Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và ý thức chấp hành an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm 10 c3 trường THPT như xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁO DỤC VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH AN
TỒN GIAO THƠNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ
NHIỆM 10 C3 – TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN”

Người thực hiện: Lê Thị Chung
Chức vụ: Giáo viên
Thuộc lĩnh vực: Cơng tác chủ nhiệm

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.`
3.2. Kiến nghị.

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3

4
18
20
20
20


Trong những năm gần đây, an tồn giao thơng đang là vấn đề lớn được cả
xã hội quan tâm. câu khẩu ngữ “An tồn giao thơng là hạnh phúc cho mọi nhà”
ở khắp các nẻo đường như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người
tham gia giao thông rằng hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để đem lại
an tồn cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất con người càng được nâng
cao, đi kèm với vấn đề đó là sự phát triển vượt bậc của các loại phương tiện giao
thông. Hàng ngày, chúng ta vẫn thấy tin tức về những vụ tai nạn đáng tiếc xảy
ra, tai nạn giao thông đang trở thành vấn nạn của toàn thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần đây, mỗi năm ở Việt Nam, trung bình
có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và với khoảng 20.000 vụ tai
nạn, va chạm giao thông, các vụ tai nạn giao thông không chỉ để lại những hậu
quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng của con người mà còn đem lại nỗi đau tinh
thần không bao giờ quên được cho người thân trong gia đình các nạn nhân. Năm
2020 , theo thống kê của uỷ ban ATGT quốc gia, toàn quốc xáy ra 14.510 vụ tai
nạn giao thông, làm 6.700 người chết, 10.804 người bị thương.Theo thống kê
của Cục Giao thông đường bộ Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ
tai nạn thương tâm đó, tuy nhiên một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó
là do ý thức của con người khi tham gia giao thông.
Học sinh trung học phở thơng là lứa t̉i đang dần hình thành, hoàn thiện ý
thức, kỹ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về Luật Giao thông và hạn chế
về kỹ năng khi tham gia giao thơng nên khơng ít vụ tai nạn giao thông nghiêm
trọng xảy ra mà người gây ra tai nạn hoặc nạn nhân chính là những học sinh

đang ngời trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT
những hiểu biết cơ bản về Luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thơng an
tồn, có văn hóa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, tuy nhiên, chương trình giáo
dục phở thơng của nước ta vẫn chưa có bộ môn nào dành riêng cho vấn đề này.
Do đó, những năm gần việc tích hợp giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh
các cấp đặc biệt là cấp THPT luôn luôn được chú trọng.
Trường THPT Như Xuân là một ngôi trường thuộc một huyện miền núi của
Tỉnh Thanh Hoá, hiện nay vẫn chưa có tuyến xe bus. Hiện nay, điều kiện của các
gia đình cũng được cải thiện nhiều hơn so với trước đây nên phụ huynh đều sắm
xe máy, xe đạp điện cho các con tự đi đến trường cho thuận tiện. Tuy nhiên,
phần đông các em chưa nắm rõ luật an tồn giao thơng, ý thức tham gia giâo
thơng còn kém.Vì vậy việc nâng cao ý thức cho các em khi tham gia giao thơng
để đảm bảo an tồn là vấn đề hết sức cần thiết.
Vì những lí do trên, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục và ý thức chấp hành an tồn giao thơng cho học
sinh lớp chủ nhiệm 10 C3 trường THPT Như Xuân” là đề tài nghiên cứu và
làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện nghiên cứu này để nắm bắt được thực trạng về việc chấp hành an
tồn giao thơng của học sinh lớp chủ nhiệm và học sinh toàn trường.


Thúc đẩy mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh trong việc
giáo dục học sinh.
Giáo dục cho học sinh những kiến thức về luật giao thông đường bộ, giúp
các em nhận thức được tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ an tồn giao
thơng, từ đó nâng cao ý thức chấp hành an tồn giao thơng của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài của tôi được thực hiện với giáo viện, phụ huynh và học sinh trường
THPT Như Xuân trong những năm gần đây, đặc biệt là 38 học sinh lớp chủ

nhiệm 10 C3 trong năm học 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm, nghiên cứu và thực hiện đề
tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp:
Quan sát, nghiên cứu thực tiễn : Quan sát ý thức chấp hành luật an tồn
giao thơng của học sinh, thu thập thông tin về các lỗi vi phạm, các vụ tai nạn
liên quan đến học sinh.
Phương pháp điều tra: thực hiện các bài khảo sát, thăm dò ý kiến của giáo
viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Phương pháp thử nghiệm tổ chức các hoạt động , phương pháp đánh giá,
tởng kết kinh nghiệm.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
- Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2, Luật giáo dục năm
2005.[1]
Giáo dục An tồn giao thơng là một nội dung giáo dục được thực hiện ở
các nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất
nước mở cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An tồn giao thơng nhằm giáo dục
cho học sinh một số nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng
sống để học sinh rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao
thơng đường bộ.
- Từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày
29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và
ùn tắc giao thông”. Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cấp bách:
“+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự
an tồn giao thơng.

+ Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toan giao thông
thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải Chú trọng về kết cấu hạ tầng giao thông.


+ Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an tồn kỹ thuật của
phương tiện giao thơng vận tải.
+ Đề ra các giải pháp đối với người điều khiển phương tiện.
+ Giảm thiểu tai nạn giao thơng trước tình hình về tai nạn giao thơng xảy
ra ngày càng nhiều.” [2]
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị
quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; gắn nhiệm vụ đảm bảo trật
tự an tồn giao thơng với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng (ATGT)
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tăng cường công tác giáo dục ATGT
trong trường học giai đoạn 2019-2021, nội dung cụ thể như sau: Nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục, nhằm nâng
cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý, nhà giáo, học
sinh, sinh viên (HSSV) khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
Xác định an tồn giao thơng là một trong những nhiệm vụ quan trọng,
thời gian qua sở GD-ÐT Thanh Hố đã tở chức các cuộc thi tìm hiểu về an tồn
giao thơng như: an tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai, cuộc thi trực tuyến về
an tồn giao thơng. Trường THPT Như Xuân đã chủ động phối hợp với Công an

tỉnh, công an huyện triển khai tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến luật an tồn
giao thơng cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Về phía nhà trường, cán bộ giáo viên:
- Giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh phổ thông là một trong những
nội dung đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp cũng như tích hợp vào các giờ học bộ môn trong trường nên dựa trên cơ sở
là các văn bản chỉ đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi
năm.
- Cơ sở vật chất của trường THPT Như Xuân tương đối hoàn thiện: sân
bãi rộng, nhà xe thiết kế phù hợp, rộng rãi phục vụ cho nhu cầu gửi xe của giáo
viên và học sinh, phòng học được trang bị hệ thống máy chiếu, loa đài, các máy
chiếu rời... phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục ATGT cho học sinh.


- Tở chức Đồn Thanh niên – Đội Thiếu niên tiền phong trong trường hoạt
động tích cực, là nhân tố nòng cốt tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động
phong trào cũng như hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho nhà trường.
Công tác được thực hiện và duy trì hàng năm nên việc triển khai hoạt động khá
thuận lợi.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trẻ, khỏe, năng động, nhiệt tình
trong cơng tác giảng dạy, tuy nhiên, vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong
công tác giáo dục học sinh. Theo kết quả điều tra (phụ lục 1), 80% giáo viên khi
được hỏi đều cho rằng giáo dục ATGT cho học sinh cần sự phối hợp giữa tở
chức Đồn với GVCN và phụ huynh học sinh nhưng 20% giáo viên lại cho rằng
trách nhiệm giáo dục ATGT cho HS thuộc về tở chức Đồn.
2.2.2 Về phía phụ huynh và học sinh:
- Học sinh trường đa số là con gia đình nơng dân, cơng nhân đi làm xa nên
việc phối hợp với nhà trường giáo dục con em chưa được quan tâm đúng mức.
Một bộ phận Cha mẹ học sinh kiến thức về luật giao thông còn hạn chế, thường

vi phạm luật giao thông như không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chở 3, chở 4
hoặc có thái độ không kiên quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi học
không đúng quy định vơ hình chung đã tiếp tay cho các em vi phạm pháp luật.
- Kiến thức luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông của học
sinh còn hạn chế: đi xe hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện,
đi xe máy, thậm chí khơng đội mũ bảo hiểm chở ba ...
- Lớp 10 C3 do tôi chủ nhiệm có 38 học sinh, 42% học sinh là con em dân
tộc thiểu số ở Việt Nam; đang ở độ tuổi 15, 16 nên các em còn non nớt trong
nhận thức, tâm lý của các em chỉ thích tìm hiểu những vấn đề mới mẻ, trẻ, sơi
động, thích xem những kênh ca nhạc, giải trí hơn xem các clip về giáo dục
ATGT. Vào đầu năm học, khi được khảo sát (Phụ lục 2), đa số các em học sinh
lớp tôi chủ nhiệm – 10C3 - đều cho rằng ý thức tham gia giao thông của những
người xung quanh còn thấp, 80% học sinh cho rằng việc giáo dục ATGT là cần
thiết và đa số các em đã từng vi phạm ít nhất 1 lỗi khi tham gia giao thông mặc
dù chưa có em nào bị công an giao thông trực tiếp bắt lỗi; 90% các em sử dụng
xe đạp điện hoặc xe máy để đến trường nên việc giáo dục an tồn giao thơng cho
các em là vấn đề tôi rất quan tâm.
Với những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp chủ nhiệm.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1.Giải pháp 1: Đổi mới các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lờng ghép
giáo dục an tồn giao thơng.
2.3.1.1. Mô tả cách thức thực hiện giải pháp:
* Phạm vi: Giáo dục an tồn giao thơng trong các tiết sinh hoạt chủ
nhiệm.
* Đối tượng: HS lớp 10 C3, trường THPT Như Xuân.


* Công việc cụ thể:
- Lồng ghép giáo dục an tồn giao thơng qua các hình ảnh, video clip.

- Lờng ghép giáo dục an tồn giao thơng qua các trò chơi nhỏ.
- Lờng ghép giáo dục an tồn giao thơng qua cuộc thi “Học sinh với an
tồn giao thơng cấp lớp”
*Thời gian thực hiện giải pháp: các giờ sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần,
trong tháng 9, 10,11 năm 2020.
2.3.1.2. Các dữ liệu minh chứng q trình thực nghiệm, đới chứng
giải pháp:
Thuận lợi của tôi khi thực hiện giải pháp này là BGH trường THPT Như
Xuân xây dựng thời khóa biểu cho giáo viên toàn trường đã dành ra 1 tiết sinh
hoạt chủ nhiệm vào tiết cuối cùng của ngày thứ 7 hàng tuần. Do đó, các GVCN
trong toàn trường nói chung và bản thân tôi nói riêng, có thể xây dựng giáo án
sinh hoạt chủ nhiệm một cách linh hoạt, phù hợp với chủ đề từng tháng, tạo ra
khơng khí thoải mái, gần gũi giữa các thành viên trong tập thể lớp như một gia
đình và khơng qn lờng ghép vào các tiết sinh hoạt là các nội dung giáo dục kỹ
năng sống, giáo dục đạo đức, tính trung thực, giáo dục an tồn giao thơng....
Thuận lợi thứ 2 là cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của trường
THPT Như Xuân khá tốt: lớp học có tivi, hệ thống loa đài... giúp GVCN chúng
tôi có thể đổi mới các giờ sinh hoạt chủ nhiệm thông qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin, đem lại hứng thú cho học sinh lớp mình.
Thuận lợi thứ 3 là hệ thống các hình ảnh, video clip có nội dung ý nghĩa
về giáo dục an tồn giao thơng cho lứa t̉i học sinh THPT như lớp tôi chủ
nhiệm trên các trang mạng xã hội, Internet khá phong phú, đa dạng, thực tế nên
GVCN chúng tôi có thể dễ dàng lựa chọn, lồng ghép vào các tiết sinh hoạt chủ
nhiệm để nâng cao ý thức cho học sinh trong quá trình tham gia giao thơng.
Từ những thuận lợi nói trên, thay vì ngồi tại phòng học của lớp, nhận xét
tuần học qua có những ưu điểm, nhược điểm gì, phê bình những ai, cách khắc
phục ra sao... rồi cho học sinh ngồi chơi, nói chuyện phiếm như những tiết sinh
hoạt bình thường khác, thì tơi đởi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng các hoạt
động như : tổ chức trò chơi, các cuộc thi thuyết trình về an tồn giao thơng hoặc
cho các em xem các video clip, hình ảnh có tính giáo dục, đặc biệt là chú trọng

giáo dục về an tồn giao thơng. Cụ thể:
* Lờng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các hình ảnh, video clip
Trước hết, tơi cho rằng ngồi việc giáo dục cho các em những hiểu biết cơ
bản về Luật giao thông đường bộ Việt Nam, tôi cần giáo dục các em tham gia
giao thơng có văn hóa thơng qua các hình ảnh. Tơi đưa ra các hình ảnh nên và
khơng nên khi tham gia giao thông, để các em lựa chọn hành động đúng cho
mình.


Sau khi cho học sinh quan sát các hình ảnh trên, Nguồn: Một số hình ảnh
vi phạm ATGT [3], tôi đặt câu hỏi: “Theo các em, những hình ảnh trên, hình ảnh
nào đúng, hình ảnh nào sai? Nếu sai, em hãy chỉ ra những lỗi mà các bạn trong
hình đã vi phạm.”
Đa phần học sinh sẽ xác định hai hình trên là đúng, hai hình dưới là sai,
do các bạn đi xe dàn hàng ngang khi lưu thông trên đường, không đội mũ bảo
hiểm khi đi xe đạp điện, đi xe chở 3.
Tôi khen ngợi ý kiến của học sinh, và phản hời: cả 4 hình đều sai, hình 1
và hình 2, mặc dù các bạn có đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nhưng dàn
hàng ngang từ 2 đến 4 hàng, như vậy là vi phạm luật giao thơng; hình 3, các bạn
đi xe đạp dàn hàng ngang gây mất an tồn giao thơng, đi xe đạp điện không đội
mũ bảo hiểm và dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; hình 4 các bạn vừa khơng đội mũ
bảo hiểm và chở 3 người.
Trên đây là một trong nhiều ví dụ tơi sử dụng hình ảnh để giáo dục an
tồn giao thơng cho học sinh lớp chủ nhiệm, qua hệ thống các hình ảnh trực
quan, sinh động, tôi giáo dục cho các em khi tham gia giao thông trên đường,
cần đi đúng làn đường, phần đường; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo
hiểm khi đi (hoặc ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện. Tuân thủ hiệu
lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thơng, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ
đường; Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thơng khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ



người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi. Không được thờ ơ, vô cảm trước những
người gặp tai nạn giao thơng, khơng dùng những hình ảnh đó để câu like trên
các trang mạng xã hội...
Bên cạnh các hình ảnh, tơi còn sử dụng nhiều video clip có tính chất tun
truyền an tồn giao thơng trên trang web: . Đặc biệt là
các đoạn phim ngắn về “ý thức tham gia giao thông và tai nạn giao thông” [4],
bao gồm rất nhiều video được cung cấp bởi các tài xế ô tơ, phản ánh về tình
trạng tham gia giao thơng thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ người dân,
gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc, để lại nỗi đau khơng ngi cho gia đình và xã
hội. Hay những video clip về văn hóa khi tham gia giao thông [6], về hiện tượng
vượt đèn đỏ của người dân [5]... Đặc biệt là các video học sinh đi xe máy, xe
đạp điện phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn.Qua các video clip này, tơi muốn cảnh
tỉnh học sinh mình, nhắc nhở các em cần nâng cao ý thức chấp hành luật giao
thơng để bảo vệ chính mình và những người xung quanh, giáo dục cho các em
như thế nào là văn hóa khi tham gia giao thông.
* Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua các trò chơi nhỏ:
Trò chơi là một hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, bất kì ai
trong cuộc đời cũng đã từng tham gia một số trò chơi nào đó. Trò chơi khơng
những giúp con người giải trí mà còn rèn luyện cho con người những kĩ năng
cần thiết trong cuộc sống. Trong giờ sinh hoạt, GV tổ chức trò chơi cho học sinh
sẽ giúp cho các em được giải trí một cách lành mạnh, có thêm hiểu biết về một
vấn đề nào đó.
Để giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh, tôi đã trực tiếp tổ chức cho
học sinh một số trò chơi sau:
Trò chơi 1 : Đọc biển báo giao thông đường bộ
- Cách chơi: Cả 3 đội sẽ lần lượt cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu
hỏi về nội dung, ý nghĩa của các biển báo. Trong 1 phút thảo luận các đội sẽ trả
lời về nội dung và ý nghĩa của các biển báo của đội mình. Đội nào trả lời đúng
được 10 điểm

+ Đội 1: Nhóm biển báo cấm


+ Đội 2: Nhóm biển báo hiệu lệnh

+ Đội 3: Nhóm biển báo nguy hiểm


- Mỗi đội sẽ được yêu cầu nêu nội dung và ý nghĩa của 10 biển báo trong
số các biển báo trên màn hình. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm . Đội nào
có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là đội giành giải nhất.
Trò chơi 2: “ Có hay khơng”
- Bước 1: Xác định nội dung tở chức trò chơi: “Làm gì để tham gia giao
thơng an toàn”
- Bước 2: Xây dựng luật chơi: Mỗi dãy bàn hình thành một đội chơi, mỗi
đội cử ra các thành viên tham gia trò chơi, luân phiên nhau lên bảng để ghi chữ "
có" vào phía sau hành động nên làm tham gia giao thơng an tồn và ghi chữ
“khơng"vào phía sau hành động khơng nên làm, đội nào hồn thành trước, chính
xác hơn, đội đó thắng cuộc.
- Bước 3: Tổ chức trò chơi
Các nhóm suy nghĩ, luân phiện nhau lên bảng ghi (có) hoặc (không ) vào
phần giấy Roky khổ A0, có ghi sẵn nội dung, giáo viên đã chuẩn bị ở nhà:
Các hành động
Đội 1
Đội 2
- Đội mũ bảo hiểm khi đi
xe ô tô
- Thắt dây an tồn khi đi ơ

- Lạng lách, đánh võng

- Đi đúng làn đường, phần
đường.
-Tuyên truyền văn hóa
giao thông
- Xử phạt nghiêm minh
đối với các trường hợp cố


tình vi phạm luật giao
thơng.
- Tham gia hoạt động
tun truyền về an tồn
giao thơng.
- Phóng nhanh, vượt ẩu
- Dàn hàng ngang khi lưu
thông trên đường.
- Uống rượu,bia khi tham
gia giao thông
- Đội mũ bảo hiểm khi
ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy, xe đạp điện.
- Mang áo phao khi tham
gia giao thông đường
thủy.
Bước 4: GV đưa phần giấy ghi kết quả:
Các hành động
Kết quả
- Đội mũ bảo hiểm khi đi xe ơ tơ
Khơng
- Thắt dây an tồn khi đi ơ tô

Có
- Lạng lách, đánh võng
Không
- Đi đúng làn đường, phần đường.
Có
-Tuyên truyền văn hóa giao thông
Có
- Xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình vi phạm luật
Có
giao thơng.
- Tham gia hoạt động tun truyền về an tồn giao thông.
Có
- Phóng nhanh, vượt ẩu
Không
- Dàn hàng ngang khi lưu thông trên đường.
Không
- Uống rượu,bia khi tham gia giao thông
Không
- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp
Có
điện.
- Mang áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
Có
Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét xem đội nào đúng nhiều hơn và nhanh hơn.
GV nhận xét kết quả, thái độ tham gia trò chơi của các đội, những ai làm tốt, ai
chưa tốt để cùng nhau rút kinh nghiệm.
=> Như vậy, việc tổ chức trò chơi “có hay không” đã giúp cho HS chủ
động lựa chọn các hành động hợp lý khi tham gia giao thông hoặc những hoạt
động mà học sinh nên tham gia để có thể đảm bảo an toàn giao thơng và cùng
nhau tun truyền giáo dục an tồn giao thông cho mọi người cùng thực hiện.

*Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông qua cuộc thi “Học sinh với an
toàn giao thơng cấp lớp”
- Mục đích:


Nhằm hưởng ứng năm ATGT 2020, tưởng niệm các nạn nhân do tai giao
thông gây ra, thực hiện theo kế hoạch của Đồn trường.
Tăng cường đẩy mạnh cơng tác tun truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
ATGT cho học sinh trong lớp.
Nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về luật ATGT để vận dụng khi
tham gia giao thông, góp phần hạn chế tai nạn giao thông đồng thời vận động
gia đình, người thân, cộng đờng tham gia học tập và chấp hành nghiêm chỉnh
Luật giao thông.
Tạo sân chơi lành mạnh, bở ích học sinh trong lớp, thắt chặt mối đoàn kết,
rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Địa điểm: tại phòng học lớp 10 C3
- Nội dung:
Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ; hiểu biết của học sinh về luật ATGT,
thực hiện văn hóa khi tham gia giao thơng.
- Hình thức cuộc thi:
Mỗi đội sẽ trải qua 3 phần thi: chào hỏi; xem và trả lời các hành động,
hình ảnh, ký hiệu) và phần thi thuyết trình.
- Sớ lượng tham gia:
Mỗi tổ cử 5 người thành lập 1 đội.
GVCN sẽ là giám khảo và có thể mời thêm giám khảo là 1 đến 2 thành
viên trong BCH Đoàn trường.
Mời bí thư và lớp trưởng các lớp khối 10 cùng tham dự.
(Điều này nhằm mục đích tăng cường ý nghĩa tuyên truyền về ATGT của
cuộc thi, HS sẽ tự giác thực hiện các nội dung cuộc thi một cách nghiêm túc)
- Thể lệ cuộc thi: tất cả các phần thi phải đảm bảo không có nội dung

phản cảm, xuyên tạc, phản động, sai lệch chủ trương đường lối của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Phần thi chào hỏi: Giới thiệu về đội của mình khơng quy định hình
thức như hát, vè, thơ ca, tiểu phẩm… ( thời gian không quá 05 phút).
(Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu đầy đủ các thành viên tham gia, mục tiêu của
đội, những việc mà Tở nhóm mình đã thực hiện để tuyên truyền về ý thức chấp
hành luật giao thông...)
+ Phần thi xem đoán và trả lời: các đội soạn trước một số hành động,
động tác, hình ảnh, ký hiệu…(được các đội thể hiện không bằng lời nói) lần lượt
từng đội diễn hành động, hình ảnh, ký hiệu... cho các đội còn lại xem và trả lời
câu hỏi của đội mới thể hiện. (Yêu cầu phần thi này đội thể hiện phải đưa trước
câu trả lời cho GVCN, tránh tình trạng khi các đội còn lại trả lời đúng nhưng đội
ra tình huống khơng chấp nhận)
+ Phần thi thuyết trình: các đội có thời gian làm bài thuyết trình ở nhà
theo chủ đề cụ thể do GVCN đưa ra:
Đội 1: Thuyết trình về vấn đề vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông


Đội 2: Thuyết trình về vấn đề khơng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông.
(Yêu cầu: Các đội soạn bài thuyết trình bằng Powerpoint, theo dàn ý sau:
Khái quát tình hình giao thơng thời gian qua; Trình bày những ngun nhân
chính dẫn đến tai nạn giao thơng sau đó dẫn dắt vào vấn đề của đội mình trình
bày; Giải pháp; Ý kiến của đội về vấn đề trên, lời khuyên của đội chơi dành cho
các bạn khi tham gia giao thơng.
Thời gian trình bày khơng q 05 phút và bài thuyết trình chính là cơ sở
để đánh giá kết quả chung cuộc của các đội chơi.)
- Hình thức chấm điểm:
Thang điểm cho phần thi giới thiệu về đội là 10 điểm; phần thi tình huống
là 20 điểm và phần thi thuyết trình là 30 điểm.

Phần thi quá thời gian quy định từ 1 phút trở lên… bị trừ từ 2 trở lên, tùy vào
thời gian vượt quá so với quy định.
=> Kết quả cuộc thi:
Sau mỗi phần thi, giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa, tác dụng
tuyên truyền của các đội; khen ngợi sự chuẩn bị chu đáo của các đội chơi; nhắc
nhở các đội thực hiện thiếu nghiêm túc.
Đa số các em tham gia của các đội đều có ý thức, làm việc nhóm nghiêm
túc và đưa ra các nội dung hay, có hiệu quả cao trong tun truyền về Luật an
tồn giao thơng, kêu gọi mọi người cùng thực hiện văn hóa khi tham gia giao
thông.
Các thành viên trong lớp và các khách mời từ các lớp khác đều đến dự, cở
vũ nhiệt tình, hào hứng.
Kết quả cụ thể:
Chào hỏi,
Phần thi
giới thiệu
về đội

Xem và đoán tình
huống, hình ảnh,
ký hiệu ATGT

Thuyết trình về ATGT

Tởng

Đội 1

8.5


15

24

47.5

Đội 2

8.0

16

27.3

51.3

Giải nhất: Đội 2
Giải nhì: Đội 1
Dưới đây là mợt sớ hình ảnh minh chứng cho việc tổ chức cuộc thi
“Học sinh với an toàn giao thông” do tôi tổ chức cho học sinh lớp chủ nhiệm:


Phần thi chào hỏi, giới thiệu về đội chơi của hai đội

Đội thi 1 trong phần thi “Xem và đoán hình ảnh, tình huống... giao thông”

Phần thi thuyết trình về vấn đề không đội mũ bảo hiểm , dàn hàng khi tham gia
giao thông của Đội 1 và lỗi vượt đèn đỏ của đợi 2
2.3.1.3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp đã thực hiện:
Sau quá trình thực hiện lờng ghép giáo dục an tồn giao thơng cho học

sinh qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tôi nhận thấy:


- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về Luật giao thông, về văn hóa khi
tham gia giao thông.
- Học sinh hiểu được thực trạng về tình hình giao thông ở địa phương,
trong nước và trên thế giới.
- HS có thái độ khơng đờng tình với việc khơng tơn trọng pháp luật nhất
là luật giao thông đường bộ qua các hình ảnh và các bài thuyết trình của các đội
chơi, từ đó, các em dần dần hình thành nên thói quen mới khi tham gia giao
thông, tuân thủ luật giao thông và rèn luyện những hành vi lịch sự, có văn hóa
khi lưu thông trên đường.
- Giờ sinh hoạt trở nên thú vị hơn, cuốn hút hơn, sinh động và có ý nghĩa
giáo dục đối với học sinh hơn.
- Thông qua các trò chơi, các cuộc thi quy mô nhỏ, tôi đã rèn luyện thêm
cho các em kỹ năng sống cơ bản, tự tin trước đám đông, làm việc nhóm có hiệu
quả, các em sáng tạo hơn, năng động hơn, bớt đi sự rụt rè, nhút nhát.
2.3.2.Giải pháp 2: Phới hợp với các bộ phận trong và ngồi nhà
trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
lớp chủ nhiệm:
2.3.2.1.Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp:
* Phạm vi: Giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh lớp chủ nhiệm.
* Đối tượng: HS lớp 10 C3, trường TH
PT Như Xuân
* Công việc cụ thể:
- Phối kết hợp với tở chức Đồn TNCS Hờ Chí Minh của trường, ban
giám thị trong việc quản lý, giáo dục học sinh, chú trọng công tác đảm bảo an
tồn giao thơng.
- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong cơng tác giáo dục an tồn
giao thông cho học sinh..

- Phối kết hợp với công an địa phương để theo dõi, nhắc nhở học sinh kịp
thời, giảm thiểu tình trạng vi phạm Luật giao thơng đường bộ.
*Thời gian thực hiện giải pháp: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
2.3.2.2.Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải
pháp:
*Phối kết hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường và
ban giám thị trong quản lý, giáo dục học sinh, chú trọng công tác giáo dục
an toàn giao thông cho học sinh:
Thuận lợi của bản thân tôi trong năm học này là vừa làm công tác chủ
nhiệm lớp, vừa là thành viên trong ban giám thị của nhà trường, nên tôi thường
xuyên có mặt ở trường hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 7, kể cả Chủ nhật nếu có tổ
chức sự kiện vào ngày này. Do đó, tôi luôn sát sao, nắm bắt được tình hình về
thực hiện nề nếp, chấp hành đội mũ bảo hiểm, an tồn giao thơng của học sinh.
Tơi ln tâm niệm dù ở vị trí nào, cũng phải cố gắng hết mình để thực
hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Điều này đã thơi thúc tơi tìm tòi, đề xuất
những ý kiến để giáo dục đạo đức học sinh, trong đó có công tác giáo dục an


tồn giao thơng cho học sinh tồn trường nói chung và lớp tôi chủ nhiệm nói
riêng.
Ngay vào đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng, BGH nhà
trường, BCH Đồn trường đã tở chức cho học sinh học nội quy, quy định của
nhà trường, mỗi lớp đều có một bảng nội quy treo ở đầu lớp cụ thể những điều
cấm học sinh không được làm và yêu cầu học sinh ký cam kết thực hiện. Các
điều cấm đối với học sinh bao gồm:
“- Không vô lễ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cán bộ, giáo viên, công
nhân viên trong nhà trường.
- Không đánh nhau.
- Không quay copy, sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử.
- Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất gây nghiện.

- Khơng mang vũ khí, các vật sắc, nhọn khi đến trường.
- Không vi phạm pháp luật đặc biệt là Luật giao thông đường bộ.” [7]
Nội quy nhà trường còn quy định, “nếu học sinh nào vi phạm một trong
những điều cấm nêu trên sẽ xếp Hạnh kiểm Yếu cả năm và đi lao động rèn luyện
trong hè. Lớp nào có HS vi phạm một trong những điều cấm sẽ Khống chế thi
đua tháng đó, học kỳ đó”. [7]
Với vai trò là một GVCN, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học
sinh, là người tiếp xúc gần gũi nhất với học sinh lớp mình tơi đã theo dõi việc
chấp hàn nội quy của học sinh, lượng hóa trừ điểm thi đua đối với từng lỗi vi
phạm nội quy, học tập để HS cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, tôi luôn luôn nhắc
nhở, động viên kịp thời các em, có mặt bên cạnh học sinh lớp mình trong các
hoạt động do Đồn trường tở chức như: thi đố vui, diễn tiểu phẩm về ATGT
trong các giờ chào cờ đầu tuần, triển khai và phát động học sinh hưởng ứng
Tháng ATGT- tháng 9/2020, nhắc nhở 100% học sinh lớp mình tham gia bài dự
thi “An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai” trong năm học 2020– 2021 do
Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với cơng ty Honda Việt Nam, Ban ATGT Quốc
gia, Bộ công an phối hợp tổ chức và làm giám khảo.


Hình ảnh cô hiệu trưởng trao giải thưởng cho học sinh đạt giải trong
cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai.
Trong tháng 9, lớp 10C3 do tôi chủ nhiệm đã đăng ký thực hiện tháng
ATGT và 100% học sinh thực hiện tốt, không có hiện tượng vi phạm ATGT. Cử
Bí thư chi đồn lớp tham gia vào Đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, phát
thanh học đường, có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền dưới cờ, tuyên truyền
trên hệ thống loa về việc chấp hành Luật GTĐB trong học sinh.
Trong các hội diễn văn nghệ, báo tường nhân ngày 20/10, 20/11, 26/3,
BCH Đồn trường chúng tơi ln dành một phần ưu tiên đặc biệt cho nội dung
tuyên truyền về Luật giao thông và văn hóa giao thông qua các nội dung thi hóa
trang, diễn tiểu phẩm, một góc của báo tường, tập san…


Hình ảnh các đội thi trong c̣c thi hóa trang, diễn tiểu phẩm để tun
trùn ATGT, bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, tôi đã đề xuất với BCH Đoàn trường xin ý kiến Chi bộ,
BGH nhà trường mời CSGT Huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá về tuyên truyền,
giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh toàn trường để các em nắm
được thực trạng an tồn giao thơng của địa phương, một số điều cần lưu ý khi
lưu thông trên đường để đảm bảo an toàn.

Hình ảnh giáo viên và học sinh toàn trường chăm chú lắng nghe tuyên truyền
giáo dục an toàn giao thơng
+ Phới hợp với Ban giám thị, đội xung kích của nhà trường: Ngay từ
đầu năm học, BCH Đoàn trường đã thành lập Đội Thanh niên xung kích gờm


những học sinh có hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên, tích cực xung phong đi
đầu trong mọi hoạt động của nhà trường, phân công trực ở cổng trường, cổng
nhà xe học sinh và trực ở các dãy phòng học. Đội Thanh niên xung kích với u
cầu là ln làm việc khách quan, trung thực vì một mơi trường học tập thân
thiện, học sinh tích cực và chấp hành tốt nội quy nề nếp của nhà trường, đảm
bảo an tồn cơ sở vật chất, khơng vi phạm pháp luật, tai tệ nạn xã hội, đặc biệt,
phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông. Các em kiểm tra và ghi nhận các
trường hợp học sinh vi phạm nội quy, vi phạm các điều cấm, báo cáo lại cho cán
bộ Đoàn trực hằng ngày, Cán bộ Đồn tởng hợp và thơng báo lên hệ thống loa
truyền thanh ngay trong giờ ra chơi để học sinh toàn trường rút kinh nghiệm.

Hình ảnh Ban giám thị, đợi thanh niên xung kích kiểm tra việc đội mũ bảo
hiểm, xe đúng phân khối của học sinh.
Nhận thấy Đội Thanh niên xung kích là bộ phận rất quan trọng trong việc
theo dõi việc chấp hành nội quy, nề nếp và luật ATGT của học sinh toàn trường

nói chung, tôi đưa cho các em danh sách học sinh lớp tôi sử dụng xe đạp điện và
xe gắn máy đến trường, đề nghị các em theo dõi tình hình chấp hành luật GTĐB
của các học sinh đó, có đội mũ bảo hiểm hay không, có chở quá số người quy
định không? Chạy xe lạng lách đánh võng hay không? .... Hàng ngày, tôi gặp gỡ,
trao đổi với các em trong Đội Thanh niên xung kích để nắm bắt kịp thời các
trường hợp học sinh lớp mình chủ nhiệm vi phạm (nếu có), nhắc nhở ngay, liên
hệ với phụ huynh học sinh để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, hoặc có biện pháp
mạnh để xử lý các trường hợp cố tình làm sai. Thật may mắn, trong năm học
2020– 2021, lớp tôi không có trường hợp vi phạm ATGT hay bất kỳ lỗi cấm nào
đối với học sinh.
* Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục ATGT cho
HS:
Mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan
trọng trong việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên sự gắn kết, phối hợp ấy đến nay
vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Vì thế, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô
cùng quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ thiết yếu trên, GVCN không chỉ
giáo dục học sinh tại lớp, mà còn phải thiết lập mối quan hệ với gia đình, xã hội
nhằm giúp từng học sinh giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ thể, tạo điều
kiện thuận lợi để các em thoải mái cắp sách đến trường.


Phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm chiếm đến 42% là người dân tộc thiểu số, đa
số là nơng dân, trình độ học vấn còn thấp, có phụ huynh hiểu biết của phụ huynh
về Luật giao thông đường bộ còn rất hạn chế, nhiều phụ huynh khi đến trường
còn không đội mũ bảo hiểm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác giáo
dục an tồn giao thơng cho học sinh của lớp, vì phụ huynh sẽ vơ tình tiếp tay
cho con em mình vi phạm luật giao thơng mà khơng nhận thức rõ. Một số phụ
huynh còn nuông chiều con, cho con đi xe phân khối lớn trong khi các em chưa
đủ tuổi.
Thông qua kết quả khảo sát đầu năm về tình hình tham gia giao thơng của

học sinh lớp mình (phụ lục 2), tơi thu được kết quả vẫn còn đến 3 trường hợp
học sinh chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng phụ huynh vẫn cho con
em mình tự chạy xe phân khối lớn đến trường. Nhận thấy thực trạng nêu trên, tôi
đã dành phần thời gian khá dài trong phiên đại hội cha mẹ học sinh đầu năm của
lớp để thay mặt nhà trường truyền tải đến các bậc phụ huynh về việc thực hiện
nề nếp, học tập, tôi sinh hoạt thật kỹ nội dung phối hợp giáo dục về ATGT cho
con em trong đại hội cấp lớp. Cụ thể là tôi tuyên truyền cho phụ huynh nắm về
quy định cụ thể đối với độ tuổi và điều kiện tham gia giao thông của đối tượng
là học sinh phổ thông. Qua đó, vận động phụ huynh trang bị phương tiện đi lại
đúng qui định . Ngồi ra, gia đình cũng phải làm gương và thường xuyên nhắc
nhở con em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thơng để đảm bảo an tồn tính
mạng cho mình và cho người khác. Qua đó GVCN cũng thơng tin cho PHHS
nắm về trường hợp khi học sinh vi phạm Luật giao thông, bị công an xử lý đưa
hồ sơ về trường thì các em phải bị xử lý kỷ luật, hạnh kiểm yếu cả năm học, bắt
buộc rèn luyện đạo đức trong hè, ảnh hưởng thi đua của tập thể lớp.
Kết quả: 100% đồng thuận và hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em
mình về phương tiện đúng theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho các
em.
Đến đầu HKII, khi có một số học sinh trong trường gửi xe bên ngoài, tại
các quán giải khát ven đường, các quán Internet... Tuy không có học sinh lớp
mình nhưng tơi vẫn lập một bản cam kết, yêu cầu các em ký cam kết thực hiện
các nội dung và đem về nhà cho phụ huynh ký vào, nhằm kết hợp với phụ huynh
học sinh nhắc nhở, giáo dục con em ở nhà, tránh trốn học la cà các quán cà phê,
quán Internet, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Nội dung bản cam kết (xem phụ
lục 3).
Kết quả: 100% học sinh và phụ huynh học sinh tham gia ký cam kết thực
hiện và đến cuối năm, không có trường hợp nào vi phạm các nội dung cam kết
nói trên.
* Phối kết hợp với công an địa phương để theo dõi, nhắc nhở học sinh
kịp thời, giảm thiểu tình trạng vi phạm Ḷt giao thơng đường bộ:

Đầu mỗi năm học, BGH nhà trường thường tổ chức hội nghị giao ban, ký
kết Quy chế phối hợp giữa nhà trường với công an Huyện Như Xuân, công an
thị trấn Yên Cát, xã Thượng Ninh, xã Cát Tân, Cát Vân, Hố Quỳ... Thơng qua
Quy chế phối hợp này, cơng an sẽ tích cực tuần tra, kiểm sốt, ghi nhận và lập


biên bản gửi về trường nếu có học sinh vi phạm tai tệ nạn xã hội, vi phạm an
ninh trật tự, vi phạm an tồn giao thơng...; sẵn sàng cử các thành viên đến giúp
đỡ nhà trường trong các dịp tổ chức sự kiện các ngày lễ lớn như ngày Khai
giảng năm học mới, 20/11, 26/03,... để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội,
tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Hàng tháng, tơi chủ động đồn trường, BGH trường để kịp thời nắm bắt
tình hình vi phạm Luật ATGT của học sinh.
2.3.2.3.Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp:
Với giải pháp chủ động phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà
trường để giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh lớp chủ nhiệm mà tơi đã
trình bày ở trên, tơi nhận thấy:
- 100% học sinh thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
- 100% tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào của Đồn trường đề ra,
đặc biệt các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT do các cấp tổ chức.
- 100% học sinh và PHHS thực hiện ký cam kết không vi phạm Luật giao
thông, phụ huynh kết hợp tốt với GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh nói chung và giáo dục ATGT nói riêng, 03 học sinh đầu năm đi xe phân
khối lớn, nhưng sau cuộc họp phụ huynh về, các bậc phụ huynh của 03 em này
đã mua cho các em xe đạp điện để các em đến trường, đảm bảo an tồn giao
thơng.
- Phụ huynh khi đến trường đón con đã đội mũ bảo hiểm đúng quy định,
điều này chứng tỏ những công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các bộ phận
GVCN, Đoàn Thanh niên, Đội Thanh niên xung kích, Cơng an xã, PHHS... đã
phát huy hiệu quả rõ rệt.

2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn thực hiện đề tài trong thời gian qua, đã có
những chuyển biến tích cực trong việc chấp hành Luật giao thơng đường bộ,
trong ý thức thực hiện nề nếp và văn hóa khi tham gia giao thông của các em
học sinh lớp tôi chủ nhiệm:
- Đầu năm, sau khi khảo sát, có 03 học sinh chạy xe máy trên 50cc mặc dù
chưa đủ tuổi và chưa có bằng lái, nhưng sau khi họp phụ huynh đầu năm, phụ
huynh của 03 HS đã mua xe đạp điện cho các em đi học, đảm bảo khơng vi
phạm luật.
- Tính tới thời điểm này (cuối năm học 2020 - 2021), không có học sinh
nào vi phạm các điều cấm của nhà trường, không có hiện tượng học sinh vi
phạm Luật giao thông, có thể nói học sinh trong lớp đã thực hiện Luật giao
thông rất tốt, tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm 100%, trong đó, có 36/38
học sinh đạt hạnh kiểm tốt chiếm 95%; 02/38 học sinh hạnh kiểm Khá chiếm
5%, khơng có học sinh nào hạnh kiểm trung bình và yếu.
- Thông qua việc đổi mới các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bằng hình thức tở
chức trò chơi, cuộc thi quy mô nhỏ, tôi đã góp phần giáo dục kỹ năng sống cho
các em, khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây
rất nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp, trong các buổi sinh hoạt tập thể nay


tự tin hơn,đã dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu lốt suy nghĩ của
mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.
- Phụ huynh lớp tôi chủ nhiệm đã có mối liên hệ mật thiết với GVCN trong
giáo dục con em mình, đặc biệt là giáo dục an tồn giao thơng, biết thay đởi thói
quen xấu, làm gương tốt cho con bằng việc đội mũ bảo hiểm khi đưa đón con đi
học, mang theo mũ bảo hiểm cho con, không còn hiện tượng đỗi mũ bảo hiểm
chỉ để đối phó với công an như trước.
- 100% học sinh tham gia các hoạt động tập thể, các bài dự thi tìm hiểu
kiến thức về Luật giao thơng đường bộ, về văn hóa khi tham gia giao thông.

- 100% học sinh và phụ huynh ký cam kết thực hiện Luật giao thông và
không vi phạm các điều cấm do BGH nhà trường quy định.
- Để đánh giá thực tế hiệu quả của đề tài, tôi tổ chức khảo sát 38 học sinh
+ Đầu năm học (khi chưa áp dụng giải pháp): Khi được hỏi: “Em đã
từng vi phạm lỗi nào sau đây?”. Tôi nhận được kết quả:
ST
T

Lỗi vi phạm

Kết quả ( 38 học sinh)

Số lượng HS vi phạm
Tỷ lệ
1 Chạy xe trên 50cc
3
7,9%
2 Lạng lách, đánh võng
10
26%
3 Chở quá số người quy định
13
34,2%
4 Không đội mũ bảo hiểm
22
51%
5 Vượt đèn đỏ
18
47,3%
- Cuối năm học (sau khi áp dụng giải pháp): Khi được hỏi, “nếu không

có công an, Đội thanh niên xung kích theo dõi, em sẵn sàng vi phạm lỗi nào sau
đây?” Tôi đã nhận được kết quả như sau:
Kết quả ( 38 học sinh)
STT

Lỗi vi phạm

Số lượng HS sẵn sàng
Tỷ lệ
vi phạm
1
Chạy xe trên 50cc
0
0%
2
Lạng lách, đánh võng
2
5,2%
3
Chở quá số người quy định
3
7,9%
4
Không đội mũ bảo hiểm
0
0%
5
Vượt đèn đỏ
3
7,9%

Từ kết quả khảo sát chúng ta thấy đã có chuyển biến rõ rệt rất đáng ghi
nhận trong ý thức cũng như việc thực hiện Luật giao thông của các em học sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
3.1. Kết ḷn
Giáo dục an tồn giao thơng khơng những giúp cho các em có được
những kiến thức về Luật giao thông mà còn giúp các em rèn luyện về đạo đức và
lối sống, trở thành một con người có văn hóa khi tham gia giao thông. Sau khi
áp dụng đề tài trên vào thực tế tại đơn vị đã cho thấy khả năng áp dụng đạt hiệu


quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng một cách
hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tôi tin rằng phương pháp này
khơng những cải tiến tình hình giáo dục an tồn giao thơng, rèn luyện kỹ năng
sống, văn hóa giao thông cho học sinh tại trường THPT Như Xuân mà có khả
năng áp dụng rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn huyện cũng như trong
ngành giáo dục.
3.2. Đề xuất
* Đề xuất đối với Sở GDĐT:
- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt
quan tâm đến công tác giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh các cấp; Tở
chức giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục an tồn giao thơng
tại các cơ sở giáo dục;
- Chỉ đạo điểm một số mơ hình về cơng tác giáo dục kỹ năng sống, giáo
dục ATGT cho học sinh, rút kinh nghiệm và phổ biến cho các trường khác học
tập.
* Đề xuất đối với trường THPT Như Xuân
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ,nhân viên và
học sinh về tầm quan trọng của giáo dục ATGT, hoạt động giáo dục kỹ năng
sống trong nhà trường;
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở đối với công tác

giáo dục ATGT cho học sinh;
- Xây dựng kênh thông tin điện tử, tăng cường mối liên lạc giữa nhà
trường với phụ huynh học sinh và các tổ chức đòan thể trong và ngoài trường
học để quản lý tốt và phối hợp giáo dục an tồn giao thơng cho học sinh trong
nhà trường.
Như Xuân , ngày 10 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
ĐƠN VỊ
của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Thị Chung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật giáo dục, ngày 14 tháng 6
năm 2005.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP “Về
một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông” ngày 29/6/2007;


3. Một số hình ảnh vi phạm an tồn giao thông:
/>%A3nh+vi+ph%E1%BA%A1m+an+to%C3%A0n+giao+th
%C3%B4ng&tbm=isch&ved=2ahUKEwjdqvPqttPwAhXKAKYKHQjUB1UQ2
cCegQIABAA&oq=+h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+vi+ph%E1%BA
%A1m+an+to%C3%A0n+giao+th
%C3%B4ng&gs_lcp=CgNpbWcQAzICCAAyAggAMgYIABAHEB4yBggAEA
cQHjIGCAAQCBAeMgYIABAIEB5QiV9Y3WNgyGpoAHAAeACAAdIBiA
HJB5IBBTAuMy4ymAEAoAEBqgELZ3dzLXdpei1pbWfAAQE&sclient=img

&ei=bs2jYN27BMqBmAWIqJ-oBQ&bih=710&biw=1511
4. Ý thức tham gia giao thông và tai nạn giao thông:
/>5. Vượt đèn đỏ: />6. Văn hóa khi tham gia giao thông:
/>7. Ban nề nếp THPT Như Xuân Nội quy học sinh trường THPT Như Xuân
năm 2020.


PHỤ LỤC
VII.1. Phụ lục 1:
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho Giáo viên trường THPT NHƯ XUÂN)
Nhằm đánh giá thực trạng giáo dục an tồn giao thơng (GDATGT) cho học sinh tại
trường THPT Như Xuân; để từ đó đề xuất một số biện pháp GDATGT cho học sinh
, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) vào
những ý thầy (cô) lựa chọn.
1. Theo thầy (cô), có cần thiết phải GDATGT cho học sinh không?
A. Rất cần thiết.
B. Chưa cần thiết.
C. Không cần thiết.
2. GD ATGT cho học sinh trong trường là trách nhiệm của:
A. Giáo viên chủ nhiệm.
B. Giáo viên bộ môn.
C. Cán bộ Đồn Đội.
D. Hội đờng sư phạm.
3. Theo thầy (cơ), có thể thực hiện GDATGT cho học sinh thông qua hình thức nào?
A. Tích hợp qua các giờ dạy trên lớp.
B. Thơng qua HĐNGLL.
C. Vừa tích hợp thơng qua giờ dạy trên lớp vừa thông qua HĐNGLL.
4. Khi GDATGT cho học sinh, thầy (cơ) gặp phải những khó khăn gì?
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
5. Để công tác GDATGT cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả cao
hơn, thầy (cơ) có đề nghị gì?
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
.............................................................................. ...................
..................................................................................................
..................................................................................................
.................................
Trân trọng cảm ơn ý kiến của thầy cô!


×