Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã vĩnh lương, thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.89 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ NHƯ TÂN
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGHỀ KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG
TẠI XÃ VĨNH LƯƠNG, THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ NHƯ TÂN
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGHỀ KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG
TẠI XÃ VĨNH LƯƠNG, THÀNH PHỐ NHA TRANG,
TỈNH KHÁNH HÒA
Ngành đào tạo: Khai thác Thủy sản
Mã số: 60.62.03.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ PHAN TRỌNG HUYẾN
Khánh Hòa – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này do tôi tự làm và đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn được thể hiện trung thực, có nguồn trích dẫn cụ thể, rõ ràng.
Các số liệu về tàu thuyền, ngư cụ, ngư trường, lao động, được thu thập từ việc phỏng
vấn theo mẫu, khảo sát thực tế của cá nhân tôi. Các văn bản sử dụng trong luận văn
được tôi trực tiếp tìm tòi, thu thập từ Ủy Ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban nhân
dân thành phố Nha Trang, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Lương và Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong Luận văn này.


Người cam đoan
Vũ Như Tân
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi được các thầy cô và các cơ quan chức
năng đã nhiệt tình hướng dẫn - giúp đỡ để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Tôi mong
muốn được gửi lời cám ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Viện Khoa học và Công nghệ
Khai thác Thủy sản và các phòng ban chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Khai thác và
Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban Nhân dân thành
phố Nha Trang, Phòng Kinh tế thành phố, Ban Quản lý vịnh Nha Trang và Ủy ban Nhân
dân xã Vĩnh Lương đã giúp đỡ tôi trong việc tiếp cận, tìm hiểu các văn bản pháp quy và
thực tế hoạt động.
- Các hộ dân làm nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, các vựa thu
mua tôm hùm giống và các công ty du lịch hoạt động trên đầm Nha Phu (công ty Long
Phú, Hồng Hải, Thanh Vân) đã tạo điều kiện cho tôi được khảo sát thực tế hoạt động và
phỏng vấn.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Nhà Giáo Ưu tú - Tiến
sĩ Phan Trọng Huyến. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 5 tháng 9 năm 2013
Học viên
Vũ Như Tân
i
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan về xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa 4
1.1.1. Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa 4
1.1.2. Tổng quan về xã Vĩnh Lương 5
1.2. Tổng quan đặc điểm sinh học của tôm hùm 7
1.2.1. Vị trí phân loại 7
1.2.2. Tập tính sống và phân bố 8
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng 9
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng 9
1.2.5. Đặc điểm sinh sản 10
1.2.6. Một số yếu tố môi trường vùng phân bố tôm hùm 10
1.2.6.1. Yếu tố nền đáy 10
1.2.6.2. Yếu tố độ sâu 11
1.2.6.3. Nhiệt độ nước 11
1.2.6.4. Độ mặn 11
1.2.6.5. Nguồn thức ăn tự nhiên 12
1.3. Tình hình khai thác tôm hùm giống trên thế giới 12
1.3.1. Phân bố của tôm hùm trên thế giới 12
1.3.2. Tình hình khai thác tôm hùm trên thế giới 13
1.4. Tình hình khai thác tôm hùm giống trong nước 13
1.4.1. Phân bố của tôm hùm ở Việt Nam 13
1.4.2. Khai thác tôm hùm thương phẩm trong nước 15
1.4.3. Khai thác tôm hùm giống trong nước 15
1.4.4. Nuôi tôm hùm thương phẩm trong nước 16
1.4.5. Tình hình quản lý khai thác tôm hùm giống trong nước 17
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
ii
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 18

2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 19
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 19
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Thực trạng hoạt động nghề khai tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 23
3.1.1. Ngư trường và đối tượng khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương 23
3.1.1.1. Ngư trường khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh Lương 23
3.1.1.2. Đặc điểm tôm hùm giống được khai thác tại xã Vĩnh Lương 28
3.1.2. Ngư cụ khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 31
3.1.2.1. Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng san hô kết hợp lưới bùi nhùi. 31
3.1.2.2. Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng san hô treo trên giàn gỗ 33
3.1.2.3. Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng gỗ. 35
3.1.2.4. Ngư cụ bẫy khai thác tôm hùm giống bằng cao su. 36
3.1.2.5. Ngư cụ khai thác tôm hùm giống bằng lưới mành 36
3.1.2.6. Đánh giá chung về ngư cụ khai thác tôm hùm giống 36
3.1.3. Phương pháp khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 38
3.1.3.1. Phương pháp khai thác tôm hùm giống bằng bẫy 38
3.1.3.2. Phương pháp khai thác tôm hùm giống bằng lưới mành 40
3.1.3.3. Phương pháp khai thác tôm hùm giống bằng lặn bắt 41
3.1.4. Thực trạng hoạt động khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương. 42
3.1.4.1. Thực trạng hoạt động khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương theo
nghề. 42
3.1.4.2. Thực trạng hoạt động khai thác tôm hùm giống theo ngư trường. 44
3.1.4.3. Thực trạng hoạt động khai thác tôm hùm giống theo mùa vụ. 47
3.1.4.4. Thực trạng hoạt động khai thác tôm hùm giống theo lao động. 48
3.1.5. Thực trạng về sản lượng, năng suất và thành phần sản phẩm khai thác 50
3.1.5.1. Năng suất đánh bắt của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 50

3.1.5.2. Sản lượng đánh bắt của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 51
iii
3.1.5.3. Thành phần sản phẩm của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh
Lương 52
3.1.6. Đánh giá hiệu quả của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 52
3.1.6.1. Hiệu quả kinh tế của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 52
3.1.6.2. Hiệu quả về mặt giải quyết công ăn việc làm của nghề khai thác tôm hùm
giống tại xã Vĩnh Lương 54
3.1.6.3. Hiệu quả về mặt xóa đói giảm nghèo của nghề khai thác tôm hùm giống tại
xã Vĩnh Lương 55
3.1.7. Đánh giá những tác động tiêu cực của nghề khai thác tôm hùm giống tại Vĩnh
Lương. 56
3.1.7.1. Đánh giá những tác động tiêu cực của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã
Vĩnh Lương đối với nguồn lợi san hô tự nhiên 56
3.1.7.2. Đánh giá những tác động của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh
Lương đối với hoạt động của tàu thuyền du lịch trên đầm Nha Phu 56
3.1.7.3. Đánh giá những tác động của nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh
Lương đối với môi trường biển 59
3.2. Thực trạng công tác quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 61
3.2.1. Về văn bản pháp lý 61
3.2.2. Về đội ngũ quản lý 62
3.2.3. Về hoạt động thực thi pháp luật 64
3.2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại địa phương 64
3.3. Giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 64
3.3.1. Đề xuất giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương
theo đối tượng và mùa vụ đánh bắt 64
3.3.1.1. Căn cứ đề xuất 64
3.3.1.2. Nội dung giải pháp 65
3.3.1.3. Biện pháp thực hiện 65
3.3.2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã

Vĩnh Lương 66
3.3.2.1. Căn cứ đề xuất 66
3.3.2.2. Nội dung giải pháp đề xuất 66
3.3.2.3. Biện pháp thực hiện 67
iv
3.3.3. Đề xuất giải pháp quy hoạch để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã
Vĩnh Lương 67
3.3.3.1. Căn cứ đề xuất 67
3.3.3.2. Nội dung giải pháp đề xuất 68
3.3.3.3. Biện pháp thực hiện 70
3.3.4. Đề xuất giải pháp chính sách để quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã
Vĩnh Lương 70
3.3.4.1. Căn cứ đề xuất 70
3.3.4.2. Nội dung giải pháp đề xuất 70
3.3.4.3. Biện pháp thực hiện 71
3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương
dựa vào mô hình đồng quản lý. 71
3.3.5.1. Căn cứ đề xuất 71
3.3.5.2. Nội dung giải pháp đề xuất 71
3.3.5.3. Biện pháp thực hiện 72
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
2a: Kích thước mắt lưới kéo căng
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CL (Carapace Length): Chiều dài giáp đầu ngực hay chiều dài của vỏ đầu ức
FAO: Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
HC: Hành chính

KT&BVNL TS: Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TL (Total Length): Chiều dài toàn thân
TT: Thanh tra
UBND: Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Số lượng tôm hùm bông và tôm hùm xanh khai thác được ở 8 tỉnh miền
Trung giai đoạn 2005-2008 16
Bảng 2-1: Phân bổ số mẫu điều tra theo hình thức khai thác 20
Bảng 2-2: Phân bố số mẫu điều tra theo thôn 21
Bảng 2-3: Chất lượng tôm hùm giống 22
Bảng 3-1: Thống kê thời gian xuất hiện khu vực khai thác tôm hùm giống 24
tại đầm Nha Phu 24
Bảng 3-2: Đặc điểm độ sâu, chất đáy tại khu vực khai thác tôm hùm giống 25
Bảng 3-3: Đặc điểm khí tượng, hải dương tại khu vực khai thác tôm hùm giống 27
Bảng 3-4: Đặc điểm phân biệt các loại tôm hùm khi ở giai đoạn tôm trắng 29
Bảng 3-5: Đặc điểm phân biệt các loại tôm khi ở giai đoạn tôm bọ cạp 30
Bảng 3-6: Tổng hợp về kích thước, trọng lượng, màu sắc theo độ tuổi của tôm hùm
giống 30
Bảng 3-7: Tình hình sử dụng vật liệu chế tạo ngư cụ bẫy theo thời gian từ năm 1994-
2013 37
Bảng 3-8: Kết quả điều tra tình hình phân bổ lao động theo nghề, số hộ và trang bị ngư
cụ khai thác 43
Bảng 3-9: Phân bố hộ khai thác tôm hùm giống theo khu vực vụ 2012-2013 45
Bảng 3-10: Kết quả điều tra diễn biến số hộ khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh
Lương theo ngư cụ từ năm 2009-2013 (đơn vị: hộ) 46
Bảng 3-11: Số ngày khai thác của từng nghề theo tháng 47
Bảng 3-12: Kết quả điều tra thông tin về lao động tôm hùm giống khai thác của xã
Vĩnh Lương theo nghề năm 2013 (n=110) 49

Bảng 3-13: Mức đánh giá năng suất đánh bắt theo hình thức khai thác 50
Bảng 3-14: Năng suất đánh bắt trung bình theo hình thức khai thác 50
Bảng 3-15: Sản lượng khai thác tôm hùm giống 3 tháng đầu mùa (tháng 9,10,11) của
vụ khai thác 2012-2013 tại xã Vĩnh Lương (n=110) 51
Bảng 3-16: Sản lượng khai thác tôm hùm giống các tháng còn lại của vụ khai thác
2012-2013 tại xã Vĩnh Lương (n=110) 51
vii
Bảng 3-17: Tỷ lệ thành phần sản phẩm khai thác theo loài tôm hùm giống khai thác
(%) 52
Bảng 3-18: Giá cả các loại tôm theo thời gian từ vụ 2010-2011 đến 2012-2013 52
Bảng 3-19: Doanh thu cho từng hình thức khai thác ở 3 tháng đầu mùa (9,10,11) tại xã
Vĩnh Lương (n=110) 53
Bảng 3-20: Doanh thu cho từng hình thức khai thác ở các tháng còn lại tại xã Vĩnh
Lương (n=110) 53
Bảng 3-21: Kết quả điều tra hiệu quả khai thác tôm hùm giống khai thác về mặt 54
Bảng 3-22: Kết quả điều tra hiệu quả về mặt xóa đói giảm nghèo của nghề khai thác
tôm hùm giống xã Vĩnh Lương theo nghề năm 2013 (Số hộ khảo sát, n= 110) 55
Bảng 3-23: Ước lượng khối lượng san hô sử dụng trong nghề khai thác tôm hùm giống
tại xã Vĩnh Lương 56
Bảng 3-24: Tần suất gặp sự cố có liên quan tới nghề khai thác tôm hùm giống 57
Bảng 3-25: Khu vực các tàu gặp sự cố do nghề khai thác tôm hùm giống gây ra 58
Bảng 3-26: Kết quả điều tra tác động của nghề khai thác tôm hùm giống của xã Vĩnh
Lương đối với môi trường (n=110). 59
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1: Sơ đồ khu vực xã Vĩnh Lương và đầm Nha Phu 6
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
Hình 3-1: Bản đồ phân bố ngư trường khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 23
Hình 3-2: Khu vực có nhiều đá tảng, rạn đá, rạn san hô trên đầm Nha Phu 26
Hình 3-3: Rạn đá ngầm tạo thành các hang hốc, khe trên đầm Nha Phu 26

Hình 3-4: Tôm hùm giống giai đoạn tôm hậu ấu trùng (tôm trắng) tại đầm Nha Phu 28
Hình 3-5: Tôm hùm giống giai đoạn tôm con (tôm bọ cạp) tại đầm Nha Phu 29
Hình 3-6: Tôm hùm giống được khai thác ở đầm Nha Phu 31
Hình 3-7: Mô tả dụng cụ bẫy bằng san hô kết hợp lưới bùi nhùi 32
Hình 3-8: Hệ thống giàn gỗ treo bẫy san hô khai thác tôm hùm giống 34
Hình 3-9: Người lặn bộ (không sử dụng ô xi) bắt tôm hùm giống 41
Hình 3-10: Người lặn có sử dụng ô xi bắt tôm hùm giống 42
Hình 3-11: Biểu đồ phân bổ số hộ khai thác theo nghề (n = 637) 43
Hình 3-12: Biểu đồ thể hiện sự khác nhau về quy mô khai thác giữa các hộ gia đình .44
Hình 3-13: Sự phân bố số hộ khai thác tôm hùm giống theo khu vực 46
Hình 3-14: Sự phân bố số hộ khai thác theo nghề và theo năm từ 2009 đến nay 47
Hình 3-15: Tỉ lệ phần trăm số ngày khai thác của từng nghề theo tháng 48
Hình 3-16: Tàu du lịch gây sập giàn treo bẫy san hô 58
Hình 3-17: Rác thải từ bẫy nhử tôm hùm trên đầm Nha Phu 60
Hình 3-18: Phao ganh, đá san hô, lưới bùi nhùi hỏng từ bẫy nhử tôm hùm giống trở
thành rác thải tại bờ biển đầm Nha Phu 60
Hình 3-19: Sơ đồ bộ máy quản lý nghề cá 62
Hình 3- 20: Sơ đồ quy hoạch khu vực khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương 68
Hình 3- 21: Sơ đồ quy hoạch khu vực thả rạn nhân tạo 69
1
MỞ ĐẦU
Với bờ biển dài hơn 3.260 km, nhiều vũng vịnh, cửa sông và hơn 3000 đảo, Việt
Nam có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nghề khai thác và nuôi trồng hải sản,
trong đó có nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.
Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm Việt Nam đã bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ
90 của thế kỷ trước. Số lồng nuôi tôm hùm thương phẩm ở Việt Nam bắt đầu tăng
nhanh từ năm 1999 và đạt đỉnh cao vào năm 2006. Năm 2006 cả nước có khoảng
49.000 lồng nuôi tôm hùm xuất khẩu cho sản lượng khoảng gần 1.900 tấn và thu về
khoảng 90 triệu đô la Mỹ [21].
Khánh Hòa là địa phương nằm ở khu vực Nam Trung Bộ với chiều dài bờ biển

385km (tính theo mép nước) cũng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi [14] cho nghề
nuôi tôm hùm thương phẩm. Năm 2011, số lượng lồng nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa lên
đến 27.700 lồng với sản lượng ước đạt gần 1.000 tấn và giá trị hàng hóa trên 1.000 tỷ
đồng [11]. Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển đã kéo theo nhiều ngành nghề
phụ trợ ra đời, như nghề khai thác cá tạp để cung cấp thức ăn cho tôm nuôi và nhiều
dịch vụ nuôi trồng thủy sản khác. Một thực tế là, nguồn tôm hùm giống cung cấp cho
nghề nuôi tôm hùm thương phẩm hiện nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi tự
nhiên. Do đó, muốn cho nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển thì đòi hỏi phải
đẩy mạnh việc đánh bắt tôm hùm giống đủ cung cấp con giống cho nghề này. Vì vậy
nghề khai thác tôm hùm giống đã ra đời và phát triền cùng với sự thăng hoa của nghề
nuôi tôm hùm thương phẩm.
Cụ thể là, trong vụ khai thác tôm hùm giống 2005-2006, tổng số tôm hùm bông
và tôm hùm xanh khai thác được trên cả nước là 2.412.075 con giống và đạt đỉnh cao ở
vụ khai thác năm 2007-2008 số lượng tôm hùm giống lên đến 3.009.967 con [22].
Khánh Hòa là một trong 3 tỉnh (cùng với Bình Định và Phú Yên) có sản lượng
khai thác tôm hùm giống cao nhất cả nước [22]. Biển Khánh Hòa có nhiều đảo ven bờ,
có nhiều vũng, vịnh với nền đáy là rạn san hô, rạn đá nhiều hang hốc tạo nên môi
trường rất phù hợp cho tôm hùm giai đoạn ấu trùng và tôm non trú ngụ, sinh trưởng và
phát triển. Đầm Nha Phu (xã Vĩnh Lương) là một trong những địa điểm thuận lợi nhất
cho nghề khai thác tôm hùm giống của vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
2
Nghề khai thác tôm hùm giống ở Khánh Hòa nói chung và xã Vĩnh Lương nói
riêng cũng bắt đầu từ đầu những năm 1990s [24]. Kể từ đó đến nay, sản lượng và giá
trị của nghề khai thác và nuôi tôm hùm giống liên tục tăng. Sự phát triển của nghề khai
thác tôm hùm giống đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của
cộng đồng cư dân ven biển xã Vĩnh Lương. Có thể nói, nghề khai thác tôm hùm giống
phát triển đã có những đóng góp tích cực đối với cộng đồng dân cư ven biển xã Vĩnh
Lương nói riêng và cả nước nói chung.
Cũng cần phải nhận thức rằng, do nghề nuôi tôm hùm thương phẩm ngày càng
phát triển đã làm cho nhu cầu cung cấp tôm hùm giống cũng liên tục tăng nhanh. Cụ

thể là năm 1999 nhu cầu về tôm hùm giống chỉ mới 0,5 triệu con nhưng đến năm 2003
nhu cầu đã tăng lên tới trên 3,5 triệu con [25]. Hơn nữa, lợi nhuận mang lại từ nghề
khai thác tôm hùm giống là khá cao đã dẫn đến người dân đua nhau khai thác một cách
ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch, khó hiểm soát. Hậu quả của sự gia tăng cường lực
khai thác tôm hùm giống không theo quy hoạch có thể gây ảnh hưởng xấu đến nguồn
lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi tôm hùm giống nói riêng. Ví dụ như, tỷ lệ tôm
hùm giống hao hụt cao, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven bờ… là
những tác động tiêu cực thấy rõ từ nghề khai thác tôm hùm giống.
Xuất phát từ những lý do trên, thì việc tìm kiếm “Giải pháp quản lý nghề khai thác
tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương – thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa” là vấn
đề cấp thiết và mang tính thời sự nhằm góp phần làm cho công tác quản lý và bảo vệ
nguồn lợi tôm hùm giống của địa phương đi vào nề nếp.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài nhằm giải quyết các nội dung sau:
1. Điều tra thực trạng và đánh giá được hoạt động của nghề khai tôm hùm giống
tại xã Vĩnh Lương có những mặt lợi hay gây hại gì cho cộng đồng dân cư, nguồn lợi
thủy sản?
2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã
Vĩnh Lương đã đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm
hùm giống hay chưa?
3. Đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh
Lương nhằm đưa nghề khai thác tôm hùm giống đi vào nề nếp.
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu bằng phương pháp nghiên
cứu tài liệu và phương pháp phi thực nghiệm thông qua phỏng vấn ngư dân và khảo sát
3
thực tế hoạt động khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của nghề khai tôm hùm giống
cũng như thực trạng công tác quản lý nghề khai thác tôm hùm giống tại xã Vĩnh
Lương làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý nghề khai thác tôm hùm giống thích hợp.
Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại một số ý nghĩa khoa học là:
Bổ sung thông tin khoa học về nghề khai thác tôm hùm giống góp phần hoàn

thiện kỹ thuật khai thác cho chuyên ngành khai thác thủy sản.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần hoàn
thiện công tác quản lý nghề cá nhằm trả lời câu hỏi nên cho phép nghề khai thác tôm
hùm giống tiếp tục phát triển hay nên hạn chế.
Kết quả nghiên cứu sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho nhà quản lý nghề cá địa phương
đề ra các văn bản pháp quy nhằm quản lý nghề khai thác tôm hùm giống có hiệu quả
cao.
Từ đó giúp công đồng ngư dân yên tâm hoạt động khai thác tôm hùm giống,
đáp ứng nhu cầu con giống thúc đẩy nghề nuôi tôm hùm thương phẩm phát triển.
Đồng thời có cơ sở thực tiễn tổ chức tập huấn hướng dẫn ngư dân nên sử dụng phương
pháp nào để khai thác để đảm bảo chất lượng con giống và không gây ảnh hưởng xấu
đến nguồn lợi tôm hùm tự nhiên.
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
1.1.1. Tổng quan về tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Phú
Yên, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam
giáp tỉnh Ninh Thuận và phía Đông giáp Biển Đông. Khánh Hòa có mũi Hòn Ðôi trên
bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta. Dân số
Khánh Hòa (năm 2011) là 1.174.848 người với 32 dân tộc đang sinh sống [5].
Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa cả trên đất liền và hơn 200 đảo, quần đảo là
5.197 km
2
. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển
rộng lớn. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy
sản và phát triển du lịch biển đảo.
Khánh Hòa có bờ biển dài, nhiều đầm, vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Phu,
Nha Trang, Cam Ranh với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng
khác. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong

phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi
trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn như tôm hùm, yến sào,
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực
khí hậu nhiệt đới. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các
đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và phía Nam từ
Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất
của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa
mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng
10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những
tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung
bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C. Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần
số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn
bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam [5].
Địa hình Khánh Hoà thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng núi, đồi, đồng
bằng, ven biển và hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Cái (đổ ra biển tại
Nha Trang) và sông Dinh. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo. Ven
5
biển có các vịnh lớn kín gió (vịnh Văn Phong, Nha Phu, Nha Trang và Cam Ranh) rất
thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nghề cá, mà
thực tế ở đây cũng đang là trung tâm sản xuất tôm giống lớn nhất toàn quốc [14].
1.1.2. Tổng quan về xã Vĩnh Lương
a). Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Lương là xã nông nghiệp ngoại thành, nằm về hướng Tây Bắc thành
phố Nha Trang, cách trung tâm thành phố 12 km; phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía
Nam giáp phường Vĩnh Hòa, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Vĩnh
Phương và huyện Diên Khánh. Xã Vĩnh Lương nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A
và đường sắt Bắc-Nam nên rất thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao lưu sản xuất,
cung ứng vật tư, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm [16]
Về tổ chức hành chính: xã có 10 thôn (thôn Cát Lợi, Lương Hòa, Văn Đăng 1,
Văn Đăng 2, Văn Đăng 3, Lương Sơn 1, Lương Sơn 2, Lương Sơn 3, Võ Tánh 1, Võ

Tánh 2).
Vĩnh Lương có diện tích tự nhiên 4.617,16 ha tương đương 46,17km
2
chiếm
khoảng 18,22% tổng diện tích toàn thành phố, mật độ dân số ước tính khoảng 314
người/km
2
b). Địa hình
Xã Vĩnh Lương nằm trong vùng có độ cao 40-482m so với mực nước biển, địa
hình đồng bằng xen lẫn đồi núi và bị chia cắt bởi các dãy núi và đồi thấp. Toàn xã có
12 km chiều dài bờ biển, phần diện tích mặt nước biển được sử dụng cho nuôi trồng
thủy sản, khai thác thủy sản và du lịch biển.
c). Khí hậu, thời tiết
Xã Vĩnh Lương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa mưa,
nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm, trong đó
tập trung vào tháng 10 và 11, chiếm khoảng 80% lượng mưa hàng năm. Vào mùa mưa
thường gây ngập lụt cục bộ ở 3 thôn vùng bán sơn địa và gây ngập lụt vùng đồng
bằng. Lượng mưa trung bình là 1.370mm/năm, tần xuất xuất hiện bão hàng năm thấp.
Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, gây thiếu nước trầm trọng cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt. Nhiệt độ trung bình năm là 27
0
C, độ ẩm trong không khí
trung bình năm là 79,5%, số giờ nắng trung bình năm là 2.540 giờ.
6
d). Dân số
Dân số toàn xã là 14.470 nhân khẩu với 3141 hộ gia đình. Số người trong độ
tuổi lao động là 7.050 người, chiếm 48,72% tổng dân số. Lao động trong ngành nông,
ngư nghiệp chiếm khoảng 60%, công nghiệp và dịch vụ chiếm 34,9%. Số người không
có việc làm chiếm tỷ lệ khoảng 5,1%. Dân số của xã phân bố không đều, chủ yếu tập
trung sống ở khu vực ven biển đầm Nha Phu. Trong những năm qua, kinh tế xã Vĩnh

Lương đang từng bước phát triển với đa dạng ngành nghề trong đó phát triển kinh tế
chủ yếu là khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Hàng năm,
sản lượng đánh bắt hải sản ước đạt khoảng 7.000 tấn các lại, trong đó tôm chiếm 3%,
mực 10%, cá các loại 87%. Hiện nay, toàn xã có 198 tàu thuyền có công suất từ 40CV
trở lên và 296 tàu thuyền có công suất dưới 40CV. Nhìn chung, các hộ ngư dân thu
nhập tương đối ổn định.
Hình 1-1: Sơ đồ khu vực xã Vĩnh Lương và đầm Nha Phu
Đầm Nha Phu là ngư trường khai thác tôm hùm giống chủ yếu của ngư dân xã
Vĩnh Lương. Ðầm Nha Phu là tên gọi cho cả một khu vực rộng lớn, trong đó có những
hòn đảo du lịch như Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Sầm, Hòn Đá Bạc (bãi tắm Công
chúa), Hòn Lao - đảo Khỉ, Suối Hoa Lan, Khu nghỉ mát Ninh Vân. Đầm Nha Phu rộng
gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong – thuộc tỉnh Khánh Hòa,
7
cách thành phố khoảng 15 km. Hiện bến cảng du lịch nằm ở địa phận Lương Sơn,
xã Vĩnh Lương. Đầm Nha Phu là một trong hai đầm lớn của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn
hội đủ đặc điểm của một vùng sinh thái quý hiếm với núi rừng, sông suối, biển đảo.
Đầm Nha Phu là một trong những nơi hội tụ của rất nhiều địa hình: đảo, suối, biển, hồ,
núi, và cả vịnh,…Đầm Nha Phu có những đoạn sóng lặng, nhưng cũng có những chỗ có
sóng nhẹ, phù hợp các chương trình tham quan du lịch. Cảnh quan hoang sơ, dân cư
thưa thớt, những bãi cát trắng tinh khiết trãi dài hàng cây số hay đa dạng với các loại địa
hình khác. Ngoài ra, Đầm Nha Phu còn đa dạng về hệ động thực vật theo kết quả điều
tra của Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa), đầm Nha Phu hiện có 232 loài
thực vật phù du được ghi nhận. Trong đó, có 150 loài tảo Silic, chiếm 65%; tảo Hai Roi
với loài, chiếm 32%… Đầm Nha Phu còn là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản.
Đầm Nha Phu được Công ty Du lịch Long Phú quản lý và khai thác theo hướng du lịch
sinh thái biển - đảo - vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng [17].
1.2. Tổng quan đặc điểm sinh học của tôm hùm
1.2.1. Vị trí phân loại
Tôm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ: Palinuridae,
Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae, giữa chúng có những điểm đặc trưng về tập

tính và môi trường sống. [15]
Theo George và Hothius (1965), tôm hùm nằm trong hệ thống phân loại sau [18,
20, 13]:
Ngành Chân khớp: Arthropoda
Lớp Giáp xác: Crustacea
Bộ Mười chân: Decapoda
Họ tôm hùm gai: Palinuridae
Giống: Panulirus
Loài tôm hùm bông: P.ornatus Fabricius 1798
Loài P. ornatus (Fabricius, 1798) - tôm hùm Bông
Loài P. homarus (Linnaeus, 1758) - tôm hùm Đá
Loài P. longipes (A. Milne Edwards, 1868) - tôm
hùm Đỏ
Loài P. stimpsoni (Holthuis, 1963) - tôm hùm Sỏi
Loài P. polyphagus (Herbst, 1793) - tôm hùm Tre
8
Tên tiếng Anh: Ornate spiny lobster, Painted spiny lobster, Mud spiny lobster,
Scalloped spiny lobster, Chinese spiny lobster, Longlegged spiny lobster, Pronghorn
spiny lobster.
Tên tiếng Việt: Tôm hùm bông (sao, hèo), tôm hùm xanh (đá), tôm hùm tre (tề
thiên), tôm hùm đỏ (lửa), tôm hùm sỏi.
1.2.2. Tập tính sống và phân bố
Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích nghi
của loài đối với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Đối với tôm
hùm, chu kỳ sống trải qua nhiều lần thay đổi môi trường sống khác nhau, mỗi giai
đoạn của chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định và tạo nên một quần thể
riêng biệt [9].
+ Giai đoạn ấu trùng (Phyllosoma): là giai đoạn tôm hùm sống trôi nổi như
những sinh vật phù du trên biển và đại dương. Ấu trùng Phyllosoma trải qua khoảng
(12 ÷ 15) lần lột xác biến thái, chúng chuyển sang giai đoạn ấu trùng Puerulus. Giai

đoạn này, chúng sống trôi nổi như sinh vật phù du trên biển và đại dương, do đó khả
năng phát tán của chúng rất lớn dưới tác động của sóng, gió, dòng chảy. Hầu như suốt
thời kỳ này, chúng luôn di chuyển và hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện thủy văn
môi trường biển khơi [9].
+ Giai đoạn hậu ấu trùng (Puerulus): là giai đoạn bắt đầu đời sống định cư,
song mọi hoạt động sống ở thời kỳ ấu trùng của tôm hùm hoàn toàn bị chi phối bởi
hoạt động của dòng chảy, sóng gió và khối nước biển khơi của Biển Đông, bị đẩy vào
các vịnh hở và phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của vũng, vịnh hoặc đầm hở ít sóng
gió, gần dân cư, nguồn thức ăn khá phong phú. Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái,
ấu trùng Puerulus trở thành tôm hùm con (Juvenile). Môi trường phân bố của ấu trùng
Puerulus phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của các vũng, vịnh hoặc đầm. Tôm thường
phân bố ở những vùng biển ít sóng gió, nguồn thức ăn phong phú. Giai đoạn hậu ấu
trùng Puerulus có thể bơi chủ động. Chúng thích bám trên rong, vách đá hoặc các giá
thể [8, 9].
+ Giai đoạn tôm hùm con (Juvenile): là giai đoạn với màu sắc và hình thái rất
giống con trưởng thành, nhưng sống định cư trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển.
Tập tính sống bầy đàn thể hiện rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe, hốc đá hoặc
9
bám chắc vào những hõm, lỗ nhỏ của ghềnh đá. Đặc biệt, tập trung sống đáy trong các
vùng rạn với độ sâu từ 0,5 – 5,0 m [8, 9].
+ Giai đoạn trưởng thành (Immature): là giai đoạn có xu hướng di chuyển ra
khỏi các đầm, vũng, vịnh để đến những vùng rạn sâu hơn (trên 10 m đến khoảng 35 -
50 m) [9, 12].
+ Giai đoạn thành thục (Mature): là giai đoạn chúng rời hang ở vùng rạn này
đến sinh sống ở vùng sâu hơn ngoài khơi. Do đặc điểm phân bố của đường bờ và cấu
tạo địa hình đáy biển Đông đã tạo cho vùng thềm lục địa biển miền Trung có nhiều
đảo ngầm, đảo nổi, rạn đá, rạn san hô có độ sâu trên 10 m đến khoảng 35 - 50 là nơi cư
trú rất thích hợp cho tôm hùm ở giai đoạn trưởng thành. Cá thể trưởng thành thường ẩn
mình cả ngày trong rạn san hô hoặc hốc đá. Chúng chỉ bò ra ngoài để kiếm mồi ở gần
chỗ trú ẩn như rạn san hô và thảm cỏ biển vào buổi tối [9, 12].

1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong tự nhiên, tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều
vào chiều tối; chúng thích các loại mồi sống như tôm, cua, ghẹ đang lột xác, sò, vẹm
hoặc cá rạn,
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và
phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng 7-10% lượng thức ăn ăn vào cho tăng trọng
cơ thể; còn lại tiêu tốn vào các quá trình hoạt động sống khác. Nhu cầu dinh dưỡng
của tôm hùm khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển, tôm càng nhỏ nhu cầu dinh
dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 - 5 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở
giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít lại. [15].
1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng lên về
kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ thuộc vào các
yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức ăn, và các yếu tố nội
tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác hay hormon ức chế lột xác,
Các yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau [15].
Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn khác nhau của từng loài không
giống nhau. Ở giai đoạn tôm con (chiều dài giáp đầu ngực - CL = 8-13 mm), thời gian
giữa hai lần lột xác của tôm hùm Bông và tôm hùm Đá khoảng 8-10 ngày, tôm hùm
10
Sỏi khoảng 15-20 ngày. Còn ở giai đoạn tôm lớn (63-68 mm CL) thời gian giữa 2 lần
lột xác tương ứng là khoảng 40 ngày và 50 ngày [15].
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm hùm, đặc biệt ở
giai đoạn tôm con, những thay đổi đột ngột của môi trường thường dẫn đến tôm chết.
Chẳng hạn như khi nhiệt độ tăng lên 3-50C, hoặc nồng độ muối tăng lên 8-10‰ hầu
như tôm con đều bị chết. Độ muối thấp 20 - 25‰ kéo dài 3-5 ngày cũng gây nên tình
trạng chết từ từ ở tôm con. Giai đoạn trưởng thành khi độ mặn giảm xuống 20‰ tôm
hùm rất yếu và không bắt mồi [15].
1.2.5. Đặc điểm sinh sản
Các loài tôm hùm khác nhau thì kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu và mùa vụ sinh

sản cũng khác nhau. Chẳng hạn, ở loài tôm hùm Bông, kích cỡ tham gia sinh sản lần
đầu của con đực là 110,6 mm CL và ở con cái là 97,3 mm CL; ở tôm hùm Đá, kích cỡ
tham gia sinh sản lần đầu khoảng 66,7 mm CL ở con đực và 56,9 mm CL ở con cái
[15].
Đỉnh cao sinh sản của loài tôm hùm thường tập trung vào tháng 4 và tháng 9 hàng
năm, riêng tôm hùm Sỏi đỉnh cao sinh sản xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Sức sinh
sản của tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ từ 2 đến nhiều lần trong năm. Khi
sinh sản, trứng được giữ ở các chân bơi, sau một thời gian trứng sẽ nở ra ấu trùng và
ấu trùng sẽ trải qua các giai đoạn biến thái để trở thành tôm con [15].
1.2.6. Một số yếu tố môi trường vùng phân bố tôm hùm
Hầu hết các giống có thành phần loài phong phú thuộc họ tôm hùm Gai
(Palinuridae) đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới. Chúng sống từ vùng trung triều đến
vùng biển sâu tới 3.000 m, thành bầy đàn trong hang để bảo vệ nhau và trốn tránh kẻ
thù. Tìm hiểu về môi trường vùng phân bố tôm hùm sẽ giúp hiểu được những đặc
điểm sinh thái tự nhiên của chúng, từ đó lựa chọn được vùng nuôi có đặc điểm môi
trường thích hợp, đồng thời điều chỉnh các thông số như độ sâu, độ mặn, theo từng
giai đoạn phát triển, giúp tôm thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng [15].
1.2.6.1. Yếu tố nền đáy
Cấu tạo nền đáy là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định sự
phân bố của tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm trưởng thành. Tôm hùm thường tập trung
chủ yếu trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, bùn, cát hoặc thảm thực
vật (tảo bẹ) [15].
11
Riêng tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), tôm hùm Đá (P. homarus), tôm hùm
Đỏ (P. longipes) và tôm hùm Sen (P. versicolor) thường sinh sống ở những hang đá
tảng và hang đá nhỏ có ánh sáng rọi tới; tôm hùm Tre (P. polyphagus) lại thích vùi
mình dưới cát vì thế hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong
phát triển [15].
1.2.6.2. Yếu tố độ sâu
Độ sâu có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài tôm hùm trong tự nhiên. Ở giai

đoạn tôm con, chúng phân bố ở độ sâu 1-5m nước, nhưng đến giai đoạn trưởng thành
thì hầu hết các loài tôm hùm phân bố ở độ sâu trong khoảng từ 5-100m nước, cá biệt
cũng gặp ở độ sâu đến 180-400m như loài Panulirus delagoae [15].
Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, ở vùng biển miền Trung Việt Nam, tôm
hùm con bắt gặp ở độ sâu từ 0,5-5m nước. Tuy nhiên, trong cùng một vùng nhưng các
loài khác nhau lại sống ở độ sâu khác nhau, theo mức độ tăng dần như sau: tôm hùm
Sỏi (Panulirus stimpsoni); tôm hùm Bông (P. ornatus); tôm hùm Đá nhỏ (P. homarus);
tôm hùm Đỏ (P. longipes), khoảng 4-6m sâu. Do vậy, khi ương nuôi tôm hùm cần chú
ý đến độ sâu khi đặt lồng, thường ở 2-3m [15].
Giai đoạn trưởng thành, tôm hùm phân bố ở độ sâu trên 10m cho tới 35-50m,
thường là các rạn san hô, ven bờ và hải đảo [15].
1.2.6.3. Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là một trong những tham số sinh thái quan trọng, quyết định sự
phân bố của các giống tôm hùm trong họ Palinuridae. Hầu hết các loài thuộc giống
Panulirus sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ dao động từ 20-30
0
C, trung bình khoảng
25
0
C, đó là những vùng thềm lục địa, vĩ độ thấp khoảng 35-40
0
C [15].
Ở vùng biển miền Trung nước ta, những số liệu điều tra cho thấy, nhiệt độ nước
trong vùng phân bố tự nhiên của tôm hùm Bông nhỏ dao động từ 24-30
0
C; còn của
tôm hùm trưởng thành từ 26-29
0
C vào mùa hè và khoảng 22-27
0

C vào mùa đông. Hơn
nữa, khi nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, chẳng hạn như tăng lên 3-5
0
C thì hầu như
tôm hùm con các loài đều bị chết, khi giảm nhiệt độ nước xuống 5
0
C pha lột xác của
tôm hùm sẽ chậm dần và dừng lại hoàn toàn [15].
1.2.6.4. Độ mặn
Độ mặn là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống của tôm
hùm, đặc biệt là tôm con [15].
12
Những số liệu điều tra cho thấy vùng phân bố tôm hùm con ngoài tự nhiên có độ
mặn dao động trong khoảng 33-34‰. Sự thay đổi đột ngột độ mặn (từ 5-15‰) sẽ làm
hoạt động bắt mồi của tôm con giảm từ 30-90%, khi độ mặn giảm xuống đến 20-25‰
và kéo dài 3-5 ngày sẽ gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Độ mặn vùng biển có
tác động đến hoạt động bắt mồi, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở tôm hùm
con, từ đó những thay đổi bất lợi hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc gây chết đối với
chúng [15].
Số liệu điều tra ở khu vực miền Trung Việt Nam cho thấy, tôm hùm trưởng thành
sống ngoài khơi ở độ sâu dưới 10m nước, độ mặn dao động từ 30-35‰ [15].
1.2.6.5. Nguồn thức ăn tự nhiên
Tôm hùm được coi là những động vật ăn mồi sống chủ yếu trong hệ sinh vật đáy
ở biển. Chúng bắt mồi vào ban đêm trên những vùng rạn có nguồn thức ăn phong phú
gồm các loài liên quan với rạn san hô và có ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc chung của
hệ sinh thái hoặc một vùng sinh thái, kể cả thành phần loài và độ phong phú của các
sinh vật là mồi của chúng [15].
Ở nước ta, nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, thành phần động thực vật
thường gặp ở vùng tôm hùm phân bố bao gồm: các động vật thuộc giáp xác nhỏ (tôm,
cua), thân mềm (sò, vẹm, ốc), cầu gai, sao biển, một số loài cá (cá đáy, cá rạn san hô),

huệ biển, hải sâm và các loài rong, rêu [15].
1.3. Tình hình khai thác tôm hùm giống trên thế giới
1.3.1. Phân bố của tôm hùm trên thế giới
Họ tôm hùm có trên 47 loài thuộc 8 giống: Linuparus, Justitia, Jasus, Palinurus,
Palinustus, Puerulus, Projasus, Palinustrus. Trong 47 loài được xác định, có khoảng 33
loài đem lại giá trị kinh tế cao cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các
giống có thành phần loài phong phú (giống Panulirus có 22 loài, giống Jasus có 8 loài;
Palinurus có 5 loài) đều thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae) [23].
Tôm hùm gai phân bố ở cả vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên, ở vùng biển
nhiệt đới có số lượng loài phân bố nhiều nhất và sản lượng khai thác được cũng cao nhất
[23].
Môi trường sống của tôm hùm từ vùng triều tới vùng biển có độ sâu khoảng 3000 m,
chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, bùn, cát hoặc thảm thực
vật như tảo bẹ trong nước [23].
13
Hầu hết các loài tôm hùm có giá trị thương mại không phân bố cùng vị trí. Những
loài thuộc giống Jasus thường phân bố ở vùng biển nông ôn đới (dưới 50 m). Trong
khi đó, các loài thuộc giống Panulirus lại phân bố ở vùng biển nông nhiệt đới. Số loài
còn lại thuộc các giống Justitia, Palinurus, Linuparus, Palinustus, Puerulus, Projasus
sống ở vùng biển có độ sâu từ 50 m đến 1000 m [23].
Có tới bảy giống (Palinurus, Panulirus, Linuparus, Palinustus, Puerulus,
Projasus, Jasus) trong số tám giống tôm hùm đã tìm thấy cùng phân bố ở vùng biển
phía đông của miền nam châu Phi. Năm loài thuộc giống Panulirus cùng phân bố
vùng biển có độ sâu tới 18m. Chúng sống ở những vùng biển có hệ sinh thái khác
nhau cơ bản về độ trong, nhiệt độ và biên độ lên xuống của thủy triều [23].
1.3.2. Tình hình khai thác tôm hùm trên thế giới
Tôm hùm được khai thác và tiêu thụ trên hơn 90 quốc gia trên thế giới. Sản
lượng đánh bắt hàng năm toàn cầu khoảng 77.000 tấn, với giá trị xấp xỉ 500 triệu đô-la
Mỹ. Các nước có sản lượng tôm hùm lớn là Úc, Niu-di-lân, Nam Châu Phi, Cu-ba,
Brazil, Mexico và Mỹ với hơn 70% sản lượng đánh bắt được từ vùng vịnh Caribê,

Đông Nam Đại Tây Dương và phía Đông Ấn Độ Dương. Tôm hùm thường được ướp
lạnh nhưng giá cao nhất là tôm hùm còn sống. Ở Nhật Bản, người ta sẵn sàng trả tới
hơn 100 đô-la Mỹ cho 1kg tôm hùm [23].
Theo số liệu của FAO (Food and Agriculture Organization) vào năm 1997,
trung bình sản lượng khai thác của giáp xác biển trên năm từ 1991-1995 là 5.210 920
tấn chiếm khoảng 6,0 % trong tổng sản lượng khai thác hải sản 87.391.320 tấn. Trong
đó, sản lượng tôm hùm là 212 290 tấn chiếm gần 4% tổng sản lượng khai thác giáp xác
trên thế giới [23].
1.4. Tình hình khai thác tôm hùm giống trong nước
1.4.1. Phân bố của tôm hùm ở Việt Nam
Cho đến nay, đã xác định được 9 loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae) phân bố
ở vùng biển Việt Nam. Trong đó có bảy loài thuộc giống Panulirus, White, 1897: tôm
hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm hùm đỏ (P.longipes),
tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm bùn (P. poliphagus), tôm hùm sen (P. versicolor)
và tôm hùm ma (P. penicillatus); một loài thuộc giống Puerulus, Ortman, 1897
(Puerulus angulatus); một loài thuộc giống Linuparus, White, 1824 (Linuparus

×