Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện hà trung, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ NGUYÊN CHẤT

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LỬA
RỪNG CHO HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BẾ MINH CHÂU

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các kết
luận, kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018
Học viên


Lê Nguyên Chất


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa
Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã thực
hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý
lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn được hồn thành
theo chương trình đào tạo Cao học khóa 24, tại trường Đại học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà
trường cùng các thầy, cô giáo đã giúp đỡ và động viên tơi hồn thành luận
văn này. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bế Minh
Châu - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và có những chỉ dẫn
khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện
của tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức Hạt Kiểm lâm, UBND huyện Hà
Trung, Trạm Khí tượng thủy văn khu vực Yên Định, UBND các xã có rừng
trên địa bàn huyện Hà Trung..., đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thu
thập và xử lý số liệu ngoại nghiệp.
Tôi xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân
trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hồn thành
cơng trình nghiên cứu này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu từ
các nhà khoa học và đồng nghiệp./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018

Học viên
Lê Nguyên Chất


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II
MỤC LỤC ....................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. VI
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 6
1.3. Nghiên cứu về PCCCR tại huyện Hà Trung ........................................ 11
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 13
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 13
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 13
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14
2.4.1. Phương pháp luận ......................................................................... 14
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ............................................. 15
2.4.3. Phương pháp điều tra chuyên ngành ............................................ 16
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp .......................................... 17
CHƢƠNG 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ

HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................. 21
3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 21


iv

3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 21
3.1.2. Địa hình......................................................................................... 21
3.1.3. Khí hậu .......................................................................................... 22
3.1.4. Thủy văn ........................................................................................ 23
3.1.5. Tài nguyên sinh vật ....................................................................... 25
3.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội .................................................... 26
3.2.1. Nguồn nhân lực ............................................................................. 26
3.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ................................................ 26
3.2.3. Giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội .................................................... 27
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 29
4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng, tình hình cháy rừng và thực trạng công tác
quản lý lửa rừng tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa............................... 29
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ........................................................... 29
4.1.2. Đặc điểm phân bố của các trạng thái rừng chủ yếu ..................... 32
4.1.3. Tình hình cháy rừng và công tác quản lý lửa rừng ...................... 36
4.1.4. Thực trạng công tác quản lý lửa rừng của huyện Hà Trung ........ 41
4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới cháy
rừng tại khu vực nghiên cứu ....................................................................... 50
4.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên tới nguy cơ cháy rừng .......... 50
4.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng .. 59
4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung ............. 60
4.3.1. Giải pháp Tổ chức - Thể chế, chính sách ..................................... 61
4.3.2. Giải pháp Kỹ thuật ........................................................................ 63
4.3.3. Giải pháp kinh tế - xã hội ............................................................. 69

4.3.4. Đề xuất kế hoạch cho các hoạt động PCCCR huyện Hà Trung ... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BCĐ

Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng

Ban QLRPH

Ban quản lý rừng phịng hộ huyện

CT

Cháy tán

DT

Diện tích

DT


Cháy dưới tán

Do

Đường kính gốc

D1.3

Đường kính ngang ngực

Dt

Đường kính tán

ĐDTK

Độ dày thảm khơ

CP (%)

Độ che phủ (phần trăm)

TC (%)

Độ tàn che (phần trăm)

Hvn

Chiều cao vút ngọn


Hdc

Chiều cao dưới cành

Hạt KL

Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung

Mvlc

Khối lượng vật liệu cháy

UBND

Uỷ ban nhân dân

T

Tốt

TK (%)

Phần trăm thảm khô

TB

Trung bình

TTCB, TS


Thảm tươi cây bụi, cây tái sinh

T1, T2...

Tháng 1, tháng 2…

KCKDC

Khoảng cách từ khu dân cư tới rừng

OTC

Ô tiêu chuẩn

Wvlc (%)

Độ ẩm vật liệu cháy

X

Xấu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật liệu
cháy của các trạng thái rừng............................................................................ 19
Bảng 2.2. Chỉ số fij và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng .... 20
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng các loài, chi, họ thực vật ................................. 25

Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng các loài, họ, bộ động vật ................................. 26
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Hà Trung ........................ 29
Bảng 4.2. Nguyên nhân gây cháy rừng ở huyện Hà Trung (2008 - 2018) ..... 38
Bảng 4.3. Thống kê trang thiết bị dụng cụ, phương tiện PCCCR .................. 43
Bảng 4.4. Thống kê các cơng trình PCCCR ................................................... 45
Bảng 4.5. Thống kê diện tích, độ che phủ các xã ........................................... 46
Bảng 4.6. Đặc điểm một số yếu tố khí hậu huyện Hà Trung (2008 - 2017)... 52
Bảng 4.7. Mật độ và tổ thành ở các trạng thái rừng ........................................ 54
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng khu
vực Hà Trung .................................................................................................. 55
Bảng 4.9. Tình hình sinh trưởng của lớp thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh ở các
trạng thái rừng ................................................................................................. 56
Bảng 4.10. Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng ............................... 58
Bảng 4.11. Kết quả tính và phân cấp nguy cơ cháy rừng dựa vào chỉ số Ect ...... 67
Bảng 4.12. Dự kiến kế hoạch hoạt động công tác PCCCR huyện Hà Trung 70


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Hà Trung ............................................31
Hình 4.2a. Trạng thái rừng tự nhiên nghèo khu vực nghiên cứu .......................32
Hình 4.2b. Trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại khu vực nghiên cứu..............33
Hình 4.2c. Trạng thái đất trống có cây tại khu vực nghiên cứu .........................33
Hình 4.2d. Trạng thái Thơng cấp tuổi V khai thác nhựa ....................................34
Hình 4.2e. Trạng thái Keo lai 4 tuổi ...................................................................35
Hình 4.2f. Thực bì dưới tán trạng thái Thơng cấp tuổi V ..................................35
Hình 4.2g. Thực bì dưới tán trạng thái rừng tự nhiên phục hồi .........................36
Hình 4.3. Số vụ và diện tích cháy ở các trạng thái rừng tại huyện Hà Trung
(2008 - 2018) .......................................................................................................36

Hình 4.4. Số vụ cháy rừng theo các tháng (2008 - 2018) tại huyện Hà Trung .39
Hình 4.5. Đặc điểm cấu trúc và VLC của các trạng thái rừng chủ yếu .............54
Hình 4.6. Khoảng cách từ khu dân cư tập trung tới rừng ...................................60
Hình 4.7. Bản đồ Quản lý lửa rừng huyện Hà Trung .........................................68


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành một
trong những ưu tiên hàng đầu, hữu hiệu nhất để giảm thiểu và thích ứng với
những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, mặc dù diện tích
rừng của nước ta có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên
những tác động xâm hại vào rừng vẫn rất nghiêm trọng. Một trong những tác
động đó là cháy rừng.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm trong vòng 07 năm qua (2010 - 2017)
trên cả nước đã xảy ra 2.464 vụ cháy rừng làm thiệt hại 11.601 ha rừng, bình
quân mỗi năm rừng bị cháy hơn 1 nghìn ha, có nhiều vụ cháy rừng không
những gây thiệt hại về rừng mà cịn gây ra chết người.
Huyện Hà Trung nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, có diện tích
rừng là 5.325,01 ha, trong đó có 4.724,31 ha rừng trồng với lồi cây chủ yếu
là Thơng, Keo lai… đây đều là những lồi cây khi trồng rừng đều có nguy cơ
cháy cao. Chính vì vậy, Hà Trung được đánh giá là một trong những vùng
trọng điểm cháy rừng của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù cơng tác PCCCR đã được
lãnh đạo các cấp, các ngành và người dân quan tâm, đặc biệt trong suốt mùa
cháy rừng nhưng tình hình cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến cháy rừng trên địa bàn huyện Hà Trung là do đặc điểm rừng
và điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sự xuất hiện và lan tràn của các đám
cháy rừng, ngồi ra cịn do một số ngun nhân khác như: Ban chỉ đạo

PCCCR chưa xác định được nguy cơ từng khu vực trọng điểm của huyện;
chưa có các giải pháp quản lý vật liệu cháy hữu hiệu; các giải pháp và phương
án PCCCR hàng năm tuy đã được xây dựng nhưng chưa thật hợp lý và việc
triển khai, thực hiện chưa đầy đủ, sự phối hợp các lực lượng trong PCCCR ở


2

địa phương còn chưa đồng bộ... Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2018,
trên toàn huyện đã xảy ra 15 vụ cháy rừng, thiêu hủy gần 50 ha rừng trồng
đang trong kỳ sinh trưởng mạnh.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra tại huyện Hà
Trung, cần xác định được cấp độ nguy cơ của từng vùng trọng điểm cháy, xây
dựng và triển khai phương án phịng cháy và chữa cháy rừng có cơ sở khoa học
và thực tiễn. Từ những lý do trên, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất
các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về PCCCR trên thế giới đã được tiến hành từ đầu thế kỷ
20, với năm lĩnh vực chính như sau: Bản chất của cháy rừng; Phương pháp dự
báo nguy cơ cháy rừng; Các cơng trình PCCCR; Phương pháp chữa cháy rừng
và phương tiện chữa cháy rừng.
a. Nghiên cứu bản chất của cháy rừng
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng cháy rừng là hiện tượng
ơxy hố các vật liệu hữu cơ do cháy rừng tạo ra ở nhiệt độ cao. Nó xảy ra khi

có mặt đồng thời của ba yếu tố: nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy (VLC) [5],
[11], [27], [28]. Sự kết hợp của các yếu tố này còn được gọi là “tam giác lửa”.
Về bản chất, những biện pháp PCCCR chính là những biện pháp tác động vào
ba yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự
hình thành và phát triển cháy rừng là thời tiết, đặc điểm lâm phần và hoạt
động kinh tế - xã hội của con người [11], [17], [19], [30]. Thời tiết quyết định
đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm của vật liệu cháy, dẫn đến khả năng bén lửa và
tốc độ lan tràn của đám cháy; các nhân tố khí tượng chủ yếu ảnh hưởng đến
q trình cháy gồm: mưa, gió, nhiệt độ và độ ẩm tương đối của khơng khí.
Đặc điểm của lâm phần có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đặc
điểm và tính chất của VLC, từ đó ảnh hưởng tới sự phát sinh và lan tràn của
đám cháy rừng. Cấu trúc tầng thứ của rừng hình thành hai loại cháy rừng là
cháy tán và cháy mặt đất; VLC càng nhiều, xốp và độ ẩm thấp dẫn đến khả
năng bén lửa cao. Nhiệt độ và độ ẩm khơng khí có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, tác động ngược tới sự biến đổi của độ ẩm của vật liệu. Hoạt động kinh


4

tế - xã hội của con người là nguyên nhân chính gây nên hình thành các vụ
cháy rừng từ các hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và ven rừng, trong đó có
cả từ những mâu thuẫn trong nhân dân. Cơ bản các biện pháp PCCCR được
xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của ba nhóm yếu tố trên, trong từng
hoàn cảnh của địa phương.
b. Nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp để dự báo
cháy rừng, nhưng có thể phân thành hai loại chính dựa trên hai cơ sở khác
nhau là: Dự báo cháy rừng căn cứ vào điều kiện khí tượng và căn cứ vào tình
hình VLC kết hợp với điều kiện khí tượng là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm

khơng khí [5], [27], [29]. Các Quốc gia áp dụng vào tình hình thực tế có sự
nghiên cứu khác nhau nhất định, chẳng hạn ở Thụy Điển và một số nước ở
bán đảo Scandinavia sử dụng độ ẩm khơng khí thấp nhất và nhiệt độ cao nhất
trong ngày; Ở Pháp tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm khơng
khí [6], [27]; Trung Quốc bổ sung tốc độ gió, số ngày khơng mưa và lượng
bão hịa; Đức và Mỹ sử dụng thêm độ ẩm khơng khí; Nga và một số nước
khác dùng nhiệt độ và độ ẩm khơng khí lúc 13 giờ [11], [27]. Trong những
năm gần đây Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các nhân tố
ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng (NCCR), trong đó gồm cả những yếu tố
kinh tế - xã hội [15]. Mặc dù phương pháp dự báo NCCR có những nét giống
nhau, nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp dự báo NCCR chung cho cả
thế giới và ở mỗi quốc gia, khơng những vậy mà mỗi địa phương cũng có thể
sử dụng một số phương pháp dự báo khác nhau.
c. Nghiên cứu về cơng trình phịng cháy, chữa cháy rừng
Những năm đầu thế kỷ XX, ở một số quốc gia Châu Âu đã bước đầu đưa
ra những ý kiến xây dựng đai xanh và băng xanh cản lửa, trên đó có trồng các
cây lá rộng. Ở Nga đã xây dựng những băng xanh chịu lửa với kết cấu hỗn loài,


5

tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy từ ngoài vào các khu rừng thông, sồi, bạch
đàn... Một số nước khác tiến hành nghiên cứu các vấn đề này sớm và có nhiều
cơng trình là Đức và các nước thuộc Liên Xô, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Trung
Quốc... [10], [29]. Nhìn chung trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
khẳng định hiệu quả cao của các cơng trình PCCCR như: băng cản lửa, các vành
đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng... Tuy nhiên, hiện vẫn
chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các cơng trình
đó. Những thơng số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh
theo ý kiến các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều

kiện địa lý, vật lý từng địa phương.
d. Nghiên cứu biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng
Các nghiên cứu chủ yếu hướng vào làm suy giảm các thành phần của tam
giác lửa. Trong đó biện pháp phịng cháy rừng được sử dụng chủ yếu, bao gồm:
tổ chức lực lượng PCCCR, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người
dân, chuẩn bị lực lượng, phương tiện chữa cháy, dự báo và cảnh báo nguy cơ
cháy rừng với việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám, các biện pháp kỹ
thuật nâng cao khả năng chống chịu lửa của cây rừng, làm giảm VLC...
Trong công tác chữa cháy rừng, cần thực hiện tốt phương châm “4 tại
chỗ”. Đó là lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần tại chỗ. Trong những
năm gần đây nhiều nhà khoa học ở các nước đã đi sâu nghiên cứu và sử dụng
nhiều phương tiện hiện đại trong chữa cháy rừng.
e. Nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng
Việc phân vùng trọng điểm cháy thường căn cứ vào đặc điểm của các
nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng để phân chia lãnh thổ thành những khu vực
có nguy cơ cháy rừng khác nhau. Cho đến nay có hai phương pháp được áp
dụng chủ yếu để phân vùng trọng điểm cháy rừng: Phân vùng theo các nhân
tố ảnh hưởng đến cháy rừng và phân theo thực trạng cháy rừng [15], [16].


6

Theo phương pháp thứ nhất phân theo điều kiện hoàn cảnh sinh thái như khí
hậu, địa hình và trạng thái rừng; theo phương pháp thứ hai căn cứ vào thống
kê số vụ cháy rừng, diện tích và trạng thái rừng bị thiệt hại ở từng khu vực
trong nhiều năm liên tục. Những vùng có nguy cơ cháy cao là nơi có tần suất
xuất hiện cháy rừng nhiều và mức độ thiệt hại lớn. Cịn những vùng có nguy
cơ cháy thấp là những vùng ít xảy ra cháy rừng.
1.2. Ở Việt Nam
a. Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng

Nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở Việt Nam được bắt đầu vào những
năm 80 của thể kỷ XX. Phương pháp chủ yếu được áp dụng là phương pháp
dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp của V. G. Nesterop, có điều chỉnh ngưỡng
lượng mưa phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam [5], [6]. Trên cơ sở
nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng hợp P với số ngày liên tục có
lượng mưa dưới 5 mm, Phạm Ngọc Hưng đề xuất phương pháp dự báo cháy
rừng theo số ngày khơ hạn liên tục (H). Ngồi ra, ơng còn đề xuất phương
pháp mục trắc độ ẩm VLC để việc dự báo tiện lợi hơn [6], [11].
Hiện nay, các địa phương nước ta vẫn chủ yếu áp dụng công thức của V.
G. Nesterop để dự báo nguy cơ cháy rừng, nhưng đã dùng ngưỡng mưa để điều
chỉnh hệ số k. Miền Bắc dùng ngưỡng mưa để điều chỉnh hệ số k là 6 mm,
Trung bộ là 8 mm, Nam bộ và Tây Nguyên là 8 mm [6], [16]. Phương pháp dự
báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P có ưu điểm là dễ thực hiện, do đã tính tới
ảnh hưởng tổng hợp của một số nhân tố khí tượng, nên thường được áp dụng cho
những vùng rộng lớn. Nhược điểm của phương pháp này là: Nếu lượng mưa < 5
mm nhưng kéo dài làm cho độ ẩm không khí, độ ẩm đất và độ ẩm VLC cao, rất
khó có khả năng xảy ra cháy rừng, nhưng chỉ tiêu P vẫn tăng hoặc có mưa > 5
mm nhưng sau đó trời nắng nóng, vật liệu có thể cháy khá dễ dàng nhưng trị số
P tính bằng 0. Hai trường hợp dự báo này khơng đúng với thực tế. Ngồi ra
phương pháp này chưa tính đến tốc độ gió và đặc điểm của vật liệu.


7

Năm 1991, A. N. Cooper [5], [11] đã đề nghị khi áp dụng chỉ tiêu tổng
hợp P để dự báo cháy rừng cho Việt Nam cần đưa hệ số tính đến tốc độ của
gió. Khi áp dụng phương pháp này vào một số địa phương cần điều chỉnh đưa
ra kết quả dự báo cho phù hợp.
Năm 1993, Võ Đình Tiến [6], [11] đã đưa ra phương pháp dự báo nguy
cơ cháy rừng (NCCR) của từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố trung bình

của tháng: nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, lượng mưa, vận tốc gió, số vụ cháy
rừng và lượng người vào rừng. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với
cháy rừng của từng tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả
yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến NCCR. Tuy nhiên, vì
căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ
Đình Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của lịch, mà không thay đổi theo thời
tiết hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của phương pháp xác định mùa cháy
nhiều hơn là dự báo NCCR.
Khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương pháp dự báo
NCCR ở Miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu (2001) đã khẳng định phương
pháp dự báo theo chỉ tiêu P và H có độ chính xác thấp ở những vùng có sự
luân phiên thường xuyên của các khối khơng khí biển và lục địa hoặc vào thời
gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, thì mức độ liên hệ của
chỉ số P hoặc H với độ ẩm VLC dưới rừng và tần suất xuất hiện của cháy
rừng rất thấp [5], [6].
Năm 2002, trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm
xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam nhưng phần mềm này
vẫn có một số tồn tại là khi áp dụng vào từng khu vực có nhiều trạng thái
rừng khác nhau, có độ chính xác chưa cao [6]. Để khắc phục tình trạng trên
tác giả Vương Văn Quỳnh và các cộng sự (2005), đã nghiên cứu xây dựng
phần mềm dự báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên [15]. Trên


8

cơ sở nghiên cứu này, năm 2008 các tác giả Bế Minh Châu, Vương Văn
Quỳnh đã nghiên cứu, hoàn thiện phần mềm dự báo và cảnh báo NCCR cho
toàn quốc [6].
Mặc dù nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở Việt Nam đã được quan tâm
nhưng nhìn chung đến nay các phương pháp dự báo vẫn còn một số hạn chế.

Một số phương pháp chưa tính đến đặc điểm rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và
những yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ở địa phương.
b. Nghiên cứu về các cơng trình phịng cháy, chữa cháy rừng
Trong các quy phạm PCCCR có đề cập đến những tiêu chuẩn của các
cơng trình phịng cháy, những phương pháp và phương tiện chữa cháy rừng,
song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu của nước
ngồi, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam. Các cơng trình
PCCCR ở nước ta, chủ yếu xây dựng đường băng trắng và đường băng xanh
cản lửa hạn chế cháy lan mặt đất và cháy lướt trên tán rừng.
c. Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để đảm bảo thực thi tốt
công tác PCCCR như Luật BV&PTR năm 2004, Luật Phòng cháy chữa cháy
năm 2001, Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định về PCCCR, Nghị định
157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLR, PTR,
BVR&QLLS..., đồng thời khuyến khích các nhà nghiên cứu đưa ra các biện
pháp PCCCR đạt hiệu quả cao.
Về biện pháp phòng cháy: Các biện pháp tổng hợp như xây dựng tổ
chức, kiện toàn lực lượng từ trung ương xuống địa phương; tuyên truyền nhân
dân về PCCCR; biện pháp kỹ thuật như xây dựng đường băng trắng, băng
xanh, đốt trước vật liệu cháy, xây dựng hồ đập chứa nước, xây dựng chòi
canh lửa, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy...


9

Đốt trước VLC là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu trong rừng, bằng
cách chủ động đốt trước vật liệu trong rừng có NCCR cao vào trước mùa cháy
rừng [4], [18]. Hiện nay, biện pháp này đang được áp dụng ở một số địa
phương, điển hình là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Một số chủ rừng là
Doanh nghiệp Nhà nước đã áp dụng giải pháp này đối với rừng Thơng nhựa

cấp tuổi III trở lên. Phó Đức Đỉnh (1996) đã thử nghiệm đốt trước VLC dưới
rừng Thông non 2 tuổi tại Đà Lạt [18], phương pháp gom vật liệu vào giữa
các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, ngọn lửa khống chế dưới 0,5 m. Phan
Thanh Ngọ (1996) đã thử nghiệm đốt trước vật liệu dưới rừng Thông 8 tuổi ở
Đà Lạt [18]. Kết quả nghiên cứu cho rằng, với rừng Thông lớn tuổi không cần
phải gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn
thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Năm 1996, Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ
NN&PTNT đã đưa ra quy định tạm thời về điều kiện đốt trước có điều khiển
dưới tán rừng Thơng.
Nguyễn Đình Thành (2009) đã nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật
lâm sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trồng ở Bình Định [18]. Tác giả
đã nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp chủ yếu là xây dựng
đường băng cản lửa và đốt trước vật liệu cháy nhằm hạn chế nguy cơ cháy
rừng trồng ở địa phương.
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh (2010) với đề tài: Nghiên cứu xây dựng các
đường băng xanh cản lửa để BVR cho các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ [10]. Kết
quả nghiên cứu đã xây dựng được 14 ha mơ hình băng xanh cản lửa với cây
Keo lai lai và Cọc rào để bảo vệ cho rừng Thông trồng tại 4 tỉnh: Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật
tạo giống cây Keo lai và cây Cọc rào.
Một số nghiên cứu đề cập đến giải pháp xã hội cho PCCCR đã khẳng
định tuyên truyền tác hại của cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy,


10

hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các cơng trình
PCCCR, tổ chức lực lượng, quy định về dùng lửa trong dọn đất canh tác, săn
bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân... là những giải
pháp xã hội quan trọng trong PCCCR [15], [16]. Tuy nhiên, còn thiếu những

nghiên cứu mang tính định lượng về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội
đến cháy rừng.
d. Nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng
Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đề xuất phương pháp lập bản đồ khoanh
vùng trọng điểm cháy rừng ở Bình Thuận, với việc sử dụng 4 yếu tố: Cự ly
cách khu dân cư, kiểu rừng, tài nguyên rừng và địa hình. Mỗi yếu tố phân
làm ba cấp. Trong những chỉ tiêu đề ra có tính đến yếu tố kinh tế - xã hội
[5], [15]. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ áp dụng cho tỉnh Bình Thuận
mà chưa áp dụng được cho toàn quốc.
Năm 2005, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu tiến
hành phân vùng trọng điểm cháy rừng cho vùng Tây Nguyên và U Minh
[15]. Nhóm tác giả đã căn cứ vào khí hậu, địa hình và trạng thái rừng để
phân vùng trọng điểm cháy rừng. Tuy nhiên, việc phân vùng chưa tính tới
ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và chưa được xây dựng rộng rãi cho các địa
phương khác.
Năm 2011, Nguyễn Tuấn Phương đã đề xuất một số giải pháp quản lý
lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc [13]. Nghiên cứu đã phân
nguy cơ cháy rừng làm bốn cấp, xây dựng bản đồ nguy cơ cháy của các trạng
thái rừng và đề xuất một số giải pháp PCCCR cho địa phương. Tuy nhiên,
nghiên cứu của tác giả chưa đề cập đến trạng thái rừng. Thơng là lồi cây dễ
cháy nhất. Khi cháy rừng có cường độ cháy cao hơn hẳn ở rừng Bạch đàn và
trạng thái Ic (đất trống có cây). Việc phân loại xếp Thơng, Bạch đàn và Keo
lai vào cùng một cấp nguy cơ cháy rất cao là chưa thật hợp lý. Điều này có
thể gây khó khăn cho cơng tác quản lý lửa đối với rừng Thông.


11

1.3. Nghiên cứu về PCCCR tại huyện Hà Trung
Diện tích tự nhiên huyện Hà Trung 24.381,8 ha, với 6.565,1 ha đất quy

hoạch phát triển rừng. Diện tích có rừng là 4.724,31 ha, trong đó có 4.381,63
ha rừng trồng. Hàng năm, UBND các cấp và các đơn vị chủ rừng đã xây dựng
các phương án PCCCR và thực hiện một số biện pháp PCCCR như: Kiện toàn
lực lượng; Tuyên truyền giáo dục nhận thức cho nhân dân về PCCCR; Xây
dựng bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng; Tuần tra, bảo vệ rừng… nhưng thực
tế, cơng tác này cịn thể hiện những bất cập như sau:
- Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về hiệu lực của các cơng trình
PCCCR như băng trắng, băng xanh cản lửa, hồ đập chứa nước, biển báo, chịi
canh… để có cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và thiết kế hệ thống cơng
trình PCCCR phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Hà Trung;
- Chưa đánh giá được tác động tiêu cực của những hoạt động kinh tế,
xã hội tới cháy rừng trong khu vực;
- Chưa có những nghiên cứu về phân vùng trọng điểm cháy rừng để tập
trung được lực lượng và phương tiện hợp lý cho công tác PCCCR;
- Chưa nghiên cứu một cách đầy đủ đặc điểm của quá trình hình thành
và phát triển các đám cháy, những yếu tố ảnh hưởng đến hình thành và phát
triển các đám cháy để có căn cứ cho xây dựng những biện pháp và lựa chọn
phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy;
- Chưa nghiên cứu và thử nghiệm nhiều biện pháp phòng cháy, chữa
cháy rừng như biện pháp đốt trước, dập lửa thủ cơng, sử dụng nước, đất, cát,
và các chất hố học khác để có căn cứ cho việc lựa chọn biện pháp phịng
cháy, chữa cháy rừng thích hợp với địa phương;
- Chưa nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội như
thể chế và chính sách, hoạt động sản xuất, tác động thị trường, mức sống kinh
tế, cấu trúc và quan hệ cộng đồng, nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán,


12

tơn giáo, tín ngưỡng... đến NCCR và hiệu quả của công tác PCCCR để làm

căn cứ xây dựng những giải pháp kinh tế xã hội phù hợp;
- Chưa nghiên cứu đầy đủ đặc điểm sinh thái sau cháy rừng và quy
luật diễn thế của các thảm thực vật, chưa thử nghiệm các giải pháp phục
hồi rừng để lựa chọn được những giải pháp tốt nhất cho khắc phục hậu quả
cháy rừng ở địa phương;
- Bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng trước đây được xây dựng khá đơn
giản, chủ yếu theo các trạng thái rừng nhưng không được cập nhật thường
xun nên khơng cịn phù hợp với thực tế.
Các hạn chế trên đây cũng là nguyên nhân làm cho công tác PCCCR tại
địa phương chưa thật hiệu quả. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện
nhằm giải quyết một số trong những tồn tại trên, góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý lửa rừng tại địa phương.


13

Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng qt: Góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý lửa rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng ở huyện
Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được đặc điểm của một số nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã
hội chủ yếu có ảnh hưởng đến cháy rừng ở huyện Hà Trung;
+ Đề xuất được một số giải pháp quản lý lửa rừng phù hợp với điều
kiện huyện Hà Trung.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các trạng thái rừng chính (rừng tự nhiên, rừng trồng) trên địa bàn
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cùng với một số yếu tố chủ yếu có liên quan
đến khả năng bén lửa và lan tràn của cháy rừng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu những nhân tố chủ yếu có ảnh
hưởng đến khả năng cháy gồm: đặc điểm cấu trúc rừng, vật liệu cháy, khí hậu,
địa hình, số vụ cháy đã xảy ra ở các trạng thái rừng, nguy cơ nguồn lửa...
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 04 xã: Hà Lâm, Hà
Đông, Hà Ninh và Hà Tân thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên rừng, tình hình cháy rừng và thực
trạng cơng tác quản lý lửa rừng tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.


14

(2) Nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố tự nhiên và xã hội có ảnh
hưởng tới cháy rừng tại khu vực nghiên cứu:
- Vị trí địa lý;
- Đặc điểm về điều kiện khí tượng, địa hình
- Đặc điểm cấu trúc và VLC của các trạng thái rừng;
- Nguy cơ nguồn lửa gây cháy rừng.
(3) Các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa:
- Giải pháp về tổ chức, xây dựng lực lượng PCCCR;
- Giải pháp khoa học - kỹ thuật;
- Giải pháp thể chế, chính sách;
- Giải pháp kinh tế - xã hội.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận

Cháy rừng xảy ra khi có đầy đủ cả 3 yếu tố: Oxy, nguồn lửa và VLC.
Trong các yếu tố nói trên, Oxy ln có sẵn trong khơng khí, nguồn lửa có thể
do các hiện tượng tự nhiên nhưng chủ yếu đều do con người, VLC ln có
sẵn trong rừng nhưng khả năng cháy của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều
kiện tự nhiên. Tuỳ thuộc vào các yếu tố trên mà cháy rừng có thể hình thành,
phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu.
Nguồn lửa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cháy
rừng, nguyên nhân gây ra nguồn lửa dẫn đến cháy rừng chủ yếu là do con
người. Những hoạt động của con người có thể tạo ra ngọn lửa gây cháy rừng
gồm có: đốt nương làm rẫy, săn bắt động vật, lấy tổ ong, đốt rừng do mâu
thuẫn cá nhân... Những nơi trình độ dân trí cịn hạn chế, mâu thuẫn khơng
được giải quyết thì tần xuất xảy ra cháy rừng nhiều hơn. Vì vậy, mật độ dân
cư cùng các hoạt động của con người và điều kiện kinh tế - xã hội cũng có
ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát sinh và phát triển của cháy rừng.


15

Vật liệu cháy là tất cả vật chất hữu cơ ở trong rừng có thể bắt lửa và
bốc cháy. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, những đặc trưng chủ yếu của vật
liệu có ảnh hưởng quyết định đến khả năng bắt lửa và duy trì đám cháy rừng
là: kích thước, độ ẩm, khối lượng, thành phần hoá học, sự sắp xếp và phân bố
của chúng. Độ ẩm VLC là yếu tố dễ thay đổi nhất dưới ảnh hưởng của điều
kiện thời tiết... Sự khác biệt về thời tiết, khí hậu trong lãnh thổ là do sự khác
biệt về điều kiện địa hình, kinh độ, vĩ độ, điều kiện thổ nhưỡng, bức xạ mặt
trời, hồn lưu khí quyển và mặt đệm... Do đó, khi đề xuất những biện pháp
PCCCR người ta thường căn cứ vào các quy luật ảnh hưởng của những nhân
tố này đến cháy rừng.
Như vậy, để làm tốt công tác quản lý cháy rừng cho một địa phương cụ
thể cần căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng như: điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm tài nguyên rừng, tình hình cháy rừng…
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Để đạt được những mục tiêu và nội dung đề ra, đề tài thực hiện phương
pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với tham khảo, kế thừa các tài liệu.
(1) Phương pháp kế thừa tài liệu
Trong quá trình điều tra, đề tài tham khảo và kế thừa một số tài liệu về
khu vực nghiên cứu như: Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội; Hiện
trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên rừng; Số liệu về tình hình cháy rừng
và thực trạng công tác PCCCR từ năm 2008 đến năm 2018; Điều kiện khí
tượng thuỷ văn của khu vực…
(2) Phương pháp phỏng vấn
Các chỉ tiêu điều tra cơ bản gồm: Điều kiện kinh tế, nhận thức và ý
thức của người dân đối với công tác PCCCR, các mâu thuẫn chưa được giải
quyết dẫn đến các vụ cháy rừng; thành phần dân tộc, khoảng cách từ khu dân
cư đến khu rừng điều tra, các vụ cháy rừng không được tổng hợp, thống kê


16

trong hồ sơ lưu trữ, các nguyên nhân gây ra cháy rừng. Cán bộ UBND xã,
người dân sống gần rừng, chủ rừng các xã nghiên cứu, mỗi đối tượng phỏng
vấn 5 đến 10 người ở các xã.Tổng số người được phỏng vấn là 20 đến 40
người thuộc 4 xã của huyện Hà Trung.
Số liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn được ghi vào các mẫu
biểu 1.1 và 1.2 (Chi tiết tại phụ biểu 01).
2.4.3. Phương pháp điều tra chuyên ngành
(1) Điều tra đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng chủ yếu
Với mỗi trạng thái rừng trên địa bàn các xã nghiên cứu, tiến hành lập 02 ô
tiêu chuẩn có diện tích 500 m2 để tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm chủ yếu
của tầng cao, lớp cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi và lớp cành khô lá rụng.

Đối với tầng cây cao, nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản: Tên lồi cây;
Đường kính ở vị trí 1,3 m (D1.3) được xác định bằng thước dây có độ chính
xác đến mm; Chiều cao vút ngọn (HVN) và chiều cao dưới cành (HDC) được
xác định bằng thước Blume-leiss; Đường kính tán (DT) được xác định bằng
sào có độ chính xác đến 0,1 m; Mật độ (cây/ha); Tình hình sinh trưởng được
đánh giá với các mức tốt, trung bình và xấu.
Độ tàn che được xác định theo phương pháp cho điểm trên 90 điểm
ngẫu nhiên điểm phân bố cách đều trong ÔTC. Nếu điểm điều tra nằm ngồi
tán thì giá trị độ tàn che được ghi là 0, nếu nằm trong tán cây được ghi là 1,
còn nằm ở mép tán thì ghi 0,5. Độ tàn che chung tồn ơ nghiên cứu là điểm
trung bình của số điểm điều tra.
(2) Điều tra các loài cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi
Tiến hành điều tra trên 5 ô dạng bản được phân bổ ở giữa và bốn góc
ƠTC, diện tích mỗi ơ là 4 m2. Phương pháp điều tra như sau:
- Với cây tái sinh: Xác định loại cây, đường kính gốc (D00), đo bằng thước
dây có độ chính xác tới mm; Chiều cao vút ngọn (HVN) đo bằng sào có độ chính


17

xác tới 0,1 m; Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua việc đánh giá sinh
trưởng và quan sát hình thái của cây với các mức: tốt, trung bình và xấu.
- Với cây bụi, thảm tươi: Xác định tên các lồi cây; Chiều cao trung
bình từng lồi được xác định bằng sào có độ chính xác đến 0,1 m; Độ che phủ
chung của cây bụi trên ô dạng bản được xác định theo phương pháp mục trắc.
(3) Điều tra đặc điểm vật liệu cháy
- Xác định khối lượng VLC: được điều tra bằng cách cân tồn bộ vật
liệu khơ thu được từ 5 ơ dạng bản có diện tích 1m2 phân bố ngẫu nhiên, cách
đều trong ÔTC.
- Xác định bề dày vật liệu cháy ở các ÔTC.

- Độ ẩm vật liệu cháy tuyệt đối (W) được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:
M1: Là khối lượng vật liệu cháy chưa sấy (g);
M0: Là khối lượng vật liệu cháy sau khi sấy khô kiệt (g).
Mẫu vật liệu được thu thập vào thời điểm 13h - 14h hàng ngày trong 7
ngày liên tục khơng có mưa. Chúng được đựng trong túi nilon hai lớp và
chuyển về phịng phân tích để xác định độ ẩm bằng phương pháp cân sấy.
Số liệu thu thập trên ÔTC được ghi vào các mẫu biểu 1.3; 1.4; 1.5; 1.6
(Chi tiết tại phụ biểu 02).
- Độ cao trung bình của các trạng thái rừng được xác định bằng máy
định vị GPS kết hợp phần mềm MAPINFOR.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
- Tài liệu ngoại nghiệp sau khi thu thập được tiến hành xử lý và tính
tốn trên máy vi tính với phần mềm Excel.
- Tính tốn các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình của Hvn, Hdc, Dt, D1.3 và
các chỉ tiêu về cấu trúc, tổng số loài, mật độ (N/ha) cho từng trạng thái rừng.


×