Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.98 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Cương lĩnh văn hóa của Đảng (1943)</b>
Năm 1943, là thời điểm đất nước ta đang tiến dần đến một bước ngoặt lịch sử
trọng đại. Mọi tầng lớp nhân dân sống ngột ngạt dưới ách cai trị và bóc lột của
phát xít Nhật và thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh địi giải phóng dân tộc diễn ra
quyết liệt. Mặt trận tư tưởng văn hóa diễn biến phức tạp. Một bộ phận trí thức
hoang mang, dao động, bế tắc trước thời cuộc, bộc lộ tư tưởng duy tâm, thần bí,
cải lương tư sản, thậm chí có kẻ khốc áo Trốt-Kít tấn cơng chủ nghĩa Mác. Kẻ
thù thì tìm mọi cách thực hiện chính sách văn hóa nơ dịch, ngu dân hòng ru ngủ,
mị dân mưu toan làm một mai bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; ngăn cản
nhân dân tìm đường đến với cách mạng. Đứng trước tình hình đó, Đảng đã có
một chủ trương vơ cùng đúng đắn, kịp thời: Công bố cương lĩnh cho sự nghiệp
xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa CMVN, đó chính là Đề cương về
văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư Đảng khởi thảo.
Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời đã đáp ứng được lịng mong mỏi của những
trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước, có tinh thần dân tộc và của đông đảo nhân dân
lao động lúc bấy giờ và khẳng định quan điểm của Đảng:
Coi xây dựng văn hóa dân tộc là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đồng thời cũng nói lên tầm vóc chính trị tư tưởng sâu sắc của một chính đảng
của giai cấp cơng dân, đánh dấu bước phát triển mới của văn hóa nước nhà. Do
vậy, Đề cương về văn hóa Việt Nam mang đầy đủ ý nghĩa của một bản cương
lĩnh về văn hóa - cương lĩnh trình bày rất khái qt và cơ đọng những quan điểm
cơ bản của đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng ta, và bổ sung cho cương lĩnh
chính trị của Đảng.
Giá trị lý luận của Đề cương về văn hóa Việt Nam ở chỗ, lần đầu tiên Đảng
CSVN tun bố quan điểm của mình về văn hóa theo quan điểm mác xít; văn
hóa được xác định là một trong ba mặt trận trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, tạo nên bước ngoặt quan trọng trong nhận thức về vai trị và sứ mệnh của
văn hóa đối với đời sống xã hội. Đề cương đã khẳng định vai trò lãnh đạo của
Với tầm nhìn cách mạng và khoa học, có sức thuyết phục cao, ngay từ khi mới
ra đời, Đề cương văn hóa Việt Nam có sức lan tỏa, thu hút đơng đảo đội ngũ
những người hoạt động văn hóa, văn nghệ ưu tú nhất của nước ta lúc bấy giờ,
đưa họ đến với Đảng, và nhân dân, đến với Mặt trận Việt Minh, Hội Văn hóa
Cứu quốc, tiến tới tham gia tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 năm 1945;
tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ; tham gia cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Đây chính là giá trị thực tiễn to lớn của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc.