Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Học từ người đa tài Benjamin Franklin doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.25 KB, 4 trang )

Học từ người đa tài Benjamin Franklin
Học từ cuộc đời của những nhà lãnh đạo vĩ đại là một điều tất yếu khi chuẩn bị hành trang
lãnh đạo cá nhân. Quan điểm ấy được tác giả Jack Unldrich chứng minh bằng các bài học
từ "người Mỹ đầu tiên" - Benjamin Franklin trong bài viết đăng trên tạp chí Leader to
Leader.
"Người đa tài" Benjamin Franklin được các sử gia gọi là "Người Mỹ
đầu tiên".
Benjamin Franklin (17/1/1706 - 17/04/1790) là một chính trị gia, một nhà
khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà
hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.
Trong lĩnh vực khoa học, ông là gương mặt điển hình của lịch sử vật lý
vì những khám phá của ông và những lý thuyết về điện, ví dụ như các
khám phá về hiện tượng sấm, sét.
Với vai trò một chính trị gia và một nhà hoạt động xã hội, ông đã đưa ra
ý tưởng về một nước Mỹ và với vai trò một nhà ngoại giao trong thời kỳ
Cách mạng Mỹ, ông đã làm cho liên minh là Pháp giúp đỡ để có thể
giành độc lập.
Franklin nổi tiếng về sự ham hiểu biết của ông, về các tác phẩm của
ông (có tính phổ biến, tính chính trị và khoa học) và tính đa dạng của
các lĩnh vực mà ông quan tâm. Là một nhà lãnh đạo của Thời đại Khai
Sáng, ông đã có được công nhận, ủng hộ của cả các nhà khoa học và
giới trí thức khắp Châu Âu.
Ông đã thành công trong việc bảo đảm về quân sự cũng như trợ giúp
tài chính của Pháp - một đóng góp to lớn cho sự thắng lợi của cách
mạng chống lại Anh. Ông cũng là người đã phát minh ra cột chống sét.
Ông là người sớm đề xướng về sự thống nhất của các thuộc địa. Các
nhà sử gia gọi ông là "Người Mỹ đầu tiên".
Sinh ra ở Boston, Massachusetts, Franklin đã học nghề in từ anh trai
của ông và trở thành một chủ biên tập báo, một thợ in và một thương
gia rất giàu có ở Philadelphia. Ông đã có nhiều năm sống ở Anh và xuất
bản ấn phẩm nổi tiếng Poor Richard’s Almanac (Alamac của Richard


nghèo) và ấn phẩm Pennsylvania Gazette (công báo Pennsylvania).
Ông đã thành lập cả thư viện công và sở cứu hoả đầu tiên tại Mỹ cũng
như Junto, một câu lạc bộ thảo luận chính trị.
Trong giai đoạn này ông đã viết bài ủng hộ tiền giấy, chống các chính
sách của những người theo chủ nghĩa trọng thương, như Luật sắt năm
1750, và cũng phác thảo Kế hoạch Albany của Liên minh năm 1754,
sau này sẽ tạo ra một cơ sở lập pháp cho thuộc địa; thể hiện sự nhận
thức từ rất sớm của ông về việc các thuộc địa tồn tại tự nhiên với tư
cách một đơn vị chính trị.
Franklin đã trở thành một anh hùng quốc gia tại Mỹ khi ông dẫn đầu nỗ
lực đòi Nghị viện Vương quốc Anh huỷ bỏ một Đạo luật tem thư gây
mất lòng dân. Với tư cách một nhà ngoại giao, ông được nhiều người
Pháp kính trọng với tư cách một vị bộ trưởng Mỹ tại Paris, một nhân vật
quan trọng trong việc phát triển các quan hệ thân thiện Pháp-Mỹ.
Từ năm 1775 - 1776, Franklin là Tổng giám đốc Bưu điện thuộc Đại hội
Thuộc địa và từ năm 1785 - 1788 là Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Tối
cao Pennsylvania. Tới cuối đời, ông trở nên một trong những nhân vật
có ảnh hưởng nhất ủng hộ Chủ nghĩa bãi nô.
Franklin rất quan tâm tới khoa học và kỹ thuật, ông đã thực hiện những
thí nghiệm và phát minh điện nổi tiếng- ngoài cột thu lôi - bếp lò
Franklin, ống thông tiểu, chân nhái, harmonica, và kính hai tròng.
Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Đại học
Pennsylvania và Trường Franklin và Marshall. Ông đã được bầu làm
chủ tịch đầu tiên của Hội Triết học Mỹ, hội học thuật đầu tiên tại Hoa
Kỳ, năm 1769. Franklin nói thành thạo năm thứ tiếng. Ông thường được
công nhận là người đa tài.
Như đã thấy ở trên, có rất nhiều thành tích quan trọng mà một người có thể giành được. Rất nhiều
thành công của Franklin được đóng góp bằng các nguyên tắc mà ông đã sử dụng để hướng dẫn
việc lãnh đạo của mình. Những nguyên tắc này có thể giúp chúng ta cải thiện khả năng lãnh đạo.
Tầm quan trọng của việc đào tạo

Ben Franklin không được giáo dục chính thức. Năm 11 tuổi, ông đã tự học tiếng Anh, Pháp và Ý.
Tuy nhiên, ông không đơn giản tự giới hạn mình với kiến thức sách vở. Ông là một học sinh xuất
sắc, luôn học hỏi từ những người hiểu biết hơn ông về nhiều chủ đề rộng - từ thơ ca cho tới lịch
sử tự nhiên. Cách tiếp cận của ông được phản ánh trong hai câu: "Tôi không có đến 1/10 sự khôn
ngoan" và "Tôi học được bằng tai nhiều hơn bằng lưỡi".
Một trong những phương pháp học của ông là để những người khác tham gia vào tranh luận. Khi
ông chỉ là một một thợ in, ông viết: "Thợ in là những người được giáo dục trong niềm tin rằng khi
con người khác nhau về quan điểm, cả hai phía phải có lợi thế ngang bằng trong việc được công
chúng nghe, và khi Sự thật và Sai lầm đóng góp ngang bằng, cái trước luôn luôn chiến thắng cái
sau".
Chấp nhận mạo hiểm
Ở tuổi 16, Franklin rời quê hương Boston đến Philadelphia. Trong vòng 1 năm, ông đã thiết lập
nhà in riêng, và 3 năm sau, ông đã trở thành một trong những thợ in nổi tiếng nhất ở
Philadelphia.
Ở tuổi 26, ông đã thiết lập hệ thống đầu tiên về cửa hàng in ở Mỹ, từ Hartford tới Charleston. Ông
tìm nhân viên giỏi, thiết lập các mối quan hệ chủ yếu, làm việc chăm chỉ và chấp nhận mạo hiểm.
Ông cũng sử dụng thời gian rỗi và các hoạt động bên ngoài khác để nâng cơ hội làm ăn. Ông cũng
là người thiết lập mạng lưới, bằng chứng là, ông đã thành lập một tổ chức có tên là Junto - một
nhóm các thương gia và thợ thủ công - những người luôn có ý định tự hoàn thiện bản thân.
Tập trung vào các mục tiêu cao hơn
Khi còn là thanh niên, Franklin đọc cuốn "Lives" của tác giả Plutarch - một cuốn sách dựa trên tiền
đề rằng sự nỗ lực cá nhân có thể thay đổi một thời kỳ lịch sử. Franklin đã bị cuốn hút vào thông
điệp đó và nó ảnh hưởng đến rất nhiều giai đoạn trong cuộc đời ông.
Triết lý ấy được phản ánh tốt nhất trong quyết định của ông, vào tuổi 42, khi ông chuyển từ công
việc kinh doanh in ấn rất thành công của mình sang việc tập trung vào khoa học. Khi ông kể về
quyết định này với mẹ, ông viết rằng: "Con thích được nói rằng: "Người này sống có ích" hơn là
"Kẻ này chết giàu có"".
Chân dung Benjamin Franklin trên đồng 100 đô la Mỹ
Và chặng thứ hai trong cuộc đời ông, ông đã làm chính xác điều đó, tập trung vào việc cải thiện
thế giới hơn là công việc làm ăn riêng của ông. Thậm chí trong lĩnh vực khoa học, quan điểm của

ông tập trung vào việc làm cho công việc đạt đến một kết quả có ích. Franklin đã chuyển sự tò mò
khoa học thành ảnh hưởng thực tế.
Franklin từng viết: "Mất các lợi ích riêng vì những điều tốt đẹp chung là một điều tuyệt diệu". Ông
cảm thấy nếu xem những hoạt động kinh doanh là một điều gì đó tách biệt với cộng đồng trong đó
nhân viên làm việc và sinh sống, thì đó là một tầm nhìn ngắn hạn.
Xây dựng các đối tác chiến lược
Franklin luôn là người làm chủ trong việc quyết định điều gì cần thiết cho thành công trong các
cuộc thương lượng và điều gì chỉ có thể chỉ để cố vấn. Ông không bao giờ lẫn lộn giữa hai cái. Kết
quả là, ông luôn giành được thành công trong việc thương lượng trong khi vẫn có thể đảm bảo
nhiều điều có thể cố vấn. Ví dụ, sau chiến tranh Cách mạng, Franklin yêu cầu Anh chấp nhận độc
lập của Mỹ như một tiền đề cho việc trao đổi. Với thái độ này, ông đảm bảo mục tiêu quan trọng
nhất trước khi việc thương lượng chính thức bắt đầu.
Khuyến khích thay đổi
Với tư duy mở, Franklin để bản thân mình cởi mở trước những thay đổi trong môi trường chính trị
- và để nhìn thấy những cơ hội mới. Dù có rất nhiều bạn bè ở những vị trí cao trong hoàng gia
Anh, gồm cả con trai của mình, nhưng Franklin đã từ chối phải chịu ơn với tình trạng hiện tại.
Franklin từng nói: "Tuyên ngôn của một quan điểm cố định, và một giải pháp xác định không bao
giờ thay đổi, cũng không làm sáng tỏ hay thuyết phục chúng ta". Ông làm cho mình cũng như
những người làm việc cho mình đạt đến tiêu chuẩn đó.
Cá tính
Tính cách Ben Franklin là một sự đối lập. Ông tin vào sức mạnh của cá nhân, nhưng ông là người
bênh vực mạnh mẽ những hoạt động vì cộng đồng. Ông tin vào sự cạnh tranh, nhưng ông không
bao giờ lưỡng lự hợp tác với đối thủ nếu điều đó nằm trong sự thích thú của ông.
Toàn bộ cuộc đời, Franklin nhìn thế giới và xung quanh không phải chỉ trong hai màu tương phản
trắng và đen mà trong sự thay đổi sắc thái của màu xám và hành động giống như vậy. Quan trọng
hơn, Franklin tin rằng, giống như một người tham gia công việc địa phương và toàn cầu, ông có
thể ảnh hưởng tới thế giới của ông. Và thông qua hành động của mình, ông đã làm được điều đó.
Chắc chắn Benjamin Franklin là một hình mẫu mà chúng ta có thể học tập từ đó. Những nguyên
tắc của ông sẽ mang lại nền tảng vững chắc cho những bước chân của chúng ta trên hành trình
lãnh đạo.

×