Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG VÀ HIỆU CHUẨN Ðo lường học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.43 KB, 11 trang )

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở Cty
QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG VÀ HIỆU CHUẨN
Ðo lường học
1.Phép đo
Phép đo được định nghĩa là tập hợp các thao tác để xác định giá trị của
đại lượng.Bản chất của phép đo chính là việc so sánh đại lương cần đo
(gọi tắt là đại lượng đo) với một đậi lượng cùng loại được chọn làm đơn
vị. Ví dụ đo độ dài theo đơn vị mét; đo khối lượng theo đơn vị kilơgam;
đo dung tích theo đơn vị mét khối, lít v-v... Trang thiết bị kỹ thuật để
thực hiện việc so sánh này là phuơng tiện đo (cái thước, cái cân, bình
đong...).
Căn cứ vào phương pháp nhận được kết quả đo, ta chia phép đo thành
phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
Phép đo trực tiếp là phép đo trong đó giá trị của đại lượng đọc trực tiếp
được ngay trên bộ phận chỉ của phương tiện đo. Ví dụ cân một vật trên
cân đồng hồ, đo dòng điện bằng ampe mét, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế ..
Phép đo gián tiếp là phép đo trong đó giá trị của đại lượng đo được tính
tốn qua mối liên hệ đã biết giữa nó và các đại lượng liên quan có giá trị
biết được bằng phép đo trực tiếp. Độ chính xác của phép đo gián tiếp phụ
thuộc vào độ chính xác của các phép đo trực tiếp có liên quan.
2. Đo lường học
Đo lường học là khoa học nghiên cứu về phép đo, nó bao gồm mọi khía
cạnh lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phép đo, với bất kỳ độ chính
xác nào và trong tất cả các lĩnh vực mà phép đo xuất hiện. Có các lĩnh
vực đo lường học chủ yếu sau đây:
Page 1 of 11
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở Cty
Đo lường học lý thuyết (còn gọi là lý thuyết đo): nghiên cứu những vấn
đề lý thuyết chung về phép đo như về đại lượng, đơn vị, về xử lý kết quả
đo v.v...
Đo lường học ứng dụng: nghiên cứu về các phép đo trong một lĩnh vực


nhất định (đo lường cơng nghiệp, đo lường thiên văn, đo lường y học...).
Đo lường học kỹ thuật (còn gọi là kỹ thuật đo): nghiên cứu kỹ thuật thực
hiện phép đo, tức nghiên cứu về phương tiện đo.
Đo lường học hợp pháp: nghiên cứu về đơn vị đo, phương pháp đo,
phương tiện đo trong mối liên quan với những u cầu có tính chất bắt
buộc về mặt kỹ thuật và pháp luật nhằm mục đích duy trì sự đảm bảo
chung trên quan điểm an tồn sai số đo hợp lý.
3. Đơn vị đo lường
3.1. Đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất, hệ đơn vị
Trong các đơn vị đo lường (gọi tắt là "đơn vị") có một số đơn vị mà độ
lớn của nó được chọn độc lập với những đơn vị khác đó là những đơn vị
cơ bản. Ví dụ đơn vị mét (m) để đo độ dài, kilơgam (kg) để đo khối
lượng, giây (s) để đo thời gian... Độ lớn của những đơn vị này được chọn
lựa sao cho vừa phải, phù hợp với những u cầu đo lường thơng thường
trong đời sống, trong sản xuất.
Dựa vào các đơn vị cơ bản ta xây dùng các đơn vị dẫn xuất, Ví dụ đơn vị
diện tích "mét vng" (m
2
) được định nghĩa là diện tích hình vng mỗi
cạnh là 1 mét: đơn vị vận tốc "mét trên giây" (m/s) được định nghĩa là
vận tốc của một vật chuyển động đều đi được đoạn đường 1 mét trong
khoảng thời gian 1 giây v.v... Như vậy độ lớn của đơn vị dẫn xuất phụ
thc vào độ lớn của đơn vị cơ bản.
Page 2 of 11
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở Cty
Tập hợp các đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất suy ra từ đơn vị cơ bản
theo một ngun tắc nhất định lập thành một hệ đơn vị. Ví dụ: Hệ mét,
Hệ đơn vị quốc tế (SI).v.v...
3.2. Hệ mét
Năm 1790,Quốc hội lập hiến Pháp quyết định xây dựng một hệ đơn vị đo

lường "văn minh" làm mẫu mực cho tồn thế giới. Họ đã đặt tên đơn vị
đo độ dài là "mét" (m) với định nghĩa mét là độ dài bằng 1/10 000 000
của 1/4 kinh tuyến quả đất và xem "mét" là đơn vị gốc để suy ra các đơn
vị khác do đó có tên "Hệ mét".
Người ta định nghĩa đơn vị đo khối lượng là khối lượng của một đêximét
khối (1 dm
3
) nước tinh khiết ở nhiệt độ 4
o
C và gọi là kilơgam (kg). Thể
tích của 1 kg nước tinh khiết đó (tức 1 đêximét khối) được lấy làm đơn vị
đo dung tích và gọi là lít (l). Ngồi mét, kilơgam và lít ra người ta còn dựa
vào đơn vị mét để định nghĩa một số đơn vị thơng dụng khác nữa như
mét vng (m
2
), a (a), hecta (ha), mét khối (m
3
).
Những người xây dựng nên Hệ mét còn đề ra cách lập ước bội (đơn vị lớn
hơn hay bé hơn) theo ngun lý thập phân (đơn vị này lớn hơn hay bé
hơn đơn vị trước đó 10 lần) với các tiếp đầu ngữ được quy định. Như vậy
rất tiện lợi cho việc tính tốn.
Chuẩn gốc thiên nhiên và ước bơi thập phân là hai tư tưởng vĩ đại của
những người xây dựng nên Hệ mét. Ngồi ra Hệ mét còn có ưu điểm là
thực dụng: các đơn vị chính có cỡ dễ sử dụng trong đời sống hàng ngày.
3.3. Hệ đơn vị quốc fế (Sl)
Dựa vào Hệ mét, người ta đã xây dựng nhiều hệ đơn vị khác nhau cho
từng lĩnh vực riêng biệt, dần dần tạo nên sự hỗn loạn đơn vị đo lường
trên tồn thế giới. Đại hội cân đo quốc tế lần thứ XI họp tại Paris năm
1960 đã thơng qua Hệ đơn vị quốc tế (ký hiệu là SI từ chữ Pháp:

Page 3 of 11
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở Cty
Système Internationale d'Unités) làm cơ sở thống nhất đo lường trên thế
giới. các Đại hội cân đo quốc tế sau đó đã tiếp tục bổ sung, hồn thiện hệ
SI nhằm đáp ứng các u cầu ngày càng cao của sản xuất và khoa học
kỹ thuật.
Cho đến nay hầu hết các nước trệ thế giới đều đã cơng nhận SI và lấy
làm cơ sở để thống nhất đo lường trong nước mình và SI có những ưu
điểm nổi bật sau:
- Là một hệ vạn năng: dựa vào các hệ đơn vị cơ bản và dẫn xuất của SI
có thể mở rộng hệ này ra cho các đơn vị dẫn xuất của nhiều lĩnh vực
khác dễ dàng.
- Là một hệ thực dụng: cỡ các đơn vị SI nói chung là vừa phải, phù hợp
với u cầu thơng thường trong sản xuất và đời sống.
- Là một hệ hiện đại: ln cập nhật được với những thành tựu mới nhất
của khoa học - kỹ thuật đo lường, thể hiện trước hết ở định nghĩa của các
đơn vị cơ bản.
Nghị định 186/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành năm 1964 và hiện
nay là Pháp lệnh đo lường của Hội đồng Nhà nước thơng qua năm 1990
đều đã cơng nhận SI là cơ sở để xây dựng đơn vị đo lường hợp pháp ở
nước ta.
4. Chuẩn đo lường
Chuẩn đo lường là phương tiện đo, vật đọ, mẫu chuẩn hoặc hệ thống đo
để thể hiện, duy trì hoặc tái tạo đơn vị hoặc một hay nhiều giá trị của đại
lượng để dùng làm mốc so sánh
Căn cứ vào độ chính xác có thể phân loại chuẩn thành:
Page 4 of 11
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ở Cty
- Chuẩn đầu: Chuẩn được chỉ định hay được thừa nhận là có chất lượng
về mặt đo lường cao nhất và giá trị của nó được chấp nhận khơng dựa

vào các chuẩn khác của cùng đại lượng.
- Chuẩn thứ: Là chuẩn mà giá trị của nó được ấn định bằng cách so sánh
với chuẩn đầu của cùng đại lượng.
- Chuẩn bậc I, II,... : Là chuẩn mà giá trị của nó được ấn định bằng cách
so sánh với chuẩn thứ hoặc chuẩn có bậc chính xác cao hơn.
Căn cứ vào chức năng, mục đích sử dụng có thể phân loại chuẩn
thành:
- Chuẩn quốc tế: Là chuẩn được một hiệp định quốc tế cơng nhận để làm
cơ sở ấn định giá trị cho các chuẩn khác của đại lượng có liên quan trên
phạm vi quốc tế.
- Chuẩn quốc gia: Là chuẩn được một quyết định có tính chất quốc gia
cơng nhận để làm cơ sở ấn định giá trị cho các chuẩn khác có liên quan
trong một nước.
- Chuẩn chính: Là chuẩn có chất lượng cao nhất về mặt đo lường có thể ở
một địa phương hoặc một tổ chức xác định mà các phép đo ở đó đều
được dẫn xuất từ chuẩn này.
- Chuẩn cơng tác: Là chuẩn được dùng thương xun để hiệu chuẩn hoặc
kiểm tra vật đọ, phương tiện đo hoặc mẫu chuẩn
Hiệu chuẩn PTĐ và vấn đề liên kết chuẩn
1. Khái niệm hiệu chuẩn phương tiện đo
Page 5 of 11

×