Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.43 KB, 2 trang )
Bài toán năng lực cạnh tranh
Trong những món "quà Tết” mà năm 2007 ban tặng cho chứng ta có một thứ mang tính
chất hai mặt. Cái thứ mang tính chất hai mặt đó chính là cạnh tranh - cạnh tranh trên phạm
vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà của chúng ta. Cạnh tranh là một thách thức,
nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Thách thức là vì chúng ta phải đấu nhau với cả những
"gã khổng lồ" có tiềm lực to lớn và có kinh nghiệm đầy mình. Cơ hội là vì chúng ta có
được một sức ép lành mạnh để vươn lên. Không có sức ép, chắc gì chúng ta đã chịu từ bỏ
cách nghĩ, cách làm cũ.
Thực ra, cạnh tranh không phải là một vấn đề. Năng lực cạnh tranh yếu mới là một vấn để
đáng bàn. Năng lực cạnh tranh yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Có những nguyên nhân nằm ở cái sự "trẻ người, non dạ” của nền kinh tế thị trường mà
chứng ta đang trong quá trình xây đựng. Ví dụ, phần lớn trong hơn 200.000 doanh nghiệp
tư nhân của nước ta vừa mới được hình thành sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời cách đây
chưa đến chúc năm. Mà như vậy, thì các doanh nghiệp tư nhân, chủ thể quan trọng hàng
đầu của kinh tế thị trường, nói chung đều khá nhỏ bé, năng lực tài chính thấp, kinh nghiệm
kinh doanh chưa nhiều. Đó là chưa nói tới các truyền thống kinh doanh cha truyền con nối
đã bị đứt đoạn và mới chỉ được chắp nối một phần. Những nguyên nhân như vậy chỉ có thể
khắc phục được trong quá trình phát triển tiếp theo và qua chọn lọc tự nhiên của thị trường.
Mọi sự "quá trẻ” đều chỉ là vấn đề của thời gian.
Có những nguyên nhân nằm ở cơ chế . Ví dụ thứ nhất, các doanh nghiệp Nhà nước thường
vừa bị thiếu động lực chú sớ hữu, vừa bị gò bó bới những quy định lỗi thời chậm được
thay đổi, làm cho chúng thường rất kém hiệu năng. Ví dụ thứ hai, hệ thống hành chính giải
quyết công việc chậm chạp, phiền hà làm tăng các chi phí không đáng có cả về mặt thời
gian lẫn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Ví dụ thứ ba, các đầu tư công kém hiệu
quả làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng không phát huy được tác dụng (hoặc ít phát huy tác
dụng) trong việc hỗ trợ nền kinh tế... Để loại bỏ những nguyên này điều cần thiết là phải
đẩy nhanh qúa trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và tiến hành những cải cách
sâu rộng về pháp luật và thể chế.
Có những nguyên nhân nằm ở mối quan hệ lao động. Các tranh chấp lao động xảy ra
thường xuyên có thể làm hỏng môi trường kinh doanh và cơ hội làm ăn của nhiều doanh
nghiệp. Điều quan trọng ở đây là phải hình thành một văn hoá đối thoại giữa những người