Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển lồng bè tại Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỀ CƯƠNG
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển bền
vững nghề nuôi cá biển lồng bè tại Quảng Ninh

LUẬN VĂN THẠC SY
Chuyên ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 58CH170

Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Anh Tuấn
Học viên thực hiện: Nguyễn Thế Hùng

Quảng Ninh, tháng 8 năm 2017
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐỀ CƯƠNG
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững nghề nuôi cá biển lồng bè tại Quảng Ninh

LUẬN VĂN THẠC SY
Chuyên ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 58CH170

Người hướng dẫn khoa học
(chữ ký)



Chủ tịch hội đồng
(chữ ký)

..............................................

.........................................

Quảng Ninh, tháng 8 năm 2017
2


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KY THUẬT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN LỒNG BÈ TẠI QUẢNG NINH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có
mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát
triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả
vùng Bắc Bộ. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 106 - 108 o kinh độ đông,
20o40’21” vĩ độ bắc; Đông Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài khoảng
132,8 Km, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 Km, phía Tây
Nam giáp thành phố Hải Dương, phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và Hải Dương. Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền
núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện
tích gần 3.000 km2; vùng biển Quảng Ninh có diện tích trên 619 km 2, với hơn
20.000 ha eo vịnh và 2.077 hòn đảo lớn nhỏ là điều kiện lý tưởng cho nghề nuôi
cá lồng trên biển phát triển.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, Quảng Ninh là một trong
những địa phương có nghề ni cá biển lồng bè hình thành từ rất sớm so với
nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên trong hoạt động ni cá biển lồng
bè, nhìn chung chưa được phát triển theo tiềm năng sẵn có, sản phẩm chủ yếu
vẫn là tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới với Trung Quốc; kỹ
thuật nuôi cá biển lồng bè của người dân cịn hạn chế. Hình thức ni cịn thủ
cơng, thức ăn chủ yếu là tươi sống, thức ăn cơng nghiệp cũng được sử dụng
nhưng cịn ít. Mơ hình ni tự phát theo sự thành cơng của những hộ nuôi trước,
đơn giản, quy mô nhỏ. Trang thiết bị phục vụ nuôi cá biển lồng bè chưa được
phát triển; mơi trường ni chưa có giải pháp quản lý phù hợp và chưa có khảo
sát đánh giá cụ thể hệ thống cơng trình ni; tình hình bệnh dịch thường xuyên
xảy ra; mâu thuẫn với sự phát triển từ các ngành kinh tế biển khác…Từ đó, đã
có tác động khơng nhỏ đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá lồng bè trên
biển.
Vấn đề đặt ra cần có những định hướng phát triển nghề nuôi cá biển lồng
bè phù hợp, bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ni,
tạo ra sản phẩm lớn nguồn cá biển thương phẩm cung ứng cho nhu cầu thị
trường nội địa và xuất khẩu, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 13NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát
triển kinh tế thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

1


Xuất phát từ thực tiễn trên, bản thân tôi thấy cần thiết phải triển khai thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển bền
vững nghề nuôi cá biển lồng bè tại Quảng Ninh”.
2. Ý nghĩa của đề tài
Thành công của đề tài sẽ góp phần cho việc nghiên cứu về quy hoạch
vùng nuôi, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở vùng nuôi, định hướng chiến lược phát
triển nghề nuôi cá biển lồng bè tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh

tế và những tác động của biến đổi khí hậu.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại một số nước trên thế giới
Trung Quốc bắt đầu ni thử nghiệm một vài lồng các lồi cá song và cá
hồng tại vùng biển Quảng Đông vào năm 1979. Sau đó, ni cá biển tăng lên
khoảng 960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông, Trung Quốc. Sản lượng cá
biển ở Trung Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng là 101.000 tấn
đến năm 2005 sản lượng là 660.000 tấn. Hệ thống lồng nuôi thông dụng (chiếm
98%) là lồng gỗ nổi lên mặt nước có kích thức 3x3x3m. Sau đó những năm gần
đây có các loại lồng bằng phao kích thước 6x6x6m và kiểu lồng hình trụ có chu
vi 60-100m, sâu 8-12m, kiểu lồng đại dương chịu sóng dùng cho ni đại dương
và ni vùng biển hở.
Nauy là cường quốc xuất khẩu cá biển nuôi số 1 trên thế giới. Sau nhiều
năm nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt đến đỉnh cao của nuôi cá biển, sản
lượng và giá trị liên tục tăng. Năm 1985 sản lượng nuôi đạt 40.000 tấn, giá trị
đạt 53 triệu USD; đến năm 2000 sản lượng nuôi đạt 420.000 tấn đạt giá trị 1.350
triệu USD. Sản phẩm cá hồi của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con
đến trên 7kg/con, chu kỳ nuôi rất khác nhau từ 2-6 tháng. Hệ số chuyển đổi thức
ăn tinh giảm xuống còn 1,15. Cá hồi được ni trong hình trịn là chủ yếu, ngồi
ra cịn ni trong hình chữ nhật. Điều đáng chú ý là mặc dù nuôi cá ở quy mô
công nghiệp tập trung ở mật độ cao nhưng về cơ bản không gây ô nhiễm môi
trường biển và thành công của công nghệ Vacxin 20 năm nuôi liên tục cá hồi
Nauy vẫn chưa bị dịch bệnh gây tổn hại lớn. Thị trường tiêu thu cá hồi Nauy rất
rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và một số nước
Đông Nam Á. Việc cá hồi Đại Tây Dương của Nauy chiếm lĩnh thị trường Nhật
Bản và mới đây là thì trường Trung Quốc được coi là thành tích lớn trong lĩnh
vực thương mại cá biển. Cơng nghệ lồng nuôi cá Nauy rất phát triển, các loại
lồng nổi được trang thiết bị bằng hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dương
chịu sóng mạnh và dung tích lớn.
Nhật Bản là nước thứ 3 thế giới về mặt sản lượng cá biển nuôi, nhưng

đứng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản
xuất. Nhật Bản là nước đưa ra mơ hình về nuôi cá biển trong lồng ngay từ rất
2


sớm (đầu thập kỷ 70), nuôi cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín và
lồng ni được đặt ngay tại dòng hải lưu ấm của Thái Bình Dương. Sản lượng
năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn, đến năm 2003 đạt 264.858 tấn. Nhìn
chung sản lượng nuôi cá lồng không tăng nhiều nhưng nuôi nhiều loại q hiếm
như cá cam, cá chình Nhật Bản.
Đài Loan có nghề phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp
quan trong cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển thế giới. Hiện nay tại Đài Loan
đang ni khoảng 20 lồi cá biển và hầu hết được sinh sản nhân tạo thanh cơng.
Đài Loan có trình độ cao về khoa học công nghệ nuôi cá biển đặc biệt là công
nghệ sinh sản nhân tạo. Từ đầu những năm 90, Đài Loan còn xuất khẩu cá giống
đi hầu hết các nước Châu Á (Năm 2001 nuôi hải sản bằng lồng bè ở Đài Loan
xếp vào thứ 17 trên thế giới, giá trị sản phẩm đạt 19,3 triêu USD).
Hy Lạp là nước đứng đầu về công nghệ nuôi cá biển phát triển nhờ tiếp
cận kỹ thuật sản xuất giống của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản. Chỉ sau một
thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho sinh sản nhân tạo, sản xuất
được cá giống chất lượng cao, cơng nghệ ni được phát triển nhanh chóng. Sản
lượng cá biển nuôi năm 2000 của Hy Lạp đạt 79.000 tấn, giá trị 491 triệu USD.
Nghề nuôi cá biển của Hy Lạp phát triển ổn định và vững chắc do luôn cải tiến
về công nghệ nuôi, quản lý và tăng cường tiếp thị thị trường.
2. Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện có 23 tỉnh ven biển có ni cá biển, song được tập
trung chủ yếu tại các tỉnh: Trà Vinh, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Phú Yên, Hải
Phòng, Quảng Ninh…. Đối tượng cá biển ni ở Việt Nam chủ yếu là cá Song,
Vược, Giị, Hồng mỹ, Chim vây vàng. Tuy nhiên, phổ biến vẫn là 02 loại cá
Song (Mú), cá Vược (Chẽm). Hình thức nuôi: Nuôi trong ao và nuôi bằng lồng

trên biển. Phương thức nuôi chủ yếu Quảng canh cải tiến và Bán thâm canh; mơ
hình ni cơng nghiệp lớn chưa phát triển. Giống chủ yếu tự nhiên, giống nhân
tạo trong nước còn ít, giống nhập thì tỷ lệ sống khơng ổn định… Ít Cơ sở sản
xuất thức ăn, cung cấp thiết bị vật tư cho nuôi cá biển, mạng lưới thu mua chế
biến yếu và hẹp, hoạt động xuất khẩu kém phát triển.Vì vậy người ni khơng
có nhiều lựa chọn khi mua giống, thiết bị, bán cá và dễ bị ép giá.
Từ thực trạng trên, Chương trình phát triển ni cá biển lồng bè, đã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1523/QĐBNN-TCTS ngày 08/7/2011 V/v Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, định hướng quy hoạch được xác
định trên quy mô rộng tại các tỉnh ven biển trong cả nước; phương thức phát
triển theo quy mơ cơng nghiệp; sử dụng các lồng bè có kích thước lớn từ 1.000
m3/lồng trở lên; lồng bè chịu sóng gió cấp 11-12; đối đối tượng xác định là
những lồi cá có giá trị kinh tế cao (Song, Giò, Chim Vây Vàng, Hồng Mỹ, Cam,
Vược…). Nhìn lại thực trạng, những năm gần đây nghề nuôi cá biển đang phát
3


triển với tốc độ rất nhanh. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy
sản cá biển ngày một tăng; cùng với đó là khả năng khai thác thủy sản cũng đã
đạt mức bão hịa vì khai thác quá mức; đồng thời do công tác phát triển nghiên
cứu về sinh học, công nghệ sản xuất giống, lưu giữ, nuôi thức ăn tươi sống phục
vụ cho sản xuất giống bằng phương pháp nhân tạo, bệnh cá và phương pháp
phòng trị cho các lồi cá biển, ...Đây chính là những lợi thế để tiếp tục phát triển
mở rộng quy mô theo hướng công nghiệp, hiện đại; phù hợp với đường lối chủ
trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nghề ni cá biển lồng bè ở nước ta.
3. Nghề nuôi cá lờng trên biển ở Quảng Ninh
Tính đến hết năm 2016, trên tồn tỉnh có 8.446 ơ lồng tập trung chủ yếu
tại các địa phương Cẩm Phả (2.000 ô lồng), Vân Đồn (4.500 ô lồng), Hạ Long
(600 ô lồng), Đầm Hà (838 ơ lồng), Hải Hà (212 ơ lồng), Móng Cái (122 ô lồng)

và rải rác tại một số địa phương khác như Quảng Yên, Cô Tô, Tiên Yên. Các đối
tượng ni chính như cá Song, cá Vược, cá Giị và cá Chim vây vàng; tổng sản
lượng năm 2016 ước đạt 4.175 tấn/năm. Trong nuôi cá biển, nguồn giống sử
dụng được thu gom từ tự nhiên, mua từ các cơ sở sản xuất giống cá biển trong
tỉnh hoặc đặt mua từ các tỉnh ngồi như: Hải Phịng, Nha Trang, Ninh Thuận…
hoặc được nhập từ Trung Quốc về thông qua đường tiểu ngạch. Thức ăn phục vụ
nghề nuôi cá lồng bè trên biển chủ yếu là cá tạp, thức ăn công nghiệp cịn rất hạn
chế. Trình độ về ni trồng thủy sản lồng bè của người ni cịn thấp. Cơng
trình ni cá biển lồng bè tại Quảng Ninh rất đa dạng; vật liệu làm khung lồng
đa số là gỗ, một số ít được làm từ tre và liên kết với nhau bằng Bulong thép hoặc
dây cước; vật liệu nổi chủ yếu là phao xốp bọc săm để hạn chế sự xâm hại tới
mơi trường ni và phá vỡ của sóng, gió. Hình dáng lồng ni chủ yếu là hình
vng có kích thước mỗi ô lồng khoảng 4x4x4m và được liên kết với nhau để
tạo thành hệ thống bè ni cá. Cơng trình ni cá biển lồng bè theo dạng cơng
trình này tại Quảng Ninh có ưu điểm giá thành rẻ, vật liệu làm dễ tìm kiếm, dễ
vận hành,… Tuy nhiên, trong quá trình vận hành việc tái đầu tư hay nâng cấp hệ
thống lồng nuôi của người nuôi cá biển vào hệ thống lồng bè nuôi rất hạn chế
chưa phù hợp với xu thế phát triển chung của nghề nuôi cá biển lồng bè và an
toàn lao động khi biến động, bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng vật liệu HDPE để làm lồng nuôi cá biển tại tỉnh Quảng Ninh
cũng đã được hình thành và phát triển; năm 2003 khi đó Cơng ty Việt Mỹ đã
nhập 06 lồng trịn với đường kính 20m để về và thử nghiệm ni cá giị tại
huyện Vân Đồn; năm 2012, dưới sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ ngành thủy
sản giai đoạn hai (FSPS II) tại Quảng Ninh đã triển khai mơ hình ni cá biển
bằng lồng trịn HDPE có đường kính 20m tại Vân Đồn và Đầm Hà. Tính đến
năm 2016, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 10 ơ lồng trịn bằng vật liệu HDPE
đường kính 20m được sử dụng để ni cá biển. Lồng bằng vật liệu HDPE sản
xuất theo công nghệ Đan Mạch có nhiều ưu điểm vượt trội. Lồng có cấu tạo nổi,
4



hình trịn, đường kính lồng 20m, chu vi lồng cá 60m, thể tích lồng gần 1.000m 3.
Lồng có kết cấu gồm 2 ống nổi có đường kính 250 mm, trong đó ống nổi bên
trong chèn xốp polystyren chịu tất cả các tải trọng gồm lưới, chì, dây neo… sức
nổi 75kg/m ống. Chung quanh lồng là hệ thống lan can dùng để treo lưới nhảy,
treo lưới lồng. Lưới lồng được dùng là lưới dệt khơng gút, bền, khơng bị lão hóa
và có khả năng chống sinh vật bám, được gia cường bởi các dây diềng. Toàn bộ
túi lưới được thiết kế, tính tốn phù hợp với điều kiện vùng ni (lưu tốc dòng
chảy, độ sâu,…) và với từng đối tượng nuôi. Ưu điểm của lồng này là có độ bền
lớn, có khả năng chịu được va chạm khi các thuyền nhỏ va vào khung lồng, chịu
được sóng gió cấp 8, 9 và thuận lợi trong việc vệ sinh lồng cũng như khi thu
hoạch. Do đó, vậy việc đưa lồng cá bằng nhựa HDPE, nhựa cao cấp làm lồng là
hướng đi đúng. Tuy nhiên, do đặc điểm biển Quảng Ninh là vùng vịnh, độ sâu
đạt bình quân khi thủy triều thấp nhất chỉ khoảng 12 m, vì vậy việc áp dụng lồng
chìm này, để nuôi cá biển là cũng chưa phù hợp mà vẫn ưu tiên phát triển nuôi
cá biển bằng lồng nổi.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Điều tra và đánh giá được hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá biển lồng bè
tại tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất được giải pháp phát triển nghề ni cá biển lồng bè mang tính
bền vững tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cá biển lồng bè.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tại 03 địa phương có tính đại diện: huyện Vân Đồn; huyện
Đầm Hà và Tp. Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiện trạng tình hình nuôi cá biển lồng bè tại Quảng Ninh
- Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh.
- Tiềm năng, hiện trạng nghề nuôi cá biển lồng bè tại Quảng Ninh.

- Hiện trạng công tác quản lý, quy hoạch, chính sách.
- Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá biển lồng bè tại địa bàn nghiên cứu.
- Hiện trạng về sản xuất giống cá biển trên địa bàn tỉnh,...
2. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển lồng
bè tại Quảng Ninh
- Giải pháp về quy hoạch; chính sách.
- Giải pháp về nâng cao kỹ thuật nghề nuôi cá theo hướng bền vững.
5


- Giải pháp nâng cao chất lượng con giống,...
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Dự kiến từ tháng 9/2017- 9/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: Vùng nuôi cá biển lồng bè tại huyện Vân Đồn,
huyện Đầm Hà và Tp. Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải
pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển
lồng bè tại Quảng Ninh

Hiện trạng kỹ thuật nuôi và sản
x́t giớng cá biển
Kỹ
thuật,
hình
thức,
diện
tích,

năng
suất,
sản
lượng
ni

Tình
hình sử
dụng
thức ăn
chế
phẩm
sinh
học

Tình
hình
sản
xuất và
cung
ứng
con
giống

Dịch
bệnh,
mội
trường
vùng
ni; tiêu

thụ sản
phẩm…

Hiện trạng cơng tác quản lý

Cơng tác
chỉ đạo,
định
hướng,
quản lý,
quy hoạch
vùng
ni…

Các chính
sách hiện
hành

Đánh giá tình hình nuôi cá biển lồng bè tại
Quảng Ninh
Kết luận và đề xuất giải pháp phát triển
bền vững nghề nuôi cá biển lồng bè tại
Quảng Ninh
2.2. Thu thập và đánh giá các thơng tin có liên quan đến đề tài
a) Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh
6


- Điều kiện khí tượng, khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng, thuỷ văn.
- Tình hình phát triển ni trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng....

- Đời sống, thu nhập của nơng ngư dân vùng nghiên cứu.
b) Thơng tin về tình hình ni cá lồng bè trên biển của tỉnh Quảng Ninh
- Tình hình ni cá biển lồng bè trong 03 năm gần đây: quy mơ, diện tích,
mật độ ni, sản lượng, năng suất nuôi.
- Số lượng con giống sản xuất được, số lượng nhập từ tỉnh ngoài, nước
ngoài vào; các loại thức ăn, thuốc hoá chất chủ yếu được sử dụng.
- Các phương thức nuôi, việc quản lý vùng nuôi, cơ sở ni.
- Định hướng, quy hoạch hiện có về NTTS nói chung và nghề ni cá
biển lồng bè nói riêng; các chính sách hỗ trợ phát triển ni nghề ni đã có.
c) Thơng tin hoạt động tại cơ sở nuôi thương phẩm
- Thời gian hoạt động của cơ sơ;
- Điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ công nhân kỹ thuật;
- Thông số về quy mô, diện tích, độ sâu, dịng chảy, nguồn nước, mùa vụ
ni, phương thức nuôi, cơ cấu đối tượng nuôi...
- Kỹ thuật ni: Kích cỡ, mật độ thả giống, nguồn cá giống, thức ăn, hóa
chất sử dụng, tình hình dịch bệnh, giá thành sản xuất.
- Tình hình tiêu thụ, giá bán sản phẩm.
- Những thuận lợi và khó khăn cần giải quyết: Vốn, kỹ thuật, giống, thị
trường tiêu thụ,....
d) Thông tin hoạt động tại cơ sở sản xuất và kinh doanh giống
- Về điều kiện và năng lực sản xuất của cơ sở: quy mơ, diện tích, đàn cá
bố mẹ, nguồn gốc đàn cá, cơ sở vật chất cơng trình sản xuất.
- Về mùa vụ sản xuất, thời gian cung ứng.
- Về công nghệ sản xuất giống.
- Về số lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu,…
e) Thông tin hoạt động tại cơ sở cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học,...
- Về điều kiện và năng lực kinh doanh của cơ sở: Qui mơ diện tích, nhà
xưởng, kho chứa bảo quản, hồ sơ năng lực kinh doanh, xuất;
- Về nguồn gốc thức ăn, chế phẩm sinh học;
- Về số lượng tiêu thụ, chủng loại tiêu thụ, nơi tiêu thụ.

f) Phương pháp bố trí thu mẫu
7


* Cơ sở vùng nuôi thương phẩm: Các cơ sở nuôi được chọn trong 03
huyện đại diện, mỗi huyện từ 2-3 xã đại diện để nghiên cứu, cụ thể được phân
chia theo bảng dưới đây:
Bảng: Phân bố phiếu điều tra các cơ sở nuôi theo các huyện
TT

1
2
3

Tên địa phương được lựa chọn điều
tra khảo sát

Sớ cơ sở ni
hiện có

Sớ cơ sở nuôi
được điều tra

410
51
327
788

50
30

40
120

Huyện Vân Đồn
Huyện Đầm Hà
Thành phố Cẩm Phả
Tổng cộng

* Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống: Nghiên cứu 02-03 mẫu cơ sở sản
xuất giống và 02 mẫu cơ sở dịch vụ kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh.
* Cơ sở kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học: Các cơ sở kinh doanh
thức ăn, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu, xử lý số liệu
a) Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua các cơ quan, ban ngành địa phương
như các Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản của Bộ, Tổng cục Thủy sản và của Sở
Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản.., niên giám thống kê, các huyện/thị
xã/thành phố trên địa bàn tỉnh; khai thác thông tin từ các trang Web,…
- Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng, thu
thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ quản lý thuỷ sản, người dân
nuôi cá Song lồng bè trên biển, cơ sở sản xuất giống, cơ sở kinh doanh thức ăn
chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, dựa trên bộ câu hỏi đã được
chuẩn hóa với mục đích nghiên cứu.
b) Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập sẽ được mã hoá và xử lý theo các
nội dung qua các bộ câu hỏi điều tra. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
Excel và SPSS trên máy vi tính.
- Phân tích số liệu: Số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô
tả: Các chỉ số giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, sai số trung bình, độ lệch
chuẩn, tỷ lệ phần trăm.


VIII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện
TT Nội dung công việc

Năm 2017
8

1
2
3

XD và bảo về đề cương
Thu thập số liệu
Điều tra bổ sung

Năm 2018

9

10

11

12

01

02


3

4

X

X

X

X

X

X
X

X

X

X

8

5

6

7


8


4
5

Phân tích, xử lý số liệu
Tổng hợp, viết luận văn

X

X

X

X
X

X

X

X

IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Đề án phát triển Nuôi
trồng thủy sản đến năm 2020, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quyết định phê duyệt
Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Bùi Quang Tề (2015), Bệnh cá và biện pháp phòng trị trong nuôi cá biển.
5. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Quảng Ninh (2015), Báo cáo Tổng kết nuôi
trồng thủy sản năm 2015 và kế hoạch thực hiện năm 2016, Quảng Ninh.
6. Cục Ni trồng Thủy sản (2008), Chương trình phát triển nuôi trồng thủy
sản thời kỳ 2011- 2020. Bộ Nông nghiệp & PTNT.
7. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2015), Niên giám thống kê tỉnh Quảng
Ninh năm 2014, NXB Thống Kê, Hà Nội.
8. Chu Chí Thiết và Trần Trung Thành (2013), Xây dựng một trang trại nuôi
cá biển quy mô công nghiệp, hiện đại. Dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, đào
tạo và khuyến ngư cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Pha 3 - Nâng
cao năng lực nghề nuôi cá biển Việt Nam. Mã số: SRV-11/0027.
9. Diệp, H.T (2003), Tìm hiểu kỹ thuật ni cá mú thương phẩm trong eo
ngách tại Đầm Chậu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn tốt nghiệp
Đại học Thủy sản).
10. Khuyến ngư Quốc gia (2010), Kỹ thuật nuôi một số lồi cá biển có giá trị
kinh tế.
11. Lê Anh Tuấn (2007), Báo cáo tổng hợp tình hình ni cá giị ở Việt Nam.
12. Lê Xân (2007), Công nghệ sản xuất giống cá biển và những giải pháp
nhanh chóng làm chủ, hoàn thiện và chuyển giao cho sản xuất. Kỷ yếu hội nghị
ni biển tồn quốc 9-10, 2006. Hà Nội, Trang 10-25.
13. Nguyễn Địch Thanh và Chu Chí Thiết (2014), Quy trình vận hành một
trang trại ni cá biển quy mơ công nghiệp, hiện đại (Tài liệu tập huấn dành cho
cán bộ khuyến ngư và giáo viên trường dạy nghề).
14. Quảng, B.H (2003), Tìm hiểu kỹ thuật ni cá mú thương phẩm bằng
lồng bè tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Luận văn tốt nghiệp Đại học Thủy sản).

9



15. Phan Thị Vân và cộng sự (2006), Nghiên cứu một số bệnh nguy hiểm
thường gặp ở cá Mú và cá Giò và một số giải pháp phòng trị bệnh. Báo cáo tổng
kết dự án trọng điểm cấp Bộ.
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2014), Báo cáo Đề
án phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, Quảng Ninh.
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2015), Báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm
2016, Quảng Ninh.
18. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2015), Báo cáo kết
quả thực hiện kế hoạch sản xuất thủy sản năm 2015, triển khai nhiệm vụ, kế
hoạch phát triển thủy sản năm 2016, Quảng Ninh.
19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2016), Báo cáo
tổng hợp quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
20. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2015), Báo cáo
thuyết minh Dự án Phát triển nghề nuôi cá lồng bằng vật liệu đảm bảo sóng gió
và thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017.
21. Tổng cục Thủy sản (2011), Báo cáo kế hoạch 5 năm 2011-2015, Hà Nội.
22. Tổng cục Thủy sản (2014), Báo cáo kế hoạch 5 năm 2016-2020, Hà Nội.
23. UBND tỉnh Quảng Ninh (2010), Quyết định số 2770/2010/QĐ-UBND
ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
24. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Quyết định số 1714/QĐ-UBND ngày
11/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Quyết định Chương trình
hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị Quyết số 13/NQ/TU ngày
06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.

25. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Quyết định số 1369/QĐ-UBND, ngày
25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh.
26. UBND tỉnh Quảng Ninh (2015), Kế hoạch số 534/KH-UBND ngày
29/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc triển khai thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến 2020, Quảng Ninh.

10


27. Vũ Trọng Hội (2010), Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả
kinh tế-xã hội của nghề ni lồng bè một số lồi cá biển có giá trị kinh tế tại
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
28. Vụ Nuôi trồng thủy sản (2015), Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành, thực
hiện kế hoạch năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội.
29. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2013), Báo cáo Tổng kết 50 năm
Thủy sản Việt Nam, Hà Nội.
30. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2010), Báo cáo Chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
31. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2011), Báo cáo Quy hoạch phát
triển chế biến thuỷ sản toàn quốc đến năm 2020, Hà Nội.
32. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2013), Báo cáo Quy hoạch tổng
thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.
33. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2013), Đề án tái cơ cấu ngành thủy
sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.
34. Xn Bình (2011), Ni cá biển hướng đi cho các tỉnh ven
biển.www.tamnhin.net/Nhipdaptinhthanhcu/13195/Nuoi-ca-bien-huong-di-chocactinh-ven-bien.html.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Lê Anh Tuấn

Nguyễn Thế Hùng

11



×