Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm giữ chân nhân viên của các tập đoàn lớn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.38 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm giữ chân nhân viên của các tập đoàn lớn
Một công thức khá hiển nhiên:những nhân viên hạnh phúc là những
nhân viên trung thành. Hiện nay, trong bối cảnh các công ty đang phải
nỗ lực hết sức để hạ thấp tỷ lệ luân chuyển nhân sự, thì người được
hưởng lợi nhiều nhất chính là các nhân viên.
Dưới đây là sáu tập đoàn lớn, điển hình, đã thành công trong việc đảm bảo cho các nhân viên
cảm thấy hạnh phúc khi làm việc trong công ty của mình.
1/ Capital One
Thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500: 84
Tên nhân viên: Sue Sonday
Vị trí: quản lý dự án
Thâm niên: bốn năm
Lợi ích lớn nhất: Sonday và những đồng nghiệp của cô có thể tự lên lịch trình công việc và làm
việc ở bất cứ đâu: trong phòng điện thoại công cộng, trên gường ngủ, ở những khu vực yên tĩnh
và thậm chí là cả trên xe ôtô.
Bạn có một chiếc laptop, BlackBerry hay iPod, và khi bạn tới bất cứ văn phòng làm việc nào của
Capital One từ Boston tới Kansas, bạn đang đi vào một không gian mở không có bất cứ một
vách ngăn nào – nơi mà bạn có thể “quẳng” chiếc bàn làm việc tại văn phòng đi và thay vào đó là
một chiếc du thuyền, gian phòng ngủ hay một nơi yên tĩnh tuyệt vời nào đó.
Capital One gọi đây là dự án “Tương lai của công việc”. Đó là sản phẩm trí tuệ của giám đốc
nhân sự Matt Schuyler, ông cũng là người phụ trách hoạt động kinh doanh bất động sản của
Capital One. Hơn 4.000 chiếc iPods đang ở trong tay các nhân viên có thể được sử dụng để
download một trong số 10.000 các bài học khác nhau của trường đại học Harvard hoặc các
trường kinh doanh hàng đầu khác. Ngoài ra các nhân viên còn thể cập nhập các thông tin nội bộ
của công ty như những thay đổi về nhân sự.
Kể từ khi Capital One triển khai dự án “Tương lai của công việc” tới 40% đội ngũ nhân viên công
ty, các cuộc điều tra nội bộ cho thấy sự thoả mãn trong công việc của các nhân viên tăng cao.
“Tôi thích rất thích mình có thể được làm việc tại nhà vào 06h sáng trước khi con trẻ thức giấc,
sau đó đưa chúng đến nhà trẻ và rẽ vào nhà tập thể dục thẩm mỹ”, Sue Sonday, cho biết.
2/ Quad/Graphics
Thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500: 75


Tên nhân viên: Bill Klingelsmith
Vị trí: chuyên viên phân tích tài năng
Thâm niên: 19 năm
Lợi ích lớn nhất: thay vì trông cậy vào bộ phận nhân sự, Quad đã thực thi một chương trình mới.
Họ giao cho những “cựu binh” lâu năm như Klingelsmith nhiệm vụ giữ chân các nhân viên khác.
Một trong những công việc đầu tiên mà Klingelsmith thực hiện đó là gọi điện cho những nhân
viên đã ra đi và hỏi lý do tại sao. Mặc dù, ông không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm về lý do thứ
nhất (chi phí tiêu dùng tăng cao nhưng lương không tăng nhiều), thì lý do thứ hai quả thật bất
ngờ: các cựu nhân viên nói rằng họ không được đào tạo đầy đủ và ra đi trong sự thất vọng.
Quad đã ngay lập tức đẩy mạnh những nỗ lực đào tạo, và Klingelsmith cho biết: “Trong thời gian
sau đó, chúng tôi không còn nghe thấy bất cứ lời phàn nàn nào về vấn đề này nữa”.
Đương nhiên, việc tuyển dụng những nhân viên đủ năng lực là cách thức tốt nhất để đảm bảo
sự ổn định nhân sự. Nhưng không dừng lại ở đó, trong một lần tìm hiểu về bãi đỗ xe,
Klingelsmith phát hiện ra rằng các nhân viên rất thích làm việc trên xe ôtô.
Và thế là ông bắt đầu thực hiện nhiều chương trình khác nhau để thoả mãn mong muốn này cho
các nhân viên, những quy định mới đã được đặt ra cùng nhiều khoản tiền trợ cấp để trả chi phí
kết nối Internet trên ôtô cho các nhân viên có nhu cầu, thời gian làm việc linh hoạt hơn,….
Kết quả, kể từ khi Klingelsmith trở thành một chuyên viên đánh giá tài năng trong Quad, tỷ lệ luận
chuyển nhân viên đã giảm tới 30%.
3/ Deloitte & Touche
Thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500: 76
Tên nhân viên: Tina Swenson
Vị trí: Quản lý thuế
Thâm niên: Bảy năm
Lợi ích lớn nhất: Là một phần trong Chương trình giữ chân nhân viên của tập đoàn Deloitte,
Swenson được phép nghỉ năm năm để nuôi dưỡng đứa con gái của cô. Trong thời gian nay,
Deloitte vẫn gửi cô tham gia các khoá đào tạo chuyên môn, trả một khoản phụ cấp nhất định và
sẽ tuyển dụng lại ngay khi cô sẵn sàng.
Cathy Benko, nhà tư vấn chiến lược của Deloitte cho biết: có đến 62% phụ nữ tốt nghiệp những
trường danh tiếng như Harvard Business School, đã rời thế giới công sở sau khi có đứa con thứ

hai.
Mặc dù Deloitte đưa ra rất nhiều lợi ích khác nhau như trợ cấp sinh đẻ, nuôi con và giảm giờ làm
việc,… song tất cả vẫn chưa đủ. Vì vậy, Benko đề xuất một chương trình mới, cho phép các
nhân viên nghỉ việc trong vòng năm năm nhưng vẫn thường xuyên được đào tạo để duy trì kỹ
năng công việc và cuối cùng đón nhận họ quay trở lại.
Tina Swenson là nhân viên quản lý thuế và bắt đầu nghỉ phép từ năm ngoái khi cô có con gái.
Deloitte đã trả các hoá đơn thanh toán chi phí thành viên cho Swenson tại Hiệp hội kế toán quốc
gia và gửi cô tham gia một số khoá đào tạo để duy trì Chứng chỉ kế toán.
“Tôi không thể diễn tả đầy đủ những gì tốt đẹp mà chương trình mới của Deloitte đem lại cho các
nhân viên”, Swenson cho biết, “Nó đã làm tôi trung thành với công ty của mình”.
Trong khi đó, kể từ khi Deloitte bắt đầu triển khai chương trình này, tỷ lệ nhân viên xin thôi việc
giảm hẳn. Năm năm trước, số lượng các nhân viên nữ có con nhỏ xin thôi việc sau một thời gian
gắn bó với công ty cao hơn nhiều so với các nhân viên nam. Giờ đây, sự khác biệt này không
còn nữa.
4/ Nike
Thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500: 69
Tên nhân viên: Julian Duncan
Vị trí: trợ lý quản lý nhãn hiệu
Thâm niên: sáu tháng
Lợi ích lớn nhất: Sau khi lấy được tấm bằng MBA, Duncan đã tham gia một khoá đào tạo quản lý
tiếp thị trong vòng 24 tháng do Tổ chức uy tín tại Mỹ thực hiện với chi phí hoàn toàn do Nike hỗ
trợ mà không có bất cứ ràng buộc nào. Nhờ đó, trình độ và kiến thức của Duncan đã được củng
cố đáng kể.
Nelson Farris, giám đốc đào tạo của Nike, đã làm việc tại công ty trên 33 năm và chịu trách
nhiệm xây dựng hầu hết các chính sách thu hút và giữ chân nhân viên của tập đoàn.
“Hãy xác định đích đến trong sự nghiệp của mình và khi nào bạn thấy có điều gì đó có thể giúp
bạn đạt được điều này, hãy đề nghị chúng tôi cung cấp”, Nelson nói.
Khẩu hiệu này được truyền tải tới các nhân viên mới ngay sau khi họ gia nhập tập đoàn. Nó cho
thấy Nike luôn sẵn lòng giúp đỡ các nhân viên thực hiện ước mơ của mình, cho dù họ làm ở bất
cứ vị trí nào.

“Để tận dụng được chính sách này, bạn phải là người dám nghĩ dám làm”, Julian Duncan cho
biết. Cách đây không lâu, Duncan đã được công ty cử theo học một chương trình đào tạo đặc
biệt về tiếp thị trong vòng 24 tháng sau khi anh có đề xuất.
Ngoài ra, sự gần gũi giữa các “sếp” với nhân viên tại Nike cũng là một yếu tố khiến cho những
người làm việc tại đây thấy hết sức thoải mái. Duncan kể lại vào ngày làm việc thứ hai của anh
tại Nike, tại quán cà phê nội bộ, anh đã được gặp gỡ trực tiếp với một trong những huyền thoại
của Nike - đồng sáng lập viên Phil Knight.
Hay một vài tuần trước đây, Duncan đã gửi một câu hỏi tới CEO của Nike qua e-mail và ngay lập
tức ông này đã dành cho anh hai giờ gặp mặt cá nhân. “Sự nhiệt tình này thật là tuyệt vời và gây
xúc động mạnh với tôi”, Duncan cho biết.
6/ First Horizon
Thứ hạng cao nhất trong danh sách Fortune 500: 46
Tên nhân viên: Brenda Fung
Vị trí: nhà thiết kế Intranet Web
Thâm niên: 13 năm
Lợi ích lớn nhất: Mặc dù Fung chỉ làm việc từ xa có 28 giờ trong một tuần nhưng cô vẫn nhận
đầy đủ các trợ cấp y tế, nha sĩ, bảo hiểm và trợ cấp hưu trí như khi làm việc toàn thời gian.
Hai năm trước đây, Brenda Fung đã giảm bớt thời gian làm việc còn bốn ngày trong tuần, mỗi
ngày làm việc bảy tiếng và được phép làm việc tại nhà khi cần. Trên cương vị một nhà thiết kế
mạng web nội bộ, cô cho rằng việc này đồng nghĩa cô sẽ mất hết các khoản trợ cấp.
Nhưng Fung hoàn toàn bất ngờ khi First Horizon nói rằng hãng vẫn sẽ giữ nguyên các khoản trợ
cấp hưu trí, bảo hiểm, y tế,…. Thậm chí, cô còn được hưởng chế độ nghỉ phép trong năm như
những nhân viên bình thường khác. “Tôi vô cùng ngạc nhiên”, Fung cho biết.
Quả thực, giám đốc nhân sự của First Horizon, Ken Bottoms, luôn nỗ lực tìm kiếm nhiều cách
thức khác nhau để tăng lợi ích cho các nhân viên trong công ty.
“Chúng tôi hướng về việc lịch trình làm việc bán thời gian. Chúng tôi nghĩ điều này sẽ giữ chân
nhiều nhân viên tài năng ở lại với công ty”. Chương trình làm việc bán thời gian, gọi là Prime
Time, được thực hiện với sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản trị cấp cao, và có đến 90% các
nhân viên của hãng có thể tham gia chương trình này.
Ngoài ra, theo Bottoms, những lợi ích khác mà First Horizon đưa ra cũng có những kết quả khả

quan. “Chúng tôi còn đưa ra chính sách trợ giúp việc nhận con nuôi, và điều này khiến cho các
nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi làm việc ở đây ngay cả khi họ không có kế hoạch này”,
Bottoms cho biết.
***
Rõ ràng, lợi ích của việc động viên thông qua những hành động, phương thức cụ thể là vô cùng
lớn. Nhiều khi chúng ta vô tình quên mất rằng, động viên các nhân viên trong công ty trực tiếp
bằng những ích lợi cụ thể có ý nghĩa hơn nhiều so với những khẩu hiệu, lời nói hay sự thể hiện
tình cảm bên ngoài.
Hãy nhớ rằng bạn cần thường xuyên động viên, khích lệ các nhân viên trong công ty phát triển
sự nghiệp của họ. Đặc biệt, hãy dành thời gian để làm điều này với những người ưu tú nhất. Để
rồi một ngày nào đó các nhân viên công ty bạn cũng tâm sự như Brenda Fung: “Công ty quả thật
hào phóng. Đương nhiên, tôi không mảy may nghĩ đến việc ra đi”.
Admin (Theo
bwportal.com.vn / Fortune

×