Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

QUY TRÌNH dạy tập làm văn CHO học SINH lớp 4 – KIỂU bài MIÊU tả CON vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.51 KB, 34 trang )

QUY TRÌNH DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH
LỚP 4 – KIỂU BÀI MIÊU TẢ CON VẬT

Quy trình dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4 kiểu
bài miêu tả con vật
Quy trình dạy Tập làm văn lớp 4
Quy trình
Theo từ điển Tiếng Việt của tác giả Hồng Phê, quy
trình là “trình tự phải tuân theo để tiến hành một cơng việc
nào đó”.
Theo từ điển Hán Việt quy trình là “khuôn khổ và thứ
tự phải theo”.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tơi đưa ra
cách hiểu về quy trình như sau: Quy trình là trình tự các
bước, các phần cho một hoạt động; có tính sắp thứ tự. Quy
trình này bắt nguồn từ ý tưởng nảy sinh sau khi tìm hiểu
quy trình dạy TLV cho cho học sinh lớp 4, 5 và những kĩ
năng làm văn ứng với lí thuyết cấu trúc hoạt động lời nói
(phân tích đề; quan sát, tìm ý, lập dàn ý; viết bài; kiểm tra


và hồn thiện bài viết).
Quy trình dạy học Tập làm văn lớp 4
Quy trình dạy học phân mơn TLV lớp 4, 5 đối với các
bài dạy Hình thành kiến thức và Luyện tập - thực hành theo
chương trình SGK của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều bao
gồm một số bước cơ bản như: kiểm tra bài cũ, bài mới –
hướng dẫn học sinh hình thành và ghi nhớ kiến thức và
phần củng cố dặn dị. Quy trình dạy TLV lớp 4 gồm các
bước chủ yếu sau:
Kiểm tra bài cu




HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ hoặc bài tập đã thực hành ở
tiết trước.
2. Giới thiệu bài: Dựa vào nội dung mục đích u cầu
cụ thể, có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau. Chú ý
làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với các
tiết học khác
HS hình thành kiến thức và luyện tập theo sự hướng
dẫn của GV
Đới với loại bài hình thành kiến thức.


Hướng dẫn học sinh nhận xét


Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý ở mục I (Phần Nhận xét)
trong SGK, học sinh nhận diện được đặc điểm của loại văn
thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi
nhằm tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ (sách giáo khoa)
theo sự hướng dẫn của GV



Trình tự thao tác:

+

HS đọc mục Nhận xét trong sách giáo khoa, khảo sát ngữ
liệu (văn bản) để trả lời từng câu hỏi gợi ý.


+

HS trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc
điểm loại văn bản (kiến thức cần ghi nhớ).
Hướng dẫn học sinh ghi nhớ



HS đọc kĩ nội dung II (Ghi nhớ) trong SGK, sau đó nhắc lại
(khơng nhìn sách) để học thuộc và nắm vững.
Hướng dẫn học sinh luyện tập.



HS thực hiện từng BT ở mục III (Luyện tập) theo trình tự:

+

Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập (GV có thể gợi ý thêm
bằng câu hỏi hoặc lời giải thích,...).

+

Thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập (có thể


làm thử một phần bài tập dưới sự hướng dẫn của GV, sau đó
trao đổi, thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm...)
+


Nêu kết quả trước lớp để GV nhận xét, đánh giá nhằm củng
cố kiến thức và hình thành kĩ năng theo yêu cầu của bài
học.
Đối với loại bài Luyện tập – thực hành.
Hướng dẫn HS thực hiện từng bài tập trong SGK như
mục của loại bài Hình thành kiến thức, hoặc hướng dẫn HS
lần lượt thực hiện từng nội dung gợi ý trong sách để luyện
tập các kĩ năng tập làm văn dưới hình thức nói, viết theo đề
bài cho trước.
Ví dụ: Ở các bài luyện tập thực hành theo đề bài tập
làm văn, GV cần thực hiện các thao tác sau:

+

HS đọc kĩ đề bài, xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.

+

HS dựa vào Gợi ý trong sách để thực hiện từng yêu cầu
(theo hình thức nói hay viết)

+

Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả thực hành nhằm trau dồi
các kĩ năng làm văn cho HS.
Củng cố – dặn do





HS nhắc lại những điểm chính của nội dung bài học hoặc
yêu cầu luyện tập thực hành, nhận xét đánh giá chung về kết
quả tiết học (biểu dương bài làm hay, động viên HS học
tốt...)



Dặn dị thực hiện cơng việc tiếp theo (học bài cũ, chuẩn bị
bài mới)
* Nhận xét:
Theo như quy trình chung về dạy học phân mơn TLV
vừa nêu, HS thực hiện các nhiệm vụ của bài học dưới sự
hướng dẫn của GV để hình thành kiến thức cũng như luyện
tập – thực hành. HS phát huy được tính tích cực, chủ động
để chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện theo
quy trình đó, tiết học TLV chỉ như một bài học lí thuyết khơ
cứng và việc phát triển các kĩ năng làm văn bị hạn chế, giờ
học không tạo được hứng thú học tập cho HS.
Đề xuất quy trình dạy viết văn miêu tả con vật cho học
sinh lớp 4
Trong giới hạn của đề tài này, chúng tơi mạnh dạn đề
x́t một quy trình dạy tập làm văn kiểu bài miêu tả con vật
bao gồm 5 bước:


Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Phân tích đề
Bước 3: Quan sát, tìm ý và lập dàn bài
Bước 4: Viết bài

Bước 5: Kiểm tra và hồn thiện bài viết
Quy trình này được áp dụng trong quá trình hướng dẫn
HS làm bài văn miêu tả con vật theo một đề bài cho trước;
cũng có thể áp dụng với một số bài phù hợp khác. Ví dụ
như bước 3 của quy trình là Quan sát, tìm ý và lập dàn ý có
thể áp dụng trong bài ‘Luyện tập quan sát con vật” (Tiếng
Việt 4, tuần 30). Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi cũng
đã tiến hành thưc nghiệm và nhận thấy một số kết quả tích
cực khi áp dụng quy trình mà chúng tôi đề xuất.
Năm bước nêu trên như chuỗi mắt xích quan trọng gắn
liền với nhau, giúp người dạy và người học phát triển các kĩ
năng làm văn và hướng tới đích chung trong yêu cầu và
mục đích của việc dạy TLV miêu tả con vật.
Phân tích nội dung các bước trong quy trình đã đê
xuất vê dạy viết văn miêu tả con vật


Bước chuẩn bị
Trước khi bắt đầu hướng dẫn HS viết một bài văn
miêu tả về một đối tượng nào đó thì khâu ch̉n bị là giai
đoạn mang tính chất định hướng rất quan trọng. Bước này
giúp cung cấp kiến thức về kiểu bài; kích thích hứng thú,
tinh thần học tập ở HS. Đối với HS tiểu học, những kiến
thức, sự vật nào được nhắc tới trong bài học mà có liên
quan tới đời sống thực tế thì sẽ như một chất xúc tác, đẩy
cảm xúc và tinh thần học tập lên cao. Bởi lẽ, học kiến thức
mới, sau cùng cũng là để giúp các em vận dụng được vào
thực tế. Hay nói cách khác, các em sẽ thấy được ý nghĩa của
kiến thức nội tại. Do đó, trong khâu chuẩn bị, GV có thể
khai thác từ những sở thích, điều kiện thực tế của HS để

đưa ra đối tượng miêu tả cho phù hợp và gây được hứng thú
học tập. Bên cạnh đó, GV nên cố gắng khai thác vốn sống,
kinh nghiệm ngôn ngữ của HS về đối tượng được miêu tả
trước khi tiến hành các bước khác.
Khởi động, tạo hứng thú cho học sinh qua các trò chơi
học tập
Trong bước chuẩn bị, GV sẽ là người cung cấp kiến
thức về kiểu bài, cách viết,… . Những kiến thức này khá


nặng về mặt lí thuyết. Do đó, để nâng cao hứng thú và hiệu
quả học tập thì đối với các kiểu bài tập làm văn miêu tả nói
chung, kiểu bài tập làm văn miêu tả con vật nói riêng, GV
tổ chức các trò chơi, xem tranh ảnh, video để khơi gợi hứng
thú với kiểu bài tập làm văn mới.
a. Ai là nhà thông thái?
Cách chơi: GV đưa ra một hệ thống gợi ý về con vật
(con vật này có 4 chân, con vật này thích ăn cà rốt,…). Nếu
HS nào đoán ra nhanh nhất sẽ giành được một phần thưởng.
GV chiếu tranh đáp án, sau đó hỏi học sinh hoặc cung cấp
thêm một số hiểu biết về lồi vật đó.
Ví dụ: Hệ thống gợi ý lần lượt là: Con vật này có hai
chân. Cái mào đỏ chót. Thường đánh thức mọi người vào
buổi sáng sớm bằng tiếng kêu của nó. Đán án là Con gà
trống. Sau khi HS nêu được đáp án GV hỏi thêm một số câu
như: Trên mỗi chân của con gà đều có cái gì? Lồi hoa
được đặt tên theo đặc điểm của mào gà là loài hoa nào?
Tiếng gáy của gà trống khiến em liên tưởng đến điều gì?
b. Ghép tranh
Cách chơi: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (hoặc

chơi cá nhân), mỗi nhóm nhận 6 – 8 mảnh ghép của một


bức tranh. Trong thời gian quy định, nhóm nào ghép nhanh
nhất và trả lời được câu hỏi liên quan đến con vật trong bức
tranh thì chiến thắng. Hoặc GV có thể khai thác hiểu biết
của HS bằng các câu hỏi hoặc nêu một tính từ miêu tả con
vật mà em vừa ghép được để nhóm tìm từ đồng nghĩa/ trái
nghĩa với tính từ em vừa nêu (đảm bảo tất cả các nhóm đều
được tham gia) – hệ thống vốn từ cho HS.
Ví dụ: Bức tranh sau khi ghép hồn chỉnh là con chim
chích bơng. GV đặt câu hỏi: Đơi chân chim chích bơng
khiến em liên tưởng tới hình ảnh gì? Nêu 1, 2 tính từ miêu
tả vẻ đẹp của bộ lông con vật này. Để miêu tả vẻ đẹp của
chiếc mỏ, em sẽ dùng từ nào trong các từ sau: tí hon, xinh
xinh, bé tí.
c. Đốn tên con vật
Cách chơi: GV mời 1 học sinh lên bắt 1 lá thăm có ghi
tên con vật, học sinh diễn tả lại bằng ngơn ngữ cơ thể cho cả
lớp cùng đốn. Hoặc mời 2 – 3 học sinh đứng quay lưng với
bảng, giáo viên chiếu hình ảnh một con vật và yêu cầu tất cả
học sinh dưới lớp diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc các câu
gợi ý (khơng nói tên con vật). Sau khi HS đốn ra, GV có đặt
các câu hỏi để mở rộng và liên hệ.


Ví dụ: Con vật cần đốn là con thỏ. GV đặt câu hỏi:
Miêu tả bộ lông của con thỏ bằng một câu so sánh. Tai thỏ
trông như thế nào? Em đã từng vuốt bộ lơng của tho chưa?
Tổ chức trị chơi là một trong những phương pháp tạo

được hứng thú học tập cho học sinh về đối tượng trong bài
đặc biệt là đối với HS tiểu học. Học mà chơi chơi mà học là
tiêu chí cho các trị chơi vừa nêu. Do đó, GV có thế đặt
thêm các câu hỏi để mở rộng vốn từ, khai thác vốn hiểu
biết, khơi gợi cảm hứng viết văn của HS.
Xây dựng đề bài thú vị, hấp dẫn tạo hứng thú cho học
sinh
a. Ra đê bài
Trước hết, đề bài văn miêu tả phải bảo đảm cho HS có
điều kiện quan sát đối tượng miêu tả. Điều này được hiểu
như: khi đưa ra đối tượng miêu tả cần phải quan tâm tới đối
tượng học sinh ở vùng, miền nào, điều kiện sống, học tập
như thế nào. Đề bài cần đảm bảo tính thực tế và tính khả
thi. Điều này vừa củng cố thêm cho ý vừa nói ở trên, vừa là
để: HS thành phố thì khơng gượng ép phải tả con trâu, con
bị. Bên cạnh đó, đề bài cần hướng các em về những hình
ảnh tươi sáng, gợi những cảm xúc lành mạnh để góp phần


bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc của các em với thế giới xung
quanh.
Hiểu tâm lí lứa tuổi, những đề văn còn gây thú vị cho
các em ở chỗ: các em được lựa chọn đề để viết. Đề nào phù
hợp với điều kiện quan sát, sở thích, hiểu biết,… của mình
thì chọn. Cách làm này tạo tâm lí thoải mái cho HS và giúp
các em được chủ động chọn cái phù hợp với mình. Và HS
cũng thấy mình có trách nhiệm với cái mình lựa chọn.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi thiết kế một số đề văn
vừa đảm bảo được điều kiện quan sát của HS, vừa đảm bảo
tính khách quan, chân thực và gây được hứng thú cho HS;

bên cạnh đó cũng có những đề bài giúp các em phát triển trí
tưởng tượng và sự sáng tạo. Đây là kiểu đề kết hợp giữa
kiểu đề có gợi ý và kiểu đề gây hứng thú với học sinh như
đã trình bày ở chương 1.
Một nhiệm vụ cần được thực hiện tốt song song với
xây dựng đề bài thú vị là, GV giúp HS khai thác đề bài dựa
vào vốn hiểu biết của các em về lồi vật mà mình u thích.
Bên cạnh đó, khi GV hiểu sở thích, nhu cầu, tâm lí thì có
thể đưa ra những để bài phù hợp. Nếu làm tốt bước này, GV
sẽ thuận lợi hơn khi hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn bài cho


bài văn. GV cũng có thể kịp thời bổ sung, cung cấp thêm
kiến thức; điều chỉnh nhận thức, suy nghĩ hoặc vốn từ cho
HS về đối tượng định tả.
Đê xuất đê bài miêu tả con vật theo quan điểm của
đê tài:
Em hãy lựa chọn một trong những đề sau:
1. Hãy miêu tả một con vật mà em có dịp quan sát và để
lại ấn tượng sâu sắc.
2. Hãy tả lại một con vật trong một tác phẩm (văn, thơ,
truyện, tiểu thuyết, truyện tranh,...) mà em đã từng đọc.
3. Những chú Kiến bé tí mới thật là nhà vô địch số
một. Chú ta có thể mang nởi một vật nặng gấp một trăm
tám mươi lần mình và chằng riêng gì mình chú mà cả họ
hàng nhà chú đều thế cả.
(trích Sức voi, sức người và sức kiến)
Từ đoạn trích trên, hãy tả lại một con vật có khả năng
đặc biệt mà em biết.
4.

Cả một đàn nghé béo


Con nào hơn con nào?
Chờ lâu, nghé khó chịu
Chạy vù lên đồi cao.

Nghe mênh mông lúa hát
Đồng chiêm đang nặng hạt
Đàn nghé lại ra về
Vui mượt cỏ đường đê …
(trích Thi Nghé, Huy Cận, 1962)
Từ ý thơ trên, em hãy miêu tả hoạt động của đàn gà,
ngan/ đàn chim/… mà em có dịp quan sát.
Thiết kế phiếu quan sát
Quan sát mẫu vừa giúp người học có kiến thức nền,
học cách quan sát, chọn ý sao cho phù hợp, vừa giúp phát
triển ngôn ngữ miêu tả. Trong SGK Tiếng Việt 4, từ việc
khai thác một văn bản mẫu, HS nắm được các phần của một
bài văn miêu tả con vật như trong bài “Cấu tạo của bài văn
tả con vật” (Tiếng Việt 4, tuần 29) đã làm. Ngữ liệu trong


bài rất hay, tuy nhiên, trong mục tiêu của bài đầu tiên về
kiểu bài miêu tả con vật, chưa yêu cầu học sinh nắm được
ngơn ngữ miêu tả, điểm nhìn nghệ thuật,... . Vì thế sau khi
HS đã tự rút ra được kiến thức cần nhớ, GV có thể hỏi thêm
hoặc sử dụng phiếu học tập để HS được quan sát thêm mẫu,
từ đó học hỏi cách viết.
a. Mục đích

Mục đích của việc thiết kế phiếu là để bồi dưỡng cho
người học về kiểu bài miêu tả con vật, về cách quan sát, về
cách chọn ý; là học tập cách viết, cách tả đối tượng để từ đó
sáng tạo ra ngôn ngữ miêu tả của riêng người học. Thông
qua bài đọc mẫu và hệ thống các câu hỏi sẽ giúp HS có
được kĩ năng quan sát con vật, kĩ năng chọn ý, kĩ năng lựa
chọn ngôn từ; mở rộng vốn từ và biết thêm về văn phong
của tác giả. Thông qua các phiếu này, HS có thể vận dụng
và thực hành kĩ năng làm văn miêu tả con vật được tốt hơn.
b. Nguyên tắc thiết kế phiếu quan sát mẫu
Xây dựng phiếu quan sát mẫu dựa trên nguyên tắc sau:
Phiếu phải đảm bảo tính vừa sức – phù hợp với năng lực
của học sinh lớp 4. Phiếu bao gồm đoạn văn mẫu khoảng
200 - 250 từ, có nội dung miêu tả con vật hoặc liên quan tới


miêu tả con vật, thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp để khai
thác theo các mục đích như: cấu tạo ba phần của một bài
văn miêu tả con vật, cách quan sát, cách dùng từ ngữ,… .
Từ đó, giúp học sinh có thêm hiểu biết và vận dụng kiến
thức khi viết.
c. Cấu trúc phiếu bài tập
Cấu trúc phiếu bài tập gồm hai phần:
Phần 1: Đọc bài văn mẫu



Bài đọc mẫu có nội dung liên quan đến miêu tả con vật.
Nội dung của bài đọc đảm bảo một số yêu cầu, đặc trưng của
văn miêu tả, ngôn ngữ miêu tả trong sáng, giàu hình ảnh;




mạch lạc về nội dung và hình thức.
Độ dài: 200 – 250 từ.
Phần 2: Hệ thống các câu hỏi



Hệ thống câu hỏi bao gồm một số nhóm như:
Nhóm câu hỏi tái hiện kiến thức và liên hệ bản thân: HS
nêu lại được cái mà tác giả miêu tả, nêu được cách miêu tả



của bản thân về chi tiết đó/ chi tiết em thích nhất,…
Nhóm câu hỏi mở rộng vốn từ: HS hiểu được sắc thái ý



nghĩa khác nhau của từ ngữ, sử dụng từ ngữ để đặt câu,…
Nhóm câu hỏi gợi mở, liên tưởng: HS phát triển khả năng
dùng từ ngữ, hình ảnh theo vốn hiểu biết của các em,…


Dưới đây là một phiếu quan sát được thiết kế theo cấu trúc
trên:

PHIẾU BÀI TẬP
Yêu cầu 1: Em hãy đọc bài văn sau:

Cá đuôi cờ
Người quê tôi gọi cá ấy là cá đi cờ. Có nơi gọi là cá
săn sắt. Cịn có nơi cá ấy là cá thia thia.
Chú cá đi cờ này bộ mặt thật bảnh. Mình có vằn uốn
xanh biếc, tím biếc. Đơi vây trịn múa lên mềm mại như hai
chiếc quạt màu hồng, màu vàng hoa hiên. Đằng xa những
tua đuôi lộng lẫy dựng cao như đám cờ năm màu, dải lục
tung bay uốn éo.
Cá đuôi cờ tung bay, óng ả. Cá đi cờ cảm thấy hai
bên bờ nước, các chú Niêng Niểng, chú Gọng Vó, chú Nhện
nước vừa nhô lên khỏi những mảng bùn lầy lội, thao láo
mắt nhìn ra thèm muốn bao nhiêu màu sắc rực rỡ của cá
đuôi cờ đang phất phới qua. Cá đi cờ khối chí vì ai cũng
nhìn. Cá đi cờ tung mình lên như cầu vồng các màu.
Bao đời nay, cá đuôi cờ chuyên kiếm mồi ven đầm


nước, bờ ruộng, bờ ao, làm một việc rất có ích. Cá đuôi cờ
ăn bọ gậy, con lăng quăng làm cho nước ao trong veo, làm
cho vũng trời khơng có muỗi. Ai cũng quý cá đuôi cờ.
(theo
Internet)
Yêu cầu 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Bài văn trên gồm có mấy phần? Đó là những
phần nào?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu 2: Nêu nội dung của từng phần mà em vừa xác
định.

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu 3: Cá đi cờ cịn được gọi bằng những tên gọi
nào? Theo em, vì sao lại có những cách gọi khác nhau như


thế?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu 4: Thay từ xanh biếc, tím biếc trong bài thành
xanh ngắt, tím ngắt có được khơng? Vì sao?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu 5: Những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh nào thể hiện vẻ
đẹp của cá đuôi cờ?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Câu 5: Khi miêu tả cá đuôi cờ, tác giả đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? Hãy ghi lại chi tiết đó.
…………………………………………………………
…………………………………………………………


…………………………………………………………
Phân tích đề
Trong phần phân tích đề, học sinh cần nắm được nhân
tố giao tiếp: Nói, viết cái gì? Nói, viết như thế nào? Nói,

viết cho ai nghe, ai đọc?
Ví dụ: “Nắng hiu hắt ghé qua căn gác nhỏ. Trên bậu
cửa sổ, con mèo nằm cuộn tròn, mắt lim dim như đang tận
hưởng ngon lành bầu khơng khí ấm nóng. Lúc sau, lại thấy
chú ta nhảy xuống, dùng chân trước chơi đùa với quả bóng
ở góc nhà. Em hãy tả lại con mèo mà mình có dịp quan sát.
Ở bước này, học sinh cần gạch chân được yêu cầu của
đề, hiểu đề từ đó xác định đối tượng sẽ tả. Yêu cầu của đề là
viết văn miêu tả. Đối tượng miêu tả con mèo mà em có dịp
quan sát (chứ khơng phải con mèo ở câu văn trích dẫn)
Đối tượng miêu tả (quan sát): Đó có thể là con mèo
nhà mình hay con mèo nhà hàng xóm, hay con mèo trên ti
vi, sở thú. Từ đó, lựa chọn từ bối cảnh, cách xưng hô cho
phù hợp và thể hiện được tình cảm của mình với con mèo
đó: tơi – chú ta, tơi – nó, hoặc âu yếm hơn có thể đặt tên
cho con vật và dùng để xưng hô trong bài..


Trình tự miêu tả: Thể loại yêu cầu là văn miêu tả, cụ
thể hơn là văn miêu tả con vật, do đó, HS cần phải biết lựa
chọn trình tự miêu tả để phù hợp với kiểu bài miêu tả hình
dáng, ngoại hình, hoạt động, thói quen, tính cách,… .HS
cần xác định được trọng tâm miêu tả đối tượng để phù hợp
với dặc điểm của lồi vật đó: ví dụ như lồi mèo có hoạt
động đặc trưng là bắt chuột. HS cũng phải xác định được
đặc điểm ngoại hình nào, hoạt động nào làm em u thích,
hoạt động đó diễn ra vào lúc nào, trình tự quan sát là theo
khơng gian hay thời gian. Nếu u thích đơi mắt to trịn và
hiền lành của con mèo thì có thể quan sát và tả đơi mắt của
con mèo theo trình tự thời gian: ban ngày thì đơi mắt xanh

biếc, hiền lành; ban đêm đơi mắt mèo lại sáng rực để nhìn
rõ mọi vật.
Ở bước này, HS cần chú ý tới việc lựa chọn và sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ, xác định từng hồn cảnh
giao tiếp cụ thể để có cách nói, cách viết cho phù hợp trong
bài làm.
Như vậy, GV có thể yêu cầu HS làm một số nhiệm vụ
sau trong bước phân tích đề:
a. Đọc thật kĩ đề bài


b. Gạch chân yêu cầu đề bài
c. Xác định đối tượng, trình tự miêu tả dựa vào các câu
hỏi sau:
Đề bài yêu cầu viết về đối tượng nào? Đối tượng em
miêu tả là con gì? Của ai? (là vật ni trong nhà, là người
bạn thân thiết, hay là con mèo nhà hàng xóm,…). Trình tự
miêu tả con vật như thế nào?
Nếu đề mở thì học sinh trả lời câu hỏi: Mình muốn tả
con gì? Vì sao lại tả con vật đó? Hoặc con vật đó có điểm
gì nởi bật để mình lựa chọn tả? Sau cùng, chọn con vật nào
thì học sinh cũng phải đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài là tả
một con vật nào đó.
d. Xác định nhân vật giao tiếp và vai trò, tư cách của
người viết:
Viết, nói cho ai nghe, ai đọc? (đưa ra lựa chọn về từ
xưng hơ cho phù hợp, ví dụ như cách xưng hô “em” trong
các bài văn).
Đề bài yêu cầu em làm gì?
Quan sát, tìm ý và lập dàn ý



Bước quan sát tìm ý là bước quan trong tiếp theo nhằm
giúp HS chọn lọc ý và sắp xếp sao cho phù hợp với bố cục
của bài văn, đặc biệt là trong phần thân bài. Các đặc điểm
ngoại hình, hình dáng, thói quen, hoạt động, tính cách của
con vật được chọn để miêu tả tạo thành hệ thống các ý lớn
của bài văn. Hệ thống này nằm trong phần thân bài. Mỗi ý
lớn có thể viết thành một đoạn văn. Để làm nổi bật đối
tượng miêu tả, HS có thể lựa chọn, sắp xếp các ý sao cho
logic và phù hợp. Lựa chọn trình tự quan sát cũng rất quan
trọng. Trình tự thời gian: ngày, đêm, sáng, trưa hoặc có thể
là khi còn là con non, lúc mới lớn, lúc trưởng thành. Trình
tự khơng gian: gần, xa, trên, dưới, trước, sau, nơi này, nơi
khác. Trình tự tâm lý, tình cảm: theo trình tự này thì HS có
thể viết khá thoải mái về đối tượng, tuy nhiên vẫn cần có sự
quan sát và sắp xếp các ý phù hợp: có thể đi từ đặc điểm thú
vị nhất, nổi bật nhất đến ít nổi bất, đi từ hoạt động, thói
quen thú vị đến ít thú vị. Và tất nhiên là cách sắp xếp này
phải thống nhất trong cả bài văn.
Các câu hỏi cụ thể là:
Em sẽ trình bày bài văn theo trình tự nào?
Em sẽ sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện trình tự


quan sát đó?
Em quan sát con vật trong hồn cảnh nào, ở đâu và thời
gian nào trong ngày?
Khi quan sát ở những nơi khác nhau thì con vật trơng
như thế nào?

Điều gì đặc biệt ở con vật làm em thấy thích thú và
yêu mến?
Về quan sát, tìm ý
Hướng tới nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài này,
chúng tôi đã thiết kế nội dung để tìm hiểu khả năng quan sát
của HS lớp 4 với hình thức làm phiếu cá nhân với các yêu
cầu khác nhau để đạt được hai mục đích: chuẩn bị kiến thức
phục vụ cho việc làm một đề bài văn – HS quan sát và tìm
được chi tiết cần thiết chuẩn bị cho việc làm bài văn theo
yêu cầu của đề bài đã cho. Và mục đích thứ hai là hình
thành phương pháp, kĩ năng quan sát, mà ở đây là kĩ năng
quan sát con vật. Yêu cầu thứ hai chỉ có thể đạt được khi
thực hiện tốt yêu cầu thứ nhất.
a. Nội dung của phiếu quan sát
Phiếu 1: (HS có thể vẽ, dán ảnh vào ơ)




×