Đoàn thanh niên tổ chức, phát động
17 Nói tục, có thái độ khơng tốt với bạn bè, thiếu ý

-50đ/lần

thức trong việc xây dựng đoàn kết tập thể; Làm hư
hỏng tài sản của trường,lớp
19 Hút thuốc lá trong lớp; đánh bài trong giờ học.


Bồi thường
tài sản

-100đ/lần

Trừ điểm

20 Tham gia đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà -100 đ/ lần

tuần
Trừ điểm

trường
21 Vô lễ với giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc

-100đ/lần

tháng
Trừ điểm học

-50đ/lần


Trừ điểm

phạm danh dự, nhân phẩm của bạn
22 Vi phạm văn hóa mạng xã hội

tuần; Thông

báo phụ
huynh

22


23


24


×