Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phòng, chống ma túy qua tiết học thực hành ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.39 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ma túy và tội
phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại cho sức khỏe, phẩm
giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt ở các nước đang phát triển,
ma túy trở thành vật cản lớn nhất đối với mục tiêu chống đói nghèo, lạc hậu. Ở
Việt Nam, thời gian qua, tình hình ma túy đang diễn biến phức tạp, gia tăng cả
tính chất và mức độ, nhất là tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp, cần sa trong lứa
tuổi thanh thiếu niên; công tác cai nghiện chưa hiệu quả, tái nghiện cịn nhiều.
Do đó, cơng tác phịng, chống ma túy trở thành một yêu cầu tất yếu đòi hỏi
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cả xã hội. Một trong
những cơng việc quan trọng phải tiến hành là tuyên truyền, giáo dục ý thức,
trách nhiệm của người dân nói chung và học sinh nói riêng đối với cuộc đấu
tranh này, trong đó đối tượng quan tâm là những chủ nhân tương lai của đất
nước (có một bộ phận là học sinh THPT). Bởi lẽ, việc phòng, chống ma túy
ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường là một trong những biện pháp
quan trọng nhằm hạn chế từ gốc tình trạng này.
Chính vì lẽ đó, giáo dục phịng, chống ma túy hiện nay khơng cịn nằm
trong phạm vi vận động thực hiện mà đã trở thành một nội dung bắt buộc thực
hiện trong các cơ sở, nhằm giúp cho các em học sinh có những hiểu biết về:
Khái niệm ma túy, những biểu hiện của ma túy, nguyên nhân, tác hại của ma túy,
thái độ ứng xử của học sinh đối với ma túy… góp phần giáo dục và đào tạo
“Con người Việt Nam phát triển toàn diện”, xây dựng và phát triển xã hội: “Dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tuy nhiên, hiện nay giáo dục phòng, chống ma túy là một lĩnh vực giáo dục
liên ngành. Vì thế, ở các trường học nó khơng được triển khai thành một môn
học riêng mà được giáo dục tích hợp qua các mơn học, trong đó có mơn GDCD.
Là giáo viên giảng dạy môn GDCD, bản thân tôi ý thức rằng việc tích hợp
giáo dục phịng chống ma túy cho học sinh là vô cùng cần thiết nhưng nếu chỉ
lồng ghép qua mơn học thì chưa đủ mà phải mở rộng phạm vi tuyên truyền, giáo


dục ra các tiết học Thực hành ngoại khóa.
Song làm thế nào để có những hình thức, phương pháp tun truyền, giáo
dục phù hợp và hiệu quả? Qua quá trình giảng dạy, bản thân đã có rất nhiều tìm
tịi, suy nghĩ và xin mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng và hiệu qua
giáo dục phòng, chống ma túy qua tiết học: Thực hành ngoại khóa - Môn
GDCD ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài, nhằm làm rõ khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại,
biện pháp phòng, chống ma túy, trách nhiệm của học sinh đối với việc phòng,
chống ma túy. Qua đó, nâng cao chất lượng tích hợp giáo dục phòng, chống ma
túy ở trường THPT.
1

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục phòng, chống ma túy qua tiết
dạy thực hành ngoại khóa mơn GDCD: Đi sâu nghiên cứu khái niệm, biểu hiện,
nguyên nhân, tác hại của ma túy, trách nhiệm của bản thân học sinh,… vận dụng
vào thiết kế bài dạy đạt hiệu quả cao, nhất là đối với các tiết dạy Thực hành
ngoại khóa, góp phần đổi mới phương pháp tích hợp giáo dục phịng, chống ma
túy ở trường THPT hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tơi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp tra cứu, thu
thập tài liệu, xử lý thơng tin; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa...
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng
hệ thống câu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm

học tập của học sinh...
- Nhóm phương pháp thống kê tốn học.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Bàn về giáo dục phòng, chống ma túy, thời gian qua đã có rất nhiều cuốn
sách, bài viết đề cập đến vấn đề này nhưng hầu hết chỉ mới đề cập nhiều về mặt
lý luận mà chưa vận dụng nó vào giảng dạy cụ thể ở một số đơn vị kiến thức
môn Giáo dục công dân, đặc biệt là ở tiết dạy Thực hành ngoại khóa.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, bản thân mong muốn góp phần cùng với các
giáo viên giảng dạy mơn Giáo dục cơng dân có những hiểu biết cơ bản, đầy đủ
về giáo dục phịng, chống ma túy. Từ đó, vận dụng vào thiết kế bài giảng đạt
hiệu quả cao nhất.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN.
2.1.1. Khái niệm ma túy:
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về ma túy.
- Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc: Ma túy được hiểu là “Các
chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay
đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng” [6].
- Theo Tổ chức Y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể
hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được địi hỏi,
để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi
chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”[6].
- Luật Phòng, Chống ma tuý số 23/2000/QH10 của Việt Nam được Quốc
hội thơng qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực từ ngày 1/6/2001, cũng đưa khái
niệm về ma túy thông qua định nghĩa như sau: Ma tuý là các chất gây nghiện,
2

2



chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng [4].
Từ quy định của Liên Hiệp quốc, tổ chức Y tề thế giới và pháp luật Việt
Nam, chúng ta có thể hiểu: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp, khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái
ý thức và sinh lý của người đó, nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào
nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.
2.1.2. Phân loại chất ma túy.
Theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định hiện có 515 loại
ma tuý và 44 tiền chất dùng để sản xuất ma tuý, chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm các chất ma tuý an thần: Thuốc phiện, Morphine, Heroine, Các
chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine
và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
- Nhóm các chất ma t gây kích thích: Methamphetamin, ecstacy,
amphetamin.
- Nhóm các chất ma tuý gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó: thảo
mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa lysergide (LSD)
- Các chất ma tuý có thuộc tính gây nghiện: Các loại thuốc tân dược có
thành phần là chất gây nghiện: thuốc giảm đau, thuốc an thần, một số loại thuốc
ho, thuốc cảm cúm,... [6].
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu áp dụng SKKN.
2.2.1. Thực trạng
Qua thực tế giảng dạy, điều tra, phỏng vấn đồng nghiệp và học sinh cho
thấy: Mặc dù, từ năm học 2006- 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về
việc đưa nội dung phòng, chống ma túy vào giảng dạy tại các cơ sở Giáo dục và
đào tạo, trong đó chương trình giáo dục phịng, chống ma túy sẽ được đưa vào
lồng ghép ở các môn học và hoạt động ngoại khóa. Song trên thực tế, việc tích
hợp nội dung phòng chống ma túy vẫn chưa được giáo viên và học sinh quan
tâm một cách sâu sắc, chưa truyền tải một cách đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống
nội dung này nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh và phát huy tính giáo

dục của nó. Mặt khác, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa (ngồi giờ lên lớp)
trong các nhà trường vẫn cịn ít, trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn về
lĩnh vực này cũng cịn nhiều hạn chế nên việc tích hợp chưa thường xuyên và
hiệu quả.
2.2.2. Kết qua thực trạng.
Để đánh giá một cách chính xác và khách quan thực trạng tích hợp giáo dục
phịng, chống ma túy vào q trình dạy học nói chung, đặc biệt là ở tiết học
ngoại khố, chúng tơi đã tiến hành điều tra An két đối với 8 giáo viên (chủ yếu
3

3


là giáo viên dạy GDCD) và 126 học sinh thuộc 3 khối 10, 11 và 12. Những kết
quả thu được là cơ sở chủ yếu để chúng tôi đánh giá thực trạng. Kết quả thu
được là:
a. Nhận thức về vai trò giáo dục phòng, chống ma túy:
Giáo dục phòng, chống ma túy hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của
tồn xã hội. Trong đó việc giáo dục ý thức phịng, chống tham nhũng cho học
sinh THPT là vơ cùng cần thiết vì các em sẽ là những chủ nhân tương lai của đất
nước. Vậy giáo viên và học sinh trường THPT Nga Sơn nhận thức như thế nào
về vai trị tích hợp giáo dục phịng, chống tham nhũng trong quá trình day học.
Kết quả điều tra cho thấy: 8/8 giáo viên (chiếm 100%) cho rằng việc giáo
dục phòng, chống ma túy là rất quan trọng và quan trọng cụ thể là:
Bang 1: Nhận thức của giáo viên về vai trị tích hợp giáo dục phịng,
chống ma túy trong q trình dạy học.
Đối tượng

Giáo viên


Mức độ

Số lượng

TL (%)

Rất quan trọng

6

75,0

Quan trọng
Bình thường
Khơng quan trọng
Tổng (N=)

2
0
0
8

25,0
0
0
100

Tuy nhiên về phía học sinh có phần khác hơn. Chỉ có 86/126 HS (chiếm
68,2%) cho là rất quan trọng và quan trọng, 29/126 HS (chiếm 23,1%) cho là
bình thường, thậm chí có 11/126 HS (chiếm 8,7%) cho là không quan trọng.

Mặc dù vậy, giữa các khối lớp lại có sự khác nhau trong q trình nhận thức về
vai trò của của việc phòng, chống tham nhũng. Chẳng hạn: Ở lớp 10C có 17/40
HS (chiếm 42,5%) cho là rất quan trọng. Trong khi đó ở lớp 11A là 14/43 HS
(chiếm 32,6%) và lớp 12D chỉ có 10/43 HS (chiếm 23,2%) có cùng ý kiến.
Điều đó cho thấy, càng lên cao thì nhận thức của các em về vai trò của giáo
dục phòng, chống tham nhũng càng giảm. Thực trạng này là vô cùng lo lắng,
đáng báo động, nếu khơng có biện pháp khắc phục thì nó sẽ là cực kỳ nguy
hiểm cho sự phát triển bền vững của đất nước cụ thể là:
Bang 2: Nhận thức của học sinh về vai trò giáo dục phòng, chống ma
túy trong quá trìng dạy học.
Lớp
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
4

10C
SL
%
17 42,5
14
35

11A
SL
14
16

%
32,6

37,2

12D
SL
%
10 23,2
15 35,0

Tổng
SL
%
41
32,5
45
35,7
4


Bình thường
Khơng quan trọng
Tổng (N=)

9
0
40

22,5
0
100


10
3
43

23,2
7,0
100

10
8
43

23,3
18,6
100

29
11
126

23,1
8,7
100

b. Nhận thức của các em về những kiến thức cơ bản về ma túy.
Cũng qua quan sát, tìm hiểu thực tế về tình hình giáo dục phòng, chống ma
túy tại trường THPT Nga Sơn và một số trường THPT thuộc địa bàn huyện Nga
Sơn, tôi nhận thấy rằng:
- Cơng tác giáo dục phịng, chống ma túy ở đa số các trường cịn mang tính
hình thức, chiếu lệ, đối phó. Nội dung và phương thức tích hợp trong các mơn

học cịn sơ sài, ít trọng tâm. Các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cịn mang
nặng kiến thức các mơn văn hố, khơng hoặc ít chú trọng đến cơng tác giáo dục
phịng, chống ma túy.
- Hầu hết các em học sinh còn mơ hồ hoặc hiểu sai về kiến thức. Qua thăm
dò thực tế, những kiến thức cơ bản như: Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác
hại, biện pháp phòng, chống, trách nhiệm của thanh niên học sinh… về ma túy ở
3 lớp 10C, 11A và 12D trong học kỳ I năm học 2020 – 2021, tôi đã thu được kết
quả như sau:
Trong tổng số 126 em HS được kiểm tra thì số học sinh không đạt yêu cầu
đang hiểu sai và thiếu những kiến thức cơ bản về ma túy còn chiếm tỉ lệ cao với
70%. Số HS đạt yêu cầu cơ bản chiếm 20% và loại đạt mọi yêu cầu (Tốt) chỉ
chiếm 10%.Trong đó, đáng báo động là học sinh chưa đạt yêu cầu lại chiếm tỉ lệ
cao ở các khối 11 và 12 đặc biệt là khối 12. Điều này được thể hiện cụ thể ở
bảng 3.
Bang 3: Kết qua điều tra, thăm dò những kiến thức về ma túy ở một số
lớp ở trường THPT Nga Sơn ở học kỳ I năm học 2020 – 2021.
Lớp
10C
11A
12D
Tổng

Sĩ số
40
43
43
126

Tốt
SL

3
5
5
13

%
7,5
11,6
11,6
10,0

Kết quả
Đạt yêu cầu
SL
%
10
25,0
9
21,0
6
14,0
25
20,0

Không đạt u cầu
SL
%
27
67,5
29

67,4
32
74,4
88
70,0

Điều đó cho thấy, càng lên lớp cao thì nhận thức của các em về những kiến
thức cơ bản trong việc phòng, chống ma túy càng giảm.

5

5


2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống ma túy cho giáo
viên, phụ huynh, các tổ chức đồn thể, học sinh cịn chưa được quan tâm đúng
mức hoặc điều kiện còn gặp những khó khăn nhất định.
- Do các em ngày càng xem thường các mơn học phụ, ít quan tâm đến các
vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự nóng bỏng mà giành nhiều thời gian
đầu tư vào các môn học được các em cho là môn học chính nên chưa đánh giá
đúng đắn lợi ích của cuộc đấu tranh phịng, chống ma túy.
- Do khơng ít giáo viên trong q trình tích hợp chủ yếu là tiến hành ở các
tiết học chính khố với cách thức chủ yếu là cung cấp tài liệu cho học sinh tự
nghiên cứu nên không được đông đảo các em học sinh quan tâm, hưởng ứng.
Điều này cũng được thể hiện rất cụ thể và sinh động ở các biểu đồ hình
dưới đây:

Số học sinh đuợc điều tra theo đơn vị lớp học kỳ I năm học 2020 - 2021
Từ thực trạng trên, để góp phần thực hiện cơng tác giáo dục phòng, chống

ma túy cho học sinh THPT được tốt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế của phần
6

6


lớn các trường THPT, tơi xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản thân về
cơng tác phịng, chống ma túy qua việc tích hợp nội dung này trong tiết dạy:
Thực hành ngoại khoá - nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền, giáo
dục cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để việc tích hợp nội dung giáo dục phịng, chống ma túy cho học sinh
THPT đạt chất lượng, hiệu quả cao nên thực hiện linh hoạt các giải pháp sau:
2.3.1. Sử dụng phiếu điều tra ban đầu tìm hiểu về giáo dục phòng, chống
chống ma túy.
Giải pháp sử dụng phiếu điều tra phải được thực hiện một cách thích hợp,
nội dung phải sát với điều kiện, đặc điểm của học sinh, lớp, trường, điều kiện
của địa phương. Trong thực tế điều tra, tôi đã xây dựng phiếu điều tra với hai nội
dung:
Thứ nhất: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của
phòng, chống ma túy.
Thứ hai: Tìm hiểu những kiến thức về ma túy của học sinh.
Qua kết quả điều tra ban đầu cho phép chúng ta có thể đánh giá khách quan
và chính xác tình hình thực tế của học sinh trong nhận thức về vai trò giáo dục
phòng, chống ma túy cũng như nhận thức về những kiến thức cơ bản về ma túy
(Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng tránh, trách nhiệm
thanh niên học sinh…).
Từ đó có thể đưa ra những nội dung và phương pháp phù hợp trong q
trình tích hợp giáo dục phịng, chống ma túy cho học sinh THPT nhằm thu được
hiệu quả cao nhất.

2.3.2. Tích hợp giáo dục phòng, chống ma túy qua các tiết học: Thực hành
ngoại khố mơn GDCD ở trường THPT.
Theo PPCT của Bộ GD & ĐT và Chương trình giáo dục nhà trường, mơn
GDCD mỗi năm có 2 tiết thực hành ngoại khố. Vì thế, ngồi việc tích hợp giáo
dục về: mơi trường, ATGT, tham nhũng… thì giáo viên cũng có thể sắp xếp để
tích hợp giáo dục phịng, chống ma túy một cách có hệ thống, hợp lý và hiệu
quả. Ở tiết dạy Thực hành ngoại khố, bản thân tơi đã tiến hành như sau:
- Khái quát lại những vấn đề cơ bản về phòng, chống ma túy.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về tình hình ma túy hiện nay trong cả nước,
tỉnh Thanh Hoá và ở huyện Nga Sơn.
- Tìm hiểu ngun nhân và các biện pháp phịng, chống ma túy.
- Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu viết về ma túy và thái độ của các em
trước những hành vi đó (các vụ án ma túy lớn)
- Tổ chức cho các em viết tiểu phẩm và đóng kịch về chủ đề ma túy nhằm
giúp cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một
tình huống giả định. Học sinh sẽ được đóng vai các nhân vật, thể hiện cách xử
lý, giải quyết tình huống trên cơ sở óc tưởng tượng và suy nghĩ sáng tạo của
7

7


mình. Theo tơi, đây là phương pháp tích hợp cực kỳ có hiệu quả trong việc giáo
dục các vấn đề mang tính thời sự bởi lẽ phương pháp này sẽ giúp học sinh suy
nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các
em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Các em được hoá thân vào một nhân vật
cụ thể, dấu ấn đó sẽ giúp các em khắc sâu mãi mãi. Tuy nhiên, việc “diễn”
khơng phải là phần chính mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Đóng vai có nhiều ưu thế trong việc rèn luyện kỹ năng ứng xử cho học sịnh, làm
nảy sinh óc sáng tạo của học sinh trong việc tìm kiếm cách xử lý và thể hiện

cách ứng xử, làm thay đổi thái độ, hành vi của các em theo hướng tích cực (rút
ra được nhiều bài học bổ ích). Mặt khác, nó sẽ tạo ra khơng khí lớp học vui vẻ,
sơi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, khi thực hiện PP dạy học
này, giáo viên cần lưu ý:
- Giáo viên phải chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm để các em có
kế hoạch xây dựng kịch bản, phân cơng đóng vai.
- Tình huống để đóng vai cần để mở để các học sinh khác tự tìm cách giải
quyết, cách ứng xử phù hợp.
- Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên phải đưa ra kết luận, định hướng cho
học sinh cách xử lý, tiếp cận vấn đề theo hướng tích cực.
2.3.3. Thiết kế bài dạy tích hợp phịng, chống ma túy qua tiết dạy: Thực hành
ngoại khóa.

NGOẠI KHÓA: GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong tiết ngoại khóa này này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức:
Khái niệm, biểu nhiện của người nghiện, nguyên nhân, tác hại của ma túy.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách sống lành mạnh để thực hiện tốt pháp luật phịng, chống ma túy, nói
khơng với ma túy.
- Biết đấu tranh với ma túy trong xã hội và cộng đồng.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe, tự học.
3. Về thái độ:
- Có thái độ sống nghiêm túc, biết hưởng thụ những gì chính đáng, lành
mạnh đối với bản thân.
- Có ý thức tôn trọng pháp luật, đặc biệt là pháp luật về phòng, chống ma túy.
II. CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở
HỌC SINH.
* Về phẩm chất: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành,

phát triển cho học sinh các phẩm chất như:
+ Yêu nước: Có niềm tin tưởng, tích cực tham gia các hoạt động phòng
chống ma túy ở địa phương.
8

8






+ Trung thực: Thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, khơng vi pham
pháp luật phịng, chống ma túy.
+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với cộng đồng
tích cực tham gia thực hiện tốt pháp luật của nhà nước về phòng, chống ma túy.
* Về năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DH TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
- Phương pháp: đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận, tình huống.
- Kĩ thuật: khăn phủ bàn, đóng kịch, xử lí tình huống.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, Luật phịng, chống ma túy.
- Hình ảnh và tư liệu minh họa, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm.
- Máy chiếu, giấy khổ rộng, bút dạ.
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Luật phịng, chống ma túy.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học.
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về các vụ án ma túy.

V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt được
Khởi động
Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các
em đã biết gì về ma túy, tác hại của ma
túy như thế nào?
- Rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực phát triển và giải quyết vấn đề
của học sinh.
Cách tiến hành:
GV: Trình chiếu video về một số chuyên
án lớn về ma túy.

9

9


Em có nhận xét gì về một số hình ảnh
mà các em vừa xem?
HS: 2 đến 3 HS trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung nếu có
GV chốt lại: Đó là một số chuyên án về
ma túy. Vậy ma túy là gì? Ma túy sẽ có
tác hại gì? Làm thế nào để phịng, chống
ma túy? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời
qua tiết học hơm nay.






Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Đàm thoại tìm hiểu về
khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân
của ma túy.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và các biểu
hiện, nguyên nhân của ma túy.
- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn
đề.
Cách tiến hành:
GV: Em hãy cho biết ma túy là gì? Cho
ví dụ?
HS: Trả lời...
GV: Yêu cầu 2- 3 HS nhận xét.
HS: Nhận xét.
GV kết luận: Có rất nhiều khái niệm
khác nhau về ma túy, qua các khái niệm
10

1. Ma túy là gì?
a. Khái niệm:

Ma túy là những chất có tính gây
nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo. Khi đưa vào cơ thể người

dưới bất kỳ hình thức nào, ma túy làm
thay đổi tâm trạng, ý thức và hành vi
10


trên, chúng ta có thể hiểu về ma túy như
sau: Ma túy là những chất có tính gây
nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo. Khi đưa vào cơ thể người dưới
bất kỳ hình thức nào, ma túy làm thay
đổi tâm trạng, ý thức và hành vi của
người sử dụng nó. Nếu lạm dụng ma túy
con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây
tổn thương, nguy hại cho người sử dụng
và cộng đồng.
GV: Luật phòng, chống ma túy được ban
hành khi nào? Từ đó đến nay đã được
sửa đổi vào những năm nào?
HS: Ban hành năm 2000, đã được sửa
đổi vào các năm: 2008, 2013 và 2021.
GV:Nêu một số chất ma túy mà em biết?

của người sử dụng nó. Nếu lạm dụng
ma túy con người sẽ lệ thuộc vào nó,
khi đó gây tổn thương, nguy hại cho
người sử dụng và cộng đồng.

HS: Thuốc phiện (Anh túc), Mooc phin,
b. Biểu hiện của người nghiện ma túy..
Heroin, Cần sa...

GV: Kết luận: Gồm hai dạng: ma túy tự
nhiên và ma túy tổng hợp.
GV: Theo các em, người nghiện ma túy
thường có những biểu hiện gì?
HS: Trả lời...
GV: Yêu cầu 2- 3 HS bổ sung.
GV nhận xét và kết luận: Mỗi một chất
gây nghiện sẽ có những biểu hiện khác
nhau nhưng nhìn chung những người
nghiện ma túy thường có những biểu
hiện sau đây:...........

GV: Theo em, nguyên nhân dẫn đến tệ
nạn ma túy là gì? Cho ví dụ?
HS: u cầu 1 – 2 HS trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: trả lời….
GV: Nhận xét và kết luận.
Khi người nghiện ma túy sử dụng các
chất ma túy khác nhau thì sẽ có những
11

- Hay tụ tập, đi lại với những người
khơng có cơng ăn việc làm, không lao
động, không học hành, hay chơi thân
với người nghiện ma túy.
- Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp
xúc với mọi người (kể cả người thân
trong gia đình).
- Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn,

đơi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu
hiện chống đối, cáu gắt.
- Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi,
lười lao động, không chăm lo vệ sinh
cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi
muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi
học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
- Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử
dụng tiền khơng có lý do chính đáng,
thường xuyên xin tiền người thân, hay
bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ
11


biểu hiện đặc trưng riêng. Tuy nhiên,
những người nghiện ma túy thường có
những dấu hiệu cơ bản như:………
GV: Theo em, nguyên nhân dẫn đến
nghiện ma túy là gì?
HS: 1- 2 hs trả lời….
GV: Yêu cầu 1- 2 hs nhận xét, bổ sung
GV: Kết luận: Có 2 nguyên nhân (Chủ
quan và khách quan)

nần nhiều, ăn cắp vặt.
- Túi quần, áo, cặp sách, phịng ở
thường có nhiều thứ như: giấy bạc,
thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi
lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện,
gói nhỏ hêrơin.

- Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở
mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay,
mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
- Đối với người đã nghiện nặng, ngồi
các dấu hiệu trên cịn biểu hiện: sức
khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên
ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm,
cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc
luộm thuộm.





c. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy.
* Nguyên nhân khách quan:
- Do lối sống buông thả của một bộ
phận giới trẻ ngày nay.
- Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội chưa thật sự chặt
chẽ.
- Cơng tác quản lí địa bàn dân cư ở
một số nơi chưa thật sự tốt.
- Do một bộ phận cha mẹ do công việc
làm ăn mà chưa quan tâm con cái đúng
mức.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu hiểu biết về tác hại ma túy,
nên nhiều bạn trẻ bị rủ rê, lôi kéo sử
dụng ma túy, tham gia vận chuyển ma
túy.

- Do muốn thỏa mãn trí tị mị của tuổi
trẻ, thích thể hiện mình...

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để tìm
hiểu về tác hại của ma túy.
Mục tiêu:
- HS nêu được các tác hại của ma túy.
- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
Cách tiến hành:
GV: Chia nhóm, phân cơng nhiệm vụ,
quy định thời gian, cách thức thảo luận
và trình bày kết quả thảo luận.
+ Nhóm 1: Đối với người sử dụng, ma
túy gây ra những tác hại gì? Cho ví dụ?
+ Nhóm 2: Đối với gia đình, ma túy gây
ra những tác hại gì? Cho ví dụ?
+ Nhóm 3: Đối với xã hội, ma túy gây ra 2. Tác hại của ma túy.
những tác hại gì? Cho ví dụ?
a. Đối với người sử dụng.
- HS: Thảo luận
- Ma túy gây tổn hại cho các hệ cơ
- GV: Quan sát, nhắc nhở, khái quát và
12

12


chính xác hóa đáp án, giảng giải thêm
những nội dung cần thiết.

- HS: Trình bày kết quả thảo luận, nhận
xét bổ sung.
- GV kết luận: Ma tuý hiện nay đang là
một vấn đề nhức nhối của xã hội. Ma tuý
không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người
mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào
cảnh khánh kiệt, bần cùng. Ma t
khơng chỉ là nguyên nhân của các mối
bất hoà trong gia đình mà cịn là ngun
nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật
tự, an tồn xã hội.
GV trình chiếu một số hình ảnh minh
họa về tác hại của ma túy:

[6]
13

quan: hệ tiêu hóa, hệ hơ hấp, hệ tuần
hồn, các bệnh về da, làm giảm chức
năng thải độc, tác động đến hệ thần
kinh, suy nhược toàn thân.
- Sử dụng ma túy làm cho người
nghiện thay đổi trạng thái tâm lí, sa sút
về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp
sống sinh hoạt lành mạnh, xa lánh
người thân, bạn bè tốt. Nghiện ma túy
gây nhiền hội chứng về tâm thần.
b. Đối với gia đình.
- Nghiện ma túy làm tiêu tốn tài sản,
làm đổ vỡ các mối quan hệ tốt đẹp giữa

những người trong gia đình với người
nghiện.
- Làm suy giảm lực lượng lao động của
gia đình về số lượng và chất lượng, làm
cho thu nhập gia đình cũng giảm trong
khi đó chi phí cho người sủ dụng ma
túy tăng cả khiến chi nhiều gia đình rơi
vào cảnh khánh kiệt, bần cùng.
c. Đối với xã hội.
- Tác hại của ma túy đến nền kinh tế:
+ Việc duy trì các dịch vụ có liên quan
đến ma túy vừa tốn kém về tiền của,
vừa tiêu phí nguồn nhân lực quý giá
cần thiết cho các nhu cầu và các mối
quan tâm khác của xã hội. Hằng năm
nước ta phải chi rất nhiều cho việc xóa
bỏ cây thuốc phiện, cơng tác cai nghiện
ma túy, cơng tác phịng chống ma túy.
+ Làm suy giảm lực lượng lao động
của xã hội cả về chất lượng và số
lượng, làm cho thu nhập quốc dân cũng
giảm, chi phí cho dự phịng và chăm
sóc y tế tăng.
+ Đầu tư nước ngồi sẽ giảm nếu nước
đó có tỉ lệ người nghiện cao.
- Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật
tự, an toàn xã hội.
+ Nghiện ma túy là nguyên nhân xô
đẩy người lương thiện vào con đường
phạm tội. Do người nghiện không làm

13






Hoạt động 3: Đóng kịch, xử lý tình
huống, từ đó đưa ra trách nhiệm của
công dân - thanh niên, học sinh để
phòng, chống ma túy.
Mục tiêu:
- Từ đóng kịch và xử lí tình huống, HS
rút ra được các biện pháp cần áp dụng để
phịng, chống ma túy, qua đó thấy được
trách nhiệm của bản thân trong cuộc đấu
tranh phòng, chống ma túy.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực
giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
GV: Trình chiếu tình huống lên màn hình
và yêu cầu HS xử lý..
Tình huống 1:
C (16 tuổi) đang là học sinh nhưng hay
trốn học đi chơi điện tử. Tại đây C đã bị
D (20 tuổi) dụ dỗ hút thuốc phiện và trở
thành nghiện. C và D đã được địa
phương giáo dục nhiều lần và đã buộc
phải đi cai nghiện nhưng vẫn tiếp tục sử
dụng ma túy. Một lần, C và D bị công an

bắt quả tang khi đang sử dụng ma túy.
Cả hai đã bị lập biên bản và giải về trụ
sở công an xã cùng tang vật. Khi hay tin
về chuyện này, bà B (mẹ C) thắc mắc vì
cho rằng: D bị lập biên bản và giải về
trụ sở công an xã là đúng rồi. Còn C là
học sinh (còn trẻ con), lại bị người khác
rủ rê, lôi kéo mà thành nghiện thì chỉ vi
phạm đạo đức thơi.
Câu hỏi: Em có đồng ý với ý kiến của
bà B khơng? Vì sao?
HS: Trả lời...
GV: Kết luận:
- Hành vi của C không chỉ vi phạm đạo
đức mà còn vi phạm pháp luật.
- C là học sinh nên sẽ bị xử lý theo
những quy định của Bộ GD&ĐT về
phòng chống ma túy trong trường học.
GV: Trình chiếu những quy định của Bộ
GD&ĐT về phịng chống ma túy trong
14

chủ được hành vi của mình.
+ Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng
ma túy trái phép của các đối tượng và
sự tụ tập của những người nghiện ở
một địa bàn, kéo theo những tệ nạn xã
hội và những vi phạm pháp luật khác sẽ
gây bất ổn về an ninh, trật tự tại địa bàn
đó. Gây tâm lí hoang mang, bất bình, lo

sợ trong quần chúng nhân dân.

3. Trách nhiệm của công dân - thanh
niên, học sinh trong phòng chống ma
túy.
- Học tập, nghiên cứu nắm vững
những quy định của pháp luật đối với
cơng tác phịng, chống ma tuý và
nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ
hình thức nào.
- Khi phát hiện những học sinh có
biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi
vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp
thời cho thầy, cơ giáo để có biện pháp
ngăn chặn.
- Nâng cao cảnh giác tránh bị đối
tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc
làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và
14


trường học để học sinh tham khảo (Phụ
lục 4) [5].
Tình huống 2:
GV: Nêu tình huống mà đã yêu cầu HS
nghiên cứu trước và tổ chức đóng kịch
(Nội dung tình huống - phụ lục 3).
HS: Tham gia đóng kịch
GV: Yêu cầu HS nhận xét về quan điểm,

thái độ của các nhân vật trong câu
chuyện trên.
HS: Nhận xét và đưa ra ý kiến của mình.
GV kết luận:
GV: Là thanh niên học sinh, chúng ta cần
phải làm gì để phịng, chống ma túy?
HS: Trả lời...
GV kết luận:



bn bán ma t.
- Có ý thức phát hiện những đối tượng
có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử
dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào
hoạt động vận chuyển, mua bán ma
tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cơ giáo
hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà
trường.
- Phát hiện những đối tượng bán ma
tuý xung quanh khu vực trường học và
kịp thời báo cáo cho thầy, cô giáo, cán
bộ nhà trường. Phát hiện và báo cáo kịp
thời cho chính quyền địa phương
những đối tượng mua bán, tổ chức sử
dụng trái phép chất ma tuý và những
nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư
trú hoặc tạm trú.
- Tích cực tham gia phong trào phịng,
chống ma t do nhà trường, tổ chức

Đồn phát động.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện
những công việc cụ thể, góp phần thực
hiện nhiệm vụ phịng, chống ma t tại
nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa
phương phát động.
- Cam kết không vi phạm pháp luật,
không tham gia các tệ nạn xã hội, trong
đó có tệ nạn ma tuý.

Hoạt động luyện tập.
Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì tìm
hiểu về tham nhũng.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
15

15




Cách tiến hành:
GV: Trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm và
yêu cầu HS trả lời.
(Nội dung câu hỏi - phụ lục 4).
HS: Suy nghĩ và tìm ra phương án trả lời
đúng nhất, ghi kết quả vào giấy A4 và trả
lời theo yêu cầu của GV.

GV: Sau khi HS trả lời, chốt đáp án và
nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng.
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình
huống/ bối cảnh mới/ nhất là vận dụng trong thực tế cuốc sống
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực quản lý và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
a.Tự liên hệ:
Bài tập tình huống:
Khi nói về tình trạng tham nhũng hiện nay có thể tác động tiêu cực đến tư
tưởng của giới trẻ (trong đó có HS THPT) có bạn cho rằng: “Tham nhũng là
hành vi xấu có hại nhưng sẽ cịn “hại” hơn khi mà khơng được tham nhũng”.
Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao?
b. Nhận diện xung quanh:
Hãy nêu nhận xét của em về những tư tưởng, suy nghĩ và cách thức làm
giàu khơng chính đáng, phi pháp (sản xuất, bn bán, tang trữ ma túy) của một
số người ở địa phương mà em biết?
5. Hoạt động mở rộng.
- GV: + Cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số tài liệu liên quan
đến phòng, chống tham nhũng trên mạng internet như: Luật phòng chống ma
túy, Quyết định số: 48/2006/QĐ- BGĐT ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng GD&ĐT, Bộ Luật Hình sự 2015...
+ Hướng dẫn HS sử dụng kiến thức pháp luật để nhận biết về trách nhiệm
pháp lý khi vi phạm về ma túy.
- HS: Tìm hiểu, sưu tầm về các vụ án về ma túy.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của những lý thuyết đã được đưa
ra ở phần lí luận cũng như dựa trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng,

trong quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành soạn hai giáo án và áp dụng cho hai
lớp. Đối với lớp 11C (đối chứng) giáo án chủ yếu dạy theo hình thức hướng dẫn
học sinh tự tìm hiểu và phương pháp dạy học truyền thống. Riêng lớp 11D (thực
nghiệm) giáo án được thực hiện theo hình thức thiết kế một cách có hệ thống về
16

16


những kiến thức cơ bản về phòng, chống ma túy kết hợp phương pháp đổi mới
theo hướng phát huy năng lực của học sinh, và kết quả thu được như sau:
Một là, kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh:
Kết quả lĩnh hội tri thức đựợc đánh giá qua hai khía cạnh:
- Chất lượng của các ý kiến phát biểu, vận dụng bài trên lớp.
- Chất lượng của các bài viết trong quá trình làm bài kiểm tra (15 phút) .
Ngay trong quá trình giảng dạy tiết: Thực hành ngoại khóa theo hình thức
và phương pháp này, bản thân đã nhận thấy rất rõ tinh thần học tập và thái độ
làm việc của các em trên lớp 11D (thực nghiệm). Song đó chưa đủ để khẳng
định được tính hiệu quả của hình thức tích hợp này. Nên khi dạy xong, tôi lại
tiến hành kiểm tra 15 phút và nhờ các giáo viên khác chấm. Kết quả lĩnh hội tri
thức qua các lần đo được thể hiện như sau:
Bang 1. Kết qua lĩnh hội tri thức trước khi áp dụng hình thức và
phương pháp tích hợp mới.
Lớp
Điểm
Giỏi

11C (Đối chứng: 40 HS)
Số lượng
%

3
7,5

11D (Thực nghiệm: 41 HS)
Số lượng
%
1
2,4

Khá

18

45,0

25

60,9

Trung bình

18

45,0

13

31,8

Yếu, kém


1

2,5

2

4,9

Nhận xét: Ở lần đo thứ nhất, lớp thực nghiệm tuy số học sinh đạt điểm khá
nhiều hơn và điểm trung bình ít hơn lớp đối chứng, nhưng số học sinh giỏi lại ít
hơn. Nguyên nhân là do các em chưa được tiếp cận với hình thức tích hợp mới.
Bang 2. Kết qua lĩnh hội tri thức sau khi áp dụng hình thức và phương pháp
tích hợp mới.
Lớp
Điểm
Giỏi

11C (Đối chứng: 40 HS)
Số lượng
%

11D (Thực nghiệm: 41HS)
Số lượng
%

8

20,0


17

41,5

Khá

13

32,5

15

36,5

Trung bình

17

42,5

9

22,0

Yếu, kém

2

5,0


0

0,0

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy , kết quả đã có sự thay đổi rõ rệt.
Sở dĩ đạt được như vậy là vì các em đã thể hiện được mức độ ghi nhớ logic,
chứng tỏ có hiểu bài, biết vận dụng, liên hệ thực tế và lấy ví dụ minh họa. Trong
17

17


đó có rất nhiều bài viết có chiều sâu, mang nhiều ý tưởng sáng tạo, được đánh
giá là xuất sắc (theo nhận xét của các giáo viên khác chấm). Vì vậy, có thể
khẳng định rằng việc giáo dục phịng chống ma túy theo hình thức và phương
pháp này sẽ giúp học sinh lĩnh hội tri thức sâu sắc hơn, vững chắc hơn so với
không sử dụng phương pháp này.
Hai là, kết quả rèn luyện kĩ năng và năng lực cho học sinh:
Qua sự quan sát, theo dõi hoạt động của học sinh, một biểu hiện thể hiện rất
rõ đó là: Học sinh lớp thực nghiệm (11D) mạnh dạn hơn rất nhiều, biết cách
trình bày chính kiến của mình mạch lạc, súc tích, thu hút người nghe. Ngồi ra
một số kĩ năng khác như: phát hiện nhanh, phản ứng nhanh... cũng đã được hình
thành. Thơng qua đó đã hình thành và phát triển ở các em một số năng lực như:
năng lực phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp… và
điều quan trọng nhất là đã hình thành cho học sinh những hành vi ứng xử phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội và pháp luật của Nhà nước. Chính vì
vậy, có thể khẳng định rằng, nếu sử dụng hình thức và và phương pháp giáo dục
này vào giảng dạy các tiết Thực hành ngoại khóa một cách rộng rãi, thường
xun thì cùng với tri thức, đó là những hành trang rất quan trọng để giúp các
em đứng vững hơn trong cuộc sống đầy sôi động và phức tạp như hiện nay.

Ba là, thái độ của học sinh đối với việc sử dụng hình thức và phương pháp
giáo dục này.
Qua phỏng vấn và điều tra nhanh, bản thân nhận thấy rằng: Có 93% học
sinh lớp thực nghiệm thích học theo hình thức và phương pháp này. Vì rằng,
hình thức và phương pháp này mang lại rất nhiều tác dụng:
- Giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn.
- Kích thích tư duy, sáng tạo, khoa học, độc lập của học sinh.
- Phát huy được tính tích cực của học sinh, lôi cuốn, thu hút được đông đảo
học sinh tham gia.
- Các em được làm việc nhiều hơn, được rèn luyện kĩ năng, giúp các em
mạnh dạn hơn… Chỉ có 7% tỏ ra khơng thích, điều này dễ nhận thấy là đa số
học sinh này đều rơi vào những học sinh lười học, chưa có ý thức, động cơ, thái
độ học tập đúng đắn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trong q trình tích hợp giáo dục phịng, chống ma túy trong mơn GDCD
nói chung và tiết Thực hành ngoại khóa nói riêng, việc sử hình thức và phương
pháp giáo dục này là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, nó đem lại rất
nhiều ý nghĩa cho cả giáo viên và học sinh.
Về phía học sinh: Hình thức và phương pháp tình huống giúp các em nắm được
kiến thức về ma túy một cách đầy đủ và hệ thống, phát huy tinh thần chủ động, sáng
tạo trong tiếp nhận và lĩnh hội tri thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên.
18

18


Thơng qua đó, giúp hình thành phát triển năng lực của các em như: năng lực tự học,
tự nghiên cứu, tự phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực tự vận dụng tri thức vào
thực tiễn đời sống; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác…

Về phía giáo viên: Hình thức và phương pháp này giúp cho quá trình nhận thức
của học sinh theo trình tự logic, khoa học, giúp cho giáo viên đỡ phải thuyết trình,
tạo khơng khí sơi nổi trong lớp học, nắm được tâm lí và khả năng nhận thức của học
sinh để điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp và hiệu quả.
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng tình huống
thực tế nhằm thực hiện các mục đích dạy học của mình.
Như vậy, một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định rằng: Nếu hình thức
và phương pháp tích hợp này được áp dụng rộng rãi vào giảng dạy trong tiết
Thực hành ngoại khóa chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều tác dụng, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục phịng, chống ma túy qua mơn Giáo dục
công dân ở trường THPT.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải thường xuyên nâng cao trình độ, rèn luyện tay nghề, trau
dồi kinh nghiệm, vốn sống.
- Khơng ngừng học tập nghiên cứu để tích hợp giáo dục phịng chống ma
túy có hiệu quả.
- Chú ý rèn luyện cho học sinh ý thức tự học, tự nghiên cứu thơng qua việc
chuẩn bị các tư liệu, tình huống ở nhà.
- Chú ý quan tâm đến học sinh, khuyến khích học sinh tham gia phát biểu,
xử lý tình huống một cách tích cực và hiệu quả.
3.2.2. Đối với học sinh:
- Cần có ý thức đối với việc học tập môn Giáo dục công dân, nhận thức
một cách đúng đắn vai trị, vị trí mơn Giáo dục cơng dân trong nhà trường.
- Khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn
đề ma túy, có thái độ và hành động đúng đắn trước những tệ nạn về ma túy.
- Khắc phục tâm lí e ngại, ỉ lại trong việc hợp tác với giáo viên giải quyết
tình huống.
- Cần chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
3.2.3. Đối với các cấp quan lí:

- Mở thêm các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về giáo dục
phòng, chống ma túy cho cán bộ giáo viên.
- Giám sát kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình của giáo viên dạy
bộ mơn thơng qua tổ chun mơn.
- Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời nhằm động viên việc dạy
và môn học Giáo dục công dân.
19

19


- Các cấp quản lý cần phải có chủ trương, kế hoạch đúng đắn, phù hợp và
đầu tư thích đáng cho các tiết hoạt động ngoại khóa.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN tự viết,
không sao chép nội dung của người
khác.

Lê Thị Thân

20

20




×