BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN VIẾT SỬ
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Đồng Nai, 2012
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN VIẾT SỬ
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 60.62.68
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG VĂN SÂM
Đồng Nai, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Viết Sử
ii
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá chất lượng học tập và nghiên cứu của chương trình Cao học,
việc hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi học
viên. Sau khoá Cao học 2009 - 2012 do trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN)
đào tạo tại cơ sở 2 thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên - Văn Hóa Đồng Nai".
Nhân dịp này, tơi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu
trường ĐHLN, Khoa đào tạo Sau đại học cùng các thầy cô giáo trong trường. Tôi
cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, Ban đào tạo và tổ sau đại học
trường ĐHLN cơ sở 2 Trảng Bom đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong q trình học
tập tại trường. Tơi xin đặc biệt tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hồng Văn Sâm,
Giám đốc trung tâm Đa dạng sinh học Trường ĐHLN, người đã trực tiếp giúp đỡ,
hướng dẫn và bổ sung những kiến thức khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn, Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Hạt Kiểm
lâm Vĩnh Cửu, hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn và cán bộ công chức Kiểm lâm tại các
trạm sở tại của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn Hóa Đồng Nai đã giúp đỡ tơi trong
việc điều tra nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót trong q trình thực hiện đề tài. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
q báu của các thầy, cơ giáo, các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ./.
Đồng Nai, ngày
tháng
năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Viết Sử
iii
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................VII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................3
1.1. Nhận thức về đa dạng sinh học .....................................................................3
1.2. Tổng quan nghiên cứu về hệ thực vật ...........................................................8
1.2.1. Trên thế giới .........................................................................................8
1.2.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................8
1.2.3. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng
Nai ......................................................................................................................12
CHƯƠNG 2..............................................................................................................14
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................14
2.1. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................14
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................14
2.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................14
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................14
2.4.1.Công tác chuẩn bị ...............................................................................14
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ..........................................................15
2.4.2.1. Thu thập số liệu tại thực địa ........................................................15
2.4.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu ................................................................20
2.4.2.3. Xác định và kiểm tra tên khoa học ..............................................22
2.4.2.4. Xây dựng danh lục thực vật ........................................................24
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các nguyên nhân suy giảm và đề xuất giải
pháp bảo tồn thực vật ........................................................................................26
CHƯƠNG 3..............................................................................................................27
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......27
3.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Khu Bảo tồn ................................................27
3.2. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................27
iv
3.2.1. Vị trí địa lý..........................................................................................27
3.2.2. Địa hình ..............................................................................................28
3.2.3. Khí hậu ...............................................................................................28
3.2.4. Thủy văn .............................................................................................29
3.2.5. Thổ nhưỡng ........................................................................................30
3.3. Điều kiện kinh tế - Xã hội...........................................................................31
3.3.1. Dân số, phân bố dân cư và lao động .................................................31
3.3.2. Tình hình kinh tế.................................................................................32
3.3.2.1. Sản xuất nông nghiệp ..................................................................32
3.3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp ....................................................................35
3.3.2.3. Các ngành nghề khác ..................................................................35
3.3.3. Tình hình y tế, giáo dục, hạ tầng cơ sở ..............................................36
3.3.3.1. Y tế ...............................................................................................36
3.3.3.2. Giáo dục ......................................................................................36
3.3.4. Cơ sở hạ tầng .....................................................................................37
3.3.4.1. Hệ thống đường giao thông .........................................................37
3.3.4.2. Hệ thống điện ..............................................................................38
3.3.4.3. Hệ thống nước .............................................................................38
3.4. Hiện trạng tài nguyên rừng .........................................................................38
3.4.1. Hiện trạng rừng ..................................................................................38
3.4.2. Tài nguyên rừng .................................................................................40
3.5. Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên rừng .......................................41
CHƯƠNG 4..............................................................................................................43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................43
4.1. Xây dựng danh lục ......................................................................................43
4.2. Đa dạng về thành phần loài thực vật thân gỗ..............................................43
4.2.1. Đa dạng về taxon ngành thực vật ......................................................43
4.2.2 Đa dạng ở bậc dưới ngành..................................................................44
4.2.3 Đa dạng về giá trị sử dụng ..................................................................46
4.2.4. Đa dạng các loài cây quý hiếm ..........................................................49
4.2.4.1. Các loài trong danh sách của Nghị định 32/2006/NĐ-CP .........53
4.2.4.2. Các loài qúi, hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) .....................53
4.2.4.3. Các lồi cây q, hiếm theo IUCN 2009 .....................................54
4.2.4.4. Mức độ nguy cấp xét theo CITES ................................................54
4.3. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Văn Hóa – Đồng Nai ...............................................................................55
4.3.1. Các nguyên nhân trực tiếp .................................................................56
4.3.1.1. Do thiếu đất sản xuất nông nghiệp ..............................................56
4.3.1.2. Khai thác gỗ ................................................................................56
4.3.1.3. Phá rừng làm nương rẫy .............................................................58
4.3.1.4. Do sự khai thác và bn bán gỗ, các Lâm sản ngồi gỗ ............59
4.3.2 Các nguyên nhân gián tiếp ..................................................................61
v
4.3.2.1 Áp lực dân số ................................................................................61
4.3.2.2 Tình trạng đói nghèo ....................................................................62
4.3.2.3 Nhận thức của cộng đồng còn thấp ..............................................62
4.3.2.4. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường ...............................................63
4.4 Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực nghiên .......................63
4.4.1. Nâng cao năng lực quản lý và thi hành pháp luật ............................63
4.4.2.Tăng cường đào tạo ............................................................................65
4.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị ........................65
4.4.4. Giải pháp về nghiên cứu, đánh giá các giá trị bảo tồn thiên nhiên có
sự tham gia của cộng đồng ................................................................................65
4.4.5. Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương trong công tác
bảo tồn đa dạng thực vật tại các xã vùng đệm và xử lý các vụ vi phạm ...........67
4.4.6. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng .......................68
CHƯƠNG 5..............................................................................................................69
KẾ LUẬN – TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................69
5.1. Kết luận .......................................................................................................69
5.1.1. Đa dạng hệ thực vật ...........................................................................69
5.1.2. Các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN
Văn hóa – Đồng Nai ..........................................................................................70
5.1.3. Các giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN – Văn hóa
Đồng Nai ............................................................................................................70
5.2. Tồn Tại – Khuyến nghị ...............................................................................70
5.2.1. Tồn tại ................................................................................................70
5.2.2. Khuyến nghị .......................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC ..............................................................................................................78
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BTTN:
Bảo tồn thiên nhiên
BQL:
Ban quản lý
VQG:
Vườn quốc gia
ĐDSH:
Đa dạng sinh học
ĐDTV:
Đa dạng thực vật
OTC:
Ô tiêu chuẩn
NĐ 32:
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006
Nxb:
Nhà xuất bản
SĐVN:
Sách đỏ Việt Nam
PTNT:
Phát triển nông thôn
KL:
Kiểm lâm
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
Tiếng Anh
IUCN:
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
UNEP:
Chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc
UNESCO:
Tổ chức Văn hóa, khoa học Liên hiệp quốc
MAP:
Chương trình con người và sinh quyển
WWF:
Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã Quốc tế
PRA:
Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân
WCMC:
Trung tâm giám sát bảo tồn Thế giới
CITES:
Công ước Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
2.1
Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra
16
2.2
Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật
25
3.2
Bảng phân loại đất tại khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa ĐN
30
3.4
Bảng hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Khu BTTN – VH ĐN
39
4.1
Đa dạng taxon của hệ thực vật tại KBTTN – VH Đồng Nai
43
4.2
Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa ĐN
44
4.3
Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Đồng Nai
45
4.4
Các chi đa dạng nhất hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa ĐN
45
4.5
Giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu BTTN – Văn Hóa Đồng Nai
47
4.6
Danh sách các lồi cây q hiếm tại Khu BTTN – Văn hóa ĐN
49
4.7
Tổng hợp các vụ vi phạm tại Khu BTTN – Văn Hóa Đồng Nai
57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
TT
1
Sơ đồ tuyến điều tra
Trang
18
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) được thành lập
trên cơ sở đổi tên Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu theo Quyết định số
2208 ngày 27/8/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai. Là đơn vị sự nghiệp khoa học có
thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản
văn hóa của Việt Nam. Với tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn trên 100.303
ha, gồm: 67.903 ha rừng và đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An). Khu
Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc
huyện Vĩnh Cửu, xã Đắk Lua thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La
Ngà và Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng
Bom, xã Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất - tỉnh Đồng Nai. Khu Bảo tồn nằm về
phía Bắc tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Bính Dương; phía Bắc giáp tỉnh Bình
Phước. Cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40
km (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An). Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học,
trước đây cũng là vùng căn cứ cách mạng với địa danh nổi tiếng Chiến khu Đ. Đây
là một trong những Khu bảo tồn có tài nguyên động thực vật rừng đa dạng, phong
phú, trong đó có nhiều lồi động thực vật quý hiếm, đặc hữu. Khu bảo tồn giữ vai
trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường, điều hịa nguồn nước cho thuỷ điện Trị An, chống xói lở, bảo vệ
đất, khu dân cư sống ven khu rừng và bảo tồn các giá trị di tích lịch sử nhân văn.
Khu Bảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học
của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng
miền Đông Nam bộ; tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn
Quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã, phục
vụ công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch
sử của các di tích, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch sinh
thái, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên
nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học;
2
Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng
cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình ngun. Đây cịn là nơi cư trú của
nhiều lồi động vật rừng, trong đó có nhiều lồi được xếp là q hiếm, có nguy cơ
tuyệt chủng đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN, khu hệ động,
thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của Vườn
Quốc gia Cát Tiên.
Khu rừng này trong thời kỳ chiến tranh còn là nơi chịu nhiều thảm họa của
chất độc hoá học do quân đội Hoa Kỳ rải nhằm huỷ diệt con người và thiên nhiên.
Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng, với nhiều di tích lịch sử trong các
thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm của miền Đông Nam bộ với địa danh nổi
tiếng là Chiến khu Đ, với các Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ, Trung ương
Cục miền Nam và khu Địa đạo Suối Linh, đã được Nhà nước công nhận là di tích
Lịch sử - Văn hố cấp quốc gia.
Ngồi ra, rừng trong khu vực cịn có chức năng rất quan trọng là phòng hộ
trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch
sinh thái.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn và thực hiện đề tài:”Nghiên cứu
tính đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai”.
Nhằm đóng góp một phần nhỏ kết quả nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn cho khu
rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thơng qua việc điều
tra, đánh giá tài nguyên thực vật thân gỗ và nghiên cứu bổ sung những mặt cịn
thiếu như danh lục thực vật, cơng dụng, xác định các loài thực vật quý hiếm và đề
xuất giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở khu bảo tồn.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức về đa dạng sinh học
Thuật ngữ Đa dạng sinh học (Biological diversity/Biodiversity) xuất hiện từ
những năm 1980, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu và
bảo tồn tính đa dạng và phong phú của sự sống trên trái đất. Thuật ngữ này hiện nay
đang được sử dụng một cách rộng rãi nhất trên phạm vi toàn cầu trong nhiều lĩnh
vực khoa học và văn hóa đời sống. Đa dạng sinh học (ĐDSH) có nghĩa rất rộng và
có những nội dung còn đang được thảo luận. Trước hết, đó là sự đa dạng và phong
phú của sự sống trên trái đất. Các loài cây, hoa trái, các loài côn trùng, vi khuẩn,
rừng và các rạn san hô v.v... đều nằm trong khái niệm ĐDSH. Thứ đến, ĐDSH lại là
một lĩnh vực nghiên cứu trong đó bao gồm cả sự mơ tả, đánh giá và giải thích
nguồn gốc cũng như sự hình thành nó.
* Lịch sử khái niệm về đa dạng sinh học
Nguồn gốc đa dạng của sự sống trên trái đất không những là đề tài trung tâm
của các ngành khoa học tự nhiên mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học
khác. Các quan niệm về sự phân chia sự sống đã có từ thời cổ xưa và vẫn còn tiếp
tục bàn luận cho tới ngày nay.
Thuật ngữ ĐDSH xuất hiện lần đầu tiên trong hai bài viết của Lovejoy
(1980), Norse và McManus (1980). Lovejoy, làm việc cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên
Quốc tế tại Washington (Hoa Kỳ) đã nhấn mạnh trong Báo cáo năm 1980 cho Tổng
thống Hoa Kỳ về các vấn đề môi trường toàn cầu, năng lượng, dân số và kinh tế...
Trong báo cáo cũng đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải có các nỗ lực quốc tế để bảo vệ
môi trường trên phạm vi tồn cầu, đánh giá diện tích rừng cịn lại trên trái đất,
những kiến nghị sử dụng và hậu quả của việc khai thác rừng quá mức hiện nay (làm
thay đổi khí hậu tồn cầu và suy thối ĐDSH) v.v... Lovejoy cho rằng ĐDSH hay
đa dạng của sự sống được xác định trước hết bằng tổng số các loài sinh vật đang tồn
tại hiện nay.
Norse và McManus, hai nhà sinh thái học của Hội đồng Nhà trắng về chất
4
lượng môi trường trong nhiệm kỳ của tổng thống Cater, đã viết một chương trong
Báo cáo hàng năm (1980) của Uỷ ban về Chất lượng môi trường. Chương này đề
cập tới ĐDSH toàn cầu, và đưa ra hai khái niệm có liên quan là đa dạng gen
(genetic diversity) và đa dạng sinh thái (ecological deversity) (khái niệm sau tương
đương với số lượng của các lồi sinh vật). Báo cáo cịn đề cập tới lợi ích vật chất
của ĐDSH, cơ sở tâm lý và triết học của công tác bảo tồn, các tác động của con
người tới ĐDSH và các chiến lược cũng như chính sách để bảo tồn ĐDSH.
Trên diễn đàn khoa học, thuật ngữ ĐDSH lần đầu tiên xuất hiện trong cơng
trình của Wilson (1982). Sau đó những nội dung liên quan tới ĐDSH về cả mặt
khoa học và thực tiễn đã được thảo luận một cách rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.
Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế (IUCN) đã thúc đẩy ý tưởng xây dựng
một cơng ước tồn cầu về ĐDSH. Năm 1987 Chương trình Môi trường của Liên
Hợp Quốc (UNEP) đã kêu gọi một sự hợp tác quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển
bền vững ĐDSH. Các cuộc họp trù bị của các tổ chức này đã thành lập ra Uỷ ban
Hợp tác Liên Chính Phủ để chuẩn bị cho Cơng ước ĐDSH, và vào tháng 5 năm
1992, bản thảo cuối cùng của Công ước Rio đã được chuẩn bị xong và được thơng
qua tại Nairobi (22/05/1992)
Cơng ước ĐDSH đã được 157 Chính phủ ký kết ở Hội nghị Thượng đỉnh Rio
de Janeiro vào ngày 05/06/1992, có hiệu lực vào ngày 29/12/1993 và đến 3/1998 đã
có 172 nước ký và 168 nước phê chuẩn, trong đó có Việt nam. Chiến lược ĐDSH
tồn cầu đã được Viện Tài nguyên Thế giới, IUCN và UNEP cơng bố năm 1992. Từ
đó UNEP đã cổ vũ và hỗ trợ cho nhiều chương trình nghiên cứu về ĐDSH ở các
nước và nhiều cuộc họp đã được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới để phát triển thêm
khái niệm về ĐDSH, tạo ra sự nhất trí cao và đẩy mạnh các hoạt động có liên quan
trên phạm vi toàn cầu.
* Định nghĩa về đa dạng sinh học
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ
Thiên nhiên Quốc tế (WWF) (1989) quan niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự
sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen
5
chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại
trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và
đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái
đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn,
ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần
thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống
trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong
đó các lồi sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật
tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Trong chương trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam cũng nêu ra một
khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh
vật sống trên hành tinh gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính đa dạng và sự
phong phú trong từng lồi tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác
nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn
cảnh khác nhau”. Với định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là
đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên định nghĩa trên cịn dài
dịng, khơng rõ ràng và dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng;
cịn một điểm khơng rõ nữa của định nghĩa trên là chỉ nhắc đến hai nhân tố động vật
và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác
như nấm, vi sinh vật…
Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triền – Diversity for development” của
Viện tài nguyên gen thực vật quốc tế (IPGRI) [59] đa dạng sinh học được định nghĩa
như sau: “Đa dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ thể sống và
các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có ba mức độ: Đa dạng hệ
sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền”.
Định nghĩa về đa dạng sinh học được sử dụng thông dụng, ngắn gọn và đầy
đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh
học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992). Định
nghĩa đó như sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi
6
nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nước khác,
sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái” [67]. Định
nghĩa này tương đối đầy đủ và rõ ràng.
Trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa
Thìn [42] định nghĩa như sau:“Đa dạng sinh vật là toàn bộ các dạng khác nhau của
cơ thể sống trên trái đất, các sinh vật phân cắt đến các động vật, thực vật ở cạn cũng
như ở dưới nước, từ mức độ phân tử ADN đến các quần thể sinh vật, kể cả xã hội
loài người. Mơn học nghiên cứu về tính đa dạng đó được gọi là Đa dạng sinh học”.
Vậy đa dạng sinh học cũng được chia ra ba cấp:
+ Đa dạng di truyền: Thể hiện đa dạng về nguồn gen và genotyp nằm trong
mỗi loài. Phân biệt mỗi loài trước hết qua bộ nhiễm sắc thể (hình thái ngồi). Mỗi
một lồi có số thể nhiễm sắc hay một bản đồ thể nhiễm sắc khác nhau...
+ Đa dạng về loài: Đa dạng loài thể hiện bằng số loài khác nhau sinh sống
trong một vùng nhất định.
+ Đa dạng hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh thái thể hiện sự khác nhau của các
kiểu quần xã sinh vật tạo nên. Các sinh vật ở các điều kiện sống (đất, nước, khi hậu,
địa hình...) nằm trong mối quan hệ tương hỗ tác động lẫn nhau tạo thành các hệ sinh
thái và các nơi ở.
Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức
độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái (IUCN, 1994).
ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần
cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của hệ sinh thái, hiện đang có
giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho lồi người. Nói cách khác, ĐDSH là
toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa
dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó khơng
chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm
tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ĐDSH bao gồm cả đa dạng văn hoá, là sự thể
hiện của xã hội con người, một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là một
7
nhân tố quan trọng của các hệ sinh thái. Đa dạng văn hố được thể hiện bằng sự đa
dạng ngơn ngữ, tín ngưỡng tơn giáo, những kinh nghiệm về việc quản lý đất đai,
nghệ thuật, âm nhạc, cấu trúc xã hội, sự lựa chọn những cây trồng, chế độ ăn uống
và một số thuộc tính khác của xã hội lồi người. Văn hố bản địa là một trong
những khía cạnh rất quan trọng của đa dạng văn hố chính là văn hoá của các dân
tộc bản địa. Đa dạng văn hoá gắn liền với các dân tộc bản địa bị đe doạ bởi nền kinh
tế và xã hội “văn minh”. Việc bảo vệ sự đa dạng về văn hoá này là rất cần thiết do
thơng thường nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Hệ thống tự nhiên
Di truyền
Loài
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Hệ thống xã hội
Văn hố
Cơng nghệ
Kinh tế
Thơng tin
Kiến thức bản địa,…
ĐDSH là sản phẩm của sự tương tác giữa
hai hệ thống tự nhiên và xã hội
Vì vậy, ĐDSH phải được coi là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống: hệ
thống tự nhiên và hệ thống xã hội.
Sự hiểu biết của con người hiện nay về ĐDSH còn rất hạn chế, vẫn chỉ dừng
lại ở việc đánh giá tính đa dạng của các dạng sống và mức độ suy thối của chúng.
Hiện nay chưa có ai có thể khẳng định được có bao nhiêu lồi động thực vật và vi
8
sinh vật hiện đang sống trên trái đất. Có thể ước lượng chừng 5 đến 30 triệu loài
nhưng đa số các nhà sinh học cho rằng có khoảng 14 triệu lồi trong đó mới chỉ có
khoảng 1,7 triệu lồi được mơ tả và đặt tên, cịn số lồi được nghiên cứu đầy đủ thì
rất ít. Đa dạng di truyền và đa dạng sinh thái khơng nhìn thấy được một cách rõ
ràng… và sự hiểu biết của chúng ta về các lĩnh vực này cịn hết sức ít ỏi. (Trích theo
Phạm Bình Quyền (chủ biên) Bài giảng Sinh học bảo tồn, T8/2005).
1.2. Tổng quan nghiên cứu về hệ thực vật
1.2.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu các hệ thực vật trên thế giới có từ lâu, song những cơng
trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ 19 - 20: Thực vật chí Honkong 1861 [53]; Thực
vật chí Australia 1866 [54]; Thực vật chí rừng Tây Bắc và Trung tâm Ấn Độ 1874
[55]. Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên
cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachev A .N. [66] cho rằng “chỉ cần điều tra trên một
diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng khơng
có sự phân hố về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachev A .N.
đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm
thường là 1500 - 2000 loài.
Các nhà sinh vật học Nga tập trung các nghiên cứu vào việc xác định diện
tích biểu hiện tối thiểu để có thể kiểm kê đầy đủ nhất số loài của từng hệ thực vật cụ
thể. Việc xác định diện tích gồm những giai đoạn sau:
- Kiểm kê số lồi trên một diện tích hạn chế nhất định.
- Mở rộng dần ra vùng đồng nhất và điều kiện địa lý tự nhiên để thấy mức độ
tăng số lượng lồi
- Khi số lồi tăng khơng đáng kể thì xác định đó là diện tích biểu hiện tối thiểu
1.2.2. Ở Việt Nam
Việt Nam được xem như một điểm nóng về đa dạng sinh học. Với lãnh thổ trải
dài từ Bắc đến Nam nên có sự khác biệt lớn về khí hậu và địa hình giữa các miền đã
tạo ra tính đa dạng về mơi trường tự nhiên và các loài sinh vật. Theo lời tựa trong
cuốn “Cơ sở sinh học bảo tồn”, chúng ta có khoảng 10% trong tổng số tất cả các
9
loài sinh vật được biết đến trên trái đất, trong đó ước tính có xấp xỉ 13.000 lồi thực
vật đã được ghi nhận. Nhiều nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều lồi đặc hữu có giá trị
khoa họa và thực tiễn lớn, tuy nhiên, chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng vì
hàng năm có rất nhiều các loài thực vật mới trong hệ thực vật Việt Nam đã được ghi
nhận [39, 44, 47] .
Nghiên cứu về thực vật Việt Nam trước hết phải kể đến các tác giả lớn như
Loureiro (1790), Pierre (1879-1907)... Các tác phẩm của các nhà thực vật nổi tiếng
này đã đặt nền móng vững chắc cho việc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam. Từ
những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện một cơng trình nổi tiếng làm nền tảng
cho việc đánh giá tính đa dạng sinh vật ở Việt Nam, đó là bộ Thực vật chí đại cương
Đơng Dương do H. Lecomte (1907 - 1952) người Pháp chủ biên. Trong cơng trình
này, tác giả đã thu mẫu và định tên, lập khố mơ tả các lồi thực vật có mạch trên
tồn lãnh thổ Đơng Dương[60].
Trên cơ sở Thực vật Đơng Dương, Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ
thực vật Việt Nam có 7.004 lồi, 1.850 chi, 289 họ [49]; về sau Humbert (19381950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn
vùng[58]. Gần đây phải kể đến bộ Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do
Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 1966) cùng với nhiều tác giả khác đã
công bố 29 tập gồm 74 họ cây có mạch[52].
Năm 1965 Pócs Tamás đã thống kê được ở Miền Bắc có 5.190 loài[62], năm
1969 Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5.609 loài,
1.660 chi, 140 họ trong đó có 5.069 lồi thực vật hạt kín và 540 lồi thuộc các
ngành cịn lại. Song song với thống kê đó, ở Miền Bắc năm 1969 - 1976 nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật đã cho xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”
gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên, và ở miền Nam, Phạm Hồng Hộ cơng bố 02 tập
Cây cỏ Miền Nam Việt Nam giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60 lồi thực vật bậc
thấp và 20 lồi rêu cịn lại 5.246 lồi thực vật bậc cao có mạch[20,1,24].
Viện điều tra quy hoạch rừng đã công bố 07 tập Cây gỗ rừng Việt Nam
(1971 - 1988)[6] giới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ minh hoạ, đến năm 1996
10
được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Năm 1993, Trần Đình Lý và tập
thể đã cơng bố 1900 cây có ích ở Việt Nam[35]; Năm 1997, Võ Văn Chi đã công bố
Từ điển cây thuốc Việt Nam[13], trong đó giới thiệu khá chi tiết về đặc điểm hình
thái, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng,
cơng dụng của 3105 loài cây sử dụng làm thuốc ở Việt Nam (Ngô Tiến Dũng,
2006)[19].
Thời gian gần đây, hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi các nhà
thực vật Liên Xô và Việt Nam và đăng trong Kỷ yếu “Cây có mạch của thực vật
Việt Nam – Vascular Plants Synopsis of Viet Nam Flora” tập 1, 2 (1996) và tạp chí
Sinh học số 4 chuyên đề (1994 va 1995) (Ngô Tiến Dũng, 2006)[19].
Trong 3 tập Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ năm 1991-1993 [20] xuất
bản tại Canada và đã được tái bản tại Việt Nam năm 1999 – 2000 [21], trên cơ sở bổ
sung vào cuốn Cây cỏ Miền Nam một bộ phận thảo mộc quan trọng ở địa bàn các
tỉnh phía Bắc đã thống kê được số lồi hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500
loài, gần đạt con số 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học. Đây là bộ
sách khá đầy đủ và dễ sử dụng, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt
Nam và là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá phân loại thực vật
Việt Nam.
Từ năm 1995 đến năm 2003, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng một số tác giả khác
đã công bố một số bài báo đa dạng thành phần loài ở Vườn Quốc gia Cúc Phương,
vùng núi đá vơi Hịa Bình, Sơn La, Khu Bảo tồn Na Hang của Tuyên Quang, vùng
núi cao Sa Pa - Phansipang, vùng ven biển Nam Trung Bộ, Vườn Quốc gia Ba Bể,
Cát Bà, Bến En, Phong Nha kẻ Bàng, Cát Tiên... trong q trình nghiên cứu tác giả
đã cơng bố cuốn “ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” [42].
Trong những năm gần đây, bộ Thực vật chí Việt Nam đã lần lượt xuất bản
các tập giới thiệu về các họ: 1) Họ Na - Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân, 2) Họ
Bạc hà - Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2000), 3) Họ Cói - Cyperaceae của
Nguyễn Khắc Khơi (2000), 4) Họ Đơn nem - Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên
(2002), 5) Họ Trúc đào - Apocynaceae của Trần Đình Lý (2007), 6) Họ Cỏ roi ngựa
11
- Verbenaceae của Vũ Xuân Phương (2007), 7) Họ Cúc Asteraceae - của Lê Kim
Biên (2007), 8) Bộ Hoa loa kèn - Liliales của Nguyễn Thị Đỏ (2007), 10) Ngành
Rong lục - Chlorophyta (Các taxon vùng biển) của Nguyễn Văn Tiến (2007), Bộ
Rong mơ - Fucales của Nguyễn Hữu Đại + Họ Rau răm - Polygonaceae của Nguyễn
Thị Đỏ (2007). Đây là những tài liệu rất quý phục vụ công tác tra cứu, giám định
loài, tuy nhiên số lượng các họ được đề cập tới hiện tại cịn q ít.
Với cuốn Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (2000)[22], tác giả Trần Hợp đã mô
tả đặc điểm nhận biết, phân bố và giá trị sử dụng của 1566 loài cây gỗ phổ biến từ
Bắc vào Nam. Trong đó các lồi được sắp xếp theo hệ thống tiến hóa của Armen
Takhtajan về các ngành Quyết thực vật, ngành Thực vật Hạt trần (1986), ngành
Thực vật Hạt kín (1987).
Gần đây nhất, Bộ sách Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Hà Nội) tập 1, 2, 3 (xuất bản năm 2001, 2003, 2005)[47,48] do tập thể
nhiều tác giả được giới thiệu. Đây là bộ sách đầy đủ nhất góp phần cho nghiên cứu
khoa học thực vật ở Việt Nam, nhiều tên khoa học mới được cập nhật và chỉnh lý.
Bên cạnh cơng trình nghiên cứu về thực vật theo hướng kiểm kê thành phần
loài trên phạm vi rộng, mang tính chất chung cho cả nước hay cho từng miền, cịn
có nhiều cơng trình nghiên cứu khu hệ thực vật trên phạm vi nhỏ như “Danh lục
thực vật Cúc Phương” của tập thể cán bộ Phân viện nghiên cứu Lâm nghiệp- Tổng
cục Lâm nghiệp (1971). Trong cơng trình này, tập thể tác giả đã cơng bố danh sách
1674 lồi thực vật bậc cao có mạch trên diện tích khoảng 250 km2, nằm trọn vẹn
trong cảnh quan địa lý “Đồi Kaster xâm thực Cúc Phương”. Nguyễn Tiến Bân,
Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc (1984) đã công bố kết quả nghiên cứu hệ thực vật Tây
Nguyên với 3.201 loài kiểm kê được. Trong “Danh lục thực vật Phú Quốc” của
Phạm Hoàng Hộ (1985) đã cơng bố 793 lồi thực vật có mạch trong một diện tích
592 km2; Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nơng Văn Tiếp (1990)
nghiên cứu về hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn, Hồ Bình trên diện tích chỉ có 15
km2 đã phát hiện được 1261 lồi thực vật bậc cao có mạch với 698 chi và 178 họ
thực vật; Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2.024 loài
12
thực vật
bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sapa,
Phanxipăng. Tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (1992) đã công bố danh lục thực vật Cúc
Phương với 1944 loài, thuộc 228 họ trong 7 ngành thực vật, sau đó được bổ sung,
chỉnh lý và tái bản trong cơng trình “Tính đa dạng hệ thực vật Cúc Phương do các
tác giả Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ thực hiện với 1944
loài, 912 chi, 219 họ, 86 bộ trên diện tích 220 km2. Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng bố
về thành phần lồi thực vật của các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên,
khu di tích lịch sử, văn hóa... trên cả nước.
Đa dạng các đơn vị phân loại: trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến Bân
(1997)[1, 2, 3] đã thống kê và đi đến kết luận Thực vật Hạt kín trong hệ thực vật
Việt Nam hiện biết 8.500 lồi, 2.050 chi. Trong đó lớp 2 lá mầm là 1.590 chi với
trên 6.300 loài và lớp 1 lá mầm là 460 chi với 2.200 loài. Phan Kế Lộc (1996) đã
tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 lồi cây hoang dại có mạch, 2.010 chi, 291
họ và 733 loài cây trồng . Như vậy tổng số loài lên đến 10.361 loài (chiếm 4%),
2.256 chi (chiếm 15%), 305 họ (chiếm 57%) tổng số các lồi, chi và họ của Thế
giới. Ngành hạt kín chiếm 92,47 % tổng số loài, 92,48 tổng số chi và 85,57 % tổng
số họ. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống
Brummitt (1992) cho thấy hệ thực vật Việt Nam hiện biết đến 11.178 loài, 2.582
chi, 395 họ thực vật bậc cao. Tuy nhiên theo dự đoán của các nhà khoa học thực
vật, số lượng lồi thực vật có thể cịn cao hơn nhiều. Do vậy chúng ta cần phải tiếp
tục điều tra, nghiên cứu bổ sung thêm thông tin cho hệ thực vật Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nguyễn Nghĩa Thìn cùng Phạm Bình Quyền cơng bố cuốn
“Đa dạng sinh học” (2002)[37], Lê Vũ Khôi công bố cuốn “Địa lý sinh vật” 2000,
Nguyễn Nghĩa Thìn với cuốn “Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật”
(2003) nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu đa dạng thực
vật ở Việt Nam.
1.2.3. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
Năm 1995, giáo sư Phan Kế Lộc cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra
thành phần các loài thực vật vùng Đơng Nam bộ; trong đó có Khu Bảo tồn. Đây là
13
một đề tài nghiên cứu khoa học của Trường đại học khoa học tự nhiên Hà Nội trên
một vùng rộng lớn nhằm đánh giá tài nguyên thực vật của vùng sinh thái rừng thuộc
lưu vực sông Đồng Nai.
Năm 2004, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ tiến hành rà soát bổ
sung danh lục thực vật rừng và bản đồ thảm thực vật rừng của Khu bảo tồn thiên
nhiên và Di tích Vĩnh Cửu nay là Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn Hóa Đồng Nai đã
được lập để kèm theo dự án thành lập khu bảo tồn trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Đây khơng phải là một cơng trình điều tra chính thức về thành phần lồi thực
vật của Khu Bảo tồn, mà nằm trong chuyên đề điều tra lâm học tại 3 Lâm trường
Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An để có tài liệu xây dựng dự án thành lập Khu Bảo tồn.
Dự án điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng ở Khu bảo
tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nay là Khu bảo tồn thiên nhiên
- Văn Hóa Đồng Nai
Năm 2008 có sinh viên đại học Nơng lâm Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn
Văn Dũng) “Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên và Di
tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Do thời gian ngắn và giới hạn của luận văn tốt
nghiệp nên cơng trình mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở 3 tiểu khu. Mặc dù đã có một
số nghiên cứu về thực vật tại đây, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tổng thể về hệ
thực vật than gỗ, chính vì vậy tơi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn
góp phần cung cấp thêm cơ sở dữ liệu và bảo tồn đa dạng sinh học cho Khu bảo tồn
thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
14
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn Hóa
Đồng Nai.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được danh lục thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa
Đồng Nai.
- Đánh giá được tính đa dạng về thành phần lồi, cơng dụng và giá trị bảo tồn của hệ
thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai;
- Xác định được nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật thân gỗ ở Khu Bảo tồn
thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng thực vật
có hiệu quả.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai:
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện 4 nội dung sau:
- Điều tra, xây dựng danh lục các loài thực vật thân gỗ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai;
- Đánh giá tính đa dạng về thành phần lồi, cơng dụng và giá trị bảo tồn của hệ thực vật
thân gỗ tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu và phát hiện các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai;
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn Đa dạng thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai;
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Cơng tác chuẩn bị
Để q trình điều tra được thuận lợi, tôi tiến hành chuẩn bị các nội dung sau:
15
- Lập kế hoạch điều tra ngoại nghiệp, phỏng vấn dân và các đối tượng có liên
quan và xử lý nội nghiệp.
- Thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu thứ cấp liên quan tới khu vực
nghiên cứu.
- Chuẩn bị bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu; các bảng biểu, dụng cụ,
trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra, làm mẫu tiêu bản (Máy ảnh, kẹp tiêu bản,
giấy báo, cồn, túi nilon, etiket...).
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
2.4.2.1. Thu thập số liệu tại thực địa
a. Sơ thám khu vực điều tra
Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi
không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu
mẫu là rất cần thiết.Tuyến đường đi phải xuyên qua các mơi trường sống của khu
nghiên cứu. Có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến
đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.
Trước khi quyết định các tuyến điều tra, dựa vào bản đồ, chúng tôi tiến hành
khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, đánh giá nhanh hiện trạng rừng, xác định các
tuyến điều tra trên bản đồ và lập kế hoạch điều tra cụ thể.
b.Điều tra theo tuyến
Áp dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn được giới thiệu trong “Cẩm
nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997) [42] và “Hệ sinh thái rừng nhiệt đới”
(2004) [43].
Trong khu vực điều tra, chúng tôi đã thực hiện điều tra trên 14 tuyến để phát
hiện loài. Toạ độ các điểm và Sơ đồ các tuyến thể hiện dưới đây:
16
Bảng 2.1: Toạ độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điều tra
Tuyến
1
Toạ độ điểm
đầu/điểm cuối
Điểm đầu
Địa điểm
Trạm KL Rang rang
Điểm cuối
2
Điểm đầu
Điểm đầu
Trạm KL Bàu Hào
Điểm đầu
Trạm KL Bàu Điền
Điểm đầu
Trạm KL Cây Gùi
Điểm đầu
Chốt KL Đá Dựng
Chốt KL cây Gõ
Điểm cuối
7
Điểm đầu
Điểm đầu
Trạm KL Đa Kai
Trạm KL Suối Ràng
Điểm cuối
9
Điểm đầu
Điểm đầu
Chốt KL Suối Mun
Điểm đầu
Điểm cuối
11° 9' 23"
106° 58' 9"
11° 9' 46"
107° 7' 44" 11° 23' 26"
107° 6' 13" 11° 24' 46"
107° 5' 54"
11° 25' 6"
107° 8' 5"
11° 21' 9"
107° 1' 39"
11° 16' 6"
107° 1' 41" 11° 16' 26"
Chốt KL Rang Rang
Điểm cuối
11
106° 57' 45"
107° 7' 38" 11° 21' 20"
Điểm cuối
10
107° 4' 39" 11° 13' 15"
107° 8' 4" 11° 23' 48"
Điểm cuối
8
107° 7' 45" 11° 18' 57"
107° 4' 50" 11° 13' 44"
Điểm cuối
6
107° 4' 15" 11° 14' 56"
107° 7' 20" 11° 18' 43"
Điểm cuối
5
107° 1' 22" 11° 20' 14"
107° 3' 42" 11° 15' 16"
Điểm cuối
4
Y
107° 1' 7" 11° 19' 45"
Điểm cuối
3
X
107° 3' 11" 11° 19' 28"
107° 3' 33" 11° 19' 38"
Chốt KL Suối ràng
107° 7' 22" 11° 19' 52"
107° 7' 1" 11° 19' 59"