Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xã triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.68 KB, 93 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và ptnt

trường đại học lâm nghiệp

Bùi công phú

đề xuất một số giải pháp
quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xÃ
triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn
thiên nhiên đakrông-tỉnh quảng trị

luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây - 2007


Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và ptnt

trường đại học lâm nghiệp

Bùi công phú

đề xuất một số giải pháp
quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xÃ
triệu nguyên, thuộc vùng đệm khu bảo tồn
thiên nhiên đakrông-tỉnh quảng trị
Chuyên ngành: Lâm học


MÃ số: 60.62.60
luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Bảo Lâm

Hà Tây 2007



-1-

Đặt vấn đề
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông được thành lập theo quyết định 768
/QĐ-UB ngày 09/04/2001. Đây là hệ sinh thái rừng điển hình của vùng núi
thấp Trung bộ, nơi có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật
quý hiếm được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Triệu Nguyên là một xà vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông- tỉnh
Quảng Trị nằm trong khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Thạch HÃn. Với diện tích đất
sản xuất nông lâm nghiƯp réng lín chiÕm 89,1% tỉng diƯn tÝch ®Êt tù nhiên, đây là
nguồn tài nguyên quý giá và phong phú nhất của địa phương. Trong nhiều năm qua, do
khai thác và sử dụng rừng bất hợp lý, hoạt động khai thác và săn bắn trái phép ngày mỗi
gia tăng đà làm cho tài nguyên rừng tự nhiên ở đây suy giảm nghiêm trọng, khả năng
cung cấp lâm sản, phòng hộ, cải tạo môi trường...không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Do vậy, hạn hán, lũ lụt xảy ra hàng năm gây nhiều thiệt hại cho các hoạt động sản xuất.
Trước tình trạng đó, nhà nước đà có nhiều chủ trương, chính sách và dự
án cho hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Song hiện
tượng săn bắt, khai thác gỗ trái phép vẫn thường xuyên xảy ra làm cho tài
nguyên rừng tiếp tục suy giảm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, một
trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu lực của các chính sách quản
lý tài nguyên rừng của nước ta là do thiếu sự tham gia của cộng đồng.

Vậy làm thế nào để nâng cao nội lực của cộng đồng, phát huy những
tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản lý
tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Đây là bài
toán khó giải đáp không chỉ của chính quyền các cấp, các nhà khoa học mà
của cả người dân địa phương.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng tại xÃ
Triệu Nguyên, thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông-tỉnh Quảng
Trị.


-2-

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng.
Khái niệm cộng đồng được hiểu là nhóm người sống trên cùng một khu
vực, và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xà hội chung
và / hoặc có thể có quan hệ gia ®×nh víi nhau ( Darcy Davis Case ,1990).
Nh­ vËy: Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, cộng đồng địa phương
được hiểu theo nghĩa: là thôn xóm và là cộng đồng dân cư thôn, làng, bản,
cộng đồng dòng họ, các dân tộc hoặc nhóm người có những đặc điểm và lợi
ích chung...
Quản lý tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng là quản lý tài nguyên mà
trong đó phát huy được năng lực nội sinh của cộng đồng cho hoạt động quản
lý. Những giải pháp quản lý tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng luôn chứa
đựng những sắc thái của phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo, nhận thức , kiến
thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, của chính
sách, luật pháp...Trong khi các nước công nghiệp phát triển đề cao vai trò cá

nhân, thì các nước đang phát triển mà đặc biệt là ở vùng Châu á- Thái Bình
Dương vấn đề gia đình và cộng đồng lại được đánh giá cao. Trong nhiều
trường hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng đà đem lại
những hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế xà hội và bảo vệ môi trường sinh
thái [31].
Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng là hoạt động quản lý rừng được thực
hiện trên diện tích được giao cho các hộ gia đình, các nhóm hộ, các tổ chức
chính trị xà hội ở thôn bản, hay cho cả thôn bản. Trên cơ sở giao đất lâm
nghiệp, các tổ chức lâm nghiệp của nhà nước hổ trợ cộng đồng thôn bản tự
quản lý một cách bền vững tài nguyên rừng dựa trên sự phối hợp và hợp tác


-3-

giữa các thành viên trong cộng đồng cũng như giữa cộng đồng với tổ chức
chính quyền địa phương. Quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng tại cộng
đồng nhằm đạt các mục tiêu tăng thu nhập, tăng các sản phẩm lấy từ rừng,
tăng độ che phủ của rừng, cải thiện nguồn nước nhưng không trái với pháp
luật của nhà nước. Như vậy, quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng là tất cả
các hoạt động quản lý rừng do người dân thôn bản(hộ gia đình, nhóm hộ,
thôn, bản) thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp được giao và khoán trên cơ
sở hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng với các tổ chức ngoài cộng
đồng [7].
1.1.2. Vùng đệm và quy chế quản lý vùng đệm ở Việt Nam.
Gần đây nhất, khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong quyết định
số 186/2006/QĐ - TTg của Chính phủ. Một lần nữa vùng đệm được xác định
nằm ngoài KBT và không thuộc KBT. Trong quyết định này đà đề cập 1 cách
tương đối toàn diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối
kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển kinh tế - xà hội vùng đệm.
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề

với các VQG và KBTTN, có tác động ngăn chặn hoặc làm giảm nhẹ sự xâm
hại của con người tới VQG và KBTTN. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải
nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc
dụng, hạn chế di dân bên ngoài vào vùng đệm, cấm săn bắn, bẫy bắt các loài
động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dà là đối tượng bảo vệ. Diện tích
của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng. Dự án đầu tư
xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án đầu tư của
khu rừng đặc dụng Như vậy, tất cả các VQG và KBTTN đều phải có vùng
đệm. Vùng đệm là chiếc nôi, là vành đai bao quanh có tác dụng bảo vệ chúng.
Vì vậy, đầu tư xây dựng và quản lý vùng đệm là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng.


-4-

Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như là một hành động can thiệp dài
hạn nhằm đạt được tính bền vững về sinh thái, về xà hội, tổ chức và kinh tế.
Đầu tư vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những khó
khăn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và
quản lý vùng đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn tự nhiên và phát
triển nông thôn. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có hàng loạt các
biện pháp tổng hợp: Kinh tế, kỹ thuật, xà hội, môi trường, thông tin tuyên
truyền và phải huy động nội lực của nhiều ngành nhiều cấp khác nhau. Yêu
cầu quan trọng của việc quản lý vùng đệm là phải thu hút được sự tham gia
của các bên liên quan (cùng quản lý). Trong đó, đặc biệt đề cao vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi của người dân và cộng đồng địa phương. Dân địa phương
cần phải được đảm bảo rằng họ có thể được đáp ứng các nhu cầu cơ bản của
cuộc sống trước mắt cũng như những lợi ích lâu dài. Kế hoạch quản lý và đầu
tư vùng đệm chỉ trở thành hiện thực khi đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trên
đây.

Sau khi có Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật Đất đai (2003),
Luật Bảo vệ môi trường (2005). Tình hình kinh tế- xà hội ở miền núi nói
chung và vùng đệm nói riêng đà có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước đÃ
có nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xà hội miền núi, trong đó có
vùng đệm, chẳng hạn chương trình 327, 135, 661, định canh định cư... Đối với
các dự án đầu tư bằng nguồn vốn viện trợ, Chính phủ đà dành ưu tiên đầu tư
cho vùng đệm nhiều hơn vùng lõi.
Các đe doạ tài nguyên KBTTN thường xuất phát từ vùng đệm do sự bất
ổn về kinh tế của hộ gia đình, những người dựa vào khai thác lâm đặc sản để
làm kế sinh nhai. Do vậy, các hoạt động cần phải được thiết kế dựa trên sự
hiểu biết các áp lực và vai trò của việc khai thác tài nguyên đa dạng sinh học
trong cuộc sống người dân. Cần tiến hành đàm phán nhằm dung hoà quyền lợi
giữa các bên liên quan trong hoạt động bảo tồn. Cần áp dụng phương thức


-5-

cùng quản lý nhằm cung cấp lợi ích cho người dân địa phương và các hoạt
động cải thiện đời sống để hỗ trợ cho công tác bảo tồn.
Để phát huy vai trò của vùng đệm đối với bảo tồn và phát triển, trước
hết cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Phải quy hoạch vùng đệm và vùng lõi rõ ràng, có mốc giới kiên cố.
- Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích có hiệu quả. Người dân được hưởng gì
từ KBTTN hoặc VQG
- Xác định rõ ràng mục tiêu phát triển vùng đệm và có các dự án để
thực hiện mục tiêu đó.
- Phối hợp tốt các chương trình, các dự án của các cấp, các ngành khác
nhau trên cùng 1 địa bàn.
- Xây dựng cơ chế phối hợp cùng tham gia giữa các bên liên quan.
Trong các vấn đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa

phương là hết sức quan trọng. Các mục tiêu của dự án vùng đệm phải phù hợp
với nguyện vọng của người dân. Người dân phải được tham gia từ đầu trong
các công việc quy hoạch đất đai, giao đất giao rừng đến việc thực thi các công
đoạn của dự án. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài
nguyên, về công việc, về quyền lợi (kể cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài).
Chỉ khi người dân trở thành người chủ đích thực thì họ sẽ có trách nhiệm với
chính nơi mà họ đang sinh sống.
Vùng đệm có vai trò rất quan trọng đối với bảo tồn và phát triển, song
việc quản lý vùng đệm gặp nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải có hàng
loạt các biện pháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, xà hội, tuyên truyền
và phải huy động nỗ lực của nhiều ngành nhiều cấp khác nhau lâu dài và liên
tục. Các bên liên quan trong quản lý vùng đệm và KBT cần phát huy vai trò và
trách nhiệm của mình đối với bảo tồn và phát triển.


-6-

1.1.3.Quản lý rừng bền vững.
Theo tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) thì "Quản lý rừng bền vững là quá
trình quản lý những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục tiêu là
đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng như mong muốn
mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của
rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xÃ
hội [39]. Theo chương trình Helsinki thì quản lý rừng bền vững là sự quản lý
rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất,
khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện
các chức năng kinh tế, xà hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như
trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những
tác hại đối với các hệ sinh thái khác [38].
Hai khái niệm này đà nêu lên được mục tiêu chung của quản lý rừng

bền vững là đạt được sự ổn định về diện tích, bền vững về tính đa dạng sinh
học, về năng suất kinh tế và đảm bảo được hiệu quả về môi trường sinh thái
của rừng. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV cũng phải đảm bảo tính linh hoạt khi áp
dụng các biện pháp quản lý rừng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
địa phương, được quốc gia và quốc tế chấp nhận.
Những mục tiêu cơ bản của quản lý rừng bền vững được giải thích như sau:
- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn
sản phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên.
- Bền vững về xà hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên
rừng và tiêu chuẩn xà hội, không diễn ra ngoài sự chấp nhận của cộng đồng.
- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được
truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác [2].
Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là một hoạt động góp phần
sử dụng bền vững tối đa không gian sống của từng địa phương cũng như của
các quốc gia và trên toàn cầu. Với ý nghĩa này quản lý sư dơng rõng bỊn v÷ng


-7-

là một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của
xà hội loài người và mọi hiện tượng tự nhiên khác trên trái đất.
1.2. Chính sách quản lý tài nguyên rừng ở một số nước trong khu vực.
Trong giai đoạn hiện nay quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đang được
xem như là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên,
hỗ trợ giải quyết tình trạng suy thoái tài nguyên, đà có không ít những mô
hình quản lý tài nguyên trên cơ sở cở cộng đồng thành công ở Thái Lan,
Philippine, Trung Quốc,...Đây sẽ là những bài học quý báu cho quá trình xây
dựng những giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng
ở Việt Nam.
- ở Thái Lan.

Sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông dân
được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân có
trách nhiệm quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Người nông
dân nhận đất được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất
rừng của Nhà nước ở những nơi phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp lưu
niên. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, đà làm gia tăng
mức độ an toàn cho người thuê đất trong thời gian sử dụng. Do vậy đà làm ảnh
hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất [29].
- ở Trung Qc.
NỊn l©m nghiƯp trun thèng ë Trung Qc cã thĨ tóm tắt bằng câu:
Tài nguyên lớn, công nghiệp nhỏ, sản phẩm đơn điệu, giá trị thấp, lợi ích bé.
để hoàn thiện cơ chế hiện có về sự tham gia phát triển lâm nghiệp cộng đồng
nhằm thu hút toàn xà hội, đặc biệt là nông dân địa phương, các công ty trong
và ngoài nước tham gia phát triển lâm nghiệp phải làm sao tạo ra sự hấn dẫn
mới cho chính sách lâm nghiệp, hệ thống sử dụng đất và quản lý lâm nghiệp,
thị trường lâm sản và các dịch vụ kh¸c [20].


-8-

- ở Nhật Bản.
Từ sự đam mê và quan tâm đến văn hóa, người Nhật đà học được cách
cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì
vậy, thực tế các mục tiêu chính trong luật pháp rừng và quản lý tài nguyên ở
Nhật Bản đều được công bố rõ ràng để đẩy mạnh phát triển bền vững dựa trên
cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800 [46].
- ở Philippine.
Từ những năm 1970 Chính phủ Philippine đà quan tâm đến phát triển
Lâm nghiệp xà hội. Philippine chú trọng chuyển giao kỹ thuật NLKH và kỹ
thuật canh tác đất dốc (SALT) đến người nông dân để phát triển nông nghiệp.

Năm 1982, Chính phủ xây dựng dự án phát triển Lâm nghiệp xà hội quốc gia
công nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho cộng đồng.
- ở ấn Độ.
Đặc điểm nổi bật trong chính sách quản lý rừng của ấn Độ là sự duy trì
mối quan hệ giữa rừng với người dân các bộ tộc và những người nghèo sống
trong rừng và gần rừng, bảo vệ quyền lợi và nhận rừng và hưởng thụ từ rừng
lâu đời của họ. ấn Độ đà coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng
đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất
cả các sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ lại có
sự thay đổi nhiều giữa các bang [47].
1.3. Vai trò của chính sách Nhà nước đối với quản lý rừng trên cơ
sở cộng đồng ở Việt Nam.
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đà là yếu tố quan trọng tạo
nên cơ sở cho những thành quả đà đạt được trong công cuộc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của các cộng đồng để quản lý
nguồn tài nguyên này là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống, vừa
có thể tạo ra một cách quản lý tài nguyên có hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù


-9-

hợp với những xu hướng phát triển của thế giới [28]. Chính những cộng đồng
địa phương là những người hiểu biết sâu sắt nhất về tài nguyên thiên nhiên nơi
họ sinh sống, về cách thức giải quyết những mối quan hƯ kinh tÕ- x· héi trong
céng ®ång cđa hä. Hä biết, phát triển những loài cây trồng, vật nuôi cho hiệu
quả cao và bền vững trong hoàn cảnh sinh thái của địa phương.
Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng được xây dựng dựa trên cơ sở phong
tục tập quán của người dân địa phương. Có những phong tục tập quán phù hợp
với yêu cầu của quản lý rừng bền vững tài nguyên rừng. Nhưng cũng có những
phong tục tập quán ngược lại với yêu cầu của quản lý bền vững tài nguyên

rừng. Vì vậy, quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng phải hướng vào phát huy
được những phong tục tập quán có lợi, và giảm dần những phong tục tập quán
cản trở hoạt động quản lý bền vững tài nguyên. Tuy nhiên, phong tục, tập
quán, nhận thức, kiến thức của người dân không phải là bất biến. Chúng thay
đổi không ngừng cùng sự tiến bộ xà hội. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng
trên cơ sở cộng đồng không chỉ phù hợp với đặc điểm nhận thức và kiến thức
của người dân mà còn phải hướng đến làm thay đổi chúng theo chiều hướng
có lợi cho hoạt động quản lý bền vững tài nguyên [29].
Ngày nay ở Việt Nam, quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đÃ
được nhận thức như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên
thiên nhiên vùng cao. Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều
được tham gia vào quá trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên
nhân và hình thành giải pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho
bảo vệ, phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự
phồn thịnh của mỗi gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, các giải pháp để khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý
tài nguyên thiên nhiên ở mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Nó phụ thuộc vào
đặc điểm của nguồn tài nguyên hiện có, vào chính sách, luật pháp nhà nước,
vào những quy định của cộng đồng, làng xóm, những phong tục, tập quán, ý


- 10 -

thức tôn giáo, nhận thức và kiến thức, kinh nghiệm và trình độ của người
dân...
Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng sẽ không thể thực hiện được nếu
thiếu sự hậu thuẫn của các chính sách và thể chế nhà nước. Các tổ chức cộng
đồng không phải là cơ quan quyền lực, không có công cụ chuyên chính riêng.
Trong nhiều trường hợp tổ chức cộng đồng không giải quyết được một cách
triệt để những vấn đề phức tạp của quản lý tài nguyên. Khi đó các tổ chức

cộng đồng phải hợp tác với các cơ quan chính quyền để giải quyết những vấn
đề vượt khỏi quyền hạn của mình. Vì vậy, các quy định của cộng đồng phải
được xây dựng trên cơ sở tính đến sự hỗ trợ của các chính sách và thể chế hiện
thời của Nhà nước, không trái với các quy định của Nhà nước.
1.4. Một số nghiên cứu chính liên quan đến quản lý rừng trên cơ sở
cộng đồng ở Việt Nam.
Năm 1998, Việt nam chính thức tham gia Chương trình hành động
lâm nghiệp nhiệt đới của cộng đồng quốc tế. Dự án “ Tỉng quan vỊ l©m
nghiƯp ViƯt nam” víi m· hiƯu VIE - 08 - 037 đà được tiến hành và kết thúc
vào năm 1991, dự án đà đóng góp quý báu vào việc đánh giá hiện trạng lâm
nghiệp Việt Nam thời điểm lúc đó và đưa ra những khuyến cáo về việc định
hướng phát triển ngành lâm nghiệp cho đến năm 2000 và một số năm tiếp theo.
Dự án Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp đây là dự án xuất phát
từ yêu cầu cấp bách đối với nước ta sau khi Luật Bảo vệ và phát triển rừng đÃ
được ban hành( năm 1991), mục tiêu của dự án là tìm hiểu học tập và hợp tác
để tìm ra các giải pháp chiến lược thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển
ngành lâm nghiệp trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.
Đề tài Định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xà hội
nông thôn miền núi của tác giả Trần Thanh Bình đà đưa ra một số khuyến
nghị nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xà hội nông th«n miỊn nói [39].


- 11 -

Trần Ngọc Lân (1999) và các đồng sự kết luận rằng các nông hộ trong
vùng đệm Pù Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác
lâm sản và canh tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của
mỗi nông hộ. Hiện tại, các nông hộ đang có sự chun ®ỉi vỊ sinh kÕ, song míi
chØ rÊt Ýt ë các hộ có sự hiểu và có vốn biết đầu tư .
Nguyễn Bá NgÃi và cộng sự (2002) cho rằng hệ thống chính sách hiện nay

là đầy đủ để thu hút cộng đồng địa phương vào quản lý, sử dụng các khu rừng
đặc dụng, không thể loại trừ cộng đồng ra khỏi quyền lợi từ VQG Ba Vì .
Vương Văn Quỳnh (2003) Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu quản lý
tài nguyên trên cơ sở cộng đồng ở các bản H Mông, huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu đề tài chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan.
Trương Văn Trưởng (2003), Nghiên cứu một số giải pháp quản lý rừng
trên cơ sở cộng đồng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Easo - Đắc Lắc, Luận
văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, trường đại học Lâm nghiệp.
Tại KBTTN Đakrông còn có một số nghiên cứu khác, nhưng chủ yếu là
đánh giá về hiện trạng hệ động, thực vật và các biện pháp bảo tồn loài, các
nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ.
Nhìn chung, quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn đề tổng hợp và
phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng quốc gia, từng địa
phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô hình nào từ nơi này
sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những bài học thành
công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối cảnh chính
sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như hiện nay. Điều đáng chú ý là
phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và
xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.
Vì vậy quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng được xem như nền tảng của sự
phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng những nhu cầu lợi ích cho cộng đồng, góp phần


- 12 -

xóa đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh kiệt tài nguyên trong
những phương thức sử dụng kém bền vững.
* Những bài học kinh nghiệm cho quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng
ở Việt Nam.
Từ kết quả phân tích trên đây có thể rút ra những bài học chủ yếu cho

quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam như sau:
- Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng là phương thức dựa vào những tổ
chức và luật lệ cộng đồng. Nó cần thiết cho cả quản lý tài nguyên thuộc sở hữu
nhà nước, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân và đặc biệt có ý nghĩa ở vùng sâu,
vùng xa, nơi mà ý thức chấp hành pháp luật chưa cao và nhận thức của người dân
về rừng còn nhiều hạn chế.
- Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng sẻ thành công khi nó đảm bảo chia sẻ
hợp lý các lợi ích từ hoạt động quản lý. Cộng đồng không thể tích cực tham gia
quản lý rừng khi không nhìn thấy lợi ích của chính mình trong quản lý rừng.
- Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa nhà nước với cộng đồng,
giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của
quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
- Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng cần phải được phối hợp với các
phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính
sách và thể chế nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng quản lý của
các hộ gia đình.


- 13 -

Chương 2
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.
- Phát huy năng lực nội sinh của cộng đồng nhằm quản lý bền vững tài
nguyên rừng, phục vụ phát triển kinh tế - xà hội xà Triệu Nguyên nhằm góp
phần bảo vệ tài nguyên KBTTN Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý TNR tại xà Triệu Nguyên
thuộc vùng đệm KBTTN Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

- Đánh giá vai trò của cộng đồng, những yếu tố thúc đẩy và cản trở sự
tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xà hội tại xÃ
Triệu Nguyên, thuộc vùng đệm KBTTN Đakrông nhằm lôi cuốn cộng đồng
tích cực tham gia quản lý rừng bền vững ở địa phương.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung
chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xà hội và nhân
văn ở khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu vai trò của cộng đồng, những nhân tố cản trở hoặc thúc
đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng ở địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp lôi cuốn cộng đồng quản lý rừng bền vững ở
địa phương.


- 14 -

2.3. Giới hạn đề tài.
- Trong khuôn khổ giới hạn của thời gian và điều kiện nghiên cứu đề tài
chỉ tập trung vào phân tích thực trạng quản lý rừng, những nguyên nhân và
giải pháp cho việc nâng cao hiệu quản quản lý tài nguyên rừng mà không xác
định những chính sách về môi trường hay những điều khoản chi tiết của các
chính sách kinh tế - xà héi cho qu¶n lý rõng. KÕt qu¶ chÝnh cđa Ln văn sẽ là
những giải pháp định hướng cho việc tăng cường năng lực và lôi cuốn cộng
đồng vào hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng, hình thành môi trường
thuận lợi cho việc phát triển phương thức quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp luận.

Theo lý thuyết hệ thống rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên
vừa là mét bé phËn cđa hƯ thèng kinh tÕ x· héi: hay nói cách khác, rừng là bộ
phận của hệ thống kinh tế- sinh thái- nhân văn.
- Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, bởi vì sự tồn tại và phát
triển của nó phụ thuộc những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác trong hệ thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh
vậtDo quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể quản lý bằng tác
động vào yếu tố tự nhiên. Trên quan điểm hệ thống có thể xem những giải
pháp quản lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên theo
hướng thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất của hệ sinh
thái rừng.
- Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và sự phát
triển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng,
khai thác lâm sản, làm nương, đốt rẫy, đốt than, săn bắt chim , thúCác hoạt
động này lại phụ thuộc vào mức sống, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trường,
khả năng đầu tư, lợi nhuậnNgoài ra, rừng cũng tác động mạnh mẽ tíi c¸c


- 15 -

yÕu tè kinh tÕ th«ng qua cung cÊp nguyên liệu, năng lượng và thông tin cho
nhiều hoạt động kinh tế của con người. Nó có tác động tới nhiỊu u tè cđa hƯ
thèng kinh tÕ tõ s¶n xt, phân phối, lưu thông, tiêu dùng, tích lũyVì mối
quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tế nên có thể quản lý rừng
bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế. Đây là lý do vì sao việc nghiên
cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến hiệu quả của các hoạt động quản lý
rừng và xây dựng những giải pháp kinh tế cho quản lý rừng được xác định như
một trong những nhiệm vụ chủ yếu của luận văn.
- Rừng cũng như một thực thể xà hội vì sự tồn tại và phát triển của rừng
phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người. Hoạt động của họ theo hướng

bảo vệ và phát triển rừng hay làm suy thoái và hủy hoại nó luôn chịu sự chi
phối bởi nhiều yếu tố xà hội như nhận thức về giá trị của rừng, ý thức chấp
hành luật pháp Nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, kiến thức về kinh doanh
rừng, những phong tục tập quán liên quan đến quản lý rừngRừng và hiệu
quả hoạt động quản lý rừng cũng phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính
sách như hoạt động của hệ thống tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo
vệ rừng, các chính sách đất đai, chính sách sở hữu và sử dụng rừng ở địa
phương. Rừng và hiệu quả sử dụng rừng còn phụ thuộc vào sự hiện diện của
các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng. Chúng hỗ trợ Nhà
nước trong việc tuyên truyền vận động người dân, động viên và giám sát họ
thực hiện những chính sách nhà nước. Tổ chức và luật lệ cộng đồng sẽ gắn kết
những hộ gia đình đơn lẻ thành lực lượng mạnh mẽ đủ sức thực hiện những
chương trình quản lý rừng vì quyền lợi của mỗi gia đình và cộng đồng. Do
rừng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố xà hội nên có thể quản lý rừng bằng
tác động vào những yếu tố xà hội. Đây là lý do vì sao trong đề tài này việc
phân tích ảnh hưởng của những yếu tố xà hội đến hiệu quả của quản lý rừng
được coi là một nội dung quan trọng. Những giải pháp xà hội cho qu¶n lý rõng


- 16 -

trên cơ sở cộng đồng sẽ là những giải pháp tác động vào các mối quan hệ để
lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
- Quản lý rừng là hoạt động mang tính kỹ thuật, nhưng cũng là hoạt
động mang tính kinh tế xà hội. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng sẽ bao
gồm cả những giải pháp khoa học công nghệ và giải pháp kinh tế - xà hội.
Những giải pháp này sẻ liên quan đến cả lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi,
địa chính, giao thông, môi trường, văn hóa, giáo dục, quốc phòngChúng
được xây dựng trên cơ sở những kiến thức khí tượng học, thủy văn học, lâm
sinh học, d©n téc häc, x· héi häc, kinh tÕ thĨ chÕ, môi trường và phát

triểnChúng được lồng ghép với nhau , hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đạt
được mục tiêu đặt ra và giảm thiểu đến mức thấp nhất những chi phí của xÃ
hội. Những kiến thức đơn ngành thường không đầy đủ hoặc phiến diện khi
giải quyết các vấn đề liên quan nhiều ngành, nhiều cấp và đòi hỏi kiến thức
của nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng là
một trong những vấn đề phức tạp cần được giải quyết trên quan điểm đa
ngành.
Theo lý thuyết về bảo tồn và phát triển bền vững:
- Thực chất của việc bảo tồn và phát triển bền vững đà được quan tâm
và đề cập đến trong nhiều năm qua khi các KBTTN và VQG được hình thành
mà trong đó có mật độ dân cư sống khá cao. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý
bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có mà vẫn đáp ứng được các
nhu cầu của người dân địa phương trong sự phát triển theo hướng có lợi.
- Nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phương đó có thể được đáp
ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hưởng của nó lên TNR sẻ được giảm
bớt và tài nguyên được bảo tồn.
- Nếu cộng đồng địa phương rất khó khăn về kinh tế, không có điều
kiện quan tâm đến bảo tồn được vì những nhu cÇu thiÕt u cđa cc sèng vÉn


- 17 -

còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần nổ lực cải thiện kinh tế - xà hội của
họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên.
- Cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý tới việc bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên nếu như họ có thể tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch
và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẻ lợi nhuận từ nguồn tài nguyên
đó. Theo cách này tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi ít nhất một số nhu
cầu cơ bản của người dân địa phương có thể đáp ứng thông qua việc sử dụng
và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững.

- Như vậy, tính bền vững của rừng bao gồm cả tính bền vững về sinh
thái, về kinh tế và xà hội. Vì vậy, quản lý rừng bền vững phải là quản lý theo
một chiến lược, một hệ thống biện pháp nhằm giải quyết hài hòa các mối quan
hệ kinh tế- xà hội và môi trường, là quản lý mà trong đó lồng ghép được
những mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo tồn rừng, phát huy được
đồng thời mức cao nhất những chức năng kinh tế và sinh thái của rừng.
Trong đề tài này các giải pháp quản lý rừng luôn hướng vào mục tiêu
phát triển kinh tế xà hội và được lồng ghép với những hoạt động phát triển
kinh tế - xà hội khác. Đề tài hướng vào xây dựng những giải pháp quản lý
rừng trên cơ sở cộng đồng vì sự phát triển bền vững của địa phương và đất
nước nên nó được thực hiện theo logic chung của những nghiên cứu phát triển,
đó là phân tích thực trạng của quản lý rừng, xác định những nguyên nhân chủ
yếu cản trở hoặc thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý rừng. Trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý rừng phù hợp
với địa phương. Đây là lý do vì sao trong đề tài sử dụng phương pháp nghiên
cứu có sự tham gia- một trong những phương pháp chủ đạo của những nghiên
cứu phát triển hiện nay.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin.
Đề tài sử dụng một số phương pháp để thu thập các thông tin phục vụ
nghiên cứu sau:


- 18 -

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.
Phương pháp kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập những thông tin
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xà hội và nhân văn của địa phương, những hoạt
động quản lý rừng trong và ngoài nước.
Những tài liệu như: Kinh nghiệm quản lý rừng của các nước trong khu
vực như Trung Quốc, Thái Lan, ấn ĐộCác nghiên cứu khoa học liên quan,

các báo cáo của các ban ngành, địa phương và các dự án về lĩnh vực liên quan.
Các văn bản, chính sách... của địa phương, của nhà nước về quản lý bảo vệ
rừng, quản lý và phát triển kinh doanh...sẽ được tập hợp, nghiên cứu khai thác
và kế thừa nhằm đánh giá tốt hơn và tổng quát hơn hiện trạng quản lý bảo vệ
và phát triển tài nguyên ở trong vùng nghiên cứu.
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA).
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn được thực hiện để thu nhập
những thông tin bổ sung về điều kiƯn tù nhiªn - kinh tÕ - x· héi, thùc trạng
quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ở xà Triệu Nguyên. ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên, kinh tế xà hội nhân văn đến hiệu quả quản lý rừng và những giải
pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở địa phương.
* Chọn xà nghiên cứu:
Chúng tôi chọn xà Triệu Nguyên vì có những tiêu chí như sau:
- XÃ thuộc vùng đệm KBTTN Đakrông, có diện tích rừng và đất rừng
lớn trong đó có cả vùng đệm và vùng lỏi, có các trạng thái rừng đặc trưng cho
vùng nghiên cứu.
- Đời sống nhân dân còn khó khăn, phần lớn người dân sống gần rừng
và đời sống gắn bó với tài nguyên rừng, gây áp lực lớn đối với tài nguyên của
KBTTN Đakrông
- Có vị trí quan trọng trong kiểm soát các hoạt động khai thác lâm sản
trong khu BTTN và vùng đệm.


- 19 -

- Có khả năng tiếp cận với các dịch vụ đầu tư nông nghiệp, khả năng
vay tiền ngân hàng, thông tin kỹ thuật, thị trường và các dịch vụ xà hội khác.
*Chọn đối tượng phỏng vấn: Đề tài đà phỏng vấn 4 cán bộ quản lý, 6
cán bộ khoa học kỹ thuật, 14 người dân và 36 hộ gia đình đại diện cho các tổ
chức kinh tế xà hội địa phương, đại diện cho các hộ gia đình.

- Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý nhà nước ở cấp huyện, cấp xà và 2
trưởng thôn.
- Cán bộ khoa học kỹ thuật: Cán bộ ở Hạt Kiểm lâm huyện; cán bộ
KBTTN Đakrông; Cán bộ Phòng NN huyện; Cán bộ Trung tâm KNKL huyện;
Cán bộ phụ trách Nông Lâm nghiệp xÃ, cán bộ Địa chính xÃ.Họ là những
người đà thực hiện những biện pháp quản lý rừng và giám sát những biến đổi
của tài nguyên rừng ở địa phương trong những năm qua.
- Nhóm người dân: Mỗi thôn chọn 6-8 người làm thành 1 nhóm đại diện
cho các độ ti( cao ti, trung niªn, thanh niªn), nghỊ nghiƯp( khai thác lâm
sản, thu mua lâm sản), giới tính( nam, nữ) để phỏng vấn. Mỗi nhóm có 1-2
người của các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội
Cựu chiến binh...
- Hộ gia đình: Trưởng thôn lập một danh sách các hộ gia đình trong
thôn và ghi vào các mẫu giấy, sau đó bốc ngẫu nhiên mỗi thôn 20 mẫu giấy
đại diện cho 20 hộ được phỏng vấn. Chúng tôi đà phỏng vấn 40 hộ(cho 2 thôn
Xuân Lâm, Na Nẫm) nhưng sau xem xét sự chính xác chúng tôi đà cho nhập
và xữ lý 36 mẫu là những hộ gia đình với những mức sống, trình độ nhận thức,
trình độ quản lý và mức tác động khác nhau đến rừng và tài nguyên nói chung.
2.4.2.3. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia(PRA).
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia được áp dụng để cũng
cố những thông tin có được từ phương pháp kế thừa cũng như phương pháp
RRA, xác định những vấn ®Ị bøc xóc nhÊt cđa céng ®ång liªn quan ®Õn quản
lý rừng và tài nguyên thiên nhiên, xác định những giải pháp thúc đẩy cộng


- 20 -

đồng tham gia vào quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên nói chung. Theo
phương pháp này đề tài tổ chức những cuộc trao đổi một cách cởi mở với 2
đến 4 người. Chủ đề của các cuộc thảo luận hướng vào những bức xúc trong

cộng đồng liên quan đến quản lý rừng và tài nguyên nói chung, những nguyên
nhân cản trở hoặc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng và
những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý rừng ở địa phương.
Trong quá trình thảo luận những người thực hiện đề tài giữ vai trò là người
thúc đẩy và định hướng cuộc phỏng vấn, mà không đưa ra những ý kiến mang
tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên khác.
Đề tài đà thực hiện tổng số 6 cuộc trao đổi với những thành viên đại diện cho
chính quyền, đoàn thể, các nhà quản lý cấp huyện, cán bộ kỹ thuật và người
dân có nhiều kinh nghiệm ở địa phương.
2.4.2.4. Phương pháp chuyên gia.
Để kiểm tra mức chính xác của các thông tin thu được, nâng cao tính
đúng đắn của các giải pháp được đề xuất. Đề tài đà sử dụng phương pháp là
phương pháp dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết rộng của các chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là các chuyên gia về lĩnh vực quản lý rừng
và phát triển nông thôn miền núi. Kinh nghiệm mà họ đà có được trong quá
trình nghiên cứu tại địa phương để kiểm tra những thông tin thu được trong đề
tài, kiểm tra các giả thuyết được nêu ra, và hình thành một cách nhanh chóng
những giải pháp phát triển có hiệu quả.
2.4.2.5. Phương pháp lập ô tiêu chuẩn.
Phương pháp ô tiêu chuẩn được tiến hành nhằm thu thập số liệu về hiện
trạng tài nguyên rừng của xÃ.
Các chỉ tiêu điều tra được thu thập trong ô tiêu chuẩn điển hình trên cơ
sở sơ thám khu vực nghiên cứu và chọn địa điểm thích hợp. Số lượng ô tiêu
chuẩn (ÔTC) tổng thể là 18ô (mỗi loại hình sử dụng đất hay trạng thái là 3 ô)


- 21 -

với diện tích mỗi ô là 500m2(25mx20m), trong đó rừng tự nhiên lập 15 ÔTC
và rừng trồng lập 3 ÔTC ở 3 vị trí khác nhau(đỉnh- sườn- chân).

Trong mỗi ô tiêu chuẩn nêu trên tiến hành đo đếm các chỉ tiêu điều tra
như sau: Đường kính 1.3m(D1.3), chiều cao vút ngọn (HVN), độ che phủ và loài
cây chủ yếu.
2.4.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu.
Qua trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành nghiên cứu thống kê lại các
thông tin đà phát hiện trong thời gian ngoại nghiệp, sắp xếp thứ thự ưu tiên,
thứ tù quan träng cđa vÊn ®Ị cã thĨ thùc hiƯn được, liên hệ với các vấn đề phát
hiện bằng điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định lượng
và định tính đều có giá trị ngang nhau và được sử dụng làm tư liệu để xây
dựng báo c¸o luËn ¸n.


- 22 -

Chương 3
Điều kiện tự nhiên- kinh tế -xà hội xà Triệu Nguyên
3.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình.
XÃ Triệu Nguyên nằm ở phía Đông Nam của huyện Đakrông, cách trung
tâm thị trấn Krông Klang khoảng 10 km. Có tọa độ địa lý như sau: Từ 1603620
đến 1604147 vĩ độ bắc, từ 10605410 đến 10605929 kinh độ đông.
Phía Bắc giáp xà Cam Chính của huyện Cam Lộ, phía Nam giáp xà Tà
Long, phía Đông giáp xà Ba Lòng, phía Tây giáp xà Mò ó.
Địa hình của xà thoải dần theo hướng Đông Bắc và bị chia cắt mạnh bởi
hệ thống sông suối, có 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi thấp: Độ cao phổ biến 100- 400m, dạng địa hình này
thích hợp cho khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Địa hình thung lũng: Độ cao phổ biến 50-100m, thích hợp cho phát
triển nông nghiệp và trồng rừng theo mô hình nông lâm kết hợp.
3.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.

3.1.2.1. Khí hậu.
Địa bàn xà Triệu Nguyên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới
gió mùa trong năm thường có hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến
tháng 7 trong năm, mùa này có gió Tây Nam khô nóng. Mùa mưa từ tháng 8 đến
tháng 1 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân năm là 22,80c, nhiệt độ cao nhất trung bình 29,50c(
mùa nóng ảnh hưởng của gió Tây Nam, nhiệt độ tối cao tuyệt ®èi cã thĨ lªn
®Õn 37.20c - 40,50c), nhiƯt ®é tèi thấp tuyệt đối: 9,80 c. Mùa lạnh nếu gặp gió
Đông Bắc thì nhiệt độ trung bình có thể xuống dưới 15,50c. Thêi kú nhiƯt ®é


×