Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương ôn tập Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.06 KB, 13 trang )

Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP
TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÌNH ĐỊNH
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Đảng bộ tỉnh Bình Định ra đời là tất yếu lịch sử. Bằng những kiến thức đã học, đồng chí
hãy làm rõ quan điểm trên.
Câu 2: Trình bày khái quát những truyền thống nổi bật của người Bình Định. Kế thừa và phát huy những truyền
thống đó đồng chí hãy làm gì để góp phần xây dựng quê hương trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3: Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Bình Định.
Câu 4: Trình bày những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong 30 năm lãnh đạo cách mạng XHCN
và công cuộc đổi mới theo đường lối của Đảng (1975 - 2015). Trong những bài học kinh nghiệm trên, theo đồng chí
bài học nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 5: Phương hướng, mục tiêu phát triển KT - XH tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015.
Câu 6: Phân tích bài học kinh nghiệm được Đảng bộ tỉnh Bình Định rút ra trong giai đoạn 1975 - 2005 "Đảng bộ
tỉnh đã quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh; luôn tranh thủ sự chỉ đạo và đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương
Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương".
----------------Hết------------


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Đảng bộ tỉnh Bình Định ra đời là tất yếu lịch sử. Bằng những kiến thức đã học, đồng chí
hãy làm rõ quan điểm trên.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước chìm trong bóng đêm nơ lệ. Lịch sử địi hỏi có một chính đảng
cách mạng lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của lịch sử dân tộc. Trong
hoàn cảnh chung, sự ra đời của tổ chức cơ sở đảng Cộng sản trên đất Bình Định là một yêu cầu bức thiết và tất yếu
nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng trên tỉnh nhà góp phần vào sự thắng lợi chung của phong trào cách mạng trên
cả nước.
Dưới ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai, nhân dân Bình Định phải sống trong cảnh bị áp bức nặng nề,
tàn bạo. Từ năm 1876, thực dân Pháp tiến hành vơ vét tài nguyên và nhân lực Bình Định.
Chính sách thuộc địa của Pháp đã gây những tác động lớn đối với Bình Định. Cơ cấu xã hội có sự biến động
lớn. Các giai cấp cũ bị phân hóa, một số lực lượng xã hội mới ra đời như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng


lớp tiểu tư sản.
Có áp bức có đấu tranh, phát huy truyền thống Tây Sơn quật khởi, những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX, nhân dân Bình Định khơng ngừng đứng lên chống Pháp và tay sai. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh sôi động đó
khơng đi tới thành cơng vì thiếu sự lãnh đạo của một số tổ chức cách mạng kiểu mới với một đường lối chính trị có
thể giải quyết đúng đắn các vấn đề chiến lược, sách lược đặt ra cho đất nước và quê hương trong thời đại mới.
Khi chủ nghĩa Mác – Lê Nin thông qua tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập
được truyền bá vào Việt Nam, hòa nhập với cao trào cách mạng cả nước, phòng trào đấu tranh của Bình Định do giai
cấp cơng nhân tiên tiến lãnh đạo cách mạng có bước phát triển mới. Nét đặc sắc là phong trào đã tập hợp được các
chiến sỹ yêu nước có tri thức xuất thân từ các giai tầng cơ bản làm nhiệm vụ tiếp nhận, thể nghiệm tư tưởng mới của
thời đại: đòi cải cách dân chủ, đòi đế quốc trả tự do cho Phan Bội Châu và truy điệu Phan Châu Trinh; học sinh tham
gia bãi khóa; nông dân chống sưu cao thế nặng. Từ năm 1926, ở Bình Định đã hình thành một lớp thanh niên yêu
nước, ưu tú có xu hướng cộng sản, tiêu biểu như: Đào Doãn Địch, Mai Xuân Thưởng… Tuy nhiên, các phong trào
yêu nước nổ ra đều thất bại.
Sau thời gian tích cực tìm kiếm các tổ chức cách mạng ở nhiều nơi, tháng 2/1928, được sự giúp đỡ của Kỳ bộ
Việt Nam cách mạng Thanh niên Nam kỳ, chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên của Bình Định được
thành lập tại thôn Cửu Lợi (Tam Quan Nam, Hoài Nhơn). Cuối năm 1928, Huyện bộ Việt Nam cách mạng Thanh
niên Hoài Nhơn được thành lập do đ/c Nguyễn Trân làm bí thư.
Tổ chức Tân việt cách mạng đã bắt đầu bén rễ trong quần chúng nhân dân ở các vùng: An Nhơn, Phù Mỹ, Quy
Nhơn…
Đầu năm 1929, phong trào cách mạng cả nước địi hỏi có một chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam trong
thời đại mới.
Theo xu hướng hợp nhất các tổ chức cộng sản, khoảng đầu tháng 3/1930, chi bộ cộng sản tại nhà máy Đèn
Quy Nhơn ra đời. Đến tháng 11/1930 tại Quy Nhơn có 2 chi bộ (nhà máy Đèn Quy Nhơn và trường Quốc học) với
15 đảng viên, thành phần hầu hết là cơng nhân, trí thức và học sinh.
Đầu tháng 8/1930, được sự giúp đỡ của Thành uỷ Sài Gịn, chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hồi Nhơn
được thành lập do đ/c Nguyễn Trân làm bí thư. Khoảng đầu tháng 10/1930, Đảng bộ huyện Hoài Nhơn – Đảng bộ
cấp huyện đầu tiên của tỉnh ra đời do đ/c Nguyễn Trân làm bí thư.
Cuối năm 1930, số lượng Đảng viên của Đảng bộ tỉnh Bình Định là 40.
Như vậy sự ra đời các chi bộ cộng sản đầu tiên cùng với sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Bình Định là sự biểu hiện

cụ thể, sinh động, hợp quy luật về sự hình thành Đảng cộng sản Việt Nam, là sự kết hợp của phong trào công nhân,
phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác – Lê Nin, là phù hợp với xu thế thời đại. Đảng cộng sản trên thế giới hình
thành và lớn mạnh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được phát triển. Đây là tất yếu khách quan lịch sử, là dấu
mốc đánh dấu thắng lợi của một chặng đường đấu tranh gian khổ, đầy trăn trở, mò mẫn và vấp váp của nhiều thế hệ
chiến sỹ yêu nước Bình Định “đi tìm con đường sống” cho quê hương đất nước.
Đảng bộ Bình Định ra đời là biểu hiện của sự xác lập vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân, của Đảng Cộng
sản Việt Nam, khẳng định quá trình từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, giải quyết sự bế tắc về đường lối
cách mạng ở thế kỷ XX.
Sau khi Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng Pháp, nhân dân ta bị áp bức bóc lột, đàn áp,
các cuộc khởi nghĩa ở Phù Mỹ, Tuy Phước, Hoài Nhơn, nhân dân ta tiếp tục đấu tranh gắn liền với tên tuổi như:
Phạm Toản, Nguyễn Đa, Tăng Bạt Hổ, Võ Trứ, Trần Cao Vân…; phong trào nổi dậy của nông dân và học sinh ở các
huyện diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Từ khi có Đảng lãnh đạo phong trào yêu nước của nhân dân Bình Định
được nâng lên tầm cao mới, mở rộng tổ chức cách mạng chống khủng bố trắng, đẩy mạnh phong trào tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 lịch sử.
Trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1946-1954): Thời kỳ này, quân và dân Bình Định đã giáng
cho thực dân Pháp những đoàn nặng nề khi Pháp xâm chiếm vùng liên khu V, tiêu biểu là chiến thắng Phù Ly, Chợ
Cát; đặt biệt đánh bại chiến lược Át Lăng của Pháp góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
1954; có tấm gương liệt sỹ anh hùng Ngô Mây “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” mãi mãi in đậm trong tâm hồn
người Bình Định kiên trung, bất khuất.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), truyền thống yêu nước của nhân dân Bình Định đã nâng
lên một tầm cao mới. Bọn Mỹ ngụy với lực lượng hùng hậu đã tiến hành các cuộc thảm sát đẫm máu với những
chính sách giả man nhằm tiêu diệt tận gốc cộng sản, song chúng không thể khuất phục được nhân dân Bình Định,
minh chứng là các cuộc khởi nghĩa ở hai làng Tờ Lok, Tờ Lek của đồng bào Bana ở Vĩnh Thạnh năm 1959; tháng
12/1964 quân dân Bình Định tiêu diệt quận lỵ An Lão; tháng 2/1965 chiến thắng Dương Liễu - Đèo Nhông, chiến
thắng Đồi Mười…. Các chiến thắng này lần lượt làm thất bại âm mưu của kẻ thù góp phần đẩy chúng vào thế bị
động. Sau Tết Mậu Thân -1968 quân và dân Bình Định tiếp tục giành những chiến thắng oanh liệt, đặc biệt là chiến
thắng 31/3/1975 giải phóng Quy Nhơn, giải phóng tồn Bình Định sau 20 năm sống dưới ách thống trị, xâm lược

của đế quốc, thực dân.
Kết thúc chiến tranh, Bình Định có khoảng 30.000 liệt sỹ, hàng chục nghìn thương binh và hàng nghìn Bà me
Việt Nam anh hùng.
Trong thời kỳ đổi mới: Đảng bộ và nhân dân Bình Định đồn kết một lịng vượt qua khó khăn, thách thức,
giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả trên mọi lĩnh vực, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đáp ứng nhu
cầu đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, GDP bình qn khoảng 36 triệu đồng/người/năm và có
nhiều sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Về văn hóa – xã hội: Bình Định là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh, là nơi đế đơ của Vương quốc Chăm
Pa để lại 8 cụm và 14 kiến trúc một thời vàng son của Chăm Pa; là một trung tâm phật giáo, thiên chúa giáo, có
những ngơi chùa xây dựng từ thế kỷ XVII với kiến trúc khang trang, lộng lẫy; là cái nơi của ca kịch bài chịi, tuồng,
nhạc võ Tây Sơn… Đây là những nét đặc trưng của văn hóa Bình Định cần gìn giữ, phát huy.
Về giáo dục – y tế: Hàng năm Bình Định đã đào tạo ra một lượng lớn cán bộ có trình độ đại học và sau đại học
để phục vụ đáp ứng nhu cầu công tác cán bộ, xây dựng quê hương đất nước, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng tác chăm sóc sức khỏe, y tế ngày càng được cải thiện.
Về quốc phòng – an ninh: Quốc phòng từng bước được củng cố, xây dựng hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ
quyền thống nhất và toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được giữ vững, ổn
định; làm rõ, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm mới hình thành, kiềm chế khơng để gia tăng tội phạm, năm sau
giảm hơn năm trước, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới; quyền làm chủ của nhân
dân được phát huy…
Như vậy, ta thấy các chi bộ Đảng ra đời ở Bình Định đã đáp ứng được yêu cầu của CM trong thời đại mới. Các
chi bộ cộng sản dần dần lớn mạnh thành Đảng bộ đã dẫn dắt phong trào CM trong tỉnh đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác, đánh tan CN thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai để cùng với cả nước từng bước đi lên xây dựng CNXH một
cách vững chắc.
Từ những thực tế trên mà Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã trải qua (15 năm chuẩn bị để giành chính
quyền, 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 21 năm chống đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH trong thời kỳ mới),
tơi có thể khẳng định rằng: Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Bình Định là một tất yếu khách quan, lịch sử.



Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
Câu 2: Trình bày khái quát những truyền thống nổi bật của người Bình Định. Kế thừa và phát huy những truyền
thống đó đồng chí hãy làm gì để góp phần xây dựng q hương trong giai đoạn hiện nay.
Bình Định là một tỉnh lỵ miền Trung Trung bộ, một miền đất diệu kỳ của đất nước. Quá trình hình thành và
phát triển hơn 500 năm từ thời vua Lê Thánh Tông mở đất, rồi trải qua những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm,
thiên tai địch họa, cải tạo xây dựng vùng đất mới, … đã hun đúc ở con người Bình Định nhiều truyền thống tốt đep,
vừa mang đặc trưng chung của con người Việt Nam, vừa mang sắc thái riêng của con người Bình Định.
1. Những truyền thống nổi bật của con người Bình Định:
Thứ nhất: truyền thống cần cù lao động, xây dựng q hương
Xa xưa phần lớn diện tích Bình Định là những vùng đất hoang dã. Khí hậu khắc nghiệt, thường xun nắng
hạn, giơng bão lụt lội. Để có thê tồn tại và phát triển được đòi hỏi các dân tộc quần tụ nơi đây phải đoàn kết, cùng
nhau đổ mồ hôi, công sức để chinh phục thiên nhiên.
Cùng với thời gian, nơng, lâm, ngư nghiệp đã được hình thành và phát triển, tạo ra những vùng đất phì nhiêu:
An Nhơn, Hồi Nhơn, Tuy Phước... Nhân dân cịn đắp thành, mở phố xây dựng hải cảng, phát triển các nghề truyền
thống. Nhiều sản phẩm nổi tiếng như lụa, tơ tằm, gạch ngói, rượu Bầu Đá, nem Chợ Huyện... Hiện nay, Bình Định
có 54 làng nghề, vùng nghề, người lao động Bình Định được cơng nhận là năng nổ khéo tay, từng làm ra nhiều cơng
trình độc đáo, những sản phẩm thủ cơng nổi tiếng cả trong nước và nước ngồi.
Thứ hai: Truyền thống đấu tranh anh dũng
Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhân dân Bình Định cùng với nhân dân cả nước đã phát huy truyền
thống anh dũng, kiên cường đoàn kết đánh bại mọi kẻ thù góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Trong thời kỳ phong kiến: mảnh đất Đàng trong nói chung trong đó có Bình Định đi vào khủng hoảng do
tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến. Chiến tranh loạn lạc nổ ra liên miên, khắp nơi xơ xác, nạn đói rất
khủng khiêp, cuộc sống nhân dân chịu nhiều áp bức bất cơng... Trước tình cảnh đó, nhân dân Bình Định ln đấu
tranh bằng các hình thức và quy mơ khác nhau. Hình ảnh chàng Lía gan dạ, hào hiệp và đặc biệt là cuộc khởi nghĩa
nông dân Tây Sơn đánh đổ tập đồn Phong kiến chúa Nguyễn, xố bỏ tình trạng đất nước bị Trịnh - Nguyễn phân
tranh, đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, thống nhất đất nước khẳng định vị thế độc lập chủ quyền là một minh
chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Bình Định.
- Trong thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến: sau khi Pháp nổ súng xâm lược (1858), triều đình nhà Nguyễn hèn
nhát đầu hàng và Pháp chính thức đơ hộ tồn cõi Việt Nam, chúng đã ra sức bóc lột và đàn áp rất dã man các cuộc
khởi nghĩa. Phát huy truyền thống Tây Sơn quật khởi, nhân dân Bình Định khơng ngừng đứng lên chống đế quốc và

tay sai. Trong đó, tiêu biểu là các cuộc nổi dậy ở Phù Mỹ, Tuy Phước, Hoài Nhơn... Năm 1858 để hưởng ứng phong
trào Cần Vương, Nghĩa quân Cần Vương Bình Định cùng với một số địa phương khác đã chiến đấu rất anh dũng.
Mặc dù bị khủng bố nhưng tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của con người Bình Định tiếp tục được khẳng
định gắn liền với tên tuổi của Phạm Toàn, Nguyễn Đa, Tăng Bạt Hổ, Võ Trứ, Trần Cao Vân... và các phong trào nổi
dậy của nông dân và học sinh ở các huyện.
Từ khi Đảng Cộng sản ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào yêu nước của nhân dân Bình Định được
đẩy lên một tầm cao mới: mở rộng tổ chức cách mạng, chống khủng bố trắng, đẩy mạnh phong trào và tiến tới khởi
nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh những ngày tháng 8/1945 lịch sử.
- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954): Trong thời kỳ này quân và dân Bình Định đã giáng
cho Pháp những đoàn nặng nề khi Pháp xâm chiếm vùng tự do Liên khu V, trong đó có Bình Định. Tiêu biểu là
chiến thắng Phù Ly, Chợ Cát, đặc biệt là đánh bại chiến luợc At Lăng của Pháp. Qua đó góp phần quan trọng vào
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trong thời kỷ này, tấm gương liệt sỹ Ngô Mây quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
mãi mãi in đậm trong tâm hồn con người Bình Định kiên t rung, bất khuất.
- Thời kỳ chống đế quốc Mỹ (1954-l975): Trong thời kỳ này truyền thống yêu nước, đấu tranh cho độc lập tự do của
nhân dân Bình Định được nâng lên một tầm cao mới. Quân Mỹ và Nguỵ với lực lượng hùng hậu đã tiến hành các
cuộc thảm sát đẫm máu với những chính sách hết sức dã man nhằm tiêu diệt tận gốc cộng sản. Song, chúng không
thể khuất phục được nhân dân Bình Định, minh chứng cho điều này là các cuộc khơi nghĩa ở 2 làng Tờ Lok, Tờ Lek
của đồng bào Bana (Vĩnh Thạnh) năm 1959, tháng 12/1964 quân và dân Bình Định tiêu diệt chi khu quận lỵ An Lão,
tháng 2/1965 chiến thắng Dương Liễu Đèo Nhông, chiến thắng Đồi Mười... Các chiến thắng này đã lần lược làm
thất bại các âm mưu của kẻ thù, góp phần

Đất Bình Định còn là đế đơ của vương quốc Chămpa, trên mảnh đất này nay còn để lại 8 cụm với 14
kiến trúc di tích thể hiện một thời vàng son của vương quốc Chămpa.
Bình Đinh còn là một trung tâm Phật giáo, Thiên chúa giáo của đất Đàng trong với những ngơi chùa cổ
kinh có kiến trúc đẹp hài hoà được xây ở thế kỷ 17 như Chùa Hang, Nhạn Sơn, Linh Phong, Long Khánh...


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
Bình Định còn là mảnh đất tốt cho cây văn hoá dân gian đơm hoa kết trái như: ca dao, tục ngữ, truyện
cười, hò vè… đều khá đặc sắc. Là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hố nên B ìn h Đị n h là nơi có nhiều lê

hội.
Bình Định cũng là cái nơi của ca kịch Bài chòi và tuồng cổ. Gắn liền với tài năng của Đào Tấn cùng
nhiều nghệ sỹ tài danh khác góp phần xứng đáng đưa nghệ thuật sân khấu tuồng cổ của dân tộc Viêt Nam lên
đỉnh cao. Đặc biệt là một loại hình khơng thể khơng nói đến đó là Nhạc võ Tây Sơn Bình Định được hình
thành và phát triển từ Phong trào khởi nghĩa nơng dân Tây Sơn vào nửa cuối thế kỷ XVIII.
Bình Định cũng là nơi nảy sinh và nuôi dưỡng nhiều nhà thơ nổi tiếng: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Quách
Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,Yến Lan...
Sau hơn 5 thế kỷ định cư, lập nghiệp trên đất Bình Định, dấu ấn văn hóa của q trình phát triển đó để lại
khắp mọi nơi, đó là những giá trị lịch sử văn hóa cần được tơn trọng, giữ gìn và phát triển phù hợp với yêu cầu xây
dựng con người mới Bình Định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay.
2. Liên hệ (Tuỳ theo cơ quan, đơn vị điều chỉnh cho phù hợp, sáng tạo...)
Là một người con của đất Bình Định, tơi rất đỡi tự hào và ln có ý thức bảo tồn, lưu giữ và phát huy
truyền thống của con người Bình Định mà bao thế hệ cha ông đã để lại, làm giàu đẹp cho cuộc sống hơm nay.
Hãy nhìn lại lịch sử hào hùng, các thế hệ cha anh đã chịu nhiều hy sinh gian khổ, trung dũng kiên cường
chiến đấu và chiến thắng, đồng thời để góp phần giáo dục truyền thống cho mọi người con Bình Định, nhất là
thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, tôi đã sống và làm việc hêt sức mình để góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
giữ vững ổn định chính trị và trật tự toàn xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp bằng nhưng việc
làm cụ thể, thiết thực như sau:
- Tuyên truyền sâu rộng đến mọi người xung quanh, đồng nghiệp, bạn bè và người thân về những truyên thống
quý báu, những đức tính cao đep với sắc thái riêng có của con người và quê hương Bình Định. Từ đó, giáo dục thế
hệ trẻ lịng u nước, lòng tự hào dân tộc, giúp họ nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của địa phương, của
đất nước, thực hiện nghiêm túc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái thi đua
lao động, sản xuất góp phần hồn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống
tốt đep, góp phần xây dụng quê hương đất nước; đồng thời tăng cường cảnh giác với nhũng âm mưu, thủ đoạn diễn
biến hòa bình của các thế lực thù địch. Với vai trị là người đứng đầu trong tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên của
đơn vị, tôi thường xuyên tổ chức các buổi học tập ngoại khóa và tuyên truyền về đất nước, con người và quê hương
Bình Định, về biển đảo.
- Thông qua các trang mạng xã hội, tôi đã tuyên truyền giới thiệu quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng,
thế mạnh, các giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch và ẩm thực của tỉnh Bình Định đến với bạn bè khắp nơi trong nước và
bạn bè ở nước ngoài và đã tạo đuợc sự lan tỏa rất lớn.

- Được sinh ra và lớn lên trên đất Bình Định, cũng như bao người con Bình Định khác, tơi mang trong mình
niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Phát huy các truyền thống quý báu và những đức tính cao đep,
bản thân tơi đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ lý
luận chính trị, chun mơn, nghề nghiệp, có kiến thức đa dạng phong phú để sáng tạo cải tiến công việc, giảm bớt
khâu tác nghiệp thủ công, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công việc.
Ngày nay, chúng ta được sống, lao động và học tập trong mơi trường hịa bình, được thừa hưởng những thành
quả của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơng cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành
trong sự ổn định về chính trị... Những lợi thế đó là hành trang giúp chúng ta vững bước tham gia vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc VN CHCN.


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
Câu 3: Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Bình Định.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng dun hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, có lịch sử lâu đời và
truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhân dân Bình Định cần cù, chịu khó có lịng u nước nồng nàn và truyền thống
cách mạng anh hùng, bất khuất.
Đất Bình Định nguyên xưa tương ứng với thời Vua Hùng là đất Việt Thường Thị. Khi nhà Tần xâm lược
xuống phía Nam (năm 218 TCN), đất này bị Trung Quốc xâm lược, đặt là huyện Lâm Ấp thuộc Tượng Quận. Đời
nhà Hán (100 TCN) đổi là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Sang đời Hậu Hán, năm 137, Khu Liên - một
quan nhỏ trong quận nổi lên giết quan huyện, tự xưng là vua Lâm Ấp, tách khỏi sự đô hộ của nhà Hán, quốc gia
ChămPa được hình thành từ đó với quốc hiệu đầu tiên là Lâm Ấp. Năm 605 Lâm Ấp bị nhà Tùy lấy lại, đặt làm
Xung Châu rồi quận Lâm Ấp. Năm 627 đổi tên là Lâm Châu. Năm 803, nhà Đường bỏ đất này, nước Chiêm Thành
giành lại được độc lập. Như vậy, đất Bình Định xưa đã từng là lãnh thổ của Vương quốc Chămpa (Chiêm Thành).
Do những nguyên nhân lịch sử, người Chiêm Thành đã nhiêu lần đem quân đánh phá Đại Việt ở phía Bắc.
Trong lịch sử , người Chiêm Thành đã từng xâm lược nước Việt 43 lần. Riêng đời vua Chế Bồng Nga đã xâm lược
12 lần, trong đó có 03 lần đánh vào kinh đơ Thăng Long. Bằng trí thơng minh và lòng dũng cảm, quân và dân Đại
Việt đã làm thất bại tất cả các lần xâm lược của người Chămpa. Riêng từ năm 979 đến năm 1420 có ít nhất 7 lần
quân Chiêm Thành đánh lớn ra đất Đại Việt. Năm 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem qn ra đánh Hố Châu
(Nghệ An). Vua Lê Thánh Tơng (1460 - 1479) trực tiếp cầm quân đánh bại và truy kích qn Chiêm Thành tận thành
Đồ Bàn. Trà Tồn bị bắt. Lê Thánh Tông chỉ để lại cho người Chiêm Thành vùng đất phía Nam Đèo Cả, cho sáp

nhập xứ Đồ Bàn từ đèo Bình Đê tới đèo Cù Mông vào đất Đại Việt thuộc đạo Quảng Nam, đổi thành phủ Hoài Nhơn
với ba huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Phủ lỵ đóng tại thành Đồ Bàn cũ, đổi tên là thành Hoài Nhơn.
Năm 1605, “Chúa Tiên” Nguyễn Hoàng (1525 -1613) đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn, có quan
Tuần vũ đứng đầu và vẫn thuộc đạo Quảng Nam như quy định của nhà Lê.
Năm 1651, thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), phủ Quy Nhơn được đổi thành phủ Quy Ninh.
Năm 1741, Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) lại đổi tên phủ Quy Ninh trở lại tên cũ là phủ Quy Nhơn,
phủ lỵ từ thành Đồ Bàn chuyển ra Châu Thành (trước đây thuộc Phù Cát).
Năm 1771 do yêu cầu lịch sử, ba anh em nhà Tây Sơn (lúc đó thuộc huyện Tuy Viễn) dấy binh đánh nhà
Nguyễn. Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương lấy đất phủ Quy Nhơn làm kinh đơ, tu sửa thành Quy Nhơn có
nguồn gốc là thành Đồ Bàn của người Chiêm Thành xưa làm thành Hoàng Đế. Đất Bình Định lúc đó thuộc quyền
quản lý của Nguyễn Nhạc - Thái Đức Hoàng đế (1775 - 1793).
Khi phong trào Tây Sơn đi vào thoái trào, Nguyễn Ánh (1780 - 1819) đem quân tiến đánh phủ Quy Nhơn, lấy
được thành Hoàng Đế và đổi cả tên cấp hành chính cùng với tên địa danh hành chính từ phủ Quy Nhơn thành dinh
Bình Định (tháng 5 năm 1799).
Thống nhất được quyền lực trên toàn lãnh thổ, sau khi tiến đánh kinh đô Thăng Long ngày 18 tháng 6 năm
1802, năm 1808 Nguyễn Ánh - Gia Long (1802-1820) sắp xếp lại tổ chức hành chính, đặt Quốc hiệu là Việt Nam
(năm 1804) dinh Bình Định được nâng lên thành trấn Bình Định và là một trong bảy trấn độc lập ở miền Trung
(Thanh Hố, Nghệ An, Quảng Nghĩa, Bình Đinh, Phú n, Bình Hồ, Bình Thuận). Mỗi trấn được chia ra thành ba
cấp: phủ, huyện, châu với các chức quan tri phủ, tri huyện, tri châu. Quan đứng đầu trấn là quan Trấn thủ. Lỵ sở của
trấn Bình Định vẫn đóng ở thành Đồ Bàn cũ một thơi gian, sau đó năm 1814 (năm Gia Long thứ 12) dời vào phía
Nam là Liêm Trực (là một thơn ở An Nhơn hiện nay).
Năm 1832, Minh Mệnh Hoàng đế (1820 - 1840) theo cách của nhà Thanh bên Trung Quốc đổi cấp hành chính
“Trấn” thành “Tỉnh”. Bình Định được gọi là tỉnh Bình Định từ năm đó.
Năm 1852 vua Tự Đức sáp nhập Phú Yên vào Bình Định làm một tỉnh. Năm 1863 vua Tự Đức lại tách Phú
Yên ra khỏi tỉnh Bình Định sau 11 năm sáp nhập. Qua các triều đại nhà Nguyễn, từ Tự Đức (1848 - 1883), Đồng
Khánh (1885 - 1888) đến Thành Thái (1889 - 1907) có nhiều sự thay đổi về cấp tổ chức hành chính phủ, huyện...
Dưới thời phong kiến, địa hành chính tỉnh Bình Định được chia làm ba phủ: Hoài Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước
và bốn huyện: Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Bình Khê. Khi phong trào Cần Vương ở Bình Định thất bại, người Pháp
thiết lập bộ máy hành chính thống trị trên đất Bình Định, lấy dải đất cát chạy dài ra cửa biển Thị Nại vốn là nơi đổ
bộ và làm căn cứ quân sự chống lại nghĩa quân Cần Vương, xây dựng tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, gọi là Quy Nhơn.

Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái (1889 - 1907) ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn. Giao thành Bình Định cho
phủ An Nhơn làm lỵ sở.
Năm 1940, theo thỏa hiệp Pháp - Nhật, quân đội của Nhật Bản đổ bộ lên Quy Nhơn. Ngày 9.3.1945, quân
Nhật lật đổ Pháp. Quyền hành chính được “giao trọn” cho Nam Triều. Địa hành chính tỉnh Bình Định trong giai
đoạn này hầu như không thay đổi.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Minh giành chính quyền ở Bình Định.
Các Uỷ ban hành chính các cấp cùng các đoàn thể xã hội Thanh niên, Phụ nữ, Phụ lão, Tự vệ chiến đấu... được
thành lập. Những ngày đầu của chế độ mới việt Nam Dân chủ Cộng hồ, tỉnh Bình Định được đổi thành tỉnh Tăng


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
Bạt Hổ, tên các phủ, huyện cũng đều đổi mới. Được ít lâu, theo Chỉ thị của Trung uơng, Bình Định lấy lại tên cũ là
tỉnh Bình Định, đổi phủ thành huyện và hợp các làng lại thành xã.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), Mỹ hất cẳng Pháp, phá hoại Hiệp định, xây dựng ở miền Nam Việt
Nam chính quyền bù nhìn Ngơ Đình Diệm. Tại Bình Định chính quyền Diệm được thiết lập, đổi tên cấp hành chính
huyện thành quận với 7 quận vốn là 7 huyện cũ: Bình Khê, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn,
Hoài Ân. Thêm 4 quận mới là Vân Canh tách từ Tuy Phước, An Lão tách từ Hồi Ân, Vĩnh Thạnh tách từ Bình Khê
cũ và lấy một phần đất An Khê lập quận An Túc. Số xã, tên xã, địa giới xã về cơ bản được giữ nguyên như thời kỳ
chính quyền Việt Minh cho đến 30/4/1975.
Hơn 20 năm truờng kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược, tỉnh Bình Định được giải phóng hồn tồn vào ngày
31/3/1975.
Những ngày đầu giải phóng, tồ chức hành chính của tỉnh được sắp xếp lại. Tỉnh Bình Định có 11 huyện, thị
(huyện thay cho quận). Tỉnh lỵ là thị xã Quy Nhơn.
Tháng 10 năm 1975, thục hiện Nghị quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị, hai tỉnh Quảng Ngãi
và Bình Định được sáp nhập thành một tỉnh lấy tên chung là tỉnh Nghĩa Bình. Tỉnh lỵ là thị xã Quy Nhơn.
Sau 14 năm sáp nhập, tháng 7 năm 1989, thực hiện Quyết định số 83/QĐ- TW ngày 4/3/1989 của Bộ Chính
trị, tỉnh Nghĩa Bình lại được tái lập thành hai tỉnh độc lập Quảng Ngãi và Bình Định cho đến nay.


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy

Câu 4: Trình bày những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bình Định trong 30 năm lãnh đạo cách mạng XHCN
và công cuộc đổi mới theo đường lối của Đảng (1975 - 2015). Trong những bài học kinh nghiệm trên, theo đồng chí
bài học nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?
1. Những bài học kinh nghiệm
Từ năm 1975 đến năm 2015, Đảng bộ và nhân dân Bình Định bước vào thời kỳ cùng cả nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Trong giai đoạn 14 năm đầu (1975-1989), Đảng bộ và nhân dân Bình Định sau khi đã gắng sức khắc
phục hậu quả do chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình chính trị, xã hội và đời sống nhân dân; kề vai sát cánh với
Đảng bộ, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tạo nên sức mạnh thống nhất một khối của Đảng bộ và nhân dân tỉnh hợp nhất
Nghĩa Bình; nhanh chóng khơi phục sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ do chủ nghĩa
thực dân mới của Mỹ áp đặt, tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa và bước đầu thực hiện công
cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong giai đoạn 16 năm kế tiếp (1989- 2005), Đảng bộ, nhân dân
Bình Định tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng; đúc kết được một số bài học, kinh nghiệm quý trong lãnh đạo công cuộc
đổi mới ở địa phương, đóng góp cùng cả nước thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những thành tựu to lớn đạt được là do Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh tạo dựng. Hạn chế, yếu kém chủ yếu
cũng là do vai trò lãnh đạo của Đảng bộ chưa được nâng cao và sức mạnh của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (tháng 12-2005) đã nhìn thẳng vào sự thật đó. Đại hội khép lại chặng
đường lịch sử 30 năm, mở ra thời kỳ mới cho Đảng bộ và nhân dân Bình Định, thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế để Bình Định sớm trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, vững
mạnh về quốc phịng, an ninh, chính trị ổn định, văn hóa - xã hội phát triển, xứng đáng là một tỉnh trong vùng trọng
điểm kinh tế của miền Trung.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định chặng đường 1975 - 2005 rất phong phú, với biết bao sự kiện, sự tích trong
lao động sản xuất, xây dựng, chiến đấụ bảo vệ quê hương đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn
hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, nghệ thuật diễn ra trong tỉnh và một số địa bàn khác gắn với vai trò tổ chức,
lãnh đạo của Đảng bộ. Từ thực tiễn lịch sử đó, qua mỗi nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ đã tổng kết đúc rút nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu.
Tổng kết chung cả chặng đường 30 năm thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi
mới xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối của Đảng, Đảng bộ đúc rút bốn bài học kinh nghiệm chủ yếu sau
đây:

Một là, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh; luôn tranh thủ sự chỉ đạo và đồng tình ủng hộ,
giúp đỡ của Trung ương Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương.
Đường lối, chủ trương của Đảng là sản phẩm kết tinh trí tuệ của tồn Đảng và thực tiễn phong trào cách mạng
của nhân dân ta, được tập trung thống nhất trong các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng. Đây là bài học kinh nghiệm
xuyên suốt lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định. Phát huy truyền thống, đúc rút bài học kinh nghiệm này trong cách
mạng dân tộc dân chủ và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược trong thế kỷ XX, từ sau giải phóng năm 1975, bài
học kinh nghiệm này càng được phát huy cao độ.
Hai là, Đảng bộ phát huy cao độ truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; quán triệt và thực hiện triệt để tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”, nên Đảng bộ đã huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ quê hương; đặc biệt là huy động được sức mạnh tổng hợp của xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Lịng u nước, tinh thần dân tộc và nhiệt huyết cách mạng kết hợp chặt chẽ với nhau; là một truyền thống
quý báu của Đảng ta, nhân dân ta, của cán bộ, đảng viên toàn Đảng và cũng là một truyền thống quý báu của Đảng
bộ, cán bộ, đảng viên và quân dân Bình Định. Truyền thống này được xây đắp trong lịch sử của tỉnh, không ngừng
phát huy mạnh mẽ từ khi Đảng bộ ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh; đặc biệt là
trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ba là, Hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh và giữ gìn
sự đồn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, đặc biệt là đoàn kết trong nội bộ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Tầm quan trọng của sự đoàn kết đã
được Đảng ta và Bác Hồ khẳng định: giữ gìn sự đồn kết, thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình. Từ thực tiễn lịch sử 30 năm của Đảng bộ tỉnh đã minh chứng: coi trọng và giữ gìn đồn kết thống nhất trong
Đảng bộ, trước hết trong Tỉnh ủy là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất trong cơng tác xây dựng Đảng nói chung và
xây dựng Đảng bộ vững mạnh nói riêng.
Bốn là, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đởi mới trên địa bàn tỉnh một cách tồn diện, có
trọng điểm và bước đi thích hợp; trong lãnh đạo phát triển kỉnh tế luôn gắn với chăm lo giải quyết các vấn đề xã
hội, quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng khó



Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
khăn, miền núi trong tỉnh; với củng cố quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn,
tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.
Bài học kinh nghiệm này đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sử của Đảng bộ trong thời kỳ đổi mới cả
trong chủ trương, nghị quyết và chỉ đạo thực hiện. Điều đó xuất phát từ yêu cầu của Đảng về tiến hành sự nghiệp đổi
mới xây dựng đất nước. Thực tiễn lịch sử Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ đổi mới cũng cho thấy rằng, Đảng bộ luôn coi
phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đổi mới và tự chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng bộ trong
sạch, vững mạnh xứng đáng là hạt nhân chính trị, đội tiên phong lãnh đạo ngang tầm nhiệm vụ cách mạng là nhiệm
vụ then chốt.
Năm tháng qua đi, lịch sử 30 năm (1975-2005) của Đảng bộ tỉnh đã được tổng kết. Những giá trị lịch sử,
những thành tựu, thắng lợi, những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ và nhân dân Bình Định thật đáng tơn vinh, sẽ
cịn và mãi mãi trường tồn với hiện thực cuộc sống xã hội, với thời gian hiện tại và tương lai. Các thế hệ cán bộ,
đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân Bình Định rất tự hào về Đảng bộ tỉnh. Thế hệ hôm nay và mai sau đã, đang và
mãi mãi ghi nhớ công lao của bao lớp cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ qua các thời kỳ lịch sử trước kia, cũng như
thời kỳ lịch sử 30 năm 1975-2005.
2. Bài học nào là cơ bản và quan trọng nhất? Vì sao?
Đối với câu hỏi mở này, thì mỗi học viên tự chọn 1 bài học bất kỳ, miễn sao phân tích lý giải theo cách của
mình và cho là quan trọng cơ bản. Cách trình bày, như sau:
- Trong các bài học kinh nghiệm rút ra, bài học nào cũng quan trọng và cơ bản, nhưng theo tôi bài học ……
là quan trọng và cơ bản nhất (thường thì chọn bài học đầu tiên)
- Phần vì sao?
+ Giải thích tầm quan trọng bài học
+ Vị trí, vai trị của bài học
+ Bài học đó tác động đến các bài học khác như thế nào?


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
Câu 5: Phương hướng, mục tiêu phát triển KT - XH tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2015.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyêt Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Bình Định

về phát triển KT-XH giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh cần tập trung vào phương hướng, mục
tiêu sau đây:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.
- Phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
- Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Tích cực thu hút đầu tư, liên kết hợp tác với các địa phương, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tiếp tục
đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố tỉnh nhà, trong đó tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng
trưởng cao, hiệu quả và bền vững.
- Gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội;
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an
tồn xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Tạo tiền đề để đến năm 2020, tỉnh ta cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.
Để thực hiện có hiệu quả các phương hướng, mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Bình Định
cũng đã đề ra các chỉ tiêu phát triển đến năm 2015:
a. Chỉ tiêu về kinh tế
- Tổng sản phẩm địa phương bình qn hàng năm tăng 13% -14%. Trong đó: Nơng - lâm - ngư nghiệp tăng
6,5%. Công nghiệp - xây dựng tăng 19,6% (riêng công nghiệp tăng 20,7%). Dịch vụ tăng 12,7%/năm.
- Đến năm 2015: GDP bình quân đầu người trên 2.000 USD.
- Cơ cấu kinh tế (năm 2015): nông - lâm - ngư nghiệp 26,2%; công nghiệp - xây dựng 36,1 %; dịch vụ 37,7%.
- Tổng thu ngân sách đạt 5.500 tỉ đồng, phấn đấu đủ chi thường xuyên và chừng mức có dư cho đầu tư phát
triển.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2011 - 2015 là 2,8 tỉ USD.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 43% GDP.
b. Chỉ tiêu về xã hội
- Mỗi năm tạo việc làm mới cho 25.000 - 30.000 lao động. Tỉ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề đạt
khoảng 55%.
- Cơ cấu lao động xã hội: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 52%; công nghiệp - xây dựng: 26%; dịch vụ: 23%.
- Phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 - 2% hộ nghèo (theo tiêu chí mới).

- Tỉ lệ đơ thị hóa 40%; triển khai xây dựng 20% số xã theo chuẩn nông thôn mới.
- 95% số trạm y tế xã có bác sỹ; 95% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới mức 17%.
- Giảm tỉ suất sinh hàng năm 0,2 - 0,3%o.
- Tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 47%.
- 70% dân cư đô thị được cấp nước sạch.
- 95% hộ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 100% ở thành phố Quy Nhơn và 70% các đô thị; chất thải
công nghiệp, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt chuẩn môi trường.
Đồng thời, để đạt được các chỉ tiêu trên theo Nghị quyết Đại hội VIII tỉnh Đảng bộ đã xác định nhiệm vụ và
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015, trong đó:
- Về kinh tế: Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của
tỉnh. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội, tạo
bước đột phá về phát triển công nghiệp của tỉnh. Phát triển nông nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố gắn với giải quyết tốt vấn đề nông thôn, nông dân. Đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả các hoạt động
thương mại, dịch vụ. Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển
của tỉnh. Phát triển hài hoà các vùng đô thị và nông thôn. Thực hiện tốt chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển
các thành phần kinh tế và liên kết, hợp tác phát triển.


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy
- Phát triển giáo dục - đào tạo; khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: Tạo bước chuyển biến rõ rệt về
nâng cao chất lượng nguồn lực nhân lực trong giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ vào sản xuất và đời sống, phát triển khoa học xã hội và nhân văn; tăng cường công tác bảo vệ mơi trường.
- Phát triển văn hố - xã hội: Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hố, thơng tin - truyền thông, thể dục - thể thao.
Nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình, bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ bà me và trẻ em. Giải quyết tốt các vấn đề về xã hội. Tăng cường quốc phòng - an ninh.


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy

Câu 6: Phân tích bài học kinh nghiệm được Đảng bộ tỉnh Bình Định rút ra trong giai đoạn 1975 - 2005 "Đảng
bộ tỉnh đã quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh; luôn tranh thủ sự chỉ đạo và đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương
Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương".
Với sự kiện giải phóng thị xã Quy Nhơn ngày 31-3-1975, lịch sử Đảng bộ tình Bình Đ ịnh ghi đậm dấu ấn một
cột mốc đặc biệt quan trọng, đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước oanh liệt. Từ đó đến Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII cuối năm 2005, Đảng bộ và nhân dân Bình Định bước tiếp chặng đường lịch sử mới với
hơn ba thập kỷ cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chặng đường ba mươi năm qua là cả một q trình phấn
đấu gian khổ đầy khó khăn thử thách và trưởng thành trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ. Những thành
tựu và thắng lợi to lớn đạt được trong 30 năm xây dựng và trưởng thành đã tiếp tục làm rạng danh truyền thống vẻ
vang của Đảng bộ, góp phần tơ đậm những trang sử vàng của Đảng, của dân tộc.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định chặng đường 1975-2005 rất phong phú, với biết bao sự kiện, sự tích trong lao
động sản xuất, xây dựng, chiến đấụ bảo vệ quê hương đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa,
xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, nghệ thuật diễn ra trong tỉnh và một số địa bàn khác gắn với vai trò tổ chức, lãnh
đạo của Đảng bộ. Từ thực tiễn lịch sử đó, qua mỗi nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ đã tổng kết đúc rút nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu.
Tổng kết chung cả chặng đường 30 năm thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi
mới xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối của Đảng, Đảng bộ đúc rút bốn bài học kinh nghiệm chủ yếu sau
đây:
Một là, Đảng bộ tỉnh đã quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh; luôn tranh thủ sự chỉ đạo và đồng tình ủng hộ,
giúp đỡ của Trung ương Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương.
Hai là, Đảng bộ phát huy cao độ truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; quán triệt và thực hiện triệt đê tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng”, nên Đảng bộ đã huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ quê hương; đặc biệt là huy động được sức mạnh tổng hợp của xã hội trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Ba là, Hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh và giữ gìn
sự đồn kết thống nhất trong tồn Đảng bộ, đặc biệt là đoàn kết trong nội bộ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ T ỉnh
ủy.

Bốn là, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh một cách tồn diện, có
trọng điểm và bước đi thích hợp; trong lãnh đạo phát triển kỉnh tế luôn gắn với chăm lo giải quyết các vấn đề xã
hội, quan tâm cải thiện và nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng khó
khăn, miền núi trong tỉnh; với củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn,
tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đởi mới hoạt động của hệ thống chính trị.
Theo tơi, một trong những bài học mà Đảng bộ rút ra sau 30 năm thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ
nghĩa và công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối của Đảng có ý nghĩa cơ bản, quan trọng đó
là: Đảng bộ tỉnh đã quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm chỉnh, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện của tỉnh; luôn tranh thủ sự chỉ đạo và đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của
Trung ương Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành Trung ương.
Đường lối, chủ trương của Đảng là sản phẩm kết tinh trí tuệ của tồn Đảng và thực tiễn phong trào cách mạng
của nhân dân ta, được tập trung thống nhất trong các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng. Đảng ta và Bác Hồ đã đề ra
đường lối cách mạng dân tộc dân chủ; đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối đổi mới toàn diện xây
dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những đường lối chính trị đó tập trung trong các Cương lĩnh của
Đảng là nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân gắn với chủ nghĩa xã hội, xây dựng nước ta giàu
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Căn cứ vào đó, Nhà nước đề ra chính sách để thực hiện đường lối chủ
trương của Đảng. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là lý tưởng, lẽ sống của cán bộ, đảng viên và nhân
dân ta; là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Các đảng bộ địa phương, các cấp ủy đảng và tất
cả cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ quán triệt, vận dụng và thực hiện; đồng thời tuyên truyền, giáo dục, tổ chức động
viên nhân dân nắm vững, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Đây là bài học kinh nghiệm xuyên suốt lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định. Phát huy truyền thống, đúc rút bài
học kinh nghiệm này trong cách mạng dân tộc dân chủ và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược trong thế kỷ XX.
- Giai đoạn 1975 - 1986:
Từ sau giải phóng năm 1975, bài học kinh nghiệm này càng được phát huy cao độ. Đảng bộ tỉnh đã thực hiện
nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tiến hành tiếp quản vùng mới
giải phóng, chính sách hịa hợp dân tộc, khịan hồng đối với binh lính ngụy bại trận và những người cộng tác với chế
độ cũ; trong cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế, nhất là cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.


Đề cương ơn tập: Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh - Đinh Huy

Đảng bộ thực hiện nghiêm chủ trương hợp nhất tỉnh; đã vận dụng, thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ
nghĩa do Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) đề ra để cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới tương ứng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp.
Đảng bộ đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV
(tháng 8-1979) làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị số 100-CT/TW (ngày 13-01-1981) của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; chủ trương phát triển
kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng - an ninh.
Với những thành quả đạt được sau hơn 10 khôi phục, xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Nghĩa
Bình vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương sao vàng; Chủ tịch Hội đồng nhà nước Tôn Đức Thắng tặng
8 lẵng hoa; Hội đồng Bộ trưởng tặng 81 Huân chương lao động; 11 Cờ luân lưu, 17 Bằng khen; các Bộ, ngành trung
ương tặng 13 Cờ luân lưu.
- Giai đoạn 1986 – 2005:
Đặc biệt, Đảng bộ đã tiếp thu, vận dụng và thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra,
được các Đại hội VII, VII và Đại hội IX của Đảng tiếp tục phát triển. Đảng bộ đã thực hiện ba chương trình kinh tế
lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; coi trọng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, kinh tế nông thôn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, mà nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; coi trọng
phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự
an tồn xã hội; coi trọng và kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; phát triển sự nghiệp giáo
dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người.
Năm 1989, thực hiện Quyết định số 83/QĐ-TW ngày 04/3/1989 của Bộ Chính trị, tỉnh Bình Định được tái lập
từ tỉnh Nghĩa Bình. Đảng bộ và nhân dân Bình Định trải qua mn vàn khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của BCH
TW Đảng, Bộ Chính trị, Chinh phủ, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đồn kết một lịng, vượt qua thách thức, giành
được những thành tựu rất quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, văn hố - xã hội, quốc phịng - an ninh.
Đảng bộ phát huy tinh thần độc lập, tự lực, tự chủ, không thụ động trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Trung
ương Đảng và Nhà nước. Trong quá trình thực hiện những chủ trương lớn như thu hút vốn đầu tư, xây dựng các khu
công nghiệp, đô thị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, xuất khẩu hàng hóa, đào tạo nguồn lực... Đảng bộ kết hợp
phát huy nguồn nội lực với tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, sự giúp đỡ của Nhà nước, các bộ,

ban, ngành Trung ương.
Tuy nhiên, cũng có những lúc do khơng vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước sát
với điều kiện thực tế của địa phương, nên có phạm phải sai sót và khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo như trong
thời kỳ tiếp quản, quản lý tài sản sau giải phóng; thời kỳ khơi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông
nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh.
Năm tháng qua đi, lịch sử 30 năm (1975-2005) của Đảng bộ tỉnh đã được tổng kết. Những giá trị lịch sử,
những thành tựu, thắng lợi, những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ và nhân dân Bình Định thật đáng tơn vinh, sẽ
cịn và mãi mãi trường tồn với hiện thực cuộc sống xã hội, với thời gian hiện tại và tương lai. Các thế hệ cán bộ,
đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân Bình Định rất tự hào về Đảng bộ tỉnh. Thế hệ hôm nay và mai sau đã, đang và
mãi mãi ghi nhớ công lao của bao lớp cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ qua các thời kỳ lịch sử trước kia, cũng như
thời kỳ lịch sử 30 năm 1975-2005. Vì họ là những cơng dân, những người cộng sản mẫu mực đã và đang tiếp nôi
gương hy sinh dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, giải phóng quê hương đất nước của các thế hệ cha
ông lớp trước. Họ đi tiên phong, gương mẫu lao động cần cù, sáng tạo, cống hiến công sức và trí tuệ để xây dựng
chủ nghĩa xã hội, tiến hành cơng cuộc đổi mới, xây dựng tỉnh Bình Định giàu đep. Trước mắt, những giá trị lịch sử
đó của Đảng bộ sẽ là hành trang tinh thần vô giá để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các
mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng đề ra trong thời gian tới.
__________________________

Khi thi nhớ mang theo giáo trình + vở ghi. Chúc may mắn!



×