Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thiết kế hoạt động và báo cáo việc thực hiện trong phát triển cộng đồng tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 73 trang )

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C SƯ PHẠM - ĐHĐN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

BÁO CÁO
THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

GVHD : Th.s Bùi Đình Tuân

ĐÀ NẴNG - 2017


T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C SƯ PHẠM - ĐHĐN
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

BÁO CÁO
THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Địa điểm thực hành:

Thôn Phước Hưng Nam, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.

Nhóm sinh viên thực hiện nhiệm vụ 5:
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Thị Thu Hà
Trần Văn Mạnh
Trần Thị Phương


Lê Thị Hồng Thao
Đinh Thị Hoài Thương

Lớp: 14CTXH – Khoa: Tâm lí – Giáo dục
Giáo viên kiểm huấn: Th.s Bùi Đình Tuân


LỜI CẢM ƠN
Đợt thực hành kéo dài 5 tuần bắt đầu từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 16 tháng 5
năm 2017 tại thôn Phước Hưng Nam, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng đã mang đến cho chúng tôi thêm nhiều trải nghiệm mới về ngành CTXH. Qua đó
giúp chúng tôi yêu thêm ngành nghề mà chúng tôi đang theo đuổi, vững tin hơn vào sự
lựa chọn của mình bởi ý nghĩa lớn lao mà nó mang lại cho cộng đồng. Trong đợt thực
hành này, nhóm chúng tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhờ vào sự nỗ lực,
đoàn kết của mỗi thành viên cùng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, lãnh đạo
địa phương và bà con nhân dân thôn Phước Hưng Nam.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến UBND & Đoàn thanh niên xã Hòa Nhơn, Ban lãnh đạo địa phương cùng
toàn thể bà con nhân dân thôn Phước Hưng Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
để chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực hành vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn đến khoa Tâm lý – Giáo dục đã sắp xếp cho lớp được học
môn học ý nghĩa này, cảm ơn quý thầy cô trong Khoa đã quan tâm, thăm hỏi, động
viên chúng tôi rất nhiều để chúng em hoàn thành đợt thực hành vừa qua.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Bùi Đình Tuân giảng viên
bộ môn đồng thời là giảng viên kiểm huấn đã cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm quý
báu trên lớp và luôn tận tình giúp đỡ, theo dõi hướng dẫn tận tình cho chúng em trong
suốt quá trình thực hành tại cộng đồng vừa qua.
Vì chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm thực hành tại cộng đồng nên không
tránh khỏi xảy ra những thiếu sót. Rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp của
thầy, cô để chúng tôi trau dồi thêm nhiều kiến thức thực hành cho bản thân.

Xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng
trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác
như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở
nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng
đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một
số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không
ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng
lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau,
giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng
đồng.
Những nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia và tự quyết
của nhân dân; tin vào khả năng của người dân và phát huy nội lực của chính cộng
đồng. Phương pháp này luôn đánh giá cao vai trò của người dân và coi đây là nhân tố
quyết định tới sự thành công trong việc phát triển cộng đồng nghèo.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, việc phát triển nghề công tác xã hội và đào
tạo công tác xã hội theo hướng chuyên nghiếp ở nước ta là rất cần thiết bởi nó cung
cấp nguồn nhân lực nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có chất lượng cao cho
việc thực thi an sinh, chính sách xã hội và đặc biệt là phát triên cộng đồng.
Chính vì vậy, việc giúp đỡ, phát triển các cộng đồng nghèo là hết sức cần thiết
và việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát triển cộng đồng có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn to lớn.
Và để hiểu rõ hơn về công tác xã hội với cộng đồng, chúng tôi xin được trình
bày kết quả của quá trình thực hành tại địa bàn thôn Phước Hưng Nam – xã Hòa Nhơn
như sau:



PHẦN I. KẾT QUẢ THỰC HÀNH CỦA NHÓM
A – HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG ( Nhiệm vụ 2)
I.
Địa lí – môi trường:
 Vị trí:

Sơ đồ thôn Phước Hưng Nam
Thôn Phước Hưng Nam thuộc xã Hoà Nhơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay thì Hòa Nhơn vẫn còn là một xã nằm cách biệt so với trung tâm của
thành phố. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lao động chủ yếu làm việc trong
các ngành nông, lâm, dịch vụ, một số bộ phận làm trong các khu công nghiệp. Xã Hòa
Nhơn bao gồm 15 thôn, trong đó thì thôn Phước Hưng Nam là nơi nhóm sinh viên
đang thực hành phát triển cộng đồng.


Vị trí địa lý của thôn Phước Hưng Nam có thể bao quát như sau:
-

Phía Đông giáp với thôn Thái Lai
Phía Tây giáp với thôn Ninh An
Phía Bắc giáp với thôn Ninh An
Phía Nam giáp với thôn Phước Hưng

Thôn Phước Hưng Nam nằm ở cánh Tây của xã Hòa Nhơn
 Đất đai:

Diện tích tự nhiên: 50 ha
-

Diện tích đất ruộng: 12 ha

Diện tích đất màu: 10 ha
Còn lại đất ở, đất vườn là 28 ha
 Tài nguyên thiên nhiên: Đất, …
 Nguồn lực: Ở trong thôn có đất nông nghiệp, thuận lợi cho vệc sản xuất, trồng
lúa nước, ngô, lạc,…. Một ít người có rừng sản xuất, phục vụ cho việc lấy gỗ
II.

làm nhà, đem lại thu nhập cao cho người dân.
Dân số:

Thôn Phước Hưng Nam có:
-

-

Tổng số dân: 586 khẩu/131 hộ, toàn bộ đều có hộ khẩu.
Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi:
+ Nam: 316
+ Nữ: 270
Độ tuổi lao động chiếm 70% dân số
Trình độ dân trí: cấp 1: 26 học sinh; cấp 2: 17 học sinh; cấp 3: 15; đại học: 9
Vấn đề kế hoạch hóa gia đình của thôn Phước Hưng Nam, gia đình văn hóa
chiếm 97,6%, đạt gia đình văn hóa 5 năm năm liền. Kế hoạch hóa 3 năm liền
không sinh con thứ 3.


III.

Lát cắt cộng đồng:


Vùng sinh thái

Rừng trồng

Ruộng

Nhà ở

Đất vườn

Đất đỏ

Đất màu mỡ,
diện tích rộng

Diện tích
rộng

Nước suối,
nước ngầm

Nước sông

Rừng thứ sinh
chủ yếu là cây
keo lá tràm,
cây bạch đàng

Lúa, lạc, đậu,
mè, bắp, dưa

leo, dưa hấu,
bầu, bí, mía

Diện tích
rộng, tập
trung ở các
trục đường
lớn
Nước giếng
khoang (có
nhiều nơi bị
nhiễm phèn)
Nước thủy
cục
Cây tự nhiên

Đất

Nước

Mô tả
hiện
trạng

Thực vật

Động vật

Nghề sản
xuất

chính
Nghề
tiềm
năng
Mô tả
khó khăn
cho phát
triển
nghề
chính

Trồng rừng
lấy gỗ
Phát triển
trồng keo lá
tràm lấy gỗ
Khó quản lí

Trồng lúa, lạc

Thiếu nguồn
nhân lực trẻ
Thường xuyên
bị ngập lụt vào
mùa mưa

Gia súc, gia
cầm, vật nuôi.
(heo, bò, gà,
trâu, ngan,

vịt, chó, mèo
…)
Chăn nuôi

Chăn nuôi với
số lượng ít
Kinh nghiệm
chăn nuôi
thấp
Khu chăn
nuôi trong
nhà, không có
cách ly với
nơi ở, mất vệ
sinh

Nước giếng
khoang

Cây ăn quả,
rau ngắn ngày

Trồng rau,
cây ăn quả
(mít, ổi, mận,
bưởi …)

Số lượng ít,
chủ yếu là
phục vụ nhu

cầu của gia
đình


Khó
khăn

Mô tả
khó khăn
cho phát
triển
nghề phụ

Giải
pháp
phát
triển
nghề
chính

Giải
pháp

Giải
pháp
phát
triển
nghề phụ

Người dân

chưa biết
nhiều về trồng
keo lá tràm
lấy gỗ
Khó quản lí
Tăng cường
Liên tục cập
Cập nhật các
khả năng quản nhật các phương phương pháp
lý, khai thác
pháp khoa học
chăn nuôi
rừng hợp lí
kỉ thuật mới vào
mới
cho các hộ gia
trồng trọt sản
Khuyến khích
đình.
xuất để tăng
người dân
năng xuất.
chăn nuôi với
Áp dụng các
số lượng lớn,
thiết bị khoa học
chăn nuôi
vào việc chăm
theo mô hình
sóc, sản xuất.

vườn ao
Trồng thêm các
chuồng
loại hoa màu
Khuyến khích
ngắn ngày tăng
người dân
thêm thu nhập xây dựng khu
chăn nuôi
cách xa với
khu vực nhà
ở để giữ vệ
sinh và sức
khỏe cho
nhân dân
Đưa thông tin,
phương pháp,
lợi nhuận tiếp
cận đến nhân
dân về nghề
trồng keo lá
tràm lấy gỗ
Khuyến khích
người dân
trồng với diện
tích lớn.

Trồng cây ăn
quả với diện
tích lớn để có

thêm thu
nhập, không
những đáp
ứng cho nhu
cầu gia đình
mà còn cung
cấp cho các
sạp bán trái
cây ở chợ

IV.
Kinh tế:
- Cơ cấu ngành nghề: cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm chuyển đổi, ngành

nông nghiệp vẫn hoạt động chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao (chiếm khoảng 70%


trong tổng cơ cấu kinh tế của thôn- trong đó người dân trồng lúa, chăn nuôi,
-

trồng hoa màu, các loại hoa cúc, các loại nấm) .
Cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ: thì vẫn chưa phát triển nhiều, hoạt động
chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ theo hộ gia đình và làm lâm nghiệp. Ngoài ra ,
người trẻ thì làm công nhân trong các khu công nghiệp Hòa Cầm, các công ty
tư nhân trên công ty tại Thành Phố Đà Nẵng cũng như đi lập ngiệp các các
nước khác..

Như vậy, có thể thấy rằng cơ cấu ngành nghề ở đây rất đa dạng, tuy nhiên vẫn còn
chậm chuyển đổi.
-


Tiềm năng phát triển:

Kinh tế của thôn có điều kiện phát triển theo hướng công nghiệp-dịch vụ khi có
nhiều dự án đầu tư như buôn bán nhỏ, trồng keo lá tram, vườn rau sạch,…
-

Thu nhập:

Tính thu nhập bình quân mỗi người khoảng 32.797.000đ/tháng. Cao hơn mặt bằng
chung của xã là 10% dẫn đến đạt chỉ tiêu thôn kiểu mẫu do huyện đề ra.
-

Hộ nghèo:

Tổng có 21 hộ nghèo, trong đó:
+
+
-

10 hộ có lao động
11 hộ không có lao động
Hộ chính sách: có 2 hộ
Người già neo đơn: 2 trường hợp được hưởng trợ cấp
Phụ nữ đơn thân: 10 trường hợp ( 5 trường hợp được hưởng, 5 trường hợp

-

không được hưởng chính sách của nhà nước)
Người khuyết tật:

Có 2 trường hợp: một trường hợp nặng được hưởng chính sách từ nhà nước,

một trường hợp nhẹ không được hưởng hưởng ưu đãi hằng tháng nhưng được hưởng
trợ cấp từ các chương trình thường niên.
- Thất nghiệp:
+ 100% số người trong độ tuổi lao động từ 18-30 là không thất nghiệp.


+

30% số người trong độ tuổi lao động từ 45 – 60 không có công việc ổn định,

-

chủ yếu là làm nông.
Về cơ sở hạ tầng: Được đầu tư theo mục tiêu quốc gia nông thôn mới, điệnđường - trường - trạm, được đầu tư trang thiết bị. Những tuyến đường giao
thông được đầu tư xây dựng hầu như gần hết các đường làng ngõ xóm. Điện
đường được bắt sáng khắp thôn làng.

V. Văn hóa – giáo dục – ý tế - xã hội:
1. Văn hóa:
- Trong thôn người theo phật giáo là 30 %, 100% dân số không theo đạo.
- Thói quen trong cộng đồng: người dân của thôn thường tổ chức cầu an vào

mồng 10 tháng 3 hằng năm và còn có lễ đình, đi chùa thắp nhang vào mừng 1
-

và rằm hằng tháng.
Người dân vẫn giữ được nếp sống của làng quê từ xưa đến nay, sống yêu
thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn.


2. Giáo dục:

Hiện trên địa bàn thôn không có trường học nào, đi học tại các trường trên địa bàn
các thôn khác và tại xã.
3. Y tế: không có trạm y tế tại thôn. Thôn cách trạm y tế xã Hòa Nhơn khoảng

1.5km
VI.
Khía cạnh tổ chức, thể chế và các mối quan hệ:
1. Bộ máy tổ chức chính trị:

Bộ máy tổ chức chính trị

Bí thư chi bộ: Nguyễn Công
Ban nhân
dân thôn:
Trưởng
thôn : Đỗ
Thị Tùng

Ban Mặt trận: Trưởng ban Phạm Văn Thoại


3 tổ đoàn
kết
Hội
Cựu
chiến
binh:

Ngô
Văn
Ba

5 đoàn thể

Hội
Nông
dân:
Nguyễn
Huy

Hội Phụ nữ:
Đào Lê Thị Liên

Hội
Thanh
Niên:
Nguyễn
Phú
Thành

Hội Người cao tuổi:
Nguyễn Thiên


2. Tình hình hoạt động của các ban ngành đoàn thể:
2.1.
Hội cựu chiến binh:
- Chi hội trưởng: ông Ngô Văn Ba

- Hội viên: 15 người
- Sinh hoạt tối ngày 20 hàng tháng.
- Nội dung:
+ Nhận xét quá trình trong tháng, đưa ra kế hoạch cho tháng sau.
+ Phê bình kiểm điểm những hội viên chưa hoàn thành nhiện vụ.
+ Thông qua thông tư.
+ Quán triệt đạo đức giả.
- Quỹ: nộp 300 – 350 nghìn/người/ năm.
- Tối 30 và mùng 1 âm lịch và những ngày rằm thì các hội viên đến thắp hương

tại nghĩa trang liệt sỹ.
- Hội thường xuyên sơ kết quỹ (3 tháng 1 lần) và tổng kết cuối năm.
2.2.
Hội nông dân:
- Chi hội trưởng: ông Nguyễn Huy
- Hội viên: 118 hội viên chuyển sang người cao tuổi là 34 hội viên còn 84 hội
viên.
- Hoạt động:
- Nộp hội phí, giúp bạn , giúp người xóa vườn tạp.
- Tham gia các phong trào của xã
+ Kinh tế : trồng vườn rau sạch
- Quỹ : nộp 25nghin/1 người / năm
Hội viên tham gia vào các ngày lễ như ngày 14/10 hằng năm là ngày truyền thống
của hội nông dân.
2.3.
Hội người cao tuổi :
- Chi hội trưởng: ông Nguyễn Thiên
- Mục tiêu: nhằm nâng cao đạo đức làm gương cho tuổi trẻ, vận động tuổi trẻ.
- Hội viên: có 57 người. trong đó : 17 nam và 40 nữ.
- Hoạt động: thường xuyên dọn vệ sinh

- Hội viên nộp hội phí : lấy quỹ cho người dân vay và lấy lãi. Tiền lãi để đến

thăm người đau. Thăm viếng những người mất trong hội. lá lành đùm lá rách.
- Ngày 6/6 hằng năm là ngày mừng thị các thành viên trong hội.
- Ngày 1/10 là ngày của hội người cao tuổi.
- Tổ chức tặng quà cho các hội viên.
- Điều kiện vào hội : 60 tuổi trở lên mới được vào hội.
- Ngày sinh hoạt : định kỳ 3 tháng hội tổ chức họp một lần.
2.4.
Hội phụ nữ :
- Chi hội trưởng : bà Đào Lê Thị Liên
- Hội viên : có 88 hội viên.
- Hoạt động : vào ngày 8/3 vào 20/10 hằng năm các hội viên thường xuyên tổ

chức các động tham quan du lịch các di tích lịch sử. (tham quan tượng đại mẹ


thứ ở tỉnh quảng nam ) ngoài ra còn tổ chức liên hoan vào các ngày đại đoàn
kết, hoạt động thể dục thể thao.
- Quỹ : nộp 30 nghìn/ 1 người /1 năm
- Trong đó trích ra 5 nghìn/ người để làm quỹ thăm đau ốm bệnh tật. và tham
viếng đám tang.
2.5.
Hội thanh niên :
- Số lượng: Đoàn viên 25, thanh niên 28
- Bí thư : Nguyễn Phú Thành
- Phó bí thư : Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thị Hiếu
- Hoạt động: sinh hoạt 2 tháng hè cho sinh viên với học sinh; Thắp hương nghĩa
trang liệt sĩ 27/7; Tặng quà cho các gia đình chính sách ngày 30/4; Tổ chức trại
bay ngày 26/3; Sinh hoạt câu lạc bộ kỹ năng; Ra quân dọn vệ sinh phòng chống

dịch sốt xuất huyết ngày 1/6; Trồng hoa trên tuyến đường chung của thôn.
VII.
Sự thay đổi của cộng đồng:
Thôn Phước Hưng Nam nằm về cánh tây của xã Hòa Nhơn, có 131 hộ với 587
nhân khẩu. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Những năm gần đây, nhờ
chương trình xây dựng nông thôn mới mà diện mạo thôn Phước Hưng Nam đã thay da
đổi thịt, khoác trên mình chiếc áo xinh đẹp, tràn đầy nhựa sống mới. Những đổi thay
đó không chỉ hiện hữu trên tuyến đường bê tông phẳng phiu, rộng 7,5 mét, chạy giữa
những vườn hoa xinh đẹp, đồng lúa xanh tươi mà còn hiện rõ trong nếp nghĩ, nếp làm
của từng người dân nơi này. 05 năm qua, người dân trên địa bàn thôn đã tự nguyện
hiến hơn 3.000 m2, cây cối vật kiến trúc để xây mới 3 tuyến đường giao thông dài hơn
1.000m là minh chứng sinh động và rõ nét nhất cho “ý Đảng, lòng dân” hòa quyện.
Giao thông được khớp nối, cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa từng bước được hoàn
thiện, đặc biệt sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân trên địa bàn chính là điều kiện
cần để UBND xã Hòa Nhơn chọn thôn Phước Hưng Nam xây dựng “Thôn kiểu mẫu
nông thôn mới” đầu tiên của xã nhằm cụ thể hóa Bộ tiêu chí xây dựng “Thôn kiểu mẫu
nông thôn mới” trên địa bàn huyện Hòa Vang
Đến nay, thôn Phước Hưng Nam đã thực hiện được 3/9 tiêu chí đó là môi trường,
cảnh quan sạch đẹp, đảm bảo; không có chợ cóc, chợ tạm và hệ thống chính trị, an
ninh được giữ vững. 06 tiêu chí còn lại đó là giao thông, điện chiếu sáng, thu nhập,
vườn và nhà ở hộ gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế; chấp hành pháp luật, quy ước,
hương ước của cộng đồng đang được thôn tập trung thực hiện quyết liệt.
Hiện tại thôn Phước Hưng Nam ai cũng có công việc ổn định, tình trạng thất
nghiệp không có, con em ở thôn đều được đi học đầy đủ. Các em được học đại học
ngày càng tăng lên. An ninh trật tự ở thôn khá tốt, nghề nông truyền thống với lúa
nước, trồng hoa màu và chăn nuôi gia súc gia cầm vẫn được duy trì và phát triển, tuy
nhiên vấn đề vệ sinh môi trường vẫn còn tồn tại.




B – KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
I. Các vấn đề của cộng đồng:
Sau hơn một tháng thực tế tại thôn Phước Hưng Nam, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng, qua các cuộc gặp gỡ trò chuyện cũng những tìm hiểu và
khảo sát một cách kỹ lưỡng từ nhiều khía cạnh thì nhóm đã nhận diện được một số vấn
đề mà cộng đồng tại nơi đây đang gặp phải; cụ thể:
Vấn đề chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp không đáng kể:
đa số người dân làm nông nghiệp, một ít làm dịch vụ và lâm nghiệp. nhiều người dân
đã lên kế hoạch chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp nhằm hạn chế
tình trạng thất nghiệp của người dân, họ chủ động tham gia vào các cơ sở, nhà máy
công nghiệp.
- Vấn đề sử dụng đất hợp lý: nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, diện
tích trồng hoa màu ít, diện tích đất bỏ hoang nhiều. Đất nông nghiệp tại cộng đồng
phần đồng số đất nông nghiệp là trồng lúa nước, đậu lạc, ngô, mía, dưa leo… thường
thu hoạch theo vụ mùa và sớm tái trồng trọ trở lại. Không có phần đất nào bỏ hoang,
hầu hết tất cả đều được người dân sử dụng một cách hợp lý.
- Trong thôn không có nghề truyền thống: Đây là vấn đề được nhiều cán bộ
cũng như nhiều người dân trong thôn quan tâm. Người dân trong thôn ai cũng nghĩa
tình, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên nhưng họ luôn có một phần tiếc nuối vì nơi mà họ
trưởng thành gắn bó chưa ghi lại dấu ấn hay để lại những kỷ niệm bởi một nghề truyền
thống nào đó. Những người dân luôn mong muốn thôn họ sẽ có một nghề truyền thống
để từ đó bản thân họ tự hào cũng như những ai đã đến sẽ có lúc nhớ về. Từ trước cho
đến nay người dân trong thông chỉ sinh sống với nghề làm nông. Lúc xưa còn gian
khó, họ cũng không biết làm gì ngoài nghề nông vì đất đai có sẵn, buộc gia đình họ
phải tập trung vào làm nông nghiệp để có cơm ăn áo mặc. Cho đến bây giờ, khi cuộc
sống có đôi phàn tiên tiến hơn thì làm nông vẫn luôn là nghề mà họ lựa chọn. Họ chưa
sáng tạo, chưa ghi lại dấu ấn bởi một nghề nào khác. Vì thế cho đến bây giờ thôn
Phước Hưng Nam vẫn không có nghề truyền thống.



- Vấn đề nổi cộm hiện nay cũng như được xem là tình trạng đáng báo động,
đó là vấn đề ô nhiễm môi trường tại thôn Phước Hưng Nam, nơi cộng đồng mà
chúng em đã thực tế thời gian vừa qua. . Đây là một hiện tượng dễ dàng nhìn thấy
trên bất kì tuyến đường nào của thôn. Rác thải ra từ các nhà dân, bụi thải ra từ xe máy,
phân gia súc gia cầm nhiều vô số kể trên các con đường, rác thải trên những con sông
trong thôn…những vấn đề này đã và đang gấy biết bao mối nguy hại về sức khỏe cho
con người, đặc biệt là trẻ em. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khắp mọi nơi trong thôi
luôn diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Người dân vì thế mà cô tình chung sống với rác thải
bụi bặm. Chỉ cần một chiếc xe máy hay đơn giản là một người đi bộ ngang qua thì đã
để lại biết bao nhiêu bụi ở phía sau. Ban ngày nắng nóng kéo dài, người dân lại đối
diện với nóng bức mà phải hít thêm vào người những mùi hôi thối của rác, thêm vào
đó những con sông chứa đấy rác thải sinh hoạt của người dân và kèm theo đó là xác
chết của các loại gia súc , gia cầm (heo, gà…), thậm chí không khó gì bắt gặp cảnh
người dân vứt rác thải trong khi đi đường chỉ vì tiện tay, ngại dừng lại hoặc tìm chổ để
vứt rác đúng nơi quy định,…những điều này đang ngày trở nên quen thuộc trong cuộc
sống của họ và họ dường như cũng tập làm quen với ô nhiễm môi trường. Trong thôn,
có rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc gia cầm và mỗi ngày người dân dẫn trâu bò đi ăn cỏ,
phơi nắng và chiều lại dẫn về nhưng những lúc trâu, bò được dẫn đi dẫn về như vậy,
người dân không quan tâm đến vấn đề vệ sinh của chúng mà mặc cho chúng tiểu tiện,
đại tiện tràn lan ngoài mặt đường làm mất mỹ quan đô thị.
Tình trạng diễn ra là thế nhưng chưa một ai tìm cách hạn chế hoặc khắc phục
được phần nào ô nhiễm môi trường, vì thế nên vấn đề này luôn là mối lo ngại và cũng
cần được giải quyết triệt để.
- Vấn đề về an toàn giao thông hay nói cách khác là ý thức chấp hành khi
tham gia giao thông của người dân luôn là một vấn đề cần được quan tâm tại cộng
đồng mà chúng đã thực tế. Tình trạng người dân tham gia giao thông không chấp
hành luật giao thông đang rất phổ biến và điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến con em
của họ cùng những người cùng tham gia giao thông. Đa phần người dân trong thôn
không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, giữa các nút đường ngã ba, ngã tư
người dân thường phóng xe nhanh và cẩu thả mà không để ý đến các phương tiện



cùng tham gia giao thông khác. Điều cần cân nhắc hơn nữa là cảnh tượng bố, mẹ, anh,
chị đưa đón con em đến trường và tan học không đội mũ bảo hiểm diễn ra một cách
tràn lan. Việc đội mũ bảo hiểm luôn là hành động cần được chú ý đầu tiên dành cho tất
cả mọi người khi tham gia giao thông. Nhưng tự hỏi liệu con em của những người dân
này sẽ ra sao khi bản thân bố mẹ và người thân của chúng không chấp hành tốt luật lệ
giao thông? Những bài học ở trường liệu có còn bổ ích và ý nghĩa khi chính thực tiễn
những người thân của các em ấy đang làm trái với những gì mà các em được học ở
trường lớp. Không chấp hành luật lệ giao thông hoặc chấp hành sai luật không chỉ gây
nên thói quen thiếu an toàn khi tham gia giao thông mà còn có khả năng diễn ra những
sự việc đau lòng đáng tiếc. Vì thế, dù đã qua tuyên truyền và giáo dục không ngừng tại
địa phương nhưng những người dân này vẫn đang thờ ơ với chính mạng sống của
chính họ và cả những người thân của mình.
II. Nhu cầu của cộng đồng:
Từ những vấn đề nêu trên thì cộng đồng sẽ có những nhu cầu tương ứng như:
- Với vấn đề chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp không
đáng kể thì nhu cầu của người dân là được chuyển đổi ngành nghề từ làm nông
nghiệp sang làm công nghiệp. Cụ thể là tham gia vào các nhà máy xí nghiệp, dịch vụ
nhằm tạo ra việc làm cho bản thân của họ. Sự chuyển đổi này kéo theo sự thay đổi về
kinh tế là từ kinh tế dựa vào nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Để đạt được nhu
cầu chuyển đổi cơ cấu ngành này thì người dân còn có nhu cầu tương ứng là được học
nghề để có nền tảng cơ bản khi tham gia vào hoạt động công nghiệp.Ngoài ra người
dân còn mong muốn được hưởng các chính sách việc làm để tạo điều kiện và hỗ trợ
phần nào cho họ về đời sống kinh tế cũng như công việc.Vì thế nên tình trạng việc làm
của người dân đang điển biến tích cực. Không có người dân nào trong thôn thất nghiệp
và đây cũng là niềm tự hòa của thôn.
- Với vấn đề về mục đích trồng trọt trên đất nông nghiệp như hiện nay thì
nhu cầu của người dân hướng nhiều về trồng hoa màu, rau sạch phục vụ cho đời
sống của họ và cảu cộng đồng : đất nông nghiệp trong thôn được sử dụng một cách

hữu ích và thu hoạch được nhiều hoa màu rất được mùa. Ngoài ý thức chủ động lao
động của người dân thì họ còn cần được các cán bộ có chuyên môn về ngành trồng trọt


hướng dẫn các kỹ thuật gieo giống và chăm sóc cây trồng hiệu quả để đạt được năng
suất tốt. Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ một khoản tiền ban đầu nhất định để
làm vốn mua giống và phân bón phục vụ cho nhu cầu trồng cây hoa màu, rau sạch. Từ
đó kinh tế gia đình được phát triển và hoa màu thu hoạch được đem tiêu thụ ra bên
ngoài thị trường hoặc gần hơn là tại chợ của thôn.
- Với vấn đề về trình độ dân trí của người dân : Ở thôn, ngoài các cán bộ ra thì
chỉ một số ít là được đào tạo văn hóa tại trường hay các trung tâm đào tạo nghề. Còn
lại thì con em của người dân hầu như đã biết chữ và có học vấn cao, đa số các em các
anh chị và các bạn đều được đi học đại học. Người dân rất có ý thức trong công việc
cũng như ứng xữ. Họ áp dụng được khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và các kỹ thuất
thâm canh tăng năng suất cây trồng cao.
- Với vấn đề trong thôn không có nghề truyền thống thì nhu cầu cũng như
mong muốn lớn nhất của hầu hết người dân ở đây là thôn mình sẽ có được nghề
truyền thống trong thời gian gần nhất. Vấn đề này có sức lan tỏa rất mạnh mẽ trong
suy nghĩ của mỗi người dân tại đây. Nếu thôn có được một nghề truyền thống nào đó
thì sẽ thuận lợi không chỉ tạo được công ăn việc làm cho người dân thất nghiệp trong
thôn, đặc biệt là những người lớn tuổi còn khả năng lao động nhưng không có việc làm
mà còn mà một điểm nhấn trong mắt những người dân ngoài địa phương cũng những
du khách, bạn bè quốc tế khi đến đây. Từ đó sẽ góp phần không nhỏ trong vấn đề mở
mang được những hiểu biết ra bên ngoài và phát triển thôn được quy mô và bền vững
hơn. Bởi vậy, nhu cầu thiết thực nhất của những người dân tại nơi đây là giải quyết
được khó khăn trong đời sống kinh tế, sau đó mới có thể dành nhiều thời gian và tâm
huyết để học hỏi các ngành nghề có khả năng sẽ trở thành nghề truyền thống của thôn.
- Trước vấn đề môi trường như hiện nay thì nhu cầu được đặt lên trên hết của
người dân là góp phần làm cho môi trường xanh sạch đẹp. Nhu cầu của họ không
chỉ là ăn sạch uống sạch mà còn phải được sinh sống trong một môi trường xanh

sạch đẹp.
Nói đến bảo vệ môi trường thì ở đây người dân rất mong muốn chung tay góp sức để
thôn họ có thể đi trong việc bảo vệ mội trường. Từ trước đến bây giừ vấn đề này


không thể giải quyết triệt để vì ý thức của người dân khi tham gia vào công việc chung
vẫn chưa cao. Các đường làng ngõ xóm đến đường chính đâu đâu cũng có rác thải từ
chính tay người dân đổ ra đường và thêm nữa nhiều người dân đã vứt rác bừa bãi trên
các tuyến đường và trên các con sông, thả rông gia súc gia cầm trên các tuyến đường
để chúng đi đại tiện, tiểu tiện. Chính vì hành động nhỏ xả rác ra ngoài môi trường sống
sẽ làm mất mỹ quan đô thị và xa hơn nữa sẽ gây ra ô nhiểm môi trường. Nhu cầu của
người dân trước thực trạng này là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân
thông qua các chương trình định kỳ do thôn tổ chức nhằm kêu và hiện nay thôn đã và
đang triển khai chương trình chủ nhật xanh kêu gọi nhân dân trong thôn cũng chung
tay gớp sức bảo vệ môi trường. Người dân chủ động trong việc bảo vệ môi trường,
điều đó mang lại lợi ích rất lớn cho bản thân họ cũng như cho cộng động. Chương
trình này cũng được xem như buổi họp dân, không chỉ nêu lên tình trạng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng như hiện nay mà còn nói lên cho người dân hiểu tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường và nếu như chúng ta cứ mặc cho bụi bẩn từng giây từng
phút tồn tại trong cuộc sống của chúng ta thì bản thân họ cũng như những người thân
của họ sẽ mắc phải những căn bệnh không mong muốn. Không chỉ tuyên truyền mà đa
phần người dân còn có mong muốn sẽ vận động tất cả mọi người dân trong thôn cùng
chung tay bảo vệ môi trường bằng cách ra quân vào sáng chủ nhật hang tuần thu gom
rác trên tuyến đường và trên sông; nhắc nhở chủ của các loại gia súc gia cầm trong
việc quản lý chúng. Bên cạnh đó, đài phát thanh của thôn sẽ phát định kỳ hằng ngày về
vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Với vấn đề an toàn giao thôn tại thôn Phước Hưng Nam như hiện nay thì
nhu cầu mà người dân tại cộng đồng này đặt ra đầu tiên là nâng cao ý thức tham
gia giao thông đúng luật cho mọi người dân trong thôn. Cụ thể hơn là tất cả người
dân trong thôn cần được tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên về chấp hành luật giao

thông đúng với quy định của pháp luật, đội mũ bảo hiểm đúng cách…Đa phần người
dân trong thôn không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, điều này ảnh hưởng
đến bản thân họ và những người cùng tham gia giao thông, tạo thói quen không tốt cho
con em họ khi bản thân cha mẹ đưa đón con em đi học nhưng không ai đội mũ bảo
hiểm. Học sinh cấp 2 đi xe đạp thì lạng lách, dàn hàng gây cản trờ những người cùng
tham gia giao thông, dễ gây tai nạn giao thông. Thực trạng không còn xa lạ gì với


những người dân sinh sống tại nơi đây và hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng
nguyên nhân là do ý thức của người dân. Nhu cầu này đi kèm với những hành động cụ
thể như tổ chức các chương trình hoạt động với chủ đề an toàn giao thông nhằm thúc
đẩy ý thức của những người lớn, các bậc phụ huynh nên tham gia giao thông an toàn
và đúng cách, bảo vệ an toàn cho bản thân và những người khác cùng tham gia giao
thông như tập thói quen đội mũ bảo hiểm cho bản thân và cho con em của họ cũng như
nhắc nhở những ai tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn
đường, không phóng nhanh vượt ẩu gây cản trở việc tham gia giao thông củ những
phương tiện khác. Đối với lứa tuổi ở học sinh cấp 1,2,3 thì sẽ có những trò chơi,
những hoạt động cụ thể bên cạnh những bài giảng lý thuyết. Cụ thể như cho các em
đưa ra suy nghĩ ý kiến của mình về vấn đề tham gia giao thông chưa đúng luật và cho
các em được thực hành trải nghiệm trong một khoảng không gian rộng an toàn. Phân
chia làn đường cùng những biển báo, tín hiệu đèn giao thông cụ thể để cho các em tự
tham gia giao thông.Nếu các em làm chưa đúng thì sau đó những người hướng dẫn sẽ
sữa chữa và nhắc nhở lại các em.
Vấn đề tham gia giao thông an toàn không chỉ là ở những người lớn, những bậc
phụ huynh mà còn vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ em, nhất là ở lứa tuổi
mà các em đã xác định được hành vi và suy nghĩ của bản thân. Các em là thế hệ của
tương lai, các em cần được hướng dẫn đúng cách khi tham gia giao thông nhằm đảm
bảo an toàn cho bản thân và cho những người khác. Nhu cầu giảm thiểu tai nạn giao
thông của người dân sẽ được thực hiện nếu như ý thức chấp hành luật giao thông của
người dân được lên.

Để thực hiện đề án 4 an của thành phố Đà Nẵng đưa ra để đáp ứng cho nhu cầu
của người dân khi được triển khai, họ quan tâm đến mảng an toàn thực phẩm rất nhiều.
Và để đáp ứng cho nhu cầu của họ nhóm chúng em đã quyết định làm một chương
trình sức khỏe cộng động tại thôn Phước Hưng Nam để tuyên truyền cho người dân
bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.


III. Kế hoạch giải quyết vấn đề
Từ những vấn đề và nhu cầu của cộng đồng nêu trên, nhóm sinh viên đã
lập kế hoạch và thực hiện chương trình nhằm giải quyết những vấn đề bức thiết nhất
hiện nay và nằm trong khả năng của nhóm sinh viên và cộng đồng. Đó cũng chính là
nhu cầu,đáp ứng mong đợi của người dân. Qua việc phân tích, tìm hiểu vấn đề, nhu
cầu của người dân thôn cộng với việc quan sát, khảo sát thực tế, lấy ý kiến của người
dân. Nhóm sinh viên đã chọn 2 vấn đề bức xúc và cần thiết nhất hiện nay của thôn là
vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm. Trong quá trình hoạt động cũng như tổ chức
chương trình, nhóm sinh viên còn sử dụng tranh ảnh tự vẽ, băng rôn, sơ đồ tư duy, cây
vấn đề, xe đạp, xe máy, ô tô bằng giấy tự làm, vạch kẻ đường, đồ công an bằng giấy tự
làm, trò chơi, văn nghệ...làm công cụ hỗ trợ tổ chức chương trình thêm sinh động và
hiệu quả hơn.
Dưới đây là bảng kế hoạch giải quyết vấn đề cụ thể của nhóm



 SƠ ĐỒ SWOT

-

-

-


-

Đặc thù đất thuận lợi phát triển nông - Chưa áp dụng đầy đủ khoa học kĩ
nghiệp
thuật.
Có nhiều tổ chức đầu tư
Mùa mưa dễ ngập úng, giao thông bị
Tài nguyên thiên nhiên đa dạng(cát,
tắc nghẽn,
đất phù sa, đất thịt,..)
Dân cư ít
Có đập cung cấp nước cho các cánh - Đường, cơ sở vật chất còn thiếu thốn,
đồng
xuống dốc
Chương trình nông thôn mới đạt hiệu - Tình trạng thanh niên lập gia đình
quả
sớm khá phổ biến
Người dân đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, - Dễ bị ảnh hưởng của sự biến đổi kinh
chăm chỉ lao động, có kinh nghiệm
tế
trồng cây nông, lâm nghiệp
- Trình độ dân trí địa phương còn thấp
Cán bộ nhiệt huyết, có nhiều kinh
nghiệm.
Thanh niên trong độ tuổi lao động dồi
dào

S


W

O

T

Vị trí địa lý ở ngoại ô thành phố, dễ
dàng vận chuyển sản phẩm
Được hỗ trợ cây giống, kĩ thuật để
phát triển kinh tế
Được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất
Lực lượng trong độ tuổi lao động dồi
dào
Thu hút được sự quan tâm, vốn đầu tư
của các tổ chức, đơn vị Nhà nước,
doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ…
Giao lưu văn hóa, đổi mới kinh tế

-

Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào thị
trường.
Sản lượng lao động nông – lâm
nghiệp phụ thuộc vào thời tiết.
Đầu tư cây trồng còn chưa phù hợp
với điều kiện tự nhiên khu vực
Cạnh tranh thị trường giữa các mặt
hàng
Hàng hóa có nguy cơ bị tồn đọng
cao, suy giảm chất lượng do thời

tiết.


D – Đánh giá chương trình/ dự án/ hoạt động ( Nhiệm vụ 5)
Tên

Bài học

Hoạt

Phương thức

Kết quả tác

Tích cực – hạn

động

thực hiện

động

chế

Cán bộ cung

Đến nay đã có

Cây trồng phù


nghiệm
Tập quán

cấp phương

trên 30 hộ đã

hợp với nguồn

sống

Chương Xây

kinh

trình

dựng

nông

vườn rau pháp canh tác ,

có thu hoạch,

đất, giá cả cao,

người dân

thôn


sạch tập

cải tạo đất.

20% hộ dân

ổn định.

lâu đời,

mới

trung

Hỗ trợ giống

trồng mới.

Mặt hàng có tỷ người tư

(2014–

quy mô

cho nhân dân.

2017)

lớn


kệ tiêu thụ ổn

duy cá

định cung cấp

nhân nhỏ

rau sạch cho

lẻ, trình

các khu vhowj

độ dân trí

ở Đà Nẵng.

chưa cao
điều kiện
kinh tế hộ
gia đình
còn khó
khăn, đầu
tư mô

Trồng

Đại học bách


Chuối 5-6 hộ

Chuối chịu

chuối

khoa cung cấp

trồng (400

hạn kém bị

gốc)

cháy xém vào

ghép mô giống 100%,
phương pháp

mùa nắng

chăm sóc.

Năng suất chất
lượng cao, dễ
chăm sóc, giá
cả ổn định.

hình lớn.

Khoa học
kĩ thuật
hạn chế.
Chính
quyền gặp
khó khăn
trong vận
động thực


Cung

Cung cấp 100% 100% hộ dân

Nhân dân được hiện chính

cấp hệ

đường ống dẫn

sử dụng hệ

sử dụng nguồn

sách.

thống

nước sạch về


thống nước

nước sạch để

Nguồn

nước

nhà dân. Nhân

sạch.

dung trong

vốn chưa

sạch

dân chỉ mất 1

sinh hoạt. Đảm chủ động,

khoảng tiền chi

bảo cho sức

trả cho việc

khỏe, không sợ thuộc vào


mua đồng hồ

phải sử dụng

bên ngoài

đo số nước sử

nguồn nước ô

do người

dụng.

nhiễm.

dân lao

còn phụ

Xây

Địa phương bỏ

Đa số 90%

Đây là hoạt

động


dựng

kinh phí đầu tư

nhân dân địa

động mang ý

nông-lâm-

điểm thu xây dựng 1 khu

phương bỏ rác

nghĩa thực tiễn

nghiệp.

gom rác

tập trung rác

tại nơi thu

cao giúp bảo

thải và

thải sau đó cho


gom tuy nhiên

vệ môi trường,

xử lý rác xe đến thu gom. họ vẫn có thói

tạo cho môi

thải

quen bỏ bên

trường cảnh

khoa

ngoài mà

quan xanh –

học

không vứt vào

sạch – đẹp và

thùng, một số

bảo vệ sức


khác vẫn chưa

khỏe con

có thói quen

người. Tuy

vứt rác tại nơi

nhiên người

tập trung để

dân chấp hành

bảo vệ môi

vẫn còn chưa

trường

đúng, còn làm

Xây

Cung cấp từ

95% đường


đại khái.
Xây dựng

dựng

80% – 100%

làng ngõ xóm

đường xá và

cầu

kinh phí xây

trong thôn đã

đèn điện là nhu

đường

dựng, phối hợp

được bê tông

cầu cấp thiết


×