Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 74 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp
--------------------------------------------

Mai văn vinh

Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím
Luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại
huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây - 2007


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp
--------------------------------------------

Mai văn vinh

Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh sọc tím
Luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại
huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa


Chuyên ngành: Lâm học
MÃ số: 60.62.60
Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Văn MÃo

Hà Tây - 2007


lời cảm ơn
Để kết thúc khoá học mỗi học viên cao học phải hoàn thành bản luận văn tốt
nghiệp. Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đà nhận được nhiều sự giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và đặcbiệt là sự
hướng dẫn trực tiếp của GS. TS. Trần Văn MÃo.
Có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và đặc biệt là GS. TS. Trần
Văn MÃo người hướng dẫn khoa học, đà tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học - Khoa Quản lý Tài nguyên rừng
và Môi trường - Trường Đại học lâm nghiệp, Chi cục phát triển Lâm nghiệp Thanh Hóa,
các phòng, ban và nhân dân huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa đà giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Trường Trung Cấp Nghề
Miền Núi Thanh Hoá đà tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khoá học này.
Mặc dù đà rất cố gắng, nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp qúi báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, tháng 7 năm 2007
Tác giả


Mai Văn Vinh



1

Đặt vấn đề
Trong công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cũng như
trồng rừng phục vụ công nghiệp và các mục đích khác, ngoài các loại cây như:
Keo, Bạch đàn, Thông, Dẻ Đối với tỉnh Thanh Hoá, Luồng (Dendrocalamus
membranaceus Muuro) có tác dụng rất nhiều mặt.
Luồng là loài cây đa tác dụng, cành lá, rễ phát triển có tác dụng đặc biệt
đối với sinh thái và môi trường sinh thái thôn bản. Rừng tre trúc có tác dụng
điều tiết nước, điều hoà khí hậu, làm sạch không khí, thực bì tre trúc là nguồn
thức ăn và nơi nghỉ ngơi của gấu, voi và nhiều động vật quý hiếm. Rừng luồng
bên các dòng sông tạo ra nguồn thuỷ sản giá trị.
Tre trúc nói chung và Luồng nói riêng là loại cây thường xanh, nho nhÃ
thư thái, có giá trị du lịch, tham quan là đề tài tán thưởng của các họa sỹ, nhà
văn nhà thơ, người ta gọi tre trúc không có vẻ đẹp như hoa mẫu đơn, không
mênh mang như tùng bách, không kiều diễm như hoa đào, nhưng chúng có
đặc trưng văn nhà khiêm tốn, có phẩm cách cao phong lương tiết. Cây luồng
tạo thành khóm trồng bên nhà, ao đầm, trước cửa sổ, bên tường để làm các
tiểu phẩm về phong cảnh.
Màu sắc, mùi vị của măng luồng thật tuyệt vời, tuơi mát hợp khẩu vị,
dinh dưỡng phong phú, là nguồn thực phẩm nhiều chức năng dinh dưỡng, nên
người xưa nói:" Không có măng không thành mâm".
Luồng sinh trưởng nhanh, thành gỗ sớm, sản lượng cao, công dụng
rộng. Hàng ngày nhân dân thường dùng thang, rổ rá, mũ, đũa, ghế bàn làm
bằng Luồng... Xây nhà ở, nhà sàn... đều bằng Luồng; gỗ luồng là nguyên liệu

giấy rất tốt vì hàm lượng xenluloza cao, cường độ lớn có thể tạo giấy đánh
máy, giấy bao gói, giấy dùng trong công nghiệp. Nhiều năm lại đây người ta
dùng tre làm gỗ dán, ván dăm và trở thành vật liệu xây dựng, ván sàn


2

Phương pháp trồng rừng luồng cũng rất đa dạng tuỳ theo các loại đất
khác nhau thông thường chúng thích hợp với độ sâu tầng đất dày trên 50cm,
đất ẩm, giàu dinh dưỡng, thoát nước, đất cát hoặc pha cát, hơi chua, chua hc
trung tÝnh. Cã thĨ dïng gèc tre, vïi đốt, giâm cành, giâm cây con [5].
Trong lâm nghiệp người ta thường nói đến gỗ nhưng đặc tính sinh
vật học, chu kỳ lợi dụng... Luồng lại khác xa với gỗ, trong trồng rừng, sản
lượng, giá thành và các hiệu ích khác Luồng có thể vượt xa gỗ kinh tế. Có
thể nói khai thác tài nguyên Luồng đà trở thành một biện pháp quan trọng
giải quyết nguy cơ về suy thoái tài nguyên rừng, biện pháp kinh tế của các
vùng phát triển, mang lợi ích kinh tế, sinh thái và xà hội rõ rệt.
Giá trị đầu tiên và to lớn nhất mà rừng đem lại cho đời sống của
chúng ta là giá trị sinh thái không thể thay thế. Luồng cũng góp một phần
nhỏ nhưng không kém phần quan trọng vào giá trị to lớn đó. Lá luồng có
khả năng quang hợp làm giảm nồng độ CO 2 và tăng nồng độ O2 trong
không khí, điều hoà khí hậu tạo không khí trong lành. Lá cây rụng xuống
khi phân giải tạo một lượng chất hữu cơ trả lại cho đất, làm cho đất tơi
xốp và tăng độ phì nhiêu, có khả năng thấm nước tốt, giảm dòng chảy bề
mặt, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất. Đồng thời, nhờ hệ rễ đặc biệt của nó
mà cây Luồng được xem là loài cây có giá trị phòng hộ cao.
Giá trị về mặt kinh tế mà cây Luồng đem lại đà được người dân
chấp nhận đặc biệt là đồng bào của vùng trung du miỊn nói. Lng cã tèc
®é sinh tr­ëng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh trưởng nhanh cho thu
nhập sản phẩm, sản phẩm lại đa dạng. Chính vì vậy mà cây Luồng được

xem là một giải pháp trước mắt lấy ngắn nuôi dài trong sản xuất lâm
nghiệp, đà cã nhiỊu khu vùc trång xen Lng víi c©y l©m nghiệp lâu năm
và đem lại hiệu quả rất rõ rệt. Tuy nhiên, hầu hết hiện tại ở khu vực
nghiên cứu cũng như các khu vực nghiên cứu chủ yếu khai thác măng
phục vụ sinh hoạt hoặc bán thô chưa qua chế biến, bảo quản nên chưa khai


3

thác hết giá trị đích thực của nó. Ngoài ra, Luồng còn được dùng trong
xây dựng, các ngành công nghiệp giấy, ván nhân tạo và đặc biệt là thủ
công mỹ nghệ. Việt Nam được đánh giá là nước có doanh thu cao từ xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, những năm qua do chính sách khuyến khích
mở cửa nên hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan đang dần khôi phục và
phát triển. Mặt hàng này cần vật liệu là dẻo, mềm, đẹp và tất cả những yêu
cầu đó thì cây Luồng nói riêng và phân họ tre trúc nói chung đều đáp ứng
được. Do vậy, Luồng là nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ mây tre đan.
XÃ hội đang ngày càng phát triển nhưng vẫn còn sự chênh lệch giữa
các vùng như trung du miền núi và đồng bằng. Do vậy, cây Luồng đà góp
phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng
thêm thu nhập, tạo điều kiện cải thiện cho đời sống nhân dân miền núi và
trung du, từ đó lấy được sự cân bằng giữa trung du và miền núi và đồng
bằng, thúc đẩy phát triển cđa vïng kinh tÕ trung du miỊn nói nh»m theo
kÞp với sự phát triển của vùng đồng bằng.
Luồng có giá trị to lớn, thiết thực như vậy nhưng vấn đề mà chúng
ta đang gặp khó khăn hiện tại là sâu bệnh hại Luồng và phân họ tre trúc
đang bị phá hoại mạnh, gây thiệt hại đáng kể cho ngành Lâm nghiệp. Một
số loại sâu bệnh hại chủ yếu như bệnh chổi sể tre luồng, thối gốc cây tre,
phấn trắng lá tre, Vòi voi hại măng, Châu chấu hại lá tre và đặc biệt là

bệnh sọc tím tre luồng. Đây là một bệnh mới của tre luồng, chưa được
nghiên cứu nhiều nhưng tác hại của bệnh này gây ra thì vô cùng to lớn.
Trước hết nó phá vỡ vẻ đẹp thẩm mỹ của cây Luồng sau đó quan trọng hơn
là ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Luồng và măng. HVN
và D00 đều thấp ảnh hưởng đến trữ lượng, nhiều khi nó làm mất luôn giá trị
sử dụng chỉ để làm củi phục vụ đun nấu hàng ngày của người dân. Do vậy
mà bệnh sọc tím Luồng đà gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề, không những


4

không cải thiện được đời sống của người dân mà gây hoang mang lo lắng
và bất lực trước thiên nhiên và dường như họ mất niềm tin vào sự đổi mới.
Đó là một hậu quả rất lớn không chỉ thiệt hại về mặt kinh tế mà còn ảnh
hưởng rất lớn đến mặt xà hội. Đà có nhiều tài liệu nghiên cứu về đặc điểm
của vật gây bệnh sọc tím Luồng nhưng trên thế giới và trong nước chưa có
một tài liệu nào đưa ra được giải pháp phòng trừ hiệu quả nhất. Do vậy mà
bệnh này vẫn đang phát dịch trên diện rộng mà không thể nào dập được.
Chính vì các nguyên nhân trên, với hy vọng góp một phần trong
công tác phòng trừ tổng hợp bệnh sọc tím tre luồng đồng thời sẽ là một tài
liệu tham khảo có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất đem lại hiệu quả,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân gây
bệnh sọc tím Luồng và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện Ngọc Lặc
tỉnh Thanh Hóa.


5

Chương i
Tổng quan

những nghiên cứu liên quan đến cây luồng
Cây Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) thuộc họ hoà thảo
(Poaceae) họ phụ tre nứa (Bambusoideae) là loài cây rễ chùm, thân đốt, cao đến

25m, ưa ẩm, ưa sáng, mọc nhanh, sinh sản vô tính bằng chồi ngủ xếp thành 2
hàng so le ở đoạn thân ngầm trong đất.
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Tre trúc gần gũi với loài người trong cuộc sống và phát triển kinh tế
xà hội qua nhiều thiên niên kỷ bởi tính dễ chấp nhận và khả năng sử dụng rộng
rÃi như: Vật liệu xây dựng nhà cửa của người dân nông thôn, đồ gia dụng có thể
so sánh với gỗ, nguyên liệu giấy sợi, thực phẩm, ván sàn, ván sợi nhân tạo,
chiếu tre, dược liệu, mỹ phẩm, làm than hoa, than hoạt tính, hàng thủ công mỹ
nghệ tiêu thụ thị trường nội địa và xuất khẩu... (Zhang Qisheng, 2000).
Công trình Nghiên cứu về Bambusaceae - tác giả Munno (XB năm 1868)
Các loài Bambusaceae ở ấn Độ - Gamble (1869). Những bài học nhỏ về
sinh lý Tre nứa ấn độ của Brendis XB 1899. Phương pháp xử lý lâm học với
cây rừng ấn độ Tioup - XB 1921. “Nghiªn cøu sinh lý tre tróc” - Krichro
Ceda NXB KHKT - HN (1967). “Rõng tre nøa” cña I.I. Haig,
Ma.A.Huberman và U.Aungdin được FAO xuất bản năm 1959. Nghiên cứu
sinh lý tre trúc của Koichirocleda - Trường đại học Kyôtô - Nhật bản - XB
4/1960. Được NXB KHKT Việt Nam XB 1967.
Các nhà khoa học Trung quốc (năm 2001) đà có những nghiên cứu cơ bản về
các loài tre trúc ở Trung Quốc và trên thế giới như: Quy luật phân bố, cách nhận


6

biết, đặc điểm sinh vật học, tính chất cơ lý của thân, giá trị dinh dưỡng của măng,
kỹ thuật nhân giống gây trồng, khai thác chế biến, tăng sản lượng rừng, làm giàu
rừng. Họ đà chỉ ra những hướng đi míi trong sư dơng tre tróc nh­: Sư dơng toµn

bé thân cây vào các mục đích khác nhau, tạo ra sản phẩm mới từ các bộ phận của
nó trong quá trình quản lý và kinh doanh họ đà thử nghiệm và rút ra các mô hình
kinh doanh có hiệu quả nguồn tài nguyên tre trúc[42].
Đề án nghiên cứu sử dụng tre trúc để giảm nạn đói ở nông thôn Philipin
(Carmelita Bersalona, 2000) được tiến hành ở tỉnh miền núi Abra ®· cho thÊy
Ýt nhÊt cã 80% d©n sè trong vïng phải dựa vào nông nghiệp và các sản phẩm
tre trúc. Một dự án sản xuất ván 3 lớp từ nguyên liệu là một loài tre trúc có tên
địa phương Burho, đà thu được những kết quả khả quan như: Sản xuất được
vật liệu làm nhà giá rẻ góp phần đổi mới nhận thức và trình độ quản lý của
người dân và rút ra được bài học kinh nghiệm và những tồn tại trong tổ chức,
thực hiện các dự án phát triĨn kinh tÕ x· héi n«ng th«n vïng tre tróc như việc cung
cấp điện năng chưa bảo đảm, giao thông khó khăn, các dịch vụ còn yếu kém, trình
độ dân trí thấp, các rủi ro về thiên tai, hiện tượng tre chết hàng loạt do bị khuy.
Một số các tác giả trong nghiên cứu về tác động của chính sách và bài học
kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xà hội từ Tre và Mây (INBAR. 2000) đÃ
chỉ ra rằng trong phần lớn các nước sản xuất tre nứa ấn Độ, việc Chính phủ đề
xướng và đưa ra các chính sách trong quản lý, chuyển giao công nghệ và độc
quyền thị trường đà có kết quả nhất định. Nhưng cũng không tránh khỏi
những hạn chế. Việc khuyến khích sản xuất tre nứa không bao gồm các hoạt
động cộng đồng có thể có những tác động nâng cao năng suất nhưng không
chắc chắn tăng thu nhập cho người dân. Phát triển tre nứa phải là kết quả
chính sách đổi mới về quản lý giá, độc quyền thị trường, thúc đẩy chế biÕn
kinh doanh.


7

Bệnh hại luồng đà được đề cập đến năm 1947 ở Ân độ, Pakistan, Nhật Bản
và Việt Nam, chủ yếu là bệnh gỉ sắt Dasturella davida (Syd.) Mund. Do các
tác giả S. Singh và Baksshi, Thirumalachae và Gopalkrishnan.

Bệnh chổi sể tre luồng do nấm Balansia take đà được nghiên cứu khá sớm ở
Trung Quốc, ấn độ và Việt Nam được Lin và Wu công bố năm 1987, Zhu
1989, Trần Văn MÃo 1993, Mohanan 1997 [13].
Bệnh phấn đen tre luồng được Yang Wang công bố năm 1996.
Một số bệnh do nấm Corticium, Uredo, nấm mục Fomes lignosus được
White đề cập năm 1951, Spaulding đề cập năm 1961 ở Xay lan và Trung Quốc,
Hilton nghiên cứu vào năm 1959, Newsam ( 1954).
Tuy nhiên bệnh sọc tím còn gọi là bệnh thối gốc măng đà được đề cập
đến vào năm 1989 do Ding Zhengmin phát hiện do loài nấm lưỡi liềm
(Fusarrium solani LK. ex Fr.) vµ nÊm bµo tư cng chïm (Monilia cinerea
Bon) gây ra . Bệnh khô ngọn tre luồng do nấm cầu (Ceratosphaeria sp) gây ra
được phát hiện vào năm 1995 [40].
Từ năm 1991 đến 2001 nhiều tác giả điều tra sâu bệnh tỉnh An Huy
phát hiện được trên tre luồng có 8 loài bệnh, 101 loài sâu thuộc 41 họ, 10 bộ.
Trong đó chú ý đến các loài sâu cuốn lá, ong nhỏ vai rộng, rệp sáp, ngài đêm
hại măng, ruồi hại măng, vòi voi vạch ngang, bệnh sọc tím (thối gốc măng).
Một số bệnh hại luồng bao gồm: (1) Bệnh gỉ sắt thân luồng. (2) Bệnh
chổi sể. (3) Bệnh khô ngọn tre. (4) Bệnh u đỏ cành tre. (5) BƯnh thèi gèc (säc
tÝm) th©n lng. (6) BƯnh bå hãng. (7) Bệnh đốm thân. (8) Bệnh bạc lá.
Bệnh sọc tím luồng còn gọi là bệnh gốc xanh. Huyện Thường Đức đưa
ra biện pháp phòng là chính, tích cực giảm số cây, chặt bỏ cây yếu, cây
biến dạng và cây sâu bệnh hại, cây gió đổ, cây khô ngọn.


8

Bệnh sọc tím thường gây hại trên cây luồng non, tõ säc nhá lan réng
thµnh säc lín, thèi gèc mµ chết .
Một tài liệu khác của Zhao (2005) về "Hiện trạng sâu bệnh hại rừng
trồng luồng và đối sách khống chế", đà đề cập đến những loài sâu bệnh hại

chủ yếu là châu chấu, vòi voi, thối gốc, khô ngọn và chổi sể.
Cho đến nay trên thế giới đều công nhận châu chấu, vòi voi, sọc tím,
khô ngọn và chổi sể đều là những loài sâu bệnh nghiêm trọng chưa có những
biện pháp phòng trừ hiệu quả và khống chế lâu dài bền vững.
Theo Yang Wang (1994) bệnh sọc tím do nấm Arthrinium phaeosperinum
(Corda) M.B. Ellis gây ra. Tác giả chỉ rõ, bệnh phát sinh do điều kiện môi
trường không thuận lợi, Luồng sinh trưởng chậm kéo dài mà sinh ra bệnh. Cần
xử lý gốc cây hoặc hạt bằng thuốc topsin 70%.
Một tài liệu đà công bố năm 2004 về bệnh sọc tím khá đầy đủ gồm nhiều
vật gây bệnh nh­ sau:
BƯnh th­êng x©m nhiƠm gèc lng míi, bƯnh xt hiện bắt đầu trên vỏ
đốt 3 - 5, lúc đầu có các đốm nhỏ, dạng sao hoặc sọc màu vàng nâu đến nâu
tím. Lúc đầu phát sinh ở phần gốc bao măng. Các đốm bệnh bắt đầu lan lên
trên, sau khi bẹ măng rụng, các đốm lion nhau dạng sọc hoặc đám tím. Gốc
bắt đầu thối, mô thịt biến màu nâu, sợi xốp. Bệnh lan rộng từ dưới lên trên, từ
trong ra ngoài [40].
Vật gây bệnh: Do các loài nấm:
Nấm bào tử lăng trụ đen Arthrinium phaeospermum Ellis


9

NÊm l­ìi liỊm Fusarium letersporim Nees ex Fr.

NÊm mèc cng ngắn Aureobassidium pullutans (De Bary)

Nấm bào tử liền Alternaria alternate

Trong các loài nấm trên nấm bào tử lăng trụ đen gây bệnh nặng nhất,
sau đó là nấm lưỡi liềm, nấm bào tử lăng trụ đen có kích thước là 7,3 - 11,7 x

4,6 - 6,5m, cuống bào tử hình sợi dµi 3 - 6μm, cịng cã cng dµi 50μm, réng
1 - 1,6m, cuống không màu, không phân nhánh, vách ngăn không rõ. Phương


10

thức phát dục là nẩy chồi. Bào tử trước khi rụng ra là nẩy mầm, trên đỉnh
thành chuỗi, thường hình thành đống bào tử màu đen [38].
Quy luật phát bệnh, thời gian phát bệnh thường vào tháng 4 - 5, khi măng
cao 1,5m, bẹ măng 3 - 4 đốt bắt đầu tách nở, rất dế bị bệnh.
Phòng trừ:
1. Kỹ thuật dự tính dự báo
Lập phương án dự tính dự báo, kết hợp khí hậu vật hậu để dự báo ngắn hạn.
2. Kỹ thuật kinh doanh
Trước hết tránh trồng nơi đất trũng, đào rÃnh thoát nước, cuốc xới đất,
diệt cỏ.
Bón phân hợp lý, tháng 9 - 10 và tháng 3 - 4 bón 300kg Urê/ha.
Tháng 3 - 4 kết hợp diệt sâu ngài đêm hại măng.
3. Thanh trừ nguồn bệnh
Kịp thời diệt cây bị bệnh, xác cây bệnh đốt huỷ.
4. Phòng trừ vật lý
Trước mùa ra măng rắc vào rừng 1000kg/ha vôi, cuốc lật đất, tháng
4 - 5 khi mới phát bệnh phải bóc hết bẹ măng ở gốc, giảm bớt sù tÝch n­íc.
5. Phßng trõ hãa häc
5.1. Tr­íc khi ra măng tiến hành khử trùng đất, rắc xung quanh gốc
măng thuốc PCNB và tro bếp, đồng thời xới đất.
Một biện pháp mới được đề ra là bón phân ure vào trong gốc. Mỗi bụi chọn
chọn 2 - 3 gốc cây luồng mới chặt, đục thủng các mắt, mỗi gốc đổ vào 200 300g phân Urê, đối với bệnh sọc tím cần tiến hành phun hoặc tưới vào gốc
thuốc topsin, daconin, benlat, diclonitrobenzen 0,1%, thuốc hợp chất lưu
huỳnh vôi 4oBe.

5.2. Phòng trừ khi mới ra măng khi ra măng phun thuốc sunphát đồng
vào măng và xung quanh.


11

5.3. Trong kỳ ra măng kịp thời phát hiện các cây bị sọc tím kịp thời
bóc bẹ măng, rồi phun dung dịch sunphát đồng hoặc topsin pha loÃng 80 lần,
7 ngày 1 lần, phun 3 - 4 lần, để ngăn chặn sự phát triển bệnh.
Năm 2005 Cai Zongxiu nêu ra một biện pháp mới là bón phân ure vào
trong gốc. Mỗi bụi chọn chọn 2 - 3 gốc cây luồng mới chặt, đục thủng các mắt,
mỗi gốc đổ vào 200 - 300g phân Urê, đối với bệnh sọc tím cần tiến hành phun
hoặc tưới vào gốc thuốc topsin, daconin, benlat, diclonitrobenzen 0,1%, thuốc
hợp chất lưu huỳnh vôi 4oBe. Phải bảo đảm đất khô, trồng vào mùa mưa, 10 15 ngày phun dacônin hoặc benlat hoặc topsin 0,1% [45].
Tại tỉnh Phúc kiến một công ty đà thực hiện biện pháp bón ph©n N, P, K
víi tû lƯ 16 : 5 : 11 làm tăng sức đề kháng bệnh của măng, xúc tiến ra măng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Cây Luồng là một trong những đối tượng được nhiều Nhà nghiên cứu
trong nước chú ý đến. Theo tài liệu đến năm 1993 diÖn tÝch rõng trång tre nøa
ë ViÖt Nam chiÕm 11,4% tỉng diƯn tÝch rõng trång (ViƯn khoa häc l©m
nghiƯp Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội 1994). Trong sè 92 loµi tre
tróc chØ cã 5 loµi: Tre (Bambusoideae); VÇu (Bambusaccas sp); Tróc
(Aramdinaria spathilora), Lng (Dendrocalanmus membranaceus); DiƠn
(Dendrocalamus latiflonus Munro) víi 5 trong 92 loµi mµ chiÕm diƯn tÝch như
trên đủ nói lên tầm quan trọng của tre trúc hiện nay. Việc tiến hành nghiên
cứu đối tượng này ở Việt Nam đà bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX,
trong đó đặc biệt tập trung nghiên cứu cây Luồng Thanh Hoá.
Cho tới nay đà có rất nhiều công trình nghiên cứu về tre nứa được công
bố chia thành các nhóm như sau:
Nghiên cứu điều tra hiện trạng có các tác giả như: Phạm Văn Tích

Viện nghiên cứu lâm nghiệp Hà Nội 1963. Hoàng Xuân Tý (th¸ng 5/ 1972);


12

Phong Sơn (tháng 08/1976); Nguyễn Ngọc Bình Viện nghiên cứu lâm
nghiệp; Vũ Văn Dũng (tháng 10/1975); Trịnh Đức Trình Nguyễn Thị Hạnh
(1986 - 1990); Trần Nguyên Giảng Lưu Phạm Hoành (1976 1980) Các
kết quả nghiên cứu đa dạng, chủ yếu công bố các kết quả về loài, mật độ, trữ
lượng cây họ tre nứa, tình hình phát triển tre nứa tại các địa phương [5], [8],
[10], [21], [25].
Các nghiên cứu về tính chất cơ lý, đặc điểm sinh học, tình hình sinh
trưởng và phát triển của một số loài tre trúc trên các điều kiện ®Êt ®ai kh¸c
nhau, t¸c ®éng cđa rõng tre tróc ®Õn đất đai, phương pháp nhân giống sinh
dưỡng của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam và Trạm nghiên cứu lâm
nghiệp Thanh Hoá thực hiện từ những năm đầu của thập niên 60 đến nay đÃ
chỉ ra những quy luật phát sinh cđa rõng tre tróc, kü tht dÉn gièng mét số
loài tre trúc cho măng chất lượng cao.
Dự án nhân nhanh một số loài tre trúc tại Trạm nghiên cứu lâm nghiệp
Thanh Hoá (2000 2003) của Kỹ sư Lê Ngọc Hạnh.
Các công trình nghiên cứu về sinh trưởng, lập biểu sản lượng, biểu cấp
đất cho rừng Luồng cũng như một số loài tre trúc khác của trường Đại học lâm
nghiệp và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nhiều năm qua đà góp
phần không nhỏ tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng sinh trưởng,
xây dựng các quy trình, quy phạm kỹ thuật cho kinh doanh trồng tre trúc. Biện
pháp chăm sóc rừng luồng (1984 1987) của Nguyễn Thị The [20].
Nghiên cứu về giống có các tác giả như: Nguyễn Như Mềnh (Tháng 3 năm
1974); Hoàng Vĩnh Tường Viện nghiên cứu lâm nghiệp; Lê Quang Liên và
các cộng sự Bộ lâm nghiệp (NXB Nông nghiệp 1980); nhóm tác giả NXB
Nông nghiệp 1994; Nguyễn Lai (Tháng 4 năm 1996); Nghiên cứu tạo giống

của Trạm nghiên cứu lâm nghiệp Thanh Hoá đà được tặng Huy chương vàng
tại Hội chợ Khoa học kỹ thuật lần thứ nhất tại Hà Nội. Các tài liệu này ®­ỵc


13

giới thiệu về các hình thức sản xuất giống, các giống tre nứa phổ biến và kỹ
thuật nhân nhanh một số giống có triển vọng.
Kết quả điều tra khái quát về ngành sản xuất tre trúc ở tỉnh Thanh Hoá,
Việt Nam (CIDA, 2000) đà đề cập đến nguồn tài nguyên tre trúc của Thanh
Hoá, tình hình quản lý và kinh doanh rừng cũng đà chỉ ra một số trở ngại của
quá trình quản lý và kinh doanh tre trúc như sự bất cập của chính sách trong
quá trình phân chia và xác định các chủ quyền quản lý tài nguyên vẫn chưa rõ
ràng, thông tin thị trường yếu kém, công nghệ khai thác và chế biến các sản
phẩm từ tre trúc còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên thị trường không cao.
Về sâu bệnh hại Luồng Thanh Hoá gần đây (2006) có một số nghiên cứu
bọ xít hại măng, bệnh sọc tím của Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình, Đặng
Thanh Tân, sâu vòi voi hại măng luồng của Nguyễn Thế NhÃ, Nguyễn Văn
Thanh (2006) [6], [23].
Theo Lê Nguyên đà liệt kê các loài trong họ tre trúc trồng ở nước ta thì có
9 loại bệnh như sau: Bệnh chổi sể, bệnh bướu đỏ lá tre, bệnh nhọt cành tre,
bệnh bỏng nước thân cây, bệnh trướng lá tre, bệnh đốm đen, bệnh bồ hóng,
bệnh đốm lá và gỉ sắt.
Từ 1980 - 1993 trong các tạp chí tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
(IUFRO), tạp chí lâm nghiệp Trần Văn MÃo đà đề cập đến các bệnh chổi sể tre
luồng, bệnh nốt ruồi lá tre, bệnh gỉ sắt thân tre ở Việt Nam.
Theo Đào Xuân Trường năm 2001 đà đề cập đến bệnh sọc tím Luồng ở Ngọc
Lặc Thanh Hóa do nấm Fusarium moniforme gây ra. Bệnh này đà thu hút nhiều cơ
quan nghiên cứu, nhiều nhà khoa học...vì đây là một loại bệnh mới, gây tác hại to
lớn, hiện chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu đem lại hiệu quả phòng trừ cao nhất.



14

1.3. Về cây Luồng của Thanh Hoá
Cây luồng có rất nhiều công dụng trong đời sống. Dùng trong xây dựng, đồ
thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu bột giấy. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng Luồng
lớn nhất cả nước, cã 46. 973 ha rõng trong sè 83.700 ha rõng trồng. Sản lượng bình
quân hàng năm là 12 triệu cây, bình quân 500 cây/ha. Có thể nói Luồng không
những là loài cây đa tác dụng vào bậc nhất hiện nay mà còn là loài cây chủ đạo
trong thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài ở miền núi Thanh hoá [20].
Trong kế hoạch thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng, ở Thanh hoá, cây
Luồng có một vị trí quan träng chiÕm 6 % diƯn tÝch (300.000 ha). Thanh Ho¸
cịng là nơi sản xuất cung cấp giống Luồng cho nhu cầu trong cả nước. Do có ý
nghĩa lớn về kinh tế cho nên cây Luồng đà được gây trồng trên khắp cả nước.
Vùng bắc bộ có các tỉnh như: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ,
Tuyên Quang, Thái Nguyên v.v đà trồng được hàng ngàn ha, các tỉnh phía Nam
Trung Bộ như: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Kon Tum và các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đà trồng được hàng trăm ha Luồng.
Cây Luồng là nguồn thu nhập lớn hiện nay của người dân các dân tộc miền núi
trong tỉnh. Thanh Hoá có chủ trương ổn định và phát triển diện tích rừng Luồng
bằng cách thâm canh để có đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy Châu Lộc
- Hậu Lộc. Nhưng từ trước đến nay nhân dân chỉ tiến hành theo phương thức
quảng canh . Trồng một lần và khai thác nhiều lần mà không đầu tư trở lại. Hiện
nay ở nhiều nơi rừng chỉ còn hai, thậm chí có một thế hệ, bình quân 3 - 4 cây/bụi.
Điều này đà dẫn đến chất lượng rừng Luồng bị suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ rừng
Luồng bị suy thoái chiếm tới 80% diện tích Luồng hiện có (Theo tài liệu của chi
cục phát triển lâm nghiệp - Dự án "Xây dựng mô hình sử dụng bền vững rừng
Luồng bản địa Thanh Hoá tại xà Nguyệt ấn - Ngọc Lặc - Thanh Hoá".



15

Chương 2
Đặc điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa giới, diện tích.
Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
Từ 19055' đến 20017' vĩ độ Bắc, từ 105031' đến 104055' kinh độ Đông. Trung
tâm huyện là thị trấn Ngọc Lặc, cách thành phố Thanh Hóa 76km về phía
Tây-Bắc và được tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước.
Phía Nam giáp huyện Thường Xuân.
Phía Đông giáp huyện Yên Định, Thọ Xuân.
Phía Tây giáp huyện Lang Chánh.
Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính (gồm 21 xà và 1 thị trấn).
Diện tích toàn huyện là 49.239,92 ha.
Ngọc Lặc nằm trên đầu mối giao thông quan träng cđa tØnh, nèi liỊn
khu vùc ®ång b»ng víi miỊn núi và nước Lào.
2.1.1.2. Địa hình, địa thế.
Là một huyện miền núi, Ngọc Lặc có địa hình tương đối phức tạp. Đất
đai chủ yếu được hình thành tại chỗ. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, càng lên phía Tây Bắc địa hình càng bị chia cắt và được chia
thành 4 tiểu vùng:
+ Vùng núi cao: gồm 5 xà có địa hình dốc, bị chia cắt bởi nhiều khe,
si. Tỉng diƯn tÝch 15.529,05 ha, chiÕm 31,48% diƯn tÝch toàn huyện. Đây là
vùng phía Tây - Bắc của huyện và chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên ®¸



16

mác ma axít, mác ma trung tính và biến chất. DiƯn tÝch rõng tù nhiªn hiƯn cã
3.494 ha chiÕm 22,4% diƯn tÝch cđa vïng (b»ng 81,38% diƯn tÝch rõng cđa
toµn huyện), chất lượng rừng nghèo, mới được khôi phục. Diện tÝch ®åi nói
ch­a sư dơng 5742 ha chiÕm 36,82% diƯn tích vùng (và chiếm 35,35% diện
tích đất đồi núi chưa sử dụng của huyện) tiềm năng đất đai của vùng là phát
triển rừng, cây ăn quả, phát triển trang trại rừng, chăn nuôi đại gia súc.
+ Vùng đồi cao, núi vừa và thấp: gồm 4 xà nằm phía Tây Nam hun.
DiƯn tÝch cđa vïng lµ 11.143,35 ha chiÕm 22,6%, lµ vùng có độ dốc lớn nhưng
chất lượng đất đai khá tốt, tầng dầy. Đây là vùng có diện tích cây công nghiệp
hàng năm lớn (mía). Là vùng có đất phù sa, dốc tụ thuận lợi cho trồng lúa và
cây màu. Lâm nghiệp chủ yếu là rừng nứa, luồng diện tích trång 3481 ha
chiÕm 34,2% diƯn tÝch rõng trång cđa hun. Đất đồi núi chưa sử dụng 4.285
ha phù hợp cho trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cao su), cây ăn quả, một
phần cho trồng mía. ở vùng này có nông trường Sông Âm là doanh nghiệp
nhà nước chuyên sản xuất mía và cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả.
+ Vùng đồi: gồm 7 xà phía Đông, Đông - Nam của huyện. Diện tích
11.937,83 ha chiếm 24,2%. Đất đai chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá
sét biến chất và đất đỏ vàng trên phù sa cổ, là vùng cây công nghiệp lâu năm
của huyện (cao su, cà phê) và cây ăn quả, mía, lạc, đậu, đỗ... Nằm xen vùng
đồi là vùng lúa nước 1300 ha bằng 32% diện tích của huyện. Đất lâm nghiệp
có khoảng 2915 ha chủ yếu là rừng gỗ, luồng. Diện tích chưa sử dụng có
khoảng 2935 ha, thuận lợi cho phát triển rừng, cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả. ở vùng có nông trường Thống Nhất là một doanh nghiệp Nhà
nước sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có
hiệu quả của tỉnh Thanh Hóa.


17


+ Vùng đồi thoải: gồm 4 xà phía Nam huyện.
Diện tích 10.721,9 ha, chủ yếu là đồi thoải xen kẽ với nhiều vùng đất
phẳng, đất đai vùng này chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá mác ma trung tính,
tầng đất dầy. Là vùng có diện tích mía lớn nhất huyện và cũng là vùng trọng
điểm lúa.
Đất lâm nghiệp có 1650 ha, chủ yếu là rừng trồng luồng, gỗ. Đất đồi
núi chưa sử dụng có khoảng 3365 ha, là tiềm năng để phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày (mía), cây công nghiệp dài ngày (như cao su, cây ăn quả).
2.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng.
Đất đai huyện Ngọc Lặc đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhưng chủ yếu là
đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch, tầng đất trung bình đến dày,
có độ ẩm thấp. Thành phần cơ giới trong đất từ nhẹ đến trung bình. Theo điều
tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1992 và điều ra bổ sung năm 2000 trên diện tích
31.501,14 ha đất nông, lâm nghiệp thì có 62% diện tích đất có thành phần cơ
giới là: thịt nhẹ, trung bình, tầng mặt khá, thuận lợi cho cây trồng phát triển;
chất dinh dưỡng trong đất tuy không cao nhưng đạm tổng số khá (trên 0,1%)
chiếm 86% diện tích, kali khá trở lên chiếm 55% diện tích.
2.1.1.4. Khí hậu thuỷ văn.
Khu vực nghiên cứu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh
hưởng của biển, vừa chịu ảnh hưởng của đai cao địa hình. Vào tháng 7 nhiệt
độ lên tới 41,7o C, tháng 1 nhiệt độ thấp nhất là 3,1o C.
Sâu bệnh hại chịu ảnh hưởng của khí hậu khá rõ nét, chủ yếu là nhiệt độ
và độ ẩm không khí. Nhận thức này đà được nhiều nhà khoa học chú ý đến và
có những tổng kết. Đối với khí hậu nhiệt đới có 2 nhóm nghiên cứu Gaussen,
Bagnouls (1953) và nhóm Walter và Leith (1960-1967) kết luận lượng mưa 1


18


tháng bằng hoặc nhỏ hơn 2 lần nhiệt độ là những tháng khô. Vì vậy khi vẽ sơ
đồ khí hậu chỉ cần tăng gấp đôi nhiệt độ là có thể biết tháng khô và tháng mưa
ẩm. Ta thường gọi tắt là biểu đồ Gausen-Walter.
Biểu 2.1. Lượng mưa và nhiệt độ trung bình năm ở khu vực nghiên cứu:
Tháng
Lượng
mưa
Nhiệt
độ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

26.7

25.8

41.3

56.5

139

175.9

201.7

278.3

436.7

268.8

108.3

31.4


1790

16.5

13

20

23.6

27.3

28.6

28.9

27.8

26.5

24.2

20.8

17.9

23.3

Từ biểu trên ta cã thĨ vÏ biĨu ®å khÝ hËu theo Gaussen-Walter như sau:


500
400
Th

300

P
200

2T

100
0
1

2

3

4

5

6

7

8


9 10 11 12

Hình 2.1. Biểu đồ khí hậu khu vực nghiên cứu
Biểu đồ trên chứng minh, khu vực nghiên cứu có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 12 mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4, mưa nhiều nhất vào
các tháng 8, 9, 10. Nói chung chậm hơn so với các tỉnh miền Bắc ViÖt Nam.


19

Tình hình trên chứng tỏ điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu rất thích
hợp cho nấm gây bệnh sọc tím từ tháng 4 đến tháng 12.
2.1.1.5. Tài nguyên nước
Ngọc Lặc nằm trong vùng thủy văn sông Chu, có mùa mưa lũ vào tháng 6
và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Trên địa bàn huyện có 3 sông chính chảy qua:
Sông Âm: Bắt nguồn từ đỉnh núi Bù Kang, biên giới Việt - Lào, chảy
qua Ngọc Lặc đổ ra sông Chu, chiều dài 79km, diện tích lưu vực 707km2.
Sông Cầu Chày: Bắt nguồn từ dÃy núi Đèn huyện Bá Thước - Thanh
Hóa, chảy qua Ngọc Lặc ra sông Mà tại ngà Ba Bông, chiều dài 76km, diện
tích lưu vực 565km2.
Sông Hép: Bắt nguồn từ dÃy núi Bù Tiêm, thượng nguồn hồ Trung Tọa,
Quang Trung, huyện Ngọc Lặc dài 28,5km, đổ ra sông Cầu Chày diện tích lưu
vực 120km2.
Ngoài ra, sông Chu cũng chảy qua Ngọc Lặc dài 0,5km.
Để cung cấp nước cho các sông, còn hàng trăm con suối lớn nhỏ phân
bố rộng khắp toàn huyện.
Hiện nay chưa có tài liệu thăm dò cụ thể nguồn nước ngầm, nhưng qua
điều tra một số giếng nước ăn của nhân dân cho thấy: về mùa mưa mực nước
nơi thấp nhất 1-1,5m, về mùa khô nơi thấp nhất là 2-3m.

2.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế
2.1.2.1. Dân số và lao động
Ngọc Lặc năm 2006: Có 137.242 nhân khẩu, tốc độ tăng dân số tự
nhiên bình quân 2003-2006 là: 1,64% bao gồm 16 dân tộc anh em sinh
sống. Trong đó: Dân tộc Mường chiếm 68% dân sè, d©n téc Kinh: 25%,


20

còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân cư là 265 người/km2, số người
trong độ tuổi lao động là 63.366 người chiếm 46% dân số toàn huyện. Lao
động qua đào tạo là 9.000 người chiếm 14,2% lao động của huyện còn lại
là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
Cơ cấu lao động trong các ngành nghề năm 2006 như sau:
- Lao động nông - lâm nghiệp

:52.185 người chiếm 82,35%

- Lao động tiểu thủ công nghiệp - xà hội

:1.739 người chiếm 2,74%

- Lao động dịch vụ thương mại

: 2.599 người chiếm 4,1%

- Hành chính sự nghiệp lực lượng vũ trang :5.714 người chiếm 9.01%
2.1.2.2. Giao thông.
Hệ thống các công trình giao thông chạy qua địa bàn huyện là xa lé Hå ChÝ
Minh víi chiỊu dµi 32 km míi được thi công xong, quốc lộ 15A (phần còn lại)

trên 10 km cũng đang được nâng cấp. Ngoài ra còn có 114 km đường liên xÃ.
Từ năm 1995 đến nay, hệ thống giao thông liên xà luôn được mở rộng
và tu bổ bằng các nguồn vốn ODA, WB, chương trình 135. Huyện đà cùng
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nâng cấp, làm mới 44 km đường nhằm
phục vụ cho việc vận chuyển mía dễ dàng. Đến nay, tất cả các xà đều có
đường ô tô đến trung tâm tạo điều kiện cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá
giữa các vùng trong huyện.
2.1.2.3. Hoạt động sản xuất và đời sống cộng đồng.
+ Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ
2003 - 2006 là 12,7% riêng năm 2004 GDP tăng 13,1%. Bình quan thu nhập
đầu người: 2003 là 2.396.000đ, 2006: 3.365.000đ. Năm 2006 giá trị sản xuất
nông nghiệp đạt: 400,58 tỷ đồng, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 89,85
tỷ đồng, dịch vụ đạt 162,6 tỉ đồng.


21

Tổng sản lượng lương thực năm 2006 đạt: 41.697 tấn trong đó: thóc:
26.341,9 tấn, ngô: 15.543,3 tấn là năm đạt năng suất sản lượng cao nhất từ
trước đến nay. Bình quân lương thực đầu người năm 2003 đạt: 275,8
kg/người/năm, năm 2006 đạt: 310kg/người/năm.
+ Hệ thống các công trình thuỷ lợi.
Trong những năm qua bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh và
của nhân dân đóng góp, huyện đà tập trung đầu tư tu bổ, làm mới hệ thống
kênh mương, các công trình thuỷ lợi đà phát huy tác dụng. Toàn huyện có 164
km kênh chính; 145,1 km kênh nhánh trong đó có 35,3 km kênh đà được kiên
cố hóa.
Hệ thống hồ đập có diện tích mặt nước khoảng 323 ha đảm bảo tưới
thường xuyên cho 2500 ha đất canh tác và phục vụ nước cho sinh hoạt dân cư.
+ Hệ thống điện: Hệ thống điện nông thôn đà được quan tâm đầu tư phát

triển - toàn huyện có: 79 trạm biến áp, công suất mỗi trạm 180 - 240KVA,
22/22 xÃ, thị trấn có điện lưới quốc gia. Đến nay ®· cã 23.575 hé dïng chiÕm
86,72% sè hé cđa hun. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn chế, việc xây dựng
công trình chưa đạt chuẩn, thất thoát điện năng lớn, giá điện còn cao.
+ Bưu chính viễn thông: mạng lưới bưu chính viễn thông đà được mở
rộng, đến nay đà có 21/22 xà lắp đặt hệ thống điện thoại, 12 điểm bưu điện
văn hóa xÃ, việc phát hành báo chí và thư tín trong ngày đến được tất cả các xÃ
trong huyện.
Cơ sở vật chất kỹ thuật khác: trên địa bàn hun cã mét bƯnh viƯn trung
t©m khu vùc miỊn nói Thanh Hãa, mét ph©n viƯn cđa hun víi 170 gi­êng,
22 trạm y tế cấp xà được xây dựng kiên cố. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trang
thiết bị bên trong còn nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ nh©n d©n.


×