Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Hà Giang pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.83 KB, 7 trang )

Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng
Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông
giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp
tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía
Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về
phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự
trị dân tộc Choang và Miêu Văn
Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa
cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng
Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
Tỉnh Hà Giang
Tỉnh
Chính trị và hành chính
Bí thư tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất
Chủ tịch HĐND Nguyễn Viết Xuân
Chủ tịch UBND Nguyễn Trường Tô
Địa lý
Tỉnh lỵ Thị xã Hà Giang
Miền Đông Bắc
Diện tích 7.884,3 km²
Các thị xã / huyện 10 huyện
Nhân khẩu
Số dân
• Mật độ
660.700 người
83,8 người/km²
Dân tộc Việt, Tày, H'Mông, Dao, Sán Dìu
Mã điện thoại 219
Mã bưu chính: 29


ISO 3166-2
Website [1]
Biển số xe: 23
Vị trí địa lý
Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời
và nhiều sông suối.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía
bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều.
Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi
đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và
lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong
tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti
(2402m) là cao nhất. Về thực-vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý,
và có tới 1000 loại cây dược liệu quý hiếm. Động vật thì có hổ, công, trĩ, tê tê, ... và hàng
trăm loại chim thú khác.
Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
Dân số
Dân số tỉnh Hà Giang là trên 680.000 người[2].
Hành chính
Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thị xã và 10 huyện:
• Thị xã Hà Giang
• Huyện Bắc Mê
• Huyện Bắc Quang
• Huyện Đồng Văn
• Huyện Hoàng Su Phì
• Huyện Mèo Vạc
• Huyện Quản Bạ
• Huyện Quang Bình

• Huyện Vị Xuyên
• Huyện Xín Mần
• Huyện Yên Minh
Lịch sử
Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà
Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc
đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473,
sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.
Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung
Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh
giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.
Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, Vị Xuyên, Xin Mằn, Yên Minh,
Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Thanh Thủy và Quản Bạ.
Thắng cảnh
• Hang Phương Thiện: cách thị xã Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây
là nơi có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều hang động tự nhiên tuyệt đẹp. Nhiều hoa trái
đặc sản: mận, lê, cam, táo và các loại chè tuyết san cổ thụ mọc trên độ cao 900 m
(2.700 ft).
• Hang Chui: cách thị xã Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào
lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào
trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình
thù. Đặc biệt hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác trông
rất đẹp.
• Suối Tiên: Cách thị xã Hà Giang 2 km (1,25 dặm) về phía bắc, là thắng cảnh Suối
Tiên đẹp nổi tiếng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, nước trong xanh. có thể đến đây
nghỉ ngơi, tắm mát và ngắm cảnh.
• Động Én: Động cách thị xã Hà Giang 60 km (37,5 dặm) thuộc địa phận huyện Yên
Minh. Từ thị xã Hà Giang qua cổng trời Quản Bạ, qua những cách rừng thông ngập
chìm trong sương sẽ tới động Én. Hang động còn mang nhiều nét hoang sơ nhưng
đẹp.

• Đồng Văn - "Cổng Trời": Là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao
vùng khoảng 1.000 m (3.000 ft) so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá.
Huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146 km (91,25 dặm) giao thông rất khó khăn.
Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có
lúc xuống đến 1° C, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24° C. Bầu trời hầu như
quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp
nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng
Văn có điểm cực bắc của Việt Nam tại xã Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên
Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam"
nơi mà "cuối mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon
quả ngọt: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu quý: tam thất, thục địa, hồi, quế...
Đồng Văn còn nổi riếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa
đủ sắc màu...
• Thung lũng Quản Bạ
• Núi đá Mèo Vạc
Lễ hội
Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân
tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không
giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy
được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi, đó
là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự
những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi
nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi
hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.
Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được
tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính
chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném
pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
Di tích

Động Tiên: Động cách thị xã Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Động có Suối Tiên rất đẹp.
Tương truyền xưa, các tiên nữ vẫn thường xuống động này để tắm vào dịp Tết nên được
đặt tên là Động Tiên. Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu
may mắn vào lúc giao thừa.
Cổng Trời Quản Bạ: Cách thị xã Hà Giang khoảng 40 km (25 dặm) về phía bắc. Đây là
một vùng núi non trùng điệp, có truyền thuyết về núi Cô Tiên đầy thơ mộng. Khí hậu mát
mẻ quanh năm rất tốt cho việc nghỉ dưỡng.
Thị xã Hà Giang: Thị xã Hà Giang là một thị xã đẹp nằm trong một thung lũng, bốn bên là
núi, có dòng sông Lô chảy qua thị xã. Thị xã Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của tỉnh. Thị xã có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã, nơi
đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng
văn hóa sớm nhất của Việt Nam.
Dinh Họ Vương: Tại huyện Đồng Văn xa xôi, hiện có một điểm du lịch lý thú đó là dinh
họ Vương (Vương Chí Sình) thuộc địa phận xã Sà Phìn. Quy mô của dinh không lớn
nhưng đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên
này. Đoạn đường dẫn vào dinh chỉ dốc thoai thoải, được lát bằng những phiến đá lớn
vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Vòng
thành ngoài là một bức tường dày khoảng 40 cm, cao khoảng 2 m (6 ft). Vòng thành trong
dày và kiên cố hơn vòng thành ngoài. Cả hai vòng thành đều có lỗ châu mai. Giữa hai vòng
thành là một dải đất rộng khoảng 50 m (150 ft), trồng toàn trúc.
Dinh có ba ngôi nhà sàn. Ngôi nhà chính quay mặt ra cổng thành, hai ngôi nhà phụ song
song nhau và vuông góc với ngôi nhà chính. Cả ba ngôi nhà được làm bằng gỗ, từ cột, kèo,
sàn, vách, mái đều làm bằng gỗ quý. Ngôi nhà chính là nơi ở của "vua" họ Vương, ở đó

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×