Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thiet ke hoat dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.39 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Thiết kế hoạt động, trò chơi ứng dụng CNTT cho trẻ


mầm non



Thứ sáu, 06 Tháng 1 2012 07:29


<b>A/ ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


<b>I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Như chúng ta đã biết CNTT là kho báu tri thức của cả nhân loại, nó kích thích sự phát triển của mọi loại
hình kinh tế, nó tạo rất nhiều cơ hội cho những ai biết khai thác và sử dụng nó cho nên việc cho trẻ ở lứa
tuổi mầm non tiếp cận với CNTT là rất cần thiết.


Việc đưa CNTT vào giảng dạy trong trường mầm non là một bước đi đột phá của Sở GD - ĐT nói chung và
GD Hải An nói riêng. Vì từ xưa đến nay mọi người thường có quan niệm cho con em mình đến trường mầm
non chỉ là trơng và giữ trẻ, phụ huynh không hiểu hết tầm quan trọng của bậc học mầm non và nhất là hiện
nay dạy học có áp dụng CNTT lại là một việc làm vơ cùng khó, xa vời đối với trẻ mầm non.


Nhất là năm học 2008 – 2009 với chủ đề năm học: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý tài chính và
triển khai phong trào xây dụng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Nhận thức được vai trị và tầm
quan trọng đó bản thân tơi đã không ngừng suy nghĩ làm thế nào để thiết kế được các hoạt động, trò chơi
ứng dụng CNTT cho trẻ mầm non.


Trong thực tế những năm học qua cho thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một trong những hình
thức sử dụng đồ dùng trực quan dạy học sinh động và hiện đại nhất từ trước đến nay. Nó gây được sự hứng
thú,thu hút và kích thích trẻ hoạt động tích cực trong q trình hoạt động theo hướng đổi mới CSGD hiện
nay.


Vậy làm thế nào để kích thích gây hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động có ứng dụng CNTT. Năm học 2008
- 2009 tơi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu: “ Thiết kế một số hoạt động, trò chơi ứng dụng CNTT cho trẻ
mầm non”



<b>B/ NỘI DUNG</b>
<b>I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Năm học 2008 -2009 là năm thực hiện chương trình GD mầm non mới, trong đó đổi mới nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ ở dạng mở, trẻ được hoạt động độc lập theo các lĩnh vực phát
triển. Với phương châm lấy trẻ làm trung tâm là chủ thể giáo dục. Chính vì vậy mà trẻ có nhiều cơ hội hơn,
hoạt động chủ động, tích cực hơn, trẻ được khám phá, trải nghiệm kinh nghiệm của mình mà không chịu sự
áp đặt của cô giáo hay người lớn. ở đây trẻ được phát huy tối đa các kỹ năng xã hội, tình cảm, các khả năng
về tư duy, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ và TCQHXH…


Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động, trò chơi cho trẻ mầm non là một trong những bước phát triển vượt
bậc trong q trình cho trẻ tiếp cận với cơng nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế hiện nay. Ở đây trẻ được trực
tiếp tham gia điều khiển trò chơi,trẻ được tri giác, cảm nhận một cách đầy đủ các sự vật hiện tượng xung
quanh trẻ trong cùng một thời điểm với tất cả các giác quan một các đầy đủ nhất, hình ảnh sống động nhất,
phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Thơng qua đó tạo cho trẻ sự hứng thú, say mê với các hoạt động,
trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, phát huy nội lực của từng cá nhân trẻ. Chính vì vậy
nên việc thiết kế các hoạt động, trò chơi ứng dụng CNTT cho trẻ mầm non là một hình thức sử dụng đồ
dùng trực quan sinh động và hoàn thiện nhất hiện nay.Để đáp ứng được nhu cầu đó bản thân tơi đi sâu
nghiên cứu thiết kế một số hoạt động, trò chơi ứng dụng CNTT cho trẻ mầm non.


<b>II/ THỰC TRẠNG:</b>


Trên thực tế trường tôi đã thực hiện ứng dụng CNTT 3 năm trở lại đây nhưng việc lựa chọn thiết kế
các hoạt động, trị chơi có ứng dụng CNTT vào dạy trẻ của giáo viên nói chung và của bản thân tơi nói riêng
cịn rất hạn chế. Bên cạnh đó giáo viên cịn chưa biết cách thiết kế cho mình các bài dạy, trò chơi riêng mà
chủ yếu còn phụ thuộc vào các phần mềm có sẵn của chương trình Kidsmart, Hapyykid…Nên tỷ lệ các tiết
học có ứng dụng CNTT trong nhà trường cịn ít, trẻ hoạt động vẫn chủ yếu dựa vào đồ dùng đồ chơi do cô
giáo tự làm không gây hứng thú cho trẻ hoạt động. Mà trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy hàng ngày
chúng ta thường dạy trẻ các hoạt động có sử dụng những đồ dùng đồ chơi đơn giản như: trang tĩnh, rối dẹt,
rối tay, các thẻ chữ cái, chữ số, tranh MTXQ…có màu sắc khơng rõ ràng, hình ảnh mờ nhạt, kém hấp dẫn,


đồ dùng không diễn tả được hết được chức năng của đồ vật, tính cách, hành động, cử chỉ, điệu bộ của nhân
vật nên không khai thác được ý tưởng và sự hiểu biết của trẻ. Đồ dùng của cơ cịn q cồng kềnh, ảnh
hưởng đến tiến trình CSGD trẻ.Là một giáo viên đứng lớp, kiêm phụ trách chuyên môn khối 3 -4 tuổi và là
một thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động UDCNTT của nhà trường. Tơi nhận thấy mình cần làm như thế
nào đó để tạo cho trẻ trong trường nói chung và đối với học sinh trong khối lớp tơi quản lý nói riêng được
tiếp cận nhiều hơn nữa với phương tiện hiện đại để nâng cao kỹ năng, để có trẻ tham gia vào các trò chơi,
hoạt động một cách tự tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

và tất cả các bạn đồng nghiệp.


Trong quá trình thực hiện tơi gặp một số khó khăn và thuận lợi sau:
<i><b>1/ Khó khăn:</b></i>


-Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn: chưa đầu tư máy Scan ảnh, máy quay video… và một số thiết
bị khác hỗ trợ trong việc thiết kế bài giảng, trị chơi có ứng dụng CNTT. Cấu hình một số máy cịn chậm
chưa đáp ứng được các thao tác trong quá trình xử lý ảnh, dowload hình ảnh động…


.- Trình độ tin học của cơ cịn hạn chế, xử lý các dữ liệu cịn chậm, chưa có nhiều sáng tạo trong việc thiết
kế bài dạy, trò chơi còn chủ yếu phụ thuộc vào các phần mềm sẵn có.


- Giáo viên thiết kế các trò chơi, các hoạt động ứng dụng C NTT còn rất hạn chế.
- Trẻ ít được hoạt động trên máy, có chăng là chỉ chơi tự do theo ý thích tại các ngơi nhà.
<i><b>2/ Thuận lợi:</b></i>


- Giáo viên nhiệt tình, ham hiểu biết và tâm đắc với nghề, mong muốn tìm ra các biện pháp, giải pháp tốt để
áp dụng vào CSGD trẻ.


- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác ứng dụng
CNTT,



- Bản thân đã được nhà trường tạo điều kiện cho theo học một số lớp về tin học, lớp nâng cao trình độ tin
học …


<b>III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>


<b>Biện pháp 1</b>: <b>Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng, khai thác và thiết kế bài dạy.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ảnh động từ mạng về, Scan ảnh, làm tranh động, lồng tiếng, tạo các Slide để trình chiếu… Tìm hiểu, tham
khảo một số tài liệu, sách báo, băng đĩa có ứng dụng CNTT và học hỏi thêm cách tạo và lồng ghép các hình
ảnh động, lồng tiếng động, âm thanh… để lựa chọn, thiết kế một số hoạt động, trò chơi cho trẻ mầm non.Để
gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động, với mục đích truyền tải các thông tin đến trẻ một cách hiệu quả
nhất, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái và phát triển tư duy của trẻ về mọi mặt. Thông qua đó giúp trẻ tiếp thu
kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, phát huy khả năng của từng cá nhân trẻ.


Khơng những thế mà bản thân tơi cịn thường xun lên phòng máy Để mở chơi các trò chơi gốc của
chương trình Kidsmart, Happykid, các đĩa sản phẩm của chị em đồng nghiệp.…để từ đó tự tìm cho mình có
những bước đi sáng tạo trong việc thiết kế các bài dạy,các trị chơi trên máy tính tạo cho trẻ sự hứng thú
khi tham gia vào các hoạt động, giúp trẻ phát triển hơn nữa về mọi mặt.


<b>VD</b>:Tôi vào nhà sách của Bailey để nghiên cứu trị chơi” tìm chữ cái theo u cầu của cơ” để tìm ra
cách làm trị chơi mới“ Tên của bé có chữ cái nào?” dựa trên cái đã có để thiết kế bài dạy phù hợp với trẻ
lớp mình.


Mục đích tơi thiết kế trị chơi này để trẻ hoạt động trong giờ ôn luyện, củng cố, làm quen các chữ cái đã học
và sắp được học.


Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng và khai thác, thiết kế các bài giảng, trị chơi có ứng
dụng CNTT là vô cùng quan trọng. Bởi vì khi đó giáo viên giáo viên sẽ khai thác được nhiều ý tưởng sáng
tạo, tích luỹ vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm và chủ động hơn trong thiết kế, sáng tạo các ý tưởng mới



<b>VD: </b>Tôi làm việc trong chương trình Powerpoint để tạo các hiệu ứng chữ bay lên, mất đi để trẻ ghép tên của
trẻ theo mẫu.


<b>VD: </b>Lên mạng dowload những hình ảnh động có liên quan đến các chủ đề để tạo cho mình một thư viện dữ
liệu ảnh,cảnh, các con vật, âm thanh, tiếng động ... để khi cần thiết tôi không phải lần tìm đỡ mất thời gian.


Chính vì vậy trong năm học vừa qua tôi đã tự thiết kế được một số hoạt động, trị chơi có ứng dụng
CNTT vào giảng dạy cho trẻ, giúp giảm tải phần nào sức lao động và thời gian của giáo viên dành cho việc
làm đồ dùng đồ chơi, giúp trẻ hứng thú, tích cực hơn trong hoạt động.


<b>Biện pháp 2:Thiết kế một số bài dạy có ứng dụng CNTT.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

dạy giáo viên có thể đưa đến với trẻ các âm thanh hình ảnh sống động tạo cho trẻ cảm giác thích thú và gây
được sự chú ý rất cao ở trẻ.Nó góp phần quan trọng trong việc tổ chức thành cơng các hoạt động của cơ. Từ
khi có ứng dụng CNTT tơi nhận thấy đây là một trong những hình thức sử dụng đồ dùng trực qua có hiệu
quả và hiện đại nhất giúp trẻ húng thú tham gia vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng và thoải mái, tạo tâm
thế tốt cho một ngày hoạt động của trẻ ở trường. Chính vì vậy tơi đã nghiên cứu và thiết kế được một số
hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy trẻ.


Muốn thiết kế bài dạy trước tiên tôi tìm hiểu chương trình CSGD trẻ của 3 độ tuổi để tìm ra những đề
tài, nội dung, lĩnh vực phát triển nào có thể lựa chọn được để đưa vào thiết kế bài giảng cho phù hợp để dạy
trẻ.


Tôi nghiên cứu chương trình, một số tài liệu về đổi mới hình thức, nội dung giáo dục mới của trẻ 3 - 4 –
5 tuổi, và các tập san, tranh truyện ... có hình ảnh đẹp để thiết kế bài dạy cho phù hợp với kế hoạch đã lên.


<b>VD1</b>: Với chủ đề TGTV, đề tài : “ Quá trình phát triển của cây” tôi làm như sau:


- <b>Bước1</b>: Tôi Scan ảnh, ghi âm các quá trình phát triển của cây đỗ, ( Gieo hạt, hạt đâm rễ, cây 2 lá mầm,cây
trưởng thành, cây ra hoa, cây ra quả).Chọn nhạc để chèn thêm cho hoạt động thêm sôi nổi.



<b>- Bước 2:</b> Mở chương trình powerpoit và sắp xếp các quá trình của cây theo các Slide.


<b>- Bước 3: </b>Xử lý trên các Slide bằng cách:


+ Tại các Slide đã chèn tranh nhập tên cho các đối tượng.VD: Tranh gieo hạt ta nhập thêm chữ cho đối
tượng “ Gieo hạt”= cách chọn biểu tượng Text box dưới thanh Draw. Tạo hiệu ứng cho chữ : vào Slide
Show chọn Custom Animation xuất hiện hộp thoại Add Effect ta lựa chọn các hiệu ứng cho chữ.


+ Lồng tiếng cho các Slide bằng cách: Chọn Slide cần lồng tiếng,vào Slide Show chọn Slide transtion <sub></sub> xuất
hiện hộp thoại Modify transtion tại ô Sound kích chuột phải vào biểu tượng chọn âm thanh cần chèn.( Lưu
ý ta chọn other Sound để tìm đường dẫn cho âm thanh mà ta đã ghi ở thư mục nào đó).


<b>- Bước 4:</b> Chèn nhạc cho hoạt động vừa thiết kế: Tương tự như chèn tiếng cho các slide.
+ Tương tự với các Slide khác.


<b>- Bước 5</b>: Trình chiếu ( Nhấn tổ hợp phím Shift + F5)


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Sau khi đã lựa chọn được nội dung, đề tài tôi đi vào thiết kế bài dạy như sau:- Bước 1: Scan ảnh câu truyện
cần làm động, ghi âm nội dung câu chuyện.


<i><b>Bước 2: Xử lý ảnh và tạo ảnh động trong chương trình Photoshop:</b></i>
- Mở tranh cần tạo động.


- Nhấm phím F7 xuất hiện Layer hình ảnh gốc.
- Định vị lại vị trí cần chọn: Croop Tool(c).
- Chọn vùng cần tạo động: Lasso Tool (L).


- Tẩy những vùng không cần thiết: Clone Stamp Tool (S).
- Thu nhỏ, phóng to hình ảnh tuỳ theo: Zoom Tool(Z).


- Xoay hình ảnh theo vị trí tuỳ chọn: Ctrl T.


- Tạo nhiều các Layer.


- Tạo các Layer hiển thị theo từng cử chỉ ảnh động.
<i><b>Bước 3: Tạo tranh động với Image Ready.</b></i>


<i><b>Bước 4: Chuyển các hình ảnh động vừa tạo sang Powerpoint( Phân theo từng Slide) để trình chiếu.</b></i>
<i><b>Bước 5: Lồng tiếng động, âm thanh.</b></i>


<b>VD3: Với đề tài: Thơ “Em yêu nhà em” tôi tiến hành làm như sau:</b>


<b>- Bước 1</b>: Scan ảnh tranh thơ em yêu nhà em, ghi âm bài thơ và chia đoạn thơ thành 5 đoạn theo nội dung
tranh.


<b>- Bước 2:</b> Sử lý một số đối tượng động trên photoshop( Hoặc vào dữ liệu ảnh động lấy một số con vật trèn
thêm trên các tranh cho sinh động).


<b>- Bước 3</b>: sắp xếp các tranh trên các slide ( 5 Slide)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

( + VD: Chọn Slide 1


+ Vào Slide show chọn Slide transtion<sub></sub> xuất hiện hộp thoại Modify transtionại ơ Sound kích chuột phải vào
biểu tượng chọn đoạn 1.( Lưu ý ta chọn other Sound để tìm đường dẫn cho âm thanh mà ta đã ghi ở thư
mục nào đó).


+ Tương tự với Slide 2 chọn đoạn 2; slide 3 chọn đoạn 3,… )


Từ cách làm trên chương trình powerpoit đến nay tôi đã thiết kế được rất nhiều hoạt động để ứng dụng vào
dạy trẻ.



Bên cạnh đó tơi cịn nghiên cứu chương trình Movi marker để tạo các Vido clip có thể ứng dụng trong
q trình tổ chức các hoạt động cho trẻ.


<b>VD:Trong chủ đề TGTV, đề tài một số loại hoa tôi làm như sau:</b>


- <b>Bước 1</b>:tôi vào mạng dowlord các hình ảnh về hoa động.


<b>- Bước 2:</b> Vào Start chọn programs / Movie marker <sub></sub> xuất hiện hộp thoại Movi tasks:


+ Tại ô Capture video chọn Inport pictures( chọn ảnh, tranh) / mở thư mục chứa ảnh, chọn ảnh / chọn
Inport.


+ Tại ô Edit Movie chọn View Video transtion( lựa chọn các hiệu ứng cho đối tượng).


<b>- Bước 3:</b> Sắp xếp các ảnh hoa vào khung hình( dùng chuột kéo các ảnh vào khung hình).
- <b>Bước 4</b>:Đặt các hiệu ứng giữa các khung hình.


<b>- Bước 5:</b> Dùng chuột kéo dãn khoảng cách giữa các khung hình tạo cho các hình ảnh trong Vidoclip sẽ
chạy chậm hơn theo ý muốn, giúp trẻ dễ quan sát hơn.


<b>- Bước 6:</b> Chèn nhạc cho Vidoclip:


+ Tại ô Capture video chọn Inport pictures ( Chọn nơi chứa nhạc) chọn nhạc Inport.
+ Dùng chuột kéo file nhạc vào vị trí đầu của Vidoclip.


- <b>Bước 7</b>: Kích chuột vào nút play để chạy thử Vidoclip.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Từ chương trình Windows Movie marker tôi cũng tạo được rất nhiều vidoclip khác nhau như: Vidoclip về
thế giới động vật, một số kiểu nhà, nội thất trong gia đình, phương tiện giao thơng…



Nói tóm lại từ các chương trình powerpoit, Movie marker giáo viên có thể thiết kế được rất nhiều
các hoạt động đa dạng và phong phú để đưa vào các hoạt động dạy trẻ, tạo tâm thế cho trẻ rất thoải mái và
thu hút được trẻ vào hoạt động mà giáo viên tổ chức cho trẻ. Từ đó giúp cho giờ hoạt động của cô sẽ đạt kết
quả cao hơn, trẻ sẽ tích luỹ được vốn kinh nghiệm hiểu biết của mình. Từ đó giúp trẻ phát triển tồn diện
hơn nữa về mọi mặt.


<b>Biện pháp 3</b>: <b>Thiết kế một số trò chơ</b>i <b>cho trẻ mầm non</b>.


Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Bởi vì trong các hoạt động của trẻ đều có
liên quan đến trị chơi. Thơng qua chơi trẻ được vận dụng trải nghiệm những vốn kinh nghiệm, hiểu biết của
mình mà bản thân trẻ đã và đang tiếp thu được. Nhất là những trò chơi được thiết kế trên phương tiện hiện
đại gây cho trẻ rất nhiều sự chú ý và trẻ thích được tham gia chơi, nhiều trẻ được hoạt động thao tác giúp
chp kỹ năng của trẻ được nâng cao rát nhiều.Bên cạnh đó tính hiệu quả sử dụng của các trò chơi này được
lâu dài đỡ tốn kém kinh phí. Lắm bắt được đặc điểm này tơi nghiên cứu thiết kế một số trị chơi cho trẻ mầm
non.


<b>Trị chơi 1: “Cùng tơi về nhà”</b>


<b>* Mục đích</b>: nhằm giúp trẻ ôn luyện củng cố số lượng trong phạm vi 10, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay,
phát triển khả năng quan sát , suy đoán của trẻ.


<b>* Cách chơi:</b> Trẻ quan sát mỗi nhịp cầu thang có mấy bước và chọn thẻ chấm trịn tương ứng với nhịp cầu
thang đó và kích chuột vào.( VD: tại nhịp cầu thang màu xanh có 2 bước thì trẻ kích chuột vào thẻ có 2
chấm trịn thì hình người tự đọng nhảy lên 2 bước, nếu trẻ chọn sai có hiệu ứng “ bạn thử lại xem” và trẻ
phải quan sát tìm lại).


<b>* Cách thiết kế:</b>


- Bước 1:Mở chương trình power poit.


- Bước 2: thiết kế khung hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Tại Slide 2 di chuyển hình người lên một bậc cầu thang như hình vẽ:


+ Tại Slide 3 di chuyển hình người lên bậc tiếp theo như hình vẽ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Tại Slide 4 di chuyển hình người lên bậc tiếp theo như hình vẽ:



+ Tại Slide 5 di chuyển hình người lên bậc tiếp theo như hình vẽ:






Tương tự như vậy tạo các Slide tương ứng với đến hết các bậc cầu thang.
- Bước 3: Tạo liên kết giữa các đối tượng:


+ Tại Slide 1, nhịp cầu thang đầu tiên( màu xanh) có 4 bậc ta chọn thẻ có 4 chấm trịn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Bước 4: Chèn tiếng khen, hoặc bạn thử lại xem( Khi trẻ chọn đúng hoặc sai).
+ Tại Slide 1: Chọn lần lượt các thẻ chấm tròn.


+ Vào Insert / Chọn Movie and Sounds / chọn Sounds from file <sub></sub> xuất hiện hộp thoại Insert sound / tìm nơi
chứa tiếng khen cơ đã làm /chọn tiếng khen / OK.




Tương tự như vậy ở mỗi Slide đầu của nhịp cầu thang ta chọn thẻ chấm tròn tương ứng với bậc cầu thang
để tạo liên kết, và chèn âm thanh cho các thẻ chấm tròn.( Lưu ý ở Slide cuối ta đặt nút lệnh tiếp theo để khi


trẻ chơi ta có thể nâng dần độ khó với số lượng cao hơn.Như hình vẽ sau đây:




Nút lệnh
- Bước 5: Trình triếu ( Nhấn tổ hợp phím Shift + F5 )


<b>Trị chơi 2: “Những cái tên đẹp”</b>


<b>*Mục đích: </b>Giúp trẻ ơn luyện củng cố, làm quen các chữ cái đã học và đang học<b>, </b>thông qua trò chơi rèn trẻ
sự nhanh nhẹn của các giác quan<b>.</b>


<b>* Cách thiết kế</b>:


- Bước 1: Scan ảnh của trẻ trong lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>



<i><b>Bước 3</b></i><b>:</b> Tạo các hiệu ứng bay lên khi trẻ chọn đúng, nếu chọn sai sẽ lồng tiếng nói “ Sai rồi! Bạn làm lại
đi”, tạo tiếng vỗ tay khen trẻ khi trẻ chọn đúng tạo sự phấn khởi cho trẻ:


+ Chọn lần lượt từng chữ cái.


+ Vào Slide Show / chọn Custom Animation/ chọn Add Effect/ chọn Motion paths / chọn Drow Custom
path / chọn Line ( Vẽ đường thẳng).


- Đối với các chữ cái đúng tên của trẻ ta làm hiệu ứng bay lên vị trí ghép tên, những chữ cái không đúng tên
cô làm hiệu ứng biến mất hoặc quay trở lại.





Tương tự như vậy cô làm lần lượt cho mọi trẻ trong lớp. Khi trẻ vào máy chơi trẻ chọn trang có ảnh của trẻ
và ghép tên, hoặc trẻ ghép tên cho bạn. Như vậy trẻ rất hứng thú vì trẻ được nhìn thấy ảnh của mình trên
máy tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nói tóm lại trị chơi là một món ăn tinh thần cho trẻ, nó khơng thể thiếu được trong q trình chăm sóc trẻ.
Vì vậy trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta cần bỏ ra một chút thời gian nghiên cứu, suy nghĩ tìm
tịi để thiết kế ra những trị chơi bổ ích cho trẻ, trẻ sẽ.rất hứng thú học và kỹ năng sử dụng máy tính của trẻ
được nâng cao, trẻ nắm bắt rất tốt các kiến thức cô đưa ra và trẻ tự hoạt động độc lập theo ý tưởng của trẻ.


<b>IV/ KẾT QUẢ</b>


Sau khi nghiên cứu và thiết kế được một số hoạt động, trò chơi ứng dụng CNTT tôi đã áp dụng trên trẻ lớp
tôi và một số lớp 4,5 tuổi của trường tôi đã thu được kết quả như sau:


<b>* Giáo viên:</b>


- Thiết kế được 20 hoạt động và trò chơi cho trẻ mầm non.


- Qua đợt làm đồ dùng đồ chơi tự tạo thi cấp trường được xếp loại A.Có một số sản phẩm tham dự ngày hội
CNTT do Sở GD tổ chức.( Giáo án “Quá trình phát triển của cây”, “Một số vật ni trong gia đình”,; Trị
chơi: “ Cùng tôi về nhà”, “ Thi xem ai giỏi” “Những cái tên đẹp ”...)


- Khả năng sử dụng, khai thác, thiết kế các hoạt động, trò chơi của bản thân được nâng cao rõ rệt.


- Khi lên tiết hàng ngày,hay tổ chức cho trẻ chơi nhằm ôn luyện các nọi dung đã và đang học tôi và một số
chị em đồng nghiệp không phải chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi cồng kềnh như trước.


<b>* Học sinh:</b>



- Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động một cách tự nguyện, trẻ có kỹ năng học tập cần thiết
được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt cho trẻ vào lớp 1.


- Nâng cao kỹ năng dụng máy vi tính và chơi thành thạo các trị chơi, phần mềm có sẵn và do cơ tự thiết kế.


<b>* Nhà trường:</b>


- Bổ xung thêm nhiều sản phẩm có ứng dụng CNTT trong tư liệu của nhà trường.
- Tích kiệm kinh phí cho nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Trường có 6 mảng về CNTT: ( Một số giáo án; Một số câu chuyện thơ; Một số trò chơi; Thư viện âm
thanh; Thư viện dữ liệu ảnh động; Một số Vidoclip ).


- Có 30 sản phẩm làm đĩa tham dự ngày hội CNTT do Sở GD- Đào tạo tổ chức và được phòng GD quận
đánh giá cao.


<b>V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:</b>


1.Khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính, thiết kế bài giảng, trị chơi có
ứng dụng CNTT vào giảng dạy.


2. Phải cập nhật nhanh và nắm bắt kịp thời những thông tin mới về CNTT và sàng lọc những thông tin phù
hợp với GDMN để áp dụng vào thiết kế các hoạt động, trị chơi cho trẻ.


3. Ln khai thác để có những ý tưởng mới để thiết kế các hoạt động, trò chơi mới, bài giảng mới theo từng
chủ đề, lĩnh vực phát triển .


<b>C/ KẾT LUẬN CHUNG</b>.


Nói tóm lại việc thiết kế các hoạt động, trò chơi ứng dụng CNTT cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Nó khơng


những tạo cho trẻ sự hứng thú mà thơng qua đó giúp cho trẻ phát triển một cách tồn diện hơn.Từ đó các
hoạt động giáo viên cần cung cấp cho trẻ sẽ thu được kết quả cao hơn. Bên cạnh đó giúp giáo viên tích kiệm
được kinh phí, thời gian mà lại sử dụng được lâu dài, có hiệu quả.


Trên đây là một số kinh nghiệm “ Thiết kế một số hoạt động, trò chơi cho trẻ mầm non” của bản thân tơi.
Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các cấp lãnh đạo và chị em đồng nghiệp để tơi có những bước đi
sáng tạo hơn trong việc thiết kế các hoạt động, trò chơi cho trẻ mầm non được tốt hơn.


</div>

<!--links-->
TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC chuyên đề THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHO CÂU LẠC BỘ
  • 41
  • 540
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×