Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Khéo tay chèo chống ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.7 KB, 2 trang )

Khéo tay chèo chống
Tất cả mọi doanh nghiệp đều không ít lần đối diện với những con
sóng lớn. Nếu khéo tay chèo chống, bạn vẫn có thể đưa doanh nghiệp
qua khỏi khó khăn và tiếp tục phát triển.
Thời gian là thử thách lớn nhất cho mỗi doanh nghiệp. Những sự cố của hôm qua, bây giờ
và ngày mai chẳng khác gì những lớp sóng dữ muốn cuốn trôi con thuyền của doanh
nghiệp. Không thể chỉ ngồi cầu mong cho qua cơn sóng dữ mà còn phải khéo tay chèo
chống để đưa thuyền cập bến an tòan.
Làm sao tăng lượng khách hàng mới, níu kéo khách hàng đã mất, không thấu chi ngân
sách mà vẫn giữ được nhịp tăng trưởng lợi nhuận an tòan? Nghe có vẻ khá tham lam,
nhưng không có cái tham lam ấy, sẽ chẳng ai muốn kinh doanh. Một số bí quyết sau đây sẽ
giúp doanh nghiệp sau khó khăn và tiếp tục phát triển.

1/ Tên ta ở đâu?

Thay vì ngồi lo doanh thu giảm sút, bạn hãy thử vào một công cụ tìm kiếm trên internet như
Google chẳng hạn, gõ tên công ty vào và đếm xem số lần xuất hiện của nó. Giả dụ màn
hình báo là không tìm thấy, tất biết ngay lý do thất bại của việc kinh doanh. Chủ doanh
nghiệp phải nhanh chóng bắt tay làm thế nào để thương hiệu của mình xuất hiện trên các
trang web càng nhiều càng tốt. Bạn có thể chủ động hơn bằng cách xây dựng hẳn một
trang web quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Nên nhớ là phải luôn duy trì và kịp thời cập
nhật thông tin cho trang web của mình.

2/ Khai trương lần hai

Ra mắt doanh nghiệp? Bạn đã làm rồi mà! Chính do các biến đổi theo thời gian mà doanh
nghiệp lại cần các khách hàng và dịch vụ kinh doanh mới, từ đó nảy sinh nhu cầu khai
trương lần nữa. Đây cũng là dịp để cho bạn giới thiệu với khách hàng cũ lẫn khách hàng
mới những bước đi của doanh nghiệp, đặc biệt là những bước đi có tính đột phá. Hãy xem
đó là một sự kiện thực sự, nghĩa là cũng cần có băng rôn, biểu ngữ, quảng cáo, tiệc thân
hữu và cả khuyến mãi sản phẩm mới. Vì thế, tốt nhất là bạn nên nhờ dịch vụ chuyên nghiệp


đứng ra thực hiện.

3/ Biếu tiền, mua tình

Một trong những điều không thể thiếu trong việc phục hồi uy tính, và tăng doanh số là sự
nhanh nhạy và khôn ngoan trong triển khai các chiến dịch khuyến mãi. Hãy quan sát, thu
nhập và so sánh các cách khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh, để từ đó tìm ra hình thức độc
đáo hợp với mặt bằng dân cư và dòng sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp riêng mình.
Ngòai ra, vào các dịp lễ, những lúc có hàng nóng, bạn cần phải có những chương trình
giảm giá đúng mực để thu hút khách hàng.

4/ Khách hàng là thượng đế

Nhìn lại và đánh giá các dịch vụ khách hàng mà doanh nghiệp đang thực hiện. Cần lưu ý
rằng càng ngày người tiêu dùng càng sẵn sang bỏ tiền ra mua cả sự thoải mái, tiện lợi do
đó, hãy xác định mình đang đi đúng hay chệch hướng. “Khách hàng luôn luôn đúng” là tiêu
chí để doanh nghiệp giữ được cách xử sự tế nhị và nhã nhặn đối với những vị khách khó
tính và cố chấp nhờ các chính sách như trả, đổi hàng, giờ mở cửa, hộp thư góp ý…

5/ Chịu khó bắt tay

Không phải lúc nào các doanh nghiệp làm ăn đều đó là đối thủ cạnh tranh không đội trời
chung của bạn. Mối liên hệ khôn khéo và linh động sẽ giúp chia sẻ khách hàng. Cần lưu ý,
điểm yếu của họ có thể là thế mạnh của ta và ngược lại. Tuy vẫn giữ tính cách độc lập,
nhưng bạn cũng không thể không có động thái trao đổi thông tin. Có thể mới yên tâm
không bất ngờ bị “đâm sau lưng”.

6/ Đừng chờ “hữu xạ tự nhiên hương”

Các phương tiện thông tin đại chúng, tờ bướm, brochure là các công cụ dẫn dụ khách hàng

cũ quay trở lại và mời mọc những khách hàng mới. Chúng cũng cần xuất hiện với tần số
đều đặn với mức độ tăng dần cho đến khi hoạt động doanh nghiệp trở về mức bình thường.
Nếu bạn chưa có đội ngũ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, thì sự thất bại trước đây cũng
là điều dễ hiểu.

7/ Tiên hạ thủ vi cường

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa/dịch vụ để bán cho người tiêu dùng, thu lợi nhuận. Nhưng
nếu lâu nay, bạn chỉ chờ khách hàng tìm đến mình, thì quả chưa phát huy hết tiềm lực của
doanh nghiệp. Bạn cần chủ động liên hệ với những khách hàng cũ bằng các hình thức như
gọi điện, gửi thư chào mời, giới thiệu hàng mới hay các chương trình khuyến mãi. Điều đó
sẽ khiến khách hàng cảm nhận bạn không quên họ và từ đó sẽ mặn mà hơn với sản
phẩm/dịch vụ của công ty bạn.

8/ Đừng đứng bên lề sự kiện xã hội

Người ta chưa biết đến thương hiệu của doanh nghiệp? Đó là vì bạn tự đứng bên ngòai
những sự kiện xã hội. Một biến cố xảy ra cũng là cơ hội cho doanh nghiệp. Các sản phẩm
sẽ có dịp ra mắt với ấn tượng tốt từ người tiêu dùng khi nằm trong các chương trình giảm
giá để tham gia hoạt động từ thiện, đóng góp vào những công trình chỉnh trang bộ mặt văn
hóa, kinh tế - xã hội ở địa phương mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Nếu khôn ngoan
và ngạy bén, bạn sẽ thực hiện được các hình thức từ thiện trong bất kỳ lĩnh vực doanh
nghiệp nào. Điều đó vừa góp phần làm tăng doanh số, vừa nhắc nhở cái tên của doanh
nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng.

(Vietnambranding - Theo NCĐT)

×