Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Vai trò của cư dân ven biển thừa thiên huế quảng nam quảng ngãi đối với việc khai thác và bảo vệ biển đảo dưới triều nguyễn 1820 1883

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.16 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Vai trò của cư dân ven biển Thừa Thiên
Huế- Quảng Nam- Quảng Ngãi đối với việc
khai thác và bảo vệ biển đảo dưới triều
Nguyễn 1802-1883

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hậu
Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử
Lớp: 11SLS
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Xuyên

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 4
3..1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 4
3..2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 4
4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4..2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 4
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu.............................................................................. 4


5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5
7. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 5

NỘI DUNG ...................................................................................... 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ LÀNG XÃ VEN BIỂN
THỪA THIÊN HUẾ - QUẢNG NAM – QUẢNG NGÃI DƯỚI TRIỀU
NGUYỄN (1802 - 1883) ....................................................................................... 7
1.1. Khái quát tình hình nước ta dưới triều Nguyễn .......................................... 7
1.1.1 Chính trị....................................................................................................... 8
1.1.2. Tình hình kinh tế ........................................................................................ 9
1.1.3. Văn hóa – xã hội ......................................................................................... 11
1.2. Tổng quan về làng xã ba tỉnh Thừa Thiên Huế- Quảng Nam- Quảng Ngãi,
dưới triều Nguyễn ( 1802- 1883). ........................................................................ 11
1.2.1. Tổng quát về điều kiện tự nhiên ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam Quảng Ngãi. ......................................................................................................... 14
1.2.2. Thành phần dân cư vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng
Ngãi. ..................................................................................................................... 14
1.3. Chính sách của triều Nguyễn đối với làng xã ven biển. ............................. 16


Chương 2: VAI TRÒ CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ QUẢNG NAM - QUẢNG NGÃI VỚI VIỆC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ BIỂN
ĐẢO DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1883) .................................................... 27
2.1.

Khai thác các tài nguyên từ biển .............................................................. 27

2.1.1. Khai thác đánh bắt cá. ................................................................................ 27
2.1.2. Thu lượm các sản vật từ biển. .................................................................... 29
2.2. Vai trò trong việc bảo vệ biển đảo. .............................................................. 33
2.2.1. Tham gia vào lực lượng bảo vệ biển đảo. ................................................... 33

2.2.2. Tham gia vào lực lượng tuần tra cứu hộ cứu nạn. .................................... 36
2.2.3. Chống hải tặc trên biển............................................................................... 37
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 63


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Biển đảo Việt Nam là một bộ phận thiêng liêng của tổ quốc, biển không
chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngỏ mở rộng quan hệ thông thương với
quốc tế mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đồng thời, là địa bàn chiến lược trọng chủ yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước gắn liền với
giữ nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống
để tạo dựng một đất nước thống nhất như ngày nay, với bề dày lịch sử và văn hóa
hào hùng đó ln khiến mỗi người con Việt Nam cảm thấy tự hào. Lãnh thổ Việt
Nam bao gồm ba bộ phận: vùng đất, vùng trời, vùng biển. Hình dạng của lãnh thổ
nước ta kéo dài theo chiều Bắc - Nam, hẹp chiều Đông - Tây, cong cong, uốn lượn
như ghì sát ơm lấy biển Đơng - một phần lãnh thổ quan trọng của nước ta. Từ thời
dựng nước, biển ln đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và
là vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng của các triều đại phong kiến.
Triều Nguyễn được thành lập năm 1802, nhưng trước đó hơn 200 năm, kể từ năm
1558, các đời chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần đã có cơng
lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi, bao gồm toàn đất miền Nam và vùng biển
đảo phía Nam và Tây Nam của Tổ quốc. Q trình đấu tranh để khơi phục và thống
nhất đất nước của vị hoàng đế đầu triều Nguyễn- vua Gia Long cũng gắn liền với
hoạt động trên biển đảo. Vì vậy, các vua triều Nguyễn đều ý thức sâu sắc về tầm
quan trọng của biển đảo đối với việc bảo vệ đất nước, mở mang giao thông, phát

triển kinh tế và khai thác các nguồn lợi từ biển, đảo.
Hình thành và sinh sống trên dãi đất hình chữ S với đường bờ biển dài đã tạo
nên những nét đặc sắc in đậm dấu ấn tính chất biển đối với cư dân Miền Trung nói
chung và ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng Ngãi nói riêng . Họ gắn bó
với biển sớm cùng với mọi hoạt động sinh sống đều liên quan tới biển, họ ý thức
được rằng vai trò của biển đảo đối với kinh tế, sinh hoạt sản xuất, họ chấp nhận
chung sống cùng với những khó khăn của một thời tiết nhiệt đới gió mùa sát biển
1


đầy khắc nghiệt. Để thấy được giá trị mà cư dân Thừa Thiên Huế- Quảng Nam –
Quảng Ngãi đang ngày đêm đóng góp và nhằm làm sáng tỏ những vấn đề vùng đất,
con người, văn hóa ở vùng ven biển nói chung và cư dân ba tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Nam – Quảng Ngãi nói riêng. Từ đó, đưa ra các chính sách đối với các cư
dân tạo điều kiện tiếp tục khai thác biển đảo. Ngài ra, khi tìm hiểu về vai trị cư dân
ven biển sẽ giáo dục nhân dân ở các địa phương , nhất là giới trẻ giữ gìn giá trị
truyền thống, phát huy những gì cha ơng bao đời gây dựng cũng như bảo vệ biển
đảo từ bao đời.
Với những lí do đó, mà tơi đã lựa chọn đề tài “Vai trị của cư dân ven biển
Thừa Thiên Huế- Quảng Nam- Quảng Ngãi đối với việc khai thác và bảo vệ biển
đảo dưới triều Nguyễn 1802-1883” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những thư tịch cổ của Việt Nam đề cập đến vùng biển nước ta sớm nhất phải
kể đến: Tồn tập thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo (thế kỷ XVII),
Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn (1776),… các ghi chép, báo cáo, nhật ký của
người nước ngoài đến Việt Nam như: Xứ Đàng Trong của C.Borri, Hải ngoại kỷ sự
của Thích Đại Sán (1695)…
Đặc biệt là các bộ chính sử của triều Nguyễn như: Đại nam thực lục chính
biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Châu bản triều Nguyễn, Quốc triều chính
biên tốt yếu,… Tất cả những tác phẩm trên đều là những văn bản lịch sử gốc quan
trọng, mang tính chính thống quốc gia, đề cập đến nhiều góc độ khác nhau như địa

lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, quân sự… của nước ta dưới triều Nguyễn,
trong đó có ghi chép khá chi tiết, liên tục về vấn đề khai thác và bảo vệ chủ quyền
biển và hải đảo Việt Nam.
Giai đoạn 1954 - 1975, có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả như
Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh đã đề cập đến một số khía cạnh của đề tài. Đáng
chú ý là tác phẩm Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn của tác giả Nguyễn
Thế Anh, tác giả đã đề cập khá chi tiết những vấn đề kinh tế và xã hội căn bản dưới
triều Nguyễn, trong đó có liên quan đến hoạt động khai thác kinh tế biển ở miền
Trung cũng như ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam – Quảng Ngãi.
2


Từ năm 1975, vấn đề biển đảo Việt Nam nói chung, dưới triều Nguyễn nói
riêng được chú trọng và đã xuất hiện nhiều bài viết, các tác phẩm nghiên cứu. Trong
đó các nghiên cứu có giá trị cao của một số tác giả như: Luận văn thạc sĩ Tổ chức và
bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn (1802 - 1858) của tác giả Lê Tiến
Công (2006) đã khảo cứu khá chi tiết về việc tổ chức và hoạt động phòng thủ vùng
biển miền Trung của triều Nguyễn trong giai đoạn (1802 - 1858). Trong tác phẩm
Hệ thống phòng thủ miền Trung dưới triều Nguyễn của PGS.TS Đỗ Bang đã nói đến
vị trí chiến lược của các tỉnh miền Trung dưới triều Nguyễn và hệ thống cơng trình
phịng thủ vùng biển, cũng như vai trò của cư dân ven biển duyên hải Trung trung
bộ. Hay tác phẩm Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX
(2014) của PGS.TS Đỗ Bang đã có đề cập đến các vấn đề như vị trí chiến lược của
biển đảo của Việt Nam dưới triều Nguyễn, công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Trong đó đặc biệt nổi bật lên chính sách của triều Nguyễn về biển đảo như: Xây
dựng hệ thống phòng thủ ven biển, xây dựng lực lượng hải quân, ban hành và thực
hiện các chính sách về quản lý thuyền bè, tuần tra cứu hộ, cứu nạn và chống hải tặc
trên biển. Trên cơ sở đó, vai trò của người dân ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng
Nam – Quảng Ngãi cũng được thể hiện, nhưng chưa sâu.
Ngồi ra, cịn có những bài nghiên cứu rải rác đăng trên hệ thống các tạp chí

như: Biển đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (2009)
của Ngô Văn Minh đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự, hay Con đường tơ lụa trên
biển và vị trí của Việt Nam (2003) của Vũ Linh đăng trên Tạp chí Xưa và Nay đều
là những bài viết có liên quan đến một khía cạnh của đề tài. Tuy nhiên, các cơng
trình này mới giới hạn trong một phạm vi tìm hiểu nhất định về vai trị của biển đảo
đối với đất nước chứ khơng đề cập cụ thể đến vai trò của cư dân ven biển Thừa
Thiên Huế - Quảng Nam –Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu một cách trọn vẹn, tổng thể
về vấn đề này đặc biệt là ở khu vực miền Trung, mà hầu hết các tác phẩm này chỉ
nêu và nghiên cứu một khía cạnh nào đó của đề tài, chủ yếu là trên lĩnh vực quân
sự. Song, đó cũng là những nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và quan trọng, phục vụ
cho chúng tơi trong việc nghiên cứu đề tài này.
3


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3..1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài vai trò của cư dân ven biển ba tỉnh Thừa
Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng Ngãi đối với việc khai thác và bảo vệ biển đảo
dưới triều Nguyễn.
3..2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Với đề tài này, phạm vi mà chúng tôi nghiên cứu là cư dân ven
biển ba tỉnh Thừa Thiên Huế- Quảng Nam- Quảng Ngãi.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu là dưới triều Nguyễn, từ năm 1802
đến năm 1883, tức là từ lúc triều Nguyễn được thiết lập đến khi triều Nguyễn kí
Hiệp ước Hác - măng đầu hàng thực dân Pháp.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ vai trò của cư
dân ven biển ba tỉnh Thừa Thiên Huế- Quảng Nam- Quảng Ngãi đối với việc khai

thác và bảo vệ biển đảo dưới triều Nguyễn.
4..2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích trên, chúng tơi hướng vào thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của triều Nguyễn, chính sách đối với ngư dân làng xã
ven biển, hải đảo ở miền Trung nói chung và ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam
- Quãng Ngãi nói riêng.
- Phân tích vai trị của cư dân Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng Ngãi trong
công cuộc khai thác và bảo vệ biển đảo dưới triều Nguyễn (1802- 1883). Từ đó đưa
ra những nhận xét, đánh giá về tầm quang trọng của ngư dân, làng xã ven biển, hải
đảo và rút ra bài học kinh nghiệm đối với việc thi hành các chính sách biển đảo đối
với cư dân ven biển nước ta hiện nay.
.5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu

4


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu gốc mang
tính chất chính thống của nhà nước đương thời, đó là các bộ chính sử do Quốc sử
quán và Nội các triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam
thực lục chính biên, Châu bản Triều quán, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí,…
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tham khảo thơng tin liên quan từ một số cơng
trình nghiên cứu của một số học giả.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nghiên cứu dựa
trên quan điểm sử học Mácxit như phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và
phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề.
Về phương pháp nghiên cứu: Với đề tài này chúng tôi kết hợp giữa hai phương

pháp nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử là phương pháp lịch sử cụ thể và phương
pháp logic.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp như: phương pháp sưu
tầm, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu,… để rút
ra những tư liệu có độ chính xác, khái quát cao.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu thành cơng đề tài “ Vai trị của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế Quảng Nam - Quảng Ngãi với việc khai thác và bảo vệ biển đảo dưới triều Nguyễn
(1802- 1883)” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Thứ nhất, đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của cư dân ven biển ba tỉnh
trong việc khai thác và bảo vệ biển đảo dưới thời Nguyễn.
Thứ hai, đây là nghiên cứu có tác động mạnh mẽ tới nhận thức, thái độ của
nhân dân ta đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thứ ba, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc khai thác và bao
vệ biển đảo trong tình hình hiện nay.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài
gồm hai chương:
5


Chương 1: Tổng quan về triều Nguyễn, chính sách của triều Nguyễn đối với
làng xã ven biển ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng Ngãi .
Chương 2: Vai trò của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng
Ngãi trong việc khai thác và bảo vệ biển đảo dưới triều Nguyễn.

6


NỘI DUNG


CHương 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN VÀ LÀNG XÃ VEN BIỂN
THỪA THIÊN HUẾ - QUẢNG NAM – QUẢNG NGÃI DƯỚI TRIỀU
NGUYỄN (1802 - 1883)

1.1. Khái quát tình hình nước ta dưới triều Nguyễn
1.1.1 Chính trị
Thành lập vào đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn thừa hưởng được thành quả to lớn
của phong trào nông đân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, một lãnh
thổ kéo dài từ Nam Quan đến mũi Cà Mau. Triều Nguyễn ra đời và tồn tại không
những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước mà trong tình thế có nhiều chuyển biến
lớn. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản Tây Âu đã kéo theo sụ phát triển của chủ nghĩa
thực dân và sự giao lưu buôn bán quốc tế hàng loạt các nước Châu Á lần lượt rơi
vào ách đô hộ của thực dân Việt Nam khơng thốt khỏi mối đe dọa đó.
Cơng việc đầu tiên của nhà Nguyễn phải tập trung giải quyết ngay sau khi
đánh thắng nhà Tây Sơn và thiết lập một hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa
phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Vua Gia Long quyết định xây đựng một thể chế quân chủ quan liêu chun chế,
trong đó vua là người đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi việc hệ
trọng của đất nước. Dưới vua có sáu bộ ( Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Cơng), đứng đầu
mổi bộ là Thượng Thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách. Đến thời Minh Mạng, tổ
chức bộ máy nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngồi đơ sát viện, Nội các, Cơ
mật viện...,vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc Thành và Gia Định thành cũng như
các chức Tổng trấn (thời Gia Long), chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ
(Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tổng Đốc hay Tuần Phủ đứng đầu, nhưng đều thuộc
chính quyền Trung ương. Dưới huyện là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn. Ở vùng
miền núi, về cơ bản vẫn duy trì mơ hình tổ chức, quản lý thời vua Lê Thánh Tông
(1490), đứng đầu là các miền Thượng là các tù trưởng, già làng hay quan do nhà
nước cử.
7



Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của Hoàng đế, triều Nguyễn không đặt chức Tể
tướng, không lấy đỗ Trạng Ngun, khơng lập Hồng hậu và khơng phong tước
Vương cho người ngoài họ. Triều nguyễn cũng rất coi trọng pháp luật. Năm 1815,
bộ Hồng việt lệ (hay cịn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia làm 7 chương,
được chính thức ban hành.
Cũng nhua các triều đại phong kiến khác, việc xây dựng quân đội luôn là mối
quan tâm và ưu tiên lớn của các nhà nước. Triều Nguyễn chủ trương xây dựng quân
đội thường trực mạnh với khoảng 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng: Bộ binh,
Thủy binh, Pháo binh và Tượng binh.
Trong ngoại giao, triều Nguyễn chủ trương thuần phục nhà Thanh, trong khi
đó, lại sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thuần phục. Đối với các
nước phương Tây, ngay từ đầu triều Nguyễn đã thấy được âm mưu xâm lược của
chúng, vì vậy triều Nguyễn rất đề phịng và cảnh giác. Trong giai đoạn đầu, do sự
giúp đỡ của Pháp mà triều Nguyễn được thành lập nên vua Gia Long thi hành chính
sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên chúa, nhưng đến thời Minh Mạng,
triều Nguyễn khước từ dần mối quan hệ với các nước phương Tây, bắt đầu thi hành
chính sách đàn ápThiên chúa giáo và “đóng cửa” ngăn cản ảnh hưởng của người
phương Tây trên đất Việt Nam.
Triều Nguyễn thành lập trong hoàn cảnh như vậy đã đặt ra yêu cầu cũng cố,
xây dựng và phát triển đất nước. Để đưa đất nước phát triển đi lên trong bối cảnh
họa xâm lăng đang đến gần, vấn đề hoạch định các chính sách nội trị trở thành mối
quan tâm hàng đầu của triều Nguyễn.
1.1.2. Tình hình kinh tế
Sau những năm chiến tranh chia cắt, trong bối cảnh hịa bình thống nhất, nền
kinh tế đất nước dần được phục hồi. Trong nơng nghiệp, nhà nước khuyến khích
nhân dân khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích canh tác. Sản xuất thủ cơng
nghiệp khơng có điều kiện để phát triển, các chính sách của nhà Nguyễn đối với thủ
cơng nghiệp thì vơ cùng lạc hậu. Dù vậy, thủ cơng nghiệp cũng có sự phát triển, đặc
biệt là thủ công nghiệp trong dân gian. Ngược lại, thương nghiệp lại khơng có điều

kiện để phát triển. Nếu như ở thế kỉ XVIII, đặc biệt là ở thời Tây Sơn thương
8


nghiệp nước ta đang trên đà phát triển thì đến thời Nguyễn nền kinh tế hàng hóa
ngày càng bị thu hẹp lại. Chính sách “trọng nơng ức thương” được coi là quốc sách,
triều đình nắm độc quyền việc bn bán và đã đặt ra nhiều luật lệ hà khắc để kiềm
chế nội thương, Minh Mạng còn cấm cả họp chợ. Cùng với sự sa sút của kinh tế
thương nghiệp, các đơ thị cũng lụi tàn dần. Về ngoại thương, chính sách “bế quan
tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn đã hạn chế việc quan hệ, bn bán với nước
ngồi.
1.1.3. Văn hóa – xã hội
- Về văn hóa
Sau gần 300 năm nội chiến, chia cắt, nhà Nguyễn đã bước đầu xác lập được sự
thống nhất về chính trị cũng như lãnh thổ của đất nước. Trên cơ sở của một nền
chính trị thống nhất, một nền kinh tế ổn định thì nền văn hóa dân tộc cũng có điều
kiện để phát triển. Nền văn hóa dưới triều Nguyễn đã có bước phát triển vượt bậc so
với các triều đại trước đó. Có thể thấy chưa bao giờ, chưa có một thời kì nào mà văn
hóa Việt Nam lại phát triển rực rỡ và đạt được nhiều thành tựu đến như vậy.
Sự phát triển vượt bậc về văn hóa được thể hiện trên tất cả các phương diện,
cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Về văn hóa vật thể, triều Nguyễn đã để
lại nhiều cơng trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật lên là quần thể cung
điện nhà vua và các lăng tẩm ở Huế. Trên cơ sở lấy tư tưởng Nho gia, Khổng Mạnh lỗi thời làm nền tảng cho sự thống trị, nhà Nguyễn độc tôn Nho giáo, tư
tưởng trọng Nho đã chi phối rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt khác, nó
cũng là nguyên nhân khiến triều Nguyễn có thái độ coi thường các ngành khoa học
tự nhiên và đề cao những giá trị văn hóa tinh thần.
Dưới thời Nguyễn, các ngành khoa học xã hội nhân văn rất phát triển, đạt
nhiều thành tựu đáng chú ý là các ngành văn học, địa dư học, lịch pháp, pháp luật, y
học, lịch sử… Dòng văn học chữ Hán khơng cịn chiếm ưu thế như trước nữa ngược
lại dịng văn học chữ Nôm lại phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và hoàn

thiện hơn. Xuất hiện các tác phẩm văn học nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của những
tác giả tiêu biểu đó là: Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ nôm của Hồ Xuân
Hương, Bà Huyện Thanh Quan,… Đáng nói là ngay cả các vị vua triều Nguyễn
9


như: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức cũng tham gia sáng tác văn học. Văn học dân
gian phát triển mạnh và phổ biến trong nhân dân. Thời Nguyễn cũng là thời có
nhiều tác phẩm địa lý học và địa lý lịch sử lớn được biên soạn và ấn hành như:
Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, Gia Định Thành Thơng Chí… Nhà Nguyễn
bấy giờ cũng đã quan tâm đến việc soạn lịch, chủ động học hỏi kinh nghiệm làm
lịch của người phương Tây.
Dù tôn sùng Nho giáo nhưng nhà Nguyễn cũng đề cao tư tưởng pháp trị và coi
đó là cơng cụ để duy trì trật tự xã hội, nhiều bộ luật được biên soạn như: Hoàng
Triều luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long do Nguyễn Văn Thành chủ biên. Đây
được đánh giá là bộ luật lớn nhất và hoàn chỉnh nhất trong lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam.
Sử học dưới triều Nguyễn đặc biệt được quan tâm, đây được xem là ngành văn
hóa phát triển nhất dưới thời Nguyễn. Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của lịch
sử, nên ngay khi chính quyền mới thành lập, triều Nguyễn đã chú ý ngay tới việc
làm sử và xem “sử học là vũ khí văn hóa quan trọng góp phần ổn định và củng cố
lịng người sau một thời kỳ nội chiến kéo dài, để trên cơ sở đó củng cố vai trị và uy
thế của dịng họ”. Năm 1820, Quốc sử quán được thành lập chuyên sưu tầm, biên
soạn, lưu trữ sử sách, các vua triều Nguyễn chăm lo xây dựng sử quán và đặt vấn đề
biên soạn quốc sử lên hàng đầu. Nhiều tác phẩm sử học chính thống của vương triều
lần lượt ra đời như: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử
thông giám cương mục, Đại Nam Hội điển sự lệ,… Những thành tựu sử học mà
triều Nguyễn đạt được đã phần nào thể hiện thái độ trân trọng quá khứ của các vị
vua triều Nguyễn, cũng như ý thức gìn giữ những giá trị văn hiến dân tộc của triều
đại này.

Nếu khơng nói đến những mặt tiêu cực cịn tồn tại, thì những di sản văn hóa
mà triều Nguyễn để lại là cả một kho tàng đồ sộ, đáng để tự hào và gìn giữ. Chính
những cố gắng đáng ghi nhận trong các chính sách văn hóa của triều Nguyễn, đã tạo
nên sự chuyển biến tích cực và sự khởi sắc thực sự cho nền văn hóa dân tộc.
- Về xã hội:

10


Dựa vào sức mạnh quân sự của người Pháp và sự ủng hộ của giai cấp địa chủ,
Nguyễn Ánh đã lật đổ vương triều Tây Sơn và lập nên nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn ra
đời vào đúng thời điểm mà chế độ phong kiến Việt Nam đang suy tàn, triều đại Tây
Sơn được nhân dân hết lòng ca tụng lại bị chính Nguyễn Ánh lật đổ. Có lẽ chính vì
vậy, mà ngay từ khi mới ra đời, triều Nguyễn đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ
phía nhân dân, đặc biệt là những người nông dân. Trong suốt thời gian tồn tại của
mình, nhà Nguyễn đã phải đối mặt với vơ vàn khó khăn và hàng loạt thách thức,
mâu thuẫn đặt ra. Sau khi lật đổ Tây Sơn, xóa bỏ những cải cách tiến bộ của triều
đại này, nhà Nguyễn thực thi những chính sách mới nhằm khơi phục, phát triển kinh
tế và ổn định xã hội nhưng vẫn không giải quyết được sự khủng hoảng của chế độ
phong kiến, mặt khác lại làm cho sự phản kháng đối với chế độ của các tầng lớp
trong xã hội ngày càng quyết liệt hơn. Tất cả việc làm của triều Nguyễn trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, xã hội đều bộc lộ những sai lầm, điều đó đã đào sâu cái
hố ngăn cách giữa triều đình với nhân dân. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt mà
đỉnh điểm là mâu thuẫn giữa một bên là triều đình phong kiến Nguyễn và một bên
là nhân dân lao động.
Việc nhà Nguyễn tăng cường bộ máy đàn áp và thi hành những chính sách bóc
lột nặng nề đối với nhân dân lao động đã khiến cuộc sống của người nông dân rơi
vào cảnh khốn cùng: ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, thiên tai, mất mùa…Các cuộc
khởi nghĩa của nông dân không ngừng nổ ra và phát triển rầm rộ trên khắp cả nước,
tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Cao Bá Quát…nhưng chỉ kéo dài

được một thời gian thì bị đàn áp. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân dù bị đàn áp tàn
khốc nhưng đã làm lung lay nghiêm trọng nền thống trị của nhà Nguyễn.
Như vậy, mặc dù ra sức khôi phục quyền thống trị, củng cố sự ổn định của xã
hội nhưng với những chính sách lạc hậu về kinh tế, bảo thủ về chính trị - xã hội,
cùng với đó trong một bối cảnh mà chế độ phong kiến đã mục rỗng, suy tàn thì
những cố gắng của triều đình nhà Nguyễn vẫn không tạo được sự đột phá nào lớn
để thay đổi tình hình.
1.2. Tổng quan về làng xã ba tỉnh Thừa Thiên Huế- Quảng Nam- Quảng Ngãi,
dưới triều Nguyễn ( 1802- 1883).
11


1.2.1. Tổng quát về điều kiện tự nhiên ba tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam Quảng Ngãi.
- Thừa Thiên Huế:
Nằm ở toạ độ địa lý: 107o31’45 - 107o38' kinh Ðông và 16o30'45 - 16o24'
vĩ Bắc. Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng,
phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong
không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng
Cảnh, Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sơng, hồ. Thành phố
Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du
lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5
trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế
giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha - Kẻ Bàng) và gần với các
Thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo
đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và
miền Nam nước ta.
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức
tạp và độc đảo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một
mạng lưới chằng chịt: sơng Ơ Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông

- sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sơng Truồi- sơng Nong - đầm
Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ
nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài
gần 70 cây số dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đơng Nam Á (trừ sơng A Sáp chạy
về phía Tây, và sơng Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại
ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới. Mạng lưới
sơng - đầm phá đó cịn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên,
với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ
Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.
12


Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò
đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Các vùng sinh thái này
bao gồm nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, có giá trị quốc gia và quốc tế đã được thừa
nhận rộng rãi. Ba hệ sinh thái có giá trị nhất về đa dạng sinh học là hệ sinh thái
rừng, hệ sinh thái đầm phá, và hệ sinh thái biển khu vực Hải Vân - Sơn Chà.

- Quảng Nam:
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của
miền Trung. Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang
Đơng, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng
và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối
quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh
thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa
khơ và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đơng lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung
bình năm 20 – 210C, khơng có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng

mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và
không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 –
12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão
nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ . Quảng Nam có
trên 125 km bờ biển. Ngồi ra cịn có 15 hịn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước
(với 6000 ha mặt nước). Có 941 km sơng ngịi tự nhiên, đang quản lý và khai thác
307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sơng chính. Hệ thống sơng hoạt động chính
gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều
đổ ra biển Đông theo 3 cửa sơng: sơng Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà. Tồn bộ đường
sông đang khai thác vận tải thuỷ của tỉnh Quảng Nam dài 207 km, gồm 11
tuyến: Sông Thu Bồn, sông Trường Giang, sông Vu Gia, sông Yên, sông Vĩnh
Điện, sơng Hội An, sơng Cổ Cị, sơng Duy Vinh, sơng Bà Rén, sông Tam
Kỳ và sông An Tân..
- Quảng Ngãi:
13


Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt
Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải
rộng lớn 11.000 km2 và 6 cửa biển vốn giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi
biển đẹp. Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ tây
sang đơng với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là
sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng
bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió
mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt
độ trung bình 25-26,9°C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa
mưa và mùa nắng. Đất đai trong địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với
25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven
biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói
mịn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện

tích đất tự nhiên, thích hợp với cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu,
chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sơng chiếm 19,3% diện tích
đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất
Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các
cây cơng nghiệp ngắn ngày.
1.2.2. Thành phần dân cư vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Quảng
Ngãi.
- Thừa Thiên Huế:
Do ảnh hưởng của địa hình, đại bộ phận dân cư của tỉnh Thừa Thiên Huế phân
bố khơng đều: phía đơng mật độ dân số trung bình trên 250 người/km2, phía tây
thưa dân (A Lưới, Nam Đơng) mật độ dân số trung bình dưới 40 người/km2 . Miền
núi là địa bàn cư trú của đồng bào thiểu số, người Kinh phần lớn cư trú ở đồng
bằng.
Sự phân hố của địa hình đã tạo nên nhiều vùng tự nhiên khá thuận lợi cho
phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau như: sản xuất nông nghiệp trồng trọt được
cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển thủy sản…phát
triển lâm nghiệp, giao thơng vận tải nhiều loại hình, phát triển du lịch sinh thái…
14


Tuy vậy, địa hình vùng trung du nhỏ hẹp (nhiều nơi khơng có) làm độ dốc
giảm khá đột ngột từ vùng núi đến đồng bằng gây ra hiện tượng xói mòn mạnh, nhất
là trong mùa mưa lũ. Đồng bằng lại tiếp cận với những đụn cát duyên hải đang có
khuynh hướng lấn dần đồng bằng làm giới hạn khả năng đất canh tác.
- Quảng Nam:
Trong quá trình mở cõi, người Việt vào Quảng Nam qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Qua các thời kỳ phát triển, người Việt dần đồng hóa người Chăm và chung
sống hòa thuận với đồng bào các dân tộc miền núi.
Cuối thế kỷ XIV, Phạm Nhữ Dật (Dựt), con trai thứ năm của danh tướng
Phạm Ngũ Lão đã được triều Trần cử vào trấn nhậm vùng Quế Sơn, Quảng Nam.

Gia phả tộc Phạm ở xứ Đồng Tràm, xã Quế Phú còn ghi rõ sự kiện này. Thời nhà
Hồ, sau khi lấy được Chiêm Động, Cổ Luỹ, Hồ Hán Thương cho di dân vào vùng
đất mới để khai phá. Đây là đợt di dân quy mô, bài bản, nhưng do sự sụp đổ của nhà
Hồ quá sớm, đã làm ngưng trệ, thậm chí phá sản. Thời Hậu Lê, sau khi thành lập
Đạo Thừa tuyên Quảng Nam, vua Lê Thánh Tơng đã bố trí các tướng lĩnh, chiến
binh ở lại trấn giữ, đồng thời cho di dân vùng Thanh Hoá, Nghệ An vào khẩn
hoang, lập ấp. Trong thời Lê-Mạc, Đô tướng Bùi Tá Hán (1490-1568) đã tổ chức
khai phá vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi hết sức cơ bản. Tuy nhiên phải đến thời
các chúa Nguyễn, việc khai phá vùng đất Quảng Nam của lưu dân người Việt mới
ổn định và phát triển, thu hút sụ chú ý và tham gia tích cực của nhân dân Đàng
Ngồi trong các đợt di dân được tở chức quy củ hơn.
Quá trình Nam tiến cũng là quá trình cộng cư giữa người Việt mới đến với
người Chăm bản địa diễn ra từ từ và khơng phải lúc nào cũng ơn hồ. Nhiều giai
đoạn đấu tranh gay go, phức tạp. Nhưng cuối cùng, nhờ cách quản lý xã hội mang
nặng đức hoá của người Việt đã thực sự thu phục người Chăm. Điều này dễ dàng
nhận thấy qua một số tộc họ có nguồn gốc Chăm như Ơng, Ma, Chà, Chế...trên đất
Quảng Nam nói riêng và Nam Trung bộ nói chung, đã Việt hố hồn tồn. Tuy
nhiên, văn hố Chăm vẫn được người Việt tôn trọng và tiếp biến một cách hiệu quả.
Bằng chứng là các đền tháp Chăm trên đất Quảng Nam đã tồn tại sau nhiều thế kỷ
vẫn còn nguyên vẹn. Về sau do bom đạn của thực dân, đế quốc đã tàn phá nặng nề.
15


Từ trong tiềm thức, người Việt ở vùng đất này vẫn xem những đền tháp ấy như một
phần di sản của tiền nhân để lại.
Quảng Nam có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co,
người Gié Triêng, người Xê Đăng và một số tộc người thiểu số mới di cư đến với
tổng số dân trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Hiện nay vẫn chưa có
một nghiên cứu chắc chắn nào về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện các dân
tộc này tại miền núi Quảng Nam, do bản thâ

n họ trước đây đều khơng có chữ viết.
- Quảng Ngãi:
DÂN SỐ QUẢNG NGÃI QUA CÁC THỜI KỲ
Năm

Số người

Nguồn số liệu

1753

28.667

Phủ biên tạp lục

1769

18.072 (số đinh)

Phủ biên tạp lục

Đời Gia Long

15.400 (số đinh)

Đại Nam nhất thống chí

1885-1889

21.788 (số đinh)


Đồng Khánh địa dư chí

1890

25.766 (số đinh)

Phương Đình địa dư tồn biên

1906

khoảng 300.00

An Nam năm 1906

1921

423.000

Quảng Ngãi tỉnh chí

1933

438.059

Quảng Ngãi tỉnh chí

1938

447.994


Dư địa chí Quảng Ngãi

1960

721.487

Non nước xứ Quảng

1970

639.754

Non nước xứ Quảng

1975

758.500

Quảng Ngãi, đất nước – con người – văn hóa

1989

1.041.900

Quảng Ngãi, 10 năm đổi mới

2000

1.216.592


Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

2001

1.230.476

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

2002

1.244.814

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

2003

1.257.972

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

2004

1.271.370

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007
16


2005


1.285.728

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

2006

1.296.883

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

2007

1.306.307

Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2007

( Nguồn: www.quangngai.gov.vn)
Hiện có hơn 15 dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là dân tộc Kinh,
nhưng tỷ trọng dân tộc Kinh đã giảm liên tục, các dân tộc Hrê, Cor, Xơ đăng, Hoa,
Mường, Tày,…có tỷ trọng ngày càng tăng.
1.3. Chính sách của triều Nguyễn đối với làng xã ven biển.
Dưới thời Nguyễn, khu vực biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được
xác lập từ Bắc chí Nam, tương đương với khu vực biển đảo của chúng ta hiện nay,
đó là vùng biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với các đảo
ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
Biển, đảo dưới thời Nguyễn luôn được xem là một phận lãnh thổ quan trọng
của đất nước. Triều Nguyễn đã ban hành và thực thi cả một hệ thống chính sách về
quân sự, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế… về biển đảo nhằm bảo vệ, khai thác
vùng lãnh thổ này.

Thứ nhất, triều Nguyễn quan tâm đến việc xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển
Ý thức sâu sắc về vị trí chiến lược của biển, đảo đối với vấn đề an ninh quốc
phòng và bảo vệ nhân dân, các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức đều
quan tâm xây dựng hệ thống phịng thủ qn sự và kiểm sốt an ninh ven biển.
Theo Đại Nam nhất thống chí, trong thời Nguyễn đã có hàng chục tịa pháo
đài, đồn bảo, cửa tấn được xây dựng kiên cố dọc theo vùng biển của đất nước bao
gồm cả trên bờ và các đảo gần bờ từ Bắc chí Nam.Tại kinh đơ Huế, ngồi tuyến
phịng thủ từ xa và tuyến phòng thủ trung tâm trên đường bộ, triều Nguyễn còn đặc
biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đồn lũy, cữa tấn ven biển. Năm 1813, vua
Gia Long cho xây Trấn Hải thành ở cửa biển Thuận An. Đây là một pháo đài quân
sự kiên cố hình trịn, chu vi 285m, cao 6,3m, dày 4m; xung quanh có hào nước sâu
bao bộc, ngồi đóng cọc, xây kè và cho trồng 4000 cây dừa để ngăn sóng biển. [32,
tr 149]. Ngồi pháo đài này là một hệ thống đồn lũy khác bên cạnh cửa Thuận An,
gồm đồn Hịa Dn, đồn Cơn Sơn, đồn Hạp Châu và đập chắn Thuận An. Hệ thống
17


đồn lũy này được bố trí một lực lượng lớn binh lính và các vũ khí mạnh nhất của
triều Nguyễn. Cuối năm 1861, tại khu vực này có 1.961 binh lính, 308 đại bác các
loại (đại pháo, Oanh sơn, Quá sơn, Thần công, Vũ công, Đăng uy, Thần cơ, Chấn
uy); đến những năm 1881-1882, số binh lính và vũ khí cịn được tăng cường nhiều
hơn nữa. Ngồi cửa Thuận An, triều Nguyễn còn xho xây dựng hệ thống đồn lũy
phòng thủ ở các cửa biển Hải Vân, Chu Mãi (Chu Mây), Cảnh Dương và cửa Từ
Hiền để bảo vệ các vùng biển quan trọng thuộc kinh đô.
Tại cửa biển Đà Nẵng-Quảng Nam, khu vực được xem là cửa ngõ mặt nam
của kinh đơ Huế, nơi có cang quốc tế Hội An vốn đã hoạt động từ hàng trăm năm
trước, triều Nguyễn cũng đặc biệt chú ý đến việc phòng thủ cửa biển. Vua Gia Long
quy định việc đón tiếp các đoàn sứ ngoại quốc đến quan hệ với vương triêu bắt buộc
phải qua cảng Đà Nẵng. Các vua triều Nguyễn kế tiếp sau như Minh Mạng, Thiệu
Trị, Tự Đức… đều nhất quán thực thi luật định này một cách nghiêm túc.

Nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống phòng thủ Đà Nẵng, vương triều
Nguyễn đã tập trung xây dựng một loạt căn cứ quân sự với những thành trì, đồn lũy
được bố trí tại mặt Bắc và mặt Nam cảng biển Đà Nẵng. Năm 1813, vua Gia Long
cho đắp pháo đài Điện Hải bên tả, bảo An Hải ở bên hữu cửa biển Đà Nẵng. Số
lượng quân lính được phân bố về phòng giữ ở hai pháo đài lúc đầu là 500 người.
Viên quan đứng đầu ở mỗi thành là Thành thủ úy [44, tr.518]. Đến cuối triều Minh
Mạng, hệ thống bố phịng với những vũ khí hiện đại đã được xây dựng khá hoàn
chỉnh tại các pháo đài trên. Năm 1840, sau khi đi thanh tra hệ thống phòng thủ Đà
Nẵng, Nguyễn Cơng Trứ kiến nghị với triều đình bổ sung tăng cường lực lượng
thủy quân cho hai thành Điện Hải và An Hải: Các thuyền hiệu Thụy Long, Phấn
Bằng, Thanh Loan mỗi thuyền phải phái thêm 100 thủy binh, 100 súng trường (điếu
thương), 10 khẩu đại bác, 15 cây giáo dài. Nhà vua không những đồng ý với mọi
kiến nghị của ơng, mà cịn cấp thêm 10 thuyền bọc đồng cho hai thành Điện Hải và
An Hải, đồng thời bổ sung 500 - 600 quân cho lực lượng của tuần phủ Quảng Nam,
để hỗ trợ bảo vệ hai thành trên [44, tr.955]. Năm 1823, vua Minh Mạng cho xây
dựng pháo đài Định Hải, ở tây bắc Đà Nẵng. Pháo đài này có chu vi 25 trượng 3

18


thước, cao 5 thước 7 tấc, có một cữa, trên lập kỳ đài (cột cờ), bố trí mấy khẩu đại
bác [33, tr. 370].
Vùng địa phương phía đơng bắc Đà Nẵng cũng được triều Nguyễn xây dựng
pháo đài và thành lũy. Pháo đài Phòng Hải tại Mỏ Diều, thuộc xã Mân Quan, huyện
Diên Phước được lập ra nhằm liên kết, hợp tác với những chiến thuyền lớn đậu trên
biển, khi lâm trận có thể dễ dàng ứng cứu lẫn nhau.
Sau sự kiện quân Pháp tấn công, bắt 5 chiến thuyền bọc đồng của triều
Nguyễn tại Đà Nẵng, vua Thiệu Trị càng Đặc biệt chú ý tới hệ thống phòng thủ Đà
Nẵng, lệnh cho triều thần đặt 7 đồn, bố trí hỏa lực mạnh, thường gọi là "Trấn
Dương thất bảo" thuộc vùng biển Quảng Nam.

Năm 1857, theo lời tâu của Đào Trí, Tổng đốc Quảng Nam xin lập một đồn
(bảo) lớn trên đỉnh núi ở cửa biển Đà Nẵng; vua Tự Đức đã cho xây dựng Đồn Trấn
Dưởng đỉnh núi (Sơn Trà), để 20 khẩu đại bác,từ thành An Hải đến Sơn Trà, từ
thành Điện Hải đến cửa Thanh khê đều đắp lũy cát, trồng cây gai góc ngăn giữ [44,
tr.975].
Phía bắc Đà Nẵng chính là phía nam của kinh đơ Huế, cũng là một hướng mà
triều Nguyễn thấy cần thiết phải xây dựng vững chắc để hồn thiện cho hệ thống
phịng ngự cảng biển Đà Nẵng. Đài Phong Hỏa trên đảo Sơn Trà có nhiệm vụ đốt
lữa báo hiệu khi phát hiện ra tàu thuyền của giặc đi vào Đà Nẵng. Dưới chân núi
phía Nam Hải Vân có đồn Chân Sảng, tiếp theo là pháo đài Định Hải, phía nam
pháo đài này là tấn Cu Đê.
Triều Nguyễn, ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, an ninh cho hệ thống
cảng biển Đà Nẵng, còn rất quan tâm đến việc cải tiến và tăng cường hiệu quả hoạt
động của cảng Đà Nẵng như lập quy chế về kiểm soát tàu thuyền ra vào Đà Nẵng,
cải tiến hệ thống thông tin liên lạc…
Hệ thống phòng thủ cảng biển Đà Nẵng được triều Nguyễn đầu tư và xây
dựng khá kiên cố, với trang bị vũ khí mạnh đã phát huy tích cực khả năng chặn
đánh quân xâm lược. Vào năm 1859, quan quân triều đình và nhân dân tại Đà Nẵng
đã chiến đấu anh dũng, ngăn chặn được cuộc tiến công rầm rộ, muốn đánh nhanh
thắng nhanh vào kinh hành Huế của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do Đô đốc
19


Rigault de Genouilly (tháng 9-1859, Đô đốc Pape sang thay thế) chỉ huy. Thắng lợi
của cuộc chiến đấu quả cảm này đã khiến quân viễn chinh Pháp bị cầm chân, vây
chặt tại Đà Nẵng và hoàn toàn thất bại trong mưu đị lấn chiếm Việt Nam.
Ngồi Huế và Đà Nẵng, các địa phương ven biển khác cũng được triều
Nguyễn quan tâm xây dựng hệ thống đồn lũy phòng thủ ở các vị trí xung yếu, nhất
là vùng cửa sơng, cửa biển. Quảng Trị có tấn Việt An, tấn Trùng Luật; Quảng Bình
có tấn Tuần Quảng, Nhật Lệ, Linh Giang, Tấn Rịn, An Náu và Lý Hịa; Hà Tĩnh có

bảo Thống Lĩnh, tấn Cửa Nhựng và tấn Cửa Khẩu; Nghệ An có cửa quan Yên
Quấc, cửa quan Khả Lưu, cửa quan Lương Trường, các tấn cửa Hội, cửa Xá, cửa
Hiền, cửa Cờn, cửa Vạn, cửa Quèn, cửa Thơi, cửa Quy Hợp, Hà Tân, Trại phúc,
Cương Gián… tất cả là 21 đồn phịng thủ; tỉnh Thanh Hố có 13 tấn, 2 bảo và 2
pháo đài Tĩnh Hải, Vinh Trụ; Ninh Bình có 4 tấn; tỉnh Quảng Ngãi có 7 đồn, bảo,
tấn, đặc biệt là có đồn phịng thủ trên đảo Lý Sơn, đối diện với cửa tấn Sa Kỳ; tỉnh
Khánh Hịa có 9 đồn phòng thủ ven biển, quan trọng nhất là pháo đài Ninh Hải ở
vùng biển Nha Trang v.v…
Thứ hai là xây dựng lực lượng hải quân
Trước khi lên ngôi, vua Gia Long - Nguyễn Ánh đã có một thời gian khá dài
đối đầu trực tiếp với lực lượng thủy quân của Tây Sơn và đã bị thất bại nhiều lần.
Bản thân ông trong chiến tranh cũng đã từng phải bn tẩu đến nhiều nơi thuộc
vùng biển phía nam như đảo Thổ Chhu, đảo Hịn Khoai, đảo Phú Quốc… Vì vậy,
ông khá am hiểu vùng biển đảo này và nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng một đội thủy quân để bảo vệ đất nước. Sau đó, bằng sự nổ lực cá nhân, cộng
thêm sự giúp đỡ của các cố vấn Pháp, lực lượng thủy quân của Nguyễn Ánh được
tăng cường mạnh hơn trước rất nhiều. Vào năm 1783, khi bắt đầu cuộc chiến tranh
với quân Tây Sơn, quân đội Nguyễn Ánh chỉ có một chiến thyền tham gia, nhưng
chỉ trong vịng khơng đầy 10 năm, đến năm 1793, số lượng được tăng lên đến 1.200
chiếc thuyền. Trong đó, bao gồm: 3 chiếc thuyền đóng theo kiểu châu Âu, 20 chiếc
thuyền đóng theo kiểu mành lớn Trung Quốc, nhung được trang bị đầy đủ vũ khí, số
cịn lại là thuyền chiến và thuyền vận tải. Năm 1799, hạm đội tàu của Nguyễn Ánh

20


được tăng cường gồm 3 chiến thuyền lớn do sĩ quan Pháp chỉ huy, mổi tàu có 300
lính, 100 chiến thuyền, 40 thuyền mành, 200 thuyền nhỏ và
Theo các học giả nước ngoài, vào năm 1816 tức là dưới thời kỳ trị vì của vua
Gia Long (1802-1820), đội thủy quân của triều Nguyễn được tăng lên 1.482 chiếc,

gồm 490 chiếc thuyền galê, 77 đại chiến thuyền, 66 thuyền lớn kiểu châu Âu và số
còn lại là thuyền buồm hoặc thuyền nhỏ để vận chuyển. Tác giả M.A. de Fancigny,
một viên cựu sĩ quan với vai trò là Phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và
Đơng Dương đã cho biết: Hạm đội hải quân của triều Gia Long ở Biển Đông bao
gồm nhũng pháo thuyền mang theo từ 6 đến 22 khẩu đại bác…
Vào năm 1819, J.White, một người Mỹ khi đến Đàng Trong từng nhiều lần
đến xưởng đóng tàu của triều vua Gia Long ở cảng Sài Gòn. Ông đã ghi lại cảnh
quan và ca ngợi kỹ thuật cùng những vật liệu, trang thiết bị dùng trên thuyền chiến
trong cơ sở đóng tàu, theo ơng, nhưng xưởng này nằm ở đơng bắc Sài Gịn, cạnh bờ
sơng, có thể cạnh tranh với những xưởng tốt nhất ở châu Âu…
Sau khi kế vị, vua Minh Mạng tiếp tục quan tâm phát triển thủy quân, đưa
quân đội triều Nguyễn trở thành một lực lượng hùng hậu ở Đông Nam Á. Biên chế
thủy quân thời Nguyễn được phiên thành các doanh (2500 lính), vệ (500 lính),đội
(50 lính) do các chức đo thơng, chưởng vệ, suất đội chỉ huy. Thời Gia Long thủy
quân có khoảng 17.000 người, thời Minh Mạng tăng lên đến 28.600 người. Việc bố
trí thủy quân cũng tùy thuộc tính chất quan trọng của từng vùng để định số ít nhiều.
Vua Minh Mạng có ý thức học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của
phương Tây đương thời. Ông chú ý việc cải tiến kỹ thuật đóng thuyền của các nước
để ứng dụng và nâng cao năng lực thuyền chở, chiến đấu cho đội thủy quân triều
đình. Năm 1822, tức là chỉ 2 năm sau khi lên ngôi, Minh Mạng đã cho mua một
chiếc tàu bọc đồng của Pháp đưa về công xưởng tại Kinh đô Huế, để làm mẫu đóng
các thuyền khác.
Tháng 6 năm 1822 triều Nguyễn sai Thống chế Thủy sư Phan Văn Trường chỉ
huy binh lính các vệ Thần Uy, Cơ Chấn Thủy… đóng thuyền kiểu Tây (Pháp),
thuyền đóng xong đặt tên là Thụy Long. Nhà vua thưởng cho tốp thợ 2.000 quan
tiền. Sách Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực cho biết, vào tháng 4 năm Canh Dần
21


(1830),"vua nghe nói ngoại quốc có xe hỏa, tàu thủy và nhiều vật lạ. Vua Minh

Mạng cũng là người đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tịi, sáng tạo ra loại thuyền tuần
tiễu trên biển dựa trên việc kết nhũng ưu điểm giữa các loại thuyền đã có của thủy
quân triều Nguyễn. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép: Nhà vua nhận
thấy: "Trong việc tuần tra lùng bắt giặc biển, từ trước đến nay, đều phái các thuyền
thuộc hạng dài, lớn, nên xoay chậm đến nỗi giặc thường chạy thốt. Thuyền Ơ, Lê
lại thấp bé, khi có giặc, mình (chỉ thủy qn triều Nguyễn) khơng khỏi ở thế thấp
đánh cao. Nay ra lệnh châm chước giữa 2 thứ ấy đóng riêng một thuyền Tuần
dương bọc đồng dài 4 trượng 4 thước 1 tấc, rộng 1 trượng 4 tấc, sâu 7 thước 2 tấc".
Quy chế thủy quân cũng được Minh Mạng cải tiến, triều Nguyễn định kích
thước và kiểu dáng cho từng hạng thuyền, thống nhất cả nước để các xưởng thuyền
ở Kinh đô cũng như các địa phương theo các quy thức mà tiến hành chế tạo theo
mẫu chung. Thuyền bọc đồng triều Nguyễn được phân thành 4 hạng khác nhau
gồm: Hạng rất lớn, hạng lớn, hạng vừa và hạng nhỏ. Trong đó, hậng rất lớn thường
được các sách sử ghi là Đại hạng với các chiến thuyền tên gọi là: Bảo Long, Thái
Loan, Kim Đỉnh, Linh Phụng, Phấn Bằng. Chiến thuyền Bảo Long lớn nhất dài 9
trượng 9 thước, rộng 2 trượng 3 thước, sâu 1 trượng 7 thước.
Vua Minh Mạng cũng đặc biệt quan tâm đến việc luyện tập cho hải quân và
tăng cường công tác luyện tập khi tuần tra: "Đi tuần phòng ven bể, một là để thao
luyện cách lái thuyền cho quen thiện dòng nước, một là để tập đánh dưới nước, biết
rõ đường bể, khiến cho bọn giặc khi nghe tin không dám gây sự. Thế có phải là một
việc mà ba điều lợi không” [41, tr.310].
Lực lượng thủy quân dưới thời Minh Mạng được sự quan tâm thích đáng của
triều đình, đã trở thành một lực lượng hùng mạnh vớ nhiều loại thuyền chiến và vận
tải khác nhau, có thể đáp ứng những yêu cầu phục vụ cho chiến trận cũng như giao
thương trân sơng nước của triều đình và các địa phương.
Đáng tiếc là từ thời Thiệu Trị trở về sau, thủy quân triều Nguyễn ít được quan
tâm đầu tư và củng cố nên đã nhanh chóng tụt hậu và không đáp ứng được yêu cầu
bảo vệ đất nước. Đến thời Tự Đức, sự tụt hậu đó thể hiện rất rõ qua các cuộc giao
tranh giữa quân đội triều Nguyễn với quân đội phương Tây.
22



×