Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

thuyết trình: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh khó khăn về đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.83 KB, 10 trang )

BẢN TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Tên biện pháp: Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh khó khăn về đọc
I. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết : Tập đọc là một phân môn quan trọng, có ý nghĩa to
lớn trong chương trình mơn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đọc là một kĩ năng quan trọng
hàng đầu của con người . Nếu không biết đọc thì con người khơng thể tiếp thu nền
văn minh của lồi người khơng thể sống một cuộc sống một cuộc sống bình thường
,có hạnh phúc với đúng nghĩa của nó từ này trong xã hội hiện đại .
Mặt khác ta cịn thấy, đọc tốt khơng phải ai cũng có và dễ dàng đạt được.
Đọc tốt là phải kết hợp được rất nhiều yếu tố như: chất giọng tốt, phát âm đúng,
đọc lưu loát, biết thể hiện truyền cảm tới người nghe… Nếu một trong các yếu tố
trên không đạt thì chất lượng đọc khơng thể tốt được. Ví dụ như một người phát
thanh viên có giọng đọc hay nhưng ngọng l/n thì người nghe cảm thấy giảm giá trị
đọc đi nhiều lần. Là người giáo viên làm công tác giảng dạy đào tạo ra những nhân
tài cho đất nước, tôi nhận thấy rèn học sinh đọc tốt là việc làm rất quan trọng. Kĩ
năng đọc tốt sẽ là phương tiện để học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Bất cứ môn học
nào, bài học nào cũng phải sử dụng đến hoạt động đọc. Các em đọc được văn bản
thì các em mới hiểu được nội dung ý nghĩa giáo dục, mới cảm nhận được cái hay
cái đẹp của văn bản. Có biết đọc các em mới nắm được nội dung của bài thơ, bài
văn mới sống lại tâm tư tình cảm của nhân vật, cùng khóc, cùng cười với nhân vật.
Các em đọc được đề bài tốn thì mới hiểu và giải được bài. Các em có đọc được
chữ thì mới hát được bài hát, đọc được bài học, ghi nhớ bài học. Các em đọc tốt thì
các em sẽ học tốt được tất cả các môn. Từ việc nắm được kiến thức các em mới có
nhiều vốn từ, phát triển được năng khiếu diễn đạt, năng khiếu giáo tiếp hàng ngày.
Chính vì vậy mà việc rèn học sinh đọc tốt là vô cùng quan trọng, cần thiết
trong việc dạy học, giúp các em phát triển toàn diện đáp ứng được mục tiêu giáo
dục hiện nay.
II. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng:
Hiện nay, chất lượng dạy đọc ở trường Tiểu học ………….. có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận không nhỏ học sinh chưa đạt yêu cầu theo chuẩn


kiến thức, kỹ năng của Bộ giáo dục và đào tạo như: đọc sai, đọc chậm, đọc chưa
trôi chảy, rõ ràng,…chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa
nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người
khác chứa đựng trong văn bản được đọc.
2. Nguyên nhân:


a. Đối với giáo viên:
- Đa phần giáo viên rất tâm huyết nhiệt tình với nghề nghiệp, song việc
đổi mới phương pháp, cách thức rèn đọc của một số giáo viên còn hạn chế, chưa
gây được hứng thú cho học sinh thích đọc. Sau mỗi bài đọc, giáo viên chỉ nhận xét
chung chung chưa cụ thể rạch ròi để học sinh có hướng phấn đấu. Học sinh chưa
phát huy được hết năng lực đọc của mình.
- Giáo viên chưa phân loại kĩ các đối tượng học sinh đọc kém để rèn đọc cho
các em.
- Mặt khác, khi lớp có học sinh đọc chậm, giáo viên cịn lúng túng, chưa có
giải pháp phù hợp để rèn đọc cho học sinh. Bên cạnh, nhiều giáo viên ngại gọi các
em luyện đọc trong tiết Tập đọc vì sợ mất nhiều thời gian nên điều kiện rèn đọc của
các em có phần hạn chế. Hay khi học sinh đọc sai, giáo viên nhắc cho các em đọc
theo mà không hướng dẫn học sinh sửa sai.
- Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng đã bỏ nhiều công sức ra rèn đọc cho
học sinh nhưng học sinh tiến bộ rất ít nên dẫn đến chán nản bỏ dở giữa chừng.
b. Đối với học sinh:
Vì ở vùng nông thôn, phụ huynh đa số là công nhân đi làm cả ngày nên họ
chưa quan tâm đến việc rèn đọc của con em mình. Học sinh đi học hay quên sách,
ngồi học ít tập trung ỷ lại bạn đọc khi cơ giáo khơng gọi tên mình.
Phần lớn học sinh thuộc đối tượng trên là học sinh cịn khó khăn về đọc, cịn
đánh vần, có em phát âm sai, nhầm lẫn giữa các cặp phụ âm đầu, không biết ngắt
nghỉ ở dấu chấm dấu phẩy.
III. Giải quyết vấn đề

Học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh ……….. nói chung đây là học sinh mà đặc
điểm tâm sinh lí của các em rất hiếu động đang chuyển dần từ hoạt động vui chơi
sang hoạt động học tập làm chủ đạo. Quá trình rèn đọc cho học sinh là cả một q
trình lâu dài, khó khăn địi hỏi người giáo viên phải kiên nhẫn tìm tịi sáng tạo. Để
đi sâu vào vấn đề này, tôi lần lượt tiến hành các công việc sau:
Biện pháp 1: Điều tra thực trạng kĩ năng đọc của học sinh trong lớp
Vào đầu năm học, sau khi nhận lớp, tôi đã chủ động điều tra kĩ năng đọc của
học sinh của lớp để biết được mức độ đọc của từng học sinh. Tôi tiến hành khảo sát
chất lượng đọc đầu năm học của học sinh lớp 3/B năm học 2019-2020 và kết quả
thu được như sau: Tổng số học sinh là: 31 em


Kĩ năng đọc

Số lượng

Tỉ lệ

Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi
đúng, hiểu nội dung; ngữ điệu đọc tốt.

16

51,6%

Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, hiểu nội dung;
ngắt nghỉ hơi đôi chỗ chưa phù hợp.

10


32,2%

Đọc không đảm bảo tốc độ, sai tiếng, từ; không
biết ngắt nghỉ hơi, không hiểu nội dung bài.

5

16,1%

Nhìn vào chất lượng khảo sát tơi thấy còn 5 em kĩ năng đọc còn yếu.
Biện pháp 2: Phân loại học sinh theo từng lỗi kĩ thuật đọc.
Trong các tiết dạy trên lớp, tôi theo dõi kĩ năng đọc các học sinh, phát hiện
ra các lỗi sai về kĩ thuật đọc. Tôi tổng hợp các lỗi sai thành các nhóm để từ đó có
biện pháp rèn đọc phù hợp với từng đối tượng. Tôi đã tổng hợp và phân loại được
các nhóm cơ bản sau:
+ Nhóm đọc sai lỗi phát âm: l/n; s/x; ch/tr; r/d/gi.
+ Nhóm đọc chậm ê a, ngắc ngứ.
+ Nhóm đọc quá chậm.
+ Nhóm đọc không hiểu nội dung
Từ thực tế của học sinh trong lớp, có những em vừa sai âm v/qu; ch/tr; s/x,
r/d/gi lại đọc ê a, ngắc ngứ, đọc quá chậm lại không hiểu nội dung.
Biện pháp 3: Xây đựng các biện pháp rèn đọc
Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp. Qua phần điều tra lỗi kĩ
thuật đọc. Tôi đề ra biện pháp để luyện như sau:
+ Đối với nhóm đối tượng đọc sai lỗi phát âm: v/qu; s/x; ch/tr; r/d/gi,
khi hướng dẫn học sinh giáo viên phân tích cho các em sự khác biệt giữa các phụ
âm. Tơi phân tích cho các em hiểu được hệ thống môi, răng, lưỡi phải kết hợp như
thế nào, khi nào thì trịn mơi, khi nào thì mở rộng miệng hơi thốt ra. Tơi làm mẫu
rồi hướng dẫn học sinh thực hiện. Tôi luyện cho các em đọc đúng âm rồi đến đúng
tiếng vì có đọc âm đúng thì tiếng mới đúng được. Tôi phân biệt cho các em hiểu

nghĩa của từ để các em hiểu và đọc đúng.
Ví dụ: “sâu” và “xâu” Ở mức độ nhận thức của các em học sinh lớp 3, giáo
viên giải nghĩa từ ở mức độ đơn giản sao cho các em dễ hiểu và phân biệt được:


- “sâu” là khoảng cách từ bề mặt đến đáy như ao sâu, giếng sâu...; hay chỉ loại
côn trùng phá hoại nông nghiệp như con sâu, sâu bọ ... hoặc chỉ trạng thái bị
hư hỏng như sâu răng,...
- “xâu”: xuyên qua vật bằng sợi dây hoặc que như: xâu cá, xâu cua, xâu kim hay
chỉ sự tranh giành như xâu xé... Khi các em đã được luyện tập nhiều lần, tôi huấn
luyện cho các em tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau và chỉ cho các em những chỗ
chưa được. Cứ như vậy nhiều lần, các em hiểu và tiến bộ rõ rệt.
+ Đối với những em đọc ê a, ngắc ngứ: Ở đây lỗi của các em là chưa nhận rõ
mặt chữ nên ê a để nghĩ xem chữ đó đọc như thế nào? Có em phải dừng lại để đánh
vần. Đối với nhóm này, tơi dành một thời gian thích hợp cho việc luyện đọc. Tơi
hướng dẫn các em đọc to rõ ràng từng tiếng tuyệt đối không kéo dài từ tiếng này
sang tiếng khác. Đọc dứt khốt từng từ, cụm từ, từng câu. Tơi tiến hành luyện cho
học sinh một cách thường xuyên và phải tạo thành một thói quen. Nếu cần thiết cho
các em dừng lại nhận rõ chữ rồi mới đọc liền mạch. Đối với các em khơng đọc nổi
các tiếng khó ngay tại lớp, tôi yêu cầu các em đánh dấu các tiếng khó bằng bút chì
vào sách giáo khoa để luyện đọc vào thời gian khác. Đến cuối mỗi buổi tôi lại kiểm
tra hướng dẫn bổ sung.
+ Đối với những em đọc chậm, tôi rèn đọc cho học sinh bằng cách sau: Đơn
vị đọc là cụm từ, câu, đoạn, bài. tôi đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài có số lượng
tiếng cho trước và dự tính đọc trong bao nhiếu phút. Dựa theo chuẩn kiến thức kĩ
năng, tùy theo mức độ khó của từng bài mà giáo viên đề ra yêu cầu với quỹ thời
gian nhất định. Ví dụ bài: Ơng ngoại (sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1 – trang 34) đọc
trong vòng 3 phút là đạt yêu cầu.
+ Đối với những em đọc liến thoắng, không biết ngắt nghỉ hơi hợp lí,
giáo viên phải chỉ cho cần phải ngắt nghỉ hơi ở những vị trí nào cho phù hợp, sau

đó cho học sinh thực hành và nếu cần thiết giáo viên phải đọc mẫu thật tốt để
các em làm theo. Đối với các câu dài, giáo viên hướng dẫn các em biết cách
lấy hơi, giữ hơi để khỏi bị ngắt quãng giữa các âm tiết.
Ví dụ: Bài Hũ bạc của người cha (sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1- trang
121), tơi đưa ra câu hỏi: Đoạn này nói lên điều gì? Câu nào nói lên ý chính của bài?
Ngồi việc rèn học sinh khắc phục với từng đối tượng như trên, Ở lớp
3 không yêu cầu bắt buộc học sinh đọc diễn cảm nhưng tôi vẫn hướng dẫn các em
đọc thể hiện đúng ngữ điệu, nội dung bài. Ở phần này, khi học sinh đã thông hiểu
nội dung của bài, của từng đoạn, từng câu, hiểu tâm tư tình cảm của tác giả trong
bài, tôi rèn cho học sinh cách lấy hơi, ngắt nghỉ các loại dấu câu như dấu chấm


cảm, chấm hỏi... Khi đã rèn được các kĩ năng cơ bản, tơi khuyến khích học sinh tìm
ra cách đọc của bài.
Ví dụ: Bài Cậu bé thơng minh (sách tiếng việt lớp 3/tập 1 – trang 4).
+ Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở những dòng mở đầu giới thiệu
câu chuyện, thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái oăm của nhà vua. Đoạn
“Được lệnh vua đến phần cuối giọng khoan thai thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài
trí qua được thử thách của nhà vua.
+ Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin.
+ Giọng nhà vua oai nghiêm có lúc vờ bực bội quát. Khi học sinh đã phát
hiện ra cách đọc, giáo viên bổ sung cho đầy đủ và tổ chức cho các em luyện đọc,
thi đọc. Các em theo dõi bình chọn bạn nào đọc đúng hơn, hay hơn. Ở mỗi loại văn
bản, tôi hướng dẫn các em thể hiện đúng đặc trưng của từng loại văn bản. Đọc một
câu chuyện khác với đọc một bản báo cáo khác với đọc một tờ quảng cáo, khác với
đọc một bản tin ... Chỗ nào các em đọc chưa đạt giáo viên sửa ngay sao cho ở mỗi
bài, bài sau các em đọc hay hơn, tốt hơn bài trước. Mỗi ngày mỗi tuần các em đọc
tiến bộ hơn.
Biện pháp 4: Tập trung rèn kỹ năng đọc trong tiết học Tập đọc:
Trong giờ dạy Tập đọc, đa số giáo viên đều gọi những học sinh giỏi, học sinh

đọc tốt, đọc trôi chảy luyện đọc mà rất ngại gọi học sinh đọc chậm đọc vì sợ mất
nhiều thời gian ; bởi các em đó thường đọc chậm, đọc sai. Những suy nghĩ và việc
làm trên thật sự là một sai lầm hết sức to lớn của người giáo viên. Thấy được điều
đó, tơi khơng những khơng ngại mà tơi cịn thường xun gọi học sinh chậm tiến
đọc ; không phải là tôi không sợ mất thời gian mà chúng ta nên tạo điều kiện cho
các em được luyện đọc. Đây chính là đối tượng mà chúng ta cần phải đặc biệt quan
tâm, cần phải dạy cho các em đọc.
Với việc tổ chức tốt tiết học Tập đọc cùng với sự khéo léo, người giáo viên sẽ
biết lựa chọn học sinh để gọi các em luyện đọc khi nào, đọc như thế nào cho thích
hợp mà vẫn đảm bảo thời gian của tiết học. Thông thường, tôi yêu cầu mỗi em đọc
một đoạn. Nhưng đối với học sinh đọc chậm, tôi chỉ yêu cầu các em đọc một phần
nhỏ trong đoạn hoặc chọn một đoạn ngắn cho các em đọc. Khi hướng dẫn đọc các
từ khó, đặc biệt là những tiếng nước ngoài phiên âm tiếng Việt, giáo viên giúp học
sinh phân tích kỹ rồi luyện đọc.
Ví dụ: Dạy bài: Ông ngoại


Bài văn có 3 đoạn : Đoạn 1 có hơn 40 chữ, đoạn 2 và đoạn 3 dài trên 100
chữ. Vì vậy, trong bước luyện đọc, giáo viên yêu cầu học sinh đọc chậm đọc đoạn
1, ở đoạn 2 và 3 thì sẽ gọi 2 em đọc một đoạn. Cịn học sinh đọc tốt thì sẽ yêu cầu
các em đọc toàn bài, nhiều em luyện đọc ở bước luyện đọc lại. Làm như vậy, vừa
giúp cho nhiều học sinh được luyện đọc, nhằm bồi dưỡng kỹ năng đọc cho học sinh
giỏi mà cũng vừa tạo cơ hội cho học sinh đọc chậm được rèn đọc.
Biện pháp 4: Thành lập nhóm “ Đôi bạn cùng tiến”
Một biện pháp tiếp theo không thể thiếu đó là thành lập nhóm “ Đơi bạn
cùng tiến” để tiếp tục bồi dưỡng học sinh cịn khó khăn về đọc.
Để thực hiện giải pháp này, tôi phân công học sinh giỏi , đọc tốt ngồi cạnh
học sinh đọc chậm kèm cặp và rèn đọc cho học sinh chậm trước và trong giờ học
Tập đọc.
Ví dụ: Sau khi khảo sát, nắm được kỹ năng đọc của học sinh, giáo viên thành

lập nhóm đơi gồm một học sinh đọc chậm và một học sinh đọc tốt và giao nhiệm
vụ cho các nhóm như sau:
- Học sinh đọc tốt có nhiệm vụ giúp học sinh đọc yếu luyện đọc hằng ngày :
Bước luyện đọc nhóm đơi trong tiết Tập đọc thì nên ưu tiên cho học sinh đọc chậm
được luyện đọc nhiều hơn; cịn học sinh đọc tốt thì đọc ít hơn và chăm chú lắng
nghe bạn đọc. Nếu bạn đọc sai, thì giúp bạn phân tích âm vần rồi đọc lại cho đúng.
Ngoài ra, giờ truy bài, hướng dẫn cho bạn đọc khoảng 10 phút.
(Hình ảnh minh họa)
Biện pháp 5: Giọng đọc mẫu của giáo viên
Sau khi giúp học sinh rèn đọc ở các bước luyện đọc nối tiếp, luyện đọc nhóm
đơi cịn một bước khơng kém phần quan trọng đó là bước đọc mẫu . Vì vậy, tơi tiến
hành thực hiện giải pháp Giọng đọc mẫu của giáo viên.
Học sinh đọc chậm thường khơng thích đọc. Vì các em đọc sai, đọc chậm,
đọc được chữ sau đã quên chữ trước nên các em không thể nào hiểu được nội dung
tác phẩm thì làm sao mà khơng chán nản được. Vì vậy mà giọng đọc mẫu của giáo
viên cũng hết sức quan trọng. Giáo viên đọc mẫu tốt sẽ chuyển tải đến cho các em
nội dung của tác phẩm, giúp các em thơng hiểu nội dung từ đó kích thích hứng thú
rèn đọc để nắm vững nội dung bài đọc.
Ví dụ: Ở mỗi bài đọc, giáo viên nên có sự chuẩn bị thật kỹ , có thể luyện đọc
trước vài lần để nắm nội dung . Đặc biệt là đối với những tác phẩm nghệ thuật ,


giáo viên cần chuẩn bị kỹ hơn để chuyển tải đúng, đủ nội dung, tư tưởng, tình cảm,
giá trị nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm trong tác phẩm đến các em một cách trọn
vẹn . Có như vậy thì mới gây được sự hứng thú luyện đọc cho các em.
Biện pháp 6: Phối hợp rèn đọc thông qua các phân môn và các môn học khác
Bên cạnh các giải pháp rèn đọc trong giờ học Tập đọc, giáo viên áp dụng giải
pháp rèn đọc cho học sinh đọc chậm thông qua tất cả các môn học khác trong
chương trình như: phân mơn Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Luyện từ và câu, Tập làm
văn, mơn Tốn.… . Có như vậy, việc rèn đọc cho các em sẽ được tiến hành một

cách chặt chẽ , đồng bộ và có hệ thống; đồng thời cũng giúp cho các em được rèn
đọc thường xun.
Ví dụ: Ở mơn Tốn , tơi thường yêu cầu học sinh đọc chậm đọc thành tiếng
các ví dụ, đọc yêu cầu của đề bài hoặc bài toán có lời văn . Ở phân mơn Luyện từ
và câu, tơi thường gọi các em đọc các ví dụ, nội dung cần ghi nhớ. Ở các phân môn
Tự nhiên xã hội, Đạo đức, tôi thường gọi các em đọc nội dung cần ghi nhớ,…..
Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh học sinh
Ở lớp , thời gian học tập có hạn nên ngoài các biện pháp thực hiện ở lớp, giáo
viên phối hợp với phụ huynh kèm cặp thêm cho các em học ở nhà. Sau khi khảo
sát đầu năm, giáo viên mời phụ huynh của các em học sinh cịn khó khăn về đọc
đến để trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cách kèm cặp con em như: nhắc nhở và rèn
cho các em luyện đọc nhiều lần các bài văn , thơ. Phụ huynh cũng là tấm gương về
đọc đúng, phát âm chuẩn để cho con em mình học tập.
Biện pháp 8: Kiểm tra, khen thưởng
Học sinh Tiểu học rất thích được khen. Vì vậy, mỗi khi gọi học sinh đọc bất cứ
ở môn học nào, nếu thấy các em đọc có tiến bộ thì tơi cũng khen . Chỉ khen bằng
một lời nhận xét và một tràng pháo tay của cả lớp; vậy mà các em rất vui. Bên cạnh
lời khen, tôi thường kèm theo lời động viên để cho các em không mặc cảm, chán
nãn mà cố gắng hơn, ham học hơn.
Sau khi sử dụng các giải pháp nêu trên, cứ sau 2 tuần , tôi tổ chức kiểm tra
một lần vào ngày cuối tuần. Tôi tiến hành bằng hình thức tổ chức cho những học
sinh đọc chậm thi đọc với nhau. Đầu tiên, tôi chọn một đoạn văn khoảng 30
chữ, cho các em ngồi tại chỗ nhẩm trước trong 3 phút; em nào đọc đúng hơn , ít sai
hơn thì cả nhóm đó ( nhóm Đơi bạn cùng tiến) sẽ được khen.( số chữ sẽ nâng dần
lên theo chuẩn Kiến thức- Kỹ năng). Phần thưởng chỉ là một lời khen cùng với một
tràng pháo tay của cả lớp và một vài viên kẹo, khi thì một quyển truyện tranh nho


nhỏ nhưng người được nhận phần thưởng rất vui, với vẻ mặt rạng rỡ của người
thắng cuộc, làm cho không khí thi đua rèn luyện ngày càng thêm sơi nổi hơn, náo

nức hơn.
IV. Kết quả đạt được:
Qua việc áp dụng biện pháp rèn đọc, tôi thấy so với trước khi chưa áp dụng
biện pháp thì kĩ năng đọc của học sinh cịn khó khăn về đọc nâng lên rõ rệt. Các
em phát âm chuẩn xác. Những tiếng khó câu dài các em đọc lưu lốt trơi
chảy. Năng lực đọc của các em tiến bộ nhanh. Có 5 em trước đây đọc chậm, đọc
sai đến nay đã đọc rất tốt, lưu loát hơn. Các em biết ngắt nghỉ hơi đúng, làm chủ tốc
độ, làm chủ bài đọc.
Bảng khảo sát chất lượng đọc cuối học kì I của học sinh lớp 3/B, năm học
2019-2020
Kĩ năng đọc

Số lượng

Tỉ lệ

Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi
đúng, hiểu nội dung; ngữ điệu đọc tốt.

31

100%

Đọc đúng tiếng, từ; đúng tốc độ, hiểu nội dung;
ngắt nghỉ hơi đôi chỗ chưa phù hợp.

0

0


Đọc không đảm bảo tốc độ, sai tiếng, từ; không
biết ngắt nghỉ hơi, khơng hiểu nội dung bài.

0

0

Ngồi phân mơn Tập đọc các phân môn khác và các môn học khác cũng
rất tiến bộ. Các em viết nhanh hơn, đúng hơn, kể chuyện lưu loát rõ ràng hơn.
Các em làm văn cũng rất tiến bộ: Các em giàu vốn từ viết câu đủ ý sáng tạo diễn
đạt rõ ràng. Câu văn có hình ảnh lời lẽ cơ đọng. Đối với mơn Tốn các em
cũng làm nhanh hơn, trình bày bài khoa học sạch sẽ hơn.
*Tóm lại: Phương pháp rèn đọc cho học sinh cịn khó khăn về đọc của tơi đã
có hiệu quả thiết thực. Các em đầu năm đọc chậm, rất nhút nhát, sợ thầy sợ cô
nhưng đến nay rất tự tin. Trong lớp, các em hăng hái phát biểu, thích học, thích làm
bài. Giờ học ln diễn ra trong khơng khí sôi nổi. Các môn học và các hoạt động
giáo dục đều tiến bộ. Các em hăng hái tham gia các phong trào. Giờ sinh hoạt các
em hoạt động rất tốt.





×