Những phương kế trong cạnh tranh
Sự quyết liệt của thương trường thực sự là một thách thức lớn đối với
các doanh nhân. Doanh nhân là người chủ doanh nghiệp nhạy cảm với tình
thế, nắm vững những nguyên lý cơ bản trong cạnh tranh là yếu tố quyết định
thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để Doanh nghiệp
luôn đứng vững trên thương trường với tư thế tự chủ?
Ai đó đã nói "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là sự
tất yếu của thương trường. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản
giữa các doanh nghiệp, những đe doạ thách thức hoặc cơ hội của doanh nghiệp,
chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trên nhiều
phương diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả... Chúng ta đã và đang
tiến tới xây dựng một thương trường lành mạnh, một môi trường kinh doanh có
văn hoá - sự phát triển vững bền cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất
nước nói chung...
Xin trân trọng giới thiệu tới các doanh nghiệp, doanh nhân mười phương kế
hữu hiệu trong cạnh tranh giành thắng lợi.
1. Xem xét đánh giá tình hình, chiến thắng bằng "thay đổi"
Đây là một nguyên tắc được dùng phổ biến nhất trong đấu tranh quân sự và
chính trị, và nó cũng thích hợp trong cạnh tranh kinh tế thời hiện đại vì doanh
nghiệp là một hệ thống lớn kiểu mở cửa, luôn muốn trao đổi thông tin và trao đổi
năng lượng với môi trường toàn xã hội.
Bảo thủ là điều tối kị trong cạnh tranh, phải xem xét đánh giá tình hình, biết
trước, làm trước là "pháp bảo" của thắng lợi. Các doanh nghiệp phải biết nhìn xa
trông rộng và có sáng kiến để đối phó những thay đổi, những sự cố đột biến, tránh
tình trạng không kịp đề phòng, không kịp trở tay.
2. Xuất bất kỳ (bất ngờ) đánh vào chỗ không chuẩn bị
Trên thương trường, hạt nhân của "bất ngờ, đánh vào chỗ không chuẩn bị"
được thể hiện ở chữ "kỳ" Mưu lược "xuất kỳ bất ý" mà các ông chủ hiện đại
thường dùng đều dốc tâm sức vào chữ "kỳ". Nếu muốn thành công đòi hỏi bạn
phải có tư tưởng kinh doanh xuất kỳ (lạ thường), đưa ra sản phẩm lạ thường, xảo
thuật kinh doanh lạ thường, phương thức tiêu thụ và thái độ phục vụ khác lạ.
3. Nhanh chóng giành thắng lợi
"Thời gian là vàng bạc" thực sự là kinh nghiệm cạnh tranh hiện đại bởi nó
ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền, đến chiếm dụng và tốc độ quay vòng
của đồng tiền, đến việc năm bắt cơ hội. Với một doanh nghiệp mà nói, cơ hội
thường là điểm chuyển hướng của thăng tiến, là nơi mở ra thành công, chỉ có nắm
chắc được thời cơ thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể mang lại
hiệu quả. Người cạnh tranh hiện đại phải rất coi trọng "cơ hội" phải tranh thủ thời
gian từng giây, từng phút, nếu có cơ hội phải quyết đoán, dứt khoát bắt tay vào
làm ngay.
4. Lùi trước tiến sau
Binh pháp có phép dùng binh: "Đánh đòn phủ đầu, lùi trước tiến sau".
Người hành động sau trong cạnh tranh cũng có thể thắng được người khác - trên
tất cả các mặt đều tỏ ra ưu thế hơn người hành động trước, họ có thể tiếp thu bài
học thất bại của người đi trước để giành được hiệu quả kinh tế tương đối tốt.
Nhưng người làm sau phải nhằm đúng thời cơ, hành động dứt khoát, quyết đoán,
quyết không thể hành động mù quáng để dẫn đến thất bại quá sớm, cũng không
nên do dự chần chừ mà để lỡ thời cơ
5. Tập trung ưu thế, đột phá trọng điểm
Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc cạnh tranh về nhân lực, vật lực và tài
lực. Nhưng bất kỳ cá nhân, tập thể nào cũng đều bị hạn chế trong những nguồn
này. Trong tình hình như vậy, phải sử dụng nguồn vốn như thế nào để có hiệu quả
nhất - Đây là một trong những điểm mấu chốt để cạnh tranh thắng lợi. Người
thành công thật sự thì quy mô sự nghiệp của họ không thể trải ra quá rộng mà chỉ
nên hành động trong phạm vi mình có thể nắm chắc được. Như vậy bảo đảm tập
trung ưu thế, đột phá trọng điểm, thúc đẩy toàn cục.
6. Hướng tới cái lợi, tránh cái hại, phát huy sở trường, tránh sở đoản
Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc người quyết sách phải tuân
theo khi lựa chọn phương pháp tối ưu. Muốn trong một thời gian ngắn chiếm được
ưu thế canh tranh với chi phí thấp nhất, con đường duy nhất có thể lựa chọn là
hướng tới cái lợi, tránh cái hại, phát huy sở trường, tránh sở đoản. Trong cạnh
tranh kinh tế, bất kì một doanh nghiệp nào cho dù thực lực có mạnh đến đâu đều
có điểm yếu và điểm mạnh của mình, đều không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.
Trường hợp đứng trước lợi hại đan xen phải tuân thủ theo nguyên tắc: Hai cái lợi
lấy cái lợi lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ "Lấy cái mạnh của mình đánh lại cái yếu
của đối phương" đồng thời đánh vào khe hở của thị trường.
7. Vu hồi giành thắng lợi
Trong đối kháng và canh tranh của thị trường chúng ta không thể mãi mãi
chỉ đi theo con đường thẳng, trên vấn đề "thẳng" và "cong" phải cố gắng nhìn xa
trông rộng, dự báo tương lai một cách chính xác, dũng cảm đối mặt với khó khăn,
tỉnh táo nhìn nhận thành tích. Vừa làm hảo hán trong hoàn cảnh thuận lợi, không
quá đắm mình trong tình thế có lợi, lại vừa làm anh hùng trong hoàn cảnh khó
khăn, không hề dao động trước nguy cơ áp lực.
Kế Vu hồi được ứng dụng trong thời gian, là lấy kéo dài thay thế tốc thắng
(thắng nhanh). Trong tình huống thời cơ và điều kiện chín muồi phải thần tốc,
quyết chiến quyết thắng. Ngược lại khi điều kiện chưa đầy đủ, thời cơ chưa chín
muồi, phải tính kế lâu dài, bảo toàn thực lực và lực lượng, đợi thời cơ chiến đấu
lâu dài.
8. Tích tiểu thành đại, tích nhỏ để giành thắng lợi
Để thực hiện mưu lược này nhà doanh nghiệp phải mang trong trái tim chí
hướng lớn, phải tự tin vào tương lai ở phía trước; nếu thấy tự hổ thẹn, nhát gan lùi
bước, không có chí hướng lớn thì khó có thể bước qua cửa ải "long môn". Thực