Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số giải pháp đào tạo sau đại học của Học viện Dân tộc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.01 KB, 3 trang )

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA HỌC VIỆN
DÂN TỘC TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

V

La Đức Minh(1) - Nguyễn Thị Hảo(2)

ấn đề đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề quan trọng tạo
nên bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế, xã hội, góp phần phát triển tồn diện
đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng
đào tạo sau đại học nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cần tính đến những nguyên nhân hạn chế, những
thực trạng còn bất cập của nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và những vấn đề đặt ra trong đào
tạo trong giai đoạn hiện nay. Chú trọng đề xuất các giải pháp đào tạo, trong đó có những giải pháp
then chốt như là đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút đội ngũ cán bộ, giảng
viên trực tiếp tham gia quá trình đào tạo.
Từ khóa: Giải pháp đào tạo sau đại học; nguồn nhân lực; dân tộc thiểu số; nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số; Học viện Dân tộc.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm
54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó
53 dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ 14,27%
dân số cả nước1. Các DTTS sinh sống trên địa
bàn các tỉnh miền núi (MN), biên giới, vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây
là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
cả về kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phịng.


Trong những năm qua kinh tế vùng DTTS có tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá: Vùng MN phía Bắc
đạt hơn 10%; miền Trung đạt 12%; Tây Nguyên
đạt 12,5%,...(Đề án thành lập Học viên Dân tộc)
cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng
các ngành: Dịch vụ, thương mại, du lịch, cơng
nghiệp, sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển. Tuy
nhiên, đây vẫn là vùng kém phát triển, phần lớn
các DTTS vẫn trong tình trạng lạc hậu, có mức
sống thấp, tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 50% tổng
số hộ nghèo cả nước. Ngồi ra, quy mơ dân số và
trình độ phát triển khơng đều nhau. Trong đó có
ngun nhân sâu xa đó là chất lượng nguồn nhân
lực DTTS cịn thấp. Do đó, Đảng và Nhà nước ta
ln xác định: Phát triển nguồn nhân lực (NNL),
đặc biệt NNL có trình độ sau đại học là nhiệm vụ
quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước
nói chung và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
vùng DTTS nói riêng. Nghị quyết số 52/NQ
CP của Chính phủ về việc Đẩy mạnh phát triển
nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 – 2020

đã nhấn mạnh mục tiêu: “Nâng cao, phát triển
toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng
nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các
dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực cịn hạn chế
để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ
chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và

tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân,
cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực
tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc
phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc
thiểu số”.
Học viện Dân tộc ra đời, đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu về công tác dân tộc, chiến lược và
các chính sách dân tộc; đào tạo trình độ đại học,
sau đại học, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ là
người DTTS. Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức
công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong hệ thống chính trị. Trong đó, sứ
mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại
học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung và vùng DTTS nói riêng
là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Hiện
nay, Học viện có 120 cán bộ, giảng viên, nghiên
cứu viên. Trong đó: 03 phó giáo sư, 14 tiến sĩ,
trên 70 thạc sĩ và học viên cao học. Để nâng cao
chất lượng đào tạo sau đại học người DTTS, một
trong những khâu đột phá đó là đề xuất giải pháp

Ngày nhận bài: 14/2/2017. Ngày phản biện: 25/2/2017. Ngày duyệt đăng: 2/3/2017
(1)(2)

Học viện Dân tộc; e-mail: ;

Số 17 - Tháng 3 năm 2017



Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc
đào tạo phù hợp với chức năng nhiệm vụ, tình
hình thực tiễn của Học viện và thực trạng nguồn
nhân lực, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực DTTS
trong giai đoạn hiện nay.
2. Thực trạng nguồn nhân lực dân tộc
thiểu số
Theo cách hiểu thông thường, NNL là
nguồn lực con người của một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định đang
và có khả năng tham gia vào quá trình phát triển
KT-XH. NNL là tổng thể các tiềm năng lao động
của một nước hay một địa phương, tức là nguồn
lao động được chuẩn bị ở các mức độ khác nhau
sẵn sàng tham gia vào một cơng việc, đó là
những người lao động có kỹ năng đáp ứng được
yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
NNL có trình độ sau đại học là NNL chất
lượng cao, đây là một bộ phận của lực lượng
lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu
phức tạp của cơng việc, từ đó tạo ra năng suất
và hiệu quả cao trong cơng việc, có những đóng
góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của
cộng đồng cũng như của toàn xã hội.
Tuy nhiên nguồn nhân lực DTTS hiện
nay có thể thấy thấp hơn rất nhiều so với mặt
bằng chung của cả nước. Trình độ học vấn của

NNL vùng DTTS rất thấp: Tỷ trọng dân số (từ
15 tuổi trở lên) không biết chữ cao, đặc biệt là
các DTTS sống ở Trung du và miền núi phía Bắc
(12,7%) và Tây Ngun (11,3%). Một số tỉnh có
đơng DTTS sinh sống có tỷ lệ người mù chữ cao
nhất cả nước như: Hà Giang (34,5%), Lai Châu
(42,6%), Điện Biên (32,4%),... người không biết
chữ phổ thông chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ dân từ 10
tuổi trở lên của dân tộc Mông là 54%; Thái là
18,1%; Khmer là 24,4%; một số DTTS khác là
22,4%). Tỷ lệ nữ không biết chữ cao hơn nam
rất nhiều2. Nguồn nhân lực DTTS chủ yếu chưa
qua đào tạo: Mông: 98,7%; Khmer: 97,7%; Thái:
94,6%; các DTTS khác: 95,95%,... Lao động đã
qua đào tạo chủ yếu là trình độ thấp, chất lượng
đào tạo thì yếu về chun mơn và bất hợp lý về cơ
cấu ngành nghề (sơ cấp: 2,54%; trung cấp: 4,8%;
cao đẳng: 1,43%; từ đại học trở lên: 4,81%). Tỷ
lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học của DTTS rất ít:
Thái là 1,6%; Khmer là 1,0%; Mơng là 0,2%;
Số 17 - Tháng 3 năm 2017

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
các DTTS khác là: 1,5%. Một số dân tộc có tỷ
lệ người tốt nghiệp đại học rất thấp như: Raglei:
0,1%; Xtiêng: 0,1%; Khơ Mú: 0,1%; Pà Thẻn:
0,1%; Kháng: 0,1%; Mông: 0,2%; Dao: 0,2%;
Gia Rai: 0,2%; Ba Na: 0,2%; Mảng: 0,2%2,....
Hiện nay, 6 dân tộc chưa có người học đại
học là Brâu, La Hủ, Lự, Ngái, Ơ Đu, Si La và có

6 dân tộc trong 5 năm chỉ tuyển được dưới 10
học sinh học đại học gồm: Co (2), Mảng (3), Rơ
Măm (3), Cơ lao (3), Giẻ Triêng (5), Cống (9),
cịn hơn 30 dân tộc chưa có người học sau đại
học,... (Đề án thành lập Học viện Dân tộc).
Thực trạng này địi hỏi trong cơng tác đào
tạo sau đại học nguồn nhân lực DTTS của các cơ
sở giáo dục nói chung và của Học viện Dân tộc
nói riêng cần tính đến các giải pháp đào tạo phù
hợp, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, góp
phần bổ sung NNL có chất lượng cao cho vùng
dân tộc và miền núi, đáp ứng được u cầu của
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
3. Một số giải pháp đào tạo sau đại học
của Học viện Dân tộc
Thứ nhất, tập trung xây dựng và đề xuất
với Chính phủ phê duyệt cơ chế chính sách đặc
thù đối với việc mở mã ngành đào tạo sau đại
học. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với
đào tạo nguồn nhân lực DTTS.
Đào tạo sau đại học là đào tạo những người
có trình độ cao về lý luận, có kỹ năng thực hành,
có khả năng nghiên cứu độc lập và giảng dạy.
Xác định đào tạo bậc sau đại học là đào tạo NNL
có chất lượng cao, học để làm việc, nắm vững
lý thuyết và chuyển hoá thành tư duy sáng tạo.
Để thực hiện mục tiêu đó, đối với Học viện Dân
tộc cần đề xuất chính sách đặc thù trong việc mở
mã ngành đào tạo sau đại học đáp ứng yêu cầu

đa dạng hóa các chương trình đào tạo, các hình
thức đào tạo, trang bị cho người học có kiến thức
hoạch định chiến lược và sách lược dân tộc. Có
kiến thức rộng và sâu, kỹ năng thực hành tốt
và có khả năng thích nghi với điều kiện và mơi
trường cụ thể. Vì vậy, chương trình đào tạo cũng
cần được thiết kế để người học phát huy tính chủ
động phát triển với kinh nghiệm cơng tác, có tư
duy logic và đặc biệt là tính quyết đốn trong
cơng việc.
31


Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc
Thứ hai, tăng cường phát triển đội ngũ
giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo sau đại học.
Song song với việc phát triển các chuyên
ngành đào tạo, quy mô đào tạo, quy trình phục
vụ, Học viện Dân tộc cần quan tâm phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy. Đây là yếu
tố then chốt quyết định chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó cần tập trung mọi nguồn lực
đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giảng
dạy và học tập sau đại học đáp ứng được đầy đủ
và kịp thời cho yêu cầu của quy mô đào tạo về
nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ ba, tăng cường các hình thức liên kết
đào tạo để thực hiện tốt chiến lược hội nhập và
chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học.

Đây là vấn đề cần thiết để nâng cao chất
lượng đào tạo, một mặt nâng cao chất lượng đội
ngũ và kinh nghiệm trong cơng tác đào tạo. Trong
q trình hợp tác cần đạt được sự chuyển giao
công nghệ đào tạo tiên tiến của các đối tác và sự
vận dụng phù hợp, linh hoạt trong quá trình tổ
chức đào tạo sau đại học của Học viện.
Thứ tư, vấn đề tuyên truyền, nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về phát triển toàn diện
nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi hiện nay
phải làm cho mọi cấp chính quyền địa phương,
mọi ngành, mọi người thấy có trách nhiệm trong
việc đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân
lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ sau đại
học là tài nguyên quý giá của đất nước. Từ đó có
chiến lược tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào
tạo và hướng đào tạo gắn với việc làm, đào tạo

KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
với sử dụng, đào tạo theo nhu cầu địa phương,
phù hợp với văn hố địa phương. Cần phải có
dự báo chính xác, kịp thời nhu cầu nhân lực chất
lượng cao của các ngành, nghề trong tương lai.
Làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực chất
lượng cao là vấn đề mang tính quyết định trong
việc đào tạo và phân bổ nguồn nhân lực cho sự
phát triển KT - XH của đất nước.
4. Kết luận
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nói chung
và đào tạo sau đại học nguồn nhân lực DTTS là

một trong những vấn đề quan trọng tạo nên bước
chuyển biến mạnh mẽ về phát triển KT - XH,
góp phần phát triển tồn diện đất nước Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế. Để nâng cao chất lượng đào tạo
sau đại học nguồn nhân lực DTTS cần tính đến
những nguyên nhân tồn tại, những thực trạng yếu
kém của nguồn nhân lực vùng DTTS và những
vấn đề đặt ra trong đào tạo ở giai đoạn hiện nay.
Chú trọng đề xuất các giải pháp đào tạo, trong
đó một trong những giải pháp then chốt là đầu tư
nguồn lực, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng, thu
hút đội ngũ cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia
quá trình đào tạo.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo Tình hình giáo dục dân tộc và
phương hướng đến năm 2020 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
2. Nguyễn Sinh Đường (2015), Giáo dục
đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử;
3. Đề án thành lập Học Viện Dân tộc (2015).

ABSTRACT
SOME SOLUTIONS OF POSTGRADUATE EDUCATION AND TRAINING OF THE
ETHNIC ACADEMY FOR THE HUMAN RESOURCES OF ETHNIC MINORITIES
The issue of training high quality human resources for ethnic minority people is one of the
important issues to create a dramatic change in the socio-economic development of minority areas,
contributing to the development of the whole country in the period of industrialization, modernization
and international integration. In order to improve the quality of postgraduate training for human

resources in ethnic minorities, unsolved problems of human resources must be taken account in
minority areas, the issues raised in the training of human resources of ethnic minorities should be
concerned in the current period. It is important to proposing training solutions in which one vital
is to invest resources, material foundations, training and fostering and attractting the contingent of
officials and lecturers directly involved training programs.
Keywords: Solutions of Postgraduate Education ; Human Resources of Ethnic Minorities;
Vietnam Academy for Ethnic Minorities .
32

Số 17 - Tháng 3 năm 2017



×