Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đa dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.94 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
16 TRIỆU SƠN 3
TRƯỜNG THPT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
KIẾN THỨC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10

Người thực hiện: Mai Thị Ngọc Hà
Chức vụ: Phó tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân

TRIỆU SƠN, THÁNG 5 NĂM 2021

1


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
2. NỘI DUNG........................................................... ...........................................4
2.1.

sở



luận....................................................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................8
2.3.1. Xác định bản chất của hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức trong dạy
học GDCD 10.......................................................................................................8
2.3.2. Định hướng tổ chức đổi mới hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài
học trong dạy học GDCD 10................................................. .............................. 9
2.3.3. Thiết kế minh họa một số hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức trong
dạy học GDCD 10..................................................... ...........................................9
2.3.3.1.Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng thiết kế sơ đồ tư duy và hệ thống
câu hỏi trả lời nhanh........................................................................................... 10
2.3.3.2. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng các câu chuyện đạo đức.............. 11
2.3.3.3. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng tổ chức trò chơi........................... 15
2.3.3.4. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng tình huống và sự trải nghiệm thực tế
của học sinh.........................................................................................................16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường...........................................................................................17
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.......................................................................17
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường...........................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................19
3.1. Kết luận........................................................................................................19
3.1.1. Bài học kinh nghiệm.................................................................................19
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.........................19
3.2. Kiến nghị......................................................................................................19
3.2.1. Đối với đồng nghiệp..................................................................................19
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo...........................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN
PHỤ LỤC


2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo phải bằng “đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.[1]
Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy
nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động
khởi động và hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt
động luyện tập, vận dụng kiến thức cũng như vai trò của hoạt động luyện tập,
vận dụng kiến thức trong hoạt động dạy học. Cụ thể, thường giáo viên chỉ thực
hiện hoạt động này một cách nhanh chóng, đại khái thơng qua một vài câu hỏi
trắc nghiệm nhanh hoặc thông qua tổng kết chủ quan của bản thân về nội dung
của bài học, chưa chú ý nhiều đến việc tạo điều kiện để học sinh thấy được giá
trị của bài học và cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống,
hoạt động hàng ngày của học sinh. Đối với bộ mơn GDCD nói chung ở bậc
THPT, nội dung của các bài học thuộc chương trình GDCD 10 nói riêng với đặc
thù kiến thức là các nội dung Triết học và các chuẩn mực đạo đức việc giúp học
sinh hiểu rõ được ý nghĩa của nội dung bài học và vận dụng kiến thức đã học và
thực tiễn cuộc sống có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc định hướng sự phát
triển về nhân cách, thái độ sống, học tập và lao động của học sinh trong tương
lai.
Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động này học sinh vẫn đóng vai trị thụ động
lắng nghe, cảm xúc, hứng thú mới chỉ dừng lại ở sự “lây lan” từ giáo viên sang
học sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ hoạt động của bản thân

các em.
Đối với việc học bộ môn Giáo dục công dân 10, đặc biệt với các bài giảng
với một phần nội dung liên quan đến kiến thức Triết học được coi là khó hiểu, khơ
khan; Phần nội dung liên quan đến các chuẩn mực đạo đức thường bị các em coi
là lý thuyết, nhàm chán do đã học từ hồi cấp 2 ( THCS) do vậy phần lớn học sinh
học đối phó, chiếu lệ, khơng tập trung nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa
thực sự đạt được theo yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: do
xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề
nghiệp, sự định hướng của gia đình... Song một trong những nguyên nhân chủ yếu
đó là do phương pháp của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học
tập ở học sinh, hình thức luyện tập, vận dụng còn đơn điệu, nhàm chán, rời rạc và
cứng nhắc nặng về kiến thức sách vở nên chưa làm cho học sinh thấy được, hiểu
3


được ý nghĩa của bài học môn GDCD với sự phát triển, bồi dưỡng giá trị sống
tích cực cho bản thân thông qua các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, trong
những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn tại trường THPT
Triệu Sơn 3 được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm chun mơn và
từng cá nhân. Là giáo viên dạy Giáo dục công dân, đặc biệt là dạy chương trình
mơn Giáo dục cơng dân 10 là chương trình học đầu tiên của bộ mơn ở bậc học
mới đối với các em học sinh tôi luôn xác định rằng:“Muốn khơi dậy niềm đam
mê, bồi đắp tình u lâu bền của học sinh đối với mơn học cần phải chú trọng
đổi mới không chỉ trong hoạt động khởi động; hình thành kiến thức mà cả trong
hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức của bài học” làm cho học sinh nhận
thức rõ được những bài học từ sách vở sẽ có giá trị lớn đối với sự hoàn thiện
giá trị của bản thân các em trong từng hoạt động hàng ngày, làm cho các em
thấy những bài học đó thật hay và thú vị.

Xuất phát từ những lí do nêu trên và qua nhiều năm giảng dạy, tơi đã chọn
đề tài: “Đa dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài học nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học mơn Giáo dục công dân
10” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng
kiến thức trong mỗi tiết học Giáo dục công dân.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động luyện tập, vận
dụng kiến thức bài học ở các tiết dạy Giáo dục công dân 10 nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học theo hướng tích cực và hình thành năng lực cho học sinh.
- Nâng cao được kết quả học tập môn Giáo dục công dân 10”.
- Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân 10 và việc học tập
của học sinh đối với bài học.
- Học sinh khối 10 trường THPT Triệu Sơn 3.
- Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân – trường THPT Triệu Sơn 3.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lơgic, lịch sử,
phân tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các
kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo...).
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, phụ huynh,
giáo viên...).
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp).

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1. Giải thích một số khái niệm
- “Luyện tập”: là “rèn luyện cho thành thạo”.[2]
- “ Vận dụng” là đem tri thức, lí luận áp dụng vào thực tiễn
- “Tính tích cực của học sinh”: Có thể là tích cực trong học tập, trong
hoạt động trải nghiệm sáng tạo hay cả trong các hoạt động vui chơi... Với đề tài
này, tơi xin được đề cập tới khái niệm tích cực của học sinh trong nhận thức học
tập: “Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với
đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động
trí tuệ, sự huy động ở mức cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý
chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.”[3]
2.1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực.”[4]
Đáp ứng yêu cầu đó, Bộ Giáo dục và đào tạo có Cơng văn số
5555/BGDĐT-GDTrH, 08/10/2014 cụ thể hóa những yêu cầu đổi mới phương
pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “Hình thức giao nhiệm vụ
sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh.”[5]
Ngồi ra, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học cịn được cụ thể
hóa trong các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ
Giáo dục và đào tạo; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục
và đào tạo; kế hoạch năm học của nhà trường và của mỗi giáo viên.
2.1.3. Vai trò của hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức trong dạy
học Giáo dục công dân 10.
Hoạt động luyện tập, vận dụng hay hoạt động củng cố kiến thức (theo
cách gọi cũ) như NM.LACOPLEP đã khẳng định: “ là khâu khơng thể thiếu

trong q trình giảng dạy. Nó thể hiện được tính tồn vẹn của bài giảng. Thơng
qua việc củng cố, ơn luyện mà giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho học
sinh”.
Có thể khẳng định hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức giữ vai trò
quan trọng trong quá trình dạy học vì:
Đối với học sinh: Giúp học sinh nhớ tốt các kiến thức đã học; giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức; rèn luyện cách diễn đạt, trả lời, tái
hiện; hệ thống hóa lại các kiến thức đã học.
5


Đối với giáo viên: Giúp giáo viên đánh giá được chất lượng bài dạy; mức
độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp bổ sung, sửa chữa kịp
thời phương pháp lên lớp của mình.
Bài giảng dù hay, hấp dẫn đến đâu nếu không làm tốt hoạt động luyện
tập, vận dụng thì cũng có thể coi là chưa hồn thiện, đặc biệt là đối với mơn
GDCD nói chung vì theo nguyên lý giáo dục “ học phải đi đôi với hành, lý luận
phải gắn liền với thực tiễn”.
Có khơng ít thầy, cơ giáo chưa thấy hết tác dụng của việc tổ chức hoạt
động luyện tập, vận dụng kiến thức của bài học hoặc do hoạt động khởi động và
hình thành kiến thức chiếm gần hết thời lượng của tiết học nên thường hay làm
một cách chiếu lệ. Thực tế dạy học đã chứng minh thông qua hoạt động luyện
tập, vận dụng kiến thức sẽ giúp học sinh nhớ được tốt, nhanh các kiến thức đã
học. Việc nhắc lại kiến thức khi luyện tập giúp ích rất nhiều cho sự ghi nhớ.
Như vậy có thể thấy luyện tập, vận dụng là:
- Giai đoạn chốt lại những tri thức, kĩ năng quan trọng đã truyền thụ.
- Giai đoạn hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo
cho học sinh.
- Là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả giáo dục của tiết học.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn cần phải tạo

một tâm thế tốt cho học sinh trong hoạt động luyện tập và vận dụng này. Nói đến
“tâm thế” là nói đến khái niệm “chú ý”. Chú ý là sự tập trung của ý thức vào
một đối tượng, sự vật,... nào đó, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện
thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
Một trong những mục đích của giờ Giáo dục cơng dân là làm sao gây
được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhưng việc tiếp thu
kiến thức Giáo dục công dân khơng thể mang tính ép buộc. Nó chỉ thực sự hiệu
quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú.
Hoạt động luyện tập; vận dụng dù là một khâu nhỏ xong vậy nên nếu vì nó
chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một sai lầm lớn trong công tác giảng dạy của mỗi
người làm cơng tác giáo dục.
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của
học sinh ở giai đoạn này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy
kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn. Nhưng các em có tư tưởng
muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, chứ khơng thích bị áp đặt nên
hoạt động luyện tập; vận dụng cũng cần phải đổi mới, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn
để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Luyện tập, vận dụng là một hoạt động quan trọng trong một tiết học. Tuy
nhiên, hầu như giáo viên khơng hoặc ít quan tâm đến hoạt động này khi dạy học.
Đa phần giáo viên thường luyện tập, vận dụng bằng cách gọi một học sinh đứng
dậy trả lời một vài câu hỏi trắc nghiệm nhanh còn phần ý nghĩa và vận dụng
kiến thức bài học vào thực tiễn thường giáo viên sẽ thực hiện ln bằng phương
pháp thuyết trình sau đó giao bài tập về nhà cho học sinh thậm chí có giáo viên
6


cịn bỏ qua ln hoạt động này. Việc giáo viên khơng hoặc ít quan tâm, đầu tư
nghiên cứu để đổi mới hoạt động luyện tập, vận dụng có thể do một số nguyên
nhân sau:

- Do thời gian của tiết dạy ngắn (chỉ 45 phút cho một tiết học) trong khi
kiến thức bài học lại nhiều. Đa số giáo viên chú trọng việc giảng dạy, truyền đạt
kiến thức cho học sinh ở hoạt động khởi động, tìm hiểu kiến thức mới mất chủ
yếu thời gian nên khơng có thời gian cho hoạt động này.
- Nhiều giáo viên xem đây là hoạt động khơng cần thiết và tốn thời gian vì
cho rằng học sinh đã lĩnh hội được kiến thức trong quá trình dạy học, do đó
thường dùng thời gian của hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức cho việc tổ
chức hoạt động khởi động hoặc tìm hiểu kiến thức mới.
- Hoạt động luyện tập, vận dụng là hoạt động diễn ra vào thời điểm cuối
của tiết học nên học sinh thường lơ là, không chú ý đến học tập nếu hoạt động
này không lôi cuốn. Đây cũng là nguyên nhân giáo viên không tổ chức hoạt
động luyện tập, vận dụng hoặc tổ chức một cách qua quýt. Vì vậy phải duy trì và
tạo được hứng thú, lơi cuốn học sinh cho đến những phút cuối cùng của tiết học
là điều quan trọng.
Để minh chứng cụ thể về thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số khảo sát
đối với giáo viên và học sinh về việc thiết kế và thực hiện hoạt động luyện tập
vận dụng.
Bảng 1: Khảo sát việc thiết kế và thực hiện hoạt động luyện tâp;
vận dụng kiến thức bài học của giáo viên bộ môn Giáo dục công dân
T
T
1
2

3

4

5


Nội dung khảo sát
Thực hiện luyện tập; vận dụng
- Có
- Khơng
Cơ sở tiến hành luyện tâp; vận dụng
- Xuất phát từ nội dung bài học
- Từ nội dung liên quan đến nội dung bài
- Từ nguồn khác
Mục tiêu của luyện tập; vận dụng
- Kiểm kê kiến thức của học sinh
- Tạo ra hứng thú cho học sinh
- Tạo ra “tình huống có vấn đề” để luyện tập,
vận dụng.
Hình thức luyện tập; vận dụng thường dùng
- Tổ chức thành hoạt động
- Dẫn dắt
- Khác
Người thực hiện luyện tập; vận dụng
- Giáo viên
- Học sinh
- Giáo viên và học sinh

Số GV được
khảo sát
3
3
0
3
0
1

1
3
1
2
0

Tỉ lệ (%)

3
0
2
1
3
2
1
0

100
0
66,7
33,3
100
66,7
33,3
0

100
100
0
100

0
33,3
33,3
100
33,3
66,7
0

7


6

7

Mức độ thu hút học sinh của luyện tập; vận
dụng
- Mức độ cao
- Mức độ trung bình
-Mức độ thấp
Hiệu quả của luyện tập; vận dụng
- Hiệu quả cao
- Hiệu quả trung bình
- Hiệu quả thấp

3

100

0

2
1
3
0
1
2

0
66,7
33,3
100
0
33,3
66,7

Bảng 2: Khảo sát việc tham gia hoạt động luyện tập; vận dụng của học
sinh đối với tiết học Giáo dục công dân 10
T
T
1

2

4

5

Nội dung khảo sát
Em có quan tâm đến hoạt động luyện tập; vận
dụng của tiết học không?

- Mức độ cao
- Mức độ trung bình
- Mức độ thấp
Hoạt động luyện tâp; vận dụng của bài học có
giúp em định hướng được hoạt động trong thực
tiễn cuộc sống hàng ngày của em không?
- Định hướng tốt
- Chưa rõ ràng
- Khơng định hướng được
Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải quyết
vấn đề đặt ra trong hoạt động luyện tập; vận
dụng khơng?
- Có
- Khơng
Nếu hoạt động luyện tập; vận dụng tạo cho em
sự tò mị, em có muốn tìm hiểu bài học để giải
đáp vấn đề khơng?
- Có
- Khơng

Số HS được
khảo sát
280

Tỉ lệ
(%)
100

57
80

143
280

20,1
28,6
51,3
100

97
183
0
280

34,7
65,3
0
100

130
150
280

46,4
53,6
100

226
54

80,7

19,3

*Phân tích số liệu khảo sát:
Ưu điểm:
Đa số giáo viên bộ môn trong quá trình thiết kế các hoạt động dạy học đều
có phần củng cố bài học (là một phần của của hoạt động luyện tâp, vận dụng) để
kết thúc nội dung bài học.
Đa số học sinh đều có nhu cầu có được hoạt động luyện tập; vận dụng
sinh động, hấp dẫn để kích thích tư duy của các em, chủ động chiếm lĩnh kiến
thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách ý nghĩa nhất.
Hạn chế:

8


Đối với giáo viên: Việc luyện tập, vận dụng kiến thức bài học chỉ sơ qua
bằng một vài câu kết có liên quan, mang tính tóm tắt nội dung bài học. Hoạt
động luyện tâp; vận dụng cịn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực
sự nội dung bài học với tác dụng giáo dục của bài học. Do đó, khi giáo viên kết
luận thực chất là truyền thụ một chiều, áp đặt, học sinh thụ động lắng nghe vì
vậy có học sinh cịn khó hiểu, thắc mắc sau khi học xong bài học tại sao mình
phải học vấn đề này hay kiến thức này có tác dụng gì đối với việc tập và luyện
của mình...?
Đối với học sinh: Việc vận dụng kiến thức bài học vào thực tế chưa thực
sự đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn; chưa có sự hứng thú với bài học;
chưa có động lực để tự tìm hiểu, tự học tập tích cực.
*Ngun nhân:
Nguyên nhân khách quan:
Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp đã được nói đến
nhiều trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiện nay những tiết học thực sự đổi

mới để giáo viên có thể tham khảo và học hỏi cịn hạn chế.
Chương trình kiểm tra, thi ở mơn học hiện nay cịn phân bố số điểm tương
đối nhiều cho việc ghi nhớ. Do đó, giáo viên khi dạy cịn áp lực nhiều về việc
cung cấp đủ kiến thức cho học sinh.
Nguyên nhân chủ quan:
Đối với giáo viên:
Một số giáo viên bộ môn chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thu
phương pháp và kĩ năng dạy học tích cực để vận dụng trong q trình dạy học.
Tâm lí giáo viên cịn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ
dành nhiều thời gian cho hoạt động luyện tập; vận dụng có thể bị “cháy giáo
án”.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống
chưa tốt nên còn ngại trong việc thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh trong hoạt động luyện tập, vận dụng.
Đối với học sinh:
Nhiều học sinh có tâm lí học lệch, thiên về các mơn khoa học tự nhiên
nên ở các môn khoa học xã hội, đặc biệt là mơn Giáo dục cơng dân cịn chưa có
sự đầu tư, chưa quan tâm đến việc chuẩn bị bài, dẫn đến tiết học còn thụ động.
Áp lực học nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên khả năng
tập trung tư duy tích cực và sáng tạo dành cho mơn Giáo dục cơng dân cịn ít.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định bản chất của hoạt động luyện tập; vận dụng trong dạy
học Giáo dục công dân 10.
* Bản chất của hoạt động luyện tập là:
- Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được.
- Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh các hoạt động nhận dạng, thể hiện và
hoạt động ngôn ngữ.
9



- Áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình
huống/ vấn đề trong học tập.
* Bản chất của hoạt động vận dụng là:
- Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
tình huống/ vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống hàng
ngày.
- Đây có thể là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế
cần giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh thủ sự hướng dẫn của
gia đình, địa phương để hồn thành nhiệm vụ học tập.
- Trước một vấn đề, học sinh có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Hoạt động luyện tập; vận dụng có mục tiêu huy động vốn tri thức, kĩ năng nền
tảng của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu ví tri thức, kĩ năng
học sinh tiếp nhận được như “ngơi nhà”, thì “nền móng” sẽ xuất phát từ những
tri thức, kĩ năng vốn có của người học. Vì vậy, luyện tập, vận dụng kiến thức
bài học hiệu quả phải tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức
nền đã có. Quá trình ấy bắt đầu bằng nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết
mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Muốn như vậy, hoạt động luyện
tập; vận dụng cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học sinh.
2.3.2. Định hướng tổ chức đổi mới hoạt động luyện tập, vận dụng kiến
thức bài học trong dạy học Giáo dục công dân 10
Một là: Tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng gắn với mục tiêu hình
thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được
hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện công việc của một cá nhân. GS. TS
Đinh Quang Báo khái quát lại: “ Năng lực là khả năng vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp
và hiệu quả các tình huống đa dạng của cuộc sống”.
Tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng gắn với mục tiêu hình thành năng
lực cho học sinh tức là qua hoạt động luyện tập, vận dụng giáo viên không chỉ
củng cố được kiến thức cho học sinh mà thơng qua đó cịn hình thành được các

năng lực như hợp tác và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng
lực tự chủ...; Hình thành được các phẩm chất như yêu nước, chăm chỉ, trách
nhiệm, trung thực.
Hai là: Tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng gắn liền với mục tiêu định
hướng tích cực.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, chủ động của
học sinh.
Dạy học theo hướng tích cực là phải tăng cường tính chủ động, sáng tạo,
rèn luyện được kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho người dạy có thể thực hiện
được vai trò tổ chức, dẫn dắt các hoạt động học tập ở người học.
Dạy học theo hướng tích cực ở môn GDCD 10 thể hiện ở việc tổ chức cho
học sinh hoạt động để tự phát hiện, tự chiếm lĩnh và hình thành các kĩ năng, kĩ
xảo cần thiết.
10


2.3.3. Thiết kế minh họa một số hoạt động luyện tập, vận dụng kiến
thức trong dạy học Giáo dục công dân 10.
2.3.3.1. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng thiết kế sơ đồ tư duy và hệ
thống câu hỏi trả lời nhanh.
Đây là một trong các phương pháp dễ vận dụng nhất trong việc tổ chức
hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức bài học và đang được nhiều thầy, cô
giáo vận dụng nhằm để tổng hợp lại, nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ của bài học
trong hoạt động luyện tập.
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức Bài 11: Một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học.
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh khái quát lại được kiến thức về nghĩa vụ; lương tâm; nhân
phẩm, danh dự; hạnh phúc một cách nhanh nhất, cơ bản nhất cho học sinh.
- Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

* Cách tiến hành: Có thể tiến hành bằng các cách khác nhau như học sinh
tự thiết kế sơ đồ hoặc điền khuyết sơ đồ giáo viên đã thiết kế gợi ý…

- Giáo viên yêu cầu nhóm 1,3 lần lượt trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Nhóm 2,4 nhận xét, bổ sung ( nếu có).
11


- Giáo viên định hướng: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường ta
khơng chỉ có nghĩa vụ với mình mà còn với người khác, khi chúng ta thực hiện
được tốt các nghĩa vụ của mình với người khác với xã hội chúng ta sẽ cảm thấy
lương tâm thanh thản, khi chưa thực hiện tốt được nghĩa vụ của bản thân chúng
ta sẽ thấy cắn rứt lương tâm. Việc thực hiện được những nghĩa vụ của bản thân
đối với cộng đồng và xã hội sẽ được xã hội công nhận, đánh giá cao góp phần
xây dựng nhân phẩm và danh dự cho mình, góp phần xây dựng một xã hội hạnh
phúc.
Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức Bài 7: Thực
tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học một cách chủ
động, khơng phải nhớ máy móc. Giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ mơi trường
cho học sinh. Hình thành kĩ năng tự điều chỉnh, đánh giá hành vi; Phẩm chất
trách nhiệm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chiếu hệ thống câu hỏi và trích Nghị định 167/2013/NĐ- CP
quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi gây mất vệ sinh công cộng để
luyện tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. ( Phụ lục 1)
- Giáo viên gọi học sinh có tín hiệu trả lời sớm nhất, các bạn còn lại theo
dõi và tiếp tục đưa ra phương án trả lời nếu phương án đưa ra chưa chính xác.
2.3.3.2. Luyện tập, vận dụng kiến thức bằng sử dụng các câu chuyện đạo
đức.

Sử dụng các câu chuyện đạo đức sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ,
khơi dậy niềm đam mê, sự tự tin và hứng thú trong học tập của học sinh; giúp
học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Mặt khác với những hình
ảnh, những câu chuyện đạo đức xúc động đã chứng minh nó có sức mạnh thức
tỉnh lòng trắc ẩn tiềm tàng ở mỗi con người. Từ đó mà học sinh đã tự giác và
chủ động điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực. Tạo hứng thú cho
học sinh sau khi kết thúc tiết học và có cảm xúc chờ đợi những điều thú vị của
những tiết học mới.
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức Bài 13. “Công
dân với cộng đồng” giáo viên sử dụng câu chuyện “ Trái tim hoàn hảo” (Phụ
lục 2) cùng với kỹ thuật sơ đồ tư duy .

12


* Mục tiêu:
- Giúp học
sinh khái quát
lại kiến thức
về
trách
nhiệm
của
công dân với
cộng
đồng
thơng qua câu
chuyện.
- Hình thành

phẩm
chất
nhân ái, trách
nhiệm; năng
lực thẩm mỹ; năng lực tự đánh giá.
* Cách tiến hành:
Học sinh điền vào sơ đồ tư duy theo hệ thống câu hỏi sau:
1. Câu chuyện “Trái tim hoàn hảo” đề cập đến những trách nhiệm nào của công
dân với cộng đồng?
2. Biểu hiện của các trách nhiệm sống đó qua câu chuyện?
3. Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với bản thân em?
4. Em thấy mình cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm của bản thân với cộng
đồng?
(Lưu ý: Học sinh có thể tự vẽ nhánh tùy theo khả năng của bản thân và điều
kiện thời gian quy định của giáo viên cho hoạt động này. Giáo viên có thể yêu
cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân vẽ vào giấy A4 sau đó thu lại làm
cơ sở để theo dõi khả năng tiếp thu bài và làm việc của học sinh)
Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động luyện tập; vận dụng Bài 1: Thế giới quan duy
vật và phương pháp luận biện chứng giáo viên sử dụng câu chuyện “ Mượn nồi
và chiếc bình ngọc- Câu chuyện đạo đức Hồ Chí Minh”.
*Mục tiêu:
- Kích thích học sinh nhớ lại những kiến thức về thế giới quan, phương
pháp luận đã được học trong sách vở để vận dụng vào hoạt động trong cuộc
sống.
-Tạo hứng thú cho học sinh sau khi kết thức tiết học.
- Rèn luyện năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.
- Rèn luyện kỹ năng sống: Biết kiềm chế cảm xúc; Kỹ năng ứng phó với
căng thẳng.
*Cách tiến hành:
13



- Giáo viên sử dụng câu chuyện “Mượn nồi và chiếc bình ngọc” ( Phụ
lục 3 ) cùng phương pháp thảo luận nhóm.
Hỏi:
1. Việc tướng của quân đội Trung Hoa gửi công văn cho Bác yêu cầu Bác
với tư cách là Chủ tịch nước cho họ mượn một cái nồi nấu cơm nhằm mục đích
gì?
2. Trước sự việc đó Bác và các vị lãnh đạo cấp cao đã có những cách xử
lý như thế nào? Tại sao có cách xử lý khác nhau đó? Điều đó thể hiện nội dung
kiến thức nào mà em đã được học trong bài?
3. Bài học rút ra cho bản thân em trong học tập và rèn luyện sau khi tìm
hiểu câu chuyện trên và nội dung của bài 1 em đã học?
- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm
- Giáo viên yêu cầu nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Nhóm cịn
lại theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Giáo viên định hướng: Việc Tướng của quân đội Trung Hoa gửi một bức
công văn cho Bác yêu cầu Bác với tư cách là Chủ tịch nước cho họ mượn một
cái nồi nấu cơm nhằm mục đích chế diễu, kích động, khiêu khích, coi thường
Chính phủ mới của chúng ta. Xong Bác đã rất bình tĩnh, nhìn nhận thấu đáo
được âm mưu và mục đích của chúng, trong khi một số các vị lãnh đạo lại rất
nóng giận muốn đánh. Như vậy, trước một sự việc xong mỗi người lại có cách
xử lý khác nhau là phụ thuộc vào quan điểm, niềm tin và định hướng hoạt động
của mỗi người khác nhau hay còn gọi là “thế giới quan” và cách xem xét sự vật,
hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau (phương pháp luận biện chứng) cụ thể
nếu không cho chúng mượn chúng sẽ lấy cớ này để tấn công chúng ta khi lực
chúng ta còn yếu ( bất lợi) , nếu cho chúng mượn chúng sẽ khơng có cớ để gây
hấn chúng ta sẽ tranh thủ được thời gian để xây dựng lực lượng( có lợi).
Câu chuyện trên cho chúng ta một bài học trong cuộc sống hàng ngày
chúng ta sẽ có những điều khơng như ý muốn, xong khơng nên nóng giận, bồng

bột, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân dựa trên sự hiểu biết; dựa trên cơ sở của
kiến thức đã học về thế giới quan và phương pháp luận biện chứng sẽ giúp
chúng ta biến nguy thành cơ, biết cách để giải quyết những khó khăn có thể gặp
phải trong cuộc sống.
Hoặc sử dụng câu chuyện “ Vết nứt và con kiến” .
Cách tiến hành: Giáo viên sử dụng câu chuyện “Vết nứt và con kiến”
cùng kĩ thuật đặt câu hỏi.
Vết nứt và con kiến: “Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến
đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được
một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại
giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bị qua vết
nứt đó. Nhưng khơng. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến
lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha
chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại
14


sao mình khơng thể học lồi kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày
hơm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn”.
( Theo Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống , NXB Tổng hợp TP. HCM)
Hỏi: Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện trên là gì? Từ đó
thấy rõ được vai trị của kiến thức nào em đã được học trong bài?
- Học sinh theo dõi, suy nghĩ.
- Giáo viên mời 2-3 học sinh trả lời. Lớp nhận xét bổ sung( nếu có).
Giáo viên định hướng: Bài học, tại sao đứng trước những thử thách, ta lại
không nhìn bằng một thái độ tích cực hơn. Tại sao thay vì sợ hãi và lẩn trốn, ta
khơng biến nó thành một bài học kinh nghiệm, một thách thức, cơ hội để ta
trưởng thành? Nhìn ở một khía cạnh khác, ta sẽ thấy những thử thách khó khăn
trong đời, nếu bản thân lạc quan vượt qua, sẽ thấy chúng chỉ là một điều rất bình
thường, để khi ta vượt qua được, trái tim khối óc mình sẽ tự nhiên trở nên mạnh

mẽ và bản lĩnh hơn. Để trên con đường tương lai, ngày mai, ngày hôm sau… ta
cũng sẽ vượt qua tương tự, và cịn có thể nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, và dễ
dàng tiến tới thành công hơn nữa.
Thử thách, cũng là một gia vị trong cuộc đời, câu chuyện dạy cho ta một
bài học sống lớn. Hãy học cho mình một cách nhìn khác về khó khăn, tập nhìn
bằng đơi mắt lạc quan và tích cực. Rèn luyện cho mình một thái độ sống bản
lĩnh và vững vàng. Để ln vượt qua khó khăn bằng sự dũng cảm nhất có thể.
Phê phán những người thụ động, thiếu ý chí, hèn nhát trước khó khăn, hay đo lỗi
cho hoàn cảnh… Hãy như chú kiến trong câu chuyện, dù gánh trên vai những sự
thử thách đến nhường nào, cũng hãy kiên cường, kiên trì, bền bỉ và sáng tạo khi
giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Giữ và trang bị cho mình
một thế giới quan tích cực, một phương pháp luận tiến bộ sẽ là hành trang cần
thiết giúp bản thân mỗi người chạm đích thành cơng trong cuộc sống.
Ví dụ 3: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng Bài 16: Tự hoàn thiện
bản thân.
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết tự khái quát lại kiến thức của bài như: tự nhận thức
về bản thân; kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
- Rèn luyện năng lực tự đánh giá, tự nhận thức và điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trung thực.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên sử dụng câu chuyện “ Chiếc bình nứt” cùng kĩ thuật đặt câu
hỏi.
- Giáo viên dẫn chuyện: Trong cuộc đời, có khơng ít lần chúng ta tự chất
vấn bản thân vì thấy mình khơng được tốt đẹp hay may mắn như người khác. Đã
có lúc bạn thấy tự ti, xấu hổ về điều đó. Khơng những khuyết điểm hồn tồn
khơng tệ như bạn nghĩ. Chuyện về chiếc bình nứt ( phụ lục 4 hoặc nguồn
Yotube) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó.
Hỏi: Giá trị câu chuyện đem lại cho chúng ta về tự hồn thiện bản thân
đươc thể hiện như thế nào thơng qua câu chuyện trên? Em hãy viết một bài viết

15


về tự hồn thiện bản thân cho chính mình dựa trên thông điệp từ câu chuyện
trên?
- Học sinh theo dõi, suy nghĩ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời cá nhân sau đó sẽ viết bài hoặc bài
viết sẽ được giao về nhà, tiết học sau thu lại để giáo viên có cơ sở đánh giá hiệu
quả giáo dục của tiết dạy.
- Giáo viên định hướng: Chiếc bình nứt trong câu chuyện đã tự nhận thức
được khiếm khuyết bản thân, nhưng cũng chính vì điều này mà ln tự dằn vặt
mình. Nó cảm thấy xấu hổ vì đã khơng mang được nhiều nước về cho người gùi
nước kia. Nhưng bạn thấy đấy, ngay cả chiếc bình nứt cũng có thể là nguồn sống
cho những bông hoa tươi đẹp.
Đã bao lần bạn mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân bạn học
không giỏi, hát không hay, bạn không xinh đẹp …Và điều ấy khiến cho bạn
buồn, tự ti. Những khuyết điểm đó giống như những vết nứt, ngày càng hằn sâu
khiến bạn không khỏi mặc cảm. Chúng ta ai cũng vậy, đều có những vết nứt
nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở
nên có ích.
Cịn chiếc bình lành tưởng chừng rất hồn hảo nhưng hóa ra nó "khuyết"
ở chỗ không thể làm cho những luống hoa ven đường mọc lên. Điều đó càng
khẳng định khơng có ai hồn hảo cả. Và chúng ta cần phải luôn bổ sung cho
nhau để tạo ra những giá trị tốt đẹp.
Câu chuyện "Chiếc bình nứt" khép lại mang đến cho chúng ta thật nhiều
suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học
cách chấp nhận, đồng thời hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Ai cũng
có những khuyết điểm nhưng đằng sau những khuyết điểm ấy, mỗi người vẫn
ln có giá trị riêng. Hãy biết cách tận dụng và biến nó thành lợi thế của mình
để thành công hơn trong cuộc sống.

2.3.3.3. Luyện tập, vận dụng bằng tổ chức trò chơi.
Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học
sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng
cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với
giáo viên... Trước khi chơi, cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết, tạo hiệu
ứng, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài mới, dự kiến tình huống xảy ra và cách
xử lí tình huống, kết quả đạt được qua trị chơi.
Ví dụ 1: Thiết kế hoạt động luyện tập; vận dụng khi học xong Bài 15.
“Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”(GDCD 10)
* Mục tiêu:

16


- Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thơng qua các
hoạt động thường ngày.
- Hình thành năng lực tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi. Phẩm chất trách
nhiệm.
* Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức
cho học sinh “ Trò chơi
âm nhạc” như sau:
Giáo viên chia lớp thành 2
đội chơi, đưa ra bài hát
lần lượt các đội chọn bài
hát. Hãy hát từ còn thiếu
trong bài hát
“Điều đó tùy thuộc hành
động của bạn” – Nhạc và
lời: Vũ Kim Dung : Đất

nước Việt Nam xanh ngát
có ..(1)… điều đó tùy
thuộc…(2)…chỉ
thuộc
vào bạn mà thơi; Bài hát
“Trái đất này là của
chúng mình”; Bài hát “
Đội em làm kế hoạch nhỏ”. Sau đáp án của mỗi bài hát, cả lớp cùng hát vang bài
hát đó.
Hoặc tổ chức trị chơi “Giải ơ số bí mật” để giải ơ chữ tìm từ hàng dọc, để phổ
biến Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2005. Hãy hồn thành các ơ chữ hàng
ngang sau để tìm từ hàng dọc liên quan đến một quy định trong luật Bảo vệ môi
trường 2005 (câu hỏi phụ lục 5 ). Sau khi giải mã được từ hàng dọc giáo chiếu
vi deo “ Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường” – VTC 14 để học sinh tham
khảo cách làm phù hợp.
Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng kiến thức Bài 5. “Cách
thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng”
* Mục tiêu:
- Kích thích học sinh nhớ và khái quát lại những kiến thức đã học trong bài
về “ lượng”, “ chất”; mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng, chất.
- Vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động của cuộc sống hàng ngày cụ
thể là trong chế biến thực phẩm phục vụ bữa ăn trong gia đình.
* Cách tiến hành.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Ai nhanh hơn” sau khi giáo
viên cung cấp thông tin về sử dụng phụ gia trong sản xuất và chế biến thực
phẩm (Phụ lục 6)
Hỏi:
17



1. Có phải lúc nào các muối Natri nitrit trong thực phẩm cũng biến thành
hợp chất Nitrosamie gây ung thư hay khơng?
2. Nó bị biến thành chất gây ung thư cho con người khi nào?
3. Xác định các giới hạn về “ độ”, “ điểm nút” và chỉ ra mối quan hệ về
lượng - chất trong trường hợp trên?
4. Từ đó rút ra kết luận gì cho chúng ta trong sản xuất và chế biến thực
phẩm?
Học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận: Như vậy không phải lúc nào các
chất phụ gia trong sản xuất và chế biến thực phẩm theo quy định cũng bị biến
thành chất gây ung thư, nó chỉ bị biến thành các hợp chất gây ung thư khi sử
dụng quá liều lượng quy định, chế biến ở nhiệt độ cao, bảo quản không đúng
cách về thời gian và nhiệt độ bảo quản.... Nhận thức được mối quan hệ về sự
biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất trong sản xuất và chế biến thực phẩm
nhằm đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, những kiến thức đã học về
“ lượng, chất” diễn ra xung quanh chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Cần có
nhận thức, hiểu biết rõ để chúng ta phát triển một cách khoa học, khỏe mạnh.
2.3.3.4. Luyện tập; vận dụng bằng tình huống và sự trải nghiệm thực tế
của học sinh.
Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ
thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm dựa trên những kiến
thức bài học đã cung cấp. Xây dựng tình huống học tập Giáo dục cơng dân địi
hỏi giáo viên phải tìm được tình huống thú vị, khơi dậy sự ham thích học tập,
tính chủ động, sáng tạo của người học.
Ví dụ: Thiết kế hoạt động luyện tập, vận dụng Bài 7- “ Thực tiễn và vai
trò của thực tiễn đối với nhận thức”.
* Mục tiêu:
- Học sinh thể hiện được tính sáng tạo của bản thân sau khi vận dụng hiểu
biết và những kiến thức của bài học vào để giải quyết tình huống cụ thể của cuộc
sống.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực.
- Hình thành năng lực tự điều chỉnh hành vi.
* Cách thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: đưa ra một số loại chai, lọ nhựa đã qua
sử dụng. Em hãy đưa ra ý tưởng để làm cho chúng tiếp tục trở nên có ích.
Các nhóm nêu ý tưởng và sản phẩm hữu ích, thiết thực nhất trong thời gian
quy định.
Giáo viên nhận xét và chiếu một số vi deo hướng dẫn về cách tái chế các
loại rác thải như: Video “Sáng tạo với vỏ chai nhựa”; “Mẹo làm đồ vật từ vỏ
chai nhựa”; “ Quà tặng độc, lạ từ phế liệu”…(Nguồn Youtube). Từ đó khuyến
18


khích học sinh sử dụng đồ phế liệu để làm đồ dùng học tập quyên góp cho một
số trường mẫu giáo tại địa bàn…Đây là một cách thức vừa tạo hứng thú cho học
sinh trong học tập đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc
sống một cách thiết thực, sinh động. Đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo
của học sinh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Để đánh giá cụ thể, chính xác hiệu quả của đề tài, tôi đã phối hợp cùng
với tổ chuyên môn tiến hành lấy phiếu điều tra về hiệu quả thực tế đối với học
sinh khi thực hiện các biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động khởi động
theo hướng phát huy tính tích cực của các em.
Bảng 3: Khảo sát hiệu quả của việc tổ chức hoạt động luyện tập, vận
dụng kiến thức trong dạy học môn GDCD 10
T
T

1

2

3

4

Nội dung khảo sát

Số HS được
khảo sát
Em có hào hứng với hoạt động luyện tập, vận dụng
160
trong tiết học không?
- Rất hào hứng
105
- Hào hứng
55
- Không
0
Hoạt động luyện tập, vận dụng có giúp em tổng
160
hợp lại kiến thức đã học của bài không?
- Định hướng tốt
132
- Chưa rõ ràng
28
- Khơng định hướng được
0

Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải quyết
160
vấn đề đặt ra trong hoạt động luyện tập, vận dụng
khơng?
- Có
128
- Khơng
32
Nếu luyện tập; vận dụng tạo cho em sự tò mò, em
160

Tỉ lệ
(%)
100
65,6
34,4
0
100
82,5
17,5
0
100
80
20
100
19


có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp vấn đề
khơng?

- Có
- Khơng

151
9

94,4
5,6

Như vậy: Hoạt động luyện tập, vận dụng đã được tổ chức thành một hoạt
động, đa dạng về hình thức, thu hút được sự chú ý và tham gia của học sinh.
Thông qua việc các em được tham gia trực tiếp vào hoạt động, được học tập tích
cực và kích thích sự sáng tạo bằng các tình huống “có vấn đề”, mạnh dạn chia sẻ,
tăng cường tính chủ động , tư duy sáng tạo qua bài học, tăng tính tương tác giữa
thầy và trị, thể hiện sự làm chủ kiến thức. Đây là điều quan trọng nhất mà giáo
dục hướng đến.
2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Bản thân tơi hồn tồn n tâm khi sử dụng phương pháp mới này và tự
tin đã truyền được cảm hứng, giá trị kiến thức của bộ môn đến người học. Sự
thành công của giờ học càng thôi thúc tơi tìm tịi tư liệu, phương pháp/kĩ thuật
dạy học mới ở tất cả các tiết học, các khâu, các phần của bài học.
Điều làm tôi vui mừng hơn nữa là những đồng nghiệp dạy môn Giáo dục
công dân và thậm chí các mơn khoa học xã hội khác cũng đang nghiên cứu
phương pháp dạy học của tôi để áp dụng vào bài dạy của mình.
Đặc biệt, tại trường THPT Triệu Sơn 3, lãnh đạo nhà trường luôn ủng hộ
tôi trong việc đổi mới phương pháp đã góp phần quan trọng vào quá trình thay
đổi thái độ của học sinh đối với bộ môn, làm cho tỉ lệ hạnh kiểm tốt ngày càng
tăng, tỉ lệ hạnh kiểm trung bình, yếu ngày càng giảm, kĩ năng sống của học sinh
ngày càng được nâng cao. Nhất là trong những năm gần đây chất lượng thi
THPT môn Giáo dục công dân của nhà trường ln cao hơn so với mức trung

bình chung của tồn tỉnh và cả nước.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Bài học kinh nghiệm
Từ việc thiết kế và thực hiện đa dạng hóa hoạt động luyện tập, vận dụng
khi dạy học chương trình Giáo dục cơng dân 10, bản thân tôi rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau:
Một là, giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động
luyện tập, vận dụng kiến thức của bài học. Tránh tình trạng hoạt động đơn điệu,
nhàm chán, cứng nhắc.
Hai là, giáo viên cần coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục
đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động.
Bốn là, quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ nhiều của
các phương tiện trực quan. Do đó, giáo viên cần bồi dưỡng khả năng sử dụng công
nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị dạy học mới để tiết học có hiệu quả tốt nhất.
3.1.2. Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm
Những quan điểm và giải pháp trình bày trong sáng kiến đã được bản thân
đúc rút kinh nghiệm từ những năm học qua và được các giáo viên khác trong tổ
20


bộ môn áp dụng trong dạy học Giáo dục công dân 10, tôi nhận thấy kết quả rất
khả quan: Lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú; phát huy năng lực và nghệ thuật
sư phạm của giáo viên.
Đặc biệt, đề tài của tôi cũng đã được một số đồng nghiệp dạy các môn
khoa học xã hội nghiên cứu và ứng dụng.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với đồng nghiệp
Giáo viên cần có nguồn cung cấp tư liệu phong phú: sách báo, phương
tiện thông tin đại chúng… Mỗi giáo viên phải thường xuyên xây dựng cho mình

thói quen đọc và nghe.
Phải khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông
tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo
các trang thiết bị dạy học hiện đại. Đặc biệt phải biết phát huy các tính năng của
trang thiết bị hiện đại trong việc thiết kế bài dạy.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên các môn học xã hội có thể ứng dụng đề
tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và nâng
cao kết quả học tập cho học sinh.
3.2.2. Đối với các cấp lãnh đạo
Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có nối
mạng, máy chiếu... tại các phịng học đa năng, khuyến khích và động viên giáo
viên áp dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học.
Kiện tồn đội ngũ giáo viên. Định kỳ tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chun mơn, phương pháp giảng dạy và xây dựng hệ thống tài liệu tham
khảo cho giáo viên.
Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục
quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để có thể sử dụng phương pháp này trong giảng
dạy ở các lớp khác, khối khác trong những năm học tiếp theo để có thể rút ra
được những kết luận chính xác hơn, góp phần cùng tồn trường, tồn ngành và
tồn xã hội nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề tài này được đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân, do đó khơng
thể tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tơi rất mong nhận được những đóng
góp q báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, đặc biệt là những
thơng tin phản hồi từ phía học sinh để đề tài này hồn thiện hơn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn
bè đồng nghiệp và các học sinh những năm qua đã nhiệt tình quan tâm, hưởng
ứng và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
21



Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt – NXB Từ điển Bách Khoa – Năm 2010.
2. Phát huy tính tích cực nhận thức của người học – G.S TSKH Thái Duy Tiên Viện Khoa học giáo dục.
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW - Hội nghị Trung ương 8 khóa XI – Ban chấp hành
Trung ương Đảng – 04/11/2013.
4. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH – Bộ Giáo dục và đào tạo, 08/10/2014.

22


5. V.I. Lê Nin toàn tập – Tập 29: Bút ký triết học – NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội 2006.
6. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân lớp 10 – Đinh
Văn Đức (Tổng Chủ biên) - NXB Đại học sư phạm – Năm 2010.
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân THPT
– Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) - NXB Giáo dục Việt Nam – Năm 2009.
8. SGK Giáo dục cơng dân 10 – Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên) – NXB Giáo
dục – Năm 2016.
9. SGV Giáo dục cơng dân 10 – Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên) – NXB Giáo
dục – Năm 2016.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Ngọc Hà.
Chức vụ: Phó tổ trưởng chuyên môn.
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 3.
23


TT

1
2

3

1
4

5

Tên đề tài SKKN
Thiết kế giáo án điện tử
trong dạy học môn GDCD
Một số kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng HSG
cấp Tỉnh môn GDCD ở
Trường THPT Triệu Sơn 3

“Sử dụng hình ảnh và các
câu chuyện đạo đức kết hợp
với một số kỹ thuật dạy học
tích cực nhằm nâng cao
hứng thú học tập cho học
sinh khi học phần Công dân
với đạo đức- GDCD10”
Ứng dụng các trị chơi
truyền hình kết hợp với sử
dụng kiến thức liên môn,
các phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực theo định
hướng phát triển năng lực
học sinh nhằm tạo hứng thú
học tập, tăng cường hiệu
quả công tác tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật
cho học sinh qua dạy học
một số bài mơn GDCD 10,12
ở trường THPT”
Giáo dục tình yêu quê
hương đất nước, ý thức giữ
gìn, phát huy giá trị văn
hóa, lịch sử dân tộc cho học
sinh thơng qua việc tìm hiểu
các Di tích lịch sử, văn hóa
Quốc gia tại địa phương
trong dạy học tiết Ngoại
khóa mơn Giáo dục cơng
dân ở trường THPT


Cấp đánh
giá xếp loại
(Phịng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Sở

C

2006-2007

Sở

C

2010-2011

Sở


A

2013-2014

Sở

B

2015-2016

Sở

C

2018-2019

24


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Câu hỏi luyện tập, vận dụng Bài 7- Thực tiễn và vai trò của
thực tiễn đối với nhận thức.
Câu 1. Người dân phát hiện nước ở một con sơng tại địa phương đổi màu, có
mùi hơi thối bất thường cho thấy dấu hiệu nguồn nước đó đã bị ô nhiễm thể hiện
giai đoạn nào của quá trình nhận thức?
Đáp án: Cảm tính
25



×