Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TỔ CHỨC dạy KIỂU bài tả CẢNH CHO học SINH lớp 5 THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.12 KB, 23 trang )

TỔ CHỨC DẠY KIỂU BÀI TẢ CẢNH CHO HỌC
SINH LỚP 5 THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM

Quan niệm về dạy học trải nghiệm và hình thức
vận dụng dạy học trải nghiệm vào dạy kiểu bài văn tả
cảnh cho HS lớp 5
Có rất nhiều chỉ tiêu cần đạt để có thể đánh giá một
giờ học là “một giờ học tốt”. Về phía GV, đó là việc chuẩn
bị bài, các bước lên lớp, cách giao tiếp với HS trong giờ
học,…Tuy nhiên, mục đích giáo dục là hướng đến sự phát
triển toàn diện của HS, vì vậy đánh giá một giờ học thơng
qua học sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng và
không thể thiếu. Một giờ học được coi là hoàn hảo nhưng
tinh thần và thái độ học của HS thì giờ học đó cũng khơng
bao giờ được đánh giá cao. Dạy học trải nghiệm có thể đáp
ứng tốt các tiêu chí quan trọng đó là: HS khơng những có
thêm kiến thức, kĩ năng mới và bổ ích từ bài học; áp dụng
được những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và/
hoặc trong các bài tập được áp dụng một cách hiệu quả
nhất, mà cịn có tinh thần hào hứng tham gia các hoạt động


học tập -điều mà các giờ học “nghiêm túc” ngày nay chưa
bao giờ gợi được cho HS một cách tốt nhất.
Chính vì vậy, việc vận dụng Dạy học trải nghiệm để
nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho các em là một
trong những việc làm cần thiết để triển khai đến GV và HS
một cách tốt nhất.
Ở trong luận văn này, chúng tôi coi dạy học trải
nghiệm là một phương pháp dạy học bởi nó có nhiều bước
khác nhau (7 bước) và bao hàm trong đó có nhiều phương


pháp dạy học kèm theo: phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp quán sát,…
Những hoạt động trải nghiệm có thể sử dụng trong
dạy Tập làm văn tả cảnh cho HS lớp 5 là:
(1) Trải nghiệm quan sát trực tiếp cảnh thật.
(2) Trải nghiệm thông qua việc xem tranh ảnh/
video clip liên quan đến cảnh cần tả.
(3) Trải nghiệm qua đoạn văn, bài văn mẫu để HS
quan sát, cách tả và ngôn từ diễn đạt.


Hình thức (3) được sử dụng thường xuyên nhất trong các
bài học.




Hình thức (2) có một số tiết GV cũng đã vận dụng hình thức



này để HS tả cảnh.
Hình thức (1) lại ít được GV chú trọng đề cao và mức độ sử



dụng trong các tiết tả cảnh là rất thấp
Chính vì vậy trong luận văn này, chúng tơi sẽ đi sâu tìm
hiểu ở hình thức (1): dạy học trải nghiệm quan sát cảnh thật
( quy trình chuẩn bị bài giảng- minh họa 1 tiết dạy); với

những tình huống cụ thể có thể phối hợp các hình thức “trải
nghiệm” khác nhau.
Các nguyên tắc dạy học Tập làm văn lớp 5 ( kiểu
bài Tả cảnh) qua hoạt động trải nghiệm.
Các nguyên tắc được hình thành trên cơ sở các quy
luật tự nhiên và xã hội, được con người nhận thức, phản ánh
nhằm mục đích cuối cùng đã đề ra.
Những nguyên tắc được xem là chung nhất và mang
tính đặc thù trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đó là
nguyên tắc giao tiếp ( còn gọi là nguyên tắc phát triển hay
nguyên tắc thực hành), nguyên tắc phát triển tư duy ( cịn
gọi là ngun tắc rèn luyện ngơn ngữ gắn liền với rèn luyện
tư duy hay nguyên tắc phát triển) và ngun tắc tính đến
đặc điểm tâm lí và trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ của
HS.


Bên cạnh những nguyên tắc chung, đối với việc dạy
học Tập làm văn lớp 5 kiểu bài văn Tả cảnh bằng dạy học
trải nghiệm, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Lựa chọn thời gian, địa điểm trải nghiệm phù hợp:
HS sẽ quan sát cảnh thật để miêu tả vì vậy lựa chọn
điểm đến để HS trải nghiệm là một yếu tố vô cùng quan
trọng để HS có thể quan sát và tìm ý để viết bài văn miêu tả
về cảnh đó. Hơn thế nữa, việc lựa chọn địa điểm đến vô
cùng quan trọng bởi khi miêu tả cảnh chúng ta cần gắn với
các hoạt động của con người, con vật để cho cảnh thêm sinh
động, hấp dẫn. Với mỗi góc nhìn khác nhau, HS sẽ có
những trải nghiệm khác nhau về đối tượng mà các em định
tả. Chẳng hạn khi đi tham quan Hồ Gươm thì tùy thuộc vào

vị trí đứng của các em mà lại có thể ngắm nhìn cảnh đẹp
của Hồ theo những cách khác nhau. Nếu đưa các em đến
một địa điểm quá xa thì rất tốn kém chi phí đi lại trong khi
đưa các em đến địa điểm gần trường thì có thể địa điểm đó
cảnh chưa có đặc điểm gì nổi bật cho HS có thể miêu tả.
Một điều vơ cùng quan trọng đó chính là thời gian mà
giáo viên lựa chọn cho các em trải nghiệm trực tiếp xem
cảnh vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều. Tùy từng thời gian


mà cảnh lại hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Ví dụ,
cảnh Hồ Gươm buổi sáng sẽ khác với cảnh Hồ Gươm lúc
buổi chiều…
Chính bởi những lí do trên mà việc chọn thời gian và
địa điểm phù hợp với dạy học trải nghiệm là một nguyên tắc
vô cùng quan trọng.
- Đảm bảo an toàn cho HS trong suốt quá trình trải
nghiệm, quan sát cảnh thật
Đây cũng là một nguyên tắc không kém phần quan
trọng khi tổ chức HS trải nghiệm. Bởi HSTH ln rất hiếu
động, tị mị, ham khám phá nên GV ln ln sát sao, bao
qt tồn bộ HS.
- Tôn trọng ý kiến riêng của HS.
Mỗi HS là một cá thể riêng biệt. Các em sẽ có cách
nhìn nhận, đánh giá, suy nghĩ, cảm xúc khác nhau đối với
cùng một đối tượng, sự vật, sự việc. Vì vậy, khi dạy Tập
làm văn qua dạy học trải nghiệm, GV nên tơn trọng ý kiến
riêng của các em. Bởi đó là sự cảm nhận của các em khi
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Dù biết rằng đôi khi suy
nghĩ của các em cịn ngây ngơ, diễn đạt chưa rõ ràng, mạch



lạc nhưng GV không nên bắt HS theo ý nghĩ của mình mà
chỉ hướng HS có suy nghĩ logic, sửa diễn đạt cho các em.
Các bước dạy kiểu bài Tả cảnh bằng dạy học trải
nghiệm
Theo Dự án nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản
Childfund, quy trình dạy học trải nghiệm gồm 7 bước như
sau:
Bước 1: Phân tích đặc điểm HS
Kết quả phân tích đặc điểm HS là nguồn thơng tin
quan trọng giúp GV xác định mục tiêu bài học. Xác định
mục tiêu trên cơ sở phân tích HS đảm bảo sự chính xác của
mục tiêu bài học, đáp ứng nhu cầu học tập quan trọng. Mục
tiêu học tập phù hợp sẽ khuyến khích được tinh thần và kết
quả học tập, không gây căng thẳng giữa GV và HS.
Khi GV xác định mục tiêu bài học theo sách hướng
dẫn của GV, bài học có thể xa rời với thực tế. Những
phương án mà sách hướng dẫn đưa ra không thể áp dụng
“nguyên bản” cho tất cả các HS trong lớp, của tất cả các
trường vì năng lực của HS ở mỗi nơi, mỗi khác. Bởi vậy
làm theo sách hướng dẫn một cách máy móc có thể dẫn đến


những sai lầm trong kiến thức hay kĩ năng, gây khó khăn
cho HS.
Với mỗi bài học, cần phân tích cho HS ở những khía
cạnh cụ thể như:kết quả HS cần đạt được hay những điều
mà các em cần học được trong bài học; những điều HS đã
biết đã làm được trước bài học và có liên quan đến bài học ;

những điều HS cần học trong bài học này. Cần phân tích
những khó khăn, thuận lợi khi HS học bài này để chuẩn bị
phân tích, các bài luyện tập, chữa bài giúp HS vượt qua
những khó khăn và sử dụng được lợi thế của mình.
Các câu hỏi phân tích đặc điểm của HS:


HS đã biết những gì và làm được những gì và làm được gì



liên quan đến bài học này?
HS sẽ gặp những khó khăn gì, hay mắc lỗi ở những chỗ nào







trong bài học này?
HS cần học được những gì từ bài học này?
HS có những thuận lợi gì khi học bài này?
HS sẽ thích điều gì ở bài học này?
HS khơng thích điều gì ở bài học này?
Với dạng bài này, HS thích những hoạt động học tập nào?
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học
Việc xác định được mục tiêu bài học là vô cùng quan
trọng đối với một tiết dạy. Mục tiêu bài học phải phản ánh



được mục tiêu bài học thể hiện được kiến thức, kĩ năng, thái
độ và năng lực mà HS cần đạt được sau khi học thể hiện
qua sản phẩm bài làm của HS. Đồng thời, mục tiêu đó phải
phù hợp với đặc điểm của HS, đảm bảo thời gian học, các
em có thể đạt được kết quả.
Chú ý: Khi xác định được mục tiêu bài học GV cần
chú ý các điểm sau:


Phải phản ánh được trọng tâm của bài học, đáp ứng được
nhu cầu học của HS. Sau khi tham gia bài học, khó khăn
của các em, lỗi của các em hay mắc phải được cải thiện một



cách rõ rệt, có thể quan sát được.
Phải phù hợp với thời gian của một tiết dạy. Trong tiết học
đó phải giải quyết được những khó khăn điển hình để HS
rút kinh nghiệm cho lần viết tiếp theo.
Khi xác định mục tiêu, GV nên làm theo các bước sau:

-

Xác định những kiến thức, kĩ năng trọng tâm HS phải đạt

-

được sau bài học này (mục tiêu bài học).
Xác định mức độ tiến bộ của HS có thể đạt được theo từng

nội dung trọng tâm đã xác định ở trên (mức độ mục tiêu).
Với mỗi bài học, GV có thể xác định các mức độ mục
tiêu học tập cho các nhóm HS có nhu cầu và trình độ khác


nhau. Theo đó, trong q trình học, các nhóm HS được giao
những nhiệm vụ, bài tập ở các mức độ khó, dễ khác nhau.
Năng lực của GV để tất cả các HS trong lớp là luôn để các
HS trong lớp ln có nhiệm vụ phù hợp với năng lực của
mình.
Bước 3: Lập kế hoạch.
Trong bước này, GV phải lập kế hoạch cho HS trải
nghiệm, bao gồm các CV sau:
-

Xác định nội dung trải nghiệm
Dự kiến đồ dùng, phương tiện dạy học.
Dự kiến các bước tiến hành hoạt động.
a, Xác định nội dung trải nghiệm:

-

Nội dung trải nghiệm được xây dựng được xây dựng vào
mục tiêu bài học đã định. HS “ phải/ cần học được gì” thì

-

đưa nội dung đó vào phần trải nghiệm.
Chọn nội dung trải nghiệm ở mức độ có thể, để HS dễ dàng


-

nhận ra các bài học trong đó.
Ln ln liên hệ đến kết quả phân tích HS khi xác định nội
dung trải nghiệm.
Ví dụ: Với đề bài: “ Tả cảnh ngôi trường em trong giờ
ra chơi”, GV cần liệt kê các hoạt động phải thực hiện để
tiến hành cho HS trải nghiệm như:


-

Tổ chức các nhóm HS để đảm bảo nhóm HS đó có cùng sở
thích, nhiều điểm tương đồng để các em có thể hỗ trợ và

-

giúp đỡ nhau…
Nếu tả cảnh ngơi trường của em trong giờ ra chơi thì liệu
cho các em quan sát trong giờ ra chơi có được khơng? Nếu
tổ chức trong thời gian đó thì có gặp phải khó khăn gì?
b. Dự kiến đồ dùng, phương tiện dạy học.
GV cần dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết
kế hoạt động có thể được thực hiện một một cách có hiệu
quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là:

-

Các tài liệu cần thiết liên quan đến bài học, phục vụ cho các


-

hình thức hoạt động.
Các phương tiện hoạt động như: phương tiện âm thanh,
tranh ảnh, băng đĩa hình, máy chiếu, các loại bảng,…
…..
GV cần khai thác các phương tiện, điều kiện sẵn có
của nhà trường, huy động sự góp sức của HS và gia đình
HS; cần phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức ở địa phương.
c, Dự kiến các bước tiến hành:


Để giờ học diễn ra có hiệu quả, GV dự kiến các bước
tiến hành hoạt động một cách cụ thể bao gồm:
-

Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân

-

và thời gian hồn thành cơng tác chuẩn bị.
Dự kiến các câu hỏi hướng dẫn.
Dự kiến những hoạt động của GV và HS với sự tương tác

-

tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động.
Bước 4: Tiến hành trải nghiệm
Tổ chức một buổi hoạt động trải nghiệm để viết văn tả
cảnh trước hết GV cần tạo hứng thú cho HS. Có rất nhiều

cách để tạo hứng thú cho HS như đưa ra một tình huống,
cho HS xem một video rồi nêu lên vấn đề, nghe kể một câu
chuyện ngắn, hát một bài hát, giải một câu đố liên quan đến
cảnh sẽ tả.… Ví dụ khi đưa ra một tình huống nhưng tình
huống có thể nghe, đọc, viết và cảm nhận được nội dung
của tình huống.
Đối với văn Tả cảnh, GV nên cho HS quan sát cảnh
thật để HS có thể tìm ý và lập dàn ý cho bài văn. Tuy nhiên
ngắm vẻ đẹp của cảnh thì chỉ có thể ngắm trong một thời
gian, GV có thể cho HS xem thêm cảnh trong một số thời
gian khác qua tranh ảnh, hoặc video clip…Ví dụ khi “Tả
cảnh Hồ Gươm” nếu GV cho HS trải nghiệm thì chỉ có thể


quan sát cảnh trong một thời gian cụ thể. Vì vậy GV có thể
cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh khác thể hiện vẻ
đẹp của Hồ Gươm trong một thời điểm khác.
Trải nghiệm quan sát cảnh thật sẽ giúp HS thốt ra
khỏi bốn bức tường khơ cứng, chật hẹp, HS có thể quan sát,
tìm ý cho cảnh để viết bài một cách tốt nhất. Trong quá
trình tổ chức hoạt động trải nghiệm GV cần linh hoạt có
những cách giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với HS. Khi
học trải nghiệm HS có thể hịa mình vào cảnh, có hứng thú
với bài học thì những câu hỏi, câu trả lời của GV và những
câu trả lời đó thường mang lại nhiều bất ngờ cho GV.
Bước 5: Hướng dẫn HS lựa chọn và sắp xếp ý
Sau khi tiến hành cho HS trải nghiệm, GV tổ chức cho
HS báo cáo kết quả quan sát theo nhóm hoặc cá nhân. Dựa
vào kết quả quan sát HS, GV hướng dẫn HS lựa chọn ý và
sắp xếp ý một cách phù hợp để lập dàn ý chi tiết.

Bước 6: Luyện viết
Dựa vào dàn ý chi tiết đã lập được ở bước 5 HS sẽ viết
câu- đoạn- bài. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt và cách dùng từ
cho các em.


Bước 7: Điều chỉnh
Sau khi các em đã viết thì GV sẽ điều chỉnh và sửa lại
cho các em, đọc một số bài viết tốt cho cả lớp nghe, từ đó
có những điều chỉnh phù hợp.
Ví dụ minh họa
Dưới đây là những bước chính cần thực hiện khi thiết
kế các hoạt động dạy học bài: “ Luyện tập tả cảnh” với đề
bài: “ Tả cảnh Hồ Gươm”
Hình thức dạy học trải nghiệm cần dựa vào rất nhiều
các yếu tố bên ngồi như: điều kiện thời tiết, số lượng HS
q đơng, thời điểm quan sát, chi phí đi lại,...Khi thiết kế
bài “ Luyện tập tả cảnh- Tả cảnh Hồ Gươm” chúng tôi đã
thiết kế với điều kiện khách quan là tối ưu, hoàn hảo nhất.
Khi tổ chức vào hoạt động trải nghiệm chắc chắn sẽ có
những yếu tố phát sinh khác như: thời tiết, số lượng HS,...
Chính vì vậy khả năng úng biến của GV sẽ được bộc lộ một
cách rõ ràng nhất.
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
( Lập dàn ý cho bài văn : Tả cảnh Hồ Gươm)


Bước 1: Phân tích đặc điểm của HS



*Hs đã biết:
- Cấu trúc của một bài văn tả cảnh.
- Dùng một số biện pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng,
tưởng tượng để viết văn.
- Sử dụng các giác quan khác nhau để quan sát, miêu tả: thị
giác, thính giác, khứu giác, xúc giác,...
*HS gặp khó khăn:
- Cách quan sát quang cảnh và ghi lại những cảnh vừa quan
sát được theo 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài).
- Không lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để quan sát.
- Không biết sắp xếp, tổng hợp các chi tiết quan sát thành ý
chính.
*HS cần học:
- Cách quan sát và mô tả chi tiết của cảnh Hồ Gươm.
- Cách chọn lọc và sắp xếp các chi tiết thành từng phần của
bài văn.
- Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh Hồ Gươm.


Bước 2: Xác định mục tiêu bài học


Sau khi học bài học này, HS:
-

-

Quan sát cảnh Hồ Gươm bằng nhiều giác quan khác nhau:
thính giác, thị giác, xúc giác,...
Ghi chép lại được những điều quan sát.

Lựa chọn và sắp xếp các ý để miêu tả cảnh Hồ Gươm.
Bước đầu biết liên tưởng, tường tượng khi quan sát.
HS lập được dàn ý chi tiết và viết được bài văn Tả cảnh Hồ
Gươm.


Bước 3: Lập kế hoạch.

a. Xác định nội dung trải nghiệm:
- GV đưa HS ra địa điểm cần trải nghiệm đó là Hồ Gươm.
- Tạo hứng thú: Ở thủ đơ xinh đẹp của chúng ta có rất nhiều
cảnh đẹp đó là Chùa Một Cột, Hồ Tây,...nhưng hơm nay cơ
muốn dẫn cả lớp chúng mình cùng tham quan một địa danh
nổi tiếng của thủ đơ Hà Nội đó là Hồ Gươm. Chúng ta hãy
cùng quan sát những bức tranh sau:


Đây chỉ là một vài bức tranh miêu tả cảnh đẹp của Hồ
Gươm, nếu được tận mắt chứng kiến cảnh đẹp Hồ Gươm
chắc hẳn trong lòng mỗi chúng ta sẽ có những cảm xúc nhất
định. Lớp chúng ta sẽ có một buổi trải nghiệm tham quan
Hồ Gươm và các con hãy ghi lại những nét vẽ tuyệt vời của
Hà Nội bằng một bài văn miêu tả cảnh Hồ Gươm nhé!
b. Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học
- GV chuẩn bị phiếu quan sát- tìm ý để HS có thể ghi lại
những quan sát của mình .
- GV chuẩn bị một số tranh ảnh, video clip thể hiện cảnh
đẹp của Hồ Gươm ở một thời điểm khác.
- GV chuẩn bị loa để cho HS nghe bài hát nói về Hà Nội,
nói về Hồ Gươm....

- GV yêu cầu HS tự chuẩn bị một câu chuyện nói về sự tích
Hồ Gươm trong truyền thống dựng nước và giữ nước...
- GV kết hợp với PH chuẩn bị phương tiện cho HS có thể di
chuyển đến Hồ Gươm.
- Có thể dùng mẫu phiếu dưới đây cho HS quan sát.


Mẫu phiếu số 1:
Họ và tên:...............................................................................
Lớp:.........................................................................................
PHIẾU QUAN SÁT – TÌM Ý TẢ CẢNH HỒ GƯƠM
Con quan sát cảnh Hồ Gươm, con thấy những sự vật (cảnh
vật, con vật, hoạt động nào của con người) nào? Hãy ghi lại
tất cả những gì con nhìn thấy vào phiếu dưới đây.
Chú ý: Khuyến khích con quan sát bằng nhiều giác quan:
thị giác, thính giác, xúc giác,... và có nhiều tưởng tượng so
sánh, nhân hóa để bài viết thêm sinh động.
Vị trí
quan sát

Con đứng
ở vị trí nào
để quan sát
?

Câu hỏi quan sát
(Nội dung quan sát)
Nhìn bao quát Hồ Gươm
con thấy hồ như thế
nào? Con có liên tưởng

gì?
Ở Hồ có những cơng
trình kiến trúc nào? Đặc
điểm (hình dạng, màu
sắc,…)?

Chi tiết

Dấu hiệu/
Đặc điểm
của chi tiết
đó.


Con
di Con thấy mặt hồ có gì
chuyển
đặc biệt? Xung quanh hồ
đến một vị thì có những gì?
trí
khác
quan sát
xem sao?

Có những hoạt động nào
của con người diễn ra
nơi đây? Hoạt động đó
có gì đặc biệt?

Sau khi dẫn HS ra Hồ Gươm, GV chọn một vài địa

điểm thích hợp để bắt đầu hướng dẫn HS quan sát - tìm ý
cho bài văn của mình.
*Giới thiệu nhiệm vụ quan sát: Các con ạ! Vậy là hơm nay
cơ và trị chúng ta đã đến thăm quan cảnh đẹp nổi tiếng của
Hà Nội rồi đó các con ạ! Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay
là các con sẽ đi tìm những nét đẹp đặc trưng của Hồ Gươm
rồi miêu tả chúng bằng những nét vẽ ngơn từ để cơ và các
bạn khi đọc được có thể nhận ra ngay đây là Hồ Gươm các
con nhé!
* Các câu hỏi giúp HS quan sát:


1.

Nhìn bao quát Hồ Gươm các con thấy cảnh hồ như thế nào?

2.

Các con có cảm nhận gì?
Ở Hồ Gươm có những cơng trình kiến trúc nào nổi tiếng?
Mỗi cơng trình kiến trúc đó có đặc điểm gì nổi bật (hình

3.

dáng, kích thước, màu sắc,....)
Các con hãy quan sát thật kĩ Hồ Gươm và nêu các đặc điểm
mà các con quan sát được ví dụ như: mặt hồ, xung quanh

4.



hồ,...Mỗi sự vật đó điều gì làm con thích nhất?
Có những hoạt động gì diễn ra ở Hồ Gươm?
Bước 4: Tiến hành trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho HS được trải
qua tình huống có vấn đề, cần phân tích để làm nảy sinh
kiến thức mới. Để giúp HS trải nghiệm, GV cần tạo ra các
hoạt động ngay tại lớp bằng các hình thức có thể tổ chức
được, để HS nghe, nói, đọc, viết, sờ, nhìn, cảm nhận được
nội dung của tình huống. Trong tình huống đó chứa đựng
những nội dung kiến thức của bài học mà các em chưa biết
và các kĩ năng, thao tác mà các em chưa làm được.
Đối với kiểu bài tả cảnh, GV nên cho HS quan sát
cảnh thật trong thực tế. Tuy nhiên, do HS chỉ có thể quan
sát cảnh trực tiếp trong một buổi sáng hoặc chiều cũng như
một mùa trong năm vì thế giáo viên có thể thêm các hình
thức hỗ trợ khác: xem tranh ảnh, video, đọc bài văn mẫu,…


nhằm giúp HS có thêm thơng tin về cây đó như: các mùa thì
cảnh có vẻ đẹp như thế nào, vào mỗi thời gian khác nhau thì
cảnh đó lại hiện lên với vẻ đẹp ra sao…
Trải nghiệm quan sát cảnh thật là một hình thức trải
nghiệm mang đến hiệu quả tích cực nhất để nâng cao chất
lượng bài văn tả cảnh lớp 5. Bởi nó giúp HS khơng bị gị bó
trong khn khổ bốn bức tường, lệ thuộc vào những bài văn
mẫu, những trải nghiệm từ cô giáo chứ không phải từ HS.
Với cách trải nghiệm này HS thực sự được hịa mình vào
cảnh cần tả, thỏa sức tưởng tượng, sáng tạo, có cảm xúc thật
sự đối với đối tượng cần tả… Tuy nhiên, để có một tiết dạy

học trải nghiệm quan sát thực tế cảnh thật như vậy thì GV
cần phải mất rất nhiều công sức để chuẩn bị bài giảng, bởi
nó khơng hồn tồn khơng giống những bài giảng hoặc
khn mẫu sẵn có. Đồng thời GV phải thực sự là người linh
hoạt khi dạy hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là quan sát
cảnh thật, bởi khi thực sự đã hịa mình vào cảnh thì những
câu hỏi, cách trả lời của HS sẽ đem lại cho GV nhiều bất
ngờ, địi hỏi GV phải là người có kiến thức sâu rộng và thực
sự linh hoạt.


Bước 5: Hướng dẫn HS lựa chọn và sắp xếp ý


GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát theo
nhóm hoặc cá nhân. GV sẽ cho HS trình bày các ý và sắp
xếp theo mẫu phiếu số 2, sau đó GV sẽ tổng hợp lại, rút
kinh nghiệm cho bản thân HS. Cuối cùng, HS tiến hành lập
dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh Hồ Gươm.
Do mỗi HS sẽ có một cách nhìn, cảm nhận, suy nghĩ
khác nhau về cảnh Hồ Gươm nên bước này sẽ mất thời gian
nhưng giáo viên nên tôn trọng ý kiến của HS và hướng dẫn
các em viết sao cho rõ ràng mạch lạc.


Bước 6: Luyện viết
Dựa vào dàn ý chi tiết đã lập được ở bước 5, HS tiến hành
luyện viết câu- đoạn – bài. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt và
cách sử dụng từ cho HS.




Bước 7: Điều chỉnh:
Sau đó khi viết thành một bài văn hồn chỉnh HS đọc bài
trước lớp để các bạn nhân xét đánh giá, từ đó có những điều
chỉnh phù hợp. GV sẽ phát hiện một số lỗi về câu, sử dụng
từ ngữ cho thích hợp để HS có thể điều chỉnh và có thể viết
một đoạn văn hay hơn.


Dạy tập làm văn qua hoạt động trải nghiệm không chỉ
đem lại cho HS sự hứng thú với bài học, HS được chủ động
chiếm lĩnh tri thức dưới sự định hướng, hướng dẫn tổ chức
của GV, mà còn hướng đến sự mạch lạc, logic trong đoạn
văn, bài văn bởi các em sẽ được quan sát dưới sự hướng dẫn
của GV một cách toàn diện và chi tiết nhất.
Để dạy Tập làm văn lớp 5 kiểu bài Tả cảnh bằng dạy
học trải nghiệm, ngoài việc chú ý đảm bảo những nguyên
tắc được xem là chung nhất và mang tính đặc thù nhất trong
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học là nguyên tắc giáo tiếp,
nguyên tắc phát triển tư duy và nguyên tắc tính đến đặc
điểm tâm lý và trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ của HS thì
cịn cần phải tn thủ những nguyên tắc: lựa chọn thời gian,
địa điểm trải nghiệm thật phù hợp; đảm bảo an toàn cho HS
trong suốt q trình trải nghiệm, quan sát cảnh thật; tơn
trọng ý kiến riêng của HS.
Với những nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài, chúng tơi
hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng
dạy viết văn Tả cảnh của HS lớp 5 và có thể là tài liệu tham
khảo cho GV hiện nay.





×