Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5 6 tuổi tại thành phố bạc liêu​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồng Kim Hồng

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồng Kim Hồng

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU

Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 8140101



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC DANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những tài liệu,
số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trên các cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Người thực hiện

Hồng Kim Hồng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ
Nguyễn Đức Danh đã dành thời gian quý báu của mình để hướng dẫn cho tôi. Mặc
dù thầy bận nhiều việc nhưng luôn hỗ trợ, động viên, định hướng cho tơi hồn thành
tốt luận văn.
Cảm ơn Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã hỗ trợ tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn cơ Huỳnh Ngọc Phương, Hiệu trưởng Trường
Mầm non Bạc Liêu, người hỗ trợ về mặt tinh thần giúp tôi vượt qua khó khăn trong
q trình làm luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, tập thể Trường Mầm non Bạc Liêu
đã tạo điều kiện cho tơi có thời gian nghiên cứu hồn thành luận văn của mình.
Ngồi ra tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên các trường: Mầm non
Hoa Mai, Mầm non Hoa Sen đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.

Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình của tơi đã ủng hộ về vật chất và tinh thần để
tơi có thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Người thực hiện

Hoàng Kim Hồng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LẤY
TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI........ 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................ 8
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 8
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 12
1.2. Hệ thống các khái niệm có liên quan. ............................................................ 14
1.2.1. Dạy học .................................................................................................... 14
1.2.2. Quá trình dạy học ..................................................................................... 15
1.2.3. Tổ chức hoạt động dạy học ...................................................................... 16
1.2.4. Quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm ................................................ 17
1.2.5. Quan điểm dạy học lấy người dạy làm trung tâm. ................................... 19
1.2.6. Nguyên tắc dạy học .................................................................................. 20
1.2.7. Phương pháp dạy học ............................................................................... 20

1.2.8. Tác phẩm văn học .................................................................................... 21
1.2.9. Hoạt động làm quen tác phẩm văn học. ................................................... 22
1.3. Vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ
mầm non ...................................................................................................... 22
1.3.1. Mục tiêu vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học
cho trẻ mầm non ...................................................................................... 22


1.3.2. Phương pháp vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy
học cho trẻ mầm non ............................................................................... 22
1.3.3. Hình thức vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học
cho trẻ mầm non ...................................................................................... 23
1.3.4. Vai trò của giáo viên trong vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm trong dạy học cho trẻ mầm non ........................................................ 23
1.3.5. Vai trò của trẻ trong vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
trong dạy học cho trẻ mầm non ............................................................... 25
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận dụng quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ
5- 6 tuổi .......................................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 27
Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM
TRUNG TÂM TRONG TỔ CHỨC

KHẢO SÁT THỰC

TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHO TRẺ 5- 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU .................................................................. 28
2.1. Vài nét về tình hình giáo dục tại thành phố Bạc Liêu .................................... 28
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ........................................................................... 29

2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 29
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 30
2.2.3. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.2.4. Cách thức xử lí số liệu ............................................................................. 31
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT trong hoạt
động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành
phố Bạc Liêu .................................................................................................. 33
2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng. ...................................................................... 39
2.4.1. Nhận thức của giáo viên mầm non về quan điểm dạy học LTLTT ......... 39
2.4.2. Khảo sát thực trạng GVMN vận dụng quan điểm LTLTT trong tổ
chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học ........................................... 61


2.4.3. Kết quả thực trạng vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ
chức hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi LQTPVH ở một số trường Mầm
non tại thành phố Bạc Liêu ..................................................................... 90
2.4.4. Phân tích nguyên nhân thực trạng vận dụng quan điểm LTLTT
trong tổ chức hoạt động LQTPVH. ......................................................... 92
2.4.5. Thiếu cơ sở vật chất ................................................................................. 95
2.4.6. Giáo viên chưa hiểu hết quan điểm LTLTT ............................................ 96
2.4.7. Ban giám hiệu chưa hiểu hết quan điểm LTLTT ..................................... 98
2.4.8 Phụ huynh học sinh chưa hiểu hết quan điểm LTLTT ............................ 99
2.4.9. Đề xuất của giáo viên về một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc
vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động cho
trẻ LQTPVH .......................................................................................... 100
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 107
Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC VẬN
DỤNG QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ

LÀM TRUNG TÂM


TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TÁC PHẨM
VĂN HỌC CHO TRẺ 5- 6 TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU ....... 109
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 109
3.1.1. Cơ sở lí luận: .......................................................................................... 109
3.1.2. Cơ sở thực tiễn: ...................................................................................... 109
3.1.3. Cơ sở pháp lí .......................................................................................... 109
3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................... 110
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học
cho trẻ 5- 6 tuổi tại thành phố Bạc Liêu ...................................................... 110
3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cho
BGH, GV hiểu rõ về quan niệm dạy học LTLTT ................................. 110
3.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức chuyên đề vận dụng quan điểm dạy học LTLTT
trong tổ chức hoạt động làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi cho GV
tham dự .................................................................................................. 111


3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường tài liệu nói về quan điểm dạy học LTLTT
trong nhà trường .................................................................................... 112
3.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức hội thi tìm hiểu về quan điểm dạy học
LTLTT cho GV ..................................................................................... 113
3.3.5. Biện pháp 5: Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động trong ngày
cho trẻ .................................................................................................... 113
3.3.6. Biện pháp 6: Thay đổi cách đánh giá hoạt động làm quen TPVH
của BGH ................................................................................................ 114
3.3.7. Biện pháp 7: Giảm tải hồ sơ sổ sách cho GV ........................................ 114
3.3.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen
tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi ........................................................ 115

3.3.9. Khảo sát tính cần thiết khả thi các biện pháp nâng cao hiệu quả việc
vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động
làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi ........................................ 116
3.3.10. Tính hiệu quả của các biện pháp .......................................................... 119
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 124
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
MN

Mầm non

CBQL

Cán bộ quản lí

GV

Giáo viên

NT

Nhóm trẻ


LTLTT

Lấy trẻ làm trung tâm

LQTPVH

Làm quen tác phẩm văn học


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê đối tượng khảo sát ................................................................. 31

Bảng 2.2.

Đối tượng khảo sát ................................................................................ 33

Bảng 2.3.

Kinh nghiệm đứng lớp 5- 6 tuổi của GVMN ........................................ 33

Bảng 2.4.

Trình độ của GVMN dạy lớp 5- 6 tuổi ................................................. 34

Bảng 2.5.

Các kênh thơng tin GVMN tìm hiểu về quan điểm dạy hoc LTLT ...... 39


Bảng 2.6.

Quan điểm LTLTT ................................................................................ 41

Bảng 2.7.

So sánh quan điểm LTLTT của giáo viên 03 trường Mầm non. .......... 42

Bảng 2.8.

Đặc trưng cơ bản của quan điểm LTLTT. ............................................ 45

Bảng 2.9.

Tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm LTLTT. ........................... 46

Bảng 2.10. So sánh nhận thức của giáo viên của 03 trường mầm non về tổ
chức hoạt động dạy học theo quan điểm LTLTT.................................. 48
Bảng 2.11. Vai trò của giáo viên trong vận dụng quan điểm LTLTT ..................... 49
Bảng 2.12: Đánh giá của giáo viên về vai trò của giáo viên trong vận dụng
quan điểm LTLTT ................................................................................. 51
Bảng 2.13. Vai trò của trẻ trong vận dụng quan điểm LTLTT ............................... 53
Bảng 2.14. So sánh nhận thức của giáo viên về vai trò của trẻ trong vận dụng
quan điểm LTLTT ................................................................................. 54
Bảng 2.15. Đánh giá trẻ trong tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm
LTLTT................................................................................................... 56
Bảng 2.16. Đánh giá của giáo viên về đánh giá trẻ trong tổ chức hoạt động
dạy học theo quan điểm LTLTT ........................................................... 57
Bảng 2.17. Đánh giá chung phần 1.......................................................................... 59
Bảng 2.18. So sánh mức độ nhận thức của giáo viên về quan điểm LTLTT .......... 60

Bảng 2.19. Trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học một cách tự nhiên, hiệu quả giáo
viên cần làm .......................................................................................... 61
Bảng 2.20. Đánh giá của giáo viên về mức độ hiệu quả của các hoạt động, khi
tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học theo quan điểm
LTLTT................................................................................................... 63


Bảng 2.21. Mức độ tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm .................................................................... 65
Bảng 2.22. Mức độ hiệu quả của các hoạt động khi tổ chức hoạt động làm
quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT. .................................. 66
Bảng 2.23. Mức độ hiệu quả của các hoạt động khi tổ chức hoạt động làm
quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT. .................................. 69
Bảng 2.24. Mức độ của trẻ khi tham gia vào các hoạt động làm quen tác phẩm
văn học theo quan điểm LTLTT ........................................................... 70
Bảng 2.25. Mức độ của trẻ khi tham gia vào các hoạt động làm quen tác phẩm
văn học theo quan điểm LTLTT ........................................................... 72
Bảng 2.26. Mức độ khi tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học theo
quan điểm LTLTT ................................................................................. 73
Bảng 2.27. Mức độ ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm
văn học theo quan điểm LTLTT ........................................................... 74
Bảng 2.28. Mức độ gặp phải những khó khăn khi tổ chức hoạt động làm quen
tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT ............................................ 75
Bảng 2.29. Mức độ vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt
động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi ........................................................... 76
Bảng 2.30. Giáo viên tổ chức các công việc trong giờ hoạt động LQTPVH .......... 79
Bảng 2.31. So sánh công việc các giáo viên tổ chức trong giờ hoạt động
LQTPVH ............................................................................................... 88
Bảng 2.32. Mức độ ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm
văn học theo quan điểm LTLTT ........................................................... 93

Bảng 2.33. Bảng mức độ gặp phải những khó khăn khi tổ chức hoạt động làm
quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT ................................... 93
Bảng 2.34. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 94
Bảng 2.35. Mức độ khả thi của các biện pháp có thể nâng cao hiệu quả trong
việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động
làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................... 101


Bảng 2.36. Mức độ hiệu quả của các biện pháp có thể nâng cao hiệu quả trong
việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động
làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi. ........................................................ 103
Bảng 2.37. Mong muốn, đề xuất, ý kiến của giáo viên để việc tổ chức hoạt
động làm quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT được tốt
hơn ....................................................................................................... 105
Bảng 3.1.

Mức độ khả thi của các biện pháp có thể nâng cao hiệu quả trong
việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức hoạt động
làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................... 116


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.5.

Các kênh thông tin GVMN tiếp cận quan điểm LTLTT .................. 40

Biểu đồ 2.6.

Quan điểm LTLTT ........................................................................... 41


Biểu đồ 2.7.

So sánh quan điểm LTLTT của giáo viên 03 trường Mầm non. ...... 44

Biểu đồ 2.8.

Đặc trưng cơ bản của quan điểm LTLTT ......................................... 45

Biểu đồ 2.9

Tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm LTLTT. ....................... 47

Biểu đồ 2.10 So sánh nhận thức của giáo viên của 03 trường mầm non về tổ
chức hoạt động dạy học theo quan điểm LTLTT. ............................ 49
Biểu đồ 2.11. Vai trò của giáo viên trong vận dụng quan điểm LTLTT ................ 50
Biểu đồ 2.12. Đánh giá của giáo viên về vai trò của giáo viên trong vận dụng
quan điểm LTLTT. ........................................................................... 52
Biểu đồ 2.13. Vai trò của trẻ trong vận dụng quan điểm LTLTT ........................... 53
Biểu đồ 2.14. So sánh nhận thức của giáo viên về vai trò của trẻ trong vận
dụng quan điểm LTLTT ................................................................... 55
Biểu đồ 2.15. Đánh giá trẻ trong tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm
LTLTT .............................................................................................. 56
Biểu đồ 2.16. Đánh giá của giáo viên về đánh giá trẻ trong tổ chức hoạt động
dạy học theo quan điểm LTLTT ....................................................... 58
Biểu đồ 2.17. Mức độ nhận thức của giáo viên về quan điểm LTLTT ................... 59
Biểu đồ 2.18. So sánh mức độ nhận thức của giáo viên về quan điểm LTLTT...... 60
Biểu đồ 2.19. Trẻ tiếp nhận tác phẩm văn học một cách tự nhiên, hiệu quả
giáo viên cần làm. ............................................................................. 62
Biểu đồ 2.20. Đánh giá của giáo viên về mức độ hiệu quả của các hoạt động,
khi tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học theo quan

điểm LTLTT ..................................................................................... 65
Biểu đồ 2.21. Mức độ tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học theo
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. ...................................................... 65
Biểu đồ 2.22. Mức độ hiệu quả của các hoạt động khi tổ chức hoạt động làm
quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT. ............................. 68


Biểu đồ 2.23. Mức độ hiệu quả của các hoạt động khi tổ chức hoạt động làm
quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT .............................. 69
Biểu đồ 2.24. Mức độ của trẻ khi tham gia vào các hoạt động làm quen tác
phẩm văn học theo quan điểm LTLTT. ............................................ 71
Biểu đồ 2.25. Mức độ của trẻ khi tham gia vào các hoạt động làm quen tác
phẩm văn học theo quan điểm LTLTT. ............................................ 72
Biểu đồ 2.26. Mức độ khi tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học theo
quan điểm LTLTT ............................................................................ 73
Biểu đồ 2.28. Mức độ gặp phải những khó khăn khi tổ chức hoạt động làm
quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT. ............................. 75
Biểu đồ 2.29. Mức độ vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức
hoạt động LQTPVH cho trẻ 5- 6 tuổi. .............................................. 76
Biểu đồ 2.30. Giáo viên tổ chức các công việc trong giờ hoạt động LQTPVH...... 80
Biểu đồ 2.31. So sánh công việc các giáo viên tổ chức trong giờ hoạt động
LQTPVH ........................................................................................... 89
Biểu đồ 2.35. Mức độ khả thi của các biện pháp có thể nâng cao hiệu quả
trong việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức
hoạt động làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi.................................... 102
Biểu đô 2.36. Mức độ hiệu quả của các biện pháp có thể nâng cao hiệu quả
trong việc vận dụng quan điểm dạy học LTLTT trong tổ chức
hoạt động làm quen TPVH cho trẻ 5-6 tuổi................................... 104
Biểu đồ 2.37. Mong muốn, đề xuất, ý kiến của giáo viên để việc tổ chức hoạt
động làm quen tác phẩm văn học theo quan điểm LTLTT được

tốt hơn ............................................................................................. 105


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của các nước trên thế giới đã có từ
rất lâu. Trong đó, phải kể đến những nhà giáo dục bậc thầy với những quan điểm, tư
tưởng tiến bộ về giáo dục lấy người học làm trung tâm, coi người học là chủ thể
hoạt động. Ở thế kỉ thứ XIX nhà giáo dục người Mỹ John Dewey nhận định “Bản
năng và năng lực của đứa trẻ chính là thứ cung cấp chất liệu và xác định điểm khởi
đầu cho mọi quá trình giáo dục” (Carol Garhart Mooney, 2016). Theo John Dewey,
giáo dục cần dựa vào nhu cầu, hứng thú của đứa trẻ và nó cũng là nguyên liệu để
người giáo viên tìm phương pháp, nội dung, cách thức để tiến hành giảng dạy.
Ngoài ra, người giáo viên cần biết khả năng, năng lực của đứa trẻ để có phương
pháp giáo dục phù hợp ngay từ ban đầu với trẻ.
Tác giả Tơn Thụy Tuyết (2013) khi nói về nhà giáo dục Maria Montessori
cho rằng “Mục đích giáo dục của tuổi ấu thơ là giúp cho trí lực, tinh thần và thể
trạng của trẻ được phát triển tự nhiên, chứ không phải là bồi dưỡng trẻ thành những
học giả tầm thường. Sau khi cung cấp mơi trường thích hợp cho việc thúc đẩy cảm
giác của trẻ, chúng ta phải chờ đợi cho năng lực quan sát phát triển tự nhiên và đạt
tới trình độ tự giác, đó là nghệ thuật của người làm giáo dục”. Ở đây bà muốn nhấn
mạnh đứa trẻ cần được phát triển tự nhiên và người giáo viên phải có nghệ thuật:
Chờ đợi, thúc đẩy... Để đứa trẻ đạt tới trình độ tự giác. Người giáo viên không vun
trồng đứa trẻ thành cỗ máy, hay những con người thụ động chỉ biết dạ, vâng và làm
theo lời người lớn.
Việt Nam chúng ta đang trong cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo
dục như hiện nay thì việc tiếp thu những quan điểm trên là rất cần thiết. Trong nghị
quyết số 29 - Nghị Quyết/Trung ương ngày 4/11/2013 Hội nghị trung ương 8 khóa

IX về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ: “Đổi mới hệ thống
giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các
phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo; chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo
dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước”.


2
Ngoài ra kế hoạch số 56/Kế Hoạch - Bộ Giáo dục Đào tạo về việc triển khai
giáo dục “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020.
Với mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách
khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Môi
trường giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi chung là
trường mầm non) mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm
xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và
trải nghiệm đa dạng. Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được nâng cao nhận
thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương
trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp
điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.
Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất
cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Cùng với sự đổi mới trong cách dạy trẻ mầm non, tại Thành phố Bạc Liêu
việc đổi mới phương pháp dạy và học đang được chú trọng. Đặc biệt là trong hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non. Hoạt động này gắn liền
với tuổi thơ của mỗi người, từ khi cất tiếng khóc chào đời đã nghe bên tai lời ru của
bà, của mẹ. Và khi lớn lên được nghe những câu chuyện kể cổ tích, thần thoại, ngụ
ngơn… đã thấm vào máu xương của mình, ni dưỡng tâm hồn mỗi người về tình
u gia đình, làng xóm, q hương, đất nước... Nếu khi lớn lên, có đi xa q thì vẫn

đau đáu về nơi mình sinh ra, hay cay mắt khi nghe lại điệu hò, câu hát về nơi ruột
thịt của mình. Vì vậy hoạt làm quen tác phẩm văn học rất cần được đổi mới, để trẻ
tiếp nhận một cách tự nhiên, tích cực và chủ động.
Tuy nhiên các hoạt động của trẻ mầm non nói chung và hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học nói riêng tại Thành phố Bạc Liêu hiện nay vẫn chưa được chú
trọng, chưa làm đúng và triệt để theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Việc tổ chức
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cịn mang nặng hình thức, giờ học gị bó
trẻ, đa số trẻ đã được mớm trước kiến thức trước khi lên tiết học. Những hoạt động
khác có liên quan đến làm quen với tác phẩm văn học như: giờ chơi, ngoài trời, hoạt
động chiều… vẫn mang tính chất ơn lại kiến thức đã học hoặc cung cấp kiến mới.


3
Từ những lí do trên tơi chọn nghiên cứu đề tài vận dụng quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi
tại Thành phố Bạc Liêu cho luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, chuyên ngành Giáo
dục học (Giáo dục mầm non) của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
trong tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ mầm non và đánh giá thực trạng vận dụng
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn
học cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường mầm non tại địa bàn Thành phố Bạc Liêu, từ
đó đề xuất một số biện pháp cải tiến việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trường
mầm non này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non.
Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu.
4. Giả thiết khoa học
Hoạt động dạy học làm quen với tác phẩm văn học theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm tại thành phố Bạc Liêu có thể đạt được một số kết quả nhất định. Tuy
nhiên hoạt động này vẫn còn hạn chế về cách tổ chức lớp học, hệ thống câu hỏi,
hoạt động nhóm của trẻ chưa thể hiện sự tự giác cịn mang tính áp đặt…Nếu xây
dựng được đầy đủ hệ thống cơ sở lý luận, khảo sát và đánh giá đúng thực trạng vận
dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu, thì đề tài có thể đề xuất một số biện
pháp cần thiết, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại các trường mầm non
này.


4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học ở
trường mầm non.
Đánh giá thực trạng việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong
hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu.
Đề xuất một số biện pháp cải tiến việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại Thành phố Bạc
Liêu.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số trường
mầm non tại địa bàn Thành phố Bạc Liêu.
Giới hạn về mẫu nghiên cứu:

Khảo sát và lấy ý kiến của 9 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu) và 28 giáo viên
tại 3 trường mầm non công lập ở thành phố Bạc Liêu: Trường Mầm Non Bạc Liêu,
Hoa Mai, Họa Mi.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 6 lớp lá (trẻ 5- 6 tuổi) của ba trường mầm
non công lập tại Thành phố Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận: sưu tầm tài liệu, phân tích, tổng hợp, giải thích,
đánh giá số liệu thu được có liên quan đến thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học trẻ 5- 6 tuổi tại Thành
phố Bạc Liêu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá đúng thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong
tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi, chúng tôi sử dụng
kết hợp phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến, phỏng vấn và xử


5
lý số liệu. Trong đó phương pháp quan sát là phương pháp chính, phương pháp
nghiên cứu điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến, phỏng vấn và xử lý số liệu là các
phương pháp bổ trợ.
7.2.1. Phương pháp quan sát
Mục đích quan sát: Nhằm tìm hiểu thực tế triển khai bài dạy trên lớp của
giáo viên, về việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động làm
quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu có đúng
theo quan điểm hay không? Làm cơ sở cho các phương pháp phỏng vấn.
Đối tượng: 10 giờ dạy làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại 6 lớp
lá của 3 trường mầm non công lập Thành phố Bạc Liêu.
Nội dung quan sát: Quan sát tiết dạy làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6

tuổi tại 6 lớp lá của 3 trường mầm non công lập Thành phố Bạc Liêu, ngoài ra quan
sát giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều của giáo viên tổ chức cho trẻ.
Cách thực hiện: Dự giờ tiết dạy làm quen tác phẩm văn học, giờ hoạt động
ngoài trời, hoạt động chiều của trẻ 5- 6 tuổi. Người nghiên cứu quan sát và ghi chép
vào phiếu dự giờ. Từ đó phân tích, đánh giá giáo viên có nhận thức đúng, tổ chức
hoạt động cho trẻ đúng theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm hay chưa để đưa ra
giải pháp cải tiến cho giáo viên.
Công cụ: Biên bản quan sát (phiếu dự giờ, ghi hình tiết dạy).
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dị ý kiến
Mục đích điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Thu thập các dữ liệu để chứng
minh cho giả thiết nghiên cứu. Phiếu thăm dò ý kiến được thiết kế nhằm nghiên cứu
thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong làm quen tác phẩm văn
học cho trẻ 5- 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu.
Đối tượng: Bao gồm 09 CBQL và 28 giáo viên dạy lớp 5- 6 tuổi tại 03
trường mầm non công lập tại Thành phố Bạc Liêu.
Nội dung: Nhận thức của giáo viên về quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong
hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen tác phẩm văn học, thực trạng vận dụng quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm trong làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi tại


6
một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu: Mầm non Bạc Liêu,
Mầm non Hoa Mai và Mầm non Họa Mi.
Cách tiến hành: Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến, gửi phiếu thăm dò ý kiến cho
chuyên gia đóng góp ý kiến, điều chỉnh phiếu thăm dị ý kiến thật chính xác, khảo
sát thí điểm 3 lần (10 giáo viên của một trường mầm non tại Thành phố Bạc Liêu).
Cuối cùng khảo sát chính thức 3 trường mầm non công lập tại Thành phố Bạc Liêu.
Công cụ: Xây dựng bộ cơng cụ là phiếu thăm dị ý kiến dùng cho CBQL và
các giáo viên mầm non dạy lớp 5- 6 tuổi tại 03 trường mầm non công lập (xem phần
phụ lục).

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu thêm thực trạng nhận thức của giáo
viên về việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong làm quen tác phẩm văn
học cho trẻ 5- 6 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu.
Đối tượng: 03 CBQL (hiệu phó chun mơn), 11 giáo viên mầm non và 6
nhóm trẻ (mỗi nhóm 06 trẻ) của 03 trường mầm non công lập.
Nôi dung phỏng vấn: Nhận định của giáo viên về quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm trong làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi; Cách giáo viên tổ chức hoạt
động làm quen tác phẩm văn học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; Giáo viên
nêu những ý kiến về cách giá của BGH hay đồng nghiệp đối với giờ dạy làm quen
tác phẩm văn học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Cách tiến hành: Dùng phương pháp đàm thoại với từng giáo viên, từng cán
bộ quản lý về quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong làm quen tác phẩm văn học cho
trẻ 5- 6 tuổi.
Công cụ: Nội dung ghi âm CBQL, GVMN, nhóm trẻ của 03 trường mầm non
cơng lập.
7.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
7.2.4.1 Xử lý số liệu điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến:
Từ số liệu điều tra thu thập được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS để xử lí và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và
định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được.


7
7.2.4.2. Xử lý số liệu phỏng vấn
Dữ liệu phỏng vấn được chúng tơi ghi âm lại, phân tích nội dung để phân
loại ý, một số nội dung sẽ được trích dẫn để so sánh, đối chiếu, làm sáng tỏa cho kết
quả điều tra.
7.2.4.3. Xử lý số liệu quan sát
Các dữ liệu quan sát được ghi chép, ghi hình nếu các đối tượng khảo sát cho

phép, bao gồm các tiết dự giờ GVMN. Sau đó phân tích làm cơ sở để kết luận thực
trạng tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài, phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về việc vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
trong dạy học cho trẻ mầm non.
Chương 2: Thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức
khảo sát thực trạng hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi ở một số
trường mầm non tại Thành phố Bạc Liêu.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả viêc vận dụng quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho
trẻ 5-6 tuổi tại Thành phố Bạc Liêu.
9. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận: Đề tài đã làm rõ những vấn đề lí luận về hệ thống các khái
niệm dạy học, quá trình dạy học, quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, nguyên tắc dạy
học, phương pháp dạy học, tác phẩm văn học…
Về mặt thực tiễn: Đề tài chỉ ra thực trạng vận dụng quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học cho trẻ 5- 6 tuổi.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC VẬN DỤNG QUAN
ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Mầm mống của quan điểm lấy trẻ làm trung tầm đã có từ rất lâu, nhưng phát

triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng to lớn phải kể đến John Locke. Triết lý giáo dục của
ông đã cách chúng ta gần 400 năm nhưng nó được coi đã khai sáng nước Anh thời
bấy giờ và còn ảnh hưởng đến thời đại ngày nay. Gray và MacBlain (2012) có nói
ơng cho rằng khi các cá nhân sinh ra như một tấm bảng trắng (thường được nhắc
đến như tabula rasa) và các kinh nghiệm sống được thông qua các giác quan, được
ghi lại và viết lên trên đó. Locke tin rằng đây chính là bản chất của việc học và là cơ
sở cho việc thu được kiến thức. Quan điểm của ông cho thấy ông tiến bộ hơn thời
đại bấy giờ là đã nhận ra việc học thông qua các giác quan để thu nhận thơng tin,
những kinh nghiệm cuộc sống.
Ngồi ra Gray và MacBlain (2012) có nói Locke là người nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của việc biết cách học như thế nào. Ở đây chúng ta có thể thấy rõ
ơng là người đã đi trước thời đại vì những thập niên gần đây chúng ta nhận thấy tầm
quan trọng của việc học, cách học và của phong cách học tập đã tăng lên một cách
nhanh chóng, mạnh mẽ. Thêm vào đó Locke cịn đưa ra ý tưởng cho rằng học tập
nên là điều thú vị. Ông đã chỉ ra hai vấn đề quan trọng đó là: Cách học và học tập
nên là điều thú vị. Điều này rất phù hợp với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, đổi
mới phương pháp học đạt hiệu quả, hay cách học tiên tiến ở thời đại ngày nay. Tuy
quan điểm của John Locke còn mờ nhạt về lấy trẻ làm trung tâm nhưng nó có thể
làm cơ sở cho những nhà giáo dục sau này nghiên cứu và phát triển tiếp.
Đến thế kỉ XVIII “Jean Jacques Rousseau coi giáo dục là phương tiện nhờ đó
bản chất tự nhiên của con người được phát triển, khơng chỉ cải thiện cho họ mà cịn
cải thiện cả xã hội thông qua cách thức mà các cá nhân hòa nhập với nhau. Đối với


9
Rousseau tầm quan trọng của việc phát triển tính cách của các cá nhân là mục tiêu
cơ bản của những q trình giáo dục diễn ra ở nhà trường. Ơng cho rằng không nên
để cho sự chú trọng cung cấp và nhận thông tin, vốn là đặc trưng của nhiều trường
học thời bấy giờ, che lấp mất điều này”(Gray và MacBlain, 2012). Ơng coi giáo dục
là phương tiện, cịn tầm quan trọng là phát triển tính cách cá nhân và khơng khuyến

khích việc dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức hay việc học theo kiểu tiếp nhận
thông tin.
Tác giả Gray và MacBlain (2012) viết về Rousseau cho rằng chức năng chủ
yếu của giáo dục là “nghệ thuật làm nên những con người” (lart de former des
hommes). Ơng coi vai trị của người thầy là chỉ dẫn cho đứa trẻ biết thế nào là đúng,
thế nào là sai, không phải do bị phạt, không phải do kết quả của việc bị phạt, mà do
kết quả của việc hiểu biết hậu quả những hành động của chúng. Ở đây nhận thấy vai
trò của người thầy không phải là người truyền thụ tri thức, mà là người chỉ dẫn và
có nghệ thuật.
Theo Singh (2008) nói về nhà giáo dục Pestalozzi, ơng coi giáo dục phụ
thuộc vào sự phát triển bên trong của đứa trẻ. Do đó, khơng nên áp đặt từ bên ngồi.
Giáo dục phải ni dưỡng tâm hồn trẻ, kích thích trẻ khám phá thông qua quan sát
và thử nghiệm. Người giáo viên muốn thành cơng cần dạy học theo sở thích của trẻ.
Ông cũng cho rằng giai đoạn thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng nhất trong giáo dục
con người, giáo dục nhằm mục đích phát triển tồn diện cho đứa trẻ.
Tác giả Gray và MacBlain (2012) nói về Friedrich Froebel, người cho rằng
vui chơi là trung tâm đối với việc giáo dục trẻ em và sự phát triển tương lai của
chúng. Ở đây cho thấy ông là người coi việc chơi của trẻ là trung tâm, tin tưởng
mãnh liệt vào tầm quan trọng của trẻ em, chúng biết cách biểu lộ bản thân thơng
qua việc chúng chơi một mình hay chơi với nhau. Chính vì coi trọng vui chơi mà
Froebel soạn ra những vật liệu để trẻ em dùng trong học tập khi cịn nhỏ. Đó là
những món q như những quả cầu, những khối hộp nhằm kích thích suy nghĩ, học
hỏi của trẻ. Ngồi ra ơng cũng là người nhận ra và hiểu giá trị của âm nhạc trong
giáo dục trẻ nhỏ và giá trị của ca hát trong khi vui chơi.


10
Đến nửa đầu thế kỉ XX Dewey cho rằng việc hiểu những trải nghiệm của trẻ
có tầm quan trọng rất lớn. Ông là người ủng hộ quan điểm cho rằng nhà giáo dục
phải nhận thức được tính độc lập của mỗi cá nhân đứa trẻ. Có thể thấy rằng Dewey

đã đi trước thời đại mình ở chỗ ơng tin rằng mỗi đứa trẻ có thể tham dự, đóng góp ý
kiến, xây dựng chương trình học tập ở trường của mình theo khả năng của chúng.
Ơng cũng cho rằng chương trình học tập cần được xây dựng trên cơ sở này (Gray và
MacBlain, 2012). Cũng nói về Dewey, tác giả Mooney (2016) có viết Dewey cho
rằng chương trình học của trẻ cần được thiết kế dựa trên mơi trường gia đình, cơng
việc và những tình huống xảy ra xung quanh trẻ. Những nhà giáo dục cần nghiêm
túc trong việc lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động học tập và xác định nội dung
chương trình giảng dạy dựa trên sự hiểu biết, năng lực của trẻ. Ở đây cho thấy
Dewey nhấn mạnh q trình giáo dục đích thực phải xuất phát từ thực tiễn xã hội
của trẻ nhưng nó phải kích thích, khợi gợi, các tiềm năng của trẻ và nó phải xuất
phát từ nhu cầu, hứng thú, mong muốn của trẻ.
Với Vygotsky tin rằng trẻ em là những người tích cực xây dựng nên kiến
thức và những kĩ năng của chính mình. “Một đứa trẻ có thể tiến lên hay lùi trở lại
giữa những giai đoạn vạch ra ở trên, khi tư duy của nó đã chín. Vấn đề mới mẻ hay
khó khăn có thể khiến cho đứa trẻ thối lui trở lại ở giai đoạn trước đó, trong khi
kinh nghiệm sẽ đẩy sự phát triển lên trước” (Gray và MacBlain, 2012). Đứa trẻ của
Vygotsky có tốc độ phát triển tăng lên hoặc chậm lại tùy vào khả năng của chúng.
Ngồi ra Mooney (2016) khi nói về Vygotsky là người đưa ra khái niệm vùng phát
triển gần nhất. Ông tin rằng trẻ học hỏi một khái niệm mới nhờ vào sự tương tác với
giáo viên hay bạn cùng lớp, sự trợ giúp của giáo viên và bạn cùng lớp được gọi là
bắc giàn (Scaffolding). Ứng dụng của việc bắc giàn này người giáo viên khi xây
dựng chương trình giáo dục mầm non cần quan sát trẻ cẩn thận, lập nội dung
chương trình giảng dạy để kích thích, đón đầu sự phát triển của trẻ hay có những
biện pháp giáo dục bằng cách ghép cặp những trẻ có thể học hỏi lẫn nhau.
Đối với Piaget Ơng thừa nhận đứa trẻ có khả năng tìm tịi khơng chán,
giả định, thử nghiệm và đánh giá những vấn đề mà nó gặp phải. Chúng thực hiện
điều đó khơng giấu giếm (đặc biệt trong thời kì giác động) hoặc ngấm ngầm(như


11

trong thời kì thao tác cụ thể và thao tác chính thức). Ơng cho rằng động cơ của hoạt
động đó là từ trong cơ thể của đứa trẻ, động cơ từ ngồi là khơng cần thiết. Đứa trẻ
của Piaget là một tổng thể có tổ chức, tự điều hịa, để duy trì một sự cân bằng với
bản thân và mơi trường, một cơ thể ln biến động (Miler, 2003). Ngồi ra “Piaget
cho rằng trẻ kiến tạo sự hiểu biết của mình bằng cách gán định ý nghĩa cho những
con người, nơi chốn và những sự vật trong thế giới của chúng. Ơng rất thích cách
diễn đạt “Sự kiến tạo là thứ tuyệt vời để hướng đạo”(Hendrich 1992, 476). Như vậy
theo Piaget đứa trẻ học tốt nhất khi được tự mình làm việc một cách thực sự và kiến
tạo nên sự hiểu biết của riêng mình về những gì đang diễn ra thay vì nhận lấy những
cách diễn đạt mà người lớn đưa. Piaget tin rằng trẻ em cần mọi cơ hội có thể có để
được tự mình làm mọi việc. Chiến lược tốt nhất cho nội dung chương trình học
dành cho tuổi mẫu giáo là khiến cho trẻ tò mò, làm chúng băn khoăn và đưa ra cho
chúng những thử thách giải quyết vấn đề thực tế thay vì đưa ra những thông tin.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh (2013) có khái quát về phương pháp tiếp cận
Reggio Emilia, cách tiếp cận này đòi hỏi giáo viên coi trẻ như người học thuần thục,
biết sử dụng nguyên vật liệu, tò mị, giàu trí tưởng tượng và rất sáng tạo. Tầm nhìn
của Reggio tạo ra một mơ hình chương trình hướng đến sự phát triển tối đa tiềm
năng của đứa trẻ, chương trình khơng có giới hạn bắt buộc và áp đặt trẻ. Đứa trẻ của
Reggio có hàng trăm thế giới để khám phá, hàng trăm thế giới để phát minh ra và
hàng trăm thế giới giấc mơ. Qua đây cho thấy phương pháp Reggio Emilia lấy đứa
trẻ làm trung tâm, tự kiến tạo kiến thức, tự do trải nghiệm. Thông qua các mối quan
hệ giữa trẻ với trẻ, trẻ với người khác và môi trường giúp đứa trẻ kiến tạo nên cách
học cho mình. Đặc biệt đứa trẻ được ví có “một trăm ngơn ngữ” để biểu đạt ý
tưởng, để bày tỏ suy nghĩ của mình bằng nhiều cách khác nhau.
Cùng nói về Reggio tác giả Huyitan (2017) có viết các nhà giáo dục của
Reggio không bao giờ xem trẻ là những chiếc tàu rỗng, hình ảnh mạnh mẽ của đứa
trẻ là trọng tâm của Reggio. Họ nhìn thấy đứa trẻ đầy tiểm năng như những nhân
vật chính, một nhà xây dựng tích cực về kiến thức của mình. Người lớn cần xem
đứa trẻ như một tài năng, đầy triển vọng và ln ln tự xây dựng việc học của
mình thông qua tương tác với mọi người xung quanh. Người lớn cần hiểu trẻ ở mọi



×