Tải bản đầy đủ (.pdf) (576 trang)

Tìm hiểu về lịch sử của vùng đất Huế: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.45 MB, 576 trang )

TRI U NGU

N ƯA


402

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Có mấy đời chúa Nguyễn, sự nghiệp của mỗi ơng thế
nào?
Có 9 đời chúa Nguyễn. Trong 9 đời chúa ấy, chúa Tiên Nguyễn
Hoàng, chúa thứ nhất, làm chúa lâu nhất (55 năm) và chúa Ngãi
Nguyễn Phúc Thái (Trăn), chúa thứ năm, làm chúa ngắn nhất (4 năm).
Nhưng sự đóng góp của mỗi đời chúa vào lịch sử nước nhà không căn
cứ trên thời gian trị vì mà căn cứ trên những sự kiện chính trị đã diễn
ra trong đời các chúa. Những sự kiện nổi bật và được người dân xứ
Đàng Trong nhớ nhất về chín đời chúa là:
1. Chúa Tiên Nguyễn Hồng (1558-1613): Đóng dinh ở Ái Tử, sau
chuyển qua Trà Bát (1570) thuộc đất Quảng Trị ngày nay, là
người đầu tiên ly khai với chúa Trịnh ở miền Bắc, đặt nền móng
xây dựng cơ đồ cát cứ phương Nam để lập nên xứ Đàng Trong.
Năm 1601, chúa Tiên đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ còn tồn
tại cho đến ngày nay.
2. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635): Người đầu tiên có
chữ lót là Phúc, dời thủ phủ vào Phước Yên (1626) thuộc tỉnh
Thừa Thiên Huế ngày nay và bắt đầu đánh nhau với quân
Trịnh. Chúa Sãi đánh hai trận vào các năm 1627, 1630. Ngay
sau đó Chúa cho đắp lũy Trường Dục (1630), lũy Thầy (1631),
cho lập sở đúc súng và mở trường bắn để huấn luyện quân sĩ


sẵn sàng đương đầu với các cuộc tấn công mới của quân Trịnh.
Để giữ hòa hiếu với các nước ở phương Nam, chúa Sãi gả công
nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp và công nữ Ngọc Khoa cho
vua Chăm.
3. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) dời thủ phủ vào
Kim Long (Huế). Mở rộng cửa Hội An, cho phép người ngoại
quốc vào buôn bán. Tiếp tục đương đầu với quân Trịnh để giữ
vững xứ Đàng Trong. Chúa Thượng đánh nhau với quân Trịnh
hai trận vào các năm 1635 và 1648. Năm 1644, chúa cho con là
Nguyễn Phúc Tần cầm quân đánh bại hải thuyền Hà Lan ở cửa

700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

403


Eo (Thuận An).
4. Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) xây dựng phủ Dương
Xuân để tránh lũ lụt (1680). Từ năm 1655 đến 1672, Hiền vương
thắng quân Trịnh ba lần vào các năm 1655, 1661, 1672 và chấm
dứt chiến tranh vào năm 1772. Về phía Nam, cương vực của xứ
Đàng Trong đã vào đến Khánh Hịa, Bình Thuận; cho người Minh
vào khai khẩn miền đang tranh chấp ở Thủy Chân Lạp.
5. Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (Trăn) (1687-1691) làm chúa 4
năm; dời thủ phủ từ Kim Long về Phú Xuân; dẹp yên các cuộc
nổi loạn ở miền Nam, chuẩn bị cho việc thiết lập chính quyền ở
vùng đất mới sau này.
6. Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) làm chúa 34 năm;
sửa chữa phủ Dương Xuân, đổi tên là Phủ Ấn, mộ đạo Phật, đại
trùng tu chùa Thiền Lâm, mời nhà sư Thích Đại Sán bên Trung

Quốc sang Huế rao giảng đạo Phật, cử Nguyễn Hữu Cảnh vào
chia đất Đông Phố, lấy Lộc Dã làm huyện Phước Long, lập dinh

Nhà nghiên cứu Nguyễn
Đ c uân trước lăng
Trưởng Cơ của chúa
Nguyễn Hoàng
Ảnh: NĐ chụp năm
2 0 0 0

404

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


iáo sư Tôn Th t Hanh
Chủ tịch Hội đồng
Nguyễn Phúc tộc trước
lăng Trường Hưng
nơi an táng chúa
Nguyễn Phúc Tần
Ảnh: NĐ

Trấn Biên, lấy Sài Cơn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn
(Gia Định) (1698). Mạc Cửu đem 7 xã Hà Tiên qui thuận. Đúc
ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bửu”; bỏ phủ Phú
Xuân ra lập phủ mới ở Bác Vọng (huyện Quảng Điền).
7. Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ (Chú, Trú) (1725-1738). Lập dinh
Điều Khiển chỉ huy các lực lượng quân đội ở miền Nam; mở rộng
đất Định Tường (1731) và Vĩnh Long (1732).

8. Võ vương Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát) (1738-1765) làm chúa 27
năm; dời thủ phủ ở Bác Vọng về bên trái phủ cũ ở Phú Xuân, đổi
thành Đô thành Phú Xuân, đúc ấn quốc vương; đánh dẹp loạn
do người Tàu cầm đầu ở Trấn Biên (1747); đặt Rạch Giá làm đạo
Kiên Giang, Cà Mau làm đạo Long Xuyên (1757) hoàn thành việc
mở mang miền Nam.
9. Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) làm chúa 12 năm.
Bù nhìn của tên bạo chúa Trương Phúc Loan. Xứ Đàng Trong

700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

405


loạn lạc, phía Bắc quân Trịnh kéo vào chiếm Thuận Hóa, phía
Nam phong trào Tây Sơn nổi dậy. Định Vương chứng kiến sự
nghiệp chín đời chúa Nguyễn sụp đổ.

Có mấy đời vua Nguyễn, ai làm vua lâu nhất và ai làm
vua ngắn nhất, ai sống thọ nhất và ai chết trẻ nhất?
Có 13 đời vua Nguyễn nối tiếp nhau trị vì theo thời gian như sau:
1. Gia Long (1802-1819)
2. Minh Mạng (1820-1840)
3. Thiệu Trị (1840-1847)
4. Tự Đức (1848-1883, làm vua 36 năm)

Vua Tự Đức

406


NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Vua Hàm Nghi

5. Dục Đức (17-7-1883 - 20-7-1883, làm vua 3 ngày)
6. Hiệp Hòa (từ tháng 7 đến tháng 11-1883)
7. Kiến Phước (12-1883 - 7-1884)
8. Hàm Nghi (8-1884 - 7-1885)
9. Đồng Khánh (8-1885 - 1889)
10. Thành Thái (1889-1907)
11. Duy Tân (1907-1916)
12. Khải Định (1916-1925)
13. Bảo Đại (1926-1945)
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

407


Theo thời gian trị vì của 13 đời vua Nguyễn kể trên, ta thấy vua
Tự Đức ngồi trên ngai vàng lâu nhất với 36 năm (1848-1883) và con
nuôi của vua Tự Đức là Dục Đức chỉ mới thực hiện theo di chúc làm
vua được 3 ngày thì bị hai quyền thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn
Văn Tường phế truất rồi giam vào ngục thất cho đến chết.
Ông vua sống thọ nhất là vua Bảo Đại (1913 - 1997), 84 tuổi.
Ông vua chết trẻ nhất là vua Kiến Phước (1869-1884), 15 tuổi.

Trong 9 đời chúa, 13 đời vua Nguyễn những vị nào đã
ra đời ở Nam bộ, sống lâu ở Nam bộ và chết ở Nam bộ.
Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) sinh năm

1791 tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định;
Hồng tơn Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) đã sống ở Nam
bộ lâu nhất (từ năm 1775 đến đầu thế kỷ XIX, hơn 25 năm)
Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) - vị chúa thứ
chín - bị quân Tây Sơn bắt ở Long Xuyên và giết tại Sài Gòn vào năm
1777.

Làm sao phân biệt những dịng họ mang quốc tính,
cơng tính và bá tính? Cách đặt tên và chữ lót của con
cháu dịng họ các vua Nguyễn ra sao?
Dòng họ của người Việt Nam dưới thời Nguyễn được chia làm 3 loại:
Quốc tính, cơng tính và bá tính.
Quốc tính là dịng họ các vua triều Nguyễn tức là họ (tính) Nguyễn
Phúc(1).
Cơng tính là dịng họ được nhà Nguyễn xác nhận là có cơng.
Bá tính (hay bách tính) là trăm họ, nói chung tất cả các dòng họ
khác trong xã hội.

1 Tiếng miền Trung trở vào trong Nam gọi Phúc là Phước vì vậy cũng còn gọi là họ Nguyễn Phước

408

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Quốc tính và cơng tính có một q trình hình thành tương đối dài
và cách thể hiện rất phức tạp, chúng tơi xin tóm lược như sau:
Dịng họ Nguyễn Phúc làm chúa, làm vua trong một thời gian khá
lâu (từ 1558 đến 1945), con cháu rất đông. Để khỏi nhầm lẫn về thế,
thứ, thân, sơ và người trong họ, các chúa và các vua Nguyễn đã đặt

ra những nguyên tắc đặt tên và tên đệm cho con cháu trong dòng họ
mình. Nhiều người, ngay cả người trong hồng tộc, cũng lúng túng
trong việc nhìn nhận vai vế trong tộc mình.
Việc đặt tên đệm do vua Minh Mạng chủ trương để áp dụng cho 20
đời tính từ vua Thiệu Trị về sau. Theo lời văn khắc trên đồng sách
(bài ngự chế tự) thì việc này làm theo ý vua Gia Long.

Vua Minh Mạng

700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

409


I. Những con cháu thuộc các thế hệ t vua Minh Mạng trở về
trư c
Gồm con cháu 9 đời chúa, anh em vua Gia Long và anh em vua
Minh Mạng.
Chúa Tiên (1558-1613) từ ngoài Bắc vào mang họ Nguyễn, tức
Nguyễn Hồng. Tương truyền rằng, khi bà vợ ơng nằm mơ thấy thần
nhân cho tờ giấy viết đầy cả chữ Phúc. Nhiều người đề nghị lấy chữ
Phúc đặt tên cho con thì bà cho rằng: “Nếu đặt tên cho con thì chỉ
một người được hưởng phúc, chi bằng lấy chữ Phúc đặt làm tên đệm
thì mọi người đều được hưởng”. Bởi vậy bà đặt tên cho con là Nguyễn
Phúc Nguyên, nhánh họ Nguyễn vào Nam làm chúa đổi thành Nguyễn
Phúc bắt đầu từ đó. Từ Nguyễn Phúc Nguyên xuống đến vua Minh
Mạng đều mang họ Nguyễn Phúc (vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc
Đảm). Những người này cùng họ với vua Minh Mạng được nhà vua
đặt là Tôn Thất. Con gái của Tôn Thất là Tôn Nữ.


II. Những con cháu của vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng cho làm riêng cho con cháu mình bài Đế hệ thi 20
chữ dành cho 20 đời:
Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thụy Quốc Gia Xương
Như vậy con vua Minh Mạng có tên đệm là Miên như Miên Tơng (vua
Thiệu Trị), Miên Thẩm (Tùng Thiện vương), Miên Trinh (Tuy Lý vương).
Cháu nội vua Minh Mạng có tên đệm là Hường như Hường Nhậm
(vua Tự Đức).
Chắt nội tên đệm là Ưng như Ưng Chân (vua Dục Đức).
Chỉ có những người trong đế hệ thì mới được làm vua: Miên Tơng
(Thiệu Trị), Hồng Nhậm (Tự Đức), Ưng Chân (Dục Đức), Bửu Lân
410

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


(Thành Thái), Bửu Đảo (Khải Định) Vĩnh San (Duy Tân), Vĩnh Thụy
(Bảo Đại).
Cách đặt chữ lót của con gái, cháu gái của vua Minh Mạng theo
nguyên tắc sau đây:
Con gái của vua là hồng nữ, khi được sắc phong thì trở thành cơng
chúa và có tên hiệu riêng. Ví dụ hoàng nữ Trinh Thận (em ruột Miên
Thẩm) được phong là Lại Đức cơng chúa.
Cơng chúa về sau có anh hay em làm vua thì được gọi là trưởng
cơng chúa (để phân biệt với cơng chúa con vua đang trị vì), có cháu
làm vua (vua gọi bằng cơ) thì được gọi là thái trưởng công chúa (tức
là cô của vua tại vì).


Tuy L vương
Miên Trinh
700 NĂM THUẬN HĨA - PHÚ XN - HUẾ

411


Con, cháu gái các hoàng tử tức cháu nội của các vua thì phải căn
cứ vào thứ bậc của anh hoặc em trai mà đặt.
Con trai của hoàng tử là công tử, con gái của công tử (đời thứ 2) là
cơng nữ, cháu nội gái của hồng tử là cơng tơn nữ (đời thứ 3, tơn đây
có nghĩa là cháu), chắt nội gái công tử là công tằng tôn nữ (đời thứ
tư), xuống một bậc nữa (đời thứ năm) là công huyền tôn nữ, xuống
nữa (đời thứ sáu) là công lai tôn nữ... Nhưng để đơn giản, các đời kế
tiếp chỉ gọi là tôn nữ với ý nghĩa là cháu gái.

III. Những con cháu của anh và em vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng có 1 người anh (hồng tử Cảnh) và 9 người em trai
có con cháu. Những người này là phên dậu gần gũi nhà vua. Để phân
biệt với các tôn thất khác (con cháu 9 đời Chúa Nguyễn), vua Minh
Mạng cho làm 10 bài Phiên hệ thi, mỗi bài có 20 chữ dùng làm chữ
lót sau chữ Tơn Thất cho 20 đời (thế) con cháu của anh và em ơng.
Bài 1 dành cho con cháu hồng tử Cảnh, anh cả của vua Minh
Mạng. Từ bài 2 đến bài 10 dành cho con cháu 9 người em của vua
Minh Mạng.
Bài I: ANH DUỆ
Mỹ Duệ Anh Cường Tráng
Liên Huy Phát Bội Hương
Lệnh Nghi Tàm Tốn Thuận

Vị Vọng Biểu Khơn Quang

Dịng này đến đời thứ tư có một người rất nổi tiếng là ông Cường
Để (Kỳ Ngoại hầu) giữ cương vị minh chủ của Việt Nam quang phục
hội do nhà cách mạng Phan Bội Châu sáng lập.
Bài II: KI N AN
Lương Kiến Ninh Hòa Thuận
Du Hành Suất Nghĩa Phương
Dưỡng Di Tương Thức Hảo
Cao Túc Thể Vi Tường
412

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


B I III:

ỊNH VI N

Tĩnh Hoài Chiêm Viễn Ái
nh Ngưỡng Mậu Thanh Kha
Nghiễm Cách Do Trung Đạt
Liên Trung Tập Cách Đa

Bài IV: DIÊN KH NH
Diên Hội Phong Hanh Hợp
Trọng Phùng Tuấn Lăng Nghi
Hậu Lưu Thành Tú Diệu
Diễn Khánh Thích Phương Huy


Bài V:

IÊN B N

Tín Diện Tư Duy Chánh
Thành Tín Lợi Thỏa Trinh
Túc Cung Thừa Hữu Nghị
Vinh Hiển Tập Khanh Danh

Bài VI: THIÊU HÓA
Thiện Thiệu Kỳ Tuấn Lý
Văn Tri Tại Mẫn Du
Ngưng Lân Tài Chí Lạc
Địch Đạo Dỗn Phu Hưu

Bài VII: QUẢNG OAI(1)
Phụng Phù Trưng Khải Quảng
Kim Ngọc Trác Tiêu Kỳ
Điển Học Kỳ Giai Chí
Đơn Di Khắc Tự Trì

1 Quảng ai là cháu ngoại vua Lê, con bà Lê Thị Ngọc Bình

700 NĂM THUẬN HĨA - PHÚ XN - HUẾ

413


Bi đình lăng Minh Mạng


vị vua đ lập ra uy định về việc đ t tên đệm cho hoàng tộc nhà Nguyễn
Ảnh: Hoài Hương

Bài VIII: THƯ NG T N
(em ruột Quảng ai)
Thường Các Tuân Gia Huấn
Lâm Trang Túy Thạnh Cung
Thận Tu Di Tấn Đức
Thọ ch Mậu Tân Công

Bài I : AN KH NH
Khâm Tùng Xưng Phạm
Nhã Chánh Thủy Hoằng Qui
Khải Để Đằng Cần Dự
Quyển Ninh Cọng Tập Hy

Bài

:T

SƠN

Từ Thể Dương Quỳnh Cẩm
Phu Văn Ái Diệu Dương
414

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Bách Chi Quân Phụ Dực

Vạn Diệp Hiệu Khuông Tương

(Nhà sử học Dương Kỵ và nhà sử học Quỳnh Trân hiện nay là hậu
duệ của hoàng tử Từ Sơn)

IV. Họ của một số con cháu cơng thần (Cơng tính)
Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem các con ra Bắc giúp vua Lê chúa
Trịnh, khi trở vào Nam, để lấy lòng tin của chúa Trịnh, Nguyễn Hồng
đã để cơng tử Hải (thứ 5) và các cháu nội (con của Hán và Hải) ở lại
trên đất Bắc. Con cháu những người này về sau lấy chữ lót là Hựu
(Nguyễn Hựu). Riêng con cháu của cơng tử Hiệp và công tử Trạch can
vào quốc sự, con cháu hai công tử này về sau đổi ra họ Nguyễn Thuận.
Buổi đầu vào Thuận Hóa, trong số các danh thần đi theo Nguyễn
Hồng có Mạc Cảnh Huống. Về sau con trai của Mạc Cảnh Huống là
Phó tướng Vinh lấy bà công nữ Ngọc Liên, con gái chúa Sãi, được chúa
cho cải họ thành Nguyễn Hữu.
Con gái Nguyễn Hoàng là bà Ngọc Tú lấy Trịnh Tráng. Thấy chúa
Trịnh khơng có tâm giữ phận bề tôi, bà rất buồn phiền. Bà đã nhờ
Nguyễn Kiều ở Đông Đô giúp đưa thư và bảo ấn vào Nam cho chúa
Sãi. Nguyễn Kiều giả làm người đi chọi gà thốt ra khỏi Đơng Đơ vào
đến xứ Đàng Trong. Kiều được chúa Sãi trọng đãi và gả công nữ Ngọc
Đỉnh (công nữ thứ ba) cho. Về sau ơng lập được nhiều cơng trạng,
con cháu ơng có nhiều người nổi tiếng. Năm Minh Mạng thứ nhất
(1820) vua Minh Mạng cho dịng họ ơng đổi thành họ Nguyễn Cửu.
Mấy họ Nguyễn Hựu, Nguyễn Hữu và Nguyễn Cửu nói trên
được nhà vua xem là cơng tính. Con cháu của các cơng tính hiện
nay rất đơng.
Chế độ qn chủ ở nước ta đã cáo chung cách đây hơn 60 năm, dòng
họ Nguyễn Phúc gồm con cháu các chúa, các vua khơng cịn phân biệt
thân sơ nữa, tất cả đều bình đẳng trước dịng họ mình nên xu thế hiện

nay nhiều người tôn thất lấy lại họ Nguyễn Phúc, những người có chữ

700 NĂM THUẬN HĨA - PHÚ XN - HUẾ

415


lót theo Phiên hệ thi và Đế hệ thi đặt sau Nguyễn Phúc một chữ lót
theo thế thứ của mình.

Đọc thế phả họ Nguyễn Phước của nhà Nguyễn thấy
có nhiều từ như tiền hệ, chính hệ, đế hệ, phiên hệ
rất phức tạp. Cho biết ý nghĩa của những từ ấy và
nguyên văn cùng ý tưởng từng chữ trong bài Đế hệ
thi 20 chữ của vua Minh Mạng?
Khi vua Minh Mạng lên ngơi, đất nước thái bình, giàu mạnh, con
cháu và người trong hồng gia đơng đúc, nhà vua cho lập Tơn Nhân
phủ để chăm sóc, quản lý người trong họ, lập Ngọc phả để ghi tên
người thân thuộc. Tiền hệ hay gọi tắt là hệ dùng để chỉ con cháu 9
đời chúa Nguyễn (Có 9 hệ, từ hệ nhất đến hệ chín). Chính hệ là con
cháu từ vua Gia Long trở về sau, có 6 chánh hệ (1).
Trong chính hệ lại chia làm hai: Đế hệ (con cháu của vua Minh Mạng)
và Phiên hệ (phiên là hàng rào, để chỉ con cháu của anh và em vua Minh
Mạng). Tên Đế hệ có nghĩa hệ làm vua. Vì thế tất cả các vua Nguyễn
sau Minh Mạng (từ Thiệu Trị đến Bảo Đại) đều nằm trong đế hệ.
Nguyên văn bài Đế hệ thi dùng làm chữ lót cho hai mươi đời con
cháu vua Minh Mạng và ý nghĩa của từng chữ như sau:
Miên Hường ng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật

Thế Thoại Quốc Gia Xương

1) MI N, trường cửu phước duyên trên hết
2) HƯỜNG, oai hùng đúc kết thế gia
1 Hệ chánh con cháu vua Gia Long
Hệ Nhị Chánh con cháu vua Minh Mạng.
Hệ Tam Chánh, con cháu vua Thiệu Trị.
Hệ Tứ Chánh, con cháu vua Dục Đức.
Hệ Ngũ Chánh, con cháu vua Kiến Phước, vua Hàm Nghi.
Hệ Lục Chánh vua Đồng Khánh,Khải Định,Bảo Đại.

416

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Nhà uan Tôn Nhơn
Lịnh - người đứng
đầu Phủ Tôn Nhơn
Ảnh tư liệu do NĐ
sưu tầm

3) ƯNG, nên danh xây dựng sơn hà
4) BỬU, buôn bán lợi tha quần chúng
5) V NH, bền chí hùng anh ca tụng
6) BẢO, ơm lịng khí dũng bình sanh
7) Q, cao sang vinh hạnh cơng thành
8) ĐỊNH, tiên quyết thi hành oanh liệt
9) LONG, vương tướng rồng tiên nối nghiệp
10) TRƯỜNG, vĩnh cửu nối tiếp giống nòi

11) HIỀN, tài đức, phúc ấm sáng soi
12) NĂNG, gương nơi khuôn phép bờ cõi
13) KHAM, đảm đương mọi cơ cấu giỏi
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

417


14) K , hoạch sách mây khói cân phân
15) THUẬT, biên chéo lời đúng ý dân
16) TH , mãi thọ cận thân gia tộc
17) THO i, ngọc quý tha hồ phước lộc
18) QU C, dân phục năm góc giang sơn
19) GIA, mn nhà Nguyễn vẫn huy hồng
20) XƯ NG, phồn thịnh bình an thiên hạ.
(Theo Nguyen Phuc Bao Vang, Le Destin Tragique de Prince Vinh
San, L’Harmattan Azalèes Éditions, 4.2001, tr.46).

Đọc thế phả Nguyễn Phúc tộc và chuyện cũ của các
ông hồng bà chúa triều Nguyễn, chúng tơi hay gặp
những chức tước nghe rất uy nghi nhưng không hiểu
những người ấy làm gì mà ai cũng có chức tước và
các chức tước ấy theo thứ bậc trên dưới như thế nào,
có giá trị trong đời sống hay không?
Thời quân chủ, quan lại có cửu phẩm, các bà vợ vua có cửu giai,
các con cháu trai của vua (dù không giữ chức vụ gì trong chính quyền)
cũng phải được sắp xếp theo trên dưới, gần xa, trình độ học vấn cao
thấp, đạo đức tốt xấu, tư cách cao khiết hay bần tiện để phát bổng lộc
và khuyến khích sự phấn đấu của mỗi người. Không những họ được
hưởng trong đời họ mà con cháu nhiều đời sau được tập ấm hưởng

tiếp (xuống một đời thấp hơn một bậc). Cơng việc đó nhà Nguyễn gọi
là phong tôn tước và tập ấm. Lúc vào chầu vua, các thân vương phải
căn cứ trên thứ bậc của mình mà đứng gần hay đứng xa vua. Triều
đình căn cứ vào thứ bậc ấy mà phát tiền và gạo hàng năm cho các thân
vương. Ví dụ theo bảng kê bên ta có thể biết thời Minh Mạng (1840),
các thân vương được phát tiền gạo hàng năm như thế nào.
Các bậc Tôn tước theo bảng này, không những được hưởng lộc vua
trong đời họ mà nhiều đời (từ 3 đến 5 đời) con cháu của họ cũng được
hưởng theo chế độ ấm tập của triều Nguyễn như đã viết ở trên. Người
418

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


được ấm tập là con trưởng hay cháu đích tơn của các bậc thân vương.
Thế thứ ấm tập trong hoàng tộc như sau:
1. Các Thân vương và Quận vương:
Con tập tước Quận công
Cháu tập tước Hương công
Thế thứ ba tập tước Kỳ Ngoại hầu
Thế thứ tư tập tước Tả quốc khanh
Thế thứ năm tập tước Phùng quốc công (5 đời)
2. Các Thân công:
Con tập tước Huyện công
Cháu tập tước Huyện hầu
Thế thứ ba tập tước Tả quốc khanh
Thế thứ tư tập tước Trợ quốc uý
Thế thứ năm tập tước Phùng quốc lang (5 đời)
3. Các Quốc công:
Con tập tước Hương hầu

Cháu tập tước Trợ quốc khanh
Thế thứ ba tập tước Tá quốc uý
Thế thứ tư tập tước Tá Quốc Lang (4 đời)
4. Các Quận công:
Con tập tước Kỳ Ngoại hầu (Kỳ Ngoại hầu Cường Để)
Cháu tập tước Tá quốc khanh
Thế thứ ba tập tước Trợ quốc lang (3 đời)
Để biết giá trị bổng lộc của con cháu các vua đầu triều Nguyễn (thời
kỳ ổn định nhất) hàng năm như thế nào, ta thử qui tiền qua vàng và
tính số lượng thóc tương đương bằng lít của hai người ở đầu và cuối
bảng nêu trên xem sao. Thời Minh Mạng:
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

419


420

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


1 lạng vàng ròng (1 lạng = 37,783 gr) giá trị trường 100 quan
1 phương thóc = 10 thăng khoảng 38,133 lít(1)
Như vậy một Thân vương bậc 1 sẽ lãnh được:
Tiền 1500 quan: 100 quan/lượng vàng = 15 lượng vàng
Gạo 1200 phương × 38,133 = 45.759,6 lít gạo
Một Phụng quốc lang bậc 2:
Tiền 30 quan mua được 1/3 lượng vàng
Gạo 20 phương × 38.133 = 762,660 lít
Qua phép tính trên ta thấy lương đồng niên của người đứng đầu

bảng hơn người đứng cuối bảng đến 50 lần (vàng) và 60 lần (gạo). Tuy
cùng là người thân của các vua nhưng đời sống của con cháu nhà vua
không phải ai cũng giống ai. Có người ở lầu son gác tía nhưng cũng
có người húp cháo qua ngày.

K Ngoại hầu Cường
Để người đứng và
Phan Bội Châu

1 Theo Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới Triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa 1997, tr.20 và 23.

700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

421


Cách xưng hơ trong triều Nguyễn như thế nào? Có
khác với cách xưng hơ của hồng gia Trung Quốc
xưa khơng?
Có một số người viết kịch lịch sử liên quan đến hồng gia Nguyễn
nhưng lại khơng rõ cách xưng hơ trong hoàng gia Nguyễn như thế nào
nên đã vận dụng cách xưng hơ trong các hồng gia Trung Quốc đưa
vào kịch bản của mình. Sự vận dụng tùy tiện như thế đã làm cho kịch
lịch sử Việt Nam mất hết tính cách riêng của Việt Nam.
Theo các cụ Nguyễn Đắc Tiêu - nhạc chánh Nam triều từng phục
vụ các triều Thành Thái, Duy Tân và Khải Định; cụ Nguyễn Đắc
Vọng - Ngũ đẳng thị vệ, người hầu cận vua Khải Định, năm 1922 từng
theo vua sang Pháp và cụ Nguyễn Đình Thị được vua Khải Định cho
đi học đàn Violon và trở thành người đàn Violon đầu tiên của Cố đô
Huế cho biết thì:

- Vua gọi mẹ (hồng thái hậu) là “đức ả”.
- Hoàng thái hậu (mẹ vua) gọi vua là “con” hoặc “hoàng đế”.
- Hoàng hậu, vương phi (vợ vua) gọi vua là “hoàng thượng” hoặc
“hoàng đế”.

Vua Khải Định

422

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


- Đề cập đến bà hoàng hậu, tất cả những người trong hoàng gia
phải gọi là “ngài hoàng”.
- Vua gọi hoàng hậu và các bà thứ phi là “bà”.
- Con gọi vua cha là “đức cha”.
- Cháu gọi bà là “đức bà”.
- Hoàng gia gọi vị vua đã quá cố là “đức tiên đế” và các vị vua đời
trước là “liệt thánh”.
- Vua xưng với các quan là “trẫm” hay “ta” và gọi các quan là
“ngươi”. Để tỏ lòng yêu mến thì gọi là “khanh” hoặc tơn trọng hơn nữa
thì gọi là “thầy”. Vua Bảo Đại luôn luôn gọi các vị thượng thư là thầy.
- Khi nhà vua cảm thấy mình có lỗi, muốn hạ mình khiêm tốn thì
xưng là “quả nhân”.
- Các quan khi đối thoại với vua thì xưng là “chúng tôi”, “hạ thần”,
“thần”.
- Trên công văn giấy tờ sớ biểu thì tuyệt đối phải dùng “hạ thần”
hay “thần”.
- Ngoại trừ hồng thái hậu, cịn tất cả từ hoàng hậu trở xuống cho
đến các quan và thần dân, mở đầu đối thoại với vua, dù trực tiếp hay

gián tiếp đều phải dùng chữ “tâu” hay “tấu”.
Vua thì phải khác người thường, do đó những gì liên hệ tới cơng
việc và cuộc sống hàng ngày của vua cũng có cách riêng để diễn tả.
- Vua ăn thì gọi là “ngài ngự thiện”.
- Vua ngủ thì gọi là “ngài ngự ngơi”.
- Vua ngủ chưa dậy gọi là “ngài ngơi chưa tánh”.
- Vua bệnh gọi là “ngài se”.
- Vua cho một cái gì, gọi là “ngài ban” hay là “ngài ân tứ” v.v...
Tuy cùng theo Nho giáo nhưng hoàng gia Nguyễn có những sinh
hoạt, cách xưng hơ khác xa các hồng gia Trung Quốc. Hồng gia nhà
Nguyễn gọi nhau khá bình dị nhưng trong sự bình dị đó vẫn hàm chứa
tính cách vương giả.
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

423


Việc phong tước của triều Nguyễn ra sao?
Triều Nguyễn cũng như các triều đại phong kiến khác ở phương
Đông luôn có việc ban tước vị (titre) q tộc dành cho hồng tộc (Famille
Royale) và các đại thần có cơng lớn (mandarins méritants).
Trước khi trình bày việc phong tước của triều Nguyễn, cũng nên
biết qua cách gọi tên dành cho gia đình nhà vua:
Vua là hồng thượng, em vua: hồng đệ. Con trai trưởng của vua
được vua chọn kế nghiệp mình là hoàng thái tử, con trai khác và con
gái là hoàng tử và hoàng nữ. Con gái đã lấy chồng là cơng chúa. Cháu
nội của vua là hồng tơn. Chắt nội là công tử; xuống một bậc nữa công
tôn, hai bậc là cơng tằng tơn...
Ban tước vị q tộc dành cho hồng tộc và các đại thần có cơng đặc biệt:


Tùng Thiện vương
Miên Th m

424

NGUYỄN ĐẮC XUÂN


Bậc cao nhất: Thân vương, thứ đến Quận vương, Thân công, Quốc
công và Quận công. Con cháu của các vị cũng được ban tước gọi là
tập phong.
Con trai trưởng của bà vợ chính của thân vương được phong tước
quận cơng, cháu nội (đích tơn) là Hương cơng, xuống nữa là Kỳ Nội
hầu, rồi Tả quốc khanh và cuối cùng là Phụng quốc úy.
Con cháu của Quận vương cũng được phong tước giống như con
cháu của Thân vương.
Con cháu của Thân công được phong tước Huyện công, rồi Huyện
hầu, Trợ quốc khanh, Trợ quốc úy, Phụng quốc lang.
Con cháu của Quốc công được phong Hương hầu, Trợ quốc khanh,
Trợ quốc úy, Tả quốc lang.
Con cháu của quận công được phong Kỳ Ngoại hầu, Tả quốc khanh,
Trợ quốc lang.
Tước vương ta thường nghe có hai người nổi tiếng giỏi văn thơ là
Tùng Thiện vương Miên Thẩm (1819 - 1870) và Tuy Lý vương Miên
Trinh (1820 - 1897). Người có tước vương cuối cùng sống đến năm 1920
là An Thành vương (con trai thứ 78 của vua Minh Mạng) làm Phụ
chánh cho vua Duy Tân.
Người có tước Kỳ Ngoại hầu là Kỳ Ngoại hầu Cường Để (1882 1951) được nhà yêu nước Phan Bội Châu mời làm minh chủ.
Những người không ở trong hồng tộc mà được phong tước quận
cơng thời Pháp thuộc là các ơng Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Thân, Hồng

Cao Khải, Nguyễn Hữu Bài, Lê Phát An.
Ban tước vị quí tộc dành cho các đại thần có cơng lớn.
Tước cho các vị đại thần có cơng gồm 5 bậc từ lớn xuống nhỏ: công,
hầu, bá, tử, nam.
Con cháu công, hầu, bá, tử, nam được tập ấm như sau:
Con cháu có tước cơng là Hầu Quản cơ, Bá Phó Quản cơ, Tử Cai
đội, Nam Chánh đội, Thiên hộ.
700 NĂM THUẬN HÓA - PHÚ XUÂN - HUẾ

425


×