Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả trong dạy học chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật sinh học 11 bằng tích hợp liên môn và vận dụng thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.88 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013
Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
là: " Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả"[6]. Công cuộc đổi mới hiện nay địi hỏi giáo dục
phổ thơng phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực và thị trường lao động”[7].
Một trong những yếu tố để phát triển giáo dục là đổi mới phương pháp dạy và học
theo hướng vận dụng các phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối
tượng và hồn cảnh, ưu tiên cho thực hành, khuyến khích sáng tạo; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức với phương châm “giảng ít, học
nhiều”, “học đi đơi với hành”; chú trọng hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
trong và ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự học và mong muốn học suốt
đời. Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ thuật, đào tạo nghề và giáo dục đại học theo
hướng giảm thời lượng dạy lý thuyết, tăng thời lượng thảo luận và thực hành; gắn
đào tạo với nghiên cứu khoa học; chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào
tạo; chú trọng rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ
năng làm việc nhóm .
Hãy chiêm nghiệm những triết lí về phương pháp: “ Phương pháp là một linh
hồn của một nội dung đang vận động”; “ Học phương pháp chứ không học dữ
liệu”; “ Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, Thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”;
“Phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp, Phương pháp tồi là làm phức tạp


những đơn giản”; “Thầy giỏi dạy cho mọi người hiểu, đồng thời tối ưu khả năng
mỗi người” [5].
Qua thực tế giảng dạy ở trường trung học phổ thông Sầm Sơn, tôi nhận thấy việc
vận dụng kiến thức liên môn giữa Sinh học với kiến thức các môn học khác làm

1


cho hiệu quả của bài học Sinh học nói riêng, mơn học Sinh học nói chung được
nâng cao. Chương III: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 là phần kiến thức rất
khó, nó khơng chỉ liên quan đến kiến thức của mơn Sinh học mà cịn liên quan đến
kiến thức Hóa học 11, 12; Vật lí 12; Tốn học; Giáo dục công dân 10; Công nghệ
10. Để giải quyết tốt vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THPT
Sầm Sơn, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm :"MỘT SỐ BIỆN
PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT- SINH HỌC LỚP 11 BẰNG TÍCH
HỢP LIÊN MƠN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN” để đi đến ứng dụng cho tất cả
giáo viên dạy mơn Sinh học trong trường có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập bộ
môn Sinh học, giúp cho HS phát triển toàn diện. Đặc biệt là nâng cao chất lượng
dạy phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật- Sinh học 11, giúp các em hiểu rõ
hơn về sinh trưởng và phát triển ở động vật, từ đó có biện pháp bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe của vật ni, phát huy được những tiềm lực sẵn có ở địa phương, biết vận
dụng vào thực tế một cách linh hoạt.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Tích hợp kiến thức liên mơn Sinh học, Cơng nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục cơng
dân, Tin học, Tốn trong giảng dạy phần “Sinh trưởng phát triển ở động vật”.
qua thực tế dạy học ở các lớp 11- Trường THPT Sầm Sơn năm học 2020- 2021.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong đề tài này, Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, báo, mạng intenet.
+ Phân tích, tổng hợp khái qt hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết
và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm ở hai lớp: + Lớp thực nghiệm: 11A1
+ Lớp đối chứng: 11A2
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1. Nội dung tổng quát:
Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để dạy học tích hợp liên
mơn và vận dụng thực tiễn cho một chủ đề kiến thức đạt kết quả tốt thì cần đặt ra
các câu hỏi sau:
a - Xác định đó là kiến thức nào? Mục tiêu kiến thức mà học sinh cần đạt được là
gì? để lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp.
b - Phần kiến thức đó có liên quan đến mơn học nào (liên mơn)?
c - Phần kiến thức đó có thể liên hệ thực tiễn khơng?
Kinh nghiệm giảng dạy của tơi đó là tư duy theo hướng cấu trúc của một bài
lên lớp thông thường gồm các bước sau:
Bước 1: Tình huống xuất phát ( Khởi động)
Bước 2: Hình thành kiến thức mới.
Bước 3: Luyện tập,
Bước 4: Vận dụng, sáng tạo

Bước 5: Mở rộng
2.1.2. Nội dung cụ thể:
Hoạt động chuẩn bị cho bài mới:
a - Kĩ thuật học theo dự án: GV giao dự án cho các nhóm theo chủ đề trước khi học
bài mới 1 tuần (hoặc lâu hơn tùy theo bài học), các nhóm chuẩn bị để thuyết trình
khi học bài mới.
b - Phần này có thể kết hợp liên mơn để hồn thiện dự án.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn để hoàn thiện dự án.
Tổ chức các hoạt động học tập (bài mới)
* Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
a - Đây là phần dẫn dắt để giới thiệu bài mới, tên bài dạy, GV có thể sử dụng
phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật lắng
nghe và phản hồi tích cực [1]. Cụ thể GV hoặc HS đưa ra hình ảnh, tình huống có
vấn đề, sau đó đặt câu hỏi, hướng học sinh cần suy nghĩ để tìm được đáp án trong
quá trình học cho đến hết bài học.
b - Phần này có thể kết hợp liên mơn để giải quyết.
c - Phần này có thể nêu một hiện tượng thực tiễn diễn ra để nêu tình huống có vấn
đề cần giải quyết.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
+ HĐ2.1. Nếu mục tiêu muốn học sinh tổng quát được toàn bài học từ khi bắt

3


đầu học cho đến cuối tiết học bao gồm: Những điều các em đã biết, những điều
muốn biết, những điều đã liên quan đến bài học thì giáo viên sẽ:
a - Sử dụng kĩ thuật dạy học “KWL” [1], kết hợp với kĩ thuật này thì GV sử dụng
phương pháp dạy học hợp tác [1].
- Vị trí sử dụng: GV sẽ sử dụng ngay phần bắt đầu bài mới giao phiếu “KWL”
cho các nhóm tiến hành.

b - Phần này các em kết hợp liên mơn để hồn thành phiếu.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
+ HĐ2.2. Nếu mục tiêu muốn học sinh lĩnh hội kiến thức mới:
HĐ2.2.1. Kiến thức mới lí thuyết có phần kiến thức cũ được nhắc đến.
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp dạy học hợp
tác [1], phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án [1]. Cụ thể
GV yêu cầu 1 nhóm học tập trình bày phần kiến thức đã biết đã được giao nhiệm vụ
trước đó, để làm cơ sở tiếp nhận kiến thức mới.
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1]. Các nhóm
cịn lại lắng nghe nhóm được u cầu trình bày và đưa ra nhận xét.
b - Phần này các em có thể kết hợp liên mơn để hồn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
HĐ2.2.2. Kiến thức mới lí thuyết khơng có phần kiến thức cũ được nhắc đến.
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại.
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1].
b - Phần này các em có thể kết hợp liên mơn để hồn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
HĐ2.2.3. Kiến thức mới có thực hành thí nghiệm có phần kiến thức cũ được
nhắc đến.
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp dạy học hợp
tác [1], phương pháp đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp, phương pháp thực hành thí
nghiệm, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện. Cụ thể GV yêu cầu 1
nhóm học tập trình bày phần kiến thức đã biết đã được giao nhiệm vụ trước đó, để
làm cơ sở tiếp nhận kiến thức mới.
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật hoạt
động góc [1]. Các nhóm cịn lại lắng nghe nhóm được u cầu trình bày và đưa ra
nhận xét.
b - Phần này các em có thể kết hợp liên mơn để hồn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.


4


HĐ2.2.4. Kiến thức mới có thực hành thí nghiệm khơng có phần kiến thức cũ
được nhắc đến.
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp dạy học hợp
tác [1], phương pháp đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp, phương pháp thực hành thí
nghiệm, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện.
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1], kĩ thuật học
theo góc [1].
b - Phần này các em có thể kết hợp liên mơn để hồn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
* Lưu ý: Các mục HĐ2.1, HĐ2.2, HĐ2.2.1,......trong bài dạy có thể là các hoạt
động tương ứng HĐ 3, 4, 5, 6,.......
Hoạt động 3: Luyện tập
- Phần này các em có thể kết hợp liên mơn để hồn thành bài học.
- Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
Hoạt động 4, 5: Vận dụng, mở rộng
a - Sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề [1], phương pháp đàm thoại,
phương pháp dạy học hợp tác [1].
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực [1], kĩ thuật đặt câu hỏi [1
b - Phần này các em có thể kết hợp liên mơn để hồn thành bài học.
c - Phần kiến thức này có thể liên hệ thực tiễn.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Khi chưa áp dụng SKKN này vào dạy chủ đề “sinh trưởng và phát triển ở
động vật”- Sinh học 11”, học sinh học chương này một cách thụ động, các em thấy
rằng kiến thức này các em đã được học từ những bài trước nên có sự nhàm chán,
có nhiều phần kiến thức khó, khơ khan các em chưa kết nối được các kiến thức các
em đã học và các môn học với nhau, chưa biết vận dụng vào đời sống thực tiễn nên

các em khơng có hứng thú học tập hoặc hứng thú học tập không cao nên hiệu quả
và mục tiêu bài học không đạt như mong muốn. Để phắc phục được thực trạng trên
và để góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay tôi đã xây dựng :" MỘT
SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT- SINH HỌC 11 BẰNG TÍCH HỢP
LIÊN MƠN VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN”

5


2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Đây là phần kiến thức khó, dài, cần phải vận dụng kiến thức của nhiều môn nên
tôi sử dụng phương pháp dạy học theo dự án.
Khi thực hiện đề tài, tơi đã tiến hành với tiến trình như sau:
1. Xây dựng chủ đề
Tôi căn cứ nội dung dạy học và tình hình học tập của học sinh để xây dựng chủ đề:
“Sinh trưởng phát triển ở động vật”. Sau đó soạn giáo án và xin ý kiến của BGH
nhà trường về việc tổ chức nội dung học tập thực địa tại các cơ sở. Liên hệ với các
cơ sở về thời gian, nội dung, hình thức thực tế.
2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tơi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 15 HS (căn cứ vào sở thích về các nhóm
động vật, khả năng khai thác thơng tin, hiểu biết xã hội, kĩ năng sử dụng tin học của
HS để chia nhóm đồng đều nhau về năng lực). Các nhóm tự cử nhóm trưởng.
Tơi giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm, với mỗi nhóm, tơi gợi ý cho học sinh nội
dung cần tìm hiểu, yêu cầu học sinh ghi chép nội dung vào sổ nhật kí khoa học để
thảo luận, phân cơng nhiệm vụ, trong q trình tìm hiểu cần ghi chép, chụp hình,
quay phim để tổng kết và trình bày bằng Powerpoint. Đồng thời, ghi lại cảm nhận
về những trải nghiệm của bản thân.
Cụ thể nhiệm vụ của từng nhóm như sau:
Nhóm 1: Vận dụng kiến thức liên mơn để tìm hiểu kĩ thuật ni tằm và nghề dệt tơ

tằm.
HS đến tham quan cơ sở nuôi tằm tại địa phương để hiểu hơn về quá trình sinh
trưởng phát triển của tằm, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thông tin trong các
nguồn tài liệu và qua người nuôi tằm, sử dụng kiến thức các mơn Cơng nghệ, Vật
lí, Hóa học, Giáo dục cơng dân, Tốn để nêu được:
- Quá trình sinh trưởng, phát triển của tằm (thời gian, đặc điểm các giai đoạn phát
triển...)
- Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của
tằm?
- Kĩ thuật nuôi tằm để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên, xã hội
ảnh hưởng đến nghề).
- Những cải tiến của nghề nuôi tằm, dệt tơ hiện nay.
- Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả nghề nuôi tằm, dệt tơ và phát triển
nghề tại địa phương.
Nhóm 2: Vận dụng kiến thức liên mơn để tìm hiểu về vịt, nghề ấp và nuôi vịt trứng.
HS đến tham quan một trang trại ấp và nuôi vịt trứng tại địa phương, để hiểu hơn
về quá trình sinh trưởng phát triển của vịt, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thơng
tin trong các nguồn tài liệu và qua người chăn nuôi, sử dụng kiến thức các mơn
Cơng nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục cơng dân, Toán để nêu được:

6


- Thời gian ấp nở trứng vịt.
- Quá trình sinh trưởng, phát triển của vịt.
- Kĩ thuật ấp trứng và nuôi vịt để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự
nhiên, xã hội ảnh hưởng đến nghề)
- Những cải tiến của nghề ấp trứng và nuôi vịt hiện nay.
- Vấn đề xử lí ơ nhiễm từ nghề ni vịt.
- Xây dựng được khẩu phần ăn cho vịt giai đoạn sau sinh.

- Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả trong chăn nuôi, hướng phát triển nghề
tại địa phương.
Nhóm 3: Tìm hiểu q trình sinh trưởng và phát triển của cua đồng
HS đến tham quan một số cơ sở ni cua đồng tại địa phương (nếu có), hoặc tiến
hành nuôi cua trong chậu, đồng thời, kết hợp việc tìm kiếm thơng tin trong các
nguồn tài liệu, sử dụng kiến thức các mơn Cơng nghệ, Vật lí, Hóa học, Giáo dục
cơng dân, Tốn và nêu được:
- Q trình sinh trưởng, phát triển của cua đồng (thời gian, đặc điểm các giai đoạn
phát triển...).
- Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của
cua đồng?
- Kĩ thuật nuôi cua để đạt năng suất cao. (Các yếu tố ngoại cảnh, tự nhiên, xã hội
ảnh hưởng đến nghề)
- Những cải tiến của nghề nuôi cua đồng hiện nay.
- Đề xuất một số ý tưởng làm tăng hiệu quả nghề nuôi cua đồng, hướng phát triển
về quy mô tại địa phương.
3. GV cùng HS đi thực tế, gồm quan sát và phỏng vấn tại các cơ sở
Tơi cùng các HS trong nhóm tiến hành thực tế tại các cơ sở hoặc nơi thí nghiệm
của học sinh. Trong buổi thực tế, các em tiến hành ghi chép, chụp hình, hoặc quay
clip liên quan đến nội dung thảo luận. Tơi theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm
(Xây dựng kế hoạch, gợi ý địa điểm, cách thu thập thông tin, cách hỏi, cách làm
báo cáo). Thường xuyên phát hiện những khó khăn của các em trong việc tìm tòi,
phát hiện vấn đề, ghi nhận những khám phá, ý tưởng, đề xuất của học sinh trong
quá trình thực tế để đánh giá.
4. Báo cáo kết quả và thảo luận trên lớp
Sau khi các nhóm đã hồn thành nội dung, đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả
làm việc, các nhóm khác chú ý để đặt câu hỏi liên quan.
Từ những kiến thức HS thu hoạch được, giáo viên định hướng, dẫn dắt để HS tìm
tịi các khái niệm, kiến thức cơ bản về phần Sinh trưởng phát triển ở động vật như:
- Khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.

- Các kiểu sinh trưởng phát triển ở động vật và đặc điểm.
các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật.
- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển ở động vật và người

7


5. GV tiến hành nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh.
Tôi căn cứ vào hiệu quả, thái độ của các em trong quá trình làm việc nhóm tại,
trình bày kết quả trên lớp để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS.
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT” - Sinh học 11
ban cơ bản.
Thời lượng chương trình 3 tiết trên lớp, học sinh chuẩn bị trước 1 tuần ở nhà.
I. Mục tiêu dạy học chủ đề
1. Kiến thức
- Môn Sinh học:
+ Học sinh nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Nêu được khái niệm biến thái.
+ Phân biệt được phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái, phát
triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn.
+ Lấy được ví dụ về phát triển qua biến thái, phát triển không qua biến thái, phát
triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn .
+ Nêu được vai trị của nhân tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh tới sự sinh
trưởng và phát triển của động vật.
+ Kể tên được các hoocmơn và vai trị của từng loại hoocmôn đối với sinh trưởng
và phát triển ở động vật có xương sống, động vật khơng xương sống (ở bướm).
+ Đề xuất các biện pháp làm hạn chế tác động xấu của các yếu tố ngoại cảnh đến sự
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cụ thể là trong nghề nuôi vịt, nuôi tằm và

nuôi cua đồng.
- Môn Vật lí:
+ Nêu được tác động của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng, phát triển ở động vật, từ
đó đề xuất các giải pháp tối ưu cho sinh trưởng phát triển ở động vật, đặc biệt trong
ngành chăn ni.
- Mơn Hóa học:
+ Nêu được tác động của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng, phát triển ở động vật,
từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu áp dụng cho chăn nuôi để đạt kết quả cao.
- Mơn Tốn:
+ Sử dụng Tốn học trong thống kê, theo dõi q trình sinh trưởng phát triển ở một
số lồi động vật, và áp dụng trong việc tính tốn xây dựng khẩu phần ăn, kích
thước chuồng trại, để chăn ni đạt hiệu quả cao.
- Môn Giáo dục công dân: Biết quý trọng, bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo vệ sức
khỏe con người.
- Môn Công nghệ: Biết phân loại các loại thực phẩm giàu vitamin tan trong nước,
tan trong chất béo, nhóm thực phẩm giàu gluxit, protein, lipit, từ đó xây dựng khẩu
phần ăn hợp lí cho con người và cho vật nuôi. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng phát

8


triển tồn diện về thể chất và tinh thần, có kĩ thuật nấu một số món ăn đơn giản
giàu dinh dưỡng...
- Biết chế biến thức ăn cho vật nuôi.
- Môn Tin học: Sử dụng kiến thức để soạn thảo, làm báo cáo dạng PowerPoint
2. Kỹ năng
- Quan sát, ghi chép, thống kê, tổng hợp những theo dõi về quá trình sinh trưởng
phát triển ở một số loài động vật.
- Phân tích các tranh ảnh, clip sinh trưởng, phát triển ở động vật, và cơ chế ảnh
hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngồi cơ thể.

- Có kỹ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải
thích các vấn đề liên quan đến sinh trưởng, phát triển ở động vật.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, nâng cao tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau
trong học tập.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu.
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng bản thân để góp phần phát triển
ngành chăn nuôi.
- Kỹ năng khoa học: thực địa, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phỏng vấn.
- Kỹ năng tư duy: phân tích, giải thích, phân biệt, liên hệ thực tiễn, khái quát hóa,
tổng kết kiến thức.
- Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác, làm báo cáo, mô tả bằng hình ảnh, clip.
3. Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động, hình thành thái độ đúng đắn trong nghiên cứu
khoa học, u thích bộ mơn, hứng thú với việc nghiên cứu khoa học.
- Ý thức sống lành mạnh, khoa học, để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
- Tích cực trong việc tham gia lao động sản xuất.
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ mơi trường sống của con người cũng
như các loài sinh vật khác.
4. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên những quan sát, hiểu biết về quá
trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Thu thập và xử lí thơng tin về q trình sinh trưởng phát triển ở động vật, kĩ thuật
chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.
- Nghiên cứu khoa học, đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực tư duy thơng qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa phát tiển
qua biến thái và khơng qua biến thái, qua biến thái hồn tồn và khơng hồn tồn.
- Năng lực ngơn ngữ: diễn đạt và trình bày nội dung dưới hiều hình thức khác nhau.

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.

9


II. Đối tượng dạy học
2.1. Số lượng: 45 học sinh.
2.2. Lớp: HS lớp 11A1 trường THPT Sầm Sơn năm học 2020- 2021
III. Thiết bị dạy học, học liệu
* Đối với giáo viên
3.1. Thiết bị đồ dùng dạy học
Máy tính, máy chiếu Projecter.
Các video mô tả về sinh trưởng phát triển ở động vật, các yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển ở động vật và kĩ thuật mới trong chăn ni một số lồi vật
ni.
Hình ảnh minh họa cho bài học.
Phấn, bản, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử.
Một số thông tin về thực trạng trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ học tập cho học sinh.
Các tài liệu, website cần thiết để giới thiệu cho học sinh.
Giấy Ao, bút dạ, phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.
3.2. Học liệu sử dụng trong dạy học
Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 11 NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 12, NXB Giáo dục.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 11, 12, NXB Giáo dục
Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục
Sách giáo khoa, sách giáo viên Công nghệ 10, NXB Giáo dục
3.3. Ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học
Sử dụng máy quay phim.
Máy tính và máy chiếu Projecter.

Bài giảng điện tử soạn trên PowerPoint, loa kết nối với máy tính.
Các phần mềm để biên tập và dựng phim, cắt ảnh.
Mạng internet.
* Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung:
- Mơn Sinh học 11:
+ Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Bài 38, 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật.
- Vật lí 12 CB:
+ Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Hóa học 11 CB:
+ Bài 10: Photpho
+ Bài 13: Tính chất của Nito, Photpho và hợp chất của chúng
- Hóa học 12 CB
+ Bài 2 : Lipit
+ Bài 5: Glucozo

10


+ Bài 6: Saccarozo, tinh bột và xenlulozo.
+ Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội
- Giáo dục cơng dân 10
+ Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Sưu tầm hình ảnh, clip liên quan đến các bệnh tim mạch và các yếu tố ảnh hưởng.
- Môn Công nghệ:
+ Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
+ Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
+ Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
+ Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.

+ Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
- Môn Tin học:Vận dụng kiến thức đã học để làm bản báo cáo trên power point.
IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Tiến trình chung:
1. Xây dựng chủ đề
2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
3. GV cùng HS tiến hành thực tế gồm quan sát và phỏng vấn tại các cơ sở hoặc tại
nơi HS tiến hành thí nghiệm.
4. Báo cáo kết quả và thảo luận trên lớp.
5. GV tiến hành nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung cần đạt được
Bước 1: Xây dựng chủ đề
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập.
Giáo viên giới thiệu Học sinh tiến trình
bài học theo chủ đề nghiên cần nghiên
cứu:
- Giới thiệu chủ đề.
- Chia nhóm, phân cơng nhiệm vụ.
- Thực tế
- Thảo luận
- Đánh giá
GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm
15 HS (căn cứ vào sở thích về các nhóm
động vật, khả năng khai thác thơng tin,
hiểu biết xã hội, kĩ năng sử dụng tin học
của HS để chia nhóm đồng đều nhau về


Xây dựng chủ đề (Hoạt động này làm
trước khi soạn giáo án cụ thể)
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên giới thiệu để học sinh nắm
bắt chủ đề chính cần tìm hiểu.
Câu hỏi điều tra sở thích, năng lực Học
sinh phải rõ ràng, cụ thể để phục vụ
cho việc thực hiện chủ đề tích hợp đã
chọn và các nhóm hoạt động hiệu quả.
Các nhóm cử nhóm trưởng
Nhóm 1:Nguyễn Hồng Phan Anh
Nhóm 2: Ngơ Thị Trang
Nhóm 3: Trương Đào Thủy Tiên.
Các nhóm nhận nhiệm vụ

11


năng lực).
HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng.
GV Giao nhiệm vụ về nhà cho các
nhóm, yêu cầu HS ghi chép, thảo luận,
phân cơng nhiệm vụ.
Nhóm 1: Vận dụng kiến thức liên mơn
để tìm hiểu kĩ thuật ni tằm và nghề
dệt tơ tằm.
Nhóm 2: Vận dụng kiến thức liên mơn
để tìm hiểu về vịt, nghề ấp và ni vịt
trứng.
Nhóm 3: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng

và phát triển của cua đồng
Giáo viên hướng dẫn yêu cầu chung về
vận dụng kiến thức liên môn:
- Vận dụng các kĩ năng quan sát thực tế,
ghi chép, phỏng vấn, tư duy khái quát.
Học sinh nghiêm túc tìm hiểu các
- Vận dụng kiến thức trong mơn Sinh vấn đề được giao
học, Tốn, Vật lí, Hóa học, Giáo dục
cơng dân, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Cơng
nghệ, các kiến thức xã hội...
- Vận dụng các kĩ năng bổ trợ: chụp
ảnh, quay hình, ghi âm...
Giáo viên yêu cầu Học sinh sau quá
trình thực tế, học sinh ghi lại cảm nhận
về những trải nghiệm của bản thân.
Sau đó, nhóm hoàn thành bài thu hoạch
trên Powerpoint.
Học sinh: Khi thực hiện nhiệm vụ, học
sinh ghi chéo vào nhật kí , chụp hình,
quay hình, giải quyết các vấn đề được
giao.
Các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm.
Giáo viên cùng các Học sinh trong
nhóm tiến hành thực tế tại các cơ sở
hoặc nơi thí nghiệm của học sinh.
Học sinh sử dụng các kiến thức tổng
hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học,
Cơng nghệ... để giải quyết vấn đề được
giao.


12


Bước 4: Thảo luận giải quyết vấn đề
trọng tâm tại lớp học.
Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo kết
quả
Giáo viên: tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả và phản hồi.
Học sinh: Đại diện các nhóm trình bày
báo cáo kết quả tìm hiểu
Giáo viên: gợi ý cho các nhóm nhận xét,
bổ sung cho nhóm khác.
Học sinh: Nhận xét, góp ý, đặt câu hỏi
cho nội dung nhóm bạn tìm hiểu
Hoạt động 2: Thảo luận
Hoạt động 2.1:Tìm hiểu sinh trưởng,
phát triển ở động vật
Giáo viên và học sinh quan sát lại vong
đời của tằm, nhận xét sự thay đổi về
hình thái, kích thước của tằm qua các
giai đoạn

I. Khái niệm
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là
q trình tăng kích thước của cơ thể
do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá
trình biến đổi bao gồm sinh trưởng,

phân hóa và phát sinh hình thái cơ
quan cơ thể
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về
hình thái, cấu tạo và sinh lý của động
vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng.
* Các kiểu sinh trưởng
- Sinh trưởng và phát triển qua biến
thái.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến
thái hoàn toàn.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các thái khơng hồn tồn.
- Sinh trưởng và phát triển không qua
câu hỏi
- Thế nào là sinh trưởng, phát triển ở biến thái
1. Phát triển không qua biến thái
động vật? Thế nào là biến thái?
Là quá trình phát triển trong đó con
Học sinh: Trả lời các câu hỏi
non mới nở ra ( hoặc đẻ ra) đã có cấu

13


Giáo viên: Chuẩn hóa kiến thức
Giáo viên phát cho các nhóm các miếng
ghép như nhau, yêu cầu học sinh sử
dụng cac miếng ghép để sắp xếp vào
bảng nội dung dặc điểm của các hình
thức phát triển của động vật và hồn

thành vào bảng sau:
Kiểu phát khơng Biến
Biến
triển
qua
thái
thái
biến
hồn
khơng
thái
tồn
hồn
tồn
Giai đoạn
phơi
Giai đoạn
hậu phơi
Nhóm 1: Tìm hiểu sinh trưởng, phát
triển khơng qua biến thái.
Nhóm 2: Tìm hiểu sinh trưởng, phát
triển qua biến thái hồn tồn.
Nhóm 3: Tìm hiểu sinh trưởng và phát
triển qua biến thái khơng hồn tồn.
Các miếng ghép
Các tế bào của phơi phân hóa và tạo
thành các cơ quan kết quả là hình
thành cơ thể

tạo, hình thái, sinh lí tương tự con

trưởng thành, khơng có giai đoạn lột
xác
Ở đa số động vật có xương sống và
nhiều lồi động vật khơng xương sống.
Ví dụ: Người, vịt
- Gồm 2 giai đoạn:
+ Phôi thai
+ Sau khi sinh
a. Giai đoạn phôi thai
- Diễn ra trong tử cung người mẹ hoặc
trong trứng...
- Hợp tử phân chia nhiều lần thành
phơi.
- Các tế bào của phơi phân hóa và tạo
thành các cơ quan kết quả là hình
thành thai nhi.
b. Giai đoạn sau khi sinh:
Con sinh ra có đặc điểm hình thái và
cấu tạo tương tự như con trưởng
thành.

- Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo
phôi
- Các tế bào phơi phân hóa tạo thành
các cơ quan-- > cơ thể
Con sinh ra có đặc điểm hình thái
và cấu tạo tương tự như con trưởng
thành

14



- Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác
trở thành con trưởng thành.
- Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo
và sinh lý rất khác với con trưởng
thành.
Ấu trùng có đặc điểm hình thái cấu
tạo và sinh lý khác với con trưởng
thành.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các nhân tố
bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển ở động vật.
Giáo viên: giới thiệu nhân tố di truyền
và nhân tố giới tính ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển ở động vật qua 2 ví
dụ trình chiếu bằng slide, so sánh các
giống lợn, gà, so sánh tằm đực, tằm cái
về khả năng sinh trưởng hoặc giống
hươu đực, hươu cái về sinh trưởng và
phát triển.
Giáo viên yêu cầu Học sinh quan sát
hình 38.1 trong SGK và nối các ý cột A,
B, C để thấy được vai trị của yếu tố
hoocmơn ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển ở động vật.
Tên
Tác dụng
Nơi sản

hooc
sinh
môn
1.
a) +Kích thích
1’ Tuyến
tiroxin phân chia tế bào giáp
+Tăng kích
2’. Thùy
thước của tế bào trước
qua tăng tổng
tuyến yên

2. Phát triển qua biến thái
- Là kiểu phát triển con non có đặc
điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí khác
nhau giữa các giai đoạn và khác với
con trưởng thành.
Thường có ở động vật khơng xương
sống, có ở ít động vật có xương sống
Ví dụ: Châu chấu, bướm, ếch nhái
Kiểu không
Biến thái Biến
phát qua biến hồn
thái
triển thái
tồn
khơng
hồn
tồn

Giai - Hợp tử - Hợp tử - Hợp
đoạn phân
phân
tử phân
phôi chia
chia
chia
nhiều
nhiều
nhiều
lần
để lần để lần để
tạo phôi tạo phôi tạo
- Các tế - Các tế phôi
bào phôi bào phơi - Các
phân hóa phân hóa tế bào
tạo
tạo
phơi
thành
thành
phân
các cơ các cơ hóa tạo
quan-- > quan-- > thành
cơ thể
cơ thể
các cơ
quan->

thể


15


hợp prơtêin
3’. Tinh
+Kích
thích hồn
phát triển xương 4’. Buồng
b) Kích thích
trứng.
phát triển tử
cung, tăng phát
triển và duy trì
các đặc điểm nữ
thứ cấp.
c) Tăng cường
q trình trao
đổi cơ bản và
kích thích q
trình sinh
trưởng, phát
triển bình
thường của cơ
thể.
Kích thích q
trình rụng đi ở
nịng nọc thành
ếch.
d) Tăng phát

triển và duy trì
các đặc điểm
nam tính thứ
phát, tạo nên
giọng trầm, hình
thức nam tính,
tăng khối lượng
cơ và xương.
Học sinh: trả lời
Giáo viên: Nếu tuyến yên sản xuất q
nhiều hoặc q ít hooc mơn sinh
trưởng thì gây ra hậu quả như thế nào?
Học sinh: trả lời
Giáo viên: Giới thiệu bệnh to đầu xương
chi do thừa GH trong giai đoạn trưởng

Giai
đoạn
hậu
phơi

Con sinh Ấu Ấu
ra có đặc trùng
trùng
điểm
trải qua trải qua
hình thái nhiều
nhiều
và cấu lần lột lần lột
tạo

xác trở xác trở
tương tự thành
thành
như con con
con
trưởng
trưởng
trưởng
thành
thành.
thành.
II. Ảnh hưởng của các nhân tố bên
trong: ( Nhân tố di truyền, yếu tố giới
tính, hoocmôn)
1. Các hoocmôn sinh trưởng và phát
triển.
a. Nhân tố di truyền
- Nhân tố di truyền: Hệ gen chi phối
tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng,
phát triển của động vật.
b. Giới tính
- Giới tính ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng và kích thước tối đa của con
đực và con cái.
c. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của động vật có
xương sống
1- c-1’ 2-a-2’ 3-b-4’ 4-d-3’
Tên hooc
Nơi

mon
sản
Tác dụng
xuất sinh lí
Hoocmon
Tuyến +Kích thích
ST (GH)
yên
phân chia tế
bào. Tăng
kích thước
của tế bào

16


thành, bệnh bướu cổ do thiếu hooc
môn tiroxin và bệnh basedow do thừa
tiroxin.
Giáo viên: Để nuôi heo thịt đạt năng
suất và chất lượng, lúc heo cịn nhỏ
người ni thường cắt bỏ tinh
hoàn( con đực) và buồng trứng ( con
cái). Hãy nêu ý nghĩa của việc làm đó?
Học sinh: trả lời
Giáo viên: u cầu học sinh quan sát,
phân tích hình 38.3 SGK, trình bày ảnh
hưởng của hoocmơn đến biến thái ở
bướm
Học sinh: Quan sát, trình bày ảnh

hưởng của hooc mơn đến biến thái ở
bướm.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các nhân tố
bên ngồi ảnh hưởng đến sinh trưởng

qua tăng tổng
hợp
prơtêin .Kích
thích phát
triển xương
Tirơxin
Tuyến +Kích thích
giáp
chuyển hóa ở
tế bào. Kích
thích q
trình sinh
trưởng bình
thường của
cơ thể .
Riêng lưỡng
cư, Tirơxin có
tác dụng gây
biến thái
nịng nọc
thành ếch.
Ơstrơgen.
Buồng Kính thích
trứng

sinh trưởng
và phát triển
mạnh ở giai
đoạn dậy thì
do:
+Tăng phát
triển xương
+Kích thích
phân hóa tế
bào để hình
thành các đặc
điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
Testostêrơn
Tinh Kính thích
hồn sinh trưởng
và phát triển

17


phát triển ở động vậtvà Một số biện
pháp điều khiển sinh trưởng, phát
triển ở động vật.
GV: yêu cầu học sinh thảo luận, trình
bày ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngồi thơng qua các ví dụ và quan sát
các hình ảnh, qua thực tế
trả lời các câu hỏi:
- Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến

sinh trưởng và phát triển của các động
vật?
- Tại sao nhiệt độ xuống thấp có thể ảnh
hưởng đến sinh trưởng của động vật
biến nhiệt.
- tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng
sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của chúng?
- Việc ấp trứng của các lồi chim có tác
dụng gì?
GV: yêu cầu học sinh thảo luận, trình
bày các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy quá
trình sinh trưởng và phát triển ở vật
ni

mạnh ở giai
đoạn dậy thì
nhờ:
+Tăng phát
triển xương
+Kích thích
phân hóa tế
bào để hình
thành các đặc
điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
+Tăng tổng
hợp prôtêin,
phát triển cơ
bắp.

b. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của động vật
không xương sống.
- Exdixơn: Tuyến trước ngực
Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu
biến thành nhộng và bướm.
- Juvenin: Thể Allata. Phối hợp với exdi
xơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế
quá trình biến đổi sâu thành nhộng và
bướm.
III. Ảnh hưởng của các nhân tố bên
ngoài
1. Nhân tố thức ăn
2. Nhiệt độ
3. Ánh sáng
Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành
vitamin D...
IV. Một số biện pháp điều khiển sự
sinh trưởng và phát triển ở động vật
và người

18


1. Cải tạo giống
2. Cải tạo môi trường
3. Cải thiện chất lượng dân số
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
2.4.1. Đối với Học sinh, hoạt động giáo dục

- Các em cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều trong tiết học. Các em chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, vừa hệ thống hóa, ơn tập lại những kiến thức đã học, kết hợp môn
học khác một cách vui vẻ, thoải mái. Các em hình thành nhiều kỹ năng về làm việc
nhóm; tự nghiên cứu; hệ thống hóa kiến thức vận dụng vào thực tiễn.
2.4.2. Đối với bản thân giáo viên
- Bản thân Tơi thấy có thể vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy trong một tiết
học, một buổi học, một dự án một cách hiệu quả. Vận dụng được nhiều phần kiến
thức khác nhau, có hiệu quả và tìm kiếm tư liệu vận dụng thực tiễn tốt hơn.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
- Nhiều đồng nghiệp sau khi sử dụng cũng thấy có nhiều hiệu quả rõ rệt so với
trước kia dạy theo phương pháp truyền thống.
- Nhà trường sẽ có đội ngũ giáo viên vững mạnh, học sinh có kết quả học tập cao,
đáp ứng với sự thay đổi của xã hội, đem lại chất lượng giáo dục cao trong tương lai.
2.4.4. Kết quả thực nghiệm
Tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút sau khi đã học:
A.Trắc nghiệm 5 điểm, 5 câu
Câu 1. Sinh trưởng của cơ thể động vật là q trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể
C. các mơ trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số
D. các cơ quan trong cơ thể
lượng tế bào
Câu 2. Cho các loài sau: Cá chép; Gà; Thỏ; Muỗi; Cánh cam; Khỉ; Bọ ngựa
Cào Cào; Bọ rùa; Ruồi
Có bao nhiêu loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái hồn tồn?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 3. Q trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn

A. Phôi
B. Phôi và hậu phôi
C. Hậu phôi
D. Phôi thai và sau khi sinh
Câu 4 . Cho các loài sau:
(1) Cá chép
(2) Gà
(3)Ruồi
(4) Tôm

19


(5) Khỉ
(6) Bọ ngựa
(7) Cào Cào
Những loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái khơng hồn tồn là
A. (1), (4), (6)
B. (1), (4), (7)
C. (1), (3), (6)
D. (4), (6), (7)

20


Câu 5 . Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái khơng hồn tồn là
trường hợp ấu trùng phát triển
A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành
C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành

D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành
B. Tự luận : 5 điểm-2 câu
Câu 6: 2 điểm. Tại sao trong thức ăn, nước uống thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn
( hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Câu 7 : 3 điểm. Phát triển ở sâu bướm thuộc kiểu biến thái hồn tồn hay khơng
hồn tồn? Vẽ sơ đồ phát triển của sâu bướm.
* Đánh giá định tính:
- Học sinh rất hào hứng với bài học, hoạt động rất tích cực, chủ động, sơi nổi.
*Đánh giá định lượng : Kết quả xử lí số liệu thống kê
Điểm sĩ số
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
lớp
dưới 5
5-6
6-7
8
9
10
11A1
45
0
7
10
14
10

4
0%
15,55% 22,22% 31,11% 22,22% 8,9%
11A2
45
4
10
12
12
5
2
8,9%
22,22% 26,67% 26,67% 11,11% 4,43%
16
14
12
10
11A1
11A2

8
6
4
2
0

Điểm dưới 5

Điểm 5-6


Điểm 6-7

Điểm 8

Điểm 9

Điểm 10

Hình 1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút của lớp 11A1 và 11A2
Qua kết quả cho thấy, phương pháp đề xuất trong sáng kiến kinh nghiệm mang lại
hiệu quả dạy học cao hơn phương pháp truyền thống.


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Sử dụng phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực theo chủ đề tích hợp vận dụng
kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống của thực tiễn đã làm cho buổi học
trở nên tự nhiên, thoải mái, không khô cứng, bớt căng thẳng, đẩy mạnh việc thực
hiện dạy học theo phương châm “học đi đơi với hành”; đổi mới hình thức, phương
pháp học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tôi tin rằng, nếu sáng kiến kinh nghiệm của tôi nêu trên đây được các bạn đồng
nghiệp tham khảo, áp dụng phù hợp vào quá trình giảng dạy của mình sẽ đem lại
hiệu quả cao
3.2. KIẾN NGHỊ
Cá nhân tơi cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Tôi mong rằng tại đơn vị, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới
phương pháp giảng dạy, Trường sở tại cần chuẩn bị thêm trang thiết bị hiện đại để
GV linh hoạt hơn trong quá trình lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học đa dạng
hơn.
Mặc dù tơi đã có nhiều tâm huyết để nghiên cứu, xây dựng nên, cũng như được

sự góp ý giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp tại trường để hồn thiện sáng kiến kinh
nghiệp này nhưng có thể vẫn cịn nhiều thiếu sót và cịn những điểm chưa phù hợp
ở các tình huống giáo dục khác nhau nên mong các bạn đồng nghiệp ở những đơn
vị khác góp ý và phát triển để sáng kiến kinh nghiệm này hồn thiện hơn và có thể
áp dụng rộng rãi ở các trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Thuận



×