Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tài liệu Tiểu luận: Kế hoạch Marketing: Đường bay Hà Nội - Luông-Phrabăng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.09 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA UC, IRVINE
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
“IeMBA07C, nhóm 04, Bài tập marketing tự chọn”
KẾ HOẠCH MARKETING
ĐƯỜNG BAY HÀ NỘI – LUÔNG-PHRABĂNG
Thành viên:
- Trương Thành Vũ
- Bùi Minh Châu
- Tạ Hoài Hạnh
- Hoàng Xuân Hùng
- Tô Quang Long
- Nguyễn Thế Ngọc
- Phạm Trung Tùng
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
Hà nội, tháng 12 năm 2007
Trang 2
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
Mục lục
KẾ HOẠCH MARKETING...................................................................................................................1
Mục lục......................................................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................5
PHẦN I – MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI....................................................................................6
1.Đặc điểm chính trị-kinh tế Lào...........................................................................................................6
2.Quan hệ giữa Lào với Việt Nam.........................................................................................................7
3.Chính sách và quan hệ hàng không ....................................................................................................7
4.Sự phát triển ngành hàng không Lào..................................................................................................8
5.Sự phát triển của ngành du lịch Lào và Luông-Phrabăng .................................................................8
5.1. Các điểm tham quan và thắng cảnh chính tại Luông-Phrabăng.................................................8
5.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện du lịch Lào và Luông-phrabăng.....................................................9
PHẦN II – THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐẾN LUÔNG-PHRABĂNG....................................11
1.Thị trường khách đi/đến Luông-phrabăng........................................................................................11


1.1.Dung lượng thị trường...................................................................................................................11
1.2.Đặc điểm và cơ cấu thị trường.......................................................................................................11
1.3.Dự báo thị trường ..........................................................................................................................13
1.4.Phân tích thị trường khách Việt Nam và Lào................................................................................13
1.5.Phân tích thị trường khách Đông Bắc Á........................................................................................14
1.6.Phân tích thị trường khách Châu Âu..............................................................................................16
2.Phân tích cạnh tranh .........................................................................................................................18
2.1.Lịch bay đi/đến Luông-phrabăng ..................................................................................................18
2.2.Đối thủ cạnh tranh .........................................................................................................................19
2.3.Cạnh tranh cửa ngõ đi/đến Luông-phrabăng.................................................................................20
PHẦN III – PHÂN TÍCH SWOT.........................................................................................................22
1.Phân tích cơ hội.................................................................................................................................22
2.Phân tích điểm mạnh.........................................................................................................................22
3.Phân tích thách thức .........................................................................................................................23
4.Phân tích điểm yếu............................................................................................................................23
PHẦN IV – MỤC TIÊU........................................................................................................................24
1.Mục tiêu marketing ..........................................................................................................................24
.2Mục tiêu tài chính..............................................................................................................................24
PHẦN V – CHIẾN LƯỢC MARKETING.........................................................................................25
1.Thị trường mục tiêu...........................................................................................................................25
2.Định vị ..............................................................................................................................................25
3.Chính sách sản phẩm.........................................................................................................................25
4.Chính sách giá...................................................................................................................................27
5.Chính sách phân phối: .....................................................................................................................28
6.Quảng cáo, xúc tiến, truyền thông: ..................................................................................................29
7.Nghiên cứu phát triển........................................................................................................................30
Trang 3
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
PHẦN VI – CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG..................................................................................31
1.Các công tác chuẩn bị về thị trường.................................................................................................31

2.Các công tác chuẩn bị về ngân sách.................................................................................................31
3.Các công tác chuẩn bị về khai thác...................................................................................................31
PHẦN VII – DỰ KIẾN TÀI CHÍNH...................................................................................................33
PHẦN VIII – KIỂM TRA.....................................................................................................................34
1.Kiểm tra công tác chuẩn bị ..............................................................................................................34
2.Kiểm tra thông tin khách hàng và hệ thống marketing ...................................................................34
3.Kiểm tra công tác thực hiện sản phẩm .............................................................................................34
THAY LỜI KẾT....................................................................................................................................35
Trang 4
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
LỜI NÓI ĐẦU
Lào là quốc gia nằm trong tiểu vùng hợp tác vận tải CLMV (Căm-pu-chia - Lào – My-an-ma –Việt
Nam), có mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác toàn diện với Việt Nam. Luông-phrabăng là điểm du lịch hấp
dẫn nhất tại Lào, hàng năm đón 150.000 khách quốc tế, chủ yếu là khách quốc tịch châu Âu và
Đông Bắc Á.
Vietnam Airlines hiện có 36 đường bay quốc tế, 28 đường bay nội địa, vận chuyển 8 triệu
khách/năm, doanh thu 1,3 tỷ USD. Cùng với mạng đường bay nội địa, mạng đường bay tiểu vùng
CLMV giữ vai trò chiến lược của hãng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, việc mở
đường bay thẳng Hà Nội – Luông-phrabăng nhằm các mục tiêu: Thực hiện chiến lược 2010 về phát
triển mạng bay trong khu vực CLMV; hoàn thiện sản phẩm bổ trợ cho mạng bay Đông Bắc Á và
Châu Âu của Vietnam Airlines.
Kế hoạch marketing sẽ chỉ ra tiềm năng thị trường khách du lịch đi/đến Luông-phrabăng từ khu vực
Đông Bắc Á - chủ yếu là khách Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu - chủ yếu là khách Pháp, Đức. Đây
là cơ sở quan trọng xác định thị trường mục tiêu cũng như định vị, thiết kế sản phẩm đường bay đến
Luông-Phrabăng của Vietnam Airlines.
Về cạnh tranh, trong kế hoạch này sẽ phân tích 2 hãng hàng không có đường bay quốc tế đi/đến
Luông-Phrabăng: Hãng bản địa Lao Airlines (QV) với tiềm lực hạn chế và hãng hàng không Bangkok
Airways (PG) của Thái Lan đang giữ vai trò chính trên thị trường này.
Đồng thời, kế hoạch này sẽ phân tích cơ hội khi kết hợp 3 di sản Hạ Long, Luông-phrabăng (LPQ) và
Ăng-co-vát, chỉ ra các đe doạ do đặc điểm thời tiết khí hậu nên nơi đây nên đi lại của khách có tính

mùa vụ rất cao. Kế hoạch cũng phân tích điểm mạnh của Vietnam Airlines khi nắm được thị trường
nguồn, ở đó mạng bay của Vietnam Airlines đã khai thác từ lâu như tại Đông Bắc Á, Châu Âu, cũng
như ưu thế vượt trội trong khu vực Đông dương. Mặc dù vậy, Vietnam Airlines có điểm yếu cần chú
ý là việc tham gia thị trường sau QV và đặc biệt PG hãng khai thác qua cửa ngõ Băng-Cốc.
Sản phẩm đường bay Hà Nội – Luông-Phrabăng sẽ bổ trợ một cách có hiệu quả cho toàn mạng đường
bay của Vietnam Airlines, tăng vị thế cạnh tranh cũng như doanh thu và lợi nhuận cho Hãng. Xuất
phát từ nhận định này, Kế hoạch sẽ đề xuất chiến lược marketing, ngân sách cho các hoạt động
marketing cho sản phẩm mới – đường bay đến Luông-Phrabăng từ Hà Nội. Kế hoạch marketing cũng
lập chương trình hành động và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan. Đồng thời đề ra các biện
pháp kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất kế hoạch đề ra.
Trang 5
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
PHẦN I – MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ HỘI
Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích 236.800 km
2
, thuộc trong bán đảo Đông Dương có
biên giới chung với Trung Quốc 423 km, My-an-ma 235 km, Căm-pu-chia 541 km, Thái Lan 1.754 km
và Việt Nam 2.130 km. Nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển, đồi núi chiếm 47% diện
tích đất nước Lào. Viên-chăn là thủ đô và là trung tâm chính trị-kinh tế-văn hoá của Lào, nằm ở phía
Tây gần biên giới với Thái Lan.
Lào có khí hậu lục địa, nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Một năm chia làm 2 mùa: mùa khô (từ
tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 4 đến hết tháng 9).
Thành phố lớn thứ hai của Lào là cố đô Luông-phrabăng, đây là điểm du lịch chính thu hút du
khách đến với Lào. Thành phố được mệnh danh là cái nôi văn hoá của Lào. Năm 1995, Luông-
Phrabăng được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá thế giới sánh ngang cùng các điểm du
lịch sáng giá trong khu vực như An-thay-a (cố đô Thái Lan), Hội An (Việt Nam), Lijiang (Vân nam-
Trung Quốc), Ăngko Vát (Căm-pu-chia). Luông-Phrabăng là cố đô của Vương triều Lane Xang từ
năm 1345, nằm ở phía Bắc Lào, giữa ngã ba sông Khan và sông Mê Kông. Xung quanh thành phố là
các ngọn đồi xanh rì với nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đến đây du khách ấn tượng về các
ngôi chùa cổ và các công trình mang phong cách kiểu Pháp. Dân số hiện nay của thành phố khoảng

450.000 người.
1. Đặc điểm chính trị-kinh tế Lào
Ngày 01 tháng 12 năm 1975, dưới dự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào lật đổ
chế độ quân chủ lập hiến. Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã ra đời. Hiện nay, Lào đang trong
giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Tình hình chính trị tương đối ổn định, kinh tế có sự tăng trưỏng trong thời gian vừa qua.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Lào
Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng giá trị GDP theo giá hiện
hành
Tr. USD 1.451 1.733 1.744 1.805 2.046 2.437
Tăng trưởng % - 19.4% 0.6% 3.5% 13.4% 19.1%
GDP/đầu người theo giá hiện hành USD 285 332 326 329 364 423
Tăng trưởng % - 16.5% -1.8% 0.9% 10.6% 16.2%
Nguồn: Ban Thư ký ASEAN
Quan hệ ngoại thương: Lào xuất khẩu chủ yếu sang các nước Thái Lan 19.3%, Việt Nam 13.4%, Pháp
8%, Đức 5.3%, Anh 5% (2004); nhập khẩu chủ yếu Thái Lan 60.5%, Trung Quốc 10.3%, Việt Nam
Trang 6
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
7.1% và Xing-ga-po 4% (2004). Năm 2005, xuất nhập khẩu đạt 920 triệu USD trong đó xuất đạt 379
triệu USD, nhập 541 triệu USD (Nguồn: World factbook).
2. Quan hệ giữa Lào với Việt Nam
Lào có đường lối đối ngoại độc lập trên cơ sở hữu nghị và hợp tác; chính sách hợp tác đa phương, đa
dạng; tăng cường hợp tác mọi mặt với các nước bạn chiến lược XHCN trong đó nhấn mạnh: thắt chặt
truyền thống đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam; quan hệ hợp tác toàn diện với Trung
Quốc; mở rộng quan hệ hợp tác với các nước láng giềng; tích cực tham hoạt động trong hiệp hội các
nước ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Hiện nay, Lào có quan hệ
ngoại giao với 107 nước, có quan hệ thương mại với 40 nước.
Việt Nam và Lào có mối quan hệ tốt đẹp và tin cậy cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và đối
ngoại. Quan hệ giữa Việt Nam và Lào được thiết lập từ rất sớm. Năm 1977, hai nước đã ký Hiệp ước

Hữu nghị và Hợp tác và Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia. Năm 2000, hai nước đã ký kết các
Hiệp định Hợp tác chiến lược về Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật 10 năm, 5 năm và hàng năm để
theo dõi và thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới. Ủy ban liên Chính phủ về hợp
tác kinh tế - văn hóa - khoa học - kỹ thuật Việt - Lào được thành lập với nhiệm vụ theo dõi và thúc đẩy
quan hệ hợp tác này. Cho đến nay, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trong đó có: Bản thoả
thuận Chiến lược hợp tác kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai
đoạn 2001-2010; hàng năm đều có ký Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuật giữa hai
Chính phủ Việt Nam - Lào.
Kim ngạch buôn bán giữa hai nước thời kỳ 1996-2000 đạt bình quân trên 220 triệu USD/năm, song
mấy năm gần đây xu hướng tăng trưởng chậm lại. Hàng của Việt Nam chiếm từ 15- 40% thị phần ở
Lào (tuỳ theo vùng), xuất khẩu của Lào sang Việt Nam chiếm 30-50% xuất khẩu của Lào ra thị
trường thế giới. Việt Nam xuất khẩu sang Lào vật liệu xây dựng, xăng dầu, hàng nông sản, thực
phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng và nhập của Lào một số mặt hàng gỗ, khoáng sản, nông sản.
Hiện hai bên đang khuyến khích lập các cặp chợ biên giới, các khu kinh tế, thương mại tại các cửa
khẩu lớn và đang tích cực triển khai thực hiện các thoả thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người,
phương tiện và hàng hoá qua lại, trong đó có chính sách giảm thuế 50% cho hàng hoá có xuất xứ từ
mỗi nước.
Trong lĩnh vực đối ngoại: Hai bên tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hoạt động về vấn
đề hội nhập quốc tế trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, ASEAN, khu vực cũng như trong khuôn khổ ba
nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia.
3. Chính sách và quan hệ hàng không
Nhìn chung, chính sách vận tải hàng không của Lào còn đang trong quá trình xây dựng. Lào đã ký kết
Thoả thuận hợp tác vận tải hàng không Tiểu vùng giữa các Cục trưởng CLMV. Tới nay, Lào đã nộp lưu
Trang 7
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
chiểu văn bản phê duyệt Hiệp định Đa biên về vận tải hàng không Tiểu vùng CLMV. Với các thoả thuận
và tiến trình phê duyệt Hiệp định Đa biên nói trên, các hãng hàng không của các nước thành viên không bị
hạn chế khai thác thương quyền 3, 4, 5 và không hạn chế về tần suất cũng như tải cung ứng.
Liên quan đến Lộ trình hội nhập ASEAN về vận tải hàng không, cũng giống các nước thành viên CLMV
khác, Lào chủ trương tăng cường và đẩy mạnh hội nhập về vận tải hàng không với các quốc gia CLMV

trong khuôn khổ ASEAN. Thực tế khai thác cho thấy, tới nay các hãng hàng không Lào (chủ yếu là Lao
Airlines) mới chỉ khai thác đến một số nước trong khu vực là: Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, và
Trung Quốc.
4. Sự phát triển ngành hàng không Lào
Hiện tại, Lào có 2 hãng hàng không là Hãng hàng không Quốc gia Lào - Lao Airlines (QV) và hãng
hàng không quy mô nhỏ Lao Air Service Ltd., hãng này chỉ khai thác bay dịch vụ.
Hiện tại, QV tập trung khai thác chủ yếu thị trường nội địa, gồm 10 đường bay đi đến 11 điểm. Về
mạng bay quốc tế, hãng đang khai thác 08 đường bay quốc tế sử dụng đội máy bay nhỏ ATR-72 (70
ghế), YN-12 (17 ghế), và MA-60 (50-60 ghế) với các đường bay trực tiếp tới các điểm Băng-Cốc, Hà
Nội, Xiêm-Riệp (REP), Phnôm-pênh (PNH), Chiềng-Mai (CNX) và Côn-Minh (KMG).
Về hệ thống sân bay, Lào có 11 sân bay đang hoạt động, trong đó có 3 sân bay quốc tế: Viên-chăn
(VTE), Luông-Phrabăng (LPQ) và Pắc-xế (PKZ). Sân bay Viêng-Chăn đủ tiêu chuẩn tiếp nhận máy
bay B747; Luông-Phrabăng có thể tiếp nhận B737 trở xuống; PKZ đang được đầu tư để có thể sớm tiếp
nhận A320. Chính phủ Lào đang có kế hoạch nâng cấp sửa chữa 6 sân bay phía Bắc Lào để có thể khai
thác được ATR-72 trong giai đoạn từ nay đến 2010 đồng thời cũng đang xem xét đầu tư cho đội tàu bay
của Lao Airlines nhưng trước hết tập trung phát triển các đường bay nội địa. Đối với các đường bay
quốc tế đi/đến Lào, Chính phủ Lào chủ trương khuyến khích sự tham gia ngày càng nhiều của các hãng
hàng không; đồng thời nghiên cứu thành lập liên doanh với các hãng hàng không nước ngoài
5. Sự phát triển của ngành du lịch Lào và Luông-Phrabăng
Mặc dù không có nhiều điểm du lịch nhưng Lào là thị trường đầy tiềm năng với những điểm tham quan
tự nhiên hấp dẫn như khu phố cổ ở Viên-chăn, Đồng chum, và đặc biệt là Luông-phrabăng - cố đô của
Lào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2005.
5.1. Các điểm tham quan và thắng cảnh chính tại Luông-Phrabăng.
Luông-phrabăng là điểm du lịch hấp dẫn nhất khi đến thăm Lào. Xung quanh thành phố là các ngọn đồi
xanh rì với nhiều thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đến đây du khách ấn tượng về các ngôi chùa cổ và
các công trình kiến trúc mang phong cách pha trộn giữa kiểu nhà cổ của Lào và kiểu kiến trúc thuộc địa
của Pháp. Thành phố có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng là các điểm tham quan chính của Luông-
phrabăng cụ thể gồm:
Trang 8
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng

Bảo tàng quốc gia, trước đây là Hoàng cung (National Museum): Được xây dựng trong khoảng thời
gian từ 1904 đến năm 1909 trong triều đại của Vua Sisavangvong, nay chuyển thành bảo tàng quốc gia.
Van-Xiêng-Thong là ngôi chùa được xây dựng trong giai đoạn 1559-1560 bởi Vua Say Setthathirath,
nằm bên bờ sông Mê-kông.
Thác nước Kouangsy hùng vỹ nằm ở vùng lý tưởng sâu trong rừng, xa khu dân cư, lý tưởng cho nghỉ
ngơi và thư giãn. Thác nước này nằm cách Luông-phrabăng 29km về phía Nam (mất khoảng 1h lái
xe).
Các Hà Nộig động ở Pak Ou nằm bên các vách đá dựng đứng bên bờ sông Mê kông giữa ngã ba
sông Mê kông và Nam Ou.
Vat Mai, ngôi đền được xây dựng năm 1821 sau công nguyên, dưới triều đại Vua Manthatourath, đã
từng là nơi ở của Phra Sangkharaj - người sáng lập ra Đoàn Phật Tử, tăng lữ.
That Chomsi, được xây dựng trên đỉnh đồi Phousi vào năm 1804 trước công nguyên dưới triều đại Vua Anurut.
Ban Lu hay còn gọi là Làng Lu của Ban Phanom.
Vat Visoun, tháp chứa hài cốt các vị sư That Makmo, được xây dựng vào khoảng 1500-1520 dưới
triều đại của Vua Visounarat.
Vat Aham, 1 trong những ngôi đền linh thiêng nhất ở Lào, thờ Deveta Luang và Pu Gneu Ya Gneu.
Ban Xang Khong, ngôi làng có nghề truyền thống làm giấy Sa;
Ban Xom: làng nổi tiếng với nghề dệt vải bông;
Ban Thapaene: ngôi làng của người dân tộc thiểu sổ Khmu, nằm gần thác nước Khuang Xi;
Chợ trung tâm (Central Market): là nơi trao đổi buôn bán hàng ngày của các dân tộc thiểu sổ sống
xung quanh Luông-phrabăng. Ngoài ra, còn có chợ Phousi và chợ của người H’mông.
Luông-phrabăng là điểm du lịch khá mới, có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp với nhiều đền,
chùa cổ kính và nhịp sống thanh bình, quang cảnh vẫn còn giữ được nét nguyên sơ. Đây sẽ là
điểm du lịch mới đầy hấp dẫn với du khách ưa thích gần gũi thiên nhiên, du lịch mạo hiểm,
khám phá tìm hiểu văn hóa.
5.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện du lịch Lào và Luông-phrabăng
Theo Tổng cục Du Lịch Lào, năm 2005, Lào đón tiếp hơn 1 triệu khách nước ngoài, tăng 22% so với
trước. Trong đó Luông-phrabăng là điểm đến chính của du khách khi đến Lào. Năm 2005, Lào có 165
khách sạn, 923 nhà nghỉ, 630 nhà hàng, 135 điểm vui chơi giải trí và khoảng 70 công ty du lịch. Doanh
thu của ngành du lịch Lào đạt 146,7 triệu USD.

Trang 9
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
Tại Luông-phrabăng, có 17 khách sạn lớn nhỏ, gồm 551 phòng và 918 giường trong đó số khách sạn tương
đương 5 sao và 4 sao là 9 chiếc, 6 khách sạn tương đương 3 sao, và các khách sạn nhỏ 2 sao. Giá phòng
khách sạn giao động trong khoảng 47~120 USD. Bên cạnh đó, hệ thống nhà nghỉ (Guest Houses) gồm 176
chiếc với 1171 phòng và 1917 giường, trong đó giá phòng có máy lạnh là 15-20 USD đã bao gồm cả ăn
sáng. Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống nhà nghỉ ở Luông-phrabăng là được cải tạo từ các ngôi nhà cổ
mang kiến trúc Lào và Pháp với điều kiện tiêu chuẩn và giá cả vừa phải, rất phù hợp với khách du lịch với
nhu cầu tìm hiểu về văn hóa và khám phá thiên nhiên hoang dã.
Do Luông-phrabăng bị ảnh hưởng tương đối rõ rệt bởi tính mùa vụ (khô/mưa), vào mùa mưa, lượng khách
tới đây ít, lượng phòng trống tại các khách sạn và nhà nghỉ tương đối lớn. Tuy nhiên, khi vào tới mùa khô, hệ
số sử dụng phòng tại Luông-phrabăng luôn đạt trên 90%, khách du lịch tới đây vào mùa khô – cao điểm
không có nhiều lựa chọn về khách sạn/nhà nghỉ.
Xét về thời gian lưu trú của khách: Đối với khách du lịch mạo hiểm, thời gian lưu trú tại Luông-
phrabăng có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Tuy vậy, thời gian lưu trú trung bình của khách đến Luông-
phrabăng năm 2005 chỉ là 2.5 ngày trong khi tại Lào là 7 ngày (Tổng cục du lịch Lào).
Ngoài ra, tại Luông-phrabăng cũng có các điểm ăn uống vui chơi giải trí như Massage, Night-club, cửa hàng
internet, lưu niệm ... Hệ thống các nhà hàng, các điểm ăn uống có khá nhiều, giá trung bình cho một bữa từ
5-7 USD (1USD/1 món ăn).
Tóm lại, cơ sở hạ tầng du lịch tại Luông-phrabăng đã và đang được đầu tư phát triển tương đối tốt
và có khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách du lịch, kể cả những đối tượng khách luôn đề
cao chất lượng dịch vụ như khách Nhật Bản, Đức.
Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, tình hình kinh tế chính trị khá ổn định, tiềm năng du lịch
rất lớn nhưng bị hạn chế bởi tính mùa vụ cao do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thị trường
khách du lịch Lào/Luông-phrabăng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và dự báo có khả năng phát
triển nhanh trong thời gian tới nếu được chú ý đầu tư tốt hơn.
Trang 10
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
PHẦN II – THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐẾN LUÔNG-PHRABĂNG
1. Thị trường khách đi/đến Luông-phrabăng

1.1. Dung lượng thị trường
Cùng với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của khách quốc tế đến Lào, khách đến Luông-phrabăng
năm 2006 đạt khoảng 160.000 khách, tăng trưởng 20% so với năm 2005.
Bảng 2: Khách quốc tế đến Luông-phrabăng giai đoạn 2001-2006
Khách/Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Đường bộ & đường thủy
Khách 56.220 81.865 78.909 100.505 118.953
Tăng trưởng 19% 46% -4% 27% 20%
%/tổng khách 85% 82% 75% 75% 74%
Đường hàng không
Khách 9.652 17.285 26.604 33.064 41.330
Tăng trưởng 145% 79% 54% 24% 25%
%/tổng khách 15% 18% 25% 25% 26%
Tổng cộng 65.872 99.150 105.513 133.569 160.283
Tăng trưởng 29% 51% 6% 27% 20%
Nguồn: Tổng cục du lịch Lào
Theo số liệu thống kê năm 2006 của Tổng cục du lịch Lào, khách đến Luông-Phrabăng bằng đường
hàng không chỉ đạt khoảng 41.000 khách, chiếm 25% tổng khách đến .
1.2. Đặc điểm và cơ cấu thị trường
Khách đến Luông-phrabăng theo mục đích chuyến đi: Được UNESCO phong tặng di sản văn hóa
thế giới và với tiềm năng được đánh giá sánh ngang các điểm du lịch trong khu vực như Hội An
(VN), An-thay-a (Thái Lan), Angkor Wat (Căm-pu-chia), khách quốc tế đến Luông-Phrabăng mục
đích du lịch chiếm gần 95% tổng khách; khách công vụ, thương nhân chỉ chiếm khoảng 5%.
Đặc điểm du lịch và đặc tính mùa vụ: Mùa cao điểm du lịch Lào nói chung và Luông-Phrabăng nói
riêng rơi vào mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, tập trung cao điểm nhất
vào các tháng đầu năm. Giai đoạn còn lại là mùa mưa - thấp điểm.
Trang 11
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
Biểu đồ: Khách đến Luông-phrabăng theo các tháng trong năm 2006
0

5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
Intl’ Total
Khách đến Luông-phrabăng theo điểm xuất phát: Khách quốc tế đến Luông-phrabăng chủ yếu từ các
khu vực Asean, Đông Bắc Á, châu Âu, và Bắc Mỹ.
Bảng 3: Khách quốc tế đến Luông-Phrabăng theo điểm xuất phát giai đoạn 2003-2006
Năm
2003 2004 2005 2006
Khu vực Khách Tỷ
trọng
Khách Tỷ
trọng
Khách Tỷ
trọng
Khách Tỷ
trọng
Asean 7.823 8% 10.825 10% 25.744 19%
32056
20%
Châu Á (ngoài
Asean)
12.816 13% 14.393 14% 11.725 9%
12822
8%
Châu Âu 50.264 51% 54.614 52% 62.638 47% 72130 45%

Châu Mỹ 12.166 12% 11.568 11% 17.786 13% 24040 15%
Châu Úc 6.515 7% 6.764 6% 7.823 6% 9500 6%
Khác 9.566 10% 7.349 7% 7.853 6% 9735 6%
Tổng cộng 99.150 100% 105.513 100% 133.569 100% 160.283 100%
Nguồn: Tổng cục du lịch Lào
Khách du lịch Châu Âu ưa khám phá và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của các điểm đến mới. Đây là thị
trường khách đặc biệt quan trọng, tăng trưởng tốt trong vòng 03 năm trở lại đây và luôn chiếm 50%
tổng khách quốc tế du lịch đến Luông-phrabăng, đạt khoảng 65.000 khách/năm 2005. Cơ cấu quốc
tịch Anh-28%, Pháp-13%, Đức-11%; Tây Âu khác (Áo, Bỉ, Hà Lan, Ý…) chiếm khoảng 17%; khách
quốc tịch Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na-uy) chiếm khoảng 14%.
Dung lượng khách trong khối Asean đến Luông-phrabăng cũng tương đối lớn. Tuy nhiên, do Lào là
một nước trong khu vực có đường biên giới giáp ranh với các điểm đến chủ yếu Thái Lan, Việt Nam
nên hầu hết khách trong khối Asean khi đi du lịch kết hợp Luông-phrabăng đều chọn đường bộ.
Trang 12
: Tổng khách : Khách quốc tế
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
Khách từ các nước Châu Á (ngoài Asean) là đối tượng khách quan trọng và có rất nhiều tiềm năng.
Thị trường duy trì được sự tăng trưởng đều đặn ở mức 10-15% trong các năm vừa qua. Theo đó, thị
trường khách chính đến từ Đông Bắc Á (chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) chiếm gần
75%.
Nhìn chung, Luông-Phrabăng là điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Lào với dung lượng khách đạt
trên 150.000 khách/năm, tốc độ tăng trưởng cao ở mức 25-30%/năm. Nguồn khách quan trọng
nhất đến Luông-Phrabăng là khách châu Âu và khách Đông Bắc Á. Với đặc tính mùa vụ khá rõ
rệt, khách đến Luông-Phrabăng chủ yếu vào giai đoạn mùa khô kéo dài từ tháng 9 năm trước đến
tháng 3 năm sau.
Mặt khác, hiện nay có tới 75% tổng khách đến Luông-Phrabăng vẫn chọn phương án đường bộ
thông qua cửa khẩu biên giới với các nước trong khu vực có đường biên giới giáp Lào hoặc đến
Viên-chăn bằng đường hàng không, kết hợp đến Luông-Phrabăng bằng đường bộ.
1.3. Dự báo thị trường
Có thể nói, với sự hòa quyện hài hòa giữa hai yếu tố Văn Hóa - Lịch Sử cùng với cảnh quan thiên

nhiên tươi đẹp thích hợp với các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, Luông-phrabăng là
điểm du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách khi đến Lào.
Tuy nhiên, đây là điểm đến mới đối với đa phần du khách, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt chưa
được đầu tư tương xứng và mới chỉ đạt ở mức chấp nhận được. Khách quốc tế đến Luông-phrabăng
hàng năm có dung lượng khá lớn, nhưng chỉ có khoảng 35.000 khách/năm (~25%) đến Luông-
phrabăng bằng đường hàng không.
Dự báo trong vòng 3-5 năm tới, thị trường vận tải hàng không quốc tế đến Luông-phrabăng tăng
trưởng mạnh ở mức 25-30%/năm, đạt xấp xỉ 80.000 khách/năm vào năm 2010.
1.4. Phân tích thị trường khách Việt Nam và Lào
Dung lượng thị trường khách giữa Việt Nam – Luông-phrabăng có dung lượng rất nhỏ, khoảng 3.500
khách/năm 2005 (Nguồn: Tổng cục du lịch Lào). Hầu hết trong số này đều là khách quốc tịch Việt Nam
đến du lịch Luông-phrabăng; Khách là người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam đi du lịch
Luông-phrabăng không đáng kể; Khách out-bound từ Luông-phrabăng hầu như không có. Tốc độ và
tiềm năng tăng trưởng của phân thị khách nói trên cũng không cao.
Mặt khác, khách từ Việt Nam đến Luông-phrabăng hầu hết đều ưu tiên chọn phương án đường bộ
để tiết kiệm chi phí. Nhìn chung thói quen của khách du lịch nội vùng Asean là thường kết hợp với
Trang 13
Kế hoạch Marketing: đường bay Hà Nội – Luông-phrabăng
ít nhất 1 hoặc nhiều các điểm du lịch thuộc khu vực 3 nước tam giác vàng Việt Nam – Lào – Căm-
pu-chia.
Có thể nói thị trường khách giữa Việt Nam – Luông-phrabăng có dung lượng thấp, chủ yếu là khách
du lịch quốc tịch Việt Nam. Đối tượng khách này không có khả năng tăng trưởng đột biến trong thời
gian tới. Trong trường hợp có đường bay thẳng, dự kiến Vietnam Airlines có thể khai thác được
khoảng 100 khách/tháng.
1.5. Phân tích thị trường khách Đông Bắc Á
• Thị trường Nhật Bản
Năm 2005, tổng khách Nhật Bản đến Lào chỉ đạt 23.000 khách. Đây là con số không nhỏ so với tổng
lượng khách quốc tế đến Lào. Nhưng nếu so sánh với dung lượng khách out-bound Nhật Bản là
khoảng 13 triệu người/năm thì đây quả là con số còn quá nhỏ bé. Du khách Nhật Bản được đánh giá là
đối tượng khách tương đối khó tính và đặc biệt đề cao chất lượng dịch vụ, sinh hoạt khi đi du lịch.

Đây là những lý do chính lý giải thực tế tăng trưởng không đáng kể của khách Nhật Bản đến Lào. Tuy
nhiên, có thể khẳng định tiềm năng tăng trưởng khách du lịch Nhật Bản đến Lào là rất lớn, nhưng sự
thuận lợi của sản phẩm du lịch và hàng không sẽ đóng vai trò không nhỏ đối với tiềm năng tăng
trưởng của phân thị khách này.
Theo nghiên cứu thị trường, đặc điểm chung của người Nhật Bản khi đi du lịch nước ngoài là rất ít
người chỉ đi một điểm duy nhất mà thường kết hợp với các điểm du lịch khác nhau. Luông-
Phrabăng cũng không là ngoại lệ, khách Nhật Bản đến Lào nói chung thường kết hợp với các
điểm khác trong khu vực như Băng-Cốc/Xinh-ga-po/Ma-lay-xi-a và/hoặc ít nhất một điểm
thuộc 03 nước Đông Dương Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia.
Bảng 4: Khách quốc tịch Nhật Bản đến Luông-phrabăng giai đoạn 2001-2005
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Khách 3.564 4.748 6.839 7.126 4.633
Tăng trưởng - 33.2% 44.0% 4.2% -35.0%
Nguồn: Tổng cục du lịch Lào
Mặc dù cơ sở hạ tầng cùng điều kiện sinh hoạt đã được nâng cấp lên mức tiêu chuẩn thì lý do chính
dẫn đến việc du khách Nhật Bản chưa lựa chọn điểm đến Luông-Phrabăng là bởi các sản phẩm đường
bay tới đây chưa thực sự thuận lợi. Cho tới thời điểm hiện tại, cửa ngõ thuận tiện nhất đi/đến Luông-
phrabăng vẫn là Băng-Cốc theo hành trình Nhật Bản – Băng-Cốc – Luông-Phrabăng. Kế tiếp là cửa
ngõ Hà Nội với đường bay thẳng Hà Nội-Viêng-chăn, từ Viêng-Chăn khách tiếp tục phải sử dụng
chặng bay nội địa Lào để tới Luông-Phrabăng.
Trang 14

×