Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.08 KB, 4 trang )
Lấy sỏi bàng quang qua đường niệu đạo
với sự hướng dẫn của camera
Từ tháng 10/2002 đến tháng 10/ 2004, Bệnh viện đại học y dược
TP.HCM thực hiện 47 trường hợp bóp sỏi bàng quang qua ngã niệu đạo dưới
sự hướng dẫn của camera.
Trong 47 trường hợp sỏi bàng quang có: 19 trường hợp kèm theo bướu
lành tuyến tiền liệt, 1 trường hợp hẹp cổ bàng quang, tỷ lệ 42,76%; 5 trường
hợp kèm theo sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, tỷ lệ 10,53%. Số lượng sỏi từ 1 đến
12 viên. Đường kính sỏi từ 1 đến 4 cm.
Dụng cụ bóp sỏi có ống soi thấy rõ ràng bàng quang khi đầy nước để
tránh tổn thương bàng quang khi bóp sỏi. Không có biến chứng trong lúc
thực hiện thủ thuật. Thời gian nằm viện trung bình 2 ngày.
Sỏi bàng quang là một bệnh ít gặp hơn sỏi thận và sỏi niệu quản. Thông
thường sỏi bàng quang đi kèm theo những bệnh lý của đường tiểu dưới như bướu
lành tuyến tiền liệt, xơ chai cổ bàng quang, hẹp niệu đạo
Chẩn đoán sỏi bàng quang dễ dàng dựa vào triệu chứng lâm sàng, siêu âm,
X-quang. Điều trị sỏi bàng quang tại nước ta cũng rất đơn giản, đa phần là mổ hở
hoặc lấy sỏi bàng quang qua da trên xương mu. Đôi lúc sỏi bàng quang cũng được
lấy qua đường niệu đạo bằng bóp sỏi mù hay tán sỏi bằng thủy lực.
Philip Crampton lần đầu tiên giới thiệu phương pháp lấy sỏi bàng quang
qua ngã niệu đạo, cũng bóp sỏi rồi súc rửa bàng quang tại Dublin (năm 1834)
nhưng không được chú ý. Henry J Bigelow (năm 1876) phổ biến phương pháp này
tại Harvard.
Biến chứng rất nhiều vì chưa có kháng sinh, dụng cụ còn thô sơ nên dễ
thủng bàng quang, nhiễm trùng huyết, xuất huyết. Sau đó các nhà khoa học phát
minh máy tán sỏi bằng thủy lực, dùng để tán sỏi bàng quang mà tại nước ta
có sử dụng năm 1980, tại Hải Phòng.
Ngoài ra, bóp sỏi bàng quang mù cũng được áp dụng tại nước ta nhưng để
lại nhiều biến chứng tổn thương niêm mạc bàng quang, thủng bàng quang, xuất