Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà xuất bản Y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.9 KB, 16 trang )

Báo cáo thực tập
______________________________________________________________
_
MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN Y
HỌC…………………………………………………………………………...2
1. Chặng đường 20 năm Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976)………………..2
2. Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống nhất
(1977 – 1987)………………………………………………………………..3
3. Chặng đường 17 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay)
…………………………………………………………………….…….4
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH…………………………………………6
1. Loại hình sản xuất kinh doanh và hình thức pháp lý……………………..7
2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động………………………………………..9
3. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………….......10
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà xuất bản……………………………….13
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ XUẤT BẢN……………….14
______________________________1_______________________________
Nguyễn Minh Đức – QLC46
Báo cáo thực tập
______________________________________________________________
_
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Ngày 16 tháng 10 năm 2007 Nhà xuất bản Y học kỷ niệm 50 năm ngày
thành lập. Trải qua chặng đường gần nửa thế kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, nhà xuất bản đã lập được nhiều thành tích góp phần phát triển
ngành Y tế.
Quá trình hoạt động 50 năm của Nhà xuất bản Y học có thể chia thành
3 chặng đường lớn:
• Chặng đường 20 năm đầu Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976)


• Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống nhất
(1977 – 1987)
• Chặng đường 19 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay)
1. Chặng đường 20 năm Nhà xuất bản Y học (1957 – 1976)
Những năm đầu thành lập (1957 – 1960): Đó là những năm hoà bình ở
miền Bắc. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm
1954, miền bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Căn cứ Nghị định số 60 NL-NĐ ngày 08 tháng 12 năm 1956 của Hội
đồng Chính phủ về việc thành lập Nhà xuất bản Y học và chiểu theo Quyết
định của Bộ Văn hoá về việc trao trả quản lý xuất bản cho Nhà xuất bản tự
đảm nhiệm, ngày 16 tháng 10 năm 1957, Nhà xuất bản Y học đã chính thức
được thành lập theo Quyết định số 4 NL/NH/QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế.
______________________________2_______________________________
Nguyễn Minh Đức – QLC46
Báo cáo thực tập
______________________________________________________________
_
Từ năm 1961. Sau khi Đại hội Đảng lần thứ III thông qua kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961-1965) cả miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng đất
nước. Các trường trung học chuyên nghiệp, Đại học và các Viện nghiên cứu
lần lượt ra đời. Nhà xuất bản Y học ngoài việc phục vụ đối tượng là các bệnh
viện, còn xuất bản sách phục vụ cả các đối tượng là học sinh, sinh viên các
trường đại học và trung học chuyên nghiệp, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
khoa học.
Những năm chiến tranh sơ tán: Do đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh
phá hoại miền Bắc bằng không lực kết hợp với phong toả vùng biển, đầu
tháng 8 năm 1965, Nhà xuất bản chuyển tới vùng quê sơ tán đầu tiên là: Thôn
Cựu Tự, xã Đông Du, huyện Quế võ, tỉnh Hà Bắc. Tháng 08 năm 1969 Nhà
xuất bản sơ tán tới xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, rồi sơ tán tới thôn Cao Viên,
xã Cao Bộ, huyện Thanh Oai. Tháng 05 năm 1972 chuyển đến thôn Xá Cầu,

xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà – Hà Tây. Tới năm 1973, miền Băc hoà
bình Nhà xuất bản Y học trở về Hà Nội.
2. Chặng đường 11 năm Nhà xuất bản Y học sau ngày đất nước thống
nhất (1977 – 1987).
Trong chặng đường đầu, 20 năm Nhà xuất bản Y học chủ yếu là xuất
bản sách phục vụ miền Bắc XHCN. Sau ngày đất nước thống nhất, nhiệm vụ
của Nhà xuất bản là phải vươn ra phục vụ cả nước.
Ngày 01/04/1977 Bộ Y tế đã ra Quyết định số 100NN-TCCB/QĐ thành
lập Phòng Giao dịch của Nhà xuất bản Y học tại thành phố Hồ Chí Minh.
______________________________3_______________________________
Nguyễn Minh Đức – QLC46
Báo cáo thực tập
______________________________________________________________
_
Phòng giao dịch đặt trụ sở tại 42 Trần Cao Vân Quận 1 TP HCM. Năm 1981
Bộ, Y tế ra Quyết định thành lập Chi nhánh Nhà xuất bản Y học tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Việc thành lập Phòng Giao dịch chi nhánh tại miền Nam là các sự kiện
quan trọng mở ra một thời kỳ phát triển mới của Nhà xuất bản: Thời kỳ xuất
bản sách cho cả nước, với tính chất, phạm vi và đối tượng phục vụ rộng lớn
hơn.
3. Chặng đường 19 năm Nhà xuất bản Y học thời kỳ đổi mới (1988 – nay).
Bốn năm thử thách (1988-1991). Trước năm 1988, trong suốt thời kỳ
bao cấp, Nhà xuất bản chỉ phải lo đầu vào ( tổ chức biên soạn và xuất bản theo
nhiệm vụ chính trị), còn đầu ra đã có hệ thống phát hành sách lo bao tiên toàn
bộ để cung cấp cho các thư viện và tủ sách HTXNN, sử dụng quỹ công ích để
trang bị sách. Sách được bán theo giá quy định. Hàng năm lỗ bao nhiêu được
Nhà nước cấp bù bấy nhiêu.
Từ năm 1988, Nhà nước thực hiện xoá bao cấp đối với lĩnh vực xuất
bản sách: ngừng cấp lỗ, sản phẩm không được bao tiêu. Hai sự kiện trên đã

thực sự đặt Nhà xuất bản vào một bước ngoặt mới: chuyển từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trường. Từ đây Nhà xuất bản phải tự lo cả đầu vào và đầu ra,
tự cân đối thu chi, tự trang trải tài chính cho toàn bộ hoạt động của mình. Nhà
xuất bản bước vào giai đoạn đầy cam go; đầu sách giảm mạnh từ 87 cuốn năm
1987 xuống còn 60 cuốn (mức bình quân của 4 năm 1988-1991). Hơn 100 bản
thảo của năm trước chuyển sang phải thanh lý (trả 50% nhuận bút cho tác giả
______________________________4_______________________________
Nguyễn Minh Đức – QLC46
Báo cáo thực tập
______________________________________________________________
_
và huỷ bản thảo) vì không tìm được đầu ra và không đủ kinh phí để tự bù lỗ.
Đời sống cán bộ gặp khó khăn. Trước tình hình đó Nhà xuất bản đã tìm nhiều
hướng để giải quyết khó khăn như: thành lập xưởng in, mở các dịch vụ khác
như bán hàng, sắp xếp lại tổ chức, giảm bớt biên chế. Đồng thời nghiên cứu
cải tiến quản lý, thực hiện giao khoán công việc đến các đơn vị và từng người
lao động. Bằng các biện pháp đó Nhà xuất bản đã vượt qua được thử thách
tiếp tục bám trụ và đứng vững trong cơ chế mới.
Mười lăm năm liên tục phát triển (1992-2007)
Sau 4 năm bị “thả nổi” trong cơ chế mới, hoạt động xuất bản nói chung
đã bộc lộ nhiều tiêu cực; xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo lợi ích kinh tế đơn
thuần. Trước tình hình đó Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã triệu
tập và đồng chủ trì Hội nghị xuất bản toàn quốc (tháng 1 năm 1992) để đánh
giá mặt được và chưa được của nghành xuất bản trong quá trình đổi mới. Sau
hội nghị Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 08-CT/TƯ về tăng cường lãnh đạo công tác
xuất bản trong thời kỳ mới (tháng 3/1992). Thủ tướng chính phủ ra quyết định
số 25-CP/QĐ về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động xuất bản (tháng 1/1993).
Liên bộ Tài chính – Văn hoá Thông tin ra Thông tư 11-TT/LB về chính sách
trợ giá và đặt hàng đối với xuất bản phẩm tháng 2/1993. Bộ luật xuất bản
được Quốc hội thông qua tháng 07/1993 và sau đó được cụ thể hoá bằng Nghị

định Chính phủ số 79/CP tháng 11/1993 và Thông tư của Bộ Văn hoá –
Thông tin số 38/TT-XB hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/CP.
______________________________5_______________________________
Nguyễn Minh Đức – QLC46
Báo cáo thực tập
______________________________________________________________
_
Tháng 03/1993, Nhà xuất bản Y học nhận được quyết định thành lập
Doanh Nghiệp nhà nước. Năm 1994, Bộ lại ra Quyết định xếp hạng cho Nhà
xuất bản là Doanh nghiệp hạng 1.
Bên cạnh các thuận lợi trên, trong thời kỳ này công tác xuất bản cũng
gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên Nhà xuất bản đã không ngừng cố gắng
vươn lên và đạt mức tăng trưởng cao.
• Năm 1992, số đầu sách xuất bản đạt mức của năm 1987 (năm cao nhất của
thời kỳ bao cấp) là 87 cuốn.
• Năm 1993 số đầu sách xuất bản đạt 149 cuốn
• Năm 1994 đạt 200 cuốn
• Năm 1995 đạt 250 cuốn và giữ vững con số này trong suốt 4 năm
(1995-1998)
• Năm 1999 số đấu sách xuất bản đạt 350 cuốn và duy trì cho tới năm 2001.
• Năm 2003 số đầu sách xuất bản đạt 346 cuốn.
• Năm 2004 số đầu sách xuất bản đạt 474 cuốn. Cao nhất từ trước tới nay.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
______________________________6_______________________________
Nguyễn Minh Đức – QLC46

×