Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Kiến thức và kĩ năng khi viết đơn – Ngữ Văn 6 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.34 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Chương IV</i>


<b>LUYỆN CÁCH VIẾT ĐƠN</b>
<b>A – MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG</b>


<b>1. Thế nào là đơn ?</b>


Đơn là một loại thuộc văn bản điều hành. Người ta dùng đơn để giải quyết
một phần việc trong tổ chức và quản lí xã hội.


Đơn là do một người, hoặc một nhóm người viết ra giấy gửi đến một cá
nhân, một cơ quan đoàn thể, một tổ chức xã hội, kinh tế, văn hoá... có trách nhiệm
và quyền hạn để trình bày và xin giải quyết một nguyện vọng hoặc một yêu cầu.


Trong cuộc đời con người, có thể phải nhiều lần viết đơn.


<b>2. Vai trò của đơn trong đời sống</b>


- Trong cuộc sống và học tập của mỗi học sinh, cũng như sau này khi trưởng
thành, có những tình huống buộc ta phải viết đơn : Từ chuyện đơn xin vào học,
đơn xin nghỉ học vì ốm, đơn xin chuyển trường, đơn xin vào câu lạc bộ Ngữ văn 6,
đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, đơn xin gia nhập Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đơn xin miễn giảm học phí, đơn trình báo về
một vụ việc mất cắp, đơn mua bán nhà cửa, đơn kiện...


- Mỗi loại đơn như đã kể trên, đều phải viết theo những thể thức nhất định.
Vì vậy, mỗi học sinh cần biết để làm đơn cho đúng.


<b>3. Cách làm đơn</b>


- Có hai loại đơn : đơn có mẫu và đơn khơng có mẫu.



- Dù làm đơn loại nào, nội dung đơn phải đảm bảo ba điều quan trọng nhất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Đơn gửi ai ?
+ Ai gửi đơn ?


+ Mục đích gửi đơn để làm gì ?
(Lí do ; u cầu và nguyện vọng.)
a) Khi làm đơn theo mẫu quy định sẵn


- Phải đọc kĩ mẫu đơn, chỗ nào không hiểu cần hỏi cho rõ nội dung cần điền
vào.


- Phải điền vào các chỗ trống :


+ Đúng các yêu cầu về nội dung (Từng mục yêu cầu gì, điền đúng yêu cầu
đó).


+ Đúng các thể thức về cách trình bày (mục nào yêu cầu viết chữ hoa, chữ
in, hoặc chữ thường ; mục nào yêu cầu viết chữ hay viết số, mã... phải làm đúng
như quy định).


b) Khi làm đơn không theo mẫu quy định sẵn


- Đơn không theo mẫu quy định, cần đảm bảo các nội dung sau :
+ Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ :


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



+ Tên đơn : “Đơn xin...
+ Nơi gửi : “Kính gửi...


+ Họ tên, nơi cơng tác hoặc nơi ở của người viết đơn
+ Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị)
+ Cam đoan và cảm ơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Kí tên


- Một số lưu ý khi viết đơn :


+ Lời lẽ trong đơn : trang trọng, chính xác, dễ hiểu. Các chi tiết phải gọn,
khơng lan man rườm rà.


+ Trình bày đơn phải sáng sủa, cân đối. Tên đơn phải viết hoa hoặc viết in
(khổ chữ to).


+ Đơn thường phải viết tay hoặc đánh máy, không nên dùng bản in sẵn để
điền vào chỗ trống.


</div>

<!--links-->

×