Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.69 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM
Nhận thức đúng về vai trò thị trường chứng khoán trong việc thúc đẩy phát
triển nền kinh tế nói chung và việc hoàn thiện thị trường tài chính nói riêng, việc
thiết lập và phát triển TTCK đã được đặt ra ngay từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX.
Sự ra đời của TTCK Việt Nam với việc khai trương và chính thức hoạt động
TTGDCK TPHCM vào ngày 20/7/2000 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong lịch sử phát triển thị trường tài chính Việt Nam, tạo ra một kênh mới thu hút
và phân bổ các nguồn vốn trung dài hạn cho công cuộc phát triển kinh tế.
Tham gia trên TTCK Việt Nam có các chủ thể: UBCKNN, Trung tâm giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, các CTCK, các tổ chức phát hành
chứng khoán, các nhà đầu tư chứng khoán, các tổ chức phụ trợ khác. TTCK mặc
dù chưa phát triển như mong muốn, song hơn 3 năm hoạt động đã đạt được kết quả
tương đối, bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sau này. Cho đến ngày
20/12/2003, TTGDCK đã tổ chức được 692 phiên giao dịch chứng khoán liên tục,
an toàn với tổng giá trị chứng khoán giao dịch đạt 5189 tỷ đồng.
Qua TTCK, đã huy động được một khối lượng vốn cho Nhà nước thông qua
bảo lãnh phát hành, đấu thầu trên 100 loại trái phiếu chính phủ và niêm yết trên
TTGDCK với khối lượng trên 11000 tỷ đồng. Đã có 23 công ty cổ phần niêm yết
trên TTCK với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 1120 tỷ đồng; trong đó có 5 công
ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn với tổng giá trị 155 tỷ đồng. Tổng giá trị
chứng khoán niêm yết trên tính theo mệnh giá là 12.397 tỷ đồng.
Đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK
bao gồm 13 CTCK, 1 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán với tổng số vốn
điều lệ là 573.75 tỷ đồng; các tổ chức lưu ký, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định
thanh toán đã hình thành. Các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua
bán chứng khoán trên thị trường tập trung, tích cực tham gia bảo lãnh phát hành và
tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư;
thực hiện tốt việc thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng khoán trên thị trường.
Công chúng đã dần làm quen với một phương thức đầu tư mới với khoảng trên


20000 tài khoản giao dịch, trong đó có 152 nhà đầu tư có tổ chức và 85 nhà đầu tư
nước ngoài. Sự tham gia của các nhà đầu tư đã góp phần quan trọng cho sự phát
triển của TTCK Việt Nam.
Hoạt động quản lý, vận hành thị trường của UBCKNN và TTGDCK đã có
nhiều cải tiến và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động
thực tiễn. Trong năm 2003, UBCKNN đã kết hợp với Bộ Tài chính để ban hành
các quy định mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm tác động vào thị trường như tăng
số lần khớp lệnh, giảm lô giao dịch, bổ sung thêm lệnh ATO giao dịch tại mức giá
khớp lệnh, hạ tỷ lệ ký quỹ giao dịch, cho phép sửa lệnh, cho phép nhà đầu tư nước
ngoài được tự do lựa chọn mở tài khoản lưu ký chứng khoán. Bên cạnh đó,
UBCKNN cũng đã tăng cường thực hiện việc kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm
những vụ việc vi phạm về công bố thông tin của các tổ chức niêm yết nhằm ổn
định hoạt động của TTCK.
Mặc dù đạt được một số kết quả như trên TTCK Việt Nam còn bộc lộ những hạn
chế:
Quy mô thị trường còn nhỏ bé, tổng giá trị chứng khoán niêm yết mới chỉ
chiếm 1.9% GDP, chưa đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế, chưa tổ chức được thị trường thứ cấp hiệu quả đối với trái phiếu, đặc biệt
là Trái phiếu Chính phủ.
Hàng hóa trên TTCK tuy đã tăng về số lượng nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng
về chủng loại và chất lượng chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự
chủ động huy động vốn qua TTCK, mà trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn vay ưu
đãi của nhà nước và vẫn chủ yếu tìm kiếm qua vay ngân hàng. Một số công ty
niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu Nhà nước còn khá cao do vậy khối lượng cổ phiếu
thực sự đưa vào giao dịch rất thấp. Các công ty niêm yết cổ phiếu có quy mô
không lớn và chưa phải là những doanh nghiệp hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Một số
công ty sau khi niêm yết đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị kinh doanh, đầu
tư không có hiệu quả ảnh hưởng lòng tin của giới đầu tư. Thêm vào đó, tiến trình
cổ phần hóa DNNN chưa gắn liền với với phát hành chứng khoán ra công chúng để
niêm yết trên TTCK.

Về phía các nhà đầu tư, kiến thức và sự hiểu biết về hoạt động đầu tư còn hạn
chế, họ chưa thấy được lợi ích của việc tham gia thị trường. Số lượng các nhà đầu
tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài với lượng vốn lớn và dài hạn góp phần tăng
tính ổn định, chuyên nghiệp cho thị trường chưa nhiều. Các nhà đầu tư trên thị
trường hiện nay đến 99% là các nhà đầu tư cá nhân. Một bộ phận các nhà đầu tư đã
suy giảm lòng tin và thoái lui do công tác công khai hóa thông tin thị trường nói
chung và công ty niêm yết nói riêng còn chưa đáp ứng được mong đợi của họ.
Hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trường còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt là sự tham gia của các NHTM trên TTCK còn hạn hẹp về quy mô, phạm
vi và chưa đạt được hiệu quả cao mặc dù đây là những tổ chức có tiềm lực tài
chính khá mạnh. Các NHTM chưa tham gia niêm yết chứng khoán nhằm tăng số
lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường. Các NHTM cũng chưa đóng vai trò
tích cực là các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tạo lập thị trường. Các dịch vụ chứng
khoán được ngân hàng thực hiện thông qua các CTCK nhằm định hướng và ổn
định thị trường. Các CTCK chưa triển khai đầy đủ các nghiệp vụ luật cho phép,
phần lớn chỉ tập trung chủ yếu tại 2 địa bàn Hà Nội và TPHCM. Nghiệp vụ thực
hiện chủ yếu là môi giới, các nghiệp vụ khác như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư
còn hạn chế. Hơn thế nữa, do quy mô nhỏ nên các công ty chưa thể sử dụng nghiệp
vụ như một công cụ tăng tính thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu niêm yết.
Việc quản lý và giám sát thị trường còn nhiều bất cập do sự thiếu chủ động và
kinh nghiệm. Đặc biệt là hệ thống pháp lý về TTCK còn thiếu đồng bộ, hiệu lực
pháp lý chưa cao.
2.2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM TRÊN TTCK VIỆT NAM
2.2.1. Khái quát về các NHTM Việt Nam
Từ khi thành lập đến cuối những năm cuối thập kỷ 80, hệ thống ngân hàng
Việt Nam được tổ chức theo mô hình một cấp, thống nhất từ Trung ương đến địa
phương. Từ tháng 6/1987, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới bắt đầu có những đổi
mới về tổ chức và hoạt động, mô hình ngân hàng dần được hình thành, thay thế
cho mô hình ngân hàng một cấp trước kia.
Tháng 5 năm 1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ( pháp lệnh NHNN; pháp lệnh

ngân hàng, hợp tác xã tín dụng) ra đời, được đánh giá là những văn bản pháp quy
khá toàn diện, góp phần khẳng định thêm mô hình ngân hàng hai cấp với NHNN
đóng vai trò Ngân hàng Trung ương, nằm trong cơ cấu chính phủ; các NHTM là
các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu.
Đánh giá chung về hoạt động của các NHTM Việt Nam, Bộ chính trị đã có
nhận định “Từ khi chuyển sang chuyên doanh, các NHTM đã huy động một khối
lượng vốn đáng kể thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế ”. Tuy
nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Năm 1997, cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã tác động mạnh tới các NHTM Việt Nam, đặc
biệt là các NHTM cổ phần, có nguy cơ de dọa tới tính an toàn của cả hệ thống
ngân hàng Việt Nam.
Để tiếp tục cải cách các NHTM ngày 12/12/1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật các tổ chức tín dụng đánh dấu một giai
đoạn phát triển mới và tạo điều kiện cải cách mạnh mẽ các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu của củng cố và phát triển các NHTM Việt Nam là xây dựng một hệ
thống ngân hàng vững mạnh, tăng cường huy động vốn và cho vay đối với nền
kinh tế, thực hiện cơ chế an toàn trong hoạt động, cải tiến quản trị ngân hàng theo
hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM, phát triển các dịch vụ
theo hướng ngân hàng đa năng.
Việc triển khai thực hiện Luật các tổ chức tín dụng và cải cách NHTM theo
hướng đa năng đã tạo điều kiện nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín
dụng nói chung và các NHTM nói riêng.
Tính đến nay, các NHTM Việt Nam gồm 6 NHTMNN; 36 NHTMCP trong đó
có 24 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thôn.
Như vậy, các NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển về số lượng, loại
hình và khung pháp lý cho hoạt động. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn còn
chưa hoàn thiện. Những hạn chế này sẽ được phân tích ở phần sau.
2.2.2. Hoạt động của các NHTM trên TTCK Việt Nam
2.2.2.1. Hoạt động phát hành chứng khoán
Trong thời gian qua, một số các NHTM đã phát hành trái phiếu khá thành

công, tiêu biểu là NHĐT&PTVN, NHNTVN. Các trái phiếu có thời hạn chủ yếu từ
2 đến 7 năm, huy động tiền đồng Việt Nam hoặc Đô la Mỹ, có lãi suất cố định
hoặc thả nổi, với các hình thức trái phiếu vô danh, ghi danh và trái phiếu ghi sổ.
Tuy nhiên, hiện mới chỉ có NHĐT&PTVN là đã phát hành trái phiếu dài hạn
ra công chúng và đăng ký lại trái phiếu để niêm yết trên TTGDCK với tổng giá trị
đăng ký là 1069 tỷ đồng. Thực tế mới niêm yết 157.7 tỷ Việt Nam đồng trái phiếu
vô danh. Trái phiếu của NHĐT&PTVN có lãi suất thả nổi tương đối hấp dẫn và
được người đầu tư cá thể nắm giữ rộng rãi nên giao dịch thường xuyên hơn trái
phiếu Chính phủ. Song số lượng giao dịch cũng rất hạn chế. Để tăng tính hấp dẫn
cho các trái phiếu, ngân hàng đã cung cấp các tiện ích cho khách hàng như cho
phép sử dụng trái phiếu để cầm cố để vay vốn tại NHĐT&PTVN với lãi suất thấp
hơn lãi suất cho vay cùng loại tối đa đến 0.5% và khách hàng được vay tới 90% giá
trị trái phiếu cầm cố. Khách hàng cũng có thể sử dụng trái phiếu này để làm đảm
bảo mở tài khoản sử dụng thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động qua máy ATM, được sử
dụng thay cho tiền ký quỹ trong thanh toán quốc tế...
NHNTVN cũng đã thực hiện đợt phát hành trái phiếu ngoại tệ đầu tiên từ
24/9/2001 đến ngày 23/11/2001. Đây là trái phiếu có lãi suất thả nổi với thời hạn 5
năm và được phát hành theo cả 3 phương thức là trái phiếu đích danh, trái phiếu vô
danh và trái phiếu ghi sổ.
Từ ngày 15/9/2003, NHNN&PTNTVN phát hành 3000 tỷ đồng Trái phiếu, với
kỳ hạn 2-5 năm. NHCT, NHĐT&PTVN ..đang tiếp tục thực hiện phát hành trái
phiếu của mình để tăng quy mô vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.
Theo luật định, các NHTM cổ phần có thể phát hành cổ phiếu lần đầu để thành
lập và phát hành các lần tiếp theo để tăng vốn theo yêu cầu của NHNN hoặc do
nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn góp của
các NHTM cổ phần chủ yếu là hùn vốn của các NHTM Nhà nước, của các tổng
công ty Nhà nước và một số cổ đông lớn. Tất cả các NHTM cổ phần mới chỉ thực
hiện phương thức phát hành riêng lẻ. Chưa có một loại cổ phiếu nào của các
NHTM được niêm yết trên thị trường tập trung và cũng chưa có ngân hàng nào tổ

chức phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Như vậy có thể thấy, hoạt động phát hành chứng khoán của các NHTM còn
chưa nhiều. Điều này là do những nguyên nhân xuất phát từ chính các NHTM cũng
như từ phía các cơ quan quản lý, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Thứ nhất là sự yếu kém của các NHTM. Các NHTM có quy mô vốn nhỏ, chất
lượng kinh doanh còn thấp khi phát hành chứng khoán, tính thanh khoản trên thị
trường rất thấp. Hơn nữa, do sợ bị chia sẻ hoặc bị quyền kiểm soát, các ngân hàng
không muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Thứ hai là do thủ
tục quá chặt chẽ khi NHTM phát hành chứng khoán để niêm yết trên TTCK. Các
NHTM muốn phát hành chứng khoán trên TTCK phải chịu được sự đồng ý của cả
NHNN và UBCKNN, mà trên thực tế quan điểm của hai cơ quan này vẫn còn
nhiều sự khác nhau. Vì vậy, các NHTM vẫn tập trung huy động vốn ngắn hạn qua
phát hành kỳ phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi. Thứ ba, do thị trường tài chính
chưa phát triển làm cho các tổ chức phát hành không xác định được yếu tố chi phí
vốn và khả năng phát hành thành công sẽ không cao. Các nhân tố này ảnh hưởng
không nhỏ, hạn chế khả năng phát hành trái phiếu của các NHTM.
Nâng cao năng lực tài chính, mà chủ yếu tăng vốn chủ sở hữu, đó là nội dung
cơ bản để cơ cấu lại hệ thống NHTM Việt Nam trước xu thế hội nhập. Theo dự
kiến của NHNN Việt Nam, cả 5 NHTM quốc doanh sẽ được cổ phần hóa và niêm
yết trên TTCK. Trước mắt, trong năm tới, sẽ tiến hành cổ phần hóa đối với
NHNTVN và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên,
những quy định cụ thể vẫn còn phải chờ như Nhà nước nắm giữ bao nhiêu cổ phần
sau khi cổ phần hóa, cổ phiếu bán cho đối tượng nào, thậm chí đã có những vấn đề
rất mới như phát hành trái phiếu chuyển đổi thành một số cổ phiếu sau một thời
gian nắm giữ.
Cũng trong thời gian sắp tới, hai NHTMCP là ACB và Sacombank sẽ là những
ngân hàng đầu tiên tiến hành niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
Điều này sẽ là những tiền đề góp phần cho sự phát triển của các NHTM nói
riêng và TTCK nói chung.
2.2.2.2. Hoạt động đầu tư chứng khoán

Hoạt động đầu tư chứng khoán được xem là hoạt động quan trọng của các
NHTM. Với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, hoạt động đầu tư chứng khoán của
NHTM cũng là yếu tố trợ giúp cho việc tăng chất lượng và hiệu quả thị trường.
Các NHTM thực hiện hoạt động đầu tư chứng khoán trực tiếp hoặc thông qua hoạt
động tự doanh của các CTCK thuộc ngân hàng.
Cho tới nay, chưa có một NHTM nào có chiến lược cụ thể đối với hoạt động
đầu tư chứng khoán. Điều này được thể hiện qua danh mục đầu tư.
Các NHTM là thành viên quan trọng của thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Thị trường đấu thầu Tín phiếu Kho bạc qua NHNN được đưa vào hoạt động từ
năm 1994. Đây là một kênh huy động vốn rất quan trọng để đáp ứng kịp thời vốn
cho Ngân sách Nhà nước nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Theo đó, tạo tiền
đề cho phát triển TTCK. Đến nay, thị trường đấu thầu Tín phiếu Kho bạc có 44
thành viên trong đó có 6 NHTM Nhà nước; 16 NHTM cổ phần. Trong năm 2002,
NHNN đã tổ chức được 58 phiên đấu thầu Tín phiếu Kho bạc, tổng khối lượng
trúng thầu Tín phiếu kho bạc đạt 7245 tỷ đồng trong đó thành viên tham gia chủ
yếu vẫn là các NHTMNN, chiếm đến 97,2% tổng lượng trúng thầu. Đối với các
NHTM việc đầu tư vào Tín phiếu Kho bạc không chỉ là một hình thức đầu tư đơn
thuần mà còn là một hình thức dự phòng đảm bảo khả năng thanh khoản.
Các NHTM tham gia đại lý phát hành Trái phiếu Chính phủ và là thành viên
của thị trường đấu thầu Trái phiếu Chính phủ. Trung tâm giao dịch chứng khoán là
đầu mối phát hành Trái phiếu Chính phủ thông qua hoạt động đấu thầu. Tính đến
cuối năm 2003, Trung tâm đã tổ chức được 75 phiên với tổng khối lượng phát hành
được là 3588 tỷ đồng. Tuy nhiên thành viên tham gia chủ yếu là các NHTMNN,
các CTCK, NHTMCP.
Các NHTM còn đầu tư vào trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị tuy nhiên
hầu như mới chỉ có một số NHTMNN là thực hiện còn các NHTM khác vẫn đứng
ngoài cuộc. Đợt phát hành trái phiếu đô thị của TPHCM bắt đầu thực hiện từ đầu
tháng 9/2003 với tổng mệnh giá là 1200 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9%/ năm.
Trong số đó, NHNTVN và NHĐT&PTVN đã đăng ký mua 950 tỷ đồng, số còn lại
250 tỷ đồng do CTCK VCBS bảo lãnh phát hành cũng đã được khách hàng đăng

ký mua hết.
Thực hiện Luật các tổ chức tín dụng và chủ trương của Chính phủ, các
NHTMNN đã tham gia đầu tư vào cổ phiếu các doanh nghiệp, trong đó, khoảng
70% là đầu tư vào cổ phiếu của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên danh mục đầu tư của các NHTM chưa đa dạng và quy mô đầu tư
chưa tương xứng với tiềm năng. Một phần là do các NHTM còn tập trung ở các thị
trường truyền thống, chưa chủ động tìm kiếm và đầu tư sang các lĩnh vực khác,
mặt khác, tính tự chủ của các NHTM còn chưa cao do sự quản lý chặt chẽ của các
cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngoài hoạt động đầu tư chứng khoán trực tiếp, các NHTM có thể thực hiện
hoạt động này thông qua nghiệp vụ tự doanh của các CTCK thuộc ngân hàng.
Theo nghị định 144/NĐ-CP, số vốn pháp định tối thiểu để các CTCK có thể
hoạt động tự doanh là 12 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo hoạt động
tự doanh của công ty.
Hiện nay, cả 6 công ty chứng khoán của các NHTM đều được cấp phép thực
hiện nghiệp vụ này. Các CTCK mua chứng khoán niêm yết và chứng khoán không
niêm yết. Tuy nhiên do hạn chế về vốn, lượng chứng khoán còn hạn chế nên lượng
chứng khoán do các CTCK nắm giữ không nhiều. Các CTCK chia hoạt động tự
doanh làm hai mảng: tự doanh trái phiếu và tự doanh cổ phiếu.
Hoạt động tự doanh phổ biến của các CTCK hiện nay là mua chứng khoán
niêm yết lô lẻ dựa trên cơ sở thỏa thuận về giá cả, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn
để bán lại trên thị trường. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho các CTCK
thuộc ngân hàng.
Vào quý I/2001, tổng giá trị tự doanh CTCK ACBS đạt doanh thu trên 5 tỷ.
Đến quý II/2001, tổng giá trị tự doanh của các CTCK giảm mạnh còn 50% so với
quý I, chỉ có VCBS là tăng nhẹ. Sang đến quý III, quý IV chỉ tiêu này có tăng, tuy
nhiên tổng giá trị tự doanh của các CTCK năm 2001 là trên 80 tỷ đồng so với
lượng phí thu được từ hoạt động môi giới là trên 90 nghìn tỷ thì con số này chưa
thực sự thuyết phục trong khi các CTCK đăng ký nghiệp vụ này đều có tiềm lực
vốn khá lớn ( ít nhất là 20 tỷ đồng).

Trong quý II/2002, nghiệp vụ tự doanh tiếp tục tăng ở các công ty như ARSC,
ACBS với tổng giá trị tự doanh của các công ty tăng gấp 2 lần so với quý trước.
Đến quý III và quý IV, tuy giá trị tự doanh ở các công ty đều giảm, thậm chí ở
ARSC qua cả hai quý đều không có một hoạt động giao dịch tự doanh nào nhưng
tổng giá trị giao dịch toàn thị trường vẫn tăng gấp 3 lần so với quý II là do nghiệp
vụ này được VCBS khai thác mạnh với giá trị 91 tỷ trong quý III và đặc biệt tháng
11 thì tới 90% giá trị toàn thị trường là hoạt động tự doanh trái phiếu của công ty
này.
Trong năm 2003, một số thành viên VCBS, BSC, ARSC, IBS đã khai thác tối
đa vốn điều lệ của mình cộng với sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ, thực hiện hoạt động
tự doanh mua lại trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng và đã thực hiện bán lại
trên thị trường thứ cấp. Trong khi đó, hoạt động tự doanh cổ phiếu chưa thực sự
tương xứng với quy mô và tầm hoạt động của các CTCK của NHTM.
Nhìn chung, do đánh giá, nhận định và chiến lược kinh doanh của từng công ty
là khác nhau nên mức độ và chủng loại chứng khoán được đầu tư giữa các công ty
cũng khác nhau. Hoạt động tự doanh của các công ty chủ yếu tập trung vào mua
bán lô lẻ, mua bán chứng khoán niêm yết. BSC, IBS đã tập trung phần lớn trong
tổng giá trị vốn tự doanh cuả mình vào trái phiếu NHĐT&PTVN và Trái phiếu
Chính phủ. Còn ACBS đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết nhưng chủ yếu là đầu tư
chứng khoán dài hạn, trong khi VCBS đầu tư chủ yếu vào Trái phiếu Chính phủ.
Việc các CTCK thuộc NHTM tích cực tham gia vào thị trường bằng nghiệp vụ
tự doanh đã góp phần tăng sức cầu đáng kể cho thị trường nhất là trong giai đoạn
thị trường giảm sức cầu. Tuy nhiên, hoạt động tự doanh của các CTCK tập trung
chủ yếu vào đầu tư trái phiếu đã được niêm yết. Đây là loại chứng khoán có độ an
toàn cao. Trên thực tế, chỉ một số ít công ty tiến hành đầu tư vào một vài loại cổ
phiếu mang tính thí điểm, thực hiện mua cổ phiếu lô lẻ và bán lại cho thị trường.
Do vậy, tổng thu từ nghiệp vụ này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu của các
CTCK.
2.2.2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Khi các doanh nghiệp có nhu cầu vốn, họ có thể tìm cách phát hành chứng

khoán. Doanh nghiệp có thể tự đảm nhiệm việc phân phối chứng khoán. Tuy
nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, mà
một trong các rủi ro là doanh nghiệp không huy động đủ vốn, đáp ứng yêu cầu kinh
doanh. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải thực hiện phát hành qua
hình thức bảo lãnh hoặc đại lý. Bảo lãnh phát hành là điều bắt buộc đối với một đợt
phát hành ra công chúng nếu tổng giá trị cổ phiếu phát hành theo mệnh giá lớn hơn
10 tỷ đồng.
Theo nghị định 144/2003/NĐ-CP, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chứng
khoán thì tổ chức bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện:
- Có giấy phép hoạt động bảo lãnh.
- Tổ chức bảo lãnh không có liên quan tới tổ chức phát hành.
- Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành một số lượng
chứng khoán có giá trị lớn hơn 30% vốn tự có.
- Vốn pháp định cho hoạt động này là 22 tỷ đồng.
Nhu cầu vốn của Chính Phủ, các doanh nghiệp, các Quỹ hỗ trợ phát triển và
các trung gian tài chính Việt Nam rất lớn, mở ra một tiềm năng lớn cho các NHTM
thực hiện nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, việc các NHTM đứng ra bảo lãnh
chứng khoán chưa được phát triển. Thực tế này một mặt do nhu cầu bảo lãnh phát
hành của các công ty niêm yết trên TTGDCK chưa có. Mặt khác, có thể thấy ngay
chính các CTCK, NHTM cũng còn dè dặt trước lĩnh vực này.
Trong năm 2001, chỉ có IBS là có doanh thu từ hoạt động đại lý, bảo lãnh phát
hành. Ngân hàng Công thương đã bước đầu thành công trong nghiệp vụ đại lý phát
hành chứng khoán thông qua 2 đợt phát hành trái phiếu của công ty tài chính Việt
Nam (VIFC) với tổng giá trị đạt 20 tỷ đồng. Tháng 10 năm 2001, IBS đại lý phát
hành cổ phiếu cho NHTM cổ phần Kỹ thương với tổng mệnh giá lên tới 60 tỷ
đồng, trong đó có 30 tỷ đồng cổ phiếu được phát hành ra công chúng.
Năm 2002, chưa có CTCK nào thuộc ngân hàng thực hiện bảo lãnh phát hành
cổ phiếu. Công ty VCBS thực hiện bảo lãnh 6 đợt phát hành Trái phiếu Chính Phủ
qua Quỹ hỗ trợ phát triển. Một số CTCK khác như ARSC, ACBS và VCBS đã làm

đại lý phát hành kỳ phiếu của một số tổ chức tín dụng như Ngân hàng Phát triển
nhà đồng bằng Sông Cửu Long, NHNN&PTNTVN hoặc đại lý phát hành cổ phiếu
công ty cổ phần bảo hiểm Nhà rồng.
Trong năm 2003, các công ty VCBS, ARSC, IBS đã thực hiện tham gia bảo
lãnh và đại lý phát hành hàng ngàn tỷ đồng Trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị.
Các CTCK BSC, ARSC, VCBS đã tham gia và đạt kết quả cao trong đấu thầu Trái
phiếu Chính phủ qua TTGDCK TPHCM...Ngoài ra, các công ty còn ký tiếp các
hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam.
Một loại trái phiếu doanh nghiệp do tổng công ty dầu khí Việt Nam phát hành,
đợt đầu từ tháng 9/2003 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng để huy động vốn cho các
dự án dầu khí, thời hạn 5 năm, lãi suất năm đầu tiên là 8,7%/ năm, do
NHĐT&PTVN bảo lãnh phát hành và NHCTVN bảo lãnh thanh toán.
Đối với cổ phiếu, lần đầu tiên, VCBS đã thực hiện bảo lãnh phát hành theo
phương thức cam kết chắc chắn cho một công ty cổ phần với tổng giá trị bảo lãnh
gần 6 tỷ đồng vào cuối năm 2003.
Hiện nay, theo chủ trương cải cách hệ thống các NHTM của Chính Phủ, để
tăng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động, các NHTM sẽ phát hành cổ phiếu để
nâng vốn chủ sở hữu, đồng thời các ngân hàng sẽ tăng cường phát hành trái phiếu
để huy động vốn trung và dài hạn. Các Tổng công ty cũng đang trong quá trình cổ
phần hóa và sẽ phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đây là cơ hội để
các NHTM phát triển nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Thực tế cho thấy, các NHTM đang cạnh tranh rất mạnh mẽ trong việc phát
hành trái phiếu, cạnh tranh đứng ra làm đại lý phát hành và bảo lãnh thanh toán trái
phiếu đô thị, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình và trái phiếu của các Tổng
công ty. Xu thế cạnh tranh đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.
2.2.2.4. Hoạt động tư vấn chứng khoán
Hoạt động tư vấn đã bắt đầu được sự quan tâm phát triển tại các NHTM. Tuy
nhiên, các hoạt động này còn đơn điệu, chưa có chiến lược phát triển rõ ràng. Hình
thức tư vấn còn đơn giản, thông tin còn nghèo nàn và chất lượng chưa cao, chủ yếu
qua các tạp chí, chuyên san hoặc các Website. Một số các NHTM đã thực hiện tư

vấn cổ phần hóa, tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Các CTCK của ngân hàng đều tổ chức tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách
hàng thông qua việc phát các bản phân tích đánh giá về thị trường và hoạt động của
các công ty niêm yết. Đa số các công ty như BSC ,VCBS ...đã có trang Web cập
nhật các thường xuyên các thông tin để các nhà đầu tư có thể tham khảo.
Trước tình hình hoạt động giao dịch kém sôi động, một số thành viên đã
chuyển sang thực hiện hoạt động tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết...
Tuy nhiên, thành công lớn nhất trong năm 2003 là hoạt động tư vấn và tổ chức
bán cổ phần lần đầu cho các DNNN cổ phần hóa sau khi Nghị định 64/NĐ-CP về
cổ phần hóa DNNN được ban hành thay thế Nghị định 44/NĐ-CP. Các CTCK đã
tổ chức tư vấn và tổ chức cổ phần bán lần đầu cho hơn 50 DNNN cổ phần hóa.
Cho tới nay, hoạt động tư vấn chứng khoán được hầu hết các CTCK chú trọng
bởi vì đây được xem là nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu đối với các công ty này.
Các công ty đã và đang triển khai hoạt động tư vấn miễn phí cho các nhà đầu tư.
Hoạt động này nhằm tạo lòng tin, thu hút khách hàng, hơn thế nữa giúp nhân viên
của các công ty nâng cao nghiệp vụ, định hướng đầu tư cho khách hàng. Các
CTCK đã tiến hành hoạt động này qua khá nhiều hình thức phong phú và đa dạng
như đã đưa ra bản tin chứng khoán hàng tuần cung cấp cho khách hàng và đưa lên
trang Web thông tin về thị trường được khách hàng đánh giá cao. Cho đến nay, hầu
hết các CTCK của các ngân hàng đã có bản tin cập nhật, phân tích, bình luận cho
từng phiên giao dịch. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của các
công ty hiện nay vẫn được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư.
2.2.2.5. Hoạt động môi giới chứng khoán

×