Tải bản đầy đủ (.doc) (238 trang)

Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 238 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
----------

Lấ TH HUYấN

GIáO DụC TíNH Tự LậP CHO TRẻ MẫU GIáO 3 4 TuổI
THÔNG QUA CHế Độ SINH HOạT HàNG NGàY
ở TRƯờNG MầM NON

LUN N TIN S KHOA HC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI
----------

Lấ TH HUYấN

GIáO DụC TíNH Tự LậP CHO TRẻ MẫU GIáO 3 4 TuổI
THÔNG QUA CHế Độ SINH HOạT HàNG NGàY
ở TRƯờNG MầM NON
Chuyờn ngnh: Giỏo dc hc (Giỏo dục Mầm non)
Mã số: 9.14.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HÒA


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng ai
công bố trong bất kỳ luận án nào.
Tác giả

Lê Thị Huyên


LỜI CẢM ƠN
Luận án “Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua
chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non” được hoàn thành tại Khoa
GDMN,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa GDMN,
Trường ĐHSP Hà Nội đã đào tạo, giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu,
hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trường ĐH Hồng Đức, các thầy cô giáo
Khoa GDMN, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hịa, đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian góp ý và định hướng cho tơi trong
q trình thực hiện và hồn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của BGH, GVMN, các
cháu lớp 3 – 4 tuổi tại các trường MN Thực Hành Đại học Hồng Đức, MN
Quảng Tâm, MN Lam Sơn, MN An Hoạch, MN Đông Thọ, MN Trường Thi
A, MN Trường Thi B, MN Ngọc Trạo.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong Gia đình đã ln
bên cạnh động viên, giúp đỡ để tơi hồn thành luận án.

Tác giả

Lê Thị Hun


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CĐSHHN

: Chế độ sinh hoạt hàng ngày

ĐC STN

: Đối chứng sau thực nghiệm

ĐC TTN

: Đối chứng trước thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

MN

: Mầm non


STN

: Sau thực nghiệm

TC

: Tiêu chí

TL

: Tự lập

TN STN

: Thực nghiệm sau thực nghiệm

TN TTN

: Thực nghiệm trước thực nghiệm

TN

: Thực nghiệm

TTN

: Trước thực nghiệm



MỤC LỤC
Trang

TC : Tiêu chí...................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................
Natalya [64], Nguyễn Ánh Tuyết [22].... căn cứ vào khả năng và mức
độ phụ thuộc của trẻ trong các hoạt động hàng ngày đã đưa ra các giai
đoạn hình thành và phát triển tính TL của trẻ MN:..................................
- Trước tiên trẻ tự làm những công việc trong điều kiện quen thuộc
mà không cần nhắc nhở và sự giúp đỡ từ người lớn..................................
- Tiếp theo trẻ tự hoạt động trong những tình huống mới.........................
- Sau cùng trẻ tự khẳng định hành vi của mình dưới bất kỳ điều kiện
nào mà không cần sự giám sát liên tục của người lớn................................
1.2.3. Khái niệm chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm
non...................................................................................................................
1.2.4. Khái niệm giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông
qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non..................................
1.3.1. Vai trị của tính tự lập đối với sự phát triển nhân cách của trẻ 3 4 tuổi...............................................................................................................
Tính TL có vai trị quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ 3
– 4 tuổi. Trước hết tính tự lập giúp phát triển thể chất cho trẻ:...............
1.3.2. Cấu trúc tâm lý tính tự lập của trẻ 3 – 4 tuổi....................................
1.3.4. Sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ 3- 4 tuổi.................
Như vậy, có thể khẳng định, tính TL của trẻ 3 - 4 tuổi đã hình thành và
phát triển qua từng giai đoạn với những biểu hiện của lứa tuổi. Để
giáo dục tính TL cho trẻ lứa tuổi này khơng thể thiếu vai trị của người
lớn trong các hoạt động để hỗ trợ kịp thời khi trẻ gặp khó khăn hay


những hành vi, thái độ cũng như nhận thức chưa phù hợp để kịp thời
điều chỉnh, giúp tính TL của trẻ phát triển.................................................

1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ
MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT HÀNG
NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON.................................................................
1.4.1. Chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non..............................
1.4.1.1. Vai trò của chế độ sinh hoạt hàng ngày trong giáo dục tính tự
lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.....................................................................
1.4.1.2. Nội dung chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi ở trường mầm non.................................................................................
1.4.2. Giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ
sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.....................................................
- Trẻ tự làm một số việc theo quyết định của cá nhân (trong vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trong ăn uống, trong học, chơi, trong lao động, …);..........
- Trẻ biết tự thực hiện các nhiệm vụ được giao;.........................................
- Trẻ tự biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết (Nhờ cơ giáo, bạn bè…) để
hồn thành nhiệm vụ.....................................................................................
Thứ hai: Thái độ tự lập của trẻ....................................................................
- Trẻ bộc lộ nhu cầu muốn tự làm qua lời nói, hành động.........................
- Trẻ tự kể được cơng việc trẻ thích tự làm (Con có thể tự rửa tay, con
tự rửa mặt, con tự lau bàn, con tự đi dép… );............................................
+ Về thái độ TL: Trẻ bộc lộ nhu cầu muốn được làm giúp GV thơng
qua lời nói, hành động; Trẻ thể hiện sự vui vẻ, yêu thích khi được
tham gia và tự làm; Trẻ tập trung trong hoạt động, không bỏ dở công
việc khi chưa làm xong;................................................................................
+ Về thái độ TL: Trẻ bộc lộ nhu cầu muốn được làm giúp GV thơng
qua lời nói, hành động; Trẻ thể hiện sự vui vẻ, yêu thích khi được


tham gia và tự làm; Trẻ tập trung trong hoạt động, không bỏ dở công
việc khi chưa làm xong;................................................................................
* Phương pháp quan sát..............................................................................

- Trẻ tự làm một số việc theo quyết định của cá nhân (trong vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trong ăn uống, trong học, chơi, trong lao động, …);..........
- Trẻ biết tự thực hiện các nhiệm vụ được giao; các tình huống trong
thực tiễn;.........................................................................................................
- Trẻ tự biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết (Nhờ cô giáo, bạn bè…) để
hoàn thành nhiệm vụ.....................................................................................
Mức độ cao:....................................................................................................
Trẻ tự làm một số việc theo quyết định của cá nhân (trong vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trong ăn uống, trong học, chơi, trong lao động, …); Trẻ
biết tự thực hiện các nhiệm vụ được giao; các tình huống trong thực
tiễn;Trẻ tự biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết (Nhờ cơ giáo, bạn bè…)
để hoàn thành nhiệm vụ (3 điểm).................................................................
- Trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn tự làm qua lời nói, hành động;............
Mức độ cao: Trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn tự làm qua lời nói, hành
động; Trẻ thể hiện sự vui vẻ, yêu thích khi được tự làm;Trẻ tập trung
và cố gắng trong hoạt động, không bỏ dở công việc khi chưa làm xong
(3 điểm)...........................................................................................................
- Trẻ tự đưa ra được quyết định, tự lựa chọn được công việc trẻ thích
làm (Con có thể tự rửa tay, con tự rửa mặt, con tự lau bàn, con tự đi
dép… );...........................................................................................................
Mức độ cao: Trẻ tự đưa ra được quyết định, tự lựa chọn được cơng
việc trẻ thích làm (Con có thể tự rửa tay, con tự rửa mặt, con tự lau
bàn, con tự đi dép… ); Trẻ hiểu được những công việc của mình phải
tự làm, khơng ai làm cho mình (Tự rửa tay, tự rửa mặt, tự xúc ăn, tự


đi giày dép, tự lấy cất đồ dùng đồ chơi…); Trẻ có sự cố gắng để hồn
thành cơng việc u thích và nhiệm vụ được giao (3 điểm).......................
Mức độ trung bình: Trẻ tự đưa ra được quyết định, tự lựa chọn được
cơng việc trẻ thích làm (Con có thể tự rửa tay, con tự rửa mặt, con tự

lau bàn, con tự đi dép… ); Tuy nhiên, trẻ chưa nhận thức được những
cơng việc của mình phải tự làm, trẻ cịn chờ vào sự nhắc nhở, gợi ý của
GV để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao (2 điểm)......................
2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT..........................................................................
2.2.1. Thực trạng giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông
qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở một số trường mầm non Thành phố
Thanh Hóa......................................................................................................
2.2.1.1. Thực trạng về phía giáo viên...........................................................
- Trẻ tự làm một số việc theo quyết định của cá nhân (trong vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trong ăn uống, trong học, chơi, trong lao động, …);..........
- Trẻ biết tự thực hiện các nhiệm vụ được giao;.........................................
- Trẻ tự biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết (Nhờ cơ giáo, bạn bè…) để
hoàn thành nhiệm vụ;...................................................................................
- Trẻ bộc lộ nhu cầu muốn tự làm qua lời nói, hành động.........................
- Trẻ tự kể được cơng việc trẻ thích tự làm (Con có thể tự rửa tay, con
tự rửa mặt, con tự lau bàn, con tự đi dép… );............................................
2.2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tính tự lập cho
trẻ 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non
.........................................................................................................................
Quan sát trực tiếp trẻ trong các hoạt động tại nhóm ĐC STN cho thấy,
các hành vi trong hoạt động của trẻ đã có những tiến bộ hơn so với
TTN. Tuy nhiên, sự thay đổi tập trung vào một số trẻ nổi trội trong
lớp, cịn lại số đơng trẻ trong các hoạt động hàng ngày cịn chưa tự biết
chọn việc gì mình làm được, khi được GV giao nhiệm vụ trẻ lúng túng.


Đặc biệt khi gặp các tình huống trong thực tiễn trẻ còn lúng túng
trong giải quyết............................................................................................129
37. Manuscript (2015), Variation in children’s classroom engagement
throughout a day in preschool....................................................................154

- Trẻ tự làm một số việc theo quyết định của cá nhân (trong vệ sinh cá
nhân, vệ sinh trong ăn uống, trong học, chơi, trong lao động, …);..........
- Trẻ biết tự thực hiện các nhiệm vụ được giao; các tình huống trong
thực tiễn;.........................................................................................................
- Trẻ tự biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết (Nhờ cơ giáo, bạn bè…) để
hồn thành nhiệm vụ.....................................................................................
- Trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn tự làm qua lời nói, hành động.............
- Trẻ tự đưa ra được quyết định, tự lựa chọn được cơng việc trẻ thích
làm (Con có thể tự rửa tay, con tự rửa mặt, con tự lau bàn, con tự đi
dép… );...........................................................................................................
Kế hoạch ngày................................................................................................


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển chung về mọi mặt
của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo tiếp
tục phát triển. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản
và toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo
dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [13, tr.3].
Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà giáo dục, gia
đình và tồn xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam tự chủ, độc lập, năng
động, sáng tạo, có trách nhiệm, có khả năng thích ứng, hịa nhập, đáp ứng với
yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Tính TL là một trong những phẩm chất quan trọng trong tâm lý

của nhân cách. Tính TL giúp con người chủ động, dễ thích ứng, hịa nhập
với hồn cảnh thực tiễn và tạo cho họ có nhiều cơ hội thành cơng trong
cuộc sống.
Giáo dục tính TL cho trẻ ngay từ khi còn bé là hết sức cần thiết, giúp trẻ
tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay khi làm bất cứ một việc gì đó; trẻ có ý
thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Đặc
biệt với trẻ 3 – 4 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập, mong muốn được tự làm, tự
giải quyết những công việc giống người lớn, không cần sự giúp đỡ của người
lớn. Vì vậy, đây chính là cơ hội để người lớn giáo dục tính tự lập cho trẻ.
1.3. CĐSHHN ở trường mầm non là phương tiện giáo dục tính TL cho trẻ
3- 4 tuổi phù hợp và hiệu quả. Thông qua CĐSHHN, trẻ có nhiều cơ hội được tự
làm, tự thực hành, trải nghiệm mọi khả năng của chính mình, củng cố và rèn luyện
nề nếp thói quen tốt trong các hoạt động, hình thành và phát triển tính TL cho trẻ.
1.4. Thực tiễn tại các trường mầm non hiện nay, do nhiều lý do khác
nhau mà vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ nói chung, trẻ 3 – 4 tuổi nói


2

riêng chưa được quan tâm đúng mức, cần tìm kiếm các biện pháp cải thiện,
khắc phục để quá trình giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm
non mang lại kết quả cao.
Mặt khác, do ảnh hưởng quan niệm của người Á Đơng trong đó có Việt
Nam, bố mẹ thường bao bọc, lo lắng cho con quá mức; con lệ thuộc vào cha
mẹ, từ suy nghĩ đến hành động ln vì ý muốn của cha mẹ hoặc người lớn.
Ngoài ra, hiện nay, số con trong mỗi gia đình ít nên đứa trẻ là đối tượng tập
trung sự quan tâm của gia đình và xã hội. Từ đó, một số gia đình q quan
tâm, q nng chiều nên người lớn thường làm thay, làm hộ những việc mà
trẻ có thể tự làm được. Điều này có thể hình thành ở trẻ tính tự ti hay ích kỷ,
coi mình là trung tâm, mình là nhất... làm hạn chế tính TL của trẻ.

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, vấn đề: “Giáo dục tính tự lập
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục tính tự lập cho
trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ được tự làm trong các hoạt
động và sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non và ở nhà.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua
CĐSHHN ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở
trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi đã có thể tự làm được một số việc trong sinh


3

hoạt hàng ngày. Nếu tổ chức CĐSHHN theo hướng kích thích và khuyến
khích trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn được tự làm và tạo cơ hội cho trẻ được
tự làm, thường xuyên được hoạt động, luyện tập, thực hành, trải nghiệm,…
tính TL của trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 –
4 thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4

tuổi ở một số trường mầm non.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục tính TL cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông
qua CĐSHHN ở trường mầm non.
6.2. Về khách thể khảo sát
- 80 giáo viên dạy lớp MG 3 – 4 tuổi
- 120 trẻ MG 3 – 4 tuổi
- 120 phụ huynh (bố mẹ của 120 trẻ đã tiến hành khảo sát)
6.3. Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 8 trường
MN trên địa bàn Thành Phố Thanh Hóa Hóa (MN Thực Hành Đại học Hồng
Đức, MN Quảng Tâm, MN Lam Sơn, MN An Hoạch, MN Đông Thọ, MN
Trường Thi A, MN Trường Thi B, MN Ngọc Trạo).
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận hoạt động
Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và thông qua
hoạt đông; tâm lý trẻ được bộc lộ trong hoạt động và hình thành bằng hoạt động
của chính mình. Tính tự lập là một phẩm chất trong nhân cách của trẻ, nó cũng
được hình thành và phát triển trong các hoạt động. Vì vậy, trong quá trình giáo


4

dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi cần coi trẻ là một chủ thể hoạt động, tạo
cơ hội cho trẻ được tự làm, luyện tập, thực hành… trong các hoạt động của
CĐSHHN ở trường mầm non.
7.1.2. Tiếp cận tích hợp

Giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi cần được tiến hành tích
hợp đan cài lồng ghép thông qua các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ
ở trường mầm non. GV là người tổ chức hướng dẫn, trẻ là trung tâm của quá
trình giáo dục. GV tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ nhu cầu tự làm, trẻ được tự
làm, tự mình ra quyết định, tự thực hiện nhiệm vụ được giao trong CĐSHHN.
7.1.3. Tiếp cận hệ thống
Trẻ em là một đối tượng toàn vẹn với những đặc điểm, những mối quan
hệ trong một hệ thống nhất định. Trong quá trình nghiên cứu về giáo dục tính
TL cho trẻ cần phải xem xét cả quá trình phát triển về các mặt thể chất, ngơn
ngữ, trí tuệ, tình cảm; những điều kiện, yếu tố ảnh hưởng, tác động tới trẻ để
tìm ra bản chất, qui luật hình thành phát triển tính TL của trẻ. Trên cơ sở kết
hợp với thực tiễn để có tác động phù hợp, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến
khó, diễn ra thường xuyên, liên tục trong các hoạt động, giúp q trình giáo
dục tính TL cho trẻ mang lại kết quả.
7.1.4. Tiếp cận phát triển
Thế giới luôn luôn vận động. Mọi sự vật, hiện tượng luôn phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nhiệm vụ giáo dục tính TL cho trẻ cần
được tiến hành từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp phù
hợp với sự phát triển của trẻ từng độ tuổi (mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt
và có sự phát triển khác nhau)
7.1.5. Tiếp cận cá thể hóa
Trong q trình giáo dục trẻ nói chung, giáo dục tính TL cho trẻ nói
riêng cần quan tâm tới cá nhân trẻ, khai thác tiềm năng vốn có ở mỗi trẻ.
Đồng thời, có tác động phù hợp với nhu cầu, mong muốn, khả năng của từng
cá thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội tốt cho mọi trẻ được tự làm, tự
điều chỉnh hoạt động của cá nhân.


5


7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các
nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận
của luận án.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát
- Sử dụng phương pháp này nhằm phát hiện thực trạng giáo dục tính TL
của cơ và trẻ 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non thuộc
Thành phố Thanh Hóa. Đồng thời thu thập thơng tin trong q trình thực
nghiệm sư phạm.
- Tiến hành dự giờ, quan sát, trao đổi, kết hợp ghi chép, quay băng hình,
chụp ảnh hoạt động của cơ và trẻ trong sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
- Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục tính
tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày ở
trường mầm non (nhận thức của GV, phụ huynh về giáo dục tính TL cho trẻ;
việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và đặc biệt là biện pháp
của GV trong quá trình giáo dục tính TL cho trẻ).
- Tiến hành lập phiếu hỏi (phụ lục 1& phụ lục 2), phát phiếu hỏi cho
GV, phụ huynh và tiến hành thu phiếu, tổng hợp số liệu kết quả khảo sát.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
- Nhằm tìm hiểu thực trạng về giáo dục tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi thông
qua CĐSHHN ở một số trường mầm non thuộc Thành phố Thanh Hóa.
- Dự kiến nội dung câu hỏi cho GV, phụ huynh, trẻ
Tiến hành hỏi trực tiếp GV, phụ huynh, trẻ
Ghi ghép thơng tin làm cơ sở phân tích thực trạng giáo dục tính TL trẻ
3 - 4 tuổi.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
- Sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu, phân tích kế hoạch tổ



6

chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 ở trường mầm non của
các GV để phát hiện thực trạng về việc lập kế hoạch, lồng ghép nội dung giáo
dục tính TL cho trẻ thơng qua CĐSHHN, làm cơ sở để xác định thực trạng
của việc giáo dục tính TL cho trẻ.
- Tiến hành nghiên cứu các kế hoạch tổ chức các hoạt động hàng ngày
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 ở trường mầm non của các GV tại các trường MN,
phân tích và làm rõ cách thiết kế các hoạt động trong CĐSHHN để lồng ghép,
tích hợp nội dung giáo dục tính TL cho trẻ thông qua CĐSHHN.
7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu
quả của các biện pháp đã đề xuất và khẳng định sự phù hợp của kết quả đạt được
với giả thiết khoa học đề ra.
- Tiến hành tác động một số biện pháp đề xuất vào nhóm thực nghiệm,
nhóm đối chứng sử dụng biện pháp giáo dục hiện hành, so sánh kết quả giữa
nhóm TN và ĐC từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm kết quả thực trạng và
kết quả thực nghiệm làm căn cứ đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Luận án xử lý số liệu theo chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
Các thơng số và phép tốn thống kê được chúng tơi sử dụng các chỉ số sau:
Điểm trung bình cộng (Mean) dùng để tính điểm đạt được của từng tiêu
chí của trẻ. Trong nghiên cứu này chủ yếu dùng phép so sánh giá trị trung
bình (compare means).
Độ lệch chuẩn (Standardie Deviation) dùng để mô tả mức độ phân tán
hay mức độ tập trung của trẻ trong từng tiêu chí.
Kiểm định Pair sample t– tets được sử dụng để kiểm định sự khác biệt

về Mean giữa các nhóm ĐC, TN trước TN và sau TN dựa vào chỉ số sig. Nếu
sig > 0.05, khơng có sự khác biệt về giá trị TB, kết quả trước và sau TN không
mang lại ý nghĩa. Nếu sig < 0.05 có sự khác về giá trị TB và kết quả trước và
sau TN mang lại ý nghĩa.
Tần xuất và phần trăm các phương án trả lời.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có nhu cầu TL và có thể tự làm lấy một số


7

việc trong cuộc sống hàng ngày. Khi trẻ tích cực và thường xuyên được tự làm,
được trải nghiệm trong sinh hoạt hàng ngày thì tính TL của trẻ 3 - 4 tuổi được
hình thành và phát triển.
8.2. CĐSHHN ở trường mầm non là phương tiện phù hợp để giáo dục
tính TL cho trẻ 3 – 4 tuổi. GV là người thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, trợ
giúp trẻ khi cần thiết trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non.
8.3. Kết quả giáo dục tính TL của trẻ sẽ cao hơn khi GV tổ chức CĐSHHN
theo hướng phát huy ưu thế của các hoạt động (Ăn, ngủ, chơi, học, lao động, vệ
sinh …) kích thích trẻ bộc lộ nhu cầu, mong muốn được tự làm và tạo cơ hội cho
trẻ được hoạt động, luyện tập, thực hành, trải nghiệm, khuyến khích trẻ tự giác,
tích cực và nỗ lực tự làm, tự hồn thiện nhiệm vụ được giao.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Bổ sung và làm phong phú hơn lý luận về giáo dục tính tự lập cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
9.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
và vận dụng vào một số trường mầm non Thành Phố Thanh Hóa.
9.3. Cung cấp tài liệu cho GV, sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm
non, GV các trường mầm non, phụ huynh trong q trình giáo dục tính TL
cho trẻ 3 - 4 tuổi.

10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Nội dung nghiên cứu
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về giáo dục tính TL cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
thông qua CĐSHHN ở một số trường mầm non Thành phố Thanh Hóa.
Chương 3: Biện pháp giáo dục tính TL cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
thông qua CĐSHHN ở trường mầm non.
Kết luận và kiến nghị


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ
SINH HOẠT HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
HÀNG NGÀY Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1.1. Những nghiên cứu về tính tự lập của trẻ em
Vấn đề giáo dục tính TL cho trẻ em được các nhà khoa học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu theo các hướng sau:
1.1.1.1. Những nghiên cứu về bản chất tính tự lập của trẻ
Các tác giả L.L. Badina , E. M. Stepanov [57], A.M.Zhirikov [97], S.
Teplyuk [79], L. V. Marantseva [86], K.P. Kuzovkova [81], G.G. Alekseeva [65],
Nguyễn Hồng Thuận [20] ... đã xem tính TL của trẻ là một phẩm chất của
nhân cách, gắn với q trình tâm lý như: tư duy, chú ý, trí nhớ và hoạt động
ý chí của cá nhân và có mối liên quan trực tiếp với cảm xúc.

Theo K.P. Kuzovkova “Tính TL là một biểu hiện khơng thể thiếu
của nhiều đặc tính cảm xúc, trí tuệ, định hướng và ý chí của cá nhân” [81,
tr.56]. G.G.Alekseeva thì cho rằng: “Tính TL là một trong những phẩm
chất quan trọng hàng đầu của một người, thể hiện bởi khả năng đặt ra một
mục tiêu cụ thể, tính kiên trì hồn thành nhiệm vụ của chính mình; khả
năng ghi nhớ mục tiêu cuối cùng của một hành động và sắp xếp các hành
động phù hợp với thành quả của nó” [65, tr.2]. L.L. Badina xem tính TL là
một trong những phẩm chất của người có năng lực xã hội, là cơ sở để hình thành
các phẩm chất xã hội quan trọng khác như hoạt động tự chủ, sáng kiến [55].
Các tác giả S.L. Rubinshtein [74], Yuri Serov [98], E. M. Stepanova [57],
N.N. Bukina [53].... xem tính tự lập như một trạng thái hoạt động của cá nhân,
được phát triển trên cơ sở là một hình thức mới của tự ý thức, là khả năng con
người biết cố gắng để tự đặt ra và giải quyết những mục đích có ý nghĩa xã hội.
Theo Yuri Serov, “Tính tự lập là sự nỗ lực của một người để thực hiện
hành động hoặc hoạt động mà khơng có sự giúp đỡ của người khác” [98].


9

L. V. Marantseva cho rằng “Tự lập là thể hiện trách nhiệm của một người
đối với hành vi của họ, có ý thức và chủ động, khơng chỉ trong mơi trường quen
thuộc mà ngay cả trong các điều kiện mới” [86, tr.5].
Theo S.L. Rubinstein “Tính tự lập là một biểu hiện xã hội của một tính
cách đặc trưng cho thái độ đối với công việc, con người và xã hội” [74, tr.20].
Các tác giả L.A. Porebska [69], G.N. Godina [76], E.O. Smirnova [ Dẫn theo
90] ... xem tính TL là khả năng hoạt động của cá nhân.
L.A. Porebska nhấn mạnh tự lập của trẻ chính là khả năng hành động độc lập,
phán đoán, sở hữu sáng kiến và quyết tâm của mình để hồn thành nhiệm vụ [69].
Theo G.N. Godina “Tính TL thể hiện khả năng nắm vững kiến thức và kỹ
năng thực tế sau đó được sử dụng trong các điều kiện khác nhau” [76, tr.67].

Theo E.O. Smirnova “Tính TL được hiểu khi một người có khả năng
liên tục vượt xa khả năng của mình, đặt ra các nhiệm vụ mới và tìm cách giải
quyết chúng” [Dẫn theo 90, tr.3].
Như vậy, qua phân tích quan điểm của các nghiên cứu, bản chất tính TL
được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc nhìn nhận tính TL
chỉ trên bình diện nhận thức, hành động ý chí hoặc chỉ biểu lộ tình cảm, cảm
xúc của mình thì chưa thể đảm bảo cho cá nhân tự lập trong cuộc sống. Vì
vậy, bản chất tính TL của trẻ cần được nhìn nhận là một phẩm chất nhân cách
được thể hiện ở năng lực của cá nhân với sự tham gia của ý chí gắn liền với
trách nhiệm của cá nhân để hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về sự hình thành và phát triển tính tự lập
của trẻ
Nghiên cứu về vấn đề hình thành và phát triển tính TL của trẻ được
trình bày trong các nghiên cứu của N. Frenck [75], Yuri Serov [98],
S.N.Teplyuk [79], A.A. Lyublinskaya [70], Nguyễn Hồng Thuận [20],
Nguyễn Ánh Tuyết [22], Natalya [64], … Các tác giả đã chỉ ra tính TL của trẻ
được hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non và phát triển thông qua việc tự ý
thức về bản thân và nhu cầu tự hoạt động ở cá nhân trẻ . N. Frenck [75],
trong bài “Giúp trẻ phát triển – con đường tự tập” cho rằng muốn hình
thành và phát triển tính TL cho trẻ trước hết tự bản thân trẻ phải có nhu cầu


10

được hoạt động, rồi trẻ phải tự làm chủ được ý định của mình và trở nên TL
trong quá trình hoạt.
Theo S.N.Teplyuk, nguồn gốc của tính TL phát sinh từ khi còn nhỏ,
ngay từ năm thứ hai và năm thứ ba của cuộc đời một đứa trẻ. Lúc này, quá
trình hình thành các hành động và kỹ năng tự lập đang dần trở nên phức tạp
hơn trong trò chơi và các hoạt động khác, trong nhận thức về môi trường và

trong giao tiếp. Với sự giúp đỡ của người lớn, các kỹ năng tự lập của trẻ được
củng cố, biểu hiện trong một loạt các hoạt động, dần dần trẻ có được kinh
nghiệm của cá nhân" [79, tr.63].
A.A. Liublinskaia cho rằng tính TL khơng phát sinh đột ngột, nó phát triển
từ thời thơ ấu trên cơ sở củng cố kỹ năng và thói quen đơn giản [70, tr.11].
Theo M. Montessori tính tự lập của con người đã có mầm mống trong
mỗi cá nhân. Con người cần tạo cơ hội phát triển chúng cho sự hình thành của
tất cả các kỹ năng cần thiết, hiện thực hóa các khả năng, nắm vững kiến
thức. Tất cả các bước phát triển của trẻ con - từ kỹ năng có được trong các
động tác, học cách lăn qua, ngồi, bị, đi bộ đến hình thành các phản ứng và kỹ
năng giao tiếp xã hội [83].
Theo Nguyễn Ánh Tuyết [22], tính TL xuất hiện vào khoảng 18
tháng, đặc biệt là vào tuổi lên ba với biểu hiện muốn tự làm lấy nhiều việc, trẻ
thường nói “con tự xúc cơm”, “con tự mặc áo”, “con tự chơi”... [22, tr. 365].
Các nhà Tâm lý, giáo dục L.A. Porebska [69], Yuri Serov [98],
A.A.Liublinxkaia [70], Natalya [64], ... trên cơ sở phân tích về q trình hình
thành và phát triển tính TL của trẻ, họ đều cho rằng tính TL được hình thành qua
từng giai đoạn với những biểu hiện phức tạp dần.
Thoạt đầu là bắt chước những hành động của người lớn (lúc này chỉ là
hình thức trẻ sao chép một hành động quen thuộc mà trẻ không nhận ra ý
nghĩa trong hoạt động đó), sau đó là hoạt động tái tạo theo sáng kiến riêng
của trẻ và cuối cùng là hoạt động theo khả năng sáng tạo của trẻ.
Natalya [64], Nguyễn Ánh Tuyết [22].... căn cứ vào khả năng và mức độ
phụ thuộc của trẻ trong các hoạt động hàng ngày đã đưa ra các giai đoạn
hình thành và phát triển tính TL của trẻ MN:


11

- Trước tiên trẻ tự làm những công việc trong điều kiện quen thuộc mà

không cần nhắc nhở và sự giúp đỡ từ người lớn.
- Tiếp theo trẻ tự hoạt động trong những tình huống mới.
- Sau cùng trẻ tự khẳng định hành vi của mình dưới bất kỳ điều kiện
nào mà không cần sự giám sát liên tục của người lớn.
Như vậy, theo các nhà nghiên cứu tính TL của trẻ được hình thành
bắt đầu từ bản thân đứa trẻ có nhu cầu tự làm, tự bắt chước những thao
tác, hành vi của người lớn để thỏa mãn mong muốn được “tự khẳng định
mình”, được làm những cơng việc “giống như người lớn”. Tiếp theo, tính TL
của trẻ được hồn thiện dần qua q trình thực hành, rèn luyện trong các hoạt
động để tái tạo lại những gì trẻ đã bắt chước được và bước cao hơn đó chính
là sự sáng tạo của cá nhân trẻ trong việc vận dụng những gì đã tiếp thu được
để giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống trong những điều kiện, hồn cảnh
khác nhau trong thực tiễn hàng ngày.
Dựa trên những nghiên cứu trên, có thể hiểu q trình hình thành và
phát triển tính TL của trẻ như sau:
Giai đoạn trẻ tự thể hiện nhu cầu của cá nhân: Trẻ có nhu cầu được tự
làm, tự bắt chước hành động của người lớn và mọi người xung quanh mặc dù
không biết khả năng của mình có làm được hay khơng.
Giai đoạn trẻ tự tái tạo: Trẻ tập làm những công việc giống như người
lớn thông qua việc làm hàng ngày, thông qua trị chơi... để tái tạo lại những gì
trẻ đã bắt chước được trong những điều kiện, hoàn cảnh quen thuộc.
Giai đoạn trẻ tự lập sáng tạo: Trẻ chủ động tham gia vào hoạt động,
hành động, tự giải quyết các nhiệm vụ, các tình huống theo khả năng, sở thích
của mình trong những điều kiện, hoàn cảnh mới trong thực tiễn hàng ngày.
1.1.1.3. Nghiên cứu về cấu trúc tâm lý tính tự lập của trẻ
Về cấu trúc TL của trẻ được các nhà nghiên cứu (S.A. Zvereva, G.N.
Godina, T.A. Vlasova, I. Molnar, T.S. Borisova…) quan tâm. Họ đã đưa ra
những quan điểm về cấu trúc tính TL của trẻ từ đó định hướng cho q trình
phát triển tính TL cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
S.A. Zvereva coi tính TL của trẻ là một đặc tính của phương thức hoạt



12

động. Theo đó, cấu trúc tính TL của trẻ tương ứng với cấu trúc hoạt động, bao
gồm động cơ và hoạt động của cá nhân [92].
Với cách tiếp cận của S.A. Zvereva [92], cấu trúc tính TL của trẻ chứa
đựng cả yếu tố tâm lý bên trong (động cơ) và yếu tố bên ngoài (hành vi). Để
đạt được động cơ, thỏa mãn nhu cầu bên trong ở trẻ thì thành phần khơng thể
thiếu trong cấu trúc tính TL đó chính là hành vi trong hoạt động. Đứa trẻ muốn
thỏa mãn được động cơ thì phải tham gia vào hoạt động. Thông qua hoạt động
thực tiễn, trẻ được tự hành động, thao tác, được khám phá, trải nghiệm… trẻ sẽ
đạt được động cơ và xuất hiện động cơ mới. Đồng thời, trong hoạt động, cá
nhân sẽ bộc lộ rõ hành vi và thái độ của mình. Điều đó đồng nghĩa với tính TL
của trẻ được phát triển hơn.
Theo T.A. Vlasova tính TL của trẻ là một hệ thống bao gồm các thành phần
nhận thức, xúc cảm, tình cảm (thái độ) và hành vi [46]. Với cách tiếp cận này,
tính TL của trẻ bao gồm khả năng nhận thức về hoạt động của trẻ; xúc cảm,
tình cảm thể hiện và hành vi bộc lộ của trẻ trong quá trình hoạt động. T.A.
Vlasova nhấn mạnh, ngồi thành phần nhận thức, thái độ thì hành vi là thành phần
quyết định chất lượng, kết quả hoạt động của cá nhân này so với cá nhân khác.
Ngoài ra, T.A. Vlasova nhấn mạnh, khi trẻ hành động với sự tham gia của ý chí
thì hành vi TL của trẻ trở nên chất lượng.
Đồng với quan điểm trên, T.S. Borisova, I. Molnar [Dẫn theo 90], xác
định cấu trúc tính TL của trẻ gồm thành phần nhận thức; xúc cảm, tình cảm và
hành vi. Theo T.S. Borisova tính TL phụ thuộc vào mức độ phát triển của các
chức năng tâm lý (suy nghĩ, trí nhớ, sự chú ý, v.v.). T.S. Borisova cho rằng,
trong quá trình hành động để thực hiện các nhiệm vụ được giao và đạt được
mục tiêu sẽ quyết định mức độ phát triển tính TL của trẻ. Xúc cảm, tình cảm
hay đó chính là thái độ đi kèm với hành động của trẻ và làm tăng mức độ

hành động thể hiện ở trẻ. Nhờ có thái độ tốt được thể hiện trong quá trình hoạt
động của trẻ, làm cho hành động trở nên hiệu quả hơn và nhận thức của trẻ
được phát triển cùng với quá trình hoạt động.
G.N. Godina [76] thiên về hành vi và thao tác cụ thể khi nhìn nhận về
tính TL của trẻ. Theo G.N. Godina, tính TL được xác định bởi mức độ phụ
thuộc của trẻ vào người lớn, sự trợ giúp bên ngoài khi trẻ hoạt động. Cụ thể:


13

Trẻ TL nhưng một phần phụ thuộc vào người lớn
Trẻ TL không phụ thuộc vào người lớn.
Như vậy, cấu trúc TL của trẻ được giải quyết bởi các nhà nghiên cứu
với cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm về các thành phần tính TL
của trẻ bao gồm nhận thức, xúc cảm, tình cảm (thái độ) và hành vi được nhiều
nhà nghiên cứu đề cập.
Mặt khác, theo các nhà Tâm lý học Việt Nam [24], cấu trúc của ý thức
bao gồm mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt năng động của ý thức. Ý thức nảy
sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động qui định cấu trúc
của ý thức. Trong đó, tính TL được hình thành và phát triển trong hoạt động
và được điều khiển bởi ý thức. Vì vậy, các thành phần cấu trúc của hoạt động
và ý thức đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của tính TL và chi phối cấu
trúc tính tự lập của trẻ.
Dựa trên những phân tích trên, tính TL của trẻ có thể xem xét bao gồm
các thành phần: Nhận thức, thái độ và hành vi, điều này được thể hiện cụ thể
qua sơ đồ sau:

Nhận
thức


Hành
vi

Tính
TL

Thái
độ

Hình 1.1. Các thành phần cấu trúc của tính tự lập của trẻ
1.1.1.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển tính tự lập của trẻ
Các nhà tâm lý học phương Tây như H.A.Witkin & D.R.Goodenough
[Dẫn theo 23, tr.11] tìm hiểu sự phát triển tính TL trong lứa tuổi tiền học

Nhận
thức


14

đường nhận thấy rằng, sự hình thành và phát triển tính TL của trẻ phụ thuộc
vào mối quan hệ với bạn bè nhiều hơn là với người lớn.
Các nhà nghiên cứu G.A. Uruntayeva [94], L.S.Vygotsky [45],
M.V. Kharlamov [Dẫn theo 90]... đề cao yếu tố cá nhân trong việc hình thành tính
tự lập của trẻ. Theo Vygotsky L.S “Sự hình thành tính TL phụ thuộc phần lớn vào
mức độ hình thành trí nhớ, suy nghĩ, sự chú ý, lời nói, ... của cá nhân. Nhờ điều
này, đứa trẻ có thể đạt được mục tiêu, vượt qua những khó khăn đã phát sinh để
hoàn thành nhiệm vụ” [45, tr.94]. G.A. Uruntayeva cho rằng, q trình hình thành
và phát triển tính TL phụ thuộc vào chính khát vọng và ham muốn của trẻ [94].

Các nghiên cứu của N.V. Nikiforova, M.I Baisheva, O.N.Ubranckaia, Vũ
Huyền Trinh [Dẫn theo 45], Nguyễn Hồng Thuận [20], … đề cao vai trị của gia
đình thơng qua các tác động có mục đích, thường xun và hệ thống của các thành
viên trong gia đình trong quá trình hình thành và phát triển tính TL cho trẻ.
N.V. Nikiforova, M.I Baisheva chỉ rõ “cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên
và quan trọng nhất của trẻ em, đặt nền móng cho tính cách của con. Từ phẩm
chất cá nhân của họ, tình yêu đích thực dành cho trẻ, khả năng nhận thức và
xây dựng đúng quy trình ni dưỡng của gia đình, tạo ra một khơng khí gia
đình tích cực, hỗ trợ cho trẻ trong hoạt động cũng như sự thành công của trẻ
trong hoạt động” [61, tr.3].
N.V. Abdulova [43], Maria Montessori [Dẫn theo19] đề cao yếu tố môi
trường trong việc giáo dục tính TL cho trẻ. N.V. Abdulova [43] cho rằng, môi
trường giúp trẻ tự thể hiện sáng kiến và sự sáng tạo trong các hoạt động khác
nhau. Nâng cao khả năng tự tổ chức và hoàn thành các hoạt động của chính
trẻ, thúc đẩy q trình phát triển tính TL của trẻ.
Maria Montessori quan tâm đặc biệt đến môi trường vật chất và môi
trường tâm lý. Bà đặc biệt quan tâm đến việc chế tạo đồ dùng, đồ chơi vừa kích
cỡ với trẻ và mang tính cảm giác trực quan cho trẻ hoạt động. Montessori nói:
“Giáo cụ dành cho việc giáo dục các giác quan của chúng ta sẽ trao cho trẻ chìa
khóa hướng dẫn trẻ tự khám phá thế giới của chúng” [dẫn theo 19, tr.76].
A.S Mikerina [90, tr.3], M.V. Kharlamov [Dẫn theo 90], Z.V. Eliseeva [59]
… xác định các điều kiện tâm lý và điều kiện sư phạm cho sự hình thành và
phát triển tính tự lập ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, bao gồm:


15

- Tổ chức tương tác giữa giáo viên và phụ huynh về sự phát triển tính
độc lập và sáng kiến của trẻ trong hệ thống giáo dục gia đình;
- Tạo ra môi trường phát triển theo chủ đề trong trường mầm non nhằm

thúc đẩy sự phát triển của trẻ và mong muốn giải quyết các nhiệm vụ của hoạt
động mà không cần sự giúp đỡ của người lớn;
- Giáo viên tổ chức các hoạt động của trẻ nhằm phát triển mọi khả năng
ở trẻ em thông qua việc đặt mục tiêu, kế hoạch của hoạt động.
- Vị trí của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ,
được đặc trưng bởi khả năng hướng dẫn trẻ đạt được mục tiêu.
M.V. Kharlamov [dẫn theo 72], Z.V. Eliseeva [59],… cho rằng các điều
kiện tâm lý để hình thành tính TL ở trẻ mẫu giáo là:
- Tích lũy ý tưởng và kiến thức về các hình thức hành vi độc lập, nhận
thức của trẻ em về tầm quan trọng của sự độc lập trong các điều khoản cá
nhân và xã hội;
- Hình thành thái độ tích cực đối với các hoạt động;
- Sự hình thành các yếu tố tự kiểm sốt và lịng tự trọng khi thực hiện
các hoạt động.
Đồng vớí quan điểm trên, các nhà nghiên cứu J.H. Xartan, N.V.
Pôntaxeva [Dẫn theo 23], Nguyễn Thanh Huyền [7]… đã đề cập đến hai điều
kiện cơ bản đó chính là các điều kiện sư phạm:
- Thường xuyên bổ sung, mở rộng hiểu biết, các kỹ năng, phương pháp
hành động của trẻ;
- Tạo điều kiện để trẻ thể hiện sáng kiến và tính sáng tạo, phát triển
hứng thú của trẻ đối với các hoạt động độc lập;
- Giúp trẻ hình dung trước quy trình hành động, hoạt động;
- Thường xuyên làm phức tạp hoá điều kiện thực hiện và nhiệm vụ hành động.
Các điều kiện tâm lý:
- Có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết về các lĩnh vực hoạt động mà
trong đó tính TL được thể hiện;
- Có kỹ năng tự đặt nhiệm vụ, kế hoạch hoá, kiểm tra hành động; Có sự
nỗ lực ý chí; Có niềm tin vào sức lực của bản thân; Có tính tích cực; Có tính
tự giác; Có tính kỷ luật; Có tính mục đích.



×